TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
NGUYEN TRÚC QUỲNH
THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE GIÁM SÁT CUA NGAN HÀNG NHÀ NƯỚC DOI VỚI NGAN HANG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Định hướng ứng dụng
HÀ NOI - 2018
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
NGUYÊN TRÚC QUỲNH
THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE GIÁM SÁT CUA NGAN HÀNG NHÀ NƯỚC DOI VỚI NGAN HANG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107
Định hướng ứng dụng
Người hướng dẫn khoa học: Tiên sĩ Nguyễn Minh Hằng
HÀ NỘI - 2018
Trang 3riêng tÔI.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Trúc Quỳnh
Trang 4Ngân hang nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
Quỹ tín dụng nhân dân Tổ chức tín dụng
Thanh tra giám sát ngân hàng
Trang 52 Tình hình nghiên cứu dé tài 5S SE EE11E1112121111 xe 2 3 Mục dich, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp HghiÊH CỨ Ă cv S+vvEsseeeeeeks 3
5 ‹ nghĩa khoa học và thực TOL 827:8;/2Ã:18WNNNNAIRaiỔ 3 6 Bồ cục (các chương) của luận VĂN - 55c SE eEEEeEEErkereee 4
CHƯƠNG 1
KHÁI QUAT VE HOAT ĐỘNG GIÁM SÁT VA PHAP LUAT VE GIAM SAT NGAN HANG
1.1 Khái quát về hoạt động giám sát ngân NAN <cocscc<csccscse 5 1.1.1 Khải niệm và đặc điểm của hoạt động giám sát ngân hàng 5 1.1.1.T Khải niệm giảm sát ngân NANG s55 +ssesssexss 5 1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động giám sát ngân hàng -: 6
1.1.2 Vai trò của hoạt động giảm sát ngán hàng «s55 sss+++ 13
1.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động giám sát ngân hàng 16 1.2.1 Sự can thiết phải hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát ngân 2/5 4: 16 1.2.1.1 Môi trường hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay tiềm ẩn nhhÄỄM PU TrO 5-5 St Set EEEEEEE E121 21211211211211111111111.111111111 1e 17 1.2.1.2 Sự phát triển của khu vực tài chính ngân hàng và thị trường tài chính là thách thức đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đổi mới 19 1.2.2 Nội dung pháp luật vê hoạt động giám sát ngân hàng .« « e-s+ 21 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu qua giám sát ngân hang 24 1.3.1 Các mô hình giám sát dang được áp dụng trên thé giới 24 1.3.2 Kinh nghiệm của EU về giám sát an toàn Vi tmÔ - - 2 sa 27 1.3.3 Kinh nghiệm và khuyến nghị của Basel 3 - 2 s+ce+esrzeered 28
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIEN ÁP DỤNG PHÁP LUAT VE GIÁM SÁT CUA NGAN HÀNG NHÀ NƯỚC DOI VỚI NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng pháp luật về giám sát ngân hàng tại Việt Nam 29 2.1.1 Chủ thể thực hiện giảm sát ngân hàng sec: 30 2.1.2 Nguyên tắc tiễn hành giám sát ngân hàng - z-s+cs+cse: 31
Trang 62.1.5 Các biện pháp xử lý trong giảm sát ngán hàng «‹ <-<<<+ 382.1.6 Quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng - «55s << << ss2 40
2.2 Thực tiễn hoạt động giám sát ngân NAN e<cscsec<cseeecses 44
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIEN PHÁP LUAT VE HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
3.1 Yéu cầu hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Cơ quan thanh tra,
giám SAt NGAN ÏHÙNH co G5 Ọ Ọ SH lọ 0000004006000 80800 34
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà Nước đối với các Ngân hàng thwong HuẠÌ e<csccscecscsscseesese 38 Tứ nhất, hoàn thiện bộ máy tổ chức giám sát - c2 e+c+ce+eetsd 58 Thư hai, hoàn thiện cơ sở hạ tang thong tin hé tro hoat dong giam sat cua Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng đổi với các NHTM 61 Thứ ba, bồ sung các quy định về đảm bảo tỉnh công khai, minh bạch trong hoạt động tiễn tệ, ngân hàng - + + +k+Et+‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrerkee 61 Tứ tư, tăng cường sự phối hợp hoạt động của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng với các bộ phận có liên quan khác và với bộ phận kiểm soát nội
Thứ bay, tăng cường công tác tổ chức cán bỘ ¿5c se +e+c+eersxered 6S
Thư tám, các giải pháp Khác - c3 EE*VE+kEkkeekEsskeerkeeesee 66
KET LUAN vessssesssssssessssssssssssesssscsssssssssssssssssscssssssssssssessssssssssscssssessssnsecesseeees 68 TAI LIEU THAM KHAO
Trang 71 Lý do chọn đề tài
Giám sát ngân hàng là hoạt động thiết yếu của Ngân hàng Nhà nước Trung ương ở bat kỳ quốc gia, vùng lãnh thé nào trên thế giới; nơi nào có hoạt động ngân hàng, nơi đó cần phải có hoạt động giám sát của cơ quan quản
lý ngân hàng Giám sát ngân hàng con là công cụ hữu hiệu của Nhà nước,
nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý của Nhà nước, hướng tới mục tiêu ôn định sức mua của đồng tiền và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng Hoạt động giám sát ngân hàng nói chung góp phan bảo đảm và tăng cường pháp chế, kỷ luật nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đảm bảo an toàn hoạt động của các tô chức tín dụng Hoạt động giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (trực thuộc Nhà nước Việt
Nam) nói riêng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong công tác quản
ly của Ngân hang Nhà nước, nhất là trong công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay Đề nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng, đòi hỏi phải có một hệ thống các quy phạm pháp luật về hoạt động của giám sát ngân hàng với đầy đủ tính khoa học và thực tiễn; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và khả thi; phù hợp với quy định chung của Nhà nước về hoạt động giám sát đồng thời phù hợp với những đặc điểm về tổ
chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tuy nhiên, một bộ
phận cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động của giám sát ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, thậm chí còn bộc lộ không it những điểm chưa phù hợp Những bất cập nêu trên phần nào làm hạn chế kết
quả hoạt động của giám sát ngân hàng trong thời gian qua Do đó, nghiên cứu
pháp luật về hoạt động của giám sát ngân hàng đã trở thành yêu cầu cấp thiết Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn dé tài Thực trang pháp luật về giám sát của ngân hàng nhà nước doi với ngân hàng thương mai ở Việt Nam" nhằm nêu lên thực trạng pháp luật, đồng thời kiến nghị những giải pháp hoàn thiện
những quy định pháp luật có liên quan.
Trang 8Về hoạt động của Giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Ngân hàng thương mại, đến nay đã có một số tác giả nghiên cứu, thé hiện chủ
yêu trong các công trình sau đây:
- Thạc sĩ Phạm Thị Túy: Giải pháp phát triển hệ thống giám sát tài chính- ngân hàng hữu hiệu, Tạp chí Ngân hàng, số 12/2006;
- Quang Anh: Giám sát Ngân hàng: Kinh nghiệm của một số nên kinh tế chuyển đổi và hàm ý với Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 17/2006;
- Nguyễn Phi Lân (2015): Công tác giảm sát ngân hàng trong đảm bảo an ninh tiễn tệ và an toàn hệ thống ngân hàng, Kỷ yếu Hội thảo Khoa hoc Quốc gia, KX.01.15/11-15, Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Nguyễn Thị Minh Huệ (2011): Hoạt động giảm sát của NHNN Việt Nam đối với NHTM, Viện Đào tạo Sau Đại học, Hà Nội, Đại học Kinh tế
Quốc dán Luận an Tiên sỹ.
-Tran Đăng Phi (2017): Hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, số 22/2017.
Tuy nhiên, các công trình trên chủ yếu đi sâu phân tích hoạt động của Giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dưới khía cạnh nghiệp vụ, khía cạnh pháp lý chưa được di sâu phân tích Do vậy, học viên tiến hành nghiên cứu dé tài " Thực trạng pháp luật về giám sát của ngân hang nhà nước đối với ngân hàng thương mại ở Việt Nam " đề làm rõ thực trạng pháp luật về hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra những bat cập và những giải pháp hoàn thiện.
Os Mục dich, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
Mục đích: Dé tai nhăm làm sáng tỏ những vân đê lý luận và thực tiên đôi với
Trang 9quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiếm soát theo chức năng của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại Ngoài ra, dé tài hướng tới việc đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật Việt Nam về giám sát của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại và thực trạng hoạt động giám sat va đề xuất một số giải pháp để
hoàn thiện pháp luật giám sát NHNN.
Dé dam bảo các yêu câu cơ bản của một luận văn thạc sỹ luật học, đặc biệt là
yêu câu về tính mới và tính ứng dụng thực tiên, phạm vi nghiên cứu của luậnvăn tập trung làm rõ:
- Tổng quan về hoạt động giám sát ngân hàng và pháp luật về giám sát ngân
- Thực trạng pháp luật về giám sát ngân hàng và thực tiễn hoạt động giám sát
ngân hàng và định hướng và giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp luật cho hoạtđộng giám sát ngân hàng ở Việt Nam.
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận, phương pháp tổng hợp, phân tích để nghiên cứu các quy định của pháp luật
hiện hành trong lĩnh vực giám sát NHNN, phương pháp so sánh luật hoc và
phương pháp thống kê để vừa đối chiếu các quy định của pháp luật vừa thu thập dữ liệu nhằm làm sáng tỏ van dé cần trình bay trong khóa luận.
5; Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 10hành lang pháp lý chặt chẽ.
- Tìm ra được những giải pháp góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước cho phù hợp với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các tô chức tín dụng tại Việt Nam, đồng thời đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng, tài chính nói riêng cũng nhu phù hợp với những chuẩn mực về giám sát ngân hàng hiệu quả theo thông lệ quốc tế.
6 Bồ cục (các chương) của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bố cục chính của bài khoá luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động giám sát ngân hàng và pháp luật về giám sát ngân hàng
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về giám sát của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại ở Việt Nam Thực trạng pháp luật về giám sát ngân hàng và thực tiễn hoạt động giám sát ngân
Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động của giám sát ngân hàng
Trang 11GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 1.1 Khái quát về hoạt động giám sát ngân hàng
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động giám sát ngân hàng
1.1.1.1 Khai niệm giảm sát ngân hàng
Hoạt động ngân hàng là một hoạt động có tính đặc thù, phức tạp cao Hiệnnay, lĩnh vực hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên sôi động, tác động trực
tiếp đến nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội Dam bảo sự 6n định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan quan lý nhà nước trong lĩnh vực này Vì thé, hoạt động giám sát ngân
hàng tôn tại như một đòi hỏi khách quan của nên kinh tê và nhu câu quản lý.
Khai niệm giám sát từ xa đối với các NHTM xuất hiện và nghiên cứu tại Mỹ vào những năm cuối thập kỷ 70, thời kỳ nhiều ngân hàng Mỹ rơi vào tình
trạng khủng hoảng, sau đó tình trạng tương tự xảy ra tại Tây Ba Nha Quanghiên cứu, các nhà quản lý ngân hàng phát hiện những hiện tượng không
bình thường và dẫn đến tình trạng khủng hoảng nói trên phần lớn đều phát sinh trong thời gian “ khoảng trống” giữa hai kỳ Thanh tra tại chỗ Tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến ở các nước trên thế giới đối với ngành ngân hàng Để khắc phục hiện tượng này, các nhà quản lý đã đưa ra một phương pháp nhằm giám sát từ xa, được áp dụng hầu hết phổ biến với hoạt động
Thanh tra của Ngân hàng Trung ương các nước và trở thành biện pháp nghiệp
vụ không thể thiếu trong quá trình Thanh tra, giám sát hoạt động của các
Ủy ban Basel cũng đã đưa ra 25 nguyên tắc về Thanh tra, giám sát ngân hàng bao gồm khung giám sát từ khâu cấp phép thành lập, tổ chức và hoạt động, quản trị điều hành đến giải thể, phá sản ngân hàng Bản chất của giám
Trang 12ngân hàng phải tập trung giám sát và quản lý thận trọng băng cách cố gắng đánh giá hết được những rủi ro nảy sinh từ các hoạt động ngân hàng.
Hoạt động giám sát từ xa được áp dụng vào Việt Nam khoảng năm 1991.
Lúc đầu được thực hiện chủ yêu bằng phương pháp thủ công nên rất chậm, không tiến hành theo định ky tháng và chất lượng thấp.
Tại Điều 1 Quyết định số 398/1999/QD-NHNN3 ngày 09/11/1999 quy định: Giám sát từ xa là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích các báo cáo để đánh giá các nội dung sau đây của các NHTM: diễn biến về cơ cau tài sản No và tài sản có; chất lượng tài sản có; von tự có; tình hình thu nhập, chi phí và két quả kinh doanh; việc thực hiện qui định về các tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM và các qui định khác của pháp
luật; các vân đê liên quan khác.
Khoản 12 Điều 6 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định :
“Giám sát ngân hàng là là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu
thập, tông hợp, phân tích thông tin về đôi tượng giám sát ngân hang thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. 1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động giám sát ngân hàng
Hoạt động giám sát có những đặc điểm chung như sau: Thứ nhất, tỉnh quyên lực nhà nước:
Là một chức năng quản lý nhà nước, hoạt động giám sát phải là công
cụ đắc lực nhăm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý Nói về quyền lực nhà nước trong quá trình giám sát cũng có nghĩa là xác định về mặt pháp lý tính chất nhà nước của tô chức thanh tra, giám sát.
Đôi với các quôc gia trên thê giới, chủ thê tiên hành giám sát luôn là cơ quan
Trang 13quản lý Tính quyền lực nhà nước của hoạt động giám sát được thê hiện ở
những mặt sau:
-Ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng bị giám sát về những vấn đề đã bị phát hiện và xử lý
-Yêu cầu cấp có thâm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra, yêu cầu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật”
-Trong những trường hợp cần thiết, trực tiếp áp dụng các biện pháp
cưỡng chê nhà nước.
Ngoài ra tính quyền lực nhà nước của hoạt động giám sat còn được cụ thể hóa ở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tô chức thực hiện hoạt động giám sát; phương thức tiến hành giám sát; xử lý kết quả giám sát; trong mối quan hệ giữa cơ quan giám sát với đôi tượng giám sát cũng như trong sự phối hợp giữa các tổ chức thanh tra, giám sát nhà nước theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực Hoạt động giám sát đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ tính quyền lực nhà nước trên tất cá các lĩnh vực, như vậy mới phát huy hiệu quả của hoạt động giám sát.
Thứ hai, tính khách quan
Bản chất của hoạt động giám sát là xem xét, đánh giá một cách khách quan việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tô chức và cá nhân Kết quả của hoạt động giám sát là đưa ra kết
luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng
ngừa và xử lý vi phạm góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, các quyền và lợi ich hợp pháp của công dân Kết quả của hoạt động giám sát là đánh giá tính đúng, sai trong hoạt động của đối tượng giám sát, đưa ra những khuyến nghị và biện pháp can thiệp, khắc phục kịp thời nhằm hướng hoạt động của đối tượng đi đúng hướng Vì thế, hoạt động giám sát phải mang tính
Trang 14dựa trên cơ sở pháp luật thì nó sẽ mất đi tính công minh, ảnh hưởng đến hiệu
quả quản lý nhà nước.
Tứ ba, tính độc lập tương đổi
Tính độc lập tương đối là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của giám sát Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân các cơ quan quản lý nhà nước tự tiến hành, hoạt động giám sát thường được tiến hành bởi cơ
quan chuyên trách Vì vậy, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình,
ngoài việc đảm bảo sự phối kết hợp nhịp nhàng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, hoạt động giám sát còn có tính độc lập tương đối trong quá trình thực thi nhiệm vụ Điều này được thể hiện ở chỗ: các tô chức thanh tra, giám sát được phép tự mình tổ chức các cuộc giám sát trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền pháp luật quy định Trên cơ sở kết quả giám sát, ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo các quy định của pháp luật về
giám sát, chịu trách nhiệm về kêt quả giảm sát của mình.
Tính độc lập của hoạt động giám sát chỉ là tương đối, vì ngoài việc căn cứ vào pháp luật, hoạt động giám sát còn phải xuất phát từ thực tế cuộc sống, phải đặt sự vật, hiện tượng trong sự phát triển biện chứng với quan điểm khoa học, khách quan, lịch sử cụ thê.
Thứ tư, hoạt động giảm sát luôn gắn với quản lý nhà nước
Ngoại trừ hoạt động giám sát xã hội của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua khiếu nại, tố cáo; hoạt động giám sát luôn gan với quản lý nhà nước Quan ly nhà nước và thanh tra, giám sát có điểm
chung là nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện sự tác động lên đối tượng
quản lý Quản lý và giám sát có quan hệ mật thiết với nhau Thanh tra, giám sát chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có
thanh tra, giảm sát Trong môi quan hệ này, quan lý nhà nước g1ữ vai trò chủ
Trang 15quả thông tin từ phía Cơ quan thanh tra, giám sát).
Ngoài ra, với tư cách là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra,
giám sát bị ràng buộc, chế ước bởi quản lý nhưng đồng thời bị tác động trở lại, góp phần điều chỉnh cách thức, phương pháp quản lý của chủ thê quản lý Nhờ có giám sát mà mục đích của quản lý được đảm bảo Thực tế cho thấy rằng, một thé chế hành chính và cơ quan quản ly nhà nước sẽ không day đủ và kém hiệu quả nếu thiếu giám sát Hoạt động có tính hiệu quả của giám sát sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tùy tiện và thiếu kỷ cương trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
Bên cạnh đó, hoạt động giám sát ngân hàng có những đặc điểm riêng
như sau:
Thử nhất, về chủ thể:
Hoạt động giám sát ngân hàng đươc thực hiện bởi cơ quan nhà nước
có thấm quyền, mà cụ thé là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng nha nước Việt Nam Đây là đơn vị tương đương tổng cục chịu trách nhiệm về công tác giám sát các tổ chức tín dụng (NHTM), chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và hoạt động ngân hàng; và giám sát ngân hàng
tại các địa phương trực thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phó về mặt tô chức và chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của Cơ quan giám sát
ngân hàng.
Tứ hai, về đối tượng:
Đối tượng của hoạt động giám sát ngân hàng bao gồm các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Các đối tượng này trên thực tế được Ngân hàng Nhà nước phân chia thành các nhóm đối tượng để thực hiện giám sát chuyên trách, gồm có: Nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước; nhóm các ngân hàng thương mại cô phan; nhóm các ngân hàng thương mại liên doanh (được
Trang 16thành lập trên cơ sở liên doanh giữa một bên là ngân hàng thương mại trong
nước và một bên là NHTM nước ngoài); nhóm các ngân hàng thương mại
100% vốn nước ngoài; nhóm các chi nhánh ngân hàng nước ngoài; nhóm các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính (bao gồm công ty tài chính/cho
thuê tài chính trong nước và công ty tai chính/cho thuê tài chính nước ngoài);
nhóm Ngân hang Hop tác xã, các quỹ tín dụng nhân dân và các tô chức tài
chính vi mô.
Thứ ba, về nội dung:
Căn cứ Khoản 1, Điều 5, Thông tư Số: 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng, Hoạt động giám sát ngân hàng bao gồm các hoạt động như:
- Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng
giám sát ngân hàng theo yêu câu giám sát;
-Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành quy định vỀ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng của đôi tượng giám sát ngân hàng;
- Phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản
trị, điều hành và mức độ rủi ro đối với từng tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thực hiện xếp hạng các tô chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Phát hiện, cảnh báo các yêu tô tác động, xu hướng biên động tiêu cực,rủi ro gây mat an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy co dân dén vi phạm phápluật về tiên tệ và ngân hàng đôi với từng tô chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài và hệ thông các tô chức tín dụng;
Trang 17- Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của
pháp luật.
Theo đó, hiện nay, để đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý của NHNN,
hoạt động giám sát có phạm vi rộng hon đó là quá trình thu thập, phân tích,
đánh giá, xử lý thông tin một cách thường xuyên, liên tục về hoạt động của từng ngân hang và hệ thống ngân hàng, trên cơ sở các thông tin, dữ liệu do các ngân hàng báo cáo về NHNN và thông qua việc gặp gỡ trực tiếp hoặc trao đổi với ban lãnh đạo, nhân viên ngân hàng, cũng như thông qua các nguồn thông tin khác như phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo kiểm toán độc lập, báo cáo kiểm toán nội bộ của NHTM Hoạt động giám sát còn được gọi
là giám sát từ xa, giám sát của cơ quan quản lý thông qua thông tin thu được
về các NHTM dé phân tích.
Mục tiêu của hoạt động giám sát từ xa đối với các NHTM là: phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ấn đối với từng ngân hang và hệ thong ngân hàng: cung cấp những thông tin ban đầu cho việc xây dựng kế hoạch Thanh tra tại chỗ, cũng như thiết kế một cuộc Thanh tra cụ thể; phát hiện những xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng, làm cơ sở cho việc ban hành chính
Nếu so sánh hoạt động giám sát và hoạt động thanh tra ta thấy:
Về hoạt động thanh tra, Qua thực tiễn có thé khái quát hoạt động Thanh tra đối với NHTM là việc NHNN định kỳ hoặc đột xuất cử các nhân viên là các giám sát viên hoặc Thanh tra viên tới làm việc tai NHTM Trên cơ sở xem xét trực tiếp các hoạt động thực tế diễn ra tại các NHTM và các tài liệu do ngân hàng cung cấp, các giám sát viên hoặc Thanh tra viên sẽ đưa ra những đánh giá, khuyến nghị về từng mặt hoặc toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Hoạt động Thanh tra này còn được gọi là Thanh tra trực tiếp hay là Thanh tra tại chỗ (tại đơn vị) Theo Luật Thanh tra, Thanh tra trực tiếp chỉ
Trang 18thực hiện theo hai hình thức đó là Thanh tra theo chương trình kế hoạch và Thanh tra đột xuat.
Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Mục tiêu của hoạt động Thanh tra trực tiếp tại NHTM là:
+ Đánh giá toàn bộ hoạt động và điều kiện tài chính của ngân hàng; đánh giá môi trường hoạt động chung của ngân hàng, tập trung vào hệ thống quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro.
+ Đánh giá mức độ đáng tin cậy của những thông tin, dữ liệu mà ngân
hàng cung cấp cho NHNN và cho các yêu cầu công khai thông tin; phát hiện và xử lý vi phạm; kịp thời đưa ra kiến nghị.
+ Tiêp xúc trực tiêp với ban lãnh đạo và nhân viên ngân hàng đê có đượccái nhìn từ bên trong và sự hiệu biệt tot hơn, thực tê hơn vê một ngân hang cụ
Như vậy có thê thấy, so với hoạt động Thanh tra trực tiếp, hoạt động
giám sát từ xa có 3 điểm khác biệt cơ bản: Thứ nhất, là cách thức thu thập, tiếp cận thông tin; thứ hai là mức độ và phạm vi giám sát, và thứ ba là nội dung và mục tiêu giám sát cụ thể Do những điểm khác biệt này, Thanh tra trực tiếp phù hợp cho những đánh giá toàn diện và cụ thể mang tính định đối
với từng từng ngân hàng Tuy nhiên, hình thức này lại không phù hợp cho
việc đánh giá một cách thường xuyên và đồng thời một số lớn ngân hàng hay hệ thống ngân hàng Trong khi đó, giám sát từ xa phù hợp cho việc đánh giá về mặt định lượng hoạt động của từng ngân hàng cũng như một số lớn ngân hàng một cách liên tục, thường xuyên Chính những đặc điểm có thể bổ trợ
Trang 19cho nhau này mà giám sát từ xa và Thanh tra tại chỗ được NHNN sử dụng một cách đồng thời để Thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM.
Dé Thanh tra, giám sát các NHTM, hau hết các cơ quan giám sát ngân hàng trên thế giới đều áp dụng giám sát từ xa và Thanh tra tại chỗ Điều này được khang định trong các yêu cầu giám sát ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban Basel đó là: một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả cần bao gồm cả 2 hình thức Thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa Tuy nhiên, hoạt động Thanh tra,
giám sat đó là Thanh tra giám sát tuân thủ hay là Thanh tra giám sat trên cơ sởrủi ro còn phụ thuộc vao moi nước.
1.1.2 Vai trò của hoạt động giảm sat ngân hang
Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù trong nền kinh tế hàng hoá, hoạt động của Ngân hàng có tính dây chuyên và ảnh hưởng đến tat cả các lĩnh vực hoạt động của nên kinh tế quốc dân Ngân hang là trung gian, là cầu nối giữa người gửi tiền và người cần vay tiền Một khi Ngân hàng mất tính ổn định sẽ ảnh hưởng đến các khâu khác và làm cho toàn bộ hệ thống tài chính bị ảnh hưởng theo Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro Rủi ro sụp đồ ngân hang có tính dây chuyền, khi một NHTM bị vỡ nợ thì sé dé dang kéo theo sự đồ vỡ của các NHTM khác Bên cạnh đó, có một bộ phận cán bộ ngân hàng ý thức chấp hành luật pháp còn yếu, hoặc tìm cách vận dụng những kẽ hở, những điểm còn chưa chặt chẽ của pháp luật và chính sách dé mưu lợi cho cá nhân, làm tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến
lợi ích và uy tín của nhà nước, của ngành.
Chính vì vậy, dé đảm bảo an toàn, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các NHTM, hoạt động giám sát đối với các NHTM là hết sức cần thiết Một mặt, hoạt động giám sát NHTM kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của NHTM,
mặt khác giúp cho NHTM hoạt động có hiệu quả hơn, giảm bớt rủi ro, giúp
NHTM phát triển lành mạnh hoạt động giám sát NHTM cũng đảm bảo sân chơi bình dang cho các NHTM, giữ 6n định trong hoạt động kinh doanh của
Trang 20hệ thống NHTM.
Thông qua việc giám sát NHTM, NHNN tim ra những điểm bat hợp ly, những sai phạm trong hoạt động nghiệp vụ, từ đó đề ra các giải pháp và kiến nghị kịp thời nhằm phục vụ cho mục tiêu quản lý, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM Vi vậy hoạt động giám sát ngân hàng có những vai trò nổi bật như
Sau :
Một là, dam bao tính lành mạnh của thị trường ngân hàng, tiễn tệ, phục vụ cho công tác phòng chong tham những:
Cụ thê, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng, chống
tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng, cơ quan giám sát ngân hàng đã
tham mưu cho các cấp trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của ngành Ngân hang; kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống tham những và tội phạm của ngành Ngân hàng Cơ quan đã thực hiện tốt vai trò là đầu mối giúp việc cho Ngân hàng
nhà nước thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo
phòng, chống rửa tiền, cũng như thực hiện vai trò đầu mối của Việt Nam trong nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về phòng, chống rửa tiền, hiện cơ quan đang tập trung vào việc tham gia dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền để trình Quốc hội phê chuẩn trong năm 2010, đảm bảo thực hiện đúng theo các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Hai là, bảo vệ quyên lợi người gửi tiên:
Ngân hàng thương mại là nơi tích trữ tiền tiết kiệm hàng đầu của công chúng, đặc biệt là tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình, việc thất thoát các khoản vốn này trong trường hợp ngân hàng phá sản sẽ trở thành thảm họa cho nhiều cá nhân và hộ gia đình Trong khi đó, người gửi tiền lại thiếu kiến thức chuyên môn về tài chính và thiếu thông tin cần thiết để đánh giá chính xác
Trang 21mức độ rủi ro của ngân hàng, do đó, việc giám sát hoạt động của các NHTM sẽ giúp cho cơ quan quản lý có được những thông tin cần thiết để xác định tình trạng tài chính của ngân hàng dé từ đó có những giải pháp phù hợp bảo
vệ quyên lợi người gửi tiên.
Thực tế cho thấy, khi ngân hàng đồ vỡ và lây lan đến cả hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng và tác động tiêu cực tới công chúng và toàn xã hội là rất lớn Do đó, các Chính phủ thường phải bỏ tiền để ngăn chặn và khắc phục hậu quả, thống kê của các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB) thì chi phí bỏ ra để ngăn ngừa sự đồ vỡ của hệ thống ngân hàng và đảm bảo quyền lợi người gửi tiền không dưới 20% GDP.
Ba là, giảm sát ngân hàng đóng vai trò là công cụ hữu hiệu giúp Thong doc Ngân hang nhà nước trong việc quản lý hệ thong các NHTM, phát hiện, cảnh báo sớm các rủi ro gây mát an toàn hệ thông:
Trong năm 2017 và năm 2018, thông qua công tác giám sát ngân hàng
NHNN đã phát hiện được nhiều sai phạm với mức độ nghiêm trọng khác nhau của các NHTM, có cả các sai phạm mang tính hệ thống và sự vụ, tuy nhiên, đều tiềm ân nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân ngân hàng và hệ thống Chủ yếu các sai phạm được phát hiện tập trung trong khâu cấp tín dụng, sai phạm về đầu tư, sở hữu cô phan tại các ngân hang, cá biệt cũng có những sai phạm mang tính hình sự và đã được nhanh chóng chuyên sang cơ quan cảnh sát điều tra Có thể nói, chức năng cảnh báo sớm trong năm 2017, 2018 đã đạt được hiệu quả cao hơn một bước, hỗ trợ đắc lực cho chức năng góp phần quan trọng vào thành công trong việc quản lý hệ thông ngân hàng của NHNN.
Năm là,đảm bảo cạnh tranh bình đẳng:
Các ngân hàng cần chịu sự quản lý và giám sát của các cơ quan chức năng bởi lẽ chúng cung cấp cho cá nhân và doanh nghiệp những khoản vay, tài trợ tiêu dùng hoặc tài trợ đầu tư Xã hội sẽ thu được những lợi ích to lớn
Trang 22nếu như hệ thống ngân hàng cung cấp một lượng tin dụng thích hợp va đúng địa chỉ Tuy nhiên, khi có sự phân biệt đối xử trong việc cấp tín dụng, các cá nhân, doanh nghiệp bị phân biệt đối xử sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, điều này có thể ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh và nền kinh tế nói chung Do vậy, việc giám sát các NHTM sẽ giúp cơ quản quản lý hạn chế và từng bước loại bỏ tình trạng phân biệt đối xử trong việc cung cấp các dịch vụ
tài chính Ngoài ra, việc giám sát cũng giúp cho Chính phủ và NHNN ngăn
chặn việc tập trung tiềm lực tài chính và tay một số Ít cá nhân hay tô chức, gây ảnh hưởng xau đến nền kinh tế và thị trường cạnh tranh.
Sảu là, thông qua hoạt động giảm sát ngán hàng Ngân hàng nhà nước có căn cứ dé xây dựng, hoàn thiện các quy định, hướng dan bảo dam an toàn trong hoạt động của các NHTM:
Thực vậy, xây dựng hệ thống văn bản là một khâu quan trọng, có tính chất tiên quyết đảm bảo thành công của công tác giám sát Các văn bản này về cơ bản kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác quản lý ngân hàng trong thời kỳ mới, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhiệm vụ quan trọng, mang tính
chat chiên lược của ngành như tái cơ câu và xử lý nợ xâu
Bảy là, hoạt động giám sát ngân hàng đảm bảo việc cấp phép thành lập mới, cấp phép mở rộng mạng lưới và nghiệp vụ của các NHTM, đảm bảo đáp ứng đúng, đủ nhu cầu dịch vụ ngân hàng của xã hội, của từng địa bàn trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế; đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa
các NHTM để tao động lực thúc đây sự phát triển của toàn hệ thống.
1.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động giám sát ngân hàng
1.2.1 Sự cẩn thiết phải hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát ngân
Từ những vấn đề nghiên cứu về thực trạng của pháp luật về hoạt động giám sát ngân hàng ở Việt Nam, van dé quan trọng hiện nay là cần thiết phải
Trang 23xác định và áp dụng những giải pháp hữu hiệu dé hoàn thiện pháp luật về hoạt
động của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
1.2.1.1 Môi trường hoạt động của hệ thong ngân hàng hiện nay tiềm ẩn nhiễu
rủi ro
Với tính chất phức tạp và thường xuyên biến động của nền kinh tế thị trường, nhất là trong điều kiện quy mô thị trường không bị bó hẹp, những biến động bat thường về kinh tế, chính trị của thé giới đều tac động không nhỏ đến thị trường trong nước Do cũng chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ rủi ro cho các tổ chức tín dụng Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với 4 loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động Trong đó rủi ro tín dụng là rủi
ro cần được đặc biệt quan tâm Với tốc độ tăng trưởng nhanh (trên 25%/năm) cùng với năng lực quản trị rủi ro còn yếu kém trong môi trường kinh doanh nhiều rủi ro (năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh,
khả năng sinh lời không tương xứng với mức độ gia tăng rủi ro và quy mô
hoạt động) khiến cho các ngân hàng phải đối mặt với mức độ rủi ro tín dụng không nhỏ Chất lượng Tài sản Có thấp, tỷ lệ nợ xấu cao, hệ số an toàn vốn chưa đạt mức chuân 8% theo thông lệ quốc tế Những điểm yếu này gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của cả hệ thống ngân hàng đồng thời cũng sẽ làm cho việc áp dụng các chuẩn mực về an toàn, rủi ro theo chuẩn mực quốc tế gặp nhiều khó khăn Do vay, VIỆC nắm bắt được tình hình tài chính thường xuyên của các ngân hàng thương mại để từ đó đưa ra cảnh báo và can thiệp kịp thời giúp ngăn chặn, phòng tránh rủi ro là vẫn đề thực sự cần thiết [1]
Một ví dụ cho rủi ro tín dụng là vụ việc của Nhà số 194 Phố Huế
-phường Ngô Thì Nhậm - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Ngôi nhà này là tài sản
của công ty TNHH Bắc Sơn đã đem thế chấp để đảm bảo cho hợp đồng tín
[1] TS Nguyễn Văn Bình (2006),” Nguyên tắc và định hướng đôi mới hoạt động thanh tra
đến 2010 và tầm nhìn 2020”, Tạp chí Ngân hàng, số 20/2006
Trang 24dụng giữa công ty Bắc Son với ngân hàng công thương Việt Nam Do công ty Bắc Sơn không trả được nợ, nên ngân hàng công thương Việt Nam đã khởi kiện ra tòa dé đòi nợ Sau đó, chi cục thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng đã ủy quyền cho công ty CP bán đấu giá Hà Nội bán đấu giá phần tài sản bị kê biên là 139,68m2 dat và nhà số 194 - Phố Huế vào ngày 24/8/2009 Cuối cùng, ông Dang Văn Thoán (trú tại 59 - Phương Mai - Hà Nội) đã tring dau giá Tuy nhiên vấn dé nam ở chỗ, tdi sản kê biên trong vụ việc này không đủ điều kiện để kê biên theo quy định pháp luật Khi ông Hoàng Đình Mậu — nguyên Giám đốc công ty Bắc Sơn qua đời thì các đồng thừa kế của ông Mậu đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với khối di sản mà ông Mậu dé lại ké từ thời điểm mở thừa kế, bao gồm cả nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ hợp pháp theo quy định pháp luật Tuy nhiên có một điều đáng chú ý là cho đến thời điểm bị cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, tất cả những người thừa kế này đều chưa thực hiện thủ tục mở thừa kế tại cơ quan nhà nước có thầm quyên Khi tiến hành kê biên nhà 194 Phó Huế, Chấp hành viên đã không hỏi hết ý kiến của toàn bộ những người thừa kế là một hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyên — lợi ích hợp pháp của họ Cụ thé tại buổi kê biên tài sản chỉ có bà Nguyễn Thị Thu Hong là một trong sáu người thừa kế của ông Mậu có mặt còn những người khác vắng mặt và đương nhiên không có chữ ký cũng như ý kiến trong Biên bản kê biên Mặt khác, những người thừa kế của ông Mau hiện đều dang sinh sống tại nhà 194 Phố Huế nên họ là đối tượng được ưu tiên mua tài sản đấu giá nếu như ngôi nhà này bị buộc phải phát mại Thế nhưng khi tiễn hành bán dau giá tài sản, co quan thi hành án cũng như đơn vị bán đấu giá đã không hề thông báo cho những người thừa kế của ông Mậu được biết và tham gia phiên đấu giá Điều này không chỉ vi phạm nguyên tắc công khai, minh bạch của quá trình bán đấu giá tài sản mà còn xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của những người có quyền — nghĩa vụ liên quan nói trên Vụ việc nay đã được Toa an xem xét và giải quyét trong nhiêu năm
Trang 25khiến cho việc thanh lý tài sản dé thu hồi khoản nợ lớn của ngân hàng bị phức
tạp và chậm trê.
1.2.1.2 Sự phát triển của khu vực tài chính ngân hàng và thị trường tài chính là thách thức đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đổi mới
Sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đa
tiện ích như ATM, Internet Banking, Home Banking, PC Banking, Mobile
Banking là những bước tiến bộ đáng ké của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc ứng dung công nghệ tiên tiến, viễn thông hiện đại Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà các dịch vụ đó mang lại, điều không thê phủ nhận được là các rủi ro đi kèm lớn hơn Bên cạnh những rủi ro về tác nghiệp và công nghệ theo sau các dịch vụ thương mại điện tử (nạn hacker đối với phần mềm ngân hàng, dịch vụ ngân hàng, vấn đề về bảo mật thông tin ) còn có các rủi ro tiềm ân hết sức lo ngại với một hệ thống quản tri điều hành, kinh doanh còn yếu như ở Việt Nam Nếu chỉ đơn thuần là phương pháp thanh tra
tuân thủ thì khả năng ngăn chặn và đặc biệt là phòng ngừa rủi ro một cách
hữu hiệu khó có thể đáp ứng
Bên cạnh đó, về thực tế pháp luật hiện hành, sau khi Luật NHNN 2010 ra đời, các văn bản pháp luật dưới Luật lần lượt được xây dựng nhằm cu thé hóa tinh thần của Luật và hoàn thiện co sở pháp ly cho hoạt động quan ly của NHNN nói chung và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng hàng nói riêng. Cụ thé, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hang và Quyết định số 35/2014/QD-TTg về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn va cơ cau tô chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thay thé Quyết định số 83/2009/QD-TTg; Thông tư Số: 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017 của NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng và qua đó, đã hoàn chỉnh thêm một bước về tô chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hang.
Trang 26Theo đó:
- CQTTGSNH là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc NHNN, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lý nhà nước đối với các tô chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quan lý nha nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham những, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính,
thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của NHNN; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bồ theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc NHNN.
- Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố là đơn vi thuộc cơ cau tô chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, giúp Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố quản lý nhà nước, tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố đối với các đối tượng quản lý, thanh tra và giám sát ngân hàng trên dia ban theo sự phân công, phân cấp, ủy quyền của Thống đốc NHNN và theo quy định của pháp
- Hệ thống tô chức của thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng bao gồm CQTTGSNH và thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tô chức tín dụng và kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Giám sat rủi ro trong hoạt động ngân hang là một trong những nội dung
mới và đã được Luật NHNN 2010 quy định, nên việc xây dựng, hoàn thiện quy trình thủ tục giám sát ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
Trang 27giám sát an toàn hệ thống cũng như đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động giám sát ngân hàng là một yêu cầu hết sức cấp thiết.
1.2.2 Nội dung pháp luật vé hoạt động giám sát ngân hàng
Pháp luật về hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tổng thể những quy định về hoạt động của Thanh tra Ngân hàng do Nhà nước ban hành và thừa nhận,theo đó xác định mỗi quan hệ giữa hoạt động của Thanh tra Ngân hàng với các đối tượng thanh tra và các bên có liên quan.
Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra mang tính chuyên ngành Do đó,
pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh tra ngân hàng mang những đặc điểm cơ
bản, đặc trưng so với hoạt động thanh tra thông thường.
Ngày 16/6/2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Luật số 46/2010/QH12) Trong Luật này, giám sát ngân hang được dành riêng một Chương (Chương V — giám sát ngân hàng), điều này thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của giám sát ngân hàng trong nhận thức của các cơ quan lập pháp và của toàn xã hội.
Ở thời điểm hiện tại, vấn đề tô chức và hoạt động của giám sát ngân hàng được thực hiện theo Thông tư Số: 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017 của NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng Năm 2018 NHNN tiếp tục ban hành Thông tư số Số: 04/2018/TT-NHNN ngày 12/03/2018 Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.
Có thể nói hai năm 2017, 2018 là những năm có những điểm mốc pháp lý quan trọng đối với hoạt động thanh tra nhà nước nói chung và hoạt động giám sát ngân hàng nói riêng Từ khi Luật NHNN 1997 có hiệu lực cho đến luật sửa đổi bổ sung 2003 và đến nay là Luật NHNN 2010 có hiệu lực ngày
01/01/2011 Trong giai đoạn từ năm 2009-2010 hoạt động giám sát ngân
Trang 28hang đã được Dang và nhà nước ta quan tâm từ Quyết định số
83/2009/QD-TTG ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền han và cơ cau tổ chức của Cơ quan giám sát ngân hang trực thuộc NHNN Việt Nam, ngày 16/06/2010, Quốc hội đã thông qua Luật NHNN Việt Nam, thay thế Luật NHNN 1997 và Luật sửa đối, bố sung 2003; trong đó, đã đành trọn Chương V, với 13 Điều quy định về giám sát ngân hàng Đến năm
2017, hoạt động giám sát ngân hàng đã được Ngân hàng nhà nước ban hành
riêng thông tư 08/2017/TT-NHNN đi sâu vào điều chỉnh việc giám sát ngân hàng với các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giám sát Đề hoàn thiện hơn thông tư 08/2017/TT-NHNN va đáp ứng yêu cau của thực tế, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư số Số: 04/2018/TT-NHNN Sửa đổi, b6 sung một số Điều của Thông tư số 08/2017/TT-NHNN.
Cụ thé, trong thông tư 08/2017/TT-NHNN, nội dung giám sát ngân hàng được quy định bao gồm: Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu; xem xét, theo dõi tình hình chấp hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng của đối tượng
giám sát ngân hàng;
Đồng thời, phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quan tri, điều hành va mức độ rủi ro đối với từng tô chức tín dụng và toàn bộ hệ thống các tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thực hiện xếp hạng các tổ chức tin dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy
Việc giám sát cũng nhằm phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối
tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trang 29Bên cạnh nội dung giám sát vĩ mô, thông tư quy định nội dung giám sát
an toàn vĩ mô đối với nhóm và toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về mức độ lành mạnh tài chính; đánh giá hoạt động liên ngân hàng; đánh giá tình hình sở hữu, đầu tư; nhận diện, đánh giá thực trạng, xu hướng, mức độ rủi ro và tác động có khả năng xảy ra đối với nhóm và toàn bộ hệ thống
Ngoài ra, thông tư cũng quy định các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng bao gồm: Khuyến nghị, cảnh báo; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; kiến nghị cấp có thâm quyên các biện pháp xử lý
giám sát ngân hàng khác theo quy định của pháp luật.
Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện khuyến nghị, cảnh báo
rủi ro tiềm ân đối với đối tượng giám sát ngân hàng, khi kết quả giám sát thể hiện dưới hình thức chỉ tiêu định lượng của đối tượng giám sát ngân hàng vượt ngưỡng cảnh báo, hoặc căn cứ vào các thông tin định tính phản ánh các rủi ro tiềm ấn của đối tượng giám sát ngân hang từ kết quả giám sát kết hop
với kết luận thanh tra, kết quả kiểm toán độc lập, kết quả kiểm toán nội bộ,
thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước khác Đơn vị giám sát cũng có thể khuyến nghị, cảnh báo khi có yêu cầu của Thống đốc NHNN xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước.
Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng tiếp tục tiềm ấn nhiều rủi ro, có nguy cơ gây mat an toàn trong hoạt động hoặc dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng sau khi thực hiện kế hoạch khắc phục, don vi thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các
biện pháp xử lý giảm sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Việc xây dựng hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động giám sát ngân hàng là sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với hoạt động giám sát ngân hàng; tạo khung pháp lý hoàn thiện hơn, tiễn bộ hơn để hoạt
động giám sát ngân hàng phát huy năng lực, hiệu quả, phù hợp với thông lệ
Trang 30quốc tế và hội nhập ngân hàng trong thời gian tới.
Trong phạm vi của luận văn, các vấn đề pháp luật điều chỉnh hoạt động giám sát ngân hàng được tập trung nghiên cứu và đánh giá gồm có:
- Chủ thể thực hiện giám sát ngân hàng - Nguyên tắc tiễn hành giám sát ngân hàng - Nội dung của hoạt động giám sát ngân hàng
- Phương thức hoạt động giám sát ngân hàng
- Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng
- Quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả giám sát ngân hàng 1.3.1 Các mô hình giám sát dang được áp dụng trên thé giới
Hiện nay, trên thế giới tồn tại 04 mô hình giám sát tài chính được phân chia theo đối tượng giám sát/lĩnh vực giám sát, bao gồm: (i) Mô hình giám sát thé chế; (ii) Mô hình giám sát chức năng: (iii) Mô hình giám sát lưỡng đỉnh; (iv) Mô hình giám sát hợp nhất.
- Mô hình giám sát thể chế
Mô hình giám sát thể chế dựa trên cách tiếp cận truyền thống: theo đó, địa
vị pháp lý của tô chức tài chính sẽ quyết định cơ quan quản lý nào có nhiệm vụ giám sát hoạt động của nó Theo cách tiếp cận này, hệ thống tài chính có 3 lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, tương ứng là 3 cơ quan giám sát khác nhau Trong đó, mỗi cơ quan giám sát toàn diện các lĩnh vực mà
minh đảm nhiệm với mục tiêu: dam bảo nguyên tac kinh doanh, bảo vệ khách
Trang 31hàng và 6n định hệ thống tài chính Một số quốc gia đang áp dụng thành công mô hình này có thé kế đến như Thai Lan, Philippines, Trung Quốc, ”
Mô hình giám sát thé chế gồm bốn đặc điểm chính: (i) Tén tại ba cơ quan riêng biệt giám sát ba mảng thị trường (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) Tuy đặc điểm hệ thống chính tri của từng nước mà các cơ quan sẽ trực thuộc các cấp thấm quyền khác nhau; (ii) Hoạt động giám sát được chuyên môn hóa Mỗi cơ quan có những kỹ thuật, nghiệp vụ riêng và hoạt động dưới những quy định, nguyên tắc và chuẩn mực khác nhau; (iii) Các cơ quan tiến hành giám sát thông qua một chu trình khép kín từ khâu cấp phép, kiểm tra giám sát định kỳ hoạt động kinh doanh, thanh tra và xử phạt vi phạm đến việc cho phép rút khỏi thị trường (đình chỉ hoặc xóa bỏ tổ chức); (iv) Việc phối hợp, chia sẻ thông tin giám sát, hạn chế rủi ro hệ thống phải được quy định cụ thé và đảm bảo bang các văn bản quy phạm pháp luật, các thỏa thuận phối
hợp, ghi nhớ
-Mô hình giám sát chức nang
Mô hình giám sát chức năng là mô hình giám sát mà việc giảm sát được
xác định bởi hoạt động kinh doanh của các thực thể, không quan tâm đến hình thức pháp lý của các thực thể đó Điểm khác nhau giữa mô hình này với mô hình giám sat thể chế là ở chỗ, mỗi loại hoạt động kinh doanh có thé có một cơ quan giám sát riêng biệt, do đó một tô chức có thé chịu sự giám sát của nhiều cơ quan khác nhau (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) Nếu cung cấp dịch vụ trên càng nhiều lĩnh vực, tổ chức này sẽ càng chiu sự giám sat cua nhiều cơ quan Do đó, ở mô hình này, đòi hỏi có sự phân định rõ ràng trách
nhiệm trong việc giám sát của các cơ quan tham gia giám sát đôi với các hoạt
[2] Nguyễn Thị Hòa (2018), “Các mô hình giám sát tài chính phổ biến trên thế giới và liên
hệ với Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 05/2018
Trang 32động cụ thể như ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm Với đặc điểm trên, mô hình giám sát chức năng thường được áp dụng tại các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển, với sự ra đời của nhiều sản phẩm tài chính phức tạp, kết hợp nhiều lĩnh vực (như ngân hàng - bảo hiểm, chứng khoán - bảo hiểm hay ngân hàng - chứng khoán )
- Mô hình giảm sát lưỡng đỉnh
Mô hình giám sát lưỡng đỉnh dựa trên nguyên tắc giám sát theo mục tiêu va dẫn đến sự phân chia chức năng giám sát đối với hai co quan: một cơ quan
với chức năng giám sát an toàn chịu trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của cả
hệ thống tài chính, và một cơ quan tập trung vào giám sát hoạt động kinh doanh (các hoạt động cụ thể của các tô chức tài chính trên thị trường) nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng Day được coi là mô hình tối ưu trong việc đảm bảo sự minh bạch, toàn vẹn thị trường và bảo vệ người tiêu dùng Mô hình giám sát lưỡng đỉnh tỏ ra hiệu quả tại những quốc gia có điều kiện kinh tế và thị trường tài chính phát triển (như Đức, Úc, Áo).
Hạn chế của mô hình là làm nảy sinh mâu thuẫn khi cơ quan giám sát an toàn phải lựa chọn giữa sự an toan hệ thống và bảo vệ người tiêu dùng vì cơ quan này thường sẽ ưu tiên mục tiêu an toàn hệ thống hơn và người tiêu dùng có thé bị thiệt hại khi một định chế tài chính nào đó phá sản Do đó, một số quốc gia (Đức, Úc, Áo) đã quyết định thành lập thêm các cơ quan giám sát bổ sung dé cân bang lợi ích giữa quyền lợi của người tiêu dung và an toàn hệ thống như việc thành lập Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng chịu trách
nhiệm bảo vệ người tiêu dùng nói chung và chông độc quyên.
- Mô hình giám sát hợp nhất
[3] Nguyễn Thi Hòa (2018), “Các mô hình giám sát tài chính phô biến trên thế giới và liên
hệ với Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 05/2018
Trang 33Mô hình giám sát hợp nhất là mô hình chỉ bao gồm một cơ quan giám sát duy nhất chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ các trung gian và thị trường thuộc
lĩnh vực ngân hang, tài chính và bảo hiém.
Mô hình giám sát hợp nhất được áp dụng hiệu quả tại những quốc gia có điều kiện kinh tế và thị phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh).*
Mô hình này có ưu điểm là ngăn ngừa những mâu thuẫn và khoảng cách
trong việc giám sát các ngành thuộc lĩnh vực tài chính; tạo ra một “sân chơi”
thống nhất cho các ngành thuộc lĩnh vực tài chính Tuy nhiên, điểm bat lợi lớn nhất của mô hình này là sự công kénh, thiếu linh hoạt và độc quyền cũng như sự kém hiệu quả về chi phí khi triển khai áp dụng Cơ quan giám sát cũng sẽ gặp những hạn chế nếu thực hiện giám sát một số lượng lớn các tổ chức với cùng một phương pháp mà không cần quan tâm đến những khác biệt ngành nghề của các tổ chức này cũng những khác biệt khác liên quan đến chuẩn mực kế toán Việc áp dụng mô hình cũng đồng thời làm giảm sự cân băng hợp lý giữa ba mục tiêu của hoạt động giám sát, hướng ưu tiên nhiều
hơn vào mục tiêu giám sát hoạt động kinh doanh thay vì mục tiêu bảo vệkhách hàng.
1.3.2 Kinh nghiệm của EU về giám sat an toàn vĩ mô
Theo đề xuất của Ủy ban châu Âu, hệ thống các cơ quan giám sát tài chính châu Âu (ESFS) được hình thành, là cơ quan độc lập, chịu trách nhiệm giảm sát an toàn vĩ mô ở cấp EU nhằm đảm bảo sự 6n định tài chính trong EU ESFS bao gồm các cơ quan điều tiết, giám sát tại các nước thành viên và 3 cơ
quan mới trên toàn chau Au.
[4] Nguyễn Thi Hòa (2018), “Các mô hình giám sát tài chính phô biến trên thế giới và liên
hệ với Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 05/2018
Trang 34Tại cấp quốc gia, có 3 mô hình giám sát tài chính chủ yếu đang được các nước thành viên EU lựa chọn áp dung: (i) một cơ quan giám sát duy nhất cho toàn bộ khu vực tài chính (mô hình giám sát hợp nhất); (ii) cơ quan giám sát an toàn tồn tại song hành với cơ quan giám sát hành vi của các thành viên tham gia thị trường (mô hình 2 đỉnh song song); (iii) tiếp cận theo chức năng, gồm ngân hang, bảo hiểm, chứng khoán (mô hình phân tán).
Tại cấp EU, có 3 ủy ban tư vấn trong hệ thống giám sát tài chính châu Âu Bao gồm: Ủy ban Giám sát ngân hang châu Âu (CEBS), Ủy ban Giám sát bảo hiểm va qui hưu trí châu Âu (CEIOPIS), Ủy ban quản lý chứng khoán châu Âu.
1.3.3 Kinh nghiệm và khuyến nghị của Basel 3
Bên cạnh việc đưa ra các qui định cụ thể về an toàn vốn của ngân hàng, Basel 3 còn là bộ tiêu chuan đảm bảo xử lý rủi ro hệ thống mang tinh vĩ mô, tập trung vào việc xây dựng nguồn dự phòng cao hơn để xử lý rủi ro bắt nguồn từ hoạt động của các tập đoàn tài chính, tạo lập khuôn khô dé xử lý rủi ro phát sinh từ sự liên thông giữa các thị trường tài chính, xây dựng nguồn dự phòng rủi ro bắt nguồn từ những yếu tố vĩ mô trên đây Đồng thời, Uy ban Basel đã đưa ra các phương pháp luận cho việc hình thành mô hình đo lường
rủi ro hiệu quả hơn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG
Tóm lại, giám sát ngân hàng là giám sát chuyên ngành về ngân hàng do ngân hàng trung ương tiến hành đối với các ngân hàng trung gian Hoạt động giám sát ngân hàng nhằm mục đích góp phần đảm bảo an toàn cho các ngân hàng trung gian, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thông qua đó bảo vệ lợi ích của nền kinh tế, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các ngân hàng trung gian và việc thực thi các chính sách tài chính, tiền tệ của một
quôc gia.
Trang 35Chương 2
THUC TRẠNG PHAP LUẬT VÀ THỰC TIEN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VE GIÁM SÁT CUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC DOI VỚI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng pháp luật về giám sát ngân hàng tại Việt Nam
Từ giữa năm 2008, tình hình khó khăn về thanh khoản và tiếp đó là việc nhiều ngân hàng nước ngoài phá sản do tác động của khủng hoảng tài chính thé giới đã làm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế nói chung và hệ thống
ngân hàng Việt Nam nói riêng Tuy nhiên với sự tích cực của hoạt động giám
sát các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam, giám sát ngân hàng đã có nhiều đóng góp vào việc đảm bảo sự an toàn của từng Tổ chức tín dụng và toàn bộ hệ thống tài chính-ngân hàng Việt Nam thời gian qua.
Đi vào hoạt động trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu có những tác động tiêu cực đến nên kinh tế, trong đó có hoạt động tiền tệ, ngân hàng, giám sát ngân hàng nói chung và cơ quan giám sát ngân hàng nói riêng vừa nỗ lực giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công việc cua một đơn vi hoan toàn mới, vừa tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của các đơn vi trước đây; đồng thời thực biện các nhiệm vụ đột xuất do Thống đốc NHNN giao, phục vụ đắc lực chỉ đạo của Thông đốc NHNN trong điều hành thực thi chính sách tiền tệ.
Sự phát triển của khu vực ngân hàng và thị trường tài chính với hàng loạt các loại hình dịch vụ hiện đại kéo theo không ít những rủi ro tiềm ấn Thực tiễn công tác giám sát ngân hàng cho thấy, dé nắm bắt được thường xuyên thực trạng hoạt động của các tổ chức tin dụng (NHTM), đặc biệt là tình hình tài chính, các yếu tố dẫn đến rủi ro gây mat an toàn hệ thong; xử lý kip thời những vấn đề nghiêm trọng xảy ra, tránh lây lan dây chuyên, gây rối loạn cho nên kinh tế, cần phải có phương pháp giám sát, công cụ giám sát phù hợp Theo đó, hoạt động giám sát phải được xem là phương thức thanh tra, giám
Trang 36sát chủ yếu bởi tính tích cực của nó trong việc cảnh báo sớm và phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo an toàn hoạt động đối với toàn bộ hệ thống nói chung và
từng NHTM nói riêng Việc nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát
ngân hang là đòi hỏi cấp thiết xuất phát từ yêu cầu đổi mới về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hang đáp ứng yêu cau phát triển của hệ thống ngân hàng va phù hợp hơn với thông lệ quốc tế Dé đáp ứng nhu cau thực tiễn, năm 2017 NHNN đã ban hành Thông tư Số: 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017 của NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.
Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục ban hành Thông tư số 04/2018/NHNN-TT nhằm sửa đổi, bố sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng Trong đó, sửa đối quan trọng nhất liên quan đến việc bổ sung áp
dụng can thiệp sớm là biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng, bên cạnh các
biện pháp như: khuyến nghị, cảnh báo; xử lý vi phạm hành chính; kiến nghị cấp có thâm quyền các biện pháp xử lý giám sát khác Thông tư cũng bổ sung quy định về việc theo dõi, đôn đốc, đánh giá thực hiện phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng Theo đó, trong quá trình theo dõi, căn cứ
vào kết quả thực hiện phương án khắc phục, đơn vị thực hiện giám sát có
quyền đề xuất tiến hành thanh tra đột xuất các ngân hàng Với thông tư này, chi phí cả thời gian và tiền bạc để khắc phục những yếu kém của tô chức tin dụng sẽ được giảm thiểu, đồng thời góp phần hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống Điểm đáng chú ý trong Thông tư quy định về các biện pháp giám sát
ngân hàng hiện nay là bên cạnh phương pháp giám sát tuân thủ đã có các quy
định khung về giám sát rủi ro để có thể từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế tốt nhất về giám sát ngân hàng; tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện giám sát có thé kết hợp giữa giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro.
2.1.1 Chủ thể thực hiện giám sát ngân hàng
Theo đó Cơ quan thanh tra có các cơ quan chuyên trách gọi là các vụ,
Trang 37bao gồm: Vụ Thanh tra các tổ chức tin dung trong nước (Vu I); Vu Thanh tra các tổ chức tín dụng nước ngoài (Vu II); Vu Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Vu II); Vụ Giám sát ngân
hàng (Vụ IV); Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (Vụ V); Vụ Quản
lý cap phép các tổ chức tin dụng và hoạt động ngân hang (Vụ VI); Văn phòng và Cục Phòng, chống rửa tiền Các vụ này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi hoạt động cua mình và chịu trách nhiệm về mọi sai phạm trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc quản lý, thanh tra, giám sát.Nhiệm vụ phát hiện các vi phạm, sai phạm của các NHTM là nhiệmvụ của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng, trong khi nhiệm vụ xử lý cácsai phạm lại do các Vụ, Cục khác trong NHNN đảm nhiệm, nên hiệu lực của
hoạt động giám sát còn hạn chế Một số vụ việc tuy đã có kết luận và kiến
nghị, nhưng việc thực hiện các biện pháp khắc phục của đối tượng thanh tra còn chậm, trong khí đó việc xử phạt theo thầm quyền, một số nơi còn né
tránh, nê nang và đùn đây trách nhiệm.
Các Vụ, Cục chức năng thuộc NHNN chiu trách nhiệm ban hành các
quy định về chính sách và quy định an toàn cho hoạt động ngân hàng theo chức năng của đơn vị mình giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm giám sát
thực hiện các quy định an toàn Do cơ quan ban hành các quy định an toàn và
cơ quan giám sát là hai đơn vị độc lập, vì thế đôi khi có những bất đồng giữa việc hiểu và áp dụng các quy định giữa đơn vị ban hành quy định và đơn vị
giám sát;
Cơ chế phối hợp giữa Cơ quan TTGSNH với đơn vị chức năng thanh tra tại các địa phương chưa được hoàn toàn thực hiện theo cơ chế chiều dọc Chưa có sự phân định trách nhiệm một cách rõ ràng về phạm vi hoạt động,
chương trình làm việc, các kênh thông tin bao cáo, chia sẻ thông tin, những
vấn đề về thanh tra giám sát ngân hàng trên cơ sở hợp nhất; 2.1.2 Nguyên tắc tiễn hành giám sát ngân hàng
Trang 38Luật NHNN 2010 có quy định về nguyên tắc giám sát ngân hàng (điều 51) Trước đó, Luật Ngân hàng Nhà nước 1997 không có quy định về điều
khoản này Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Ngân hàng Nhà nước
1997 Trong đó, có những điểm mới cụ thê như sau:
Một là, quy định nguyên tắc: “Kết hợp giám sát việc chấp hành chỉnh sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng” Đây là nguyên tắc chi phối cả nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động giám sát ngân hàng Khác với quy định trước đây chủ yếu tập trung vào thanh tra chấp hành chính sách, pháp
luật vê tiên tệ và ngân hang.
Hai là, khăng định rõ: “Giám sát ngân hang được thực hiện theo nguyên tắc giám sát toàn bộ hoạt động của tô chức tín dụng”.
Ba là, trao quyền cho Thống đốc NHNN “quy định trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng” (trước đây chủ yếu quy định tại Luật Thanh tra hoặc các văn bản của Thanh tra Chính phủ).
Bốn là, quy định rõ việc áp dụng pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật về giám sát ngân hàng Cụ thể, “ giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về giám sát ngân hàng của Luật này với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật này”.
Ngày 01/12/2017, Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
chính thức có hiệu lực Theo đó, giám sát ngân hàng là hoạt động của đơn vị
thực hiện giám sát ngân hang trong việc thu thập, tông hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các rủi ro gây mất an
toàn hoạt động ngân hang vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hang vàcác quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trang 39Nguyên tắc giám sát ngân hàng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2017/TT-NHNN Giám sát ngân
hàng phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm chính xác,
khách quan, trung thực, công khai, kip thoi; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng giám sát ngân hàng Đồng thời, giám sát ngân hang
phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động của đối
tượng giám sát ngân hàng Những nguyên tắc này đảm bảo cho sự phát hiện và ngăn chặn kip thời các vi phạm; kiến nghị biện pháp bao đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng Bên cạnh đó, nguyên tắc kết hợp giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro và kết hợp giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn vĩ mô là cơ sở để xây dựng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng Ngoài ra, phải phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động giám
sát ngân hàng và hoạt động thanh tra ngân hàng; giữa hoạt động giám sát
ngân hang và hoạt động cấp, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng Dù đó là giám sát từ xa hay Thanh tra tại chỗ, mục đích chung đều giống
nhau, đó là giám sát các NHTM và phòng ngừa các rủi ro thông qua việc phát
hiện kịp thời các rủi ro không được quản lý tốt Sự kết hợp giữa chúng chính là dé bổ trợ cho nhau giúp hoạt động Thanh tra của Thanh tra ngân hàng đối với các NHTM đạt kết quả tốt hơn Tại nguyên tắc số 16 của Uỷ ban Basel về Thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả cũng nêu rõ: Hệ thống Thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả phải kết hợp giữa Thanh tra tại chỗ và giám sát
từ xa.
2.1.3 Nội dung của hoạt dong giám sát ngân hang
Nội dung chủ yếu của pháp luật về hoạt động của giám sát ngân hàng bao gồm những nội dung chính về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể;
quy trình hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng; những
quyên và nghĩa vụ cơ bản mà pháp luật cần phải quy định cho Cơ quan Thanh
tra, giám sát Ngân hàng trong cả quá trình hoạt động giảm sát từ giai đoạn
Trang 40đầu tiên là tổ chức triển khai các hoạt động giám sát đến giai đoạn tác nghiệp
thực hiện giám sát và giai đoạn sau của các hoạt động đó.
Dựa trên cơ sở đó Thông tư Số: 08/2017/TT-NHNN đã quy định chỉ tiết nội dung giám sát Trước hết phải thu thập, tổng hợp va xử lý tài liệu, thông tin, dir liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát Việc thu thập phải đầy đủ và thường xuyên để cập nhật ,theo dõi tình hình chấp hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng của đối tượng giám
sát ngân hàng Sau khi xem xét các thông tin được cập nhật, phải phân tích,
đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro đối với từng tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và toàn bộ hệ thống các tổ chức tin dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thực hiện xếp hạng các tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Qua đó, phát hiện, cảnh báo các yếu tô tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với từng tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hang nước ngoài và hệ thống các tổ chức tín dụng và kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, giám sát ngân hàng hướng tới phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hang nước ngoài và hệ thống các tô chức tín dụng; kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật Đề thực hiện việc giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám