6 SCM L-Series : Hệ thống quản lí chuỗi cung ứng của Acecook Việt7 QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG ACECOOK Ở VIỆT NAM
Lịch sử hình thành và phát triển
* Sự hình thành của công ty: Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động năm
1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, bản chất là một doanh nghiệp FDI đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với những vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao.
Tiền thân là công ty Liên Doanh Vifon Acecook, hợp tác theo tỷ lệ góp vốn 60:40 giữa nhà đầu tư Nhật Bản Acecook Co, Ltd và đối tác Việt Nam là Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).
1993: 15/12/1993 thành lập Công ty Liên Doanh Vifon Acecook.
1995: 07/07/1995 bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. 1996: 28/02/1996 tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ, thành lập chi nhánh Cần Thơ.
1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO.2000: Ra đời sản phẩm mỳ Hảo Hảo Bước đột phá của công ty trên thị trường mỳ ăn liền.
2003: Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam.
2004: Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà máy về KCN Tân Bình.
2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại Vinh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa&Nay.
2008: Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (18/01) Thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới.
2010: 07/07/2010 đón nhận huân chương lao động hạng Nhất.
2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á. 2015: Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới.
* Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam: “Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt Nam”.
* Sứ mệnh: “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến
SỨC KHỎE – AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng”
Tầm nhìn: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu Corporate Governance (Kiểm soát quản trị)
Một số sản phẩm chính
Cho đến thời điểm hiện tại, sản phẩm của công ty gồm có 5 dòng chính: mì, phở, bún, miến và hủ tiếu với tất cả 17 sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng:
Mì gói: Mì Hảo Hảo, mì Potato King, mì rộn Hômiê Salad, mì ZEPPIN, mì MINOVA, mì Lẩu Thái, mì Hoành Thánh, mì
Phở - Hủ tiếu – Bún: Đệ Nhất Phở, Phở trộn Đệ Nhất, Phở trộn SiuKay, Phở Xưa&Nay, Hủ tiếu Nhịp Sống, Bún Hằng Nga,… Miến: Miến trộn Phú Hương, miến Phú Hương,… hóa”
* Giá trị cốt lõi: “COOK HAPPINESS”, điều này được thể hiện cụ thể bằng 3 chữ HAPPY như sau:
Happy Customers (Người tiêu dùng happy)
Happy Employees (Người lao động happy)
Happy Society (Xã hội happy) và GOVERNANCE – COMPLIANCE – DISCLOSURE
Tình hình tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam
Vượt Nhật và Ấn Độ, thị trường mì ăn liền Việt Nam tăng phi mã lên Top3 thế giới, mỗi người ăn 85 gói/năm, Masan, Acecook… thu về cả nghìn tỷ lợi nhuận.
Hình 1.2 Hình ảnh minh họa tô mì tô của Acecook
Từ vị trí thứ 5 thế giới, quy mô thị trường mì ăn liền Việt Nam đã bùng nổ trong giai đoạn Covid và hiện đã vượt qua Ấn Độ và Nhật Bản.
Theo số liệu của Hiệp hội mỳ ăn liền Thế giới (WINA), trong năm 2022, sức tiêu thụ mỳ gói tại Thị trường Việt Nam đã giảm nhẹ 1% so với thời điểm năm trước còn dịch bệnh COVID-19 Tuy nhiên, người Việt vẫn tiêu thụ hơn 8,48 tỷ gói mỳ, xếp trong top 3 nước tiêu thụ mỳ gói nhiều nhất thế giới Như vậy bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 85 gói/năm
Hình 1.3 Bảng số liệu tiêu thụ mì ăn liền của các nước trên thế giới Theo Vietdata, một báo cáo gần đây cho biết thị trường toàn cầu của thực phẩm khô dự kiến đạt 98,02 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng với tỷ lệ CAGR 5,1% trong giai đoạn 2023-2028.
Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mỳ ăn liền, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước Trong nhiều năm, thị trường nằm trong thế "chân vạc", dẫn đầu là Acecook với thương hiệu mỳ Hảo Hảo, xếp thứ hai là Masan Consumer (thành viên của CTCP Tập đoàn MASAN) với các thương hiệu Omachi, Kokomi và thứ 3 là Asia Food với thương hiệu mỳ Gấu đỏ Nhưng vài năm nay, Uniben với thương hiệu mỳ 3 Miền "tấn công" thị trường rất mạnh và trở thành
"tay chơi" thứ 4 đáng gờm.
Theo báo cáo của Euromonitor vào cuối năm 2022, Acecook và Masan là hai doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường mỳ gói, chiếm tổng cộng 33% thị phần.
Hình 1.4 Doanh thu các công ty mỳ ăn liền từ năm 2017-2022
Trong những năm gần đây, Acecook Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định về doanh thu Năm 2022, doanh thu thuần của Acecook đạt hơn 14.000 tỷ đồng, tăng 16,3% Doanh thu công ty đã tăng trưởng liên tiếp từ năm 2017 đến nay.Về lợi nhuận, năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Acecook giảm 27,7% về mức 1.367 tỷ đồng, sang năm 2022, lợi nhuận công ty đã tăng trở lại mức 1.500 tỷ đồng.
Tình hình sản xuất và cung ứng mì ăn liền tại Việt Nam
Cuộc cạnh tranh trên thị trường cũng khá quyết liệt cả giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Theo dữ liệu thống kê của Retail Data, ngành hàng mì ăn liền của Việt Nam đang được chiếm lĩnh bởi 4 cái tên: Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben, Asia Foods, các đại gia lớn nhất trong ngành mì ăn liền đều có doanh thu và lãi ròng cực lớn Riêng các thương hiệu vắng bóng một thời như Miliket, Vifon cũng đang chật vật cạnh tranh với các ông lớn thế hệ sau Nhóm này chiếm gần 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền Được coi là “đại gia” đầu ngành, Acecook nắm giữ hơn một nửa thị phần thị trường mì ăn liền Việt Nam Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1993, đến nay, Hảo Hảo của Acecook Việt Nam vẫn được xem là “vua” mì gói ở phân khúc trung cấp, ngôi vị mà nhiều doanh nghiệp mì khác thèm muốn mà bấy lâu nay chưa giành được
Masan Consumer đặt mục tiêu không ngừng đổi mới và dẫn dắt ở phân khúc mì ăn liền cao cấp Tấn công vào phân khúc cao cấp hơn trên thị trường với các dòng sản phẩm Omachi và Kokomi, Masan cũng đã nhanh chóng chinh phục được các khách hàng khó tính nhờ vào đội ngũ R&D hùng hậu cùng hệ thống phân phối khổng lồ của mình Ngành hàng thực phẩm tiện lợi của Masan Consumer, chủ yếu là mì gói năm 2019 đạt doanh thu thuần 4.968 tăng 7% Báo cáo thường niên của công ty này nói rằng Omachi tiếp tục dẫn đầu phân khúc cao cấp, tăng trưởng 25%
Khác với Masan, chiến lược tập trung vào các nhà bán lẻ và mức giá bán cạnh tranh ở khu vực nông thôn được Uniben và Asia Foods lấy làm trọng tâm Nơi đây tập trung khoảng 65% dân số Việt Nam và có sức tiêu thụ lớn với các sản phẩm mì ăn liền Năm 2019, Asia Foods thu lãi ròng 409 tỷ đồng Mới đây, CTCP Uniben, đơn vị chủ quản của Mì 3 miền và Reeva bất ngờ công bố lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 ở mức 103 tỷ đồng, tăng gần 100 lần so với con số 1,3 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019
Với mục tiêu là sản phẩm giá rẻ nhất trên kệ hàng siêu thị, nhắm tới phân phối sỉ tại các cửa hàng bình dân và khu vực nông thôn, Miliket đã có vẻ như đã tìm cho mình được một góc nhỏ trên thị trường, nép mình vượt qua cơn bão mà những đại gia Acecook, Masan Consumer gây ra trên thị trường mì gói
Khi mà cuộc đại chiến giữa các doanh nghiệp mì nội chưa từng có dấu hiệu hạ nhiệt thì sự đổ bộ của các nhãn hàng mì gói đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan lại càng làm cho sự cạnh tranh thêm phần khốc liệt Kể từ những năm
2017 tới nay, hàng loạt các sản phẩm mì ngoại xuất hiện chễm chệ trên các kệ hàng của siêu thị Việt Nam, với mức giá không hề rẻ, từ 15.000-35.000 đồng/gói nhưng vẫn thu hút khách hàng Việt Thậm chí cách đây không lâu, mì tôm có kèm hai con bào ngư thật nhập từ Malaysia đã tạo ra cơn sốt tiêu dùng dù giá bán68 tỷ đồng,lên tới 150.000 đồng/gói. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt theo đó cũng tung ra loạt sản phẩm cao cấp với chất lượng gần hơn với “hình ảnh chỉ mang tính minh họa” trên bao bì. Nếu Acecook có các các sản phẩm mì ly tôm thật giá 9.000-13.000 đồng/ly, Masan có mì Omachi cây thịt thật giá từ 8.500-15.000 đồng/ly.
PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG ACECOOK
2.1 Mô hình chuỗi cung ứng
Công ty cổ phần Acecook Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng theo hệ thống khép kín: tổng thể các khâu từ nhập nguyên liệu, sản xuất thành phẩm cho tới khâu phân phối, bán lẻ đều được điều hành và quản lý tối ưu.
Tháng 4/2014, Acecook Việt Nam hợp tác với Công ty TNHH Fujitsu để xây dựng hệ thống Logistic,ứng dụng gói phần mềm SCM (L-Series) của Công ty NTT Data, là công ty tích hợp hệ thống Nhật Bản, mang tên “Hệ thống hỗ trợ kinh doanh”, bao gồm hệ thống quản lý kho, quản lý đơn đặt hàng, hỗ trợ bán hàng cho nhà phân phối và nhân viên kinh doanh.
Hình 2.1.Mô hình sơ đồ chuỗi cung ứng của Acecook
2.2 Thành phần chuỗi cung ứng
Hiện các sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam đều sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được chọn lọc từ các nhà cung ứng uy tín có chứng nhận ATVSTP, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu đầu vào đến đầu ra Các phụ gia sử dụng đều có trong danh mục cho phép và hàm lượng tuân thủ theo quy định Pháp luật Việt Nam cũng như tiêu chuẩn Codex về an toàn thực phẩm Tất cả các sản phẩm đều có công bố chất lượng và được Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y
Tế xác nhận “Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”. a) Nguyên liệu
Nguyên liệu làm gia vị : Được làm từ những nguyên liệu tươi với nguồn gốc nhập rõ ràng, đảm bảo được các tiêu chuẩn mà công ty đặt ra.
Các nguyên liệu này sau khi được thu mua sẽ đưa vào chiết xuất, sấy khô để tạo nên những gói gia vị đảm bảo theo tiêu chuẩn cụ thể
Nguyên liệu làm sợi mì:
Bột lúa mì được Acecook Việt Nam nhập khẩu trực tiếp từ
Dầu thực vật là dầu cọ nhập khẩu chủ yếu từ Malaysia.
Màu được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ.
Bên cạnh nhập khẩu từ các thị trường uy tín, Acecook VN còn có nguồn nguyên liệu được cung cấp từ một số doanh nghiệp Việt, tiêu biểu như Công ty Cổ phần Tiến Hưng.
Acecook kiểm soát và sử dụng vật liệu làm bao bì nghiêm ngặt Bao bì ly / tô / khay nhựa chứa mì ăn liền của Acecook Việt Nam là loại chuyên dụng dùng cho thực phẩm và được cung ứng từ các đối tác uy tín, đạt chứng nhận an toàn trong thực phẩm, được kiểm soát chất lượng tuân thủ theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp thực phẩm QCVN 12-1: 2011/BYT” bao gồm các quy định kiểm tra chỉ tiêu an toàn, thôi nhiễm kim loại nặng, thử nghiệm ngâm trong dung môi và nước ở điều kiện nhiệt độ và thời gian xác định
Các chỉ tiêu về hàm lượng các chất có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng gây ung thư như Bisphenol A, hàm lượng dẫn xuất phtalates… và thôi nhiễm kim loại nặng luôn được kiểm soát, đảm bảo tuân thủ theo qui định Cộng đồng chung Châu Âu (Regulation EU No 10/2011), đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm.
Bao bì của Acecook không chỉ sử dụng cho sản phẩm trong nước mà còn sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu, cam kết đáp ứng thị trường khó tính châu Âu, châu Mỹ.
Hình 2.2.1.a.Tiêu chuẩn bao bì Acecook b) Hệ thống máy móc và công nghệ trong quy trình sản xuất :
Bằng sự khéo léo trong việc kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại theo quy trình của Nhật Bản với sự tinh tế trong hương vị của ẩm thực Việt, công ty đã cho ra đời những sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn phù hợp với khẩu vị người Việt Nam
Acecook- nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam hiện nay vì vậy việc định hướng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, luôn nghiêm túc trong những đầu tư theo hướng cam kết chất lượng với người tiêu dùng Dựa vào đó Acecook đã lựa chọn kế hoạch công nghệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình Việc Acecook nhấn mạnh vào yếu tố chất lượng nên việc đầu tư vào công nghệ khá là rõ ràng.
- Đầu tư xây dựng phòng nghiên cứu và kiểm tra sản phẩm được trang bị bằng toàn bộ máy móc, công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, hệ thống thiết bị kiểm tra, xét nghiệm hiện đại của Thế giới.
- Acecook Việt Nam đã đầu tư công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản, xây dựng chỉ tiêu chất lượng theo hệ thống quản lý IOS 900.
Ngoài chú trong đến nội lực sản phẩm, Acecook còn tập trung đầu tư nâng cao hơn nữa kĩ thuật và công nghệ tiến tiến vào hoạt động sản xuất Toàn bộ dây chuyền sản xuất tại công ty đều được tự động hóa theo công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại.
- Công ty trang bị hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới, áp dụng các quy trình quản lý ISO 9001:2000, ISO 14001:2004, HACCP vào sản xuất Vì vậy, Acecook đã trở thành công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế ( IFS, BRC ).
- 100% nguyên liê °u trước khi nhập vào nhà máy để sản xuất đều phải trải qua quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng căn cứ theo các chỉ tiêu chất lượng đã thiết lập như Tiêu chuẩn Toàn Cầu về an toàn Thực phẩm BRC, Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm thực phẩm IFS Food, Nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm HACCP và Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001.
- Các sản phẩm của công ty còn vượt qua sự kiểm tra khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn, chất lượng dinh dưỡng do các tổ chức có uy tín lớn trên thế giới như : USFDA, CFIA, KFDA và nhiều quốc gia khác như Úc, Hồng Kông, Đài Loan
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ACECOOK
3.1 Thực trạng trách nhiệm xã hội của tập đoàn Acecook
3.1.1 Trách nhiệm với khách hàng
Acecook luôn đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm ổn định, đồng bộ cho mọi khách hàng Bên cạnh đó, Acecook luôn không ngừng nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng và luôn sẵn sàng phục vụ đối với tất cả vấn đề liên quan đến sản phẩm.
Acecook phát triển hoạt động không chỉ đơn thuần là cung cấp các sản phẩm thức ăn tiện lợi mà còn tập trung rất nhiều vào vấn đề chất lượng để cải thiện việc chăm sóc dinh dưỡng cho người tiêu dùng trên khắp mọi miền Tổ Quốc
Ngoài yếu tố chất lượng, Acecook còn được đánh giá là một công ty có trách nhiệm cao với xã hội và cộng đồng nên cũng chính vì thế Acecook luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
3.1.2 Trách nhiệm với người lao động
Tinh thần mà Acecook hướng đến còn được thể hiện thông qua các chính sách đối với hơn 5,000 công nhân viên như các chế độ phúc lợi tốt, các cơ hội đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng mềm Acecook cũng tiên phong trong mô hình "Smart Office", chú trọng đến việc tạo ra môi trường làm việc sáng tạo, phát huy sáng kiến để cải thiện các hoạt động của công ty.
Acecook Việt Nam mang đến cho nhân viên hệ thống lương cạnh tranh và các chế độ phúc lợi năng động, các khoản thưởng ngắn và dài hạn cùng với môi trường làm việc thân thiện, luôn gắn kết
- Các chế độ phúc lợi:
+ Có bếp ăn riêng chăm lo bữa ăn cho cán bộ công nhân viên, khẩu phần ăn bồi dưỡng, khẩu phần tăng ca Đảm bảo dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm Hỗ trợ xe đưa đón, đặt vé máy bay, chi phí khách sạn, công tác phí khi đi công tác.+ Chế độ Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Thất nghiệp Bên cạnh đó, Công ty còn đăng ký loại hình bảo hiểm tai nạn 24/24 nhằm giảm thiểu mức độ rủi
+ Thưởng vào các dịp Lễ: 30/4, 2/9, Tết dương lịch, thưởng 06 tháng đầu năm, thưởng cuối năm Chế độ chính sách xét theo thâm niên Công tác và kết quả làm việc.
3.1.3 Trách nhiệm với pháp lý
Acecook thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên 5 hữu quan Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng, an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: + Điều tiết cạnh tranh
+ Bảo vệ người tiêu dùng
+ An toàn và bình đẳng
+ Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái
Acecook luôn đặt vấn đề bảo vệ môi trường là sự quan tâm hàng đầu Từ lúc tiến hành sản xuất, Acecook đã luôn chú trọng đến việc giảm thiểu và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động Cho đến hiện tại, Acecook đã và đang không ngừng thực hiện các chương trình hành động vì môi trường
Tại các nhà máy, nước thải sau xử lý đạt loại A theo tiêu chuẩn của Chính phủ Việt Nam Đặc biệt, để giảm phát thải CO2 và các tác động đến môi trường, hiện nay, Acecook đã chủ động đưa vào sử dụng nhiên liệu sinh học là trấu cho các hệ thống lò hơi của nhà máy trên toàn quốc, tạo ra môi trường làm việc thông thoáng sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho công nhân viên và không ảnh hưởng tới đến khu vực dân cư xung quanh nhà máy Bởi vì quy trình sản xuất của Acecook hầu như là khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới khi sản phẩm được tạo ra Với cơ sở hạ tầng nhà máy hiện đại, cùng với trang thiết bị tiên tiến tiết kiệm và hệ thống xử lý chất thải thông minh được sở Tài Nguyên và Môi Trường công nhận đã làm giảm đáng kể lượng chất thải trong quá trình sản xuất của công ty ra môi trường bên ngoài.
3.1.5 Trách nhiệm cộng đồng xã hội
Acecook luôn triển khai hoạt động quan tâm, gắn liền đến xã hội, chung tay góp sức vì cộng đồng thông qua các chương trình học bổng, đồng hành cùng các bạn trẻ, sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước, các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo, cứu trợ thiên tai, lũ lụt,…
3.2 Điểm mạnh doanh nghiệp Acecook
- Đa dạng hóa sản phẩm, có sự khác biệt giữa các sản phẩm, có sự kế hợp giữa truyền thống và hiện đại:
Acecook Việt Nam khá thành công với thương hiệu mì Hảo Hảo, bởi giá thành rẻ, hợp khẩu vị với người Việt Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, Acecook đã đưa gói mì Hảo Hảo đến hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
Những năm gần đây, Acecook Việt Nam đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình ngoài Hảo Hảo, có thể kể đến như mì Lẩu Thái, Đệ Nhất, Số Đỏ, Mikochi hay miến Phú Hương, phủ sóng các phân khúc từ mì gói, phở, hủ tiếu, bún tới miến, muối chấm, snack,…Những danh mục sản phẩm này đã mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp hàng năm
Năm 2018, mì Hảo Hảo thậm chí còn lập kỷ lục “sản phẩm mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm” với hơn 20 tỷ gói mì đến tay người tiêu dùng Việt (giai đoạn 2000- 2018)
- Tình hình kinh doanh khả quan, tăng trưởng lợi nhuận đều đặn:
Giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu thuần của Acecook Việt Nam tăng trưởng liên tục từ 8.413 tỷ đồng (năm 2016) lên 8.878 tỷ đồng (năm 2017) rồi 9.829 tỷ đồng (năm 2018) và cán mốc 10.648 tỷ đồng (2019)