1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Cấu trúc của hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

106 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cấu trúc của Hội đồng Quản trị và việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Tác giả Phạm Tuấn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Hiền
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,51 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (14)
    • 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG (14)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.3 PHẠM VI VÀ QUY MÔ NGHIÊN CỨU (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (18)
    • 2.1 RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG (18)
    • 2.2 CẤU TRÚC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ GIẢ THUYẾT ĐẶT RA (20)
      • 2.2.1 Độ tuổi hội đồng quản trị và chấp nhận rủi ro (20)
      • 2.2.2 Quy mô hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro (21)
      • 2.2.3 Giới tính của thành viên hội đồng quản trị và chấp nhận rủi ro (22)
      • 2.2.4 Trình độ học vấn của thành viên hội đồng quản trị và chấp nhận rủi ro (24)
      • 2.2.5 Tỉ lệ thành viên độc lập và chấp nhận rủi ro (25)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY (27)
      • 3.1.1 Bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) (28)
      • 3.1.2 Mô hình tác động cố định (28)
      • 3.1.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (28)
      • 3.1.4 Hiện tượng nội sinh trong mô hình hồi quy và mô hình hồi quy GMM (28)
    • 3.2 DỮ LIỆU VÀ MẪU (30)
    • 3.3 MÔ HÌNH VÀ CÁC BIẾN (31)
      • 3.3.1 Các biến phụ thuộc (31)
      • 3.3.2 Biến độc lập (33)
      • 3.3.3 Biến kiểm soát (34)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (36)
    • 4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ (36)
    • 4.2 KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN (38)
      • 4.2.1 Xác định độ trễ cần thiết mà tại đó chỉ số trong quá khứ ảnh hưởng đáng kể lên hiện tại (39)
      • 4.2.2 Xác định mối quan hệ tương quan của chỉ số rủi ro của ngân hàng trong quá khứ và chỉ số tính chất của Hội đồng quản trị hiện tại (40)
      • 4.2.4 Kết quả hồi quy GMM hệ thống bậc 2 của cấu trúc hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro (47)
      • 4.2.5 Ảnh hưởng của độ trễ của cấu trúc HĐQT lên chỉ số rủi ro hiện tại của ngân hàng (54)
      • 4.2.6 Kết luận kết quả hồi quy (57)
  • CHƯƠNG 5: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (SCB) VÀ KHỦNG HOẢNG XẢY RA (59)
    • 5.1 TÓM TẮT VỀ SCB VÀ KHỦNG HOẢNG XẢY RA Ở NGÂN HÀNG (59)
      • 5.1.1 Tóm tắt về SCB (59)
      • 5.1.2 Khủng hoảng xảy ra ở SCB (60)
    • 5.2 SỐ LIỆU CỦA SCB TỪ KHOẢNG THỜI GIAN 2012 ĐẾN 2020 (61)
    • 5.3. VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ CŨNG NHƯ VIỆC QUẢN LÝ RỦI (63)
    • 5.4 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI GIÚP TRƯƠNG MỸ LAN CÓ THỂ THỰC HIỆN HÀNH VI CỦA MÌNH (64)
    • 5.4 HẬU QUẢ ĐỂ LẠI CỦA VỤ VIỆC (65)
    • 5.5 KẾT LUẬN (66)
  • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN (67)
    • 6.1 TỔNG KẾT (67)
    • 6.2 ỨNG DỤNG (69)
    • 6.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU (70)
    • 6.4 NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU NÀY (71)
  • Tài liệu tham khảo (72)
  • Phụ lục (79)

Nội dung

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng bằng cách khai thác dữ liệu từ 26 ngân hàng thương mại Việt Nam tr

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU CHUNG

Rủi ro trong ngân hàng ngày nay đang là một vấn đề nan giải và nghiêm trọng của thị trường tài chính trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quạ vụ việc của SCB Nên đã có xu hướng về sự tăng lên của số lượng nghiên cứu về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng ở khắp nơi trên thế giới Các nghiên cứu về Các yếu tố như lãi suất và chấp nhận rủi ro ngân hàng ở (Delis & Kouretas, 2010), quy định và cạnh tranh (Agoraki & cộng sự, 2009), các nghiên cứu về yếu tố quản trị như khả năng của hội đồng quản trị, quyền hạn của Giám đốc điều hành và việc chấp nhận rủi ro ngân hàng của (Pathans, 2009) Ngoài ra còn có các nghiên cứu xem xét các yếu tố nhân khẩu học như sự tham gia của các giới tính khác nhau trong hội đồng quản trị tác động đến hiệu suất nói chung, ví dụ, (Adams và Ferreira, 2009; Ahern & Dittmar, 2010; (Adams & Funk, 2011) Xu hướng nghiên cứu tập trung vào việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng gia tăng có bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới Một quan điểm được nhiều người tin rằng: lý do quan trọng nhất hoặc một phần lý do quan trọng dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương của ngân hàng trong cuộc khủng hoảng là do một số ngân hàng tích tụ rủi ro quá mức trước khủng hoảng, dẫn đến sự sụp đổ (Brunnermeier, 2009; DeYoung & cộng sự 2013) Đi sâu hơn vào quan điểm này, đã và đang tồn tại các thảo luận lớn hơn về việc quản trị công ty hay cụ thể hơn là sự yếu kém của hội đồng quản trị đã không bảo vệ được các ngân hàng và làm cho khu vực ngân hàng dễ bị tổn thương trước khủng hoảng Vì lý do đó, nghiên cứu của (Kashyap & cộng sự, 2008; Kirkpatrick, 2009) đặt ra các câu hỏi về việc liệu hội đồng quản trị ngân hàng có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả việc quản trị rủi ro của ngân hàng hay không, liệu các giám đốc điều hành có được trả lương quá nhiều để khuyến khích việc chấp nhận rủi ro để gia tăng giá trị của cổ đông của các ngân hàng hay không và liệu hệ thống quản lý không đủ tốt để phát hiện và ngăn chặn việc sụp đổ của các ngân hàng Do đó, việc tìm hiểu cấu trúc hội đồng quản trị cũng như ảnh hưởng có thể có của nó đối với việc chấp nhận rủi ro ngân hàng là một câu hỏi nghiên cứu rất quan trọng

Hội đồng quản trị được biết đến thể chế kiểm soát toàn bộ quản trị nội bộ của một tổ chức và được các cổ đông coi là tuyến phòng thủ đầu tiên hoặc là giải pháp thứ hai để giám sát hoạt động kém hiệu quả theo (Hermalin &Weisbach, 2003) Tương tự, các vấn đề về quản trị ngân hàng kém thậm chí còn gây ra chi phí và hậu quả nghiêm trọng đến ngân hàng Điều này là do các ngân hàng được biết đến là đơn vị kinh tế “đặc biệt” do có vai trò đặc biệt trong trung gian tài chính, trong hệ thống thanh toán, thanh khoản, thông tin, kỳ hạn và chuyển đổi mệnh giá Các ngân hàng cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đối với các công ty phụ thuộc vào ngân hàng vì họ đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát quản lý của những công ty đi vay, chẳng hạn như bằng cách giảm việc quản lý thu nhập của người đi vay theo (Ahn & Choi, 2009) Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của (Flannery, 1998) các ngân hàng được quản lý chặt chẽ hơn để tránh những tác động tiêu cực từ bên ngoài, từ bất kỳ “rủi ro hệ thống” nào cũng như để bảo vệ lợi ích của những khách hàng

2 gửi tiền ở ngân hàng Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây cho kết quả rằng quản trị ngân hàng kém gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến cho xã hội theo (Hau & Thum, 2009)

Trong lĩnh vực ngân hàng, việc quản trị ngân hàng khác với quản trị của các công ty phi tài chính, mà tại đó không chỉ cổ đông và người thành lập, mà cả các cơ quan quản lý cũng có lợi ích riêng của họ Sau những hậu quả lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính gần đây vào năm 2008 và mới đây là ngân hàng SVB tại Mỹ, một chủ đề đang được tranh luận giữa các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý, chủ ngân hàng trung ương và các học giả về cách cải thiện quản trị trong ngân hàng, và điều gì thúc đẩy việc chấp nhận rủi ro trong ngân hàng theo (Laeven & Levine, 2009) Mặc dù có rất nhiều lý do giải thích tại sao các ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức, ví dụ, việc trả lương cho các giám đốc điều hành, các vấn đề về đạo đức, rủi ro phát sinh từ bảo hiểm tiền gửi và coi nhẹ về khả năng thất bại của nhiều ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng lớn có nhiều vốn., Nghiên cứu của này nhằm bổ sung một khía cạnh mới cho tài liệu này bằng cách tìm hiểu thêm về cách các yếu tố nhân khẩu học và cấu trúc hội đồng quản trị ảnh hưởng đến việc ra quyết định và lựa chọn các hoạt động manh tính rủi ro trong tài chính doanh nghiệp nói chung và tài chính ngân hàng nói riêng Vì có rất ít thông tin về tác động của thành phần Hội đồng quản trị đối với việc chấp nhận rủi ro Vì vậy, nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của tính chất thành phần hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng ở Việt Nam

Mặc dù đã có các nghiên cứu hiện nay về chủ đề chấp nhận rủi ro ngân hàng, hầu hết chúng được thực hiện ở các nước phát triển, nơi các ngân hàng phải áp dụng các tiêu chuẩn và phương pháp đo lường chặt chẽ hơn như yêu cầu của Ủy ban BASEL Ngoài ra, có rất ít các nghiên cứu được tiến hành ở Việt Nam Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam còn thiếu các hệ thống đánh giá rõ ràng khiến chúng trở nên không đáng tin cậy và khó đo lường Việt Nam là một nước đang phát triển với 100 ngân hàng đang hoạt động: 39 ngân hàng thương mại trong nước (4 ngân hàng lớn là 100% vốn nhà nước hoặc nhà nước nắm giữ đa số) 61 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 2 ngân hàng liên doanh Do nghiên cứu này chỉ tập trung vào các ngân hàng nội địa của Việt Nam nên nghiên cứu chỉ nhắm mục tiêu đến 39 ngân hàng trong tổng số 102 ngân hàng Bên cạnh nhóm 4 ngân hàng, rất khó để các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ ở Việt Nam theo kịp các tiêu chuẩn quốc tế (ngay cả nhóm 4 ngân hàng lớn cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn để theo kịp tiêu chuẩn) và đó là lý do tại sao Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích các ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn quốc tế

Bảng 1.1Các ngân hàng nội địa của Việt Nam

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Ngân hàng thương mại liên doanh do Nhà nước sở hữu 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3

Ngân hàng thương mại TNHH 2 2 3 4 4 4 4 4 4 4 4

Trong suốt các năm qua, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã phải trải qua nhiều biến cố như thất bại trong quản trị, vấn đề hiệu quả hoạt động và các thương vụ mua bán, sáp nhập

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên hệ thống quản trị phải là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các sự kiện dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ban lãnh đạo đương nhiệm và ban giám đốc phải có trách nhiệm ngăn chặn những sự kiện bất lợi này Đây là lý do chính khiến nghiên cứu này tập trung vào ảnh hưởng của tính chất giữa thành phần hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng ở Việt Nam Trong đó nghiên cứu lấy mẫu từ 26 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ 2012 đến 2022 và phân tích ảnh hưởng thành phần hội đồng quản trị hoặc cụ thể hơn là trình độ học vấn, sự tham gia của nữ giới, độ tuổi trung bình, các thành viên độc lập và quy mô hội đồng quản trị lên việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này muốn cung cấp bằng chứng để phục vụ cũng như chứng minh các tác động của thành phần hội đồng quản trị lên việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng ở Việt

Nam Mẫu nghiên cứu được chọn và lọc từ danh sách 39 ngân hàng thương mại trong nước tại Việt Nam giai đoạn 2012-2022 dựa trên các nguyên tắc được nêu lên trong phần dữ liệu và mẫu, từ đó số lượng mẫu rút được là 260 mẫu gồm 26 ngân hàng trong vòng 10 năm Mục tiêu là tìm ra ảnh hưởng có thể tồn tại giữa cơ cấu quản trị của hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, so sánh với các nghiên cứu hiện có về quản trị ngân hàng từ góc độ cơ chế nội bộ hay đơn giản hơn là xem xét sự ảnh hưởng của tính chất hội đồng quản trị và sự chấp nhận rủi ro của ngân hàng

Thông tin và dữ liệu cho nghiên cứu của bài là dữ liệu thứ cấp và được công bố rộng rãi, dữ liệu trong bài sẽ được tổng hợp từ các trang web sàn giao dịch SmartDragon chứng khoán Rồng Việt, trang web VietstockFinance, trang web CafeF và các báo thường niên

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân loại, xử lý và tính toán dựa trên công thức sẽ nêu trong bài Kết quả sẽ được phân tích và trình bày với hy vọng sẽ cung cấp thêm chi tiết cho cuộc tranh luận hiện tại và cho các nghiên cứu trong tương lai về chủ đề này về ảnh hưởng thành phần hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro của các ngân hàng Việt

Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:

1 Đặc điểm của HĐQT có ảnh hưởng đến việc chấp nhận rủi ro ở ngân hàng Thương mại Việt Nam hay không?

2 Nếu có thì các đặc điểm này ảnh hưởng ra sao?

PHẠM VI VÀ QUY MÔ NGHIÊN CỨU

Để thực hiện nghiên cứu này, việc thu thập dữ liệu thứ cấp là rất cần thiết Dữ liệu có thể được thu thập thông qua trang web của ngân hàng, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, nhiều nguồn khác nhau như từ báo chí hoặc dữ liệu từ thị trường chứng khoán Những dữ liệu này phải được công bố rộng rãi và được cập nhật thường xuyên, không bị thiếu sót trên các trang web thông tin về đầu tư chứng khoán như VietstockFinance, SmartDragon mà thông tin được kiểm chứng và thông qua Dữ liệu sẽ được phân loại, tính toán dựa trên công thức trong bài Để phân tích dữ liệu, nghiên cứu sử dụng phương pháp yêu cầu sử dụng phần mềm Stata để phân tích dữ liệu Dữ liệu bao gồm 26 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian

10 năm, kết quả là mẫu gồm 260 Danh sách ngân hàng có trong phụ lục A

Nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng và thành phần hội đồng quản trị hay ngắn gọn là yếu tố nội bộ Các chỉ số để đo lường rủi ro của ngân hàng cũng là chỉ số nội bộ liên quan tới hoạt động của ngân hàng mà trong khả năng kiểm soát của ngân hàng Các yếu tố bên ngoài sẽ không được xem xét như lạm phát, yếu tố kinh tế, rủi ro hệ thống, quy định, sáp nhập và mua lại và sự thất bại trong quản trị Nghiên cứu này sẽ bỏ qua mẫu khuyết điểm của các ngân hàng thương mại trong nước, các ngân hàng nước ngoài

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG

Có nhiều phương pháp đo lường rủi ro ngân hàng đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác nhau Một số cách đo lường rủi ro ngân hàng là an toàn vốn, rủi ro tín dụng, tỷ lệ tài sản có trọng số rủi ro, rủi ro thanh khoản, Bài nghiên cứu này quyết định sử dụng phương pháp được sử dụng trong (Abobark & Elgiziry, 2017) Đó là nhờ các nghiên cứu của (Abobark & Elgiziry, 2017) về các ngân hàng ở Ai Cập, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam Phương pháp này chỉ sử dụng 3 phép đo để chấp nhận rủi ro ngân hàng là điểm Z, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản Việc sử dụng 3 chỉ số thể hiện biến rủi ro Điểm số Z là một chỉ số đo rủi ro được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu liên quan đến sự ổn định trong quản trị tài chính và ngân hàng, điểm số Z phản ánh xác suất mất khả năng thanh khoản của một tổ chức, ngân hàng dẫn đến việc phá sản (Boyd & Graham, 1986) là nghiên cứu tiên phong đề xuất phương pháp điểm số Z như một chỉ số báo động rủi ro Nghiên cứu sử dụng điểm số Z để đo xác suất mà công ty sở hữu ngân hàng sẽ thất bại hoặc phá sản Liên tiếp sau đó, các nghiên cứu của (Boyd & Graham, 1988; Boyd & cộng sự, 1993) cũng sử dụng điểm số Z như một chỉ số về xác suất phá sản và điều tra tác động rủi ro của việc các công ty sở hữu ngân hàng sáp nhập với các công ty tài chính phi ngân hàng

Các nghiên cứu của họ sử dụng điểm số Z làm đại diện cho hiệu suất được điều chỉnh theo rủi ro Sau các bài báo này, điểm số Z hiện đã được sử dụng rộng rãi như một chỉ số đại diện cho việc chấp nhận rủi ro ngân hàng trong các nghiên cứu, với các trọng tâm học thuật khác nhau Một số ví dụ trong lĩnh vực này bao gồm (Yeyati & Micco, 2007; Beck

& cộng sự, 2013) Các nghiên cứu này đưa ra các kết quả khác nhau giữa mối quan hệ của điểm số Z và sự ổn định về mặc tài chính Trong các nghiên cứu khác về quản trị ngân hàng, điểm số Z cũng được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng với các quy định về vốn, bảo hiểm tiền gửi và các chính sách quản lý khác Ví dụ về những nghiên cứu này bao gồm (Laeven & Levine, 2009); (Houston & cộng sự 2010; Beltratti & Stulz, 2012; Delis & cộng sự, 2012) Bởi vì điểm số Z có độ lệch cao, (Laeven & Levine,

2009) đề xuất sử dụng logarit tự nhiên của điểm số Z, điều này sẽ quy đổi điểm số Z thành phân phối chuẩn Để bổ sung cho tính phù hợp của điểm số Z, nghiên cứu của (Lepetit & Strobel, 2015) đã chứng minh rằng điểm số Z có thể được sử dụng làm thước đo rủi ro mất khả năng thanh toán Nghiên cứu sử dụng logarit tự nhiên của điểm số Z để so sánh với logarit tự nhiên của tỷ lệ mất khả năng thanh toán và phát hiện ra hai tỷ lệ này là thuận Nghiên cứu của (Houston & cộng sự, 2010) và (Fang & cộng sự, 2014) cung cấp thêm kết quả củng cố cho tính phù hợp của điểm số Z Nhóm nghiên cứu kiểm tra điểm số

Z nghịch đảo, kết quả giá trị của điểm số Z nghịch đảo càng cao cho thấy nguy cơ phá sản càng lớn Thêm vào đó, điểm số Z được sử dụng trong (De Young & Torna, 2013) như xếp hạng điểm số Z và xác suất phá sản, các ngân hàng có điểm số Z thấp sẽ gặp khó khăn về tài chính Trong nghiên cứu của (Chiaramonte & cộng sự, 2015) cho rằng khả năng dự đoán của Điểm số Z về các sự kiện bất lợi nhất cũng đáng tin cậy như CAMEL và với lợi thế là yêu cầu ít dữ liệu hơn so với mô hình CAMEL Ngoài ra, điểm số Z được sử dụng như một đại diện cho hiệu quả ngân hàng trong (Hakenes & cộng sự 2015) Các ngân hàng có việc chấp nhận rủi ro cao hơn và do đó điểm Z thấp hơn sẽ kém hiệu quả hơn trong việc phân bổ vốn và tài trợ cho dự án Công thức điểm z: Điểm Z = (ROA + (Vốn chủ sở hữu⁄ (Tài sản))) / σ (ROA)

Rủi ro tín dụng là một thước đo phổ biến khác của rủi ro ngân hàng, nó là rủi ro do người đi vay không trả được khoản vay hoặc không đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng Rủi ro tín dụng đề cập đến rủi ro người cho vay có thể không nhận được tiền gốc và lãi, dẫn đến dòng tiền bị gián đoạn và tăng chi phí cho việc thu nợ Mặc dù không thể biết chính xác ai sẽ không trả được nợ, nhưng việc đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng đúng cách có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất Rất nhiều nghiên cứu ví dụ, (Imbierowicz & Rauch, 2014) coi rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng là 2 nguồn rủi ro vỡ nợ chính của các ngân hàng Để nghiên cứu xem mối quan hệ của chúng và mối quan hệ này ảnh hưởng như thế nào đến khả năng vỡ nợ của các ngân hàng; (Funso & cộng sự, 2012) thực hiện một kiểm tra về rủi ro tín dụng đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Nigeria, nghiên cứu của (Jimenez & cộng sự, 2013) sử dụng rủi ro tín dụng để xem xét tính cạnh tranh ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng

Rủi ro thanh khoản đã trở thành một chỉ số đo lường rủi ro phổ biến sau sự kiện khủng hoảng tài chính năm 2008 Nhiều ngân hàng lớn đã thất bại hoặc đối mặt với vấn đề mất khả năng thanh toán do vấn đề thanh khoản Rủi ro thanh khoản được định nghĩa là khả năng của một tổ chức, công ty hoặc thậm chí một cá nhân có thể thanh toán các khoản nợ của mình mà không gặp phải các thiệt hại nghiêm trọng Ngược lại, rủi ro thanh khoản bắt nguồn từ sự thiếu tính thị trường của một khoản đầu tư khi không thể mua hoặc bán đủ nhanh để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu việc thua lỗ Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức tài chính như ngân hàng vì đặc điểm ngân hàng chủ yếu dựa vào tiền đi vay

7 nên đương nhiên phải cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của mình mà không bị thiệt hại lớn Do đó, rủi ro này được xem xét triệt để ở các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác Đã có tài liệu tổng quan về mối quan hệ của rủi ro thanh khoản giữa rủi ro ngân hàng Ví dụ, tài liệu của (Shen & cộng sự, 2009) xem xét mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cũng có tài liệu tổng quan về cuộc khủng hoảng thanh khoản ngân hàng với hoạt động kinh doanh ngân hàng của (Acharya

& Naqvi, 2012; Imbierowicz & Rauch, 2014) coi rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng là 2 nguồn rủi ro vỡ nợ chính của các ngân hàng

Nghiên cứu này sẽ sử dụng 3 chỉ số thể hiện rủi ro điểm số Z, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản như đã nêu trên Các nghiên cứu (Croci và Poli, 2015; Jimenez & cộng sự, 2013; Imbierowicz & Rauch, 2014; Abobark & Elgiziry, 2017) đã chứng minh đây là các chỉ số rủi ro quan trọng cần được chú ý và cũng như nêu bật sức khỏe của ngân hàng Nghiên cứu cũng muốn chỉ ra rằng việc sử dụng nhiều chỉ số rủi ro để có cái nhìn toàn thể về

CẤU TRÚC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ GIẢ THUYẾT ĐẶT RA

Hai đặc điểm của hội đồng quản trị là đặc điểm của từng thành viên trong hội đồng quản trị và đặc điểm chung của hội đồng quản trị đều là những yếu tố quyết định quan trọng đối với cấu trúc của hội đồng quản trị Điều này được đúc kết từ nghiên cứu của (Graham

& cộng sự, 2008; Adams & Ferreira, 2009) Phần này sẽ tham khảo chi tiết về đặc điểm của Hội đồng quản trị cũng như đặc ra giả thuyết cho nghiên cứu

2.2.1 Độ tuổi hội đồng quản trị và chấp nhận rủi ro:

Mối quan tâm đầu tiên của nghiên cứu là ảnh hưởng của độ tuổi trung bình của hội đồng quản trị đối với các việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng Các nghiên cứu xem xét về đến ảnh hưởng của cấu trúc hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro của các ngân hàng hiện tại chưa được tiến hành nhiều Tuy nhiên, có một số nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tuổi tác và việc chấp nhận rủi ro, chẳng hạn như nghiên cứu về mối quan hệ nghịch biến giữa tuổi tác đối với các quyết định đầu tư mạo hiểm của (Campbell, 2001) Ngoài mối tương quan tiêu cực này, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc chấp nhận rủi ro thấp hơn khi độ tuổi tăng lên, bằng chứng được chỉ ra trong các nghiên cứu của (Sahm, 2007) và (Grable & cộng sự, 2009) Bên cạnh đó, các nghiên cứu về mối quan hệ của độ tuổi với việc chấp nhận rủi ro, cũng có các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc chấp nhận rủi ro có khả năng xảy ra cao ở những người trẻ tuổi

Hành vi này không chỉ xuất hiện trong các quyết định đầu tư lớn, các nghiên cứu liên quan đến các vấn đề tài chính hàng ngày cũng đưa ra bằng chứng về hành vi rủi ro của giới trẻ (Agrawal & cộng sự, 2009) nghiên cứu về các quyết định tài chính và các hành vi

8 tín dụng, kết quả cho thấy những người trẻ tuổi có xu hướng mắc nhiều sai lầm hơn so với những người lớn tuổi, đây là do của việc không có khả năng định giá tài sản Ngoài các nghiên cứu trước đây, (Gervais & Odean, 2001) cho rằng quá tự tin và thiếu kinh nghiệm là hai trong số nhiều yếu tố khuyến khích việc chấp nhận rủi ro của người trẻ tuổi Với các bài tham khảo, có thể kết luận những người cao tuổi có xu hướng tránh rủi ro hơn những người trẻ tuổi với những lý do: lý do đầu tiên là người trẻ có ít kinh nghiệm và kiến thức hơn cùng với việc quá tự tin dẫn đến việc họ chấp nhận rủi ro nhiều hơn Nguyên nhân thứ hai là những người lớn tuổi có xu hướng coi trọng sự an toàn trong công việc hơn là cố gắng theo đuổi các dự án rủi ro (Nguyen & cộng sự, 2015)

Một số nghiên cứu đáng chú ý nghiên cứu mối quan hệ giữa tuổi tác và việc chấp nhận rủi ro ngân hàng theo như tìm hiểu thì (Berger & cộng sự, 2012), phát hiện ra rằng việc độ tuổi trung bình của các thành viên hội đồng quản trị càng thấp sẽ làm tăng rủi ro của các ngân hàng ở Đức Điều này phù hợp với nghiên cứu của (Switzer & Wang, 2013), nghiên cứu các ngân hàng ở Mỹ từ năm 2001 đến 2010 Kết quả của nghiên cứu cho kết quả rằng các ngân hàng có độ tuổi trung bình hội đồng quản trị cao thì có rủi ro tín dụng thấp đáng kể Với đa số nghiên cứu cho rằng hội đồng quản trị có độ tuổi trung bình càng lớn thì các ngân hàng càng có ít rủi ro hơn, từ đây giả thuyết đầu tiên của nghiên cứu này được đưa ra:

H1: Mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng giảm khi độ tuổi trung bình của hội đồng quản trị cao

2.2.2 Quy mô hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro:

Quy mô hội đồng quản trị từ lâu đã được xem xét như một đối tượng nghiên cứu, (Kogan

& Wallach, 1964) lập luận rằng quy mô của HĐQT càng lớn sẽ làm giảm khả năng gặp rủi ro Điều này dựa trên thực tế là thường khó thuyết phục số đông mọi người cùng chấp thuận một quyết định quan trọn vì mọi người có quan điểm khác nhau và mọi bất đồng tiềm ẩn sẽ dẫn đến thất bại trong việc đưa ra quyết định

Quy mô hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng có mối quan hệ nghịch biến là một phát hiện phổ biến trong nhiều bài nghiên cứu theo như kết quả của (Hermalin

& Weisbach, 2003) Điều này là do sự linh hoạt, khả năng gắn kết, dễ dàng giao tiếp và phối hợp khi số lượng của thành viên hội đồng quản trị ít Lập luận cũng giống như kết quả của các nghiên cứu gần đây (Ferrero & cộng sự, 2012) cho rằng quy mô hội đồng quản trị lớn sẽ phải đối mặt với vấn đề về giao tiếp và phối hợp, từ đó ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong việc ra quyết định, do đó sẽ dẫn đến mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro (Switzer & Wang, 2013) cũng đưa ra kết quả cho rằng hội đồng quản trị có nhiều thành viên hơn sẽ dẫn đến việc ngân hàng có rủi ro

9 tín dụng thấp hơn Do các thành viên hội đồng quản trị có các ý kiến khác nhau, quyết định cuối cùng có xu hướng mang tính chất đồng thuận giữa các thành viên

Việc phát hiện quy mô hội đồng quản trị và mối quan hệ nghịch biến của nó với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng phổ biến trong các nghiên cứu ở các nước đang phát triển như (Abobark & Elgiziry, 2017) nghiên cứu các ngân hàng thương mại ở Ai Cập từ năm 2006 đến năm 2011 Nghiên cứu báo cáo mối quan hệ nghịch biến giữa kích thước của hội đồng quản trị của các ngân hàng Ai Cập và việc chấp nhận rủi ro Kết quả này tương tự với nghiên cứu của (Hoàng & cộng sự, 2017) tại Việt Nam, kết quả của họ cho thấy quy mô hội đồng quản trị càng nhỏ dẫn đến đến việc chấp nhận rủi ro càng cao trong các ngân hàng Điều này hình thành giả thuyết thứ hai của nghiên cứu này:

H2: Mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng giảm khi quy mô hội đồng quản trị lớn

2.2.3 Giới tính của thành viên hội đồng quản trị và chấp nhận rủi ro:

Giả thuyết thứ ba hiện đang là một trong những chủ đề được nghiên cứu vì đây là xu hướng trong những năm gần đây, khi mà xã hội càng chú trọng việc gia tăng thêm số lượng thành viên nữ vào các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp Theo như (Croson & Gneezy, 2009) thì chủ đề về mối quan hệ giữa thành phần giới tính đối với các quyết định kinh tế và tài chính và ảnh hưởng của mối quan hệ đến hoạt động kinh tế nói chung ngày càng được chú trọng và nghiên cứu

Mặc dù chủ đề này đang trở nên phổ biến trong những năm gần đây, việc chấp nhận rủi ro và sự tham gia của nữ giới trong lúc đưa ra quyết định đã được nghiên cứu trong một thời gian dài Tuy vậy số lượng bài tham khảo trước đó chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu về mối quan hệ giữa giới tính và việc chấp nhận rủi ro của các quyết định đầu tư và tài chính trong các bài của (Barsky & cộng sự, 1997; Jianakoplos & Bernasek, 1998; Agnew & cộng sự, 2003) Những nghiên cứu này đưa ra một kết quả tương tự, đó là phụ nữ có xu hướng cẩn thận hơn khi đưa ra quyết định tài chính mang tính chất quan trọng, từ đó cho thấy phụ nữ có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn Kết quả này được củng cố bởi nghiên cứu của (Niederle & Vesterlund, 2007) Kết quả của họ cho thấy phụ nữ không quá tự tin như nam giới khi đưa ra các quyết định mang tính rủi ro và từ đó cho thấy việc chấp nhận rủi ro cửa nữ giới thấp hơn nam giới

Các nghiên cứu gần đây cũng có kết luận tương tự đối với các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa sự hiện diện của các thành viên nữ trong hội đồng quản trị với các hành vi chấp nhận rủi ro (Wilson & cộng sự, 2009; Setiyono & Tarazi, 2018) đều đưa ra kết luận rằng có mối tương quan nghịch giữa số lượng của thành viên nữ trong hội đồng quản trị và việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng, kết quả này cho thấy cho thấy phụ nữ sẽ có xu hướng cẩn thận hơn đối với các quyết định đầu tư tài chính Về hoạt động ngân hàng, số

10 nghiên cứu về sự khác biệt giới tính và việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng rất hạn chế Tại các nước đang phát triển như Ai Cập, nghiên cứu của (Abobark & Elgiziry, 2017) cho thấy sự hiện diện của các thành viên nữ trong hội đồng quản trị sẽ làm giảm nguy cơ phá sản và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng từ đó cho thấy sự có mặt của thành viên nữ sẽ làm giảm mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng Trong khi ở Việt Nam, nghiên cứu của (Hoàng & cộng sự, 2017) cho kết quả rằng rằng sự hiện diện của thành viên nữ trong hội đồng quản trị sẽ làm giảm rủi ro của các ngân hàng Tuy nhiên, (Hoàng & cộng sự, 2017) cũng cho kết quả rằng việc thay đổi số lượng thành viên nữ trong hội đồng quản trị sẽ không có tác động đáng kể đến việc chấp nhận rủi ro Nghiên cứu của (Ramly & cộng sự, 2015) về sự đa dạng giới tính và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trong ASEAN-5 từ năm 1999 đến năm 2012, nhận thấy rằng sự đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị ngân hàng làm giảm chi phí và lợi nhuận, đây có thể là một dẫn chứng cho thấy phụ nữ có xu hướng không chấp nhận rủi ro nhiều như nam giới

Tuy nhiên, chủ đề này lại cho 2 kết quả nghiên cứu khác nhau Nghiên cứu (Adams & Funk, 2011) chỉ ra rằng các người ra quyết định là nữ sẽ dễ chấp nhận các rủi ro hơn các người ra quyết định là nam Theo (Adams & Ferreira, 2009), mối quan hệ giữa sự hiện diện của phụ nữ trong hội đồng quản trị đối với lợi nhuận và giá trị là mội quan hệ nghịch; (Ahern & Dittmar, 2010) Ngoài ra, việc các người quản trị là nữ tham gia vào việc giám sát các hoạt động trong doanh nghiệp quá gắt gao sẽ làm giảm giá trị cho cổ đông cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của (Almazan & Suarez, 2003; Adams & Ferreira, 2007) Ngoài việc giám sát quá mức, nghiên cứu của (Bharat & cộng sự, 2009) cung cấp kết quả rằng phụ nữ đưa ra quyết định đầu tư kém hơn vì họ gặp trở ngại lớn hơn nam giới trong việc thu thập thông tin về các dự án đầu tư Ở Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung, nữ giới và việc tham gia vào quá trình đưa ra quyết định quan trọng mang tính rủi ro là chủ đề hấp dẫn bởi ảnh hưởng từ tư tưởng của chế độ phong kiến trong quá khứ đến vị thế của phụ nữ trong xã hội dẫn đến sự bất bình đẳng giới tính nặng nề Tuy nhiên, số lượng phụ nữ tham gia vào các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp chẳng hạn như hội đồng quản trị đã tăng lên trong những năm gần đây và họ đang cố gắng chứng minh rằng mình có khả năng điều hành doanh nghiệp như bất kỳ các thành viên nam khác.Với việc các nghiên cứu về việc chấp nhận rủi ro và sự tham gia của nữ giới trong lúc đưa ra quyết định tại các nước đang phát triển như Ai Cập và cả Việt Nam đều rút ra kết luận rằng thành viên nữ sẽ làm giảm các hành vi rủi ro của ngân hàng nên giả thuyết thứ 3 được hình thành như sau

Giả thuyết thứ ba là:

H3: Mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng giảm nếu tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT giảm

2.2.4 Trình độ học vấn của thành viên hội đồng quản trị và chấp nhận rủi ro:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CÁC PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY

Một trong những đặc điểm chính của nghiên cứu này là dữ liệu cần thiết để phân tích là dữ liệu thứ cấp Vì vậy, dữ liệu được chọn cho nghiên cứu này từ 26 ngân hàng trong giai đoạn 2012 đến 2022, do dữ liệu được lựa chọn là dữ liệu bảng và có đặc điểm là dữ liệu chéo và mang tính thời gian nên cần có phương pháp phù hợp để đo lường

Dữ liệu bảng, còn được gọi là dữ liệu theo chiều dọc hoặc dữ liệu chuỗi thời gian theo mặt cắt ngang, các dữ liệu được lấy từ một số lượng quan sát nhất định thường là nhỏ theo thời gian trên một số lượng (thường là lớn) các thực thể theo mặt cắt ngang như các cá thể, đơn vị quan sát Dữ liệu bảng chứa các quan sát về nhiều hiện tượng thu được trong nhiều khoảng thời gian cho cùng một công ty hoặc cá nhân

Dữ liệu bảng cho phép nghiên cứu xem xét đến các biến số không thể quan sát hoặc đo lường được như các yếu tố văn hóa hoặc sự khác biệt trong thực tiễn kinh doanh giữa các công ty; hoặc các biến số thay đổi theo thời gian nhưng không thay đổi giữa các thực thể (tức là các tiêu chí tài chính, chính sách, v.v.) Nó giải thích cho sự không đồng nhất của các cá thể Với dữ liệu bảng, nghiên cứu có thể bao gồm các biến ở các cấp độ phân tích khác nhau phù hợp với mô hình đa cấp hoặc phân cấp Các lý do sau đây giải thích tại nên sử dụng dữ liệu bảng trong nghiên cứu:

1 Dữ liệu bảng có thể xem xét rõ ràng tính không đồng nhất của từng cá thể cụ thể

2 Bằng cách kết hợp dữ liệu theo hai chiều, dữ liệu bảng cung cấp nhiều biến thể dữ liệu hơn, ít hiện tượng cộng tuyến hơn và nhiều bậc tự do hơn

3 Dữ liệu bảng phù hợp hơn dữ liệu chéo để nghiên cứu động lực của sự thay đổi trong dữ liệu Ví dụ, sự thay đổi của các giá trị qua từng thời gian

4 Dữ liệu bảng sẽ phù hợp hơn trong việc phát hiện và đo lường các tác động không thể quan sát được trong dữ liệu mặt cắt ngang hoặc dữ liệu chuỗi thời gian

5 Dữ liệu bảng cho phép nghiên cứu các mô hình hành vi phức tạp hơn - ví dụ, tác động của thay đổi công nghệ hoặc chu kỳ kinh tế

6 Dữ liệu bảng có thể giảm thiểu tác động của sai lệch có từ việc tập hợp các cá thể quan sát thành các nhóm

15 Đối với dữ liệu bảng, phần mềm SPSS không thể đưa ra phương pháp phân tích tốt nhất Để đưa ra kết quả phù hợp hơn cho nghiên cứu, cần thiết phải sử dụng phần mềm Stata để phân tích và đưa ra giải thích phù hợp hơn Phần mềm chủ yếu được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội học, khoa học chính trị, y sinh học và dịch tễ học Để chạy phân tích, phần mềm Stata sẽ được ứng dụng và chạy phân tích hồi quy dựa trên mô hình hồi quy phù hợp được nêu ra dưới đây

3.1.1 Bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS):

Hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) là một phương pháp phân tích thống kê ước tính mối quan hệ giữa một hoặc nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc; phương pháp ước tính mối quan hệ bằng cách giảm thiểu tổng bình phương chênh lệch giữa giá trị quan sát và giá trị dự đoán của biến phụ thuộc được xem như là một đường thẳng Đây là phương pháp hồi quy cơ bản và đơn giản nhất trong số ba phương pháp Bởi vì tính đơn giản và nên khả năng phân tích có thể không hiệu quả bằng các mô hình khác

3.1.2 Mô hình tác động cố định:

Trong thống kê, mô hình hiệu ứng cố định là mô hình thống kê trong đó các tham số của mô hình là các đại lượng cố định hoặc không ngẫu nhiên Điều này trái ngược với các mô hình tác động ngẫu nhiên trong đó tất cả hoặc một số tham số của mô hình được coi là các biến ngẫu nhiên Mô hình tác động cố định sẽ kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc trong một thực thể Mỗi thực thể có những đặc điểm riêng có thể ảnh hưởng hoặc không thể ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc (ví dụ, nam hay nữ có thể ảnh hưởng đến tư duy chấp nhận rủi ro; hoặc hệ thống chính trị của một quốc gia cụ thể có thể có một số ảnh hưởng đến thương mại hoặc GDP, hoặc các đặc điểm của hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng đến việc chấp nhận rủi ro của hội đồng quản trị)

3.1.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên:

Mô hình tác động ngẫu nhiên còn có thể được gọi là mô hình thành phần phương sai, là một mô hình thống kê trong đó các tham số của mô hình được giả định là ngẫu nhiên và tuyến tính phân cấp, giả định rằng dữ liệu đang phân tích được rút ra từ một hệ thống phân cấp của các quần thể khác nhau có sự khác biệt liên quan đến hệ thống phân cấp đó Trong kinh tế lượng, các mô hình tác động ngẫu nhiên được sử dụng trong phân tích dữ liệu phân cấp hoặc bảng khi sự biến đổi giữa các thực thể được giả định là ngẫu nhiên và không tương quan với dự báo hoặc các biến độc lập có trong mô hình (nó cho phép các tác động riêng lẻ), trái ngược lại sang mô hình tác động cố định Mô hình tác động ngẫu nhiên là một trường hợp đặc biệt của mô hình tác động cố định Một lợi thế của tác động ngẫu nhiên là có thể bao gồm các biến bất biến theo thời gian (chẳng hạn là giới tính)

3.1.4 Hiện tượng nội sinh trong mô hình hồi quy và mô hình hồi quy GMM:

Ngoài các cách để khắc phục lỗi bên trên, một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu này là kiểm soát tính đồng nhất trong các mô hình thực nghiệm Do đó bài nghiên cứu này sẽ áp dụng một giải pháp khác để khắc phục những vấn đề kinh tế lượng này là áp dụng phương pháp hồi quy GMM (Generalize method of moments) cũng có thể loại bỏ các tác động cố định bằng cách chuyển đổi khác biệt đầu tiên và hiệu chỉnh cho độ chệch nói trên Arellano & Bond, (1991) Khi có hiện tượng đồng nhất xuất hiện, việc áp dụng ước tính GMM sẽ thích hợp hơn các phương pháp ước lượng khác (chẳng hạn như OLS hoặc các công cụ ước tính tác động cố định Nghiên cứu này sử dụng theo phương pháp được sử dụng trong (Wintoki & cộng sự, 2012) sử dụng system-GMM để kiểm soát hiện tượng nội sinh Theo (Wintoki & cộng sự, 2012) hiện tượng nội sinh xuất hiện do 3 hiện tượng: Nội sinh động, tính đồng thời được và tính không đồng nhất không quan sát được

1 Nội sinh động: Hiện tượng này xuất hiện khi giá trị hiện tại của một biến bị ảnh hưởng bởi giá trị của nó trong khoảng thời gian trước Trong trường hợp quản trị, điều này xảy ra khi cấu trúc quản trị hiện tại, các đặc điểm kiểm soát và hiệu quả hoạt động của công ty bị ảnh hưởng bởi hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp

2 Tính đồng thời: Hiện tượng này xuất hiện khi hai biến được xác định cùng thời điểm, mà khi đó mỗi biến có thể ảnh hưởng đồng thời đến biến còn lại Điều này xảy ra với doanh nghiệp khi chiến lược của công ty ành hưởng đến chính sách hiện tại của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chọn một cơ cấu quản trị dựa trên kết quả hoạt động dự kiến của doanh nghiệp

3 Tính không đồng nhất không quan sát được: Hiện tượng này xảy ra khi mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến bị ảnh hưởng bởi một yếu tố không quan sát được Trong quản trị doanh nghiệp, các đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp khác nhau có thể ảnh hưởng đến cấu trúc quản trị, tính chất kiểm soát và hiệu suất của doanh nghiệp khác nhau, nhưng nhà nghiên cứu khó có thể hoặc không thể quan sát được và do khó định lượng

Phương pháp ước tính GMM bao gồm hai loại chính, đó là phương pháp GMM khác biệt (DGMM) và phương pháp GMM hệ thống (SGMM) Theo (Hermalin & Weisbach, 1998), mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mang bản chất năng động do tính chất của hội đồng quản trị và hoạt động của công ty hiện tại bị ảnh hưởng bởi kế hoạch hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ Theo khuyến nghị của (Blundell & Bond, 1998), nếu tồn tại mối tương quan giữa giá trị hiện tại và giá trị trước đó của các biến phụ thuộc, đồng thời số năm tương đối nhỏ thì mô hình DGMM không còn hiệu quả và nên sử dụng mô hình SGMM Việc sử dụng SGMM cũng được sử dụng để loại bỏ hiện tượng nội sinh trong nghiên cứu của (Anh & Anh, 2020) về ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến hoạt động của doanh nghiệp Do đó, công cụ ước tính SGMM được chọn cho nghiên cứu này Trong khi mức độ trễ của các biến giải thích được

DỮ LIỆU VÀ MẪU

Tất cả dữ liệu mà nghiên cứu này đều là dữ liệu thứ cấp, mang tính có sẵn và được công bố rộng rãi Tuy nhiên, dữ liệu phân tán và cần có các phương pháp thu thập thủ công như tìm kiếm, sắp xếp và xử lý

Dữ liệu về tài chính có thể được thu thập chủ yếu thông qua 2 nguồn:

1 Nguồn thứ nhất là các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được đăng tải bởi các ngân hàng lên trang web của ngân hàng và được kiểm toán chấp thuận

2 Nguồn thứ hai là số liệu có trên các trang web của các sàn giao dịch chứng khoán mà trong đó gồm 3 trang Smart Dragon của Công ty chứng khoán Rồng Việt, trang web Vietstock finance và trang web CafeF

Mẫu của nghiên cứu bao gồm tất cả các ngân hàng thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2012 đến 2022 Để đảm bảo được tính ổn định của nghiên cứu, dữ liệu được thu thập từ các ngân hàng cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây để việc nghiên cứu được chính xác nhất có thể:

• Các ngân hàng phải là ngân hàng nội địa của Việt Nam và chịu sự giám sát của nhà nước

• Dữ liệu tài chính và dữ liệu quản trị như nhân khẩu học (độ tuổi, trình độ học vấn, ) nên được công bố để nghiên cứu được thực hiện Tại Việt Nam, một số ngân hàng chỉ tiết lộ tên thành viên hội đồng quản trị mà không tiết lộ các thông tin về nhân khẩu học, điều này khá phổ biến vì nhiều doanh nghiệp cũng chỉ cung cấp tên thành viên mà không có nhiều thông tin về nhân khẩu Một số ngân hàng nhỏ đã không cập nhật đầy đủ dữ liệu của họ hàng năm, điều này khiến cho việc phân tích dữ liệu trở nên rất khó khăn và phải loại ra khỏi mẫu Đáng chú ý nhất là Agribank

- một trong 4 ngân hàng lớn, số liệu của ngân hàng này không rõ ràng và không

18 nhất quán vì con số trong báo cáo của họ có thể khác nhau như hầu như diễn ra hàng năm Ngoài ra, báo cáo tài chính của Agribanks có thể rất khác nhau giữa các năm

Do những hạn chế đó, cuối cùng nghiên cứu đã đưa ra một bộ dữ liệu không cân bằng của 26 ngân hàng (trong số 39 ngân hàng thương mại trong nước hiện tại ở Việt Nam) với 260 mẫu Tên các ngân hàng trong nghiên cứu được trình bày trong phụ lục A bên dưới

Sau khi dữ liệu đã được lọc và thu thập, dữ liệu sẽ được cập vào bảng tính Excel, được phân ra theo từng mục và bước tiếp theo cần làm là phân loại và tính toán dữ liệu dựa trên các công thức sẽ được liệt kê trong phần “3.3 Mô hình và các biến” để phục vụ cho bước hồi quy.

MÔ HÌNH VÀ CÁC BIẾN

Công thức hiển thị ở trên là mô hình được sử dụng bởi (Abobakr & Elgiziry, 2017) Như có thể thấy ở trên, công thức được sửa đổi bằng cách bao gồm một số biến độc lập là tuổi và kích thước trung bình của hội đồng quản trị Ngoài ra, nghiên cứu cũng loại bỏ sự kiêm nhiệm của CEO vì trong quá trình thu thập dữ liệu, chủ tịch hội đồng quản trị của tất cả các ngân hàng trong nghiên cứu không giữ vai trò là CEO của công ty Trong mô hình:

Chỉ số phụ i là chỉ số cho từng ngân hàng và có phạm vi từ 1 đến 26 vì dữ liệu trong nghiên cứu bao gồm 26 ngân hàng thương mại

Chỉ số t là chỉ số của năm bắt đầu từ 2012 đến 2022

Ln là lôgarit tự nhiên,  là tham số được ước lượng và  là số phần sai số

Nghiên cứu sử dụng ba chỉ số khác nhau về việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng Đầu tiên là điểm số Z do (Boyd & Graham, 1986) đề xuất, bằng tổng lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (E / A) chia cho độ lệch chuẩn của ROA (𝜎 (𝑅𝑂𝐴)) được tính toán các quan sát hàng năm về ROA của cả giai đoạn Điểm số Z là biến phụ

19 thuộc thứ nhất để đánh giá việc chấp nhận rủi ro của các ngân hàng Biến phụ thuộc thứ hai về việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng là rủi ro tín dụng, được tính bằng tỷ lệ giữa nợ xấu của ngân hàng trên tổng cho vay của ngân hàng Biến phụ thuộc thứ ba là rủi ro thanh khoản của ngân hàng, được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao thì rủi ro càng thấp

Ln điểm số Z: Logarit tự nhiên của điểm số Z, một trong những chỉ số phổ biến được sử dụng trong đo lường rủi ro ngân hàng theo (Laeven & Levine, 2009) Điểm số Z là thước đo đáng tin cậy cho việc ngân hàng mất khả năng thanh toán Lepetit và Strobel, (2015) và (Chiaramonte & cộng sự, 2015) Cần chú ý rằng khi tính điểm Z, các giá trị hàng năm của ROA và (vốn chủ sở hữu / tài sản) được sử dụng và σ (ROA) là độ lệch chuẩn của ROA hàng năm được tính bằng các quan sát hàng năm về ROA của 3 giai đoạn (t-2), (t-1) và t Điểm Z cao có nghĩa là rủi ro mất khả năng thanh toán ít hơn, cho thấy ngân hàng hoạt động ổn định hơn và do vậy việc chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thấp và ngược lại

Vì điểm Z có độ lệch cao, do đó, bằng cách sử dụng logarit tự nhiên sẽ đưa nó về phân phối chuẩn Công thức tính là: Đ𝑖ể𝑚 𝑠ố 𝑍 = 𝑅𝑂𝐴+(𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛) ⁄

Rủi ro tín dụng: Là rủi ro xảy ra khi người đi vay không trả được khoản vay hoặc không đáp ứng được các nghĩa vụ theo hợp đồng cho vay Có nhiều phương pháp để đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng vì tính phức tạp của nó và một số ngân hàng thành lập bộ phận chỉ để tính toán tín dụng Các nghiên cứu của (Imbierowicz & Rauch, 2014), (Funso & cộng sự, 2012) và (Jimenez & cộng sự, 2013) cho kết luận rằng rủi ro tín dụng là một trong những lý do dẫn đến việc phá sản của ngân hàng Để tính rủi ro tín dụng, thì nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số được đề xuất bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), rủi ro tín dụng có thể được tính bằng cách lấy tổng nợ xấu của khách hàng và chia cho tổng tổng dư nợ của ngân hàng Chỉ số này được gọi là chỉ số nợ xấu của ngân hàng, chỉ số vừa đại diện cho rủi ro tín dụng của ngân hàng và vừa cho thấy tính chất của các khoản nợ của ngân hàng Theo quy định của luật pháp Việt Nam thì nợ xấu là các loại nợ dưới chuẩn III, IV và V Đây là cách tính rủi ro tín dụng khá phổ biến đối với lĩnh vực ngân hàng, nếu tỷ lệ này càng cao thì đồng nghĩa với việc ngân hàng đang chịu rủi ro rất lớn trong trường hợp các ngân hàng không thể thu hồi lại khoản nợ xấu đó, còn nếu rủi ro này thấp thì đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng của ngân hàng thấp Công thức tính là: 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢

Rủi ro thanh khoản: Khả năng của một công ty, tổ chức hoặc thậm chí một cá nhân có thể thanh toán các khoản nợ của họ mà không bị tổn thất nghiêm trọng Rủi ro thanh khoản được xem như là rủi ro quan trọng và có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo (Shen & cộng sự, 2009; Acharya & Naqvi, 2012; Imbierowicz & Rauch, 2014)

Cũng giống như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản cũng rất phức tạp để đo lường Do đó, nghiên cứu sẽ thực hiện theo phương pháp mà (Hue, 2012; Alper & Anbar, 2011; Vodová, 2011) đã đo lường rủi ro thanh khoản bằng cách sử dụng tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản Theo nguyên tắc chung, tỷ trọng tài sản lưu động trên tổng tài sản càng cao thì khả năng chịu đựng một sự kiện nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính thanh khoản càng cao, do tính thanh khoản của thị trường là như nhau đối với tất cả các ngân hàng trong mẫu Tài sản lưu động của ngân hàng có thể được tính bằng cách lấy tiền và các khoản tương đương tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì lý do là mô tả “tiền và các khoản tương đương tiền” là phù hợp với mô tả tài sản lưu động của ngân hàng Như được trích dẫn: "Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền tại quỹ, tiền gửi không kỳ hạn, số dư tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác (bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn không quá ba tháng) và chứng khoán có kỳ hạn thanh toán không quá ba tháng kể từ ngày mua.”

Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản càng cao thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng thấp Công thức tính là: Tiền và các khoản tương đương tiền

Có năm biến độc lập trong mô hình phù hợp với các giả thuyết mà đã được đề xuất trước đó:

AGE: Tuổi là biến số độc lập đầu tiên, biến này được đo lường bằng cách lấy độ tuổi trung bình của các thành viên hội đồng quản trị Biến độc lập này sẽ cho thấy kết quả của giả thuyết đầu tiên của nghiên cứu là mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng giảm khi độ tuổi trung bình của hội đồng quản trị cao Cách tính là: Độ tuổi trung bình của các thành viên Hội đồng quản trị

SIZE: Biến thứ hai là tổng số thành viên trong hội đồng quản trị Biến độc lập này là để kiểm tra giả thuyết thứ hai của nghiên cứu là mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng giảm khi quy mô hội đồng quản trị lớn Cách tính là: Tổng số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị

FEM: Biến thứ ba này là một biến đo lường cho sự tham gia của nữ giới và tác động của nó đến các quyết định rủi ro của hội đồng quản trị Biến này là tỷ lệ thành viên nữ có mặt trong hội đồng quản trị Điều này là để kiểm tra giả thuyết thứ ba của nghiên cứu là mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng giảm nếu số lượng của thành viên nữ trong ngân hàng tăng Công thức tính là: Số lượng thành viên nữ trong HĐQT

Tổng số lượng thành viên trong HĐQT

EDU: Biến độc lập này phản ánh trình độ học vấn của hội đồng quản trị Tuy nhiên, đối với nghiên cứu này, thước đo này sẽ tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị có bằng tiến sĩ liên

21 quan đến lĩnh vực kinh tế và tài chính Điều này sẽ xác định được giả thuyết thứ tư của nghiên cứu là mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng giảm dần nếu số lượng của thành viên có trình độ chuyên môn cao tăng (số thành viên có trình độ Tiến sĩ) Công thức tính là:Số lượng thành viên có 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖ế𝑛 𝑠ĩ trong HĐQT

Tổng số lượng thành viên trong HĐQT

IND: Biến độc lập này là tỷ lệ phần trăm các thành viên độc lập hiện diện trong hội đồng quản trị Biến độc lập này sẽ xác nhận giả thuyết thứ năm của nghiên cứu là mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng giảm nếu số lượng thành viên độc lập tăng lên Công thức tính là: Số lượng thành viên độc 𝑙ậ𝑝 trong HĐQT

Tổng số lượng thành viên trong HĐQT

Hồi quy chứa 2 biến kiểm soát:

Ln (T-asset): đây là loragith tự nhiên của tổng tài sản để giải thích cho thực tế là các ngân hàng lớn có nhiều bộ phận, văn phòng và chi nhánh lớn hơn, phức tạp hơn để quản lý Vì các ngân hàng lớn hơn có khả năng hấp thụ rủi ro cao hơn từ và hiệu quả hoạt động tốt hơn theo (Berger & cộng sự, 2005) Với tài sản lớn như vậy thì một số ngân hàng được coi là quá lớn để thất bại theo (De Nicolo, 2000) do đó nghiên cứu dự đoán mối quan hệ tích cực giữa quy mô và việc chấp nhận rủi ro Trong thời kỳ tăng trưởng tài sản nhanh, các ngân hàng được cho là có đặc điểm là việc chấp nhận rủi ro khác so với thời kỳ bình thường Để kiểm soát hiệu ứng này, nghiên cứu thêm tổng tài sản là biến kiểm soát Cách tính là: Logarit tự nhiên của tổng tài sản

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THỐNG KÊ MÔ TẢ

Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả

Biến Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa Điểm số Z 286 9.251 23.552 152 242.635

Rủi ro thanh khoản 286 144 064 038 426 Độ tuổi 286 51.944 4.55 40.2 62.625

Biến phụ thuộc- Chỉ số thể hiện rủi ro của ngân hàng Điểm số Z:

Liên quan đến các biến chấp nhận rủi ro ngân hàng trong thống kê miêu tả, có thể nhận thấy rằng điểm số Z có giá trị trung bình là 9,251 với độ lệch chuẩn là 23,552 Giá trị của điểm số Z dao động từ 0,152 đến 242,635, giá trị âm thấp nhất là của Sacombank vào năm 2016 Nguyên nhân là do ROA thay đổi nhiều khi thu nhập ròng của Sacombank giảm từ 2014 đến 2016 từ 2206 tỷ đồng xuống 648 tỷ đồng và cuối cùng là 88 tỷ đồng ảnh hưởng mạnh đến độ lệch chuẩn của ROA, làm cho chỉ số điểm số Z thấp đến báo động cảnh báo nguy cơ của ngân hàng có khả năng phá sản Giá trị điểm số Z tối đa thuộc về BIDV trong năm 2012 do ROA của cả giai đoạn rất ổn định khiến cho độ lệch chuẩn của ROA thấp nhất so với toàn mẫu dẫn đến điểm số Z cao nhất, cho thấy sự ổn định của ngân hàng trong khoảng thời gian đó

Rủi ro tín dụng hay còn gọi là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có giá trị trung bình là 0,023, dao động từ 0,005 đến 0,179 Đối với rủi ro tín dụng, theo như chính sách của Việt Nam thì Nhà nước cho phép ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu không quá 3% Một trong những trường hợp đáng chú ý nhất trong mẫu là NCB với tỷ lệ nợ xấu báo cáo vào 2022 là 17,9% rất cao so với giới hạn của Nhà nước cho phép Trong đó, nợ nhóm 3 tăng hơn 1,7 lần, nợ nhóm 4 tăng gấp hơn 23 lần so với đầu kỳ, nợ nhóm 5 tăng gấp 7 lần Tổng nợ xấu tăng gấp 6,8 lần so với đầu năm là 3% Có 1 điểm cần phải nhắc đến là trong giai đoạn 2022, tỷ lệ nợ xấu của đa số các ngân hàng đồng lọat cao hơn năm trước do Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng do dịch Covid-19 đã hết hiệu lực vào ngày 30/6/2022 Nhưng tỷ lệ này vẫn quá cao so với toàn cản ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong khi các ngân hàng khác cố gắng giữ nợ xấu ở vùng quanh 3%

Rủi ro thanh khoản hay khả năng mất khả năng thanh toán ngắn hạn có trung bình là

0,1444, dao động từ 0,03846 đến 0,426, có độ lệch chuẩn là 0,064 co thấy có sự dao động lớn giữa các ngân hàng ở Việt Nam, mức thấp nhất đạt 0,03846 thuộc về Vpbank Chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản của bài nghiên cứu này mang ý nghĩa việc mất khả năng thanh toán các khoản lỗ với tài sản thanh khoản

Biến độc lập - các đặc điểm của Hội đồng quản trị: Độ tuổi trung bình của HĐQT các ngân hàng ở Việt Nam có giá trị trung bình là 51,944, cho thấy ngân hàng thương mại ở Việt Nam thường được điều hành bởi HĐQT với các thành viên đã có tuổi HĐQT có độ tuổi trung bình cao nhất là 62,625 là HĐQT của HDB năm 2021 HĐQT Klbank năm 2013 có độ tuổi HĐQT trung bình là 40,2 độ tuổi trung bình trẻ nhất trong toàn mẫu, HĐQT của Klbank năm 2013 chỉ có 5 thành viên với độ tuổi đa số dưới 40 tại thời điểm 2013

Kết quả của thống kê miêu tả cho thấy quy mô HĐQT của các ngân hàng Việt Nam có mức trung bình là 7,381 dao động từ số lượng ít nhất là 4 thành viên và đông nhất là 13 thành viên Hội đồng quản trị nhỏ nhất chỉ có 4 thành viên là hội đồng quản trị của SGB năm 2018 và 2019 Hội đồng quản trị quy mô lớn nhất 13 thành viên là BIDV năm 2015

Tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị có giá trị trung bình là 18.4% trên tổng số thành viên hội đồng quản trị, giá trị trung bình của tỷ lệ thành viên nữ thực sự phản ánh sự chênh lệch lớn của thành viên nữ đối với thành viên nam trong HĐQT ở Việt Nam Kết quả cho thấy rằng việc tham gia điều hành trong HĐQT của nữ không nhiểu bằng nam giới, việc này có nhiều nguyên nhân khác nhau Trong đó, một số ngân hàng không có bất kỳ thành viên nữ nào trong hội đồng quản trị trong suốt thời gian mà nghiên cứu này được thực hiện qua như VPBank, VIB, TCB và PGBank Bên cạnh những ngân hàng không có thành viên nữ trong HĐQT thì có ngân hàng có số lượng thành viên nữ chiếm hơn 50% là Seabank cho tới năm 2022 thì tỷ lệ này giảm xuống 44,4%, giá trị lớn nhất cho tỉ lệ thành viên nữ trong HĐQT ở NCB vào năm 2022 với tỷ lệ 80% với 4 thành viên nữ trong tổng số 5 thành viên HĐQT

Giá trị trung bình của tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị có bằng tiến sĩ liên quan đến lĩnh vực kinh tế, quản trị, tài chính là 13%, với tỷ lệ nhỏ nhất là 0% và nhiều nhất là đến 44,44% Giá trị trung bình cho thấy không có nhiều thành viên có bằng tiến sĩ liên quan đến lĩnh vực kinh tế, quản trị, tài chính Nhiều nghiên cứu như (Graham & Harvey, 2001) và (Bertrand & Schoar, 2003) xem xét việc sử dụng bằng MBA thay vì sử dụng bằng tiến sĩ làm phương pháp đo lường Tuy nhiên, trong khi thu thập dữ liệu, kết quả chỉ ra rằng nhiều thành viên trong hội đồng quản trị có bằng MBA, vì vậy quyết định sử dụng bằng tiến sĩ làm chỉ số cho trình độ học vấn như nghiên cứu của (Abobakr & Elgiziry, 2017) để có điểm khác biệt Giá trị lớn nhất của biến là 44,44% thuộc về HDBank trong 2 năm

2017 và 2018 với 4 thành viên có có bằng tiến sĩ liên quan đến lĩnh vực kinh tế, quản trị, tài chính trong tổng số 9 người Một điểm nột bật của HDBank là số lượng thành viên có bằng tiến sĩ liên quan đến lĩnh vực kinh tế, quản trị, tài chính trong thời gian nghiên cứu luôn từ 2 thành viên trở lên và có tỉ lệ luôn nhiều hơn 22%

Tỷ lệ thành viên độc lập có giá trị trung bình là 15%, trong khoảng từ 0 đến 40% Tuy nhiên, trên thực tế, HĐQT thường có khoảng 1 đến 2 thành viên HĐQT độc lập Điều này thể hiện qua giá trị tối đa của biến là 40% của Baovietbank, trên thực tế thì là 2 thành viên độc lập trên quy mô 5 thành viên của HĐQT Như vậy nguyên nhân tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập cao có thể do quy mô HĐQT nhỏ cùng với số lượng thành viên hội đồng quản trị là 2 thành viên Tuy vậy, HĐQT có số lượng thành viên độc lập nhiều nhất không phải là Baovietbank mà là SeaBank với số lượng thành viên độc lập là 3 người vào năm

Biến kiểm soát: Đầu tiên là logarit tự nhiên của tổng tài sản, số liệu này được dùng để đo lường quy mô của các ngân hàng Việc sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản là bởi vì các ngân hàng có quy mô tài sản khác nhau và chênh lệch nhau rất lớn đặc là các ngân hàng trong big 4, do vậy việc sử dụng logarit tự nhiên sẽ giúp việc phân tích thuận lợi hơn Giá trị trung bình của logarit tự nhiên của tổng tài sản là 11,811 cùng với giá trị tối thiểu là 9,494 và tối đa là 14,567 Nếu nhìn vào tổng tài sản chứ không phải logarit tự nhiên của tổng tài sản, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt giữa tổng tài sản của big 4 và các ngân hàng còn lại trong mẫu là rất đáng kể Tổng tài sản của big 4 tính từ năm 2017 đã đạt trên 1.000 tỷ đồng trong khi các ngân hàng còn lại trong mẫu chưa đạt trên 500.000.000 triệu đồng Sự khác biệt đáng kể về tổng tài sản cho thấy các ngân hàng do nhà nước sở hữu hoặc sở hữu đa số có lợi thế rất lớn so với các ngân hàng thương mại khác

Biến kiểm soát thứ hai là tỷ lệ nợ, tỷ lệ này dùng để đo lường sự vay nợ của ngân hàng

Tỷ lệ nợ có giá trị trung bình là 90,8% và dao động từ 76,2% đến 95,9% Đây là một chỉ số rất đặc biệt đối với ngân hàng và chỉ xảy ra ở ngành cho vay nói chung và ngân hàng nói riêng Tỷ lệ nợ của ngành ngân hàng rất cao so với các ngành khác Giá trị thấp nhất lại của SGB là 76,2% năm 2015 và 1 điểm đặc biệt khác là tỷ lệ nợ của SGB trong thời điểm nghiên cứu luôn thấp hơn giá trị trung bình Giá trị tỷ lệ nợ của SGB dao động từ 76,2% đến cáo nhất là 85,9% từ năm 2012 đến năm 2022.

KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN

Để có thể thu được kết quả mang tính khoa học tốt nhất thì bài nghiên cứu này sẽ được tiến hành phân tích theo mô hồ quy bậc 2 GMM Bài nghiên cứu này sẽ được tiến hành theo từng bước để việc hồi quy GMM bậc 2 có tính khoa học nhất gồm: (1) Xác định độ trễ có tác động đáng kể; (2) Xác định ảnh hưởng của chỉ số rủi ro của ngân hàng trong quá khứ đối với cấu trúc HĐQT ở hiện tại; (3) Xác định ảnh hưởng của chỉ số rủi ro của ngân hàng ở hiện tại đối với cấu trúc HĐQT ở hiện tại; và cuối cùng (4) Xác định ảnh hưởng của cấu trúc HĐQT và chỉ số rủi ro của ngân hàng Ngoài ra, tác giả cũng sẽ kiểm chứng ảnh hưởng của cấu trúc HĐQT trong quá khứ và chỉ số rủi ro ngân hàng ở hiện tại để có cái nhìn tổng quát nhất có thể về ảnh hưởng của cấu trúc HĐQT và chỉ số rủi ro của ngân hàng

4.2.1 Xác định độ trễ cần thiết mà tại đó chỉ số trong quá khứ ảnh hưởng đáng kể lên hiện tại: Để có thể phân tích hồi quy GMM một cách chính xác và có tính khoa học cao thì cần phải tìm và xác định độ trễ trong quá khứ có ảnh hưởng đáng kể vì nếu không tìm hiểu rõ về độ trễ này có thể dẫn đến sự sai lệch trong phương trình hồi quy

(Glen & cộng sự, 2001) và (Gschwandtner, 2005) cho rằng độ trễ là hai đơn vị thời gian đủ để đo lường được tính bền vững của hiệu suất của doanh nghiệp Để kiểm tra tính chính xác và đảm bảo tính đầy đủ động năng, phương pháp được thực hiện trong nghiên cứu (Wintoki & cộng sự, 2012) sẽ được áp dụng đó là kiểm tra hồi quy OLS thông thường Nghiên cứu sẽ sử dụng chỉ số rủi ro của ngân hàng ở hiện tại biến phụ thuộc và hồi quy với chính nó nhưng với độ trễ là t-1 đến t-5 Kết quả hồi quy của cả 3 chỉ số ngân hàng thể hiện ở bảng dưới đây

Bảng 4.2 Bảng kết quả hồi quy của chỉ số rủi ro hiện tại lần lượt là ln Zscore, Credrisk,

Liqrisk với chính chúng trong quá khứ với độ trễ là (t-1), (t-2), (t-3), (t-4) và (t-5) Điểm số Z Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản

Kết quả hồi quy cho thấy chỉ số rủi ro có quan hệ với độ trễ là 1 đơn vị thời gian có ý nghĩa hồi quy với năm hiện tại và độ trễ ở các năm sau đều không có ý nghĩa Do đó, nghiên cứu sẽ sử dụng độ trễ là 1 đơn vị thời gian cho nghiên cứu này Đây cũng được xem như là độ trễ để xác định cho những biến số và công thức hồi quy tiếp theo

4.2.2 Xác định mối quan hệ tương quan của chỉ số rủi ro của ngân hàng trong quá khứ và chỉ số tính chất của Hội đồng quản trị hiện tại:

Một trong những vấn đề cần phải chú trọng là hiện tượng nội sinh giữa biến số của quá khứ với biến số hiện tại Để kiểm tra hiện tượng nội sinh giữa biến số của quá khứ với hiện tại, nghiên cứu đã thực hiện các kiểm định hồi quy Tập thử nghiệm đầu tiên sẽ sử dụng phương pháp hồi quy OLS để kiểm tra ảnh hưởng của (1) tính chất hiện tại của hội đồng quản trị, tính độc lập và các chỉ số chấp nhận rủi ro của ngân hàng và (2) những thay đổi của cấu trúc HĐQT từ khoảng thời gian t-1 đến t đối với chỉ số chấp nhận rủi ro và các cấu trúc HĐQT trong quá khứ mà cụ thể hơn là có độ trễ là t-1

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy của (A) cấu trúc HĐQT hiện tại và các biến kiểm soát với cấu trúc HĐQT, chỉ số rủi ro của ngân hàng và các biến kiểm soát trong quá khứ với độ trễ (t-1), phần (B) thể hiện kết quả hồi quy của sự thay đổi trong cấu trúc HĐQT và biến kiểm soát từ (t-1) đến t với chỉ số rủi ro của ngân hàng, cấu trúc HĐQT và các biến kiểm soát trong quá khứ với độ trễ (t-1)

Phần (A) AGE SIZE FEM EDU IND LnTA Debtratio

Phần (B) ΔAGE ΔSIZE ΔFEM ΔEDU ΔIND ΔLnTA ΔDebtratio

Trong Phần A của bảng 4.3, trình bày kết quả từ hồi quy OLS về cấu trúc HĐQT và các đặc điểm khác của ngân hàng với các biến chấp nhận rủi ro cũng như là cấu trúc HĐQT của 1 năm trước với việc sử dụng cấu trúc HĐQT ở hiện tại làm biến phụ thuộc Kết quả thấy rằng sự độc lập của hội đồng quản trị có mối quan hệ tích cực đáng kể đến biến số chấp nhận rủi ro thanh khoản của ngân hàng với độ trễ 1 năm Kết quả thu được cũng cho thấy rằng tỉ lệ thành viên nữ giới xuất hiện HĐQT có mối quan hệ tích cực đáng kể với trình độ học vấn của HĐQT trong quá khứ với độ trễ 1 năm Kết quả cho thấy các ngân hàng có rủi ro thanh khoản cao sẽ có tỉ lệ thành viên độc lập trong HĐQT cao

Kết quả ở bảng 4.3 phần B cho biết về mối quan hệ về sự thay đổi trong cấu trúc của HĐQT cũng như là biến kiểm soát trong 1 năm đối với các biến thể hiện độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng cũng như là các biến thể hiện cấu trúc HĐQT và biến kiểm soát có độ

30 trễ 1 năm Kết quả từ hồi quy OLS thu được có kết quả gần như tương tự với kết quả từ việc sử dụng cấu trúc HĐQT trong hiện tại làm biến phụ thuộc Những thay đổi về tính độc lập của hội đồng quản trị có mối quan hệ tiêu cực với rủi ro thanh khoản của ngân hàng Kết quả cũng cho thấy sự thay đổi về tỉ lệ thành viên nữ giới xuất hiện trong HĐQT cũng có mối quan hệ tích cực đáng kể với trình độ học vấn của HĐQT Một lần nữa, có thể thấy rằng những thay đổi về quy mô hội đồng quản trị để phản ứng với kết quả hoạt động trong quá khứ là thông qua ảnh hưởng của hoạt động đến quy mô công ty Đối với các biến kiểm soát, kết quả của bảng 4.3 phần A và phần B cũng cho thấy tính chất nội sinh ở các chỉ số rủi ro Ở phần A, cả 3 chỉ số rủi ro có độ trễ t-1 đều có tương quan đáng kể với ln TA trong khi đó thì Debtratio tương quan đáng kể với chỉ số rủi ro thanh khoản Ở phần B, khi sử dụng biến phụ thuộc là sự thay đổi giá trị từ khoản thời gian (t-1) đến t thì đối với ln TA, nghiên cứu cũng thu được kết quả tương tự như ở phần

A là cả chỉ số rủi ro ngân hàng có độ trễ (t-1) đều có mối tương quan đáng kể Đối với Debtratio thì ngoài có mối tương quan đáng kể với liqrisk như ở phần A thì kết quả trong phần B cũng cho kết quả rằng credrisk và liqrisk có độ trễ (t-1) mối tương quan đáng kể với sự thay đổi của Debtratio ở thời điểm từ (t-1) đến t Điều này nhấn mạnh thực tế rằng không chỉ các chỉ số quản trị doanh nghiệp có thể xảy ra hiện tượng nội sinh, mà tất cả các biến kiểm soát có thể sử dụng làm đại diện cho môi trường kinh tế vi mô của ngân hàng cũng có thể tồn tại hiện tượng nội sinh

Việc kiểm tra này rất cần thiết để xác định khả năng tồn tại hiện tượng nội sinh từ đó giúp phân tích mô hình GMM bậc 2 Kết quả thu được rằng trong cả 3 trường hợp của ln điểm số Z, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản các biến cấu trúc HĐQT không phát hiện hiện tượng nội sinh, có nghĩa là các biến cấu trúc HĐQT không bị ảnh hưởng bởi chỉ số rủi ro của Ln điểm số Z và credrisk, liqrisk có độ trễ là (t-1) Cùng với đó kết quả của phần B của bảng 4.3 cũng cho kết quả tương tự như phần A, sự thay đổi của giá trị cấu trúc HĐQT từ thời điểm (t-1) đến thời điểm t đều không tồn tại hiện tượng nội sinh đối với chỉ số rủi ro của ngân hàng Trong trường hợp, biến kiểm soát thì kết quả giúp rút ra kết luận rằng có hiện tượng nội sinh tồn tại

4.2.3 Ảnh hưởng của cấu trúc Hội đồng Quản trị và hiệu quả hoạt động hiện tại của công ty:

Trong phần này sẽ kiểm tra các kết quả từ việc đo lường ảnh hưởng của cấu trúc hội đồng quản trị và chỉ số chấp nhận rủi ro hiện tại của các ngân hàng Bước này dùng để kiểm tra các vấn đề tiềm ẩn đến từ việc không đo lường ảnh hưởng của cấu trúc hội đồng quản trị hiện tại và lịch sử hoạt động của ngân hàng hay nói cách khác là hiện tượng nội sinh trong mô hình, nghiên cứu sẽ ước tính các mô hình sau:

2 Mô hình hiệu ứng cố định

Bảng kết quả dưới đây sẽ không được phân tích chi tiết về ý nghĩa hồi quy cũng như ảnh hưởng của cấu trúc HĐQT lên chỉ số rủi ro của ngân hàng do phân tích trong phần này chỉ cho thấy sự khác biệt khi sử dụng các phương pháp hồi quy khác nhau và lý do phải sử dụng GMM

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy của chỉ số rủi ro ngân hàng lần lượt là Ln điểm số Z, Credrisk abd Liqrisk ở hiện tại với cấu trúc HĐQT ở hiện tại, gồm 3 phần (A) kết quả hồi quy OLS, (B) kết quả hồi theo hiệu ứng cố định, (C) kết quả hồi quy sử dụng mô hình động

Phần (A) Điểm số Z Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản

Phần (B) Điểm số Z Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản

Phần (C) Điểm số Z Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (SCB) VÀ KHỦNG HOẢNG XẢY RA

TÓM TẮT VỀ SCB VÀ KHỦNG HOẢNG XẢY RA Ở NGÂN HÀNG

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) được chính thức công nhận và hoạt động vào ngày 01/01/2012 từ sự hợp nhất của 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) dựa trên Giấy phép số 283/GP-NHNN ngày 26/12/2011 của thống đốc NHNN

Trên cơ sở thừa kế những gì vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước

Lý do ngân hàng SCB không được xem xét và thêm vào mẫu là ngân hàng chỉ mới được thành lập dựa trên cơ sở thừa kế của 3 ngân hàng khác dẫn đến việc sai lệch trong giá trị của số liệu từ năm 2011 qua năm 2012 do số liệu từ năm 2012 sẽ được hợp nhất tử số liệu

2 ngân hàng được sát nhập vào tạo nên 1 tổng thể Ngân hàng Thương mại Cổ phần SCB Bên cạnh đó, thông tin thường niên hợp nhất năm 2022 cũng không được báo cáo do ngân hàng đang trong tình trạng bị điều tra

Nhưng từ việc hợp nhất này đã giúp bị cáo Lan thực hiện những hành vi đã có tính toán từ trước Việc bị cáo Lan đã nhắm vào cách chi phối Hội đồng Quản trị của SCB cho thấy sự quan trọng của Hội đồng Quản trị trong kế hoạch của bị cáo Lan Bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bị cáo Lan nắm giữ hơn 81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), hơn 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất Sau khi 3 ngân hàng trên hợp nhất thành SCB, bị can Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ người đứng tên hơn 85% cổ phần của ngân hàng này Cũng với thủ đoạn nhờ người đứng tên, bị cáo Lan đã mua cổ phần và tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại đây lên hơn 91% vào ngày 1-1-2018 và chi phối gần như toàn bộ ngân hàng

Sau khi đã nằm quyền chi phối SCB, thì bị cáo Lan đã đưa những người của mình nằm giữ các chức vụ quan trọng và chủ chốt trong SCB như: Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc,… Những người này đều có năng lực và trình độ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như được bị cáo Lan trả lương cao từ 200-500 triệu/tháng

Về hoạt động của SCB, đáng chú ý, ngân hàng này được sử dụng như "một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức" Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, SCB lại chủ yếu phục vụ mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan Tất cả đều nằm trong hệ sinh thái của tập đoàn Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 doanh nghiệp, chia làm 4

47 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, gồm: nhóm định chế tài chính, nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhóm các công ty "ma’’ tại Việt Nam và mạng lưới công ty tại nước ngoài

Kết quả điều tra xác định từ ngày 1-1-2012 đến ngày 7-10-2022, SCB đã cho vay, giải ngân cho 1366 khách hàng, trong đó có 2500 khoản vay liên quan trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm với tổng số tiền 1.066.608 tỉ đồng Đến ngày 17-10-2022, các khoản vay của SCB còn dư nợ hơn 677.228 tỷ đồng đều thuộc nhóm không có khả năng thu hồi Riêng dư nợ gốc các khoản vay của Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của hơn 23.000 khoản vay còn dư nợ tại SCB

5.1.2 Khủng hoảng xảy ra ở SCB:

Sau khi bị điều tra và truy tố, theo kết luận, sau khi đã kiểm soát được SCB, bị cáo Lan đã thông qua các cá nhân đã được phó thác trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát để rút tiền của ngân hàng dưới hình thức hồ sơ vay được lập khống, thậm chí có nhiều khoản vay rút tiền trước, hoàn thiện hồ sơ sau cho thấy sự lỏng lẻo trong cơ chế cho vay của ngân hàng

Kết luận điều tra cho thấy SCB đã huy động tiền gửi từ 50 chi nhánh nhưng chỉ tập trung giải ngân đối với bị cáo Lan và hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát Các hồ sơ cho vay, giải ngân của nhóm này tại các đơn vị, chi nhánh trên đều có ký hiệu theo dõi riêng

Cơ quan điều tra Bộ Công an chỉ rõ thủ đoạn được nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng để vay tiền SCB gồm: tạo lập khách hàng vay vốn khống; thuê hoặc nhờ người đứng tên tài sản; tạo lập hồ sơ vay khống; đưa ra tài sản bảo đảm được định giá trị để tạo hồ sơ đúng quy định nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, thực chất là để có thể rút vốn của ngân hàng Hầu hết các khoản vay được giải ngân trước và hợp thức hóa sau

Theo quy trình thông thường, ngân hàng chỉ giải ngân khi đã hoàn thiện thủ tục pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm Nhưng thực tế, 1.284 khoản vay của bị can Lan còn dư nợ chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân; số còn lại có tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản Kết quả xác minh 1.284 khoản vay nói trên tại SCB cho thấy có 201 khoản vay, hồ sơ vay vốn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền Các khoản vay này giải ngân hơn 10.000 tỉ, đến nay tổng dư nợ 11.600 tỉ

Nhóm của Trương Mỹ Lan còn tạo lập, sử dụng khách hàng vay vốn khống, thuê người đứng tên tài sản bảo đảm để vay 1.200 khoản tại SCB Nhóm bị cáo Lan cũng thành lập hàng ngàn pháp nhân, thuê hàng ngàn cá nhân làm đại diện pháp luật, đứng tên cổ đông, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để hợp thức việc rút tiền

Việc số lượng pháp nhân này càng ngày càng tăng lên vì phải thành lập nhiều pháp nhân,

"dựng" nhiều cá nhân mới để đứng tên khoản vay thì khi kiểm tra sẽ không có dư nợ tín dụng lớn" - kết luận nêu

Cũng theo kết luận để có thể thực hiện thủ đoạn rút tiền, chiếm đoạt tiền từ SCB thông qua việc vay, ngoài từ sự tiếp tay bên trong ngân hàng cần có sự giúp đỡ của các các công

SỐ LIỆU CỦA SCB TỪ KHOẢNG THỜI GIAN 2012 ĐẾN 2020

Ở phần này, nghiên cứu sẽ cho cái nhìn về dữ liệu của SCB từ năm 2012 đến năm 2020 Việc lấy mốc thời gian đưa ra là do 2012 là năm đầu tiên do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn SCB được thành lập dựa trên 3 ngân hàng khác và 2020 là năm cuối cùng mà SCB công bố thông tin về báo cáo thường niên Điều đầu tiên cần lưu ý là dữ liệu trung bình của SCB sẽ ít hơn dữ liệu trung bình của các ngân hàng trong mẫu là 2 năm

2021 và 2022 nên các so sánh và phân tích sẽ mang tính chất cung cấp cái nhìn chung và sai lệch Bảng dưới đây thể hiện các chỉ số hiệu quả hoạt động của ngân hàng SCB

Bảng 5.7 Tình hình tài chính và hoạt động của SCB từ năm 2012 đến năm 2020 ( Tổng tài sản, tổng nợ, tổng vốn, thu nhập ròng có đơn vị là trăm triệu đồng)

Năm Tổng tài sản Tổng nợ Tổng vốn

Nợ xấu Điểm số Z Rủi ro tín dụng

ROA Tỉ lệ nợ Tiền gửi khách hàng

2020 633.797 617.183 16.614 55 8.221 10,9168 0,0176 0,0495 0,01 0,974 467.722 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của SCB từ nằm 2012 đến năm 2020; điểm số

Z, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản được tính theo công thức trong chương 2)

Lý do Ln điểm số Z không được tính vào năm 2012, 2013 và 2014 là do không có dữ liệu, vì ngân hàng SCB hiện nay chính thức được thành lập vào năm 2012 dẫn đến không đủ số liệu đến tính Điểm số Z ở năm 2012, 2013 và 2014 Đầu tiên, khi nhìn vào tổng tài sản thì có thể thấy tổng tài sản của SCB rất lớn, việc này có thể có được từ việc SCB được hình thành từ việc sáp nhập 3 ngân hàng Nhưng khi xét đến thu nhập ròng của ngân hàng thì thu nhập ròng của SCB rất thấp so với trung bình của các ngân hàng khác cho dù có tổng tài sản rất lớn, thu nhập ròng trung bình của các ngân hàng là 2.829 tỉ đồng trong khi đó SCB chỉ có thu nhập ròng cao nhất chỉ là 169 tỉ đồng và trung bình thu nhập ròng của SCB chỉ là 95 trăm triệu đồng Trong vòng từ 2012 đến 2020 chỉ có 3 năm từ 2017 đến

2019 có thu nhập ròng trên 100 trăm triệu đồng Khi so sánh trung bình tổng tài sản của SCB là 377.815 với một số ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như Bảo Việt Bank với trung bình tổng tài sản là 28.908 tỉ đồng, Việt capital bank là 27.064 tỉ đồng, VAB là 42.287 tỉ đồng thì trung bình thu nhập ròng của SCB chỉ cao hơn trung bình thu nhập ròng của ngân hàng Bảo Việt là 87 tỉ đồng và nhỏ hơn so với thu nhập ròng của ngân hàng Việt capital là 115 tỉ đồng và ngân hàng Việt Á là 254 tỉ đồng Tại đây số liệu cho thấy thu nhập ròng của SCB thấp một cách kì lạ cho một ngân hàng có quy mô lớn như SCB Từ đây, kết quả cũng cho thấy ngân hàng SCB có ROA rất thấp so so với trung bình của các ngân hàng khác, ROA trung bình là 0,83 trong khi đó của SCB chỉ là 0,03 Ta có thể thấy có vấn đề tại đây khi tại SCB lại ROA kém hiệu quả đến vậy Nên lưu ý rằng trung bình của các ngân hàng có thời gian quan sát nhiều hơn 1 năm

Hình 5.1 ROA của ngân hàng SCB so với toàn ngành ( Hình lấy từ báo Tuổi trẻ)

Ngoài những yếu tố trên, khi xét về 1 trong những yếu tố quan trọng nhất của ngân hàng là nợ Một trong những chỉ số đáng lưu ý đầu tiên là tiển gửi khách hàng của SCB rất cao so với trung bình ngành, của SCB là 290.361 tỉ đồng trong khi đó trung bình của các ngân hàng trong mẫu chỉ có dưới 200.000 tỉ đồng Điều này đã được nêu trong kết luận của cơ quan điều tra rằng SCB tích cực huy động tiền gửi của khách hàng

Hình 5.2 Tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng tại SCB ( Hình lấy từ báo Tuổi trẻ)

VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ CŨNG NHƯ VIỆC QUẢN LÝ RỦI

Sau khi nhìn qua các số liệu của ngân hàng thì nghiên cứu xem xét đến cấu trúc HĐQT của SCB Đây là 1 trong những yếu tố quan trọng của trường hợp của SCB bởi những thành viên HĐQT đều có quan hệ hoặc dưới quyền của bị cáo Trương Mỹ Lan Trong phần này, nghiên cứu sẽ không phân tích dựa vào thồng kê tại vì, thành viên HĐQT đều được bị cáo Lan và đồng phạm cân nhắc, lựa chọn và sắp xếp do đó số liệu thống kê sẽ mang tính thiên lệch Điều đầu tiên nổi bật có thể quan sát được là quy mô HĐQT giảm một các đáng kể từ 11 người ngay tại lúc thành lập xuống còn từ 5 đến 7 người cho các năm sau này Tuy số lượng thành viên giảm nhưng tất cả thành viên HĐQT từ lúc SCB thành lập 2012 đến năm 2020 đều bị xử phạt và lãnh án tù Một điều cần chú ý là các vị trí quan trọng nhất luôn được nằm giữ bởi các người thân cận với Trương Mỹ Lan Một số cái tên đặc biệt là ông Đinh Văn Thanh liên tục giữ chức Chủ tịch từ năm 2013 đến đến năm 2019, ông Võ Tấn Hoàng Văn là thành viên HĐQT nhưng liên tục nằm giữ chức Tổng Giám đốc từ năm

2013 đến năm 2019 Bên cạnh đó, 4 bản án mang tính chất nặng là chung thân thuộc 3 thành viên HĐQT có mặt từ 2012 đến 2020 trong đó gồm Chủ tịch, thành viên kiêm Tổng Giám đốc SCB và thành viên kiêm Tổng Giám đốc của công ty con

Hình 5.3 Cấu trúc HĐQT của SCB từ nằm 2012 đến năm 2020

Số lượng thành viên HĐQT của SCB giảm đột ngột và có giá trị trung bình là 7,11 thấp hơn giá trị trung bình của các ngân hàng trong mẫu là 7,38 Cần lưu ý là quy mô của SCB là rất lớn, lớn hơn quy mô trung bình của các ngân hàng trong mẫu nhưng lại có số lượng thành viên HĐQT thấp hơn của các ngân hàng có quy mô tương đương Điều này có thể là do với số lượng ít thì bị cáo Trương Mỹ Lan có thể dễ dàng chi phối và kiểm soát ngân hàng SCB Bên cạnh đó, số lượng thành viên độc lập của SCB luôn là 1 và số lượng thành viên có bằng tiến sĩ luôn là 0.

CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI GIÚP TRƯƠNG MỸ LAN CÓ THỂ THỰC HIỆN HÀNH VI CỦA MÌNH

Điều đầu tiên cần phải nhắc đến là kiểm toán độc lập, các công ty kiểm toán của SCB sau khi sát nhập nằm trong nhóm big Four kiểm toán của thế giới với Ernst& Young kiểm toán từ 2013 đến năm 2016, Deloitte từ năm 2017 đến 2019 và KPMG là năm 2020; tất cả đều đồng ý với kết quả Câu hỏi được đặt ra là vậy tại sao các công ty kiểm toán lớn và chuyên nghiệp như vậy lại có thể bỏ sót những sai phạm trong nhiều năm vậy Nhưng khi xét xử thì Viện kiểm soát không có đề cập đến vi phạm của các bên kiểm toán độc lập, các công ty kiểm toán độc lập cũng chỉ đơn thuần là nêu ra đây là lỗi do kiểm toán viên và trách nhiệm của kiểm toán viên chứ không phải là do công ty kiểm toán hoặc trưởng đơn vị phụ trách kiểm toán SCB Bên cạnh đó, thì trách nhiệm của kiểm toán độc lập là kiểm

Cấu trúc HĐQT của SCB từ năm 2012 đến năm 2020

Số lượng thành viên Số lượng thành viên độc lập Số lượng thành viên nữ

52 toán dựa trên số liệu được cung cấp chớ không phải là kiểm tra tính đúng đắn của số liệu Ngoài ra, cũng tồn tại 1 lý do nữa là kiểm toán quá chặt chẽ sẽ làm mất mối quan hệ với khách hàng Từ khi xét xử cho đến nay thì các bên công ty kiểm toán độc lập chỉ bị gọi tên và chưa có hành động rõ ràng để khắc phục hậu quả

Ngoài kiểm toán độc lập thì còn có trách nhiệm của Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm rất lớn trong vụ việc này Theo cáo trạng thì bị cáo Lan đã mua chuộc 17 cán bộ, lãnh đạo thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Quả thực vậy, nhiều bản án nặng được đưa ra cho các cá nhân, Thanh tra và Kiểm toán viên Nhà nước liên quan đến vụ việc của bị cáo Trương Mỹ Lan Trong đó, có bị can Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN) tù chung thân

Và cuối cùng là sự giúp sức của các công ty “ma” và cấu kết với các công ty bên ngoài để có thể thực hiện các hành vi tham ô và chiếm đoạt Bằng việc sử dụng các công ty “ma” và các công ty khác có hoạt động thực tế từ đó cấu kết với hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát đã giúp cho bị cáo Trương Mỹ Lan có thể có được những khoản vay của ngân hàng, tạo lập hồ sơ khống và do bị cáo Lan kiểm soát được SCB nên có thể dễ dàng hợp thức hóa từ bên trong ngân hàng Để có thể tạo ra vỏ bọc cho những khoản vay thì bị cáo Lan cũng thông đồng với 5 công ty thẩm định giá phát hành chứng thư thẩm định giá hợp thức cho các khoản vay Bên cạnh đó lý giải việc nợ xấu của SCB không cao như ở trên thì SCB đã thực hiện việc bán nợ xấu cho VAMC, bán nợ các khoản cấp tín dụng trả chậm, cấn trừ nợ để giảm dư nợ tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu.

HẬU QUẢ ĐỂ LẠI CỦA VỤ VIỆC

Hậu quả để lại từ vụ đại án là rất lớn, theo cáo trạng của Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao trong vụ việc của bị cáo Trương Mỹ Lan, SCB đã giải ngân cho riêng hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát 2.500 khoản vay với số tiền lên tới 1 triệu tỉ đồng chiếm 93% khoản vay của ngân hàng Đến năm 2022, hệ sinh thái này có 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỉ đồng (gần 484.000 tỉ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỉ tiền lãi), nằm trong nhóm nợ không có khả năng thu hồi

Ngân hàng SCB đề nghị xác định thiệt hại tính đến ngày bắt đầu xét xử sơ thẩm (5.3.2024) là 761.802 tỉ đồng, trong đó nợ gốc là gần 484.000 tỉ đồng, nợ lãi, phí tạm tính là hơn 277.800 tỉ đồng Đồng thời, SCB đề nghị bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm phải có trách nhiệm liên đới khắc phục toàn bộ thiệt hại

86 bị cáo bị xét xử với các bản án phù hợp Cơ quan điều tra cũng xác định vấn đề cốt lõi nằm ở khâu quản lý BàTrương Mỹ Lan chỉ nắm giữ 4,98% vốn điều lệ ngân hàng SCB dựa trên sổ sách nhưng bằng cách dựa trên 27 pháp nhân, cá nhân đứng tên hộ, bị cáo Lan chi phối tới 91,5% cổ phần của SCB Những người này nắm các vị trí quan trọng trong SCB Sở hữu chéo, chi phối và thao túng ngân hàng SCB là cách mà bị cáo Lan dùng để có thể thực hiện hành vi của mình chót lọt Từ vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan, mà Nhà nước đã ban hành Luật các tổ chức tín dụng (Sửa đổi) với hy vọng sẽ củng cố thêm yêu

53 cầu về quản trị, ngăn ngừa và hạn chế việc thao túng và các hành vi tinh vi.

KẾT LUẬN

Mặc dù có sự chuẩn bị và tinh vi nhưng vụ việc của bị cáo Trương Mỹ Loan không phải hoàn hảo khi sự thay đổi độ trong cấu trúc HĐQT và các số liệu trong BCTC có phần đặc biệt của SCB đã phần nào tạo nên sự nghi ngờ nhất định để dẫn đến vụ việc bị phanh phui Nhưng việc có thể xác định được vai trò chủ mưu và chủ sở hữu chính của ngân hàng SCB là rất khó khăn do việc sử hữu trồng chéo Từ vụ việc của SCB cho thấy mối nguy hại và sự tinh vi của việc sở hữu chéo Thủ đoạn này rất khó có thể phát hiện và các pháp nhân, bị cáo có liên quan sẽ là HĐQT, Ban Điều hành và Ban Kiểm sát Bởi vị theo túng được các pháp nhân ở 3 ban này sẽ giúp các cá nhân dễ dàng thực hiện hành vi của mình, đặc biệt tại Việt Nam thường Tổng Giám đốc sẽ là kiêm thành viên HĐQT Như có thể thấy trong vụ việc của bị cáo Lan, các khoản vay lớn sẽ trực tiếp được HĐQT đồng ý thông qua cho vay, cho thấy tầm quan trọng của HĐQT trong các quyết định mang tính quan trọng, bởi vì nếu HĐQT không bị thao túng thì việc được hợp pháp hóa các khoản vay có giá trị lớn như vậy sẽ là 1 vấn đề Ngoài ra, vụ việc của SCB của ảnh hưởng tới niềm tin của khách hàng vào ngân hàng nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung khi nhiều Thanh tra, giám sát Nhà nước bị bắt và xét xử

Ngày đăng: 25/09/2024, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN