1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Phân Tích Thực Trạng Đô Thị Hoá Ở Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020.Pdf

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Tác giả Phạm Trọng Tín, Lê Thảo Trang
Người hướng dẫn Đào Duy Minh
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Tại các nước đang phát triển, các thành phố triệu dân cũng đã vàđang mọc lên với tốc độ nhanh: Mexico City 17,3 triệu, Rio de Janeiro 10,37 triệu, Cancuta10,95 triệu, … Tại các nước này

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬNPHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2010 - 2020

Thành viên nhóm:

Phạm Trọng TínLê Thảo Trang

GV: Đào Duy Minh

Trang 2

1.3 Các nghiên cứu thực tế về đô thị hoá 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

2.1 Mục tiêu chung 5

2.2 mục tiêu cụ thể: 5

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu 5

4.2 Phương pháp thống kê, toán học 5

3 Các kiểu đô thị hoá 7

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đô thị hoá 7

5 Thực trạng đô thị hoá ở Việt Nam 8

6 Tác động của đô thị hoá ở Việt Nam 10

Trang 3

PHẦN I.Đặt vấn đề

1 Tính cấp thiết

1.1 Trên thế giớiỞ phần lớn các nước kinh tế phát triển, do quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm nên quá trình đôthị hóa cũng bắt đầu sớm Đặc trưng cho quá trình đô thị hóa ở đây là nhịp độ gia tăng tỉ lệ dânthành phố tương đối cao và việc đẩy mạnh các quá trình hình thành các thành phố cực lớn (cụm đôthị, siêu đô thị) Ở các nước này, số dân thành thị chiếm tỉ lệ rất cao so với tổng số dân (trên 12%).Các khu vực dân cư đô thị trù mật nhất tập trung ở châu Đại Dương (71%), châu Âu (72%) và BắcMỹ (74,3%) Các nước có tỉ lệ dân thành thị cao nhất (1988): Bỉ (95%), CHLB Đức (94%) Anh(91%), Tây Ban Nha (91%), Iceland (90%), Úc (86%), Đan Mạch (84%), New Zealand (84%), ThụyĐiển (84%)… Nhịp độ gia tăng số dân thành thị ở các nước này trong thời gian gần đây đã bắt đầuchậm lại Cuộc bùng nổ dân số đi liền với “bùng nổ đô thị hóa” ở các nước đang phát triển Nét đặctrưng của quá trình này là sự thu hút cư dân nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là thủ đô.Dòng người từ nông thôn đến các thành phố ngày càng đông, một mặt, do nhu cầu sức lao động củacác thành phố lớn, và mặt khác người nông dân ra đi với niềm hy vọng tìm được việc làm có thunhập khá hơn Cùng với nhịp độ đô thị hóa rất cao, sự phát triển không cân đối của thủ đô nhiềuquốc gia châu Á, Phi liên quan tới kiểu đô thị hóa đặc biệt: cư dân nông thôn ùa vào thành phố Sốngười đến càng đông nhu cầu việc làm càng tăng Việc quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanhhơn công nghiệp hóa, cộng với số người nhập cư ngày càng tăng đã làm tăng đội quân thất nghiệpvà nửa thất nghiệp ở các thành phố Tại các nước đang phát triển, các thành phố triệu dân cũng đã vàđang mọc lên với tốc độ nhanh: Mexico City (17,3 triệu), Rio de Janeiro (10,37 triệu), Cancuta(10,95 triệu), … Tại các nước này quá trình đô thị hóa phát triển với đầy mâu thuẫn: một mặt, nóthúc đẩy sự tiến bộ của đất nước, làm cho hàng triệu người có dịp làm quen với cuộc sống năngđộng, nhưng mặt khác, lại làm gay gắt thêm nhiều vấn đề kinh tế – xã hội vốn đã nóng bỏng dưới áplực của sự gia tăng dân số

(Quá Trình Đô Thị Hóa Trên Thế Giới - DanSo.Org, n.d.)

1.2 Ở Việt NamỞ nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa Tỉ lệ số dân thành thị so với tổng số dân cả nước khôngthay đổi nhiều: 20,6% (1976); 19,2% (1979); 19,9% (1985) và 19,8% (1989) Cho đến năm 2000,tốc độ tỷ lệ dân thành thị bắt đầu gia tăng nhanh chóng, lên 24,6% (2000); 27,5% (2005); 30,6%(2010); 33,6% (2015) Theo số liệu điều tra dân số đến năm 2017 thì tỉ lệ đô thị hóa ở nước ta là34,7%

(Quá Trình Đô Thị Hóa Trên Thế Giới - DanSo.Org, n.d.)

(Nguồn: https://danso.org/thuat_ngu/qua-trinh-do-thi-hoa-tren-the-gioi/)1.3 Các nghiên cứu thực tế về đô thị hoá

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài - Theo Zhang và cộng sự (2020), đô thị hóa có ảnh hưởng đến cấu trúc dân số, cơ cấu nghề nghiệp, tiêudùng, cơ cấu kinh tế và các ngành công nghiệp hàng đầu của một quốc gia

- Nghiên cứu của Lucas (2004) và Lucas (2007), xem xét rõ ràng việc đô thị hóa ảnh hưởng đến quátrình tăng trưởng như thế nào (chủ yếu thông qua việc nâng cao các ý tưởng và kiến thức được cho là dosự kết tụ ở các thành phố

- Theo Dorosh và James (2012) thì đô thị hóa đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ dân số cư trú tại khu vựcnông thôn Tại những khu vực mà có mật độ dân số quá đông ở nông thôn là một vấn đề và đô thị hóa có

Trang 4

thể hỗ trợ để nâng cao năng suất thông qua việc phân bố lại cư dân quốc gia Đô thị hóa cũng có thể làmgiảm khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng kết nối.Tuy nhiên, không phải tất cả các hình thức đô thị hóa đều có tác động như nhau đến năng suất và thunhập ở nông thôn Phần lớn sẽ phụ thuộc vào số lượng thành phố đang trong quá trình mở rộng, cho dùđô thị hóa là quá trình tập trung về mặt không gian trên các khu vực địa lý khác nhau và loại cơ sở hạtầng sẽ được đầu tư

- Một nghiên cứu thực hiện bởi Liddle (2013), đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽgiữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho rằng đô thịhóa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tác động của nó khác nhau giữa cáckhu vực (quốc gia), tùy thuộc vào mức thu nhập và sự phát triển của họ -Trong nghiên cứu gần đây các tác giả Liddle và Messinis (2015), đã xác định thêm một số vấn đề trongmối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế và khẳng định chocthấy mối tương quan này đanggia tăng ở tấc cả các nước thu nhập cao và thu nhập thấp

(Đề Cương về Đô Thị Hóa - Do Thi Hoa - PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÔ THỊ HÓA VÀ TĂNGTRƯỞNG KINH TẾ, - Studocu, n.d.)

( thi-hoa/46613868 )

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/economics/de-cuong-ve-do-thi-hoa-do-1.3.2 Các nghiên cứu trong nước- Lê Tường Vi, Lê Phúc Hiền (2013) trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa đô thịhóa với phát triển dânsố và kinh tế xã hội” Nghiên cứu này cho thấy đô thị hóa làm thay đổi các quá trình dân số như phân bốdân cư, di dân, hành vi dân số…, đồng thời cũng làm thay đổi điều kiện sống của dân cư theo hướng tíchcực Trong nghiên cứu này mới cũng mô tả số liệu đô thị hóa, quá trình phát triển kinh tế và tăng dân sốtại tỉnh Phú Yên Nghiên cứu chưa đưa được ra mô hình đánh giá mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăngtrưởng kinh tế, tăng dân số trên địa bàn tỉnh

Phú Yên.- Bùi Hoàng Ngọc, Phan Thị Liệu, Nguyễn Minh Hà (2022) trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tỷ lệđô thị hóa, tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp và lượng khí Cacbonic ở Việt Nam” Trongnghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình để đánh giá mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn của đôthị hóa lên tăng trưởng kinh tế và các vấn đề môi trường, cụ thể là lượng khí phát thải nhà kính Kết quảnghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa tỷ lệ đô thị hóa với tăng trưởng kinh tế và lượngkhí phát thải nhà kính

(Đề Cương về Đô Thị Hóa - Do Thi Hoa - PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÔ THỊ HÓA VÀ TĂNGTRƯỞNG KINH TẾ, - Studocu, n.d.)

( hoa/46613868 )

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/economics/de-cuong-ve-do-thi-hoa-do-thi Đề tài nghiên cứu GS TS Đàm Trung Phường với cuốn Đô thị Việt Nam – in năm 1999 - Công trình của TS Trương Quang Thao về đô thị học đã trình bày những khái niệm về đô thị và những tiêuchí phân loại Đô thị

- TS Phạm Thị Xuân Thọ đã viết cuốn Địa lí đô thị năm 2008 Trong đó tác giả đã đưa ra những khái niệm đôthị, đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam, sự phân loại đô thị và những vấn đề đô thị hóa hiện nay

- Về vấn đề phát triển kinh tế và CDCCKT có những đề tài nghiên cứu như: “CDCCKT - Thực trạng và nhữngvấn đề đặt ra” – TS Trần Anh Phương (năm 2009)

( Thạch, Lưu Quang Ngọc "Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh TiềnGiang): Luận văn Thạc sĩ Địa lý học chuyên ngành Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)." (2012).)

(Quang & Thạch, 2012)

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chungNghiên cứu thực trạng đô thị hóa và những ảnh hưởng của đô thị hóa ở Việt nam Để từ đó đưa ra nhữngđịnh hướng và giải pháp hợp lí nhằm phát triển thế mạnh và khắc phục những hạn chế của đất nước.

2.2 mục tiêu cụ thể:- Đúc kết cơ sở lí luận về đô thị hóa, làm rõ các khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thịhoá

- Tìm hiểu thực trạng đô thị hóa Việt Nam - Làm rõ những ảnh hưởng đô thị hóa - Đưa ra những định hướng phát triển đô thị và giải pháp cho quá trình đô thi hoá ở Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề về đô thị hoá và tác động của đô thị hoá ở Việt Nam3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Về không gian- Nghiên cứu đô thị hoá ở Việt Nam3.2.2 Về thời gian

- Nghiên cứu thực trạng của quá trình đô thị hoá chủ yếu trong giai đoạn 2010- 2020 Phần định hướng vàđề xuất giải pháp

4 Phương pháp nghiên cứu4.1 Phương pháp thu thập tài liệu Đây là một phương pháp rất quan trọng Trên cơ sở những nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến nộidung nghiên cứu được thu thập từ sách báo, tạp chí khoa học, internet, Niên giám Thống kê, các báo cáothường niên, quy hoạch tổng thể của ủy ban nhân dân thành phố, các ban ngành tác giả rút ra được nhữngkết luận

4.2 Phương pháp thống kê, toán học Phương pháp thống kê là phương pháp được sử dụng thường xuyên để phân tích Trên cơ sở các nguồntài liệu thu thập được để phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa Phương pháp toán học được sử dụng trongviệc phân tích sự phát triển tăng trưởng đô thị hóa và đưa ra các định hướng, giải pháp cho quá trình đôthị hóa

4.3 Phương pháp phân tích, so sánh Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích, so sánh mang lại nhiều lợi ích.Thông qua việc tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu thống kê

4.4 Phương pháp bản đồ,biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiêncứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn Các bản đồ, biểu đồ trong đề tài này được tác giả luận vănthành lập dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lí số liệu

Trang 6

PHẦN II Nội dung và kết quả nghiên cứu

1 Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn1.1 Khái niệm đô thị hoá

- Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay điện tích đô thị trêntổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tốđó theo thời gian Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá, còn theo cách thứ hai,nó có tên là tốc độ đô thị hoá

- Đô thị hóa là quá trình biến các điểm quần cư nông thôn thành quần cư đô thị Đô thị hóa diễn rarất sớm từ thế kỷ IV trước Công nguyên Nhưng thuật ngữ này mới được phổ biến vào những năm đầu củathế kỷ XX, khi quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu

- Đô thị hóa là khái niệm đa chiều, đa diện về KT-XH và môi trường với những biểu hiện thay đổimạnh mẽ trong sản xuất và đời sống như sự di chuyển dân cư, thay đổi nơi ở, sự phát triển của sản xuấtcông nghiệp và sự thay đổi lối sống, mức sống biến thành xã hội văn minh hơn

- Đô thị hóa diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật,khoa học công nghệ làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố của lực lượng sản xuất và phân bố dân cư, sự thayđổi cơ cấu về nghề nghiệp, văn hóa xã hội, kết cấu giới tính, lứa tuổi dân cư, làm thay đổi mạnh mẽ môitrường sống

- Đô thị hóa là một phạm trù KT-XH, là quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mang tính quyluật, là quá trình phổ biến diễn ra trên quy mô toàn cầu, mang tính chất đặc trưng nhất của sự phát triểnKT-XH trong thời hiện đại

- Trong giai đoạn đầu, đô thị hóa được hiểu theo nghĩa hẹp là “Quá trình biến nông thôn thành đôthị”, sự phát triển thành phố và việc nâng cao vai trò của nó trong đời sống KT-XH Tuy nhiên không nênđồng nhất đô thị hóa với sự tăng số lượng các đô thị, tăng quy mô dân số đô thị cũng như ảnh hưởng củanó đối với các vùng xung quanh mà còn phải chú ý đến những thay đổi mang tính chất đa dạng về mặtKT-XH của quá trình này gắn liền với sự phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và sự phân bốdân cư, phân bố sản xuất

- Đô thị hóa đã chuyển hóa sự phân bố dân cư phân tán ở các các vùng nông thôn sang dạng phânbố dân cư tập trung ở các đô thị gắn với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, làm cho vai trò của cácngành dịch vụ tăng lên, cùng với tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đối với nền KT-XH thếgiới, làm cho tỉ lệ dân cư sống trong các đô thị ngày càng tăng lên

- Đô thị hóa cũng không ngừng làm thay đổi cách ứng xử và thái độ của con người đối với thiênnhiên, cũng như làm thay đổi lối sống, cách sinh hoạt của chính bản thân con người trong đô thị

- Đô thị hóa được hiểu theo nghĩa rộng với nội dung sau: Quá trình tập trung dân cư vào các đô thị(sự chuyển cư vào các đô thị), hình thành và phát triển đô thị mới Quá trình tập trung dân cư ngày càngđông vào các đô thị lớn Quá trình mở rộng không ngừng diện tích đô thị theo chiều rộng, chiều cao vàchiều sâu Quá trình phổ biến lối sống đô thị Quá trình hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật đô thị

2 Hệ thống quan điểm2.1 Quan điểm hệ thống Đô thị hóa là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều tầng bậc, bản thân của nó là sự hợp thành của nhiều hệthống khác nhau Đô thị hóa có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh, bao gồm cả môi trườngtự nhiên lẫn môi trường kinh tế xã hội Vì vậy phải coi hai quá trình này là bộ phận quan trọng những hệthống nằm trong hệ thống KT – XH hoàn chỉnh, luôn vận động và phát triển không ngừng

Trang 7

2.2 Quan điểm lịch sử viễn cảnh Đô thị hóa có sự biến chuyển theo thời gian và không gian Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vàotrong nghiên cứu đề tài để thấy được nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến của chúng trong từng giaiđoạn, trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể

2.3 Quan điểm sinh thái Nghiên cứu những vấn đề kinh tế phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Phát triển bềnvững đã trở thành mục tiêu phát triển KT-XH của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới Đô thị hóa phảiđi đôi với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, kết hợphài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống củacon người…

3 Các kiểu đô thị hoá

- Đô thị hoá thay thế: Là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra ngay chính trong đô thị Ở đây

cũng có sự di dân, nhưng Đô thị hoá thay thế: Là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra ngay chínhtrong đô thị Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô Quá trìnhnày cũng có thể là quá trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị, đáp ứng yêu cầu mới Hiện ở thành phố Hồ ChíMinh cũng đang xảy ra cả hai quá trình trên Nhiều hộ gia đình từ trung tâm di cư đến vùng ven và ngoạithành, nhiều công trình nhà cửa, giao thông, kênh rạch, vườn hoa, nhà văn hoá đang được xây dựng lạivới quy mô lớn hơn

- Đô thị hoá cưỡng bức: Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị Đặcđiểm đô thị hoá cưỡng bức là không gian kiến trúc không được mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tựphát cao Các nhu cầu của dân nhập cư không được đáp ứng Đô thị trở nên quá tải, nhiều tiêu cực phátsinh

- Đô thị hoá ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trởvề nông thôn

(Thực Trạng Đô Thị Hóa ở Việt Nam, n.d.)

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đô thị hoá

-Vị trí địa lý

Vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn đến tổ chức lãnh thổ nền kinh tế- xã hội, đặc biệt là tổ chức các trung tâmphát triển kinh tế của vùng, các mối liên hệ kinh tế nội vùng cũng như các mối liên hệ quốc tế Vị trí địalý ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị Các đô thị lớncó lịch sự phát triển lâu đời đều nằm ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông vận tải, ở dọc lưuvực sông, trung tâm vùng châu thổ,… Trong điều kiện hiện đại, nhiều đô thị lớn nằm ở các dải ven biểncủa các quốc gia

-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đô thị được hình thành và phát triển gắn với những điều kiện tự nhiên đặc thù của lãnh thổ Địa hình ảnhhưởng đến việc xác định vị trí, hình thái không gian đô thị, tổ chức đất đai xây dựng đô thị,… điều kiện đất đai ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, các công trình hạ tầng kỹ thuật Tài nguyên mặt nước và nước ngầm là nguồn cung cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư

-Điều kiện kinh tế xã hội

Đường lối và hệ thống chính sách của nhà nước: Là cơ sở pháp lý cho chính sách đô thị hóa và sự hình thành, phát triển mạng lưới đô thị Những chính sách của nhà nước và thay đổi môi trường chính trị xã

Trang 8

hội,… ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và cấu trúc đô thị và định hướng quá trình đô thị hóa Chiến lược đô thị hóa là một bộ phận đặc thù trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

-Sự phát triển kinh tế: Quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ, nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng như sựđiều chỉnh địa giới hành chính, tình hình hội nhập trong nước và quốc tế đều ảnh hưởng lớn đến quá trình đô thị hóa ở các quốc gia

(Đô Thị Hóa Là Gì? Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Đô Thị Hóa, n.d.)

( https://luanvan2s.com/do-thi-hoa-la-gi-bid311.html )5 Thực trạng đô thị hoá ở Việt Nam

- Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến quá trình đô thị hóa đã diễn rarất mạnh mẽ tại các đô thị lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…chính điều này đã tạo ramột hiệu ứng tích cực thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi cả nước Có khá nhiều đôthị mới, khu đô thị mới được hình thành; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở,…- Nhìn một cách tổng quan về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy, hệ thống đô thị ởnước ta đã có bước phát triển nhanh chóng Tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 19,6% với 629 đô thị năm2009 lên khoảng 39,3% với 833 đô thị năm 2020 Tốc độ tăng trưởng đô thị nhanh nhất là ở hai thành phốlớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là đến các tỉnh Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ

- Hiện nay trên cả nước có 833 đô thị các loại, tỷ lệ đô thị hóa đạt 39,3% trong 6 tháng đầu năm 2020(tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019) bao gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, 22 đô thịloại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 88 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V Tỷ lệ đô thị hóa cả nướcđến cuối năm 2020 đạt khoảng 36.76%

Trang 9

- Trong 10 năm qua, dân số ở các khu vực thành thị cũng liên tục tăng do tác động của quá trình đô thịhóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại các địa phương trên cả nước Năm 2019, dân số khu vực thành thị ởnước ta ước tính khoảng 33.059.735 người, chiếm 34,4% dân số của cả nước Tỷ trọng dân số khu vựcthành thị tăng 4,8 điểm phần trăm tính từ năm 2009 cho đến nay.

-Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước khác thế giới và trongkhu vực với 290 người/km2 tăng 31 người/km2 so với năm 2009 Hai địa phương có mật độ dân số caonhất cả nước đó là Hà Nội với 2.398 người/km2 và mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh với 4.292người/km2

Trang 10

( https://dashboard.gso.gov.vn )6 Tác động của đô thị hoá ở Việt Nam6.1 Tích cực

- Góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.- Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, cải thiện tình trạng đói nghèo.- Lối sống của dân cư ở khu vực nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt.- Tốc độ đô thị hóa nhanh thời gian qua cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa -Đô thị hóa đã tạo ra khu vực đô thị với không gian kinh tế được mở rộng và môi trường đầu tư kinhdoanh thuận lợi, hạ tầng phát triển, nguồn lao động dồi dào và thị trường lớn, từ đó tạo điều kiện chophát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, thu hút FDI và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa, nâng cao năng suất, chất lượng tăng trưởng kinh tế;

- Hệ thống đô thị quốc gia cơ bản được phân bố theo mô hình mạng lưới, phù hợp với điều kiện tựnhiên, lịch sử, văn hóa và quy luật phát triển kinh tế Hai vùng đô thị lớn (vùng Thủ đô Hà Nội vàvùng Thành phố Hồ Chí Minh) ngày càng đóng vai trò là các cực tăng trưởng kinh tế chủ đạo Các đôthị trung bình và nhỏ được quan tâm đầu tư phát triển trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềmnăng của tất cả các vùng, liên kết hỗ trợ nhau kể cả khu vực nông thôn, làm cho tất cả các vùng đềuphát triển; Tăng trưởng kinh tế đô thị bình quân ở mức 12 -15%/năm, gấp 1,2 đến 1,5 lần tăng trưởngcủa nền kinh tế Năm 2020, ước tính kinh tế đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước Trong đó, 5thành phố trực thuộc Trung ương mặc dù chỉ chiếm 2,9% về diện tích và khoảng 22% về dân sốnhưng năm 2020 đã đóng góp tới 46,8% GDP cả nước, thu hút 30% tổng số vốn FDI lũy kế, 32,8%tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Năng suất lao động của các thành phố lớn tại Việt Namcao hơn mức trung bình của cả nước; Tài chính cho phát triển đô thị từng bước được củng cố; sốlượng các tỉnh, thành phố tự chủ tài chính tăng lên Nguồn thu ngân sách của chính quyền đô thị tăngmạnh, đóng góp đáng kể vào hoạt động đầu tư phát triển đô thị và vào nguồn ngân sách của cả nước(trong đó nguồn thu từ đất tăng nhanh, năm 2019 đạt 192 nghìn tỷ đồng gấp gần 2,5 lần năm 2015).Số địa phương tự chủ được ngân sách và điều tiết về ngân sách Trung ương ngày càng tăng, giai đoạn

Ngày đăng: 24/09/2024, 22:01

w