1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Cấu trúc vốn của các công ty xây dựng: Trường hợp tại thị trường chứng khoán Asean

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 11,33 MB

Nội dung

TOM TAT LUẬN VĂN THẠC SĨLuận văn nghiên cứu về cấu trúc vốn của các công ty xây dựng: trường hợp tại thịtrường chứng khoán ASEAN được thực hiện với các công ty xây dựng niêm yếttrên sản

Trang 1

VĂN THỊ PHƯƠNG THẢO

CÂU TRÚC VÓN CỦA CÁC CÔNG TYXÂY DỰNG: TRƯỜNG HỢP TẠI

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ASEAN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanhMã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HO CHÍ MINH, THANG 10 NAM 2017

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠITRUONG ĐẠI HOC BACH KHOA —- ĐHQG —- HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Dương Như Hùng

Cán bộ cham nhận xét 1: TS Nguyễn Thu Hiền

Cán bộ cham nhận xét 2: TS Nguyễn Anh Phong

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHỌG Tp.HCMngày 20 tháng 3 năm 2018.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 Chủ tịch: PGS.TS Vương Đức Hoàng Quân2 Thư ký: TS Trương Minh Chương

3 Phản biện 1: TS Nguyễn Thu Hiền

4 Phản biện 2: TS Nguyễn Anh Phong

5 Ủy viên: TS Phạm Quốc Trung

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên

ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nêu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG TRƯỞNG KHOA

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: VĂN THỊ PHƯƠNG THẢO MSHV: 1570972

Ngày, tháng, năm sinh: 27/01/1991 Nơi sinh: Quảng Tri

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02I TÊN DE TÀI: CÂU TRÚC VON CUA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG:TRƯỜNG HỢP TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ASEAN

Il NHIỆM VỤ VA NỘI DUNG:e Xác định các nhân t6 ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty xây dựng

niêm yết trên thị trường chứng khoán của 6 nước thuộc khối ASEAN là

Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

e Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến việc tận dụng tối đa hiệu quả

của cau trúc von

IH NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20/03/2017IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIEM VU: 31/10/2017V CÁN BỘ HƯỚNG DÂN: TS Dương Như Hùng

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn người thầy trực tiếp hướng dẫn là Tiến SĩDương Như Hùng, người đã dành nhiều thời gian quý giá để tận tình hướng dẫn vàhỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô thuộc khoa Quản lý công nghiệptrường đại học Bách Khoa Thành phố Hỗ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyềnđạt rất nhiều kiến thức quý giá dé tôi có thé hoàn thành toan bộ khóa học tại Trườngđại học Bách Khoa Thành phó Hỗ Chí Minh

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thay Cô tại Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh tế TàiChính thuộc đại học Kinh tế - Luật đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thu thập dữ liệu

từ Thomson Rueters.

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những anh chị khóa MBA 2007, MBA 2014-01,

MBA 2014-02, MBA 2015-01 và các bạn bè của tôi trong lớp MBA 2015-02 đã hỗ

trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này.Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình và các đồng nghiệp của tôi đã động viên tinhthan và hỗ trợ tôi trong công việc để tôi có thé hoàn thành luận văn tốt nghiệp nayđúng tiễn độ

Một lân nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành dén tat cả mọi người.

Tp HCM, ngày 31 tháng 10 năm 2017

Người thực hiện luận văn

Văn Thị Phương Thảo

Trang 5

TOM TAT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Luận văn nghiên cứu về cấu trúc vốn của các công ty xây dựng: trường hợp tại thịtrường chứng khoán ASEAN được thực hiện với các công ty xây dựng niêm yếttrên sản giao dịch chứng khoán của 06 quốc gia gồm Indonesia, Malaysia,Philipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm2015 Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy đa bién với mô hình các yếu t6 tácđộng cô định (FEM) Kết quả nghiên cứu tìm thay mối quan hệ tương quan cùngchiều của quy mô công ty, lam phát lên cau trúc vốn và tương quan ngược chiều củakhả năng sinh lời, khả năng thanh toán lên cấu trúc vốn của các công ty xây dựngđược niêm yết trên sản giao dịch chứng khoán ASEAN Điều nay cũng tương đồngvới lý thuyết trật tự phân hạng và kết quả phủ hợp với kết luận của các nghiên cứu

trước.

Từ khóa: Cấu trúc vốn, công ty xây dựng, thị trường ASEAN

Trang 6

ABSTRACT

Research on capital structure of construction companies: The case in the ASEANsecurities market was conducted with construction companies listed on stockexchanges of 06 countries including Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore,Thailand and Vietnam for the period from 2010 to 2015 The study usesmultivariate regression with model of fixed-effect factors (FEM) The results of thisstudy find the same correlation of firm size, inflation on capital structure and theopposite relationship of profitability and solvency on capital structure ofconstruction companies Listed on the ASEAN stock exchange This is in line withthe theory of grading and results in line with the conclusions of previous studies.Key words: Capital structure, construction company, ASEAN market.

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do bản thân tôi tự tìm tòi nghiên cứu thu thập dữ

liệu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Dương Như Hùng và không saochép bất kỳ công trình nghiên cứu của các tác giả khác để làm thành luận văn của

riêng mình.

Tất cả thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc và trích dẫnrõ ràng Các tài liệu tham khảo đều được sử dụng đúng mục đích, đúng nguyên tắcvà được trình bảy rõ ràng ở phần Tài liệu tham khảo

Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian dối nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặtnội dung của luận văn do cá nhân tôi thực hiện Trường Dai học Bách Khoa Tp HồChí Minh không liên quan đến những vi phạm tác quyên va bản quyên do tôi gây ra

trong quá trình thực hiện nêu có.

Tp.HCM, ngày 31 tháng 10 năm 2017Người thực hiện luận văn

Văn Thị Phương Thảo

Trang 8

MỤC LỤC

09009 00)0777 iTOM TAT LUẬN VAN THAC SĨ << 5< << << 99999 eEveveveeevee ii

F7 (001 ,ŒƠẦ iii

LOI CAM DOAN CUA TÁC GIA LUẬN VAN << 5 5c <cscscsesesesese iv

MUC 001 —— Ô V

9 :8./10/96:70 16113 ixDANH MỤC CÁC KY HIEU VA CHỮ VIET TAT -2 5 5se<<<<<s X0;:1/9)1051019)10/9)0/.0)0777 7 11.1 CO SO HINH THÀNH DE TÀI 5-5-5252 SE+E+E+ESEEE+EeESESEEEErkrkerrererered |1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CÍỨU ¿- + 2+2 +2 +E£E+EEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrere 21.3 PHAM VI VÀ DOI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - 2 252 52+s+x+EsEerecxd 31.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 2- + 2 SE+E+E£E£ESEEEEEeErkrreree, 31.5 Y NGHĨA CUA DE TÀI NGHIÊN CỨU - 2 2©s+<+£z+e+ez£zrszree 41.6 BO CỤC CUA DE TÀI NGHIÊN CỨU - ¿2-52 + 2+s+E+££E+ezEzrszeee 4CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LY THUYET VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 62.1 CÂU TRÚC VÔÔN S2 1 1 1 1115111111211 111111 1101171111 0111011111 11111 te 62.2 CÁC LÝ THUYET CÓ LIÊN QUAN DEN VAN DE NGHIÊN CỨU 62.2.1 Lý thuyết đánh đổIi - - - k9 SE ST 11H11 11111111131 xe 62.2.2 Lý thuyết trật tự phân hang - - EEE+k+k#EEEEEEESESEeEEkrkrkrererees 72.2.3 Lý thuyết bất cân xứng thông tỉn «xxx #EEEeEeEeEerrererees 92.3 CAC NGHIÊN CUU TRƯỚC CÓ LIEN QUAN ccecceccescececsescecececseeeeeees 10

2.3.1 Các nghiên cứu ở nước nØOÀI 1111111111354 10

Trang 9

2.3.1.1 Nghiên cứu cua Hui Li va Petros Stathis (2017) 112.3.1.2 Nghiên cứu cua Razali Haron (2016) -+<+++++<<+<<ss 112.3.1.3 Nghiên cứu cua Chimlemwe Chipeta va Chera Deressa (2016) 22.3.1.4 Nghiên cứu cua Bader Alhashel (2015) -+-<+<<<<<<<s 122.3.1.5 Nghiên cứu của Jian Chen et al (2014) -<<<<<<<<ss 132.3.1.6 Nghiên cứu của Tesfaye T Lemma và Minga Negash (2014) 132.3.1.7 Nghiên cứu của Ozde Oztekin (2013) -+c<+<<<++<<ss 142.3.1.8 Nghiên cứu cua Supa Tongkong (2012) -+++<+<+<<+ssss 142.3.1.9 Nghiên cứu cua Frank va Goyal (2009) cccccccesssssceceeeeeeeeeeeeeees 152.3.1.10 Nghiên cứu cua Basil Al-Najjar va Peter Taylor (2008) 152.3.1.11 Nghiên cứu cua Chiang Yat Hung et al (2002) 162.3.1.12 Nghiên cứu cua Joseph O01 (1999) c cv 172.3.1.13 Nghiên cứu cua Rajan va Zingales (1995) -<<<<<<<<5 172.3.2 Các nghiên cứu ở trON NUCGC 11111 EEkssssssssssssss 182.3.2.1 Nghiên cứu cua Võ Minh Long (2017) ccccceeesssscceeeeeeeeeeeeeeeees 18

2.3.2.2 Nghiên cứu của Dang Thị Quynh Anh và Quách Thị Hai Yến

01 182.3.2.3 Nghiên cứu của Võ Thi Thúy Anh va cộng su (2014) 192.3.2.4 Nghiên cứu của Lê Dat Chí (2013) ¿ ¿-5- 2+s+csrzeerreered 19

2.3.2.5 Nghiên cứu của Nguyễn Tan Vinh (201 1) - << sex: 19CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CUU 2-5- 2 5< s52 s52 s£s2=ses2 s2 223.1 MÔ TẢ DU LIỆỆU - SE 52 SE E2 E115 1 151111111151111311 111111111 Te xe 223.1.1 Cau tric VỐN ¿- 5-52 E1 3115 12111111111511111151111 111111011111 11 1111 L0 243.1.2 Tỷ giá quy đổi trong bài nghiên cứu - - - + kek+EeEsEsrsrerererees 26

Trang 10

3.2 CÁC GIÁ THUUYÊTT ¿2 52 SE+E+EEE£ESEEEEESEEEEEE5E1E311115 7115111121 xe, 273.2.1 Quy mô công ty và cầu trÚC VỐN -¿- - -k+t+EsESESEEEkEkckckekekekeereeree 273.2.2 Tốc độ tăng trưởng của công ty và cầu trúc vốn s se xxx: 293.2.3 Khả năng sinh lời và cấu trúc VỐn -¿- 6 k+x+k+E+E#E£EeEeEersrerererees 293.2.4 Khả năng thanh toán va cau trúc VỐn ¿- + s+xsEse‡EeEsEersrerererees 313.2.5 Cau trúc tài sản và cấu trúc VỐn +: Set 2E EEEErkrre 323.2.6 Thuế thu nhập doanh nghiệp và cau trúc vốn - - + sex: 343.2.7 Lam phát và Cau trúc VỐN - - «+ +k*E#E#EEEEESESEEEEEkrkrkrsrerees 353.2.8 Tốc độ tăng trưởng GDP va cau tric vỐn - - + cscsrsrsesrsrsrererees 363.3 MÔ HINH NGHIÊN CỨU - ¿2 52 +E+EEEE£ESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEErkrkee 373.4 PHƯƠNG PHÁP PHAN TÍCH DU LIỆU - 2 2 2 2+s+E+E+£z£erezxd 39CHƯƠNG 4: PHAN TÍCH DU LIỆ:U - <5 5 s2 E2 seSssee 414.1 THONG KE MO TẢ G5 SE E2 E111 1215151111151 1111511111111 1xx 414.2 PHAN TÍCH TƯƠNG QUAN - G565 SESESESESESESEEEEEEEEErkekrksereree 474.3 PHAN TÍCH HOI QUY ĐA BIEN G- G6 EEEEEeEeEsEseserererered 48CHƯƠNG 5: KET LUAN - << << << 5999999 eEEeveeeeeexescscscsgsgee 565.1 CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN 5-5-5252 55c2c2£E+EzErkrrerereee 565.2 KET QUA CUA NGHIÊN CỨU - - - + +E+E+E+E+E+E+E+ESESEEEEeEerererereed 565.3 HAM Y QUAN TTRRỊ, -G-G- 6 6S SE 151111181 11515151 111111 EEErkrkd 575.4 HAN CHE VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO - 5-5- 60TÀI LIEU THAM IKHÁOO 5 5 5 5 << <9 ưu 9 99 9gøevee 61PHU LUC A: KET QUA HOI QUY MO HÌNH POOLED OLS 65PHU LUC B: KET QUA HOI QUY MÔ HINH FEM 5-5- 5-5 66PHU LUC C: KET QUA HOT QUY MO HINH REM 5 5-5- 67

Trang 11

PHU LUC D: KET QUA KIEM ĐỊNH HAUMAN TEST 5 5 68PHU LUC E: DANH SACH CONG TY XAY DUNG TRONG MAU NGHIEN

Trang 12

DANH MỤC BANG

Bang 1.1: Danh sách các thi trường chứng khoán trong bài nghiên cứu 3

Bảng 2.1: Tóm tắt các kết quả nghiên €ứu - -¿- - +s+E+ESESEExEEEEckckekekeeeeeeeree 20Bảng 3.1: Số lượng công ty xây dựng niêm yết trên san chứng khoán ASEAN 24

Bảng 3.2: Thước đo các biến quan Sất «<< s33 S31 E191 5E EExExrkrkrerees 25Bảng 3.3: Ty giá quy đổi của các nước trong bài ngiên cứu - se: 26Bảng 4.1: Số lượng công ty phân loại theo quốc gia trong bài nghiên cứu 41

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các bién trong toàn bộ mẫu nghiên cứu 42

Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến của các công ty xây dựng tại Indonesia 47

Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến của các công ty xây dựng tai Malaysia 47

Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến của các công ty xây dựng tại Philipines 47

Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến của các công ty xây dựng tai Singapore 47

Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến của các công ty xây dựng tại Thái Lan 47

Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến của các công ty xây dựng tại Việt Nam 47Bảng 4.9: Ma trận tương quan các biến trong bai nghiên cứu - 5-5555: 47Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình Pooled OIL/S - 5-5 5 £+E+E+EsEsEsEereree 48Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình FEM - - 5S S+E+EEEEEESE£E£E+EeEeEeeeeesee 49Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình R.EM 2-5 + +E+EESEE SE +E+veveveeeeeree 50Bang 4.13: Kết quả kiểm định Hausman - 6 6 SE E£E#E£ESESESEEEEEErkckcvceei 53Bang 4.14: Tóm tắt kết quả các mô hình hồi quy - - 5-5 5 +E+E+E+EsEsEsEererees 55

Trang 13

AEC (ASEAN Economic Community): Cộng đồng kinh tế ASEANASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông NamA

FDI (Foreign Direct Investment): Dau tư trực tiếp nước ngoaiFEM (Fixed Effects Model): Mô hình các anh hưởng có địnhGDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nộiGICS (Global Industry Classification Standards): Chuan phân ngành toàn cầuHOSE (Ho Chi Minh Stock Exchange): Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh

HNX (Hanoi Stock Exchange): Sở giao dich chứng khoán Ha Nội

IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế

REM (Random Effects Model): Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên

ROA (Return On Asset): Doanh thu trên tổng tài sảnROE (Return On Equity): Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

TRBC (Thomson Reuters Business Classification): Phân loại doanh nghiệp cuaThomson Reuters

Trang 14

CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN

Chương này trình bày lý do hình thành đẻ tài nghiên cứu Từ đó, xác định mục tiêu,phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tảinghiên cứu và bố cục của đề tài nghiên cứu

1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH DE TÀIVốn là vẫn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các công ty ở bất kỳ lĩnh vực hoạt độngkinh doanh nao Vốn được xem là nguồn tai lực và là một trong ba yếu tố quantrọng nhất của cấu trúc hình thành mỗi công ty cùng với nguồn nhân lực và vật chat.Công ty sử dụng vốn để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêmlợi nhuận và giá trị cho công ty Huy động vốn bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sảnxuất kinh doanh và nhu cầu phát triển của công ty thì đồng thời cũng kèm theonhiều rủi ro Do vậy, dé có thé sử dụng hiệu quả nguồn vốn, giảm thiểu được tối dacác rủi ro tài chính, đồng thời chi phí sử dụng nguồn vốn thấp nhất thì mỗi công ty

cân xác định một cau trúc vôn tôi ưu cho công ty.

Muốn xác định được cấu trúc vốn tôi ưu trước hết công ty cần quan tâm đến các yếutố ảnh hưởng đến cau trúc vốn Không có cấu trúc vốn tối ưu chung cho mọi công tytrong mọi chu kỳ sản xuất kinh doanh Vì vậy, xác định đúng các yếu tố tác độngđến cau trúc vốn của công ty trong từng giai đoạn là một nhiệm vụ quan trọng của

các nhà quan tri.Câu trúc vôn phụ thuộc rat nhiêu vào đặc diém của từng công ty như quy mô côngty, toc độ phát trién cua công ty, cau trúc tài sản, ty suât sinh lời, quan diém của cácnhà quan tri và các yêu tô vĩ mô của nên kinh tê.

Việc nghiên cứu các yêu tô tác động đên câu trúc vôn là một nghiên cứu trong trạng

thái động với nhiều công ty trong cùng một ngành trong mỗi quốc gia và trong bối

cảnh khu vực ASEAN.

Trang 15

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống Kê va IMF từ 2010 — 2015, tăng trưởngkinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đôi mới luôn đạt mức tăng trưởng cao nhất trongkhu vực Châu A — Thái Bình Duong, cụ thé năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tếtrung bình thế giới đạt 3.5%, khu vực Châu Á — Thái Bình Dương đạt 5,5% và ViệtNam đạt 6,53% Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 trong giai đoạn

2007-2015, Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng bình quân 6,29%/ nam Tuy

nhiên xét trên nhiều khía cạnh và góc độ thì tốc độ và chất lượng tăng trưởng chưaphản ánh đúng tiềm năm phát triển của Việt Nam khi năng suất lao động còn thấp

và chuyên dịch cơ câu kinh tê còn chậm.Tuy nhiên, trước những thách thức và cơ hội trong quá trình hội nhập đòi hỏi các

công ty xây dựng Việt Nam phải có cái nhìn tong quát về tình hình chung cũng nhưđặt mình vào sự phát triển của kinh tế khu vực khi nhìn nhận vấn dé và so sánh vớicác công ty trong khu vực Chính vì lý do trên nên đề tài: Cấu trúc vốn của các

công ty xây dựng: Trường hợp tại thị trường chứng khoán ASEAN được thực

hiện nhằm tìm ra cau trúc vốn của các công ty xây dựng khu vực ASEAN được taitrợ từ những nguồn vốn nào, những yếu tố nao tác động vao quá trình hình thànhnguồn vốn của công ty Từ đó gợi ý mô hình cau trúc vốn và mức độ tác động củacác nhân tố quan trong giúp các công ty xây dựng ở Việt Nam có thé tham khảo dé

xây dựng câu trúc vôn cho công ty.

1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨUMục tiêu chính của dé tài là nghiên cứu các yếu tô tác động lên cau trúc vốn của cáccông ty xây dựng ở thị trường chứng khoán ASEAN gồm 6 nước: Indonesia,

Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam Trên cơ sở xây dựng mô

hình lý thuyết và kiểm định các giả thuyết về mối liên hệ giữa các khái niệm nghiên

cứu.

Nghiên cứu được được thực hiện nhăm đặt các mục tiêu sau:

Trang 16

e Nghiên cứu các yếu tố tác động lên cau trúc vốn của các công ty xây dựngđang niêm yết trên các sàn chứng khoán của các nước Indonesia, Malaysia,

Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

e Đề xuất mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết có trong mô hình

nghiên cứu.

1.3 PHAM VI VÀ DOI TƯỢNG NGHIÊN CỨUNghiên cứu được tiến hành trên một mẫu gồm 253 công ty xây dựng niêm yết trênthị trường chứng khoán 6 nước ASEAN trong thời đoạn từ năm 2010 đến năm

2015.

Nghiên cứu ảnh hưởng của từng yêu tô lên cầu trúc vôn của các công ty xây dựng

được niêm yết trên các thị trường chứng khoán ASEAN gồm:

Bảng 1.1: Danh sách các thị trường chứng khoán trong bài nghiên cứuSTT Thi trường San giao dich

Indonesian Stock Exchange IDX

6 Viet Nam men

HOSE - www.hsx.vn

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUUBai nghiên cứu tập trung vào phương pháp phân tích định lượng nhằm xác định cácnhân t6 ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty xây dựng được niêm yết trên thị

trường chứng khoán ASEAN.

Trang 17

thuộc đại học Kinh tế Luật Sau khi thu thập dữ liệu, tiến hành phân tích dữ liệunghiên cứu bằng phần mềm STATA 13 Tiếp theo sẽ thực hiện các phân tích: thốngkê mô tả, phân tích ma trận tương quan, phân tích hồi quy Pooled OLS, FEM, REMvà cuối cùng kiểm định Hausman để xác định các yếu tố ảnh hưởng, mức độ ảnhhưởng của các biến độc lập lên cau trúc vốn và lựa chọn mô hình phù hop Câu trúcdữ liệu bảng được kết hợp từ 2 thành phần: thành phần dữ liệu chéo và thành phầndữ liệu theo chuỗi thời gian Việc kết hợp hai loại dữ liệu này trong cầu trúc panelsẽ có nhiều thuận lợi và ưu điểm trong việc phân tích các yếu tổ ảnh hưởng Đặcbiệt khi muốn quan sát, phân tích sự biến động của các nhóm đối tượng nghiên cứusau các biến cô hay theo thời gian cũng như phân tích sự khác biệt giữa các nhómđối tượng mà bài nghiên cứu hướng tới Cu thể là các nước thành viên trong

ASEAN là: Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore, Thai Lan và Việt Nam.

1.5 Y NGHĨA CUA DE TÀI NGHIÊN CỨUNghiên cứu này sẽ xác định được cụ thể từng nhân tố tác yếu tố và mức độ ảnhhưởng của các yếu tố đến cấu trúc vốn của các công ty xây dựng với bối cảnh kinhtế của các quốc gia trong khối ASEAN

Các kết quả của nghiên cứu này có thé giúp các nhà quản lý hiểu tam quan trọngcủa các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó lên cau trúc vốn của các công ty tạiViệt Nam, từ đó tập trung thực hiện việc quản lý các yếu tô và điều chỉnh chúng ởmức hợp lý nhằm đảm bảo công ty đạt được cau trúc vốn tối ưu và tối đa hóa lợi

nhuận công ty.

Sự đóng góp của dé tài là góp phan làm sáng tỏ những khía cạnh liên quan đến cácyếu tô ảnh hưởng đến cau trúc vốn ngành

1.6 BO CUC CUA DE TÀI NGHIÊN CỨU

Bo cục của luận văn gồm có 5 chương như sau:

Trang 18

Chương 1: GIỚI THIEU DE TÀI gồm: lý do hình thành dé tài, mục tiêunghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiêncứu và ý nghĩa của dé tài nghiên cứu

Chương 2: CO SỞ LÝ THUYET gồm: Co sở lý thuyết và tong quan lý luận:trình bày cơ sở lý thuyết của dé tai và các lý thuyết dé xuất mô hình nghiêncứu, dữ liệu nghiên cứu, nguồn thu thập dữ liệu, đo lường các biến và kiểm

chứng mô hình có liên quan.

Chương 3: MÔ HINH NGHIÊN CỨU gồm: Đề xây dựng trên phạm vi 06quốc gia trong khu vực ASEAN Những nước có vị trí địa lý gần với ViệtNam và có sự hợp tác liên kết mạnh mẽ và là cầu nối cũng như đòn bẩy choViệt Nam vươn ra xa hon trong nên kinh tế toàn câu

Chương 4: KẾT QUA NGHIÊN CỨU gồm: Kết quả nghiên cứu, phân tíchmô hình và kiểm định ý nghĩa của các biến số và kết quả

Chương 5: KET LUẬN gồm: Nhận xét chung và rút ra kết luận của bainghiên cứu, nhìn nhận các mặt hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp

theo trong tương lai.

Trang 19

Mục tiêu của chương 2 là trình bày các khái niệm lý thuyét cơ bản liên quan đêncâu trúc von, các yêu tô tác động đên câu trúc vôn của công ty Các lý thuyết nêntảng đã được nghiên cứu và tóm tat các bài nghiên cứu liên quan dén dé tài nghiêncứu trong và ngoài nước.

2.1 CÂU TRÚC VONCâu trúc vốn là quan hệ tỷ trọng của từng loại vốn dai hạn bao gồm: no, vốn côphan ưu đãi và vốn cô phan thường trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp(Nguyễn Minh Kiểu, 2013)

Mặt khác, câu trúc von còn được hiệu theo một sô định nghĩa như: Cau trúc von cuacông ty còn được định nghĩa là sự kêt hợp giữa nợ va von cô phân trong tông nguồn

vốn dài hạn mà công ty có thé huy dong duoc dé tai trợ cho các dự án đầu tư.Cấu trúc vốn là cách thức công ty tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài chính thôngqua việc lựa chọn hình thức vay vốn hay phát hành cổ phan ra thị trường Đây làquyết định quan trọng với mọi công ty vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận và lợi ích

của các nhà dau tu.

2.2 CAC LÝ THUYET CÓ LIEN QUAN DEN VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU2.2.1 Lý thuyết đánh doi

Lý thuyết đánh đổi trong mỗi doanh nghiệp được xem là quyết định về tỷ lệ nợ vốn cô phan trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, là một sự đánh đổi giữa tam láchắn thuế và chỉ phí tài chính của mỗi doanh nghiệp cụ thể Lý thuyết này đượcnghiên cứu bởi Miller và Modigliani (1958) sau đó được phát triển thêm bởi Miller

-(1966), Kraus và Litzenbergerv (1973), Jensen và Meckling (1976), Kim (1978).

Ly thuyét đánh đổi của cấu trúc vốn thừa nhận rằng các tỷ lệ nợ mục tiêu là khácnhau giữa các doanh nghiệp Các công ty có tài sản hữu hình an toản và nhiều thunhập chịu thuế để được khấu trừ nên có tỷ lệ mục tiêu cao Các công ty có thu nhập

Trang 20

chịu thuế thấp hơn hay ít sinh lời và tài sản vô hình nhiều nên hoạt động dựa vào

vôn cô phân hơn là các khoản vay.

Lý thuyết đánh đối của lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp không giốngnhư lý thuyết của Miller và Modigliani Lý thuyết này không khuyến khích cácdoanh nghiệp nên vay càng nhiều nợ càng tốt mà đưa ra các dự báo hay ty lệ đánhđối hợp lý giữa việc lựa chọn vốn vay hay vốn cỗ phan

Việc xem xét tỷ lệ tài sản vô hình và tài sản hữu tình trong cầu trúc tải sản củadoanh nghiệp để xem xét mức vay cũng như khả năng vay nợ cũng ảnh hưởng đếnquyết định lựa chọn hình thức tài trợ bang loại vốn nào của các công ty Nhất là việcgiải thích sự khác biệt của cau trúc vốn giữa nhiều ngành khác nhau Cụ thé, ngànhxây dựng có tài sản hữu hình chiễm giá tri lớn, các khoản nợ vay được đảm baobăng nhiều loại tải sản có giá trị thì có thể vay và vay nhiều hơn các công ty ngànhdịch vụ vì tài sản của các công ty ngành xây dựng là hữu hình và tương đối an toản.Vì loại tài sản hữu hình như nhà ở, nhà xưởng rất dễ dàng trong việc chuyên đổicông năng sử dụng như cho một don vị khác thuê dé sử dụng Tài sản hữu hình càngcao và cảng an toàn, dễ chuyên đổi chức năng sử dụng thì công ty càng dễ vay vốn

và được vay với tỷ lệ cao hơn.

2.2.2 Lý thuyết trật tự phân hạngLý thuyết trật tự phân hạng giải thích tại sao các công ty có khả năng sinh lời caonhất (ROE thuộc nhóm những công ty đầu ngành) thường sử dụng ít vốn vay vàthường sử dụng nguồn vốn cô phan của công ty Phải chăng các công ty trên không

cân sử dụng nguôn tiên từ bên ngoài hay tỷ lệ nợ mục tiêu của họ thâp.Ngược lại với các công ty lớn có khả năng sinh lời cao thì các công ty nhỏ hoặc có

khả năng sinh lời thấp hơn thường phát hành nợ vì nguồn vốn nội bộ của công tykhông đủ đáp ứng nhu cầu vốn dé hoạt động kinh doanh của các công ty

Lý thuyết trật tự phân hang được nghiên cứu bởi 2 tác giả là Myers và Majluf(1984) giải thích về lý do tại sao một số doanh nghiệp luôn ưu tiên sử dụng nguồnvốn nội bộ thay vì vốn vay bên ngoài Trong lý thuyết trật tự phân hạng được trìnhbay, ton tại mối tương quan nghịch trong ngành, giữa các công ty có tỷ suất sinh lời

Trang 21

ngành cũng tăng trưởng va dau tư theo mức tăng trưởng của ngành Nhờ đó, tỷ lệđầu tư của các công ty đều tương tự nhau Và khi các tỷ lệ chi trả cỗ tức đã cô địnhvà không thể linh hoạt được thì các công ty có tỷ suất sinh lợi cao sẽ dé dang hơntrong việc chi trả cô tức bằng nguồn vốn nội bộ còn các công ty có tỷ suất sinh lờithấp hơn sẽ có ít cô tức được chi trả bằng nguồn vốn nội bộ hon va sẽ phải sử dụng

thêm các nguôn vôn vay từ bên ngoài.

Nguyên nhân cua lý thuyết trật tự phân hang nay là do nguồn thông tin bất cân xứnggiữa các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư Các chủ doanh nghiệp sẽ luôn nămđược nguồn thông tin chính xác và rõ rang hơn về các dòng tiền, các dự án tiềmnăng, rủi ro của doanh nghiệp và các giá trị tương lai của công ty hơn các nhà đầutư bên ngoài Thông tin bất cân xứng nay tác động đến lựa chọn giữa tai trợ hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty bằng nguồn vốn nội bộ và tài trợ băng nguồnvốn từ bên ngoài Hay giữa việc lựa chọn phát hành mới chứng khoán nợ và chứngkhoán vốn cổ phan Lựa chon phát hành chứng khoán vốn cổ phan chỉ được sử dụngkhi công ty đã sử dụng hết khả năng vay nợ Nhờ đó, trật tự phân hạng được sắp xếptheo thứ tự ưu tiên giảm dan như sau: vốn nội bộ (từ lợi nhuận được giữ lại hàngnăm để tái đầu tư cho năm tiếp theo với triển vọng tươi sáng trong tương lai), vay

nợ và cuôi cùng là phát hành chứng khoán vôn cô phân mới.

Lý thuyết trật tự phân hạng được tóm lược như sau (Trần Ngọc Thơ và cộng sự,

trong khả năng sinh lời và các cơ hội đầu tư, có nghĩa là dòng tiền phát sinh

nội bộ đôi khí lớn hơn các chi tiêu vỗn va đôi khi nhỏ hon.

Trang 22

e Néu can đên tài trợ từ bên ngoài, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên với nợ, rồi đềntrái phiêu chuyên đôi được và phát hành chứng khoán vôn cô phân là lựachọn cuôi cùng.

Dựa trên lý thuyết về trật tự phân hạng có thé giải lý co bản lý do tại sao các doanhnghiệp sẽ ưu tiên tai trợ các cơ hội đầu tư có tý suất sinh lời hap dẫn băng nguồnvốn nội bộ đây là nguồn vốn được tài trợ từ chính lợi nhuận được gitt lại của côngty và nguôn vốn có rủi ro thấp nhất Sau đó là tài trợ bang nợ với rủi ro liên quanđến mức chỉ trả lãi và khả năng phá sản của công ty Cuối cùng là phát hành chứngkhoán vốn cổ phan dé tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điều

này cũng giải thích cho việc các công ty hoạt động càng hiệu quả ở năm trước, có

nhiều lợi nhuận gitr lại sẽ có nhiều nguồn von dé đầu tu cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Trong khi các công ty có mức lợi nhuận giữ lại thấp, vốn nội bộ đểtài trợ các cơ hội đầu tư thấp sẽ phải mat nhiều thời gian để tiếp cận được nguồnvốn từ bên ngoài như thủ tục hỗ sơ vay vốn, thủ tục phát hành vốn c6 phan, chi phíphát hành vốn cô phan, điều nay sẽ làm ảnh hưởng đến cau trúc vốn của công ty.Lý thuyết này được cũng cô bang các nghiên cứu của Huang va Ritter (2009),Flannery và Rangan (2006) đã cho thay rang các công ty có chi phí nợ thấp hon dohọ có khả năng phá sản thấp hơn và do đó dự kiến sẽ có tỷ lệ đòn bay cao hơn.Ngược lại, trật tự ranh giới cho thấy rằng các công ty thích nguồn vốn bên tronghon là tài trợ bên ngoài Do đó, khả năng dẫn đến giảm ty lệ đòn bay do các cơ sởsử dụng thu nhập giữ lại để tài trợ các hoạt động của họ (Rajan & Zingales, 1995).2.2.3 Lý thuyết bất cân xứng thông tin

Lý thuyết trật tự phân hạng là hậu quả của việc bất cân xứng thông tin được nghiêncứu bởi Akerlof (1970) Các giám đốc doanh nghiệp sẽ nam được nhiều thông tinhơn các nhà đầu tư bên ngoài dẫn đến sự bất cân xứng thông tin ảnh hưởng đếnquyết định lựa chọn nguén vốn trong cau trúc vốn của công ty

Khi có nguồn thông tin thuận lợi về dự án đầu tư khả thi, mức sinh lợi ôn định vàđảm bảo lợi nhuận thu về cho công ty các nhà quản trị công ty sẽ luôn ưu tiên sử

dụng các nguôn vôn nội bộ Còn nêu nguôn thông tin có được về dự án sắp tới có

Trang 23

nhiều rủi ro thì các nhà quan trị sẽ lựa chọn phương án phát hành vốn cé phan désan sẻ rủi ro trong quá trình đầu tư cũng như lựa chọn thời điểm phát hành vốn cổphan dé giá ca được định đoạt ở mức cao nhất Vì các nhà đầu tư là những ngườinhạy cảm với thông tin Họ cũng cho rằng việc phát hành thêm vốn cô phan là tintức xấu đối với công ty Do đó, khi có thông tin mới về việc phát hành vốn cô phầnthì giá cổ phần hiện tại thường sụt giảm hơn.

Nếu như các nhà quản lý không quá lo ngại về rủi ro phá sản thì chỉ phí sử dụng nợrẻ hon chi phí sử dung vốn cô phan sẽ khuyến khích các nhà quản trị sử dụng vốnvay để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hơn là vốn côphân

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

2.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Sự phát triển của các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn của các công ty gồm lýthuyết về sự đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hang và lý thuyết về bất cân xứng thôngtin đều có sự kế thừa và xem xét dựa trên quan điểm của hai tác giả Modigliani vàMiller (1958, 1963) Với quan điểm truyền thống về sự bất hoàn hảo trong cau trúcthị trường vốn và việc xem xét đến các tác động của thuế, chỉ phí phá sản và nhiềuyếu tô khác

Ngày nay, các quyết định về câu trúc von cua công ty không chỉ ảnh hưởng đên cautrúc von tai từng công ty mà còn tac động tới giá tri của công ty trong mặt các nhàdau tu va sự đánh giá về năng lực quản lý của các nha quan tri.

Các công ty hiện nay luôn xây dựng tỷ lệ nợ mục tiêu và điều chỉnh cấu trúc vốnxoay quanh tỷ lệ dé ra nay Giả định việc điều chỉnh cau trúc vốn không phát sinhcác chi phí liên quan đến chi phí nợ vay, chi phí phát phát hành vốn cỗ phan và cácchi phí ân khác thì mỗi công ty luôn luôn muốn hoạt động dựa trên tỷ lệ nợ mục tiêu

đã xây dựng trước đó Tuy nhiên giả định này hoàn toàn không có thực, các chi phi

này luôn ton tại vi vay no anh huong đến việc điều chỉnh cấu trúc vốn dé đạt mụctiêu tỷ lệ nợ tối ưu của doanh nghiệp Các công ty không thể có cùng phản ứng ngay

tức khăc đôi với các sự thay đôi của sự biên động trong môi trường kinh doanh, nên

Trang 24

sẽ có khoảng cach giữa ty lệ nợ thực tế của các công ty có cùng ty lệ nợ mục tiêu.Nhất là khi tỷ lệ nợ mục tiêu của công ty được xây dựng dựa trên tỷ lệ nợ mục tiêu

chung của ngành.2.3.1.1 Nghiên cứu cua Hui Li va Petros Stathis (2017)

Hui Li & Petros Stathis (2017) đã nghiên cứu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh đòn bẩy của các công ty Úc giao dịch công khai và các kiểm tra để xem cácyếu tố nay có đáng tin cậy không Mối quan hệ giữa các yếu tố nay và quyết địnhđòn bay được kiểm tra Nghiên cứu sử dụng một bảng hồi quy bảng tuyến tinh đểnghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố và đòn bây Hui Li & Petros Stathis (2017)tìm thay một tập hợp của 8 yếu tố đáng tin cậy quan trọng đối với việc ra quyết địnhcơ cầu vốn Các yếu tố này bao gồm: lợi nhuận, biên độ tài sản, đòn bay nganh congnghiệp trung bình, tăng trưởng của ngành, ty lệ số sách, tính hữu hình, chi tiêu vốnvà tin dụng thuế dau tư Băng chứng thực nghiệm cho thay sự không phù hợp củagiả thuyết về trật tự và tăng cường sự hỗ trợ cho lý thuyết thương mại ở Úc Bài báonày xem xét các yếu tố quyết định cơ cầu vốn sử dụng các công ty Úc và cung cấp

một sự ho trợ toàn diện về lý thuyêt câu trúc von.2.3.1.2 Nghiên cứu của Razali Haron (2016)

Razali Haron (2016) đã thực hiện nghiên cứu với mục đích kiểm tra các khía cạnhkhác nhau trong các quyết định về cơ cấu vốn của các công ty tại Indonesia Ngoàira còn mở rộng sang các tài liệu hiện có về Indonesia thông qua một mô hình năngđộng bao gồm sự tôn tại của cau trúc vốn mục tiêu, các yếu t6 ảnh hưởng, tốc độđiều chỉnh và hỗ trợ các lý thuyết để giải thích các phát hiện Nghiên cứu này đãxác định các công ty Indonesia thực hiện mục tiêu cơ cầu vốn và chịu ảnh hưởngcủa các yếu tố cụ thé là: lợi nhuận, rủi ro kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, tínhthanh khoản và hiệu suất giá cổ phiếu do các yếu tổ thời gian khác nhau Một sựđiều chỉnh nhanh chóng hướng tới đòn bay mục tiêu được phát hiện, do đó hỗ trợ sựton tại của lý thuyết thương mại năng động (TOT) Lý thuyết trật tự (pecking ordertheory - POT) cũng có ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là sau khi cải cách chính sáchtài chính, nơi mà thu nhập được giữ lại cũng được xem như là một nguồn tài chính

Trang 25

ngoài việc chỉ tài trợ bên ngoài thông qua các khoản vay ngân hàng Cũng có dấuhiệu về những ảnh hưởng về thời gian của thị trường, nơi các công ty dường nhưcũng có thời điểm phát hành cổ phiếu.

2.3.1.3 Nghiên cứu của Chimlemwe Chipeta và Chera Deressa (2016)Theo Chimlemwe Chipeta và Chera Deressa (2016) mục đích của nghiên cứu này là

để kiểm tra tác động của các yếu tô của công ty và quốc gia cụ thé đến tính năngđộng của cau trúc vốn đối với một tập dữ liệu mới của các công ty ở Châu Phi vùnghạ Sahara Bài nghiên cứu được thực hiện trên một tập hợp gồm 412 doanh nghiệptừ 12 quốc gia thuộc vùng Tiểu Châu Sahara Kết quả cho thấy các yếu tô của côngty và quốc gia cụ thể đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nợ cho cáccông ty ở Tiểu vùng Sahara Châu Phi Thứ nhất, lợi nhuận doanh nghiệp là yếu tổtiên đoán quan trọng nhất về co cầu vốn cho các doanh nghiệp ở Tiểu vùng SaharaChâu Phi Mức độ quan trọng và mức độ của các hệ số lợi nhuận được công nhận rõnét hơn ở các nước có thị trường ngân hàng và chứng khoán kém phát triển nhất vàcác hệ thống pháp lý yếu kém nhất Thứ hai, luật pháp ở Nigeria và Zimbabwe cungcấp con đường cho các doanh nghiệp ở các nước này để tăng cơ cấu nợ Việc lựachọn nợ cho các công ty ở Ghana bị ảnh hưởng đáng kế bởi sức mạnh của cácquyền hợp pháp, thời gian để thực thi hợp đồng và chi phí thực hiện hợp đồng Thứba, tốc độ điều chỉnh cơ cấu vốn ở tất cả các nước lay mẫu tương đối chậm, có thểlà do sự không hoàn hảo vẻ thị trường liên quan đến các thị trường tài chính kémphát triển của Tiểu vùng Sahara Châu Phi Cuối cùng, các công ty ở các thị trườngchứng khoán phát triển nhất ở Châu Phi là Sahara có xu hướng có tỉ lệ nợ trung bìnhthấp hơn và tốc độ điều chỉnh cơ cau vốn nhanh hơn Tương tự, các công ty ở cácnước có cơ chế pháp lý mạnh có xu hướng có tỷ lệ nợ dải hạn trung bình cao hơn và

toc độ điêu chỉnh cơ câu von nhanh hơn.2.3.1.4 Nghiên cứu của Bader Alhashel (2015)

Bader Alhashel (2015) đã phân tích cấu trúc vốn của các doanh nghiệp khi thuếđược xóa bỏ băng việc phân tích báo cáo tài chính của các công ty tại thị trườngmới noi ở Kuwait, nơi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân không

Trang 26

ton tai Don bay của các công ty ở các thị trường không có thuế bị ảnh hưởng bởicác yếu tổ đòn bay tương tự ảnh hưởng đến các công ty có thuế Lợi ích không phảilà ý nghĩa kinh tế của thuế ma các yếu tố đòn bay chiếm gần 16% giá trị doanhnghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ đối với giá trị doanhnghiệp, đồng thời đưa ra các gợi ý về chính sách tạo điều kiện cho vay ngân hàng vàtiếp cận tin dụng tốt hơn cho doanh nghiệp tại thị trường Kuwait

2.3.1.5 Nghiên cứu cua Jian Chen et al (2014)

Jian Chen et al., (2014) với dé tài nghiên cứu điều gì quyết định co cấu vốn củacông ty ở Trung Quốc Mục đích của bài báo nay là để điều tra các yếu tố quyếtđịnh co cau vốn sử dụng một mẫu gồm 1.481 công ty phi tài chính niêm yết trên thitrường chứng khoán Trung Quốc trong năm 2011 Nghiên cứu này sử dụng bốnbiện pháp đòn bay (tổng đòn bay và đòn bay dài hạn theo giá trị số sách và giá trithị trường tương ứng) xem xét tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến cấu trúcvốn cùng với ảnh hưởng của ngành và hiệu quả sở hữu Các tác giả thấy răng cáccông ty lớn ủng hộ việc vay nợ trong khi các công ty có lợi nhuận dựa nhiều hơnvào việc tích lũy vốn nội bộ Khả năng không biết đến và rủi ro kinh doanh làm tăngmức độ nợ vay nhưng thuế ảnh hưởng ít đến cơ cau vốn Các tác giả cũng quan sáthiệu quả công nghiệp mạnh mẽ và hiệu quả sở hữu Các công ty bất động sản vaynhiều hơn và các công ty từ các ngành tiện ích và sản xuất sử dụng nhiều khoản nợdải hạn hơn bất chấp các công ty thương mại Mặt khác, các doanh nghiệp có sởhữu nhà nước có xu hướng mượn nhiều hơn, trong khi các doanh nghiệp có sở hữu

nước ngoài lại chọn được nhiêu vôn hơn.2.3.1.6 Nghiên cứu của Tesfaye T Lemma va Minga Negash (2014)

Tesfaye T Lemma và Minga Negash (2014) đã nghiên cứu các yếu tô quyết địnhtốc độ điều chỉnh cơ cau vốn tai các nền kinh tế dang phát triển Các tác giả xem xétmột mẫu gồm 986 công ty thu được từ 9 nước đang phát triển ở châu Phi trong thờigian 10 năm (1999-2008) Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra vai trò củacác đặc điểm về thé chế, kinh tế vĩ mô đối với tốc độ điều chỉnh cơ câu vốn củadoanh nghiệp trong bối cảnh các nước đang phát triển Nghiên cứu phát triển các

Trang 27

mô hình điều chỉnh một phần năng động liên kết tốc độ điều chỉnh cơ cấu vốn vàđặc điểm thé chế, kinh tế vi mô và công ty Kết qua cho thay các công ty ở các nướcđang phát triển tam thời đi chệch khỏi cau trúc vốn mục tiêu của họ Kết quả củachúng tôi cũng chỉ ra răng các doanh nghiệp có lãi nhiều hơn có xu hướng nhanhchóng điều chỉnh cấu trúc vốn của họ hơn là các doanh nghiệp ít có khả năng sinh

lời, ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng và khoảng cách giữa

ty lệ đòn bay và ty lệ đòn bay theo mục tiêu đối với tốc độ điều chỉnh là các chứcnăng của một cách đo lường cơ cấu vốn và tốc độ điều chỉnh có xu hướng nhanhhơn đối với các công ty trong các ngành công nghiệp có nguy cơ tương đối cao vàcác quốc gia có truyền thống luật thông thường, thị trường chứng khoán kém phattriển, thu nhập thấp hơn va bảo vệ quyền của chủ nợ yếu hơn

2.3.1.7 Nghiên cứu của Ozde Oztekin (2013)

Ozde Oztekin (2013) đã nghiên cứu các yếu tô quan trọng trong quyết định cau trúcvốn trên toàn thế giới Với số lượng mẫu bao gồm 15.177 công ty đến từ 37 quốcgia Các yếu tô quyết định đáng tin cậy được xác định là quy mô doanh nghiệp, khảnăng hữu hình, đòn bay ngành, lợi nhuận va lạm phát Chất lượng của các tô chứccủa các nước anh hưởng đến đòn bây và tốc độ điều chỉnh theo hướng đòn bay mụctiêu Các yếu tố quyết định này cung cấp một số liệu thống nhất về các mô hình cơbản trong dữ liệu quốc tế Các doanh nghiệp lớn hơn, các doanh nghiệp có nhiều tải

sản hữu hình hơn, và các doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành mà công ty trung

vị có đòn bây cao có xu hướng có đòn bay cao, doanh nghiệp có lợi nhuận nhiềuhơn có xu hướng ít đòn bây Và các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường lạmphát thường có mức độ đòn bay thấp Đồng thời, nghiên cứu còn xác định quy môcông ty không có ảnh hưởng đáng ké đến đòn bay trong bối cảnh thé chế yếu kém.Thêm vao đó, sự khác biệt về thé chế liên quan đến sự khác nhau giữa các quốc giatrong các quyết định tài chính

2.3.1.8 Nghiên cứu của Supa Tongkong (2012)

Supa Tongkong (2012) Nghiên cứu này xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởngđến quyết định cơ cấu vốn của các công ty kinh doanh bất động sản tại thị trường

Trang 28

Thái Lan Nghiên cứu sử dung một tập hợp mẫu gồm 39 công ty trong ngành batđộng sản niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET) trong giai đoạn2002-2009 Phân tích sử dụng nhiều mô hình hồi quy bảng tuyến tinh trong việckiểm tra các yếu t6 ảnh hưởng đến quyết định cơ cau vốn Kết quả cho thay quy môvà cơ hội tăng trưởng của công ty có mối quan hệ tích cực với đòn bay của công ty,trong khi lợi nhuận lại có quan hệ tiêu cực đối với đòn bẫy công ty Vì các công ty

có lợi nhuận cao hơn có khuynh hướng nợ ít hơn và các công ty có cơ hội tăng

trưởng cao hơn có xu hướng có đòn bẩy lớn hơn Ngoài ra, nghiên cứu cũng pháthiện ra rang thực tế các công ty bat động san chỉ điều chỉnh cơ cau vốn theo cơ cấu

von mục tiêu chỉ ở mức 63%.2.3.1.9 Nghiên cứu cua Frank va Goyal (2009)

Frank va Goyal (2009) đã nghiên cứu các yếu tố quan trọng trong quyết định cấutrúc vốn cho thấy các yếu tố then chốt cho các công ty của Mỹ gồm: đòn bay

ngành, tỷ lệ tài sản trên thị trường, khả năng hữu hình, lợi nhuận, quy mô doanh

nghiệp và lạm phát Nghiên cứu cho thấy các công ty có lợi nhuận cao thực sự có xuhướng phát hành nợ và mua lại cỗ phần Các công ty có lợi nhuận ít nhất có xuhướng giảm nợ và phát hành cô phiếu Những sự kiện này thực tế rất mạnh mẽ.Đồng thời quy mô công ty đóng một vai trò trung gian quan trọng trong mối quanhệ việc sử dụng tỷ số đòn bay Các công ty lớn thường có thích sử dụng nợ, trongkhi các công ty nhỏ thường có xu hướng thích sử dụng vốn trên thị trường chứngkhoán Ngoài ra việc quyết định cấu trúc vốn phụ thuộc vào điều kiện thị trường.Trên thực tế, điều kiện thị trường xấu có tác động đặc biệt mạnh đến các công tynhỏ và lợi nhuận thấp Các công ty có quy mô lớn và có lợi nhuận ít chịu ảnh hưởngbởi điều kiện thị trường

2.3.1.10 Nghiên cứu cua Basil AI-Najjar va Peter Taylor (2008)

Nghiên cứu của Basil Al-Najjar va Peter Taylor (2008) nham khảo sát mối quan hệgiữa cơ cau sở hữu và co cau vốn ở một thị trường đang nỗi Đây cũng là một trongnhững nghiên cứu đầu tiên áp dụng các phương trình phương trình đơn và phươngtrình giảm sử dụng phương pháp tiếp cận dữ liệu bảng Nghiên cứu áp dụng mô

Trang 29

hình toán kinh tế sử dụng ca phương trình don và giảm các mô hình phương trìnhcho dữ liệu bảng Các kết qua cho thay rằng các công ty của Jordan theo các yếu tốquyết định cấu trúc vốn như ở các thị trường phát triển đó là: lợi nhuận, quy môcông ty, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thị trường, cơ cấu tài sản và tính thanh khoản.Ngoài ra, cơ cầu sở hữu thé chế được xác định bằng: cau trúc tài sản, rủi ro kinhdoanh (BR), cơ hội tăng trưởng và quy mô doanh nghiệp Cuối cùng, kết quả chothay tai sản hữu hình, quy mô công ty, cơ hội tăng trưởng va BR được coi là nhữngyếu tố chung của cơ cau sở hữu và cơ cau vốn Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu làcác nha đầu tu và các nha quản lý nên xem xét cơ cau vốn và cơ cau sở hữu khi họđưa ra quyết định đầu tư Đây là nghiên cứu đầu tiên về sự tương tác giữa quyền sởhữu thé chế và cơ cấu vốn tại Jordan, nơi có sự khác biệt về cơ cau thé chế và taichính so với các thị trường phát triển.

2.3.1.11 Nghiên cứu của Chiang Yat Hung ct al (2002)

Chiang Yat Hung et al (2002) nghiên cứu cơ cấu vốn va lợi nhuận của ngành bấtđộng sản và xây dựng ở Hồng Kông đã xem xét mối liên quan giữa lợi nhuận, chiphí vốn va co cau vốn trong số các nhà thầu và nhà thầu phát triển bất động sản ởHồng Kông Trong khi các nhà phát triển địa phương lớn trong nước là một trongnhững nhà phát triển lớn nhất và có lợi nhất trên thế giới, các nhà thầu của họ nóichung là nhỏ và gần như không có lợi nhuận Tuy nhiên, nó không có nghĩa là cácnhà thâu vay nhiễu hơn các nha phát triển Thực tế họ không cần vay nhiều như cácnha phát triển ngay cả khi họ có tai sản dé cầm có thế chấp Nhà thầu không phải trachỉ phí rất cao, và họ nhận được tài chính dự án từ các nhà phát triển thông qua cáckhoản thanh toán tạm thời theo hợp đồng trọn gói được áp dụng rộng rãi trongngành Mức tăng cao của họ phản ánh cơ sở vốn cô phần thấp hơn mức nợ cao Chỉphí cô phan của ho là khoảng gấp đôi của các nhà phát triển, có lẽ do lợi nhuận củahọ thường thấp hoặc tiêu cực Kết luận này được chứng minh bang cach phan tichhồi quy lai các dữ liệu Các phat hiện cho thấy rang việc chuyén vốn chủ yếu liênquan đến tài sản nhưng tiêu cực với lợi nhuận Bài viết này kết luận với một cuộc

thảo luận về những hàm ý của lợi nhuận đó chia giữa hai lĩnh vực vê môi quan hệ

Trang 30

không công băng giữa các nhà phát triên và nhà thâu và vê khả năng cạnh tranh củahọ.

2.3.1.12 Nghiên cứu của Joseph Ooi (1999)

Joseph Ooi (1999) bài báo này là một trong những chương trong luận án tiến sĩ củatác giả Joseph Ooi với Manchester School of Management, UMIST Cùng với sự hỗtrợ của Tién sĩ Mike Bowe, Giáo sư Gerald Brown và Tiến sĩ K.H Liow Bai báonày đã được trình bày tại Hội nghị Nhà ở Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 2(Singapore, tháng 3 năm 1997) do Trường Quản lý Xây dựng và Địa ốc của Đại họcQuốc gia Singapore và Viện Kiểm định Nhà nước của RICS (RICS), Anh quốc tổ

chức.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng, chúng tôi xem xét các yếu t6 cơ cauvốn của 83 công ty bất động sản được trích dẫn ở Anh Thử nghiệm thực nghiệmcho thay cầu trúc vốn-nợ của các công ty chịu ảnh hưởng bởi các thuộc tính cụ thékhác nhau và các yếu tố kinh tế vĩ mô Cu thé, bang chứng cho thấy cau trúc tai san,định hướng kinh doanh và mức độ tham gia vào phát triển bất động sản là nhữngyếu tố quyết định chính sách nợ của các công ty bất động san Sự lo lăng về taichính cũng có ảnh hưởng đáng kể Ngoài ra, các bang chứng thực nghiệm cho thấyrang các nha quản lý tài sản doanh nghiệp xem xét tình hình thị trường hiện tại vachi phí đi vay khi lựa chọn vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp và gánh nặng thuế dường như không ảnh hưởng đáng kể đến quyết

định về cơ câu vôn của các công ty bât động sản.2.3.1.13 Nghiên cứu của Rajan va Zingales (1995)

Rajan và Zingales (1995) kiểm tra các quốc gia G-7 và báo cáo rang các yếu tô chiphối là tỷ lệ tài sản trên thị trường, tính hữu hình, lợi nhuận và quy mô công ty.Điều không được biết là liệu kết quả từ các nước công nghiệp chủ chốt có thể mở

rộng sang các nước lớn hơn hay không Do đó, mục đích chính của nghiên cứu này

là xác định mô hình tin cậy trong dữ liệu quốc tế và xác định các tổ chức ảnh hưởngnhư thế nào đến quyết định tài chính trên thế giới Nghiên cứu này được thực hiệnvới số lượng mẫu gồm 8.000 công ty trong giai đoạn 1987-1991 Kết quả nghiên

Trang 31

cứu cho thấy rang ở mức tổng hợp, đòn bay của công ty kha giống nhau ở các quốcgia G-7 Ngoài việc tạo ra một khuôn khổ dé hiểu những khác biệt giữa các quốcgia, việc rà soát các thé chế là rất quan trọng vi chúng có thé ảnh hưởng đến mốitương quan chéo giữa các quốc gia giữa đòn bay và các yếu tô như lợi nhuận củacông ty và quy mô công ty Điều này có thể giúp chúng ta xác định được các lực

lượng kinh tê thực sự năm dưới các yêu tô.2.3.2 Các nghiên cứu ở trong nước2.3.2.1 Nghiên cứu của Võ Minh Long (2017)

Võ Minh Long (2017) đã nghiên cứu mẫu gồm 123 công ty niêm yết trên HSX giaiđoạn 2008-2015 và xác định được cấu trúc vốn được đo lường bằng tong no tréntong tai sản, tổng nợ ngắn han trên tổng tài san và tong no dai hạn trên tổng tai sảncó tác động tích cực lên giá trị doanh nghiệp được đại điện đo lường băng chỉ sốTobin’Q Nghiên cứu cũng xác định các biến như quy mô doanh nghiệp, tuổi đờidoanh nghiệp, tỷ suất sinh lời trên tài sản, vòng quay tài sản có cùng kết qua với cầutrúc vốn nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu lại cho kết quả ngược lại Tuy nhiênkết quả của nghiên cứu trên cũng chỉ dừng lại ở quy mô các công ty niêm yết trên

HSX.

2.3.2.2 Nghiên cứu cia Đặng Thị Quynh Anh va Quách Thị Hải Yến (2014)Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) đã nghiên cứu tác động củamột số nhân t6 lên cấu trúc vốn của 180 công ty phi tài chính được niêm yết trên thitrường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2010đến năm 2013, tong cộng có 720 quan sát được thực hiện trong nghiên cứu Các tácgiả đã tìm được 10 nhân tố dé đưa vào mô hình nghiên cứu gồm có: quy mô côngty, khả năng sinh lời, tài sản có định hữu hình, tính thanh khoản của tải sản, điềukiện của thị trường chứng khoán, điều kiện của thị trường nợ và thuế Kết quảnghiên cứu cho thay răng chỉ có 2 nhân t6 tác động tích cực đáng kế đến cấu trúcvốn của các công ty là quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời Đồng thời thuế

có tác động tiêu cực với câu trúc vôn của các công ty.

Trang 32

2.3.2.3 Nghiên cứu của Võ Thị Thúy Anh và cộng sự (2014)

Thúy Anh va cộng sự (2014) đã nghiên cứu tác động của các nhân tô vĩ mô đến cautrúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam với mẫu nghiên cứugồm 200 công ty được niêm yết trên thị trường Việt nam trong giai đoạn 2005 -2013 Nghiên cứu dựa trên nên tảng của lý thuyết MM, lý thuyết đánh đổi, lý thuyếttrật tự phân hạng và lý thuyết thực tiễn thị trường đã xác định được 5 nhân tố vĩ môcó tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp,lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, điều kiện thị trường nợ và điều kiện thị trường

von.2.3.2.4 Nghién ciru cua Lé Dat Chi (2013)

Lé Dat Chi (2013) voi dé tài các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúcvốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam trên quy mô mẫu quan sát gồm 178công ty phi tài chính được niêm yết trên các sản giao dịch chứng khoản ở VN(HOSE và HNX) trong giai đoạn 2007-2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6nhân tố có vai trò quan trọng trong việc hoạch định cầu trúc vốn gồm: tác độngthuận chiều có 3 yếu tố: thuế, đòn bay ngành, hành vi nhà quan trị và tác độngnghịch chiều gém 3 yếu tố: lạm phát, tỷ số giá trị thị trường trên giá số sách, ROA.2.3.2.5 Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Vinh (2011)

Nguyễn Tan Vinh (2011) cũng xem xét ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinhdoanh của các công ty lên cấu trúc vốn với các biến số như: quy mô công ty, cơ hộiphát triển, tai sản cô định va ảnh hưởng của cơ cau vốn của các công ty tác độngđến giá trị của công ty tên thị trường chứng khoán Hà Nội Nghiên cứu trên phânloại cau trúc vốn của doanh nghiệp theo ba chỉ số khác nhau gồm nợ ngắn hạn, nợdai hạn và tong nợ trên tổng tai sản của công ty nham tìm hiểu tác động của cơ cấunợ đối với hoạt động thị trường của công ty chỉ trên phạm vi các doanh nghiệpchứng khoán ở san chứng khoán Hà Nội Kết quả nghiên cứu xác định được mốiquan hệ đòn bẫy công ty và bốn yếu tố gồm lợi nhuận, cơ hội phát triển, kích cỡ vàtài sản cô định, tong nợ của công ty lên tổng tài sản bị ảnh hưởng lớn bởi hai yếu tô

chính là lợi nhuận và quy mô công ty.

Trang 33

Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước chủ yêu dựa trên nên tảng của

lý thuyết MM, lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng Trong đó lý thuyếttrật tự phân hạng là lý thuyết được ủng hộ nhất Kết quả của các nghiên cứu chỉ ra

răng các doanh nghiệp có lãi nhiêu hơn có xu hướng nhanh chóng điêu chỉnh câutrúc vôn của họ hơn là các doanh nghiệp ít có khả năng sinh lời Đông thời các yêutô về quy mô công ty, cơ câu tải sản cũng có tác động tích cực lên câu trúc vôn.

Bang 2.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứuCác yếu tổ ảnh | Chiều Kỳ vong của

STT | hưởng đền cau | hướng tác y wong day Ket quả nghiên cứu

, ok ^ thuyêt

trúc von động

1 | Quy mô doanh + Lý thuyết đánh | Rajan và Zingales (1995)

nghiệp đôi Basil Al-Najjar và Peter

Taylor (2008)

Nguyễn Tan Vinh (2011)

Supa Tongkong (2012)Đặng Thị Quỳnh Anh vàQuách Thị Hải Yên (2014)Razali Haron (2016)Võ Minh Long (2017)

2 Tốc độ tăng - Ly thuyết đánh | Myers và Majluf (1984)

trưởng của dor Basil Al-Najjar và Peterdoanh nghiệp Lý thuyêt trật | Taylor (2008)

tự phân hang | Jouyan Tấn Vinh (2011)

Nguyễn Tan Vinh (2011)

Trang 34

Dang Thi Quynh Anh vaQuach Thi Hai Yén (2014)Razali Haron (2016)

Võ Minh Long (2017)Kha nang thanh

Akerlof (1970)Razali Haron (2016)

Đặc điêm tàisản

Lý thuyết đánh

đổi

Joseph Ooi (1999)Chiang Yat Hung et al.(2002)

Basil Al-Najjar và PeterTaylor (2008)

Nguyễn Tan Vinh (2011)Thué +/ Ly thuyét danh

đổi

Lê Đạt Chí (2013)Võ Thị Thúy Anh và cộngsự (2014)

Lạm phát Lý thuyết trật

tự phan hạng

Lê Đạt Chí (2013)Võ Thị Thúy Anh và cộngsự (2014)

(Với: “+” là thuận chiều và “-“ là nghịch chiều)

(Nguôn: Tác giả tự tong họp)

Trang 35

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày định nghĩa các biến nghiên cứu, xây dựng các giả thuyếtnghiên cứu, từ đó thiết lập mô hình nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý dữliệu, phương pháp và công cụ được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu cũng sẽ

được giới thiệu trong chương này.

3.1 MÔ TẢ DỮ LIỆUCác nhân t6 ảnh hưởng đến cẫu trúc vốn của công ty tại Việt Nam đã được nhiều tácgiả nghiên cứu Tuy nhiên, rất ít tác giả dé cập đến việc nghiên cứu cau trúc vốntrên phạm vi rộng hơn như ASEAN và các nghiên cứu giữa các quốc gia cũng cónhững kết quả khác nhau Lý do của sự khác biệt này là do sự khác biệt giữa cácphương pháp luận và quan điểm các lý thuyết về cau trúc vốn của các tác giả khácnhau Bai nghiên cứu này xem xét đến sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến cautrúc vốn của các công ty xây dựng gồm: quy mô công ty, tốc độ phát triển của côngty, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, cấu trúc tai sản, thuế suất thu nhập doanh nghiệp, lamphát, tốc độ tăng trưởng GDP của 06 quốc gia gồm Indonesia, Malaysia, Philipines,

Singapore, Thái Lan va Việt Nam.

Nghiên cứu của Myers (1977) cho răng các công ty có hiệu quả hoạt động tốt lànhững công ty sử dụng nguôn vốn nội bộ nhiều hơn các khoản vốn vay bên ngoài.Lý thuyết Modigliani và Miller (1958, 1963) cho rằng giá trị của công ty không phụthuộc vào đòn bay hay cau trúc nợ và vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, do tac động của láchan thuế nên đòn bay có tác động đến giá trị của công ty, tức là giá trị công ty tăngkhi đòn bay tăng trong các điều kiện bình thường của nền kinh tế và ngược lại, giátrị công ty giảm đi trong giai đoạn nên kinh tế khủng hoảng Các nghiên cứu củaJensen (1986), Lu và các cộng sự (2005) đã thu được bằng chứng thực nghiệm chothấy đòn bẫy có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty

Cấu trúc vốn là vấn đề được nhà quản trị công ty và các nhà nghiên cứu kinh tế tàichính quan tâm Việc hiểu rõ về cau trúc vốn va cá yếu tô ảnh hưởng đến cau trúcvốn trên phạm vi các nước ASEAN sẽ giúp các nhà quản trị ra các quyết định đúng

Trang 36

dan nhằm tăng hiệu quả hoạt động của công ty Gia tăng lợi nhuận cho cô đông và

hạn chê tôi ra rủi ro hoạt động.

Dữ liệu bài nghiên cứu gồm chiều không gian bao gồm 253 công ty xây dựng niêmvết trên thị trường chứng khoán 6 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Philippine,Malaysia, Singapore và Thái Lan Chiều thời gian từ năm 2010 đến năm 2015 Dữliệu bảng kết hợp cả không gian và thời gian cung cấp nhiều thông tin hơn vànghiên cứu được động thái thay đối của các đơn vị chéo theo thời gian

Dữ liệu ngành xây dựng được phân loại theo chuẩn TRBC của Thomson Reuters.Đây là chuẩn phân loại ngành nghề của các doanh nghiệp toàn cầu được sở hữu vàđiều hành bởi Thomson Reuters TRBC cũng tương tự như hệ thống phân ngành

GICS TRBC được phân loại dự báo trên thị trường, các doanh nghiệp được phancùng một nhóm dựa vào mức độ tác động lên thị trường Và TRBC là phân loại

ngành toàn cầu toàn diện, chỉ tiết và rất dễ theo dõi các ngành công nghiệp khácnhau trên toàn cầu Hiện tại TRBC cập nhật hơn 250.000 doanh nghiệp chứngkhoản ở 130 quốc gia khác nhau

Giai đoạn 2010- 2015 là giai đoạn chứng kiến nhiều sự bién động của nên kinh tếASEAN nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng Chính vì vậy cấu trúc vốncủa các công ty xây dựng trong thị trường cũng có nhiều biến động do tác động củanền kinh tế Ngành xây dựng và kỹ thuật bao gém các công ty hoạt động trong cáclĩnh vực: dịch vụ công nghiệp và thương mại, xây dựng cầu đường, xây dựng đườngsắt, mạng truyền thông điện và truyền thông, xây dựng nhà máy công nghiệp, xâydựng cấp thoát nước, xây dựng cơ sở hạ tang khí dét, Cách phân ngành theo tiêuchuẩn TRBC cũng tương tự với hệ thông phân ngành xây dựng của Việt Nam đượcBan hành theo Quyết định số 337/QD- BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư

Dữ liệu trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, được thu thập lấy từ báo cáo tài chínhcủa các công ty niêm yết trên phần mềm quản lý dữ liệu Eikon và Data stream(Thomson Reuters Corp) đây là nguồn cung cấp dữ liệu Kinh tế - Tài chính trong

nước và Thê giới và các trang web sở giao dịch chứng khoán của các nước Đông

Trang 37

Nam Á Việc sử dụng số liệu thứ cấp giúp việc nghiên cứu tiết kiệm được thời giancũng như đồng nhất được thông tin, hạn chế được sự khác biệt thông tin Dữ liệutrong nghiên cứu kinh tế vĩ mô được thu thập từ Data.worldbank.org - World Bank

Group.

Bang 3.1: Số lượng công ty xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán ASEAN

„ Số lượng |Số lượng công | Ký hiệu thị

STT | Thị trường Chỉ sô công ty | ty xây dung [trường chứng

niêm yét | niém yét khoan1 | Indonesia Jakarta Composite Index 446 14 JK2 | Malaysia | FTSE Bursa Malaysia KLCI Index 537 62 KL3 _| Philippines PSEI Index 320 06 PS4 | Singapore Straints Time Index 767 47 SI5 Thai Lan SET Index 713 28 BK6 | Việt Nam VN Index 802 96 HN va HM

Hệ sô nợ = Nợ phải trả/ Tông nguồn von (hay) Hệ sô nợ = Nợ phải trả/ Tong tai sảnHệ sô von chủ sở hữu = Nguôn von chủ sở hữu/ Tông nguôn von

(hay) Hệ sô vôn chủ sở hữu = Nguôn vôn chủ sở hữu/ Tông tài sảnCác hệ sô trên phản ánh tình hình sử dụng vôn của từng công ty, với môi đông vônkinh doanh bình quân mà công ty đang sử dụng có bao nhiêu đông được hình thànhtừ von no và có bao nhiêu đông do chủ sở hữu công ty bỏ ra.

Nêu hệ sô vôn chủ sở hữu cảng cao, các khoản nợ của công ty càng được đảm bảokhả năng thanh toán và tài chính của công ty năm trong hạn mức an toàn Ngược lại,hệ sô nợ cao chứng tỏ công ty sử dụng nhiêu nợ vay, có khả năng gặp phải rủi ro

thanh toán lớn khi đến hạn đáo hạn nợ vay Tuy nhiên, vốn vay sẽ là nhân tố quan

Trang 38

trọng kích thích công ty đang có những hợp đồng, dự án thực sự hiệu quả tận dụngtốt lợi thế đòn bẫy tài chính để gia tăng hiệu quả Do đó, thông qua cấu trúc vốn cóthể đánh giá được khái quát chính sách tài trợ vốn kinh doanh của công ty, mức độ

an toàn trong sử dụng tài sản và các rủi ro trong kinh doanh khác Nợ giúp các nhà

đầu tư thận trong hơn trong quá trình đầu tư, tuy nhiên công ty không thé dé nợ lênmức quá cao so với vốn chủ sở hữu Vì sẽ day tình trạng tài chính công ty khônglành mạnh và sẽ dẫn đến những rủi ro, nhất là rủi ro mat khả năng thanh toán cáckhoản nợ vay dẫn đến phá sản

Theo các tác giả Raghuram G Rajan và Luigi Zingales, công ty niêm yết tại các nềnkinh tế Anh- Mỹ có mức đòn bẩy trung bình khoảng 0,56 lần so với các công ty ởChâu Âu là 0,7 Tỷ lệ cau trúc vốn được tính bang cách tông số nợ giữa các công tyở một quốc gia và chia cho tổng tài sản Raghuram G Rajan và Luigi Zingales đưara một giới hạn về ty số nợ trên tong tai sản ở các quốc gia khác nhau

Bai nghiên cứu xem xét cau trúc vốn dựa trên tỷ số giữa tong nợ của công ty trêntong tai san cua cong ty Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

DA= Tổng nợ/ Tổng tài sản hay Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng tài sản

Bảng 3.2: Thước đo các biến quan sát

Bren 1 Ky hiéu Thước do các biến quan sat | Các nghiên cứu trước

Cau trúc vốn DA Tổng nợ/ Tổng tài sảnQuy mô công SIZE Logarit (Tổng tài sản) Đặng Thị Quỳnh Anh và

ty Quách Thị Hải Yên

(2014)

Tốc độ tăng GROWTH [(Tổng tai san năm t—Téng | Dang Thị Quynh Anh vatrưởng tài san năm (1-))|/Téng tài | Quách Thị Hải Yên

sản năm t (2014)

Khả năng sinh PROF Tổng loi nhuận/Tổng tài sản | Rajan va Zingales (1995)

lời Đặng Thị Quỳnh Anh và

Quách Thị Hải Yên(2014)

Khả năng LIQ Tài sản ngắn hạn/Nợ ngăn Agrawal, A &amp;

thanh toan han Knoeber C (1996)

Trang 39

Cau trúc tài TANG Tài sản cố định / Tổng tài | Đặng Thị Quỳnh Anh và

sản sản Quách Thị Hải Yên

(2014)

Thuế TAX Số thuế phải nộp/ EBIT Lê Đạt Chí (2013)

Đặng Thị Quỳnh Anh vàQuách Thị Hải Yên(2014)

Võ Thị Thúy Anh vàcộng sự (2014)

Lạm phát INFLA Tốc độ tăng của chỉ số giá Lê Đạt Chí (2013)

tiêu dùng CPI Đặng Thị Quỳnh Anh và

Quách Thị Hải Yến

(2014)Võ Thị Thúy Anh và cộngsự (2014)

GDP GDP Tốc độ tăng trưởng GDP | Võ Thị Thúy Anh và cộng

hăng năm sự (2014)

(Nguôn: Tác giả tự tong họp)

3.1.2 Ty giá quy đối trong bài nghiên cứuBài nghiên cứu xem xét bối cảnh trong khu vực ASEAN Ngoài sự khác biệt về đặcđiểm nền kinh tế thì đồng tiền giao dịch của các nước cũng khác nhau Dé giảmthiểu tác động của ngoại tệ, bài nghiên cứu sử dung đồng tiền chung là đồng đô laMỹ và tỷ giá quy đổi hang năm được tính vào ngày 31/12 hang năm ở các nước

Indonessia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Bang 3.3: Tỷ giá quy doi của các nước trong bài ngiên cứu

Trang 40

lệ thuận bởi vì công ty có quy mô lớn và đa dạng hóa danh mục hoạt động sẽ có rủi

ro phá sản thấp hơn khi so sánh với những công ty nhỏ hơn (Titman và Welssels,1988) Nói một cách khác, các công ty có quy mô lớn sẽ có lợi thế khi hợp tác vớicác tổ chức tài chính khi so sánh với các công ty có quy mô nhỏ hơn Cụ thể là cácchi phí giao dịch sẽ giảm khi công ty thực hiện việc mua bán một số lượng hàng hóadịch vụ khi trao đôi Ngoài ra, Ferri va John (1979) cho rang lãi suất khoản vay sẽcó xu hướng cao hơn đối với các công ty quy mô nhỏ do quy mô khoản vay nhỏ vàtan suất giao dịch thấp Bên cạnh đó, các công ty nhỏ dé bị tôn thương hơn trướcnhững biến động kinh tế như khủng hoảng kinh tế hay sự đi xuống của toàn bộ nềnkinh tế, dẫn tới rủi ro phá sản tăng lên Bởi thế, dưới góc nhìn của khách hàng, cáccông ty nhỏ dường như rủi ro hơn khi đầu tư vào Điều này cũng chỉ ra rằng giảipháp có thể thực hiện được ở đây chính là việc các công ty nhỏ nên đặt tỷ lệ nợngắn hạn cao thay cho nợ dai hạn

Tuy nhiên, theo quan điểm của lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết chỉ ra rằng cómột mối liên hệ nghịch giữa quy mô công ty và đòn bẩy tài chính Khi so sánh vớicác doanh nghiệp quy mô nhỏ, công ty quy mô lớn sẽ có sự dư thừa về vốn nhàn rỗicao hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn Bởi thế, sẽ dễ dàng cho các công ty quy môlớn sử dụng các nguồn vốn tự có bên trong thay cho các khoản vay Các công ty lớnhơn thường có xu hướng đa dạng hơn và thường thất bại ít hơn, do đó quy mô có

thê là một sự thay thê ngược lại cho xác suât phá sản Nêu có, quy mô cân có tác

Ngày đăng: 09/09/2024, 02:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN