1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Môn Kinh Tế Phát Triển Nghiên Cứu Về Vấn Đề Bất Bình Đẳng Thu Nhập Việt Nam Giai Đoạn 2010 – 2020.Pdf

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Về Vấn Đề Bất Bình Đẳng Thu Nhập Việt Nam Giai Đoạn 2010 – 2020
Tác giả Bùi Dương Tiểu Yến, Đặng Thùy Ngân, Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Phương Thảo Chinh, Nguyễn Thị Thúy Phượng, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Thị Thu
Người hướng dẫn TS. Tô Trọng Hùng
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Việc bình đẳng trong thu nhập sẽ đem lại những tác động tíchcực đối với toàn xã hội: phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, giảmthiểu sự chênh lệch giữa nhóm người giàu với

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS Tô Trọng Hùng

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

1 Bùi Dương Tiểu Yến – 7123105101

2 Đặng Thùy Ngân – 7123105086

3 Nguyễn Mai Anh - 7123105069

4 Nguyễn Phương Thảo Chinh - 7123105076

5 Nguyễn Thị Thúy Phượng – 7123105054

6 Nguyễn Minh Trí – 7123105098

7 Nguyễn Thị Thu – 7123105092

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Chính sách vàPhát triển vì đã đưa bộ môn “Kinh tế phát triển” vào chương trình giảng dạy củachúng em Đặc biệt, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên bộ môn – TS

Tô Trọng Hùng Thầy là giảng viên tuyệt vời, luôn nhiệt huyết với nghề, thầy làngười đã truyền đạt những kiến thức quý báu và luôn tận tình, ân cần chỉ dạy chochúng em trong suốt quá trình học vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học củathầy, chúng em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và cần thiết cho quátrình học tập cũng như làm việc sau này Đồng thời chúng em cũng xin cảm ơn sựquan tâm giúp đỡ và ủng hộ của các anh chị, bạn bè trong quá trình thực hiệnnghiên cứu đề tài

Tuy nhiên, trong quá trình làm bài tiểu luận nghiên cứu đề tài không tránhkhỏi những thiếu sót, mong thầy nhận xét và chỉ bảo giúp đỡ để bọn em tiến bộhơn trong những bài nghiên cứu sau này

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN A: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu bài tiểu luận 3

PHẦN B: NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Khái niệm liên quan 4

1.2 Các thước đo bất bình đẳng nhu nhập 5

1.3 Các hình thức phân phối thu nhập 8

1.4 Các nhóm thu nhập ở Việt Nam 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 -2020 12

2.1 Thực trạng bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 12

2.2 Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập 20

CHƯƠNG 3: TÍNH HAI MẶT CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP 23

3.1 Mặt tích cực của bất bình đảng thu nhập 23

3.2 Mặt tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập 24

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THU HẸP BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP 26

PHẦN C: KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

PHẦN A: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tại Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt nam đã xác định: Tăng trưởng kinh tếphải gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốtquá trình phát triền Việc bình đẳng trong thu nhập sẽ đem lại những tác động tíchcực đối với toàn xã hội: phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, giảmthiểu sự chênh lệch giữa nhóm người giàu với nhóm người nghèo Chính vì vậy màĐảng và Nhà nước ta luôn đề cao việc phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xãhội, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các dân tộc,các tầng lớp trong xã hội Nhờ các chính sách của Chính phủ cùng với việc tăngnăng suất lao động, tăng quy mô lao động, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu

to lớn trong kinh tế

Tuy nhiên, tiến bộ xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều chính sách chưa phùhợp nên đã xảy ra vấn đề bất bình đẳng thu nhập Theo Tổng cục Thống kê, tăngtrưởng GDP bình quân giai đoạn 2010 – 2020 của Việt Nam là 5,96%, đặc biệtnăm 2020 mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid – 19 nhưngGDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91% đạt 271,2 tỷ USD Thu nhập củacác nhóm dân cư tăng từ 2,3 triệu đồng/tháng/người năm 2010 lên 4,2 triệuđồng/tháng/người năm 2020 nhưng tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo nhấtluôn thấp hơn tốc độ tăng thu nhập của nhóm giàu nhất, do vậy mà khoảng cáchgiàu nghèo ngày càng gia tăng Ở Việt Nam, sự chênh lệch và bất bình đẳng đóxuất phát từ các nhân tố mang tính đặc trưng của nhóm dân số, vị trí địa lý, nhómngành nghề, quy mô ngành nghề, trình độ tay nghề, Bất bình đẳng thu nhập xuấthiện do bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động và từ tài sản Ngoài ra,theo quan điểm phát triển của không gian thì những nơi ở vùng trung tâm sẽ cóđiều kiện phát triển và thu hút vốn đầu hơn, ngược lại những nơi ở vùng ngoại ô thì

sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư Trình độ học

1

Trang 5

vấn cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng, người có trình độ học vấncao sẽ được hưởng mức thu nhập cao hơn và ngược lại Tăng trưởng kinh tế và cơcấu phân phối thu nhập giữa các vùng miền, giữa các địa phương cũng khác nhau.

Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập dẫn đến khả năng hưởng thụ cácphúc lợi xã hội khác nhau, làm giảm động cơ làm việc của một số cá nhân trong xãhội khi mức thu nhập và lợi ích họ nhận được chưa thỏa đáng Trong đó, vấn đề bấtbình đẳng trong phân phối thu nhập không tương xứng với công sức bỏ ra ngàycàng gia tăng Bất bình đẳng gia tăng cũng khiến sự phân hóa giàu nghèo ngàycàng sâu sắc, dẫn đến sự bất ổn chính trị Tình trạng bất bình đẳng thu nhập kéodài làm ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Nhận thấy tínhcấp thiết của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đối với nền kinh tế Việt Namnên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu bất bình đẳng thu nhậpcủa Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020” để làm rõ vấn đề trên

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Thực trạng về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam giai đoạn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Phạm vi nghiên cứu: Ở Việt Nam và trong giai đoạn 2010 – 2020

Trang 6

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu: Số liệu mà nhóm đã thu thậpthuộc dạng thông tin thứ cấp, là dạng số liệu hỗn hợp, thể hiện thông tin củacác yếu tố cơ bản liên quan tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam qua cácnăm

Phương pháp thống kê và mô tả: Để đánh giá thực trạng bình đẳng trong thunhập

Phương pháp phân tích, tổng hợp và quy nạp: Để phân tích thực trang từ đóthấy được tính hai mặt của vấn đề đưa ra kết luận từ đó nêu ra những giáipháp phù hợp

5 Kết cấu bài tiểu luận

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng về bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam giai đoạn

2010 - 2020

Chương 3: Tính hai mặt của bất bình đẳng thu nhập

Chương 4: Giải pháp thu hẹp bất bình đẳng thu nhập

3

Trang 7

PHẦN B: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm thu nhập

Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, mộtdoanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhấtđịnh từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó

Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tàisản, lợi nhuận kinh doanh Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, cóthể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho

1.1.2 Khái niệm bình đẳng thu nhập

Bình đẳng thu nhập chính là việc đối xử (phân phối) ngang nhau đối với cácchủ thể có các cơ hội phát triển như nhau

Một cá nhân hay bất kỳ mọi chủ thể phát triển nào khác có được cơ hội pháttriển bình đẳng với các chủ thể khác có nghĩa là người đó có cơ sở để đạt được vàduy trì vững chắc sự bình đẳng thu nhập và hưởng thụ các lĩnh vực tiêu dùng củađời sống xã hội

1.1.3 Khái niệm bất bình đẳng thu nhập

Bất bình đẳng thu nhập là chênh lệch thu nhập và tài sản giữa các cá nhân,nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia Bất bình đẳng thu nhập xuất hiện tại hầuhết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Trang 8

Bất bình đẳng thu nhập xuất hiện do bất bình đẳng trong bất bình đẳng phânphối thu nhập, trong cả phân phối thu nhập quốc dân lần đầu và phân phối lại

Bất bình đẳng thu nhập được đo lường thông qua hệ số chênh lệch thu nhâpgiũa nhóm dân cu giàu nhất và nghèo nhất

1.2 Các thước đo bất bình đẳng nhu nhập

1.2.1 Đường cong Lorenz

Một trong những công cụ biểu đạt mức độ bất bình đẳng trong phân phối thunhập được sử dụng trong kinh tế học là đường Lorenz mang tên nhà kinh tế họcngười Mỹ M.Lorenz (1905)

Đường Lorenz là cách biểu thị bằng hình học hàm phân bổ xác suất cộng dồncủa một phân bố xác suất thực nghiệm cho trước về thu nhập hay của cải

Đường Lorenz được biểu thị trong một đồ thị, trong đó trục tung là tỷ lệ phầntrăm thu nhập cộng dồn, còn trục hoành là tỷ lệ phần trăm dân số cộng dồn đượcsắp xếp theo nhóm dân cư có mức thu nhập tăng dần

5

Trang 9

Hình 1: Đường Lorenz

(Nguồn: Internet)

Các bước khi xây dựng đường Lorenz:

- Bước 1: Tiến hành điều tra số liệu về thu nhập của từng thành viên trong xãhội (có thể là quốc gia, địa phương, khu vực v.v…); sắp xếp mức thu nhập dân

cư theo thứ tự tăng dần

- Bước 2: Phân nhóm dân cư thành các nhóm có dân số bằng nhau theo mức thunhập điều tra được gọi là một phân vị Thông thường, chúng ta chia thành 5nhóm, mỗi nhóm gồm 20% dân số, gọi là ngũ phân vị Xác định số % thunhập thực tế tương ứng với từng nhóm dân cư

- Bước 3: Đưa các số liệu vào đồ thị đã vẽ sẵn đường 45°, xác định các điểm kếthợp % cộng dồn dân số với % cộng dồn thu nhập Lưu ý, điểm kết hợp củanhóm 20% dân số có mức thu nhập thấp nhất được xác định trước, tiếp sau đó

là xác định các điểm kết hợp tiếp theo trên cơ sở nguyên tắc cộng dồn Nối cácđiểm kết hợp với nhau, chúng ta có đường Lorenz

Trang 10

Đường cong Lorenz phản ảnh tỷ lệ % của tổng thu nhập quốc dân cộng dồnđược phân bổ tương ứng với tỷ lệ % cộng dồn của các nhóm dân cư đã biết Nhưvậy, nếu đường Lorenz càng gần với đường 45° thì mức độ công bằng trong phânphối thu nhập càng cao và ngược lại, nếu nằm càng xa đường 45° thì bất bình đẳngcàng lớn.

Tuy vậy, cũng cần nói tới những hạn chế của đường cong Lorenz Đó làphương pháp này chưa lượng hóa được mức độ bất bình đẳng bằng một con số cụthể, do đó mà mọi sự so sánh chỉ mang tính chất định tính; không thể có kết luậnchính xác khi các đường Lorenz giao nhau và rất phức tạp khi phải so sánh quánhiều nước trong cùng một lúc

Bên cạnh đó, ta còn có công thức tính chỉ ra mức độ bất bình đẳng trong phânphối thu nhập:

Trang 11

Hệ số GINI theo cách tính toán trên, nhận giá trị 1< G < 0 GINI càng gần 0thì mức độ bất bỉnh đẳng thu nhập càng thấp và ngược lại càng gần 1, bất côngbằng có xu hướng tăng dần Ngân hàng thế giới (WB) bằng thống kê thực nghiệm,

đã nhận thấy hệ số GINI trên thực tế nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,6 Nếu hệ sốGINI nhận giá trị lớn hơn 0,5 gọi là mức độ bất công bằng lớn; từ 0,4 đến cận 0,5

là bất công bằng vừa và nhỏ hơn 0,4 được xem như bất công bằng chấp nhận được

Hệ số Gini khắc phục được nhược điểm của đường Lorenz là nó lượng hóađược mức độ bất bình đẳng thu nhập và do đó dễ dàng so sánh mức độ bất bìnhđẳng thu nhập theo thời gian cũng như giữa các khu vực, vùng và quốc gia Tuynhiên, thước đo này cũng có hạn chế bởi vì Gini có thế giống nhau khi diện tích Anhư nhau nhưng sự phân bố các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau

1.2.3 Tỷ số Kuznets

Tỷ số Kuznets là tỷ lệ giữa tỷ trọng thu nhập của x% dân số có mức thu nhậpcao nhất và tỷ trọng trong thu nhập của y% dân số có mức thu nhập thấp nhất Cóthể “cải biên” tỷ số Kuznets bằng cách sử dụng số liệu dân số ở hai đầu cực bằngnhau, tức là %x = %y (x = y và có thể bằng 5%, 10%, 20% v.v.v ) và được một hệ

số gọi là hệ số dãn cách thu nhập Hệ số này càng lớn, tình trạng bất bình đẳngcàng cao

1.2.4 Tỷ trọng thu nhập của x% dân số nghèo nhất

Năm 2001, World Bank đã thông qua tỷ trọng thu nhập của 40% dân số cómức thu nhập thấp nhất để đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thunhập của các quốc gia

Theo tiêu chuẩn này thì, nếu thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấpnhất dưới 12% được gọi là bất bình đẳng cao, từ 12-17% được gọi là bất bình đẳngvừa, còn lớn hơn 17% xem như là bất bình đẳng thấp

Trang 12

1.3 Các hình thức phân phối thu nhập

Phân phối thu nhập là kết quả của sản xuất và do sản xuất quyết định, baogồm: phân phối lao động; phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội vàphân phối theo vốn và tài sản

1.3.1 Phân phối theo lao động:

Phân phối theo lao động là hình thức phân phối thu nhập cho người lao độngdựa vào số lượng và chất lượng mà mỗi người đã đóng góp cho xã hội, không phânbiệt giới tính, màu da, dân tộc, tôn giáo và tuổi tác

Nguyên tắc phân phối: Người làm việc nhiều hưởng nhiều, người làm việc íthưởng ít, người không làm việc không hưởng thụ Thực chất của hình thức phânphối theo lao động là phân phối theo hiệu quả mà lao động sống đã đóng góp.Căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là:

Số lượng lao động được đo bằng thời gian lao động hoặc số lượng của sảnphẩm làm ra

Trình độ thành thạo lao động và chất lượng thành phẩm làm ra

Điều kiện và môi trường lao động: lao động nặng nhọc, lao động trong hầm

Tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp

1.3.2 Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội:

9

Trang 13

đồng, cao gấp 2.38 lần khu vực Trung du và miền núi phía Bắc Khu vực có mứcthu nhập trung bình thấp thứ 2 là Tây Nguyên với mức thu nhập là 2,273 triệuđồng, chỉ bằng một nửa khu vực Đông Nam Bộ Địa hình khu vực khác nhau dẫnđến tài nguyên khác nhau, lối sống khác nhau Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực Trung du

và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên còn cao Các khu vực như Đông Nam Bộ,Đồng bằng sông Hồng thường thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI, dẫn đến mứclương ở các khu vực này cao hơn các khu vực nói trên Khu vực Đồng bằng sôngHồng và Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân đầu người cao hơn rất nhiều cáckhu vực còn lại Điều này diễn ra liên tục trong giai đoạn 2010 - 2020 Thể hiện sựbất bình đẳng về thu nhập theo vùng rõ rệt

Trang 14

Từ bảng trên cho thấy hệ số Gini dựa trên thu nhập bình quân đầu người củaViệt Nam giai đoạn 2010- 2020 khá ổn định đều trên 0,4 và có xu hướng giảm nhẹ

ở mức 0,37 vào năm 2020 Đó là bởi vì năm 2020 chính phủ đã phải chi nhiều gói

hỗ trợ cho tất cả các ngành, lĩnh vực nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19, nên đãlàm giảm bớt chênh lệch thu nhập, từ đó làm giảm bớt bất bình đẳng thu nhập của

cả nước Hệ số GINI của Việt Nam ở mức bất bình đẳng thu nhập trong bảng chỉ

số GINI của thế giới khi xét theo mức bất bình đẳng tương đối Điều này cho thấymột mô hình tăng trưởng kinh tế tương đối công bằng ở Việt Nam trong giai đoạn2010- 2020

Tiếp đến, phân tích bất bình đẳng thu nhập khu vực thành thị và nông thônthông qua biểu đồ về hệ số GINI sau:

Bảng 2.3: Hệ số GINI theo khu vực thành thị và nông thôn

Thành thị 0,402 0,385 0,397 0,391 0,373 0,373 0,325 Nông

thôn 0,395 0,399 0,398 0,408 0,408 0,415 0,373

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Số liệu ở bảng trên cũng cho thấy, hệ số GINI cũng khác nhau giữa thành thị

và nông thôn Hệ số GINI ở khu vực thành thị thấp hơn hệ số GINI ở khu vựcnông thôn Trong giai đoạn 2010- 2019 hệ số GINI ở khu vực thành thị có xuhướng giảm từ 0,402 (2010) còn 0,373 (2019) Ở khu vực nông thôn có xu hướngtăng lên từ 0,395 (2010) đến 0,415 (2019) Năm 2020 ở cả hai khu vực thành thị vànông thôn đều giảm, ở khu vực thành thị là 0,325 và nông thôn là 0,373 Điều nàycho ảnh hưởng của đại dịch Covit -19 và các chính sách an sinh xã hội của nhànước nên cả hai khu vực đều giảm Nhưng vẫn thấy được sự chênh lệch hệ số GINI

ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị

Hệ số GINI ở khu vực nông thôn luôn cao hơn ở khu vực thành thị Hệ sốGINI ở khu vực nông thôn có xu hướng tăng còn ở khu vực thành thị lại có xuhướng giảm nhẹ hay nói cách khác là bất bình đẳng có xu hướng chuyển dịch từ

19

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w