Tuy nhiên, chính phủ và người dân Singapore đã nỗ lực để đối phó với những thách thức này bằng cách thúc đẩy sự đổi mới, đầu tư vào giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.S
TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE
T ng quan v Singapore ổ ề
Singapore có một chế độ chính trị đặc biệt, nơi đảng Nhân dân Hành động (PAP) đóng vai trò trung tâm Ngoài ra, Singapore còn có sự đa dạng văn hóa bởi sự giao thoa của nhiều dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo.
Singapore cũng là một trung tâm tài chính quốc tế, với một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới Ngoài ra, Singapore còn được biết đến với các ngành công nghiệp như du lịch, vận tải, dịch vụ tài chính, khoa học và công nghệ cao Trong quá trình phát triển, Singapore phải đối mặt với một số thách thức về việc quản lý tài nguyên hạn chế, động cơ lao động và cạnh tranh với các nền kinh tế khác Tuy nhiên, chính phủ và người dân Singapore đã nỗ lực để đối phó với những thách thức này bằng cách thúc đẩy sự đổi mới, đầu tư vào giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Singapore đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển đáng kinh ngạc từ một đảo nhỏ nghèo nàn thành một quốc gia phát triển mạnh mẽ Với sự tập trung vào phát triển kinh tế, tạo môi trường kinh tế thuận lợi, đổi mới và đa dạng hóa ngành công nghiệp, Singapore đã trở thành một trung tâm tài chính, kinh tế và công nghệ quốc tế, hướng đến sự phát triển bền vững và giữ vững vị trí của mình trong cộng đồng quốc tế.
1.2.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
Toàn bộ đất nước Singapore được tạo nên từ 63 đảo lớn nhỏ trong đó có 1 đảo chính lớn nhất có hình thoi như một viên kim cương Diện tích của đảo chính chiếm gần hết tổng diện tích của cả đất nước Singapore là 680/700 km2 Trong đó có chiều ngang từ Đông sang Tây là 42 km và chiều dọc từ Bắc xuống Nam là 23 km. Địa hình Singapore tại hòn đảo này khá bằng phẳng Chỉ có duy nhất một khu vực hơi cao hơn một chút là vùng đồi Bukit Timah Đất đai ở đây chủ yếu được chia ra làm 2 phần Một phần nhỏ được giữ lại cho việc bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên hoặc để phát triển du lịch Một phần còn lại là các khu dân cư, các khu thương mại và công nghiệp Hơn 4% tổng diện tích của đảo chính được sử dụng làm các khu bảo tồn và chỉ có 2% là đất dành cho công nghiệp. Đất đai khan hiếm có lẽ là vấn đề nan giải nhất mà người Singapore phải đối diện trong nhiều năm qua Với một diện tích rất nhỏ chỉ 700 km2 sẽ rất khó để họ vừa có thể
Chapter 2 review - Phan cam anh
2 phát triển các khu du lịch sinh thái vừa phát triển các ngành công nghiệp mà vẫn đảm bảo được đất ở cho người dân hay khu thiên nhiên hoang dã Vì vậy mà nhiều năm nay ở trên những căn hộ thuộc về những ngôi nhà cao tằng đã là truyền thống của người dân Singapore.
Singapore có nguồn tài nguyên khan hiếm Đa phần tài nguyên của đất nước này đều là đi nhập khẩu rồi về được gia công thành những sản phẩm cao cấp hơn Đây cũng là chính sách để đất nước Singapore phát triển được như ngày nay.
Singapore là một nước cộng hòa nghị viện, có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử Hiến pháp của quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện Freedom House xếp hạng Singapore là "tự do một phần" trong báo cáo Freedom in the World của họ, và The Economist xếp hạng Singapore là một "chế độ hỗn hợp", hạng thứ ba trong số bốn hạng, trong "Chỉ số dân chủ" của họ Tổ chức Minh bạch Quốc tế liên tục xếp Singapore vào hạng các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.
Singapore có các hình phạt rất nghiêm khắc, bao gồm cả trừng phạt thân thể tư pháp dưới dạng đánh đòn hoặc phạt roi ngay tại nơi công cộng, có thể áp dụng đối với các tội hình như hiếp dâm, quấy rối tình dục, gây rối loạn, phá hoại, và các vi phạm di trú nhất định Các tội danh về ma túy bị xử rất nặng, bao gồm cả án tử hình kể cả đối với người có quốc tịch nước ngoài.
Singapore những năm gần đây vẫn không ngừng nỗ lực trở thành một trong những trung tâm kinh tế sôi động, tăng trưởng đều đặn, liên tục đổi mới giải pháp kinh doanh và áp dụng nhiều phương thức sản xuất tiến bộ Chính phủ kỳ vọng những chính sách cởi mở và nền tảng sản xuất mới sẽ đưa nước này thành điểm đến thu hút các nhà tổ chức sự kiện và doanh nghiệp nhằm mở rộng mạng lưới quan hệ, trao đổi kiến thức.
Singapore được kỳ vọng là nơi quy tụ các nhà máy hiện đại trong tương lai cùng loạt sáng kiến công nghệ, phục vụ các sự kiện kinh doanh, bao gồm: robot, trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, cảm biến thông minh và internet vạn vật (IoT - Internet of things).
Singapore có những tiến triển đáng kể trong năm 2022, từng bước chạm tới các mục tiêu đề ra trong bản kế hoạch Singapore Manufacturing 2030, bao gồm cải thiện chỉ số MVA (giá trị sản xuất gia tăng) lên 50% trong vòng 10 năm.
Dịch vụ hiện là ngành có quy mô chiếm hơn 70% nền kinh tế Singapore, bao gồm các lĩnh vực như tài chính bảo hiểm, thông tin truyền thông, dịch vụ chuyên nghiệp, - - hậu cần Trong đó, du lịch và lữ hành quốc tế được xem là nguồn động lực chính. Ở mảng kinh doanh bán buôn, bán lẻ, vận tải và kho bãi, Singapore ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng tổng cộng 2,3% trong quý IV, chậm hơn mức 5,7% của quý III Bù lại, mảng dịch vụ lưu trú ăn uống, bất động sản, dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng đến 8,2%, nối - tiếp mức tăng trưởng 9,3% trong quý III.
Kinh tế cũng tập trung vào các mảng y tế, phát triển bền vững,
Tương ứng với quá trình phát triển kinh tế, từ rất sớm do nhiều nhân tố chủ quan và khách quan tác động, Chính phủ Singapore rất chú trọng đến vấn đề phát triển xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo Hiện nay tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Singapore khoảng 72,794.00 USD/người vào năm 2021 là, theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới Theo đó ch số ỉ GDP bình quân đầu người Singapore tăng 12,064.55 USD/người so với con số 60,729.45 USD/người trong năm 2020.
Chính phủ Singapore nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của giáo dục đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc Và trên thực tế, ngay sau khi giành được độc lập vào năm 1965, Chính phủ Singapore đã dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục của Singapore vượt qua tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước Trong cơ cấu chi tiêu của Chính phủ, giáo dục luôn chiếm vị trí cao với khoảng ⅕ ngân sách toàn quốc.
Cơ chế quản lý phù hợp và công tác đào tạo đội ngũ lãnh đạo được chú trọng nhưng linh hoạt Chính phủ nhường lại sự tham gia lớn hơn cho khu vực tư nhân, các nhóm xã hội và các cơ sở trực tiếp thực hiện Ở Singapore, những trường phổ thông bình thường đều chịu sự chi phối giám sát trực tiếp của đại phương.
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở SINGAPORE (GIAI ĐOẠN 2011 - 2022) 6 2.1 Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Hình 1 Biểu đồ thể hiện giá trị GNP và GDP trong giai đoạn 2011 20 (– Tỷ Đô La)
Singapore là nước có GDP cao, xếp thứ 37 trên thế giới trong 2022 Nhìn chung, GDP và GNP đều tăng khá ổn định qua các năm (GNP luôn luôn thấp hơn GDP), có năm
2020 GDP và GNP giảm do dịch COVID nhưng lại tăng trở lại vào các năm sau GDP năm 2022 đạt mức cao nhất là 599 tỷ US, có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc gần 200 tỷ đô so với năm 2021.
GDP bình quân đầu người
Hình 2 Biểu đồ thể hiện GDP bình quân đầu người của Singapore trong giai đoạn
Năm 2022, GDP bình quân đầu người của Singapore đạt hơn 82000 USD, tăng hơn 34% so với năm 2020
So với các nước trên thế giới thì GDP bình quân đầu người của Singapore nằm trong top đầu thế giới, vượt qua nhiều cường quốc lớn như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh,
So với các nước trong khu vực thì GDP bình quân đầu người của Singapore đứng đầu và có sự chênh lệch rất lớn.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Hình 3 Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng của Singapore trong 2011 - 2022
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Singapore tăng từ 91 điểm năm 2011 lên 112 điểm trong đầu năm 2023 Còn từ 2013 đến 2019 thì CPI biến động khá ổn định và có xu hướng giảm chứng tỏ lạm phát trong giai đoạn này đã được kiểm soát khá hiệu quả Chỉ số giá tiêu dùng của Singapore tăng mạnh trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2023 chứng tỏ giá cả trung bình trong giai đoạn này tăng khá nhiều hay nói cách khác lạm phát tăng khá mạnh.
Cơ cấu kinh tế
Hình 4 Cơ cấu ngành kinh tế của Singapore năm 2022 (%GDP)
Hơn 70% GDP được tạo ra bởi các ngành dịch vụ Song so với dự báo trước đó từ
Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore là 3,5%, Singapore vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 3,8% Kết quả này có được nhờ lĩnh vực dịch vụ vẫn diễn ra sôi nổi với chuỗi các sự kiện du lịch, hội nghị, thu hút nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia trên thế giới Ngành công nghiệp lớn nhất của Singapore cho đến nay là lĩnh vực sản xuất, đóng góp 20% -25% GDP hàng năm của đất nước Các cụm công nghiệp chính trong sản xuất của Singapore bao gồm điện tử, hóa chất, khoa học y sinh, hậu cần và kỹ thuật vận tải Theo sau ngành sản xuất của Singapore là ngành dịch vụ tài chính, ngành này đã có mức tăng trưởng ổn định nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định chính trị của Singapore Là trụ sở của hơn 200 ngân hàng và là trung tâm khu vực được nhiều công ty dịch vụ tài chính toàn cầu lựa chọn, thị trường dịch vụ tài chính của Singapore tạo điều kiện chuyển giao kiến thức, quy trình, công nghệ và kỹ năng giữa các thị trường toàn cầu, khu vực và trong nước
Các ngành công nghiệp mới nổi khác đang đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Singapore bao gồm công nghệ y tế, kỹ thuật hàng không vũ trụ, năng lượng sạch, chăm sóc sức khỏe và phát triển nội dung.
Xuất nhập khẩu
Hình 5 Biểu đồ xuất nhập khẩu của Singapore trong 2011 – 2022 (Tỷ Đô La)
Các số liệu thống kê cho thấy, mặc dù kinh tế thế giới và khu vực đang trải qua nhiều biến động lớn như hậu COVID, lạm phát, nguy cơ suy thoái, biến động khó lường của giá nhiên liệu, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh tại Ukraine, đối đầu Mỹ với Nga, Trung Quốc song kim ngạch XNK của Singapore không những ít bị ảnh hưởng mà còn tăng cao liên tục trong giai đoạn 2020 2022 Về xuất khẩu: Trong 2022, 20/21 ngành - hàng XK chủ lực của Singapore ra thế giới tăng, góp phần đưa cán cân thương mại XK tăng trưởng khá cao; 6/6 nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực, kim ngạch gần 900 tỷ USD, tăng trưởng rất tốt, cụ thể: máy móc, thiết bị, điện thoại di động và phụ kiện; lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và phụ kiện; xăng dầu và sản phẩm xăng dầu; bưu phẩm;
10 ngọc trai, đá quý và sản phẩm kim hoàn; máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ và nhạc cụ
Hình 6 Cơ cấu ngành kinh tế của Singapore năm 2022 (%GDP)
Top 6 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore là Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Đài Loan, EU, Hongkong Cụ thể, về xuất khẩu: Trong năm 2022, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia, Mỹ, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 10 của Singapore Về nhập khẩu, các đối tác xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Mỹ, Hàn, Nhật, Indonesia, Arab, Thái, Pháp.
Lạm phát và thất nghiệp
Lạm phát tại Singapore có xu hướng gia tăng kể từ cuối năm 2019 đến nay sau gần
5 năm duy trì ổn định ở mức thấp giai đoạn 2015 2019 Lạm phát tổng thể của Singapore - năm 2022 đạt 6.1 %, đánh dấu mức cao nhất sau 14 năm kể từ năm 2008 (6.63%) và được dự báo ở mức 4,5 5,5% cho cả năm 2023 Theo tiêu chuẩn lịch sử của Singapore, - đây vẫn là những con số tương đối cao khi nhìn vào biểu đồ Tỷ lệ Lạm phát của Singapore giai đoạn 1961 - 2021 dưới đây.
Hình 7 Biểu đồ Tỷ lệ Lạm phát của Singapore giai đoạn 1961 - 2021
So sánh với một số nước khác, có thể thấy tỷ lệ lạm phát của Singapore tăng mạnh trong giai đoạn 2020 2022 nhưng vẫn thấp hơn EU, Hoa Kỳ và toàn thế giới nói chung - Bảng số liệu dưới đây cũng cho thấy tỷ lệ lạm phát tăng mạnh không chỉ xảy ra ở Singapore mà còn như là một xu thế trên toàn cầu
Bảng 1 Tỷ lệ lạm phát của Singapore, Hoa Kỳ, UE và toàn thế giới giai đoạn
Nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Singapore có thể kể đến do xu hướng phục hồi mạnh mẽ của tăng trưởng và nhu cầu toàn cầu đối với sự xuất hiện của vaccine ngừa COVID-19, giá dầu mỏ và khí đốt tăng cao do suy giảm nguồn cung và những căng thẳng
12 địa chính trị gần đây liên quan đến chiến tranh Nga - Ukraine, cũng như những sự gián đoạn chuỗi cung ứng của thế giới liên quan đến đại dịch
Một trong những lĩnh vực có mức lạm phát cao nhất là lương thực thực phẩm Với việc Singapore nhập khẩu hơn 90% lương thực tiêu thụ của người dân, những khó khăn về chuỗi cung ứng – từ những trục trặc trong sản xuất ở các nông trường hay nhà máy, tình trạng thiếu container vận chuyển cho đến đóng cửa cảng biển do COVID-19 – đã khiến giá cước vận chuyển tăng, làm tăng chi phí nhập khẩu Để đối phó với tình trạng này, chính phủ Singapore đã thực hiện thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ, tăng thuế GST, ổn định tình hình lao động, chính phủ cũng đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu lương thực nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương trước những biến động giá cả lớn trên toàn cầu và đảm bảo rằng giá cung cấp thực phẩm vẫn duy trì tính cạnh tranh
Tỷ lệ thất nghiệp của Singapore vào năm 2021 là 3.62% theo số liệu mới nhất từ Ngân h ng th già ế ới Theo đó chỉ ố Tỷ lệ thất nghiệp Singapore giảm 0.48 điể s m phần trăm so với con số 4.10% trong năm 2020.
Theo thống kê, năm 2021, tổng số việc làm, không bao gồm lao động nhập cư giúp việc gia đình, đã tăng trở lại với 41.400 việc làm, sau khi giảm mạnh xuống còn 166.600 vào năm 2020 Sự gia tăng này là do tăng trưởng việc làm của cư dân Singapore (bao gồm công dân và thường trú nhân) mạnh mẽ hơn với 71.300 việc làm, từ đó bù đắp cho sự sụt giảm 30.000 việc làm ở lao động nhập cư
Tuy nhiên, theo Bộ Nhân lực Singapore (MOM), tỷ lệ thất nghiệp hàng tháng tính đến nay của Singapore vẫn thấp hơn so với các mức đỉnh điểm của các cuộc suy thoái trước đây Trong thời kỳ bùng phát Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính (SARS) năm
2003, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore là 5.93%, còn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là 5.86% (2009) Ta có thể dễ dàng quan sát biến động trong tỷ lệ thất nghiệp qua biểu đồ dưới đây:
Hình 8 Biểu đồ Tỷ lệ thất nghiệp của Singapore giai đoạn 1991 - 2021
Từ năm 2021 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore đã có xu hướng giảm xuống, đến tháng 2 năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn ở mức 1.9:
Hình 9 Biểu đồ Tỷ lệ thất nghiệp của Singapore từ tháng 3/2022 đến tháng 2/2023
Nguyên nhân của sự giảm rõ rệt này có thể kể đến nỗ lực của chính phủ trong việc thực hiện các chính sách nhằm tạo điều kiện cho người lao động cũng như trong nỗ lực kiểm soát lạm phát (do lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau - Tình trạng thiếu hụt lao động dẫn đến việc tăng lương vượt quá mức tăng năng suất, gây ra áp lực giá cả) Singapore đã khởi động Chương trình Hỗ trợ việc làm (Jobs Support
Scheme), Gói Kỹ năng và Việc làm SGUnited (SG United Jobs and Skills Package) cùng một số chính sách tiền tệ, nhờ vậy góp phần giúp tỷ lệ thất nghiệp ở Singapore giữ ở mức thấp.
Đời sống xã hội, con người
2.5.1 Chỉ số phát triển con người HDI
Xét trong khu vực Đông Nam Á, Singapore có giá trị HDI đạt 0,939 vào năm
2021, đứng thứ nhất trong khu vực Đông Nam Á và thứ 12 trên thế giới Chỉ số HDI của Singapore đã tăng liên tục và ổn định của các năm, thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Hình 10 Biểu đồ chỉ số HDI của singapore qua các năm
Chỉ số HDI cao là sự phát triển tổng hòa cả 3 phương diện: sức khỏe, giáo dục và thu nhập Tuy nhiên, qua biểu đồ có thể thấy chỉ số HDI của Singapore có tăng nhưng tăng chậm kể từ năm 2014, nguyên nhân được cho là do tuổi thọ của người dân Singapore đã ở mức cao, do đó việc tuổi thọ tiếp tục tăng nhanh như trước là rất khó Thứ hai là hệ thống giáo dục của Singapore đã được ưu tiên phát triển ở mức cao
2.5.2 Vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe
Singapore có một hệ thống chăm sóc sức khỏe đẳng cấp thế giới, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp hạng nhất ở châu Á (trên cả Hong Kong và Nhật Bản), đứng thứ 6/100 hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Singapore đã bắt đầu xây dựng hệ thống Tài khoản Medisave “Medisave Account” từ năm 1984 Khoản tiết kiệm dành cho y tế của mỗi người lao động sẽ được gửi vào tài khoản Medisave riêng của từng cá nhân và các cá nhân cũng tự động tham gia bảo hiểm cho các bệnh hiểm nghèo Singapore cũng dành sự quan tâm đặc biệt trong việc hỗ trợ người già, người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình Chính phủ tiếp cận đối với chi tiêu tài chính của người dân bằng việc giữ mức thuế thấp Điều này đảm bảo rằng nguồn tài nguyên có hạn của quốc gia sẽ đến được với những người cần hỗ trợ nhiều nhất
Chi tiêu cho y tế của chính phủ Singapore chỉ chiếm 4,3% GDP so với Mỹ (16,9% GDP); Pháp (11% GDP); Anh (9,9% GDP): Nhật Bản (10,9% GDP) và Hàn Quốc (7,1% GDP) trong khi đạt được kết quả sức khỏe bằng hoặc tốt hơn, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp và kỳ vọng sống cao hơn
2.5.3 Hưu trí và tuổi thọ
Singapore là một trong những quốc gia điển hình thực hiện thành công mô hình bảo hiểm hưu trí và sử dụng bảo hiểm hưu trí như một công cụ để xây dựng xã hội phát triển Quỹ Dự phòng Trung ương (CPF) chính là xương sống của bảo hiểm hưu trí Singapore Quỹ CPF nhằm cung cấp sự bảo đảm về tài chính cho người lao động khi họ nghỉ hưu hoặc không thể tiếp tục làm việc
Hệ thống Quỹ Dự phòng Trung ương được thiết lập với quản trị tốt, phạm vi bao phủ rộng khắp và pháp luật về bảo hiểm hưu trí luôn chú trọng, quan tâm đến mỗi thành viên trong xã hội, lấy người dân là trung tâm Hệ thống an sinh xã hội nói chung, bảo hiểm hưu trí nói riêng của Singapore đang đứng đầu ở châu Á và thứ đứng 7 thế giới dựa trên sự đầy đủ, tính toàn vẹn và tính bền vững
Theo thống kê của Bộ Nhân lực Singapore, tuổi thọ trung bình của người dân Singapore là 83,5 tuổi trong năm 2021 và là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới Do đó, để giải quyết vấn đề thiếu lao động và tăng chi phí xã hội cho người cao tuổi do già hóa dân số gây ra, đồng thời tận dụng nguồn nhân lực, tăng tiết kiệm hưu trí, chính phủ Singapore đã tăng tuổi nghỉ hưu theo luật định lên 63 và tuổi tái tuyển dụng lên 68 bắt đầu từ ngày 1/7/2022 Kế hoạch đến năm 2030, tuổi nghỉ hưu theo luật định được nâng lên 65 và tuổi tái tuyển dụng là 70
Hệ thống giáo dục của Singapore là một nền giáo dục nói không với việc xếp hạng Chính bộ trưởng bộ giáo dục của Singapore đã nói rằng: “Học tập không phải là một cuộc đua” Đây chính là sự thay đổi tích cực của nền giáo dục quốc gia này so với thế giới Hệ thống giáo dục của Singapore, từ mầm non đến đại học trực thuộc công lập Tất cả đều nhận được trợ cấp tài chính của chính phủ
Mặc dù giáo dục ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn ở Singapore, nhưng đồng thời cũng có sự phân tầng sâu sắc hơn Những ngôi trường cao cấp được đặt tại những khu nhà giàu và trẻ em sống ở những khu đó hoặc có cha mẹ từng học ở trường đó được ưu tiên nhận vào trường Những suất học bổng danh giá nhất của Chính phủ, đồng nghĩa với sự bảo đảm công việc sau khi tốt nghiệp, thường được trao cho sinh viên của những trường tốt nhất, dù Chính phủ đã có những nỗ lực nhà đa dạng hoá đối tượng nhận học bổng trong những năm gần đây
2.5.5 Chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng
Từ trước đại dịch, bất bình đẳng đã trở thành một vấn đề nóng ở Singapore Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Chính sách (IPS) công bố vào năm 2017 cho thấy sự phân hoá xã hội sâu sắc nhất tại Singapore nằm ở tầng lớp thay vì sắc tộc hay tôn giáo
Tổ chức thăm dò ý kiến độc lập Blackbox Research đã công bố một nghiên cứu vào năm
2018 cho thấy, cứ 5 người Singapore được hỏi thì có 4 người lo lắng về khoảng cách thu nhập ngày càng lớn
Sự giàu có của Singapore được xây dựng dựa trên địa vị một nền kinh tế ổn định, có độ mở lớn, tiến bộ về công nghệ, và mức thuế thấp Tài sản thừa kế, cổ tức, thu nhập từ đầu tư, và tài sản gia tăng đều không bị đánh thuế ở nước này Nhờ đó, Singapore trở thành một nơi thu hút những người thuộc tầng lớn giàu nhất thế giới, dấu hiệu xa xỉ hiện diện khắp mọi nơi ở Singapore Doanh số bán biệt thự dạng bungalow cao cấp ở nước này tăng gấp 3 lần trong năm 2021, theo số liệu của Knight Frank Singapore Số thành viên câu lạc bộ golf tăng 40% so với mức trước đại dịch, dù giá thẻ là 350.000 Đô La Singapore, tương đương 262.000 USD/năm
Trong khi đó, năm 2020, thu nhập trung bình của hộ gia đình ở Singapore giảm lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ Thu nhập thực tế giảm 6,1%, còn trung bình 560 Đô
La Singapore/người/tháng trong năm 2020, trước khi phục hồi 4,7% trong năm 2021 Chính phủ Singapore cũng đang lo ngại về vấn đề này và cân nhắc về chính sách
“đánh thuế người giàu” Tuy nhiên, điều này gặp phải nhiều khó khăn do chính sách kinh tế của Singapore một phần dựa trên thu hút những người siêu giàu Do đó vấn đề là làm thế nào để đánh thuế nhiều hơn mà không khiến họ bỏ đi Tuy nhiên, chính phủ Singapore cũng đã nỗ lực thu hẹp khoảng cách này thông qua việc chi hơn 30% ngân sách hàng năm cho giáo dục, chăm sóc y tế và nhà ở bình dân Nỗ lực nhằm mở rộng hơn cánh cửa của những trường học tốt nhất bao gồm tăng số vị trí cho những trẻ em không có mối liên hệ với trường và xoá bỏ việc lập nhóm học sinh dựa trên điểm số Cùng với đó, những hộ gia đình sống trong các căn hộ nhà nước chỉ có 1 2 phòng ngủ được nhận - nhiều trợ cấp hơn so với những gia đình sống trong các căn hộ lớn hơn
NGUYÊN NHÂN GIÚP ĐẢO QUỐC PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC
Chính sách thương mạ i và đ ầu tư củ a Singapore
Giai đoạn 1: Chính sách thay thế nhập khẩu 1959-1965
Sau khi giành được độc lập năm 1959, Singapore phải đối mặt với đói nghèo nặng nề và tình trạng thất nghiệp của dân số có trình độ giáo dục thấp Để giảm nhẹ vấn đề thất nghiệp, chính phủ cam kết thực hiện chính sách công nghiệp hóa nhanh chóng Tuy nhiên, cần vượt qua nhiều rào cản, đặc biệt là do quy mô thị trường nội địa nhỏ và sự phụ thuộc trước đó vào thương mại bán lẻ
Cách tiếp cận của chiến lược này liên quan đến mở rộng quy mô thị trường nội địa thông qua việc liên minh chính trị và kinh tế với Malaysia Bắt đầu từ năm 1963, quy mô thị trường Singapore gần như làm tăng gấp đôi về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và, cùng với việc bảo vệ bằng thuế quan và định mức, đã khuyến khích công nghiệp hóa thông qua chiến lược thay thế nhập khẩu Ngoài việc thay thế nhập khẩu, chính phủ đã đưa ra nhiều ưu đãi tài chính để khuyến khích phát triển ngành sản xuất của Singapore. Ngoài ra, Đạo luật điều khiển sản xuất, được ban hành vào năm 1959, tiếp tục bảo vệ các công ty hoạt động tại Singapore khỏi sự cạnh tranh bằng cách cho phép Bộ trưởng Tài chính đưa ra giới hạn về tổng số công ty tham gia sản xuất một sản phẩm cụ thể Đến năm 1965, các chính sách này đã đạt được một số thành công Sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế tăng trưởng với tốc độ 5% giữa năm 1960 và 1965, và tỷ lệ sản xuất công nghiệp trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế tăng lên 19% từ 17% Hơn nữa, hơn 21.000 việc làm mới đã được tạo ra trong ngành sản xuất Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao hơn 10%
Giai đoạn 2: Chính sách hướng tới xuất khẩu 1966-1973
Mặc dù chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu mang lại một số thành công trong việc thúc đẩy công nghiệp hóa của Singapore, nhưng đến năm 1960 chiến lược này tỏ ra kém hiệu quả Các công ty sản xuất chủ yếu cho thị trường trong nước, không thể hoàn toàn khai thác được quy mô kinh tế trong sản xuất Kết quả là, thất nghiệp vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và chiến lược thay thế nhập khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu dẫn đến các tiếp cận mới của Singapore hướng tới xuất khẩu Khi các hạn ngạch nhập khẩu được loại bỏ, thuế xuất giảm, xuất khẩu tăng trưởng và tình trạng thất nghiệp được giảm dần Singapore cũn tận dụng lợi thế lao động rẻ lúc bấy giờ, vị trí chiến lược tại châu Á, hạ tầng vận tải tốt để hấp dẫn các công ty đa quốc gia Cả ngành sản xuất và ngành dịch vụ tài chính được hưởng lợi từ sự gia tăng đầu tư nước ngoài Trong ngành sản xuất, sự mở rộng của các ngành điện tử, chiết dầu, sửa chữa tàu thuyền và ngành dệt may giúp giải quyết một phần lực lượng lao động thất nghiệp Đối với ngành dịch vụ tài chính, việc thành lập Đơn vị tiền tệ Châu Á của Ngân hàng Mỹ tại Singapore đã đánh dấu giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển nhanh chóng của thị trường đô la châu Á (Asian Dollar Market) và sự trỗi dậy của Singapore như một trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu Giai đoạn 3: Chính sách tái cơ cấu công nghiệp 1973-1984
Mục tiêu của Singapore hiện đã chuyển sang phát triển công nghệ, khuyến khích đầu tư vào các ngành có tính chất kỹ năng và công nghệ cao, như máy tính, điện tử, máy móc và dược phẩm, nhằm tạo ra giá trị gia tăng từ cùng một lượng lao động Đầu thập kỷ 1970, dư thừa lao động của Singapore đã bắt đầu đẩy giá lương thực tế lên cao và để kích thích tăng trưởng, đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao được khuyến khích (miễn thuế doanh nghiệp trong 5 năm.)
Tổ chức EDB (Economic Development Board), cùng với chính phủ tập trung vào các hoạt động công nghệ cao thay thế các hoạt động công nghệ thấp hơn Song song đó, việc nâng cao trình độ kỹ năng của lực lượng lao động của Singapore cũng đang được tiến hành một cách nhanh chóng
Giai đoạn 4: Chính sách đa dạng hóa kinh tế 1985 đến nay
Trong hai giai đoạn đầu của sự phát triển của Singapore, sự tăng trưởng sản xuất vượt trội so với tăng trưởng GDP, tuy nhiên tình hình này đã đảo ngược trong thời gian từ năm 1979 đến năm 1984 Trong giai đoạn đó, sự tăng trưởng giá trị gia tăng trong sản xuất đã chậm lại chỉ với hơn 5% một năm, trong khi nền kinh tế nói chung đang tăng trưởng với mức khoảng 8%, chủ yếu là do hiệu suất ấn tượng của các ngành dịch vụ kinh doanh và tài chính
20 Để duy trì sự tăng trưởng cao và nâng cao hiệu suất trong ngành sản xuất, đã có những nỗ lực để tìm kiếm các ngành mới có thể khai thác lợi nhuận được từ khoảng trống về công nghệ Để khuyến khích sự phân bổ vốn đầu tư nước ngoài mới phù hợp với lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, Singapore, cùng với Indonesia và Malaysia, đã thành lập tam giác tăng trưởng Johor-Batam-Singapore vào năm 1989
Là một phần của chiến lược đa dạng hóa của Singapore, Ban Phát triển Kinh tế và Ban Phát triển Thương mại đã bắt đầu cung cấp một loạt các chính sách khuyến khích các công ty có vốn sở hữu trong nước và một phần là sở hữu trong nước thành lập hoạt động ở nước ngoài Tăng trưởng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore đã tăng lên từ chỉ khoảng $ 2,2 tỷ vào năm 1976 lên mức 14,2 tỷ đô la vào năm 1989 Gần 70% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được điều hướng vào châu Á, trong đó Malaysia chiếm hơn một phần ba tổng số Ngoài các quốc gia ASEAN, Trung Quốc và Việt Nam đã trở thành các điểm đầu tư mới quan trọng
Hiện nay, Singapore được xem là một trong bốn con rồng châu Á với những thành tựu kinh tế đáng kể
, chính phủ Singapore tạo ra một thị trường tự do, không hàng rào thuế quan cũng như không trợ giá xuất khẩu Thủ tục xuất nhập khẩu đơn giản, nhanh chóng, tiến bộ, tham gia kí kết những hiệp định song phương, đa phương như WTO, ASEAN, APEC,
, các chính sách thương mại liên tục được cải cách qua các thời kì, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, hệ thống cấp phép tự động cấp phép cho phép nhà xuất nhập khẩu nhận được giấy phép trong vòng 3 phút
, Singapore hỗ trợ tín dụng nhằm tăng cường vốn cho các doanh nghiệp trong nước đồng thời hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa Thành lập Cục Xúc tiến Thương mại bảo vệ quyền lợi kinh tế của đất nước và tìm kiếm thị trường tiềm năng
, khác với trước đây chỉ có quan hệ phát triển với các nước phát triển như
Mỹ, Nhật, Tây Âu, ngày nay, Singapore mở rộng thị trường sang các nước phát triển để tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới và trở nên độc lập hơn về công nghệ
Nhờ thành công thực hiện mô hình chính sách tự do hóa thương mại cà thúc đẩy xuất khẩu, Singapore trở thành một trong những trung tâm thương mại của khu vực ASEAN nói riêng và Châu Á nói chung
3.1.2 Chính sách thu hút đầu tư
Không phân biệt đối xử người nước ngoài
Thay vì sử dụng một luật riêng, Singapore điều chỉnh hoạt động đầu tư bằng các luật chung Vì vậy nhìn chung không có sự phân biệt giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, ngoại trừ pháp luật quy định cụ thể ở một số trường hợp đặc biệt
Kết hợp chính sách tài chính và chính sách lao động
Singapore đã đưa ra các chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút FDI vào những năm
1960, và trong những năm sau, họ tập trung vào dịch chuyển lên các hoạt động sản xuất giá trị cao và nâng cao kỹ năng lao động để cạnh tranh với các quốc gia có chi phí thấp hơn Trong những năm gần đây, Singapore đang tập trung vào đổi mới sáng tạo và tri thức trong các lĩnh vực như dược phẩm và công nghệ y sinh
Chính sách đối ngoại của Singapore
3.2.1 Chính sách cân bằng nước lớn
Chính sách cân bằng nước lớn được coi là trọng điểm trong chính sách quốc phòng và ngoại giao của Singapore Singapore thấy được sự cần thiết phải nương nhờ vào các nước lớn bằng cách “thu hút nhiều phía” và “chống đỡ nhiều phía” Nhờ vậy một nước nhỏ về diện tích như Singapore mới có thể sinh tồn Do vậy Singapore chủ động đề nghị thế lực Hoa Kỳ tiếp tục ở lại khu vực Châu Á Thái Bình Dương bằng cách bảo lưu căn - cứ quân sự và tăng cường lực lượng quân sự ở Đông Nam Á cũng như hoan nghênh việc Hoa Kỳ sử dụng cơ cấu quân sự của Singapore, với lý do để “cân bằng lực lượng” ở Châu Á - Thái Bình Dương
Chủ trương Nhật Bản của Singapore có ảnh hưởng ngày càng lớn về kinh tế và chính trị nhưng lại phản đối Nhật Bản vượt trội về quân sự Bên cạnh đó, Singapore phản đối Nhật Bản gia nhập thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Quan hệ hợp tác với Trung Quốc được Singapore vô cùng coi trọng, song song giữ gìn mối quan hệ với Đài Loan, tuy nhiên lại không rõ ràng giống như Hoa Kì
3.2.2 Lấy ngoại giao kinh tế làm trọng điểm:
Singapore tăng cường hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới và khu vực bằng việc là thành viên tích cực của các tổ chức hợp tác kinh tế khác nhau ở Châu Á - Thái Bình Dương Bên cạnh đó là nước tiến cử hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN và hình thức hợp tác kinh tế “tam giác tăng trưởng”
Singapore coi trọng thiết lập quan hệ kinh tế thương mại với các nước và khu vực như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Tây Âu,
Văn hóa trọng dụng nhân tài
Sự thành công và bứt phá ở Singapore không chỉ nhờ vào những chính sách kinh tế và xã hội mà sự phát triển bứt phá và thành công rực rỡ của đất nước này này còn phụ thuộc vào chế độ và văn hóa trọng dụng dân tài Chế độ và văn hóa này phụ thuộc vào ba trụ cột chính như sau:
, thực hi n sàng l c nghiêm ng t hệ ọ ặ ệ thống nhân sự để loạ ỏi b cán b yộ ếu kém Sàng l c, lo i b cán b yọ ạ ỏ ộ ếu kém được th c hiự ện ngay khi Đảng Nhân dân hành động Singapore tiếp quản chính quyền Hàng năm, các công chức được đánh giá toàn diện để xếp loại theo thứ hạng từ A đến E, hạng E là những công sẽ ph i rời khỏi vị trí ả trong danh d Ngay c công ch c hành chính, bự ả ứ ộ phận tinh hoa nh t, khi tuy n chấ ể ọn đầu vào đã được sàng lọc vô cùng nghiêm ngặt, khắt khe và sẽ phải nhường chỗ cho những người mới tài giỏi hơn, nhằm bổ sung sinh khí mới dù mới ở độ tuổi 40.
, thăng tiến căn cứ vào thực tài, không có tài không được làm lãnh đạo Singapore đặc biệt coi trọng vai trò của người lãnh đạo, xem đó là vấn đề hệ trọng, liên quan tới sự tồn vong, thịnh suy của đất nước Để được thăng tiến, tiến nhanh, tiến xa, các công chức không có cách nào hơn là phải chứng tỏ được năng lực bằng kết quả công việc, bàng những đóng góp và thể hiện rõ được tiềm năng của mình Cũng bởi vậy mà những công chức đạt tới chức vụ cao nhất trong nền công vụ Singapore luôn có bề dày thành tích và những đóng góp tích cực cho nền công vụ.
, chính sách trả lương thưởng thỏa đáng Chính sách trả lương, thưởng thỏa đáng mang lại sự yên tâm cho cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ dành hết tâm sức cho công việc đồng thời giảm thiểu động cơ tham nhũng Chế độ lương, thưởng gắn với kết quả công việc, sự đóng góp của mồi công chức và hiệu quả của nền kinh tế có tác dụng khuyến khích, thôi thúc bản thân những công chức được nhận thưởng và cả những công chức khác nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc, cống hiến hết mình vì sự phát triển của đất nước để nhận được thành quả tương ứng.
Nguyên nhân khác
Khuyến khích đầu tư dựa trên chính sách thuế hiệu quả
Chính phủ Singapore đã ban hành chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài khiến Singapore trở thành một trong những quốc gia có mức thuế ưu đãi bậc nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới Chính sách thuế hiệu quả giúp nguồn lực được tái đầu tư trong nền kinh tế Singapore Chính sách thuế hấp dẫn đi
24 kèm với chi phí hoạt động thấp và môi trường nhân công biết sử dụng tiếng Anh đã giúp Singapore thu hút hàng loạt tập đoàn, công ty lớn của nước ngoài ồ ạt đổ đến Singapore làm ăn, điển hình là hai doanh nghiệp dầu lửa của thế giới là Shell và Esco đã xây dựng nhà máy lọc dầu ở đây khiến cho đến giữa năm 1970, Singapore trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba thế giới.
Chính sách chống tham nhũng
Song song với việc trọng dụng nhân tài, sự quyết liệt trong công tác phòng, chống tham nhũng của chính phủ Singapore giúp nước này trở thành một trong số quốc gia có bộ máy lãnh đạo trong sạch nhất thế giới.
Phát triển vốn con người có mục tiêu Để đạt được mục tiêu có nguồn lực lao động với chất lượng cao, Chính phủ Singapore đã tập trung ngân sách rất lớn tài trợ cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục sau đại học Chính phủ ban hành chương trình giáo dục bắt buộc và miễn phí trong vòng 10 năm (từ 6 đến 16 tuổi) Tất cả học sinh học xong trung học có thể vào học ở các trường dạy nghề hoặc đại học, học sinh được học bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh Trường đại học Quốc gia Singapore thành lập năm 1988 có nhiều chuyên ngành khác nhau. Đầu tư xây dựng công trình công cộng hiệu quả
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và hiệu quả được xem là một nền tảng quan trọng cho sự thành công của nền kinh tế Singapore Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có cảng biển, sân bay, bưu chính viễn thông, đường xá, và các tiện ích khác Một ví dụ điển hình về thành quả của chính sách này là Sân bay Changi của Singapore trở thành trạm trung chuyển quan trọng và hiện đại bậc nhất ở châu Á Thái Bình Dương.
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Ưu, nhược điểm và đánh giá chung
, Singapore đảm bảo mối quan hệ khăng khít giữa khuôn khổ chính sách quốc gia và tốc độ tăng trưởng cao Một hằng số quan trọng trong chính sách kinh tế của Singapore là sự cam kết đối với một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và chính sách thương mại tự do và đầu tư nước ngoài
, chính phủ Singapore cũng đã thực hiện rất tốt vai trò của mình trong việc đưa quốc gia mình tham gia các hiệp định song và đa phường để xúc tiến thương mại và đầu tư của đất nước Bởi lẽ họ hiểu rõ đặc điểm của chính quốc gia mình là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế, với tỷ số thương mại trên GDP lớn nhất thế giới hiện nay Một số hiệp định kinh tế song phương đã đạt được giữa Singapore và các đối tác của mình trong giai đoạn trải dài Các hiệp định thương mại tự do này đóng vai trò rất quan trọng trong triển vọng của Singapore về nâng cao sự thịnh vượng kinh tế
, Singapore cũng không để mình tụt lại mà làm rất tốt trong việc xác định rõ chiến lược để duy trì khả năng cạnh tranh kinh tế là tiếp tục chuyển đổi sang nền kinh tế công nghệ cao, đồng thời mở rộng quan hệ với bên ngoài thông qua các mạng lưới trong WTO và ASEAN cũng như các cơ chế song phương được thiết kế riêng với các quốc gia Một báo cáo từ EDB cho biết Singapore là quốc gia có độ sẵn sàng về mạng lưới đứng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ), nhấn mạnh mức độ sẵn sàng của nền kinh tế cho việc trải qua cuộc cách mạng tiếp theo trong công nghệ
, việc giới thiệu các công nghệ mới thông qua việc thành lập các công ty đa quốc gia ở Singapore, thay vì thông qua cấp phép công nghệ nước ngoài cho các doanh nghiệp địa phương, đã tạo ra ba lợi ích bổ sung Đầu tiên, nó ngụ ý rằng các công ty đa quốc gia sẽ gánh chịu phần lớn rủi ro khi khởi nghiệp, tham gia triển khai một công nghệ mới Thứ hai, nó cho phép bắt kịp công nghệ nhanh hơn và nâng cấp vốn cổ phần hơn so với việc nếu các công ty địa phương đã phải đi đường cong học tập từ dưới lên
, hệ thống thuế Singapore còn có sự phân biệt đối với các ngành khác nhau trong nền kinh tế Trong khi các chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại thương và đầu tư có xu hướng hạn chế sự bóp méo giá cả tương đối trong nền kinh tế, thì hệ thống thuế ở Singapore được sử dụng để thúc đẩy một số ngành nhất định có sự tăng trưởng triển vọng được cho là đặc biệt thuận lợi
, ở khía cạnh khác, chiến lược dẫn đầu thị trường cũng có thể gây ra áp lực chi phí kinh t lế ớn, đặc biệt là n u các công ngh tiên tiế ệ ến được thúc đẩy quá sớm trong khi lực lượng lao động chưa có được nh ng kữ ỹ năng cần thiết để ử ụ s d ng hết tiềm năng của công nghệ mới, từ đó làm giảm năng suấ ối đa tiềm năng Vì vật t y, lập luận được đưa ra là rằng vật chất tiên tiến nên được k t h p v i ngu n nhân l c có chế ợ ớ ồ ự ất lượng tương tự để tránh tăng trưởng năng suất bị ảnh hưởng xấu bởi sự nóng vội trong ứng dụng công nghệ mới
, với một nền kinh tế rất phát triển như vậy, song, Singapore vẫn phải đối mặt với vấn đề xã hội to lớn đó chính là già hóa dân số Trên thực tế, Singapore nằm trong số những tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới Và đồng thời, một trong những quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới Dân số của Singapore không chỉ già đi mà còn già đi nhanh chóng Chứng mất trí nhớ ảnh hưởng đến 5,2% người Singapore và là nguyên nhân gây tàn tật đứng hàng thứ năm ở Singapore Với tuổi thọ ngày càng tăng và dân số già đi nhanh chóng, số lượng người mắc chứng mất trí nhớ sẽ tăng lên, gây ra các gánh nặng về chi phí lên nền kinh tế cũng như rạn nứt xã hội do nhu cầu cạnh tranh giữa các nhóm nhân khẩu học khác nhau
Trong hơn ba thập kỷ kể từ khi độc lập, Singapore đã phát triển từ một nền kinh tế có mức lương thấp, thặng dư lao động thấp thành một nhà sản xuất thu nhập cao các sản phẩm công nghệ cao thâm dụng vốn Sự nhanh chóng trong thực hiện công nghiệp hóa nền kinh tế góp phần loại bỏ vấn đề thất nghiệp tại Singapore và tăng thu nhập thực tế mà người dân Singapore được hưởng lên gấp 7 lần so với giai đoạn đầu sau độc lập
Ban đầu, cách tiếp cận của Singapore đối với sự phát triển là nhắm đến việc khuyến khích các ngành công nghiệp có thể bảo vệ Singapore khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài bằng một loạt các chính sách thay thế nhập khẩu Khi những chính sách này đem lại hiệu quả không đáng kể đối với tỷ lệ thất nghiệp, chúng đã bị loại bỏ, và sau đó, Singapore áp dụng chương trình công nghiệp hóa, tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu Mở cửa nền kinh tế khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng đột biến kết hợp với quản lý kinh tế vĩ mô hợp lý và chính sách ngoại thương tự do, đã tạo điều kiện cho phát triển bền vững, lâu dài
Song, vì nh ng chính sách phát tri n thữ ể ần tốc như vậy mà t i mạ ột số giai đoạn giá cả b bóp méo và xị ảy ra s chênh lự ệch trong đối xử đầu tư Bên cạnh đó là mộ ố ấn t s v đề xã hội như già hoá dân số,v.v
4.2 Một số đề xuất phát triển kinh tế cho Việt Nam
Việt Nam và Singapore có một số điểm tương đồng về nhiều mặt: cả hai quốc gia đều nằm ở Đông Nam Á, đều trải qua những biến động lịch sử, chịu sự xâm lược của thực dân, trải qua thời gian khó khăn, khủng hoảng về mọi mặt: đời sống, xã hội, kinh tế… và vươn mình đi lên với sự dẫn dắt của hai vị lãnh tụ vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Lý Quang Diệu Tuy nhiên giữa hai quốc gia cũng có nhiều điểm khác biệt Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài, trong khi Việt Nam ta lại dồi dào hơn về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, đất đai và là một quốc gia mạnh về nông nghiệp Bối cảnh lịch sử giữa hai quốc gia cũng có nhiều điểm chênh lệch Trong khi Singapore được thực dân Anh trao trả tự do vào năm 1963 và chính thức tách ra khỏi Malaysia vào 1965 thì Việt Nam có hoàn cảnh lịch sử phải trải qua thời kỳ đấu tranh giành độ ập, chiến tranh phía nam rồi phía bắc, phía tây nam cho đến tận c l
1980 Và đặc biệt là sự khác biệt trong bộ máy lãnh đạo cũng như chính sách quản lý đất nước đã kéo dài sự chênh lệch phát triển kinh tế giữa hai nước
Việt Nam đặt mục tiêu vào năm 2030 hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở
28 thành nước công nghiệp phát triển hiện đại Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi Việt Nam đã và đang đi trên một chiến lược phát triển phù hợp Song hành với việc tiếp tục tự lực phát triển, Việt Nam có thể áp dụng được những bài học đắt giá từ các quốc gia phát triển trên thế giới, trong đó có Singapore Những nước thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá và kinh tế tri thức như Singapore đã cho thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong thành công của các quốc gia đó trong việc hoạch định chiến lược và chính sách quản lý tạo điều kiện cho sự phát triển và đổi mới
Bài học về chính sách thương mại và đầu tư
Về cách ứng xử với các khu vực kinh tế, cần tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân đang phát triển, thực hiện bảo hộ, trợ cấp trong giai đoạn đầu và dần dần dỡ bỏ những bảo hộ để doanh nghiệp tự trưởng thành ở giai đoạn sau Khuyến khích mối quan hệ hợp tác giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước Tiếp tục thu hút doanh nghiệp nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh rõ ràng, minh bạch để trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư Trong khi các quốc gia bảo hộ những ngành huyết mạch như viễn thông, tài chính thì tại Singapore chính phủ lại dỡ bỏ những rào cản và tự do hoá, hướng các ngành công nghiệp nội địa sang các công ty đa quốc gia Tuy nhiên Việt Nam cần cẩn trọng với chính sách như vậy khi chúng ta chưa sẵn sàng để cạnh tranh trong những ngành trọng yếu và lo sợ trước sự thâu tóm của những tập đoàn quốc tế lớn