Nỗ lực ban đầu ◦ Adam Smith, người được coi là cha đẻ của kinh tế học, đã chú ý đến sản lượng trong tác phẩm nổi tiếng "Nghiên cứu về Khoảng Sản xuất và Những Nguyên Tắc Nói Chung về Chí
Trang 1HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH SẢN LƯỢNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2018-2022 Nhóm sinh viên thực hiện:
Hồ Ngọc Kiều Trang - 2331320124
Dương Thị Thu Trang - 2331320154
Tô Võ Nhựt Đô - 2331320178
Nguyễn Thành Lộc - 2331320137
Nguyễn Trọng Nam - 2331320122
Phạm Phương Nhi - 2331320126
Mã học phần: 010100010505
TP Hồ Chí Minh - 2024
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI
………
………
………
………
………
Ngày tháng năm 2024
Giảng viên chấm
NGUYỄN THỊ VĨNH HẰNG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Vĩnh Hằng Trong suốt quá trình tìm hiểu và học tập môn Kinh tế vĩ mô, nhóm chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, tận tình giảng dạy của cô.
Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức và nâng cao kỹ năng Với sự hỗ trợ
về mặc kiến thức của cô, hôm nay nhóm chúng em xin phép gửi đến cô bài tiểu luận với đề tài “ Phân tích sản lượng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2022” Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình làm bài, tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em mong nhận được những đánh giá và góp ý tích cực từ
cô để ngày càng hoàn thiện bài tiểu luận cũng như có thêm kiến thức.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ 4
II LƯỢC SỬ 5
1 Nỗ lực ban đầu 5
2 Cách mạng công nghiệp và khoa học kinh tế 5
3 Chuyển giao kỹ thuật và kỹ thuật số 5
4 Hiện đại và công nghệ ứng dụng 5
5 Phương pháp hiện đại và công cụ phân tích 6
III KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LƯỢNG SẢN LƯỢNG 6
1 Khái niệm 6
2 Phương pháp định lượng 6
3 Đo lường sản lượng 6
IV CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG 7
1 Yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng 7
a Nguồn lực 7
b Công nghệ 7
c Lao động 8
d Vốn 9
2 Mô hình kinh tế 10
a Tăng cường cạnh tranh: 10
b Thu hút đầu tư nước ngoài: 11
c Tăng cường hiệu quả và quản lý: 11
d Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế: 11
e Tăng trưởng GDP và cơ bản kinh tế: 11
f Tăng trưởng trong sản xuất và xuất khẩu: 11
g Đầu tư nước ngoài và cải cách kinh doanh: 11
h Tăng cường thương mại và quan hệ quốc tế: 11
i Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ: 12
j Thách thức và cơ hội: 12
3 Phân tích dữ liệu 12
* Bảng số liệu GDP danh nghĩa từ 2018-2022: 12
* Biểu đồ biến động của GDP thực và GDP danh nghĩa từ 2018-2022: 12
* Nhận xét về sự biến động của GDP qua giai đoạn trên: 13
* Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022: 13
* Ý Nghĩa: 15
4 Chính sách kinh tế 16
* Chính sách tài khóa 16
* Chính sách tiền tệ 16
V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 18
VI TÀI LIỆU VÀ NGUỒN TIN THAM KHẢO 19
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 20
Trang 5I ĐẶT VẤN ĐỀ.
GDP là một trong những yếu tố hàng đầu để đưa ra sự đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mức độ phát triển của một vùng hay một quốc gia Đây là một chỉ tiêu được dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định TheoGregory Mankiw - nhà kinh tế học nổi tiếng - bốn vấn đề về nguồn gốc và mục đích sử dụng GDP là “ Các nền kinh tế sản xuất bao nhiêu? ”, “Ai nhận được thu nhập
về quá trình sản xuất?”, “Ai mua sản phẩm của nền kinh tế? ” và “Yếu tố nào đảm bảo rằng tổng tiêu dùng, đầu tư và mua hàng của chính phủ bằng mức sản xuất?” Có thể thấy rằng, mục đích sử dụng của GDP chính là tính toán mức độ chi tiêu các loại hàng hoá mà nền kinh tế sản xuất ra bởi GDP phản ánh các luồng tiền trong nền kinh tế Vì vậy, GDP là chỉ số đo lường những gì sau cùng của một nền kinh tế sản xuất được Với tiểu luận này, nhóm chúng em trình bày những hiểu biết cá nhân về GDP , phân tích sản lượng của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2018-2022 Từ đó rút ra các bài học đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
II LƯỢC SỬ.
Sự phát triển của việc phân tích sản lượng trong lĩnh vực kinh tế học, từ những nỗ lực ban đầu cho đến những phương pháp hiện đại và công cụ phân tích.
1 Nỗ lực ban đầu
◦ Adam Smith, người được coi là cha đẻ của kinh tế học, đã chú ý đến sản lượng trong tác phẩm nổi tiếng "Nghiên cứu về Khoảng Sản xuất và Những Nguyên Tắc Nói Chung về Chính Trị Thuế".
◦ Các phương pháp đơn giản của kế toán quản lý xuất hiện để giúp doanh nghiệp quản lý và đo lường sản xuất.
2 Cách mạng công nghiệp và khoa học kinh tế
◦ Trong thời kỳ này, các nhà kinh tế học đã bắt đầu sử dụng các chỉ số sản xuất như GDP để đo lường quy mô của hoạt động kinh tế
◦ Kinh tế Keynesian mang lại những ý tưởng mới về việc đo lường và quản lý sản xuất trong ngữ cảnh của chu kỳ kinh tế.
3 Chuyển giao kỹ thuật và kỹ thuật số
◦ Kế toán quản lý và phân tích chi phí trở nên phổ biến hơn trong quản lý sản xuất toàn cầu.
Trang 6◦ Sự ra đời của máy tính và phần mềm phân tích dữ liệu mở ra cánh cửa cho mô hình hóa phức tạp và phân tích dữ liệu lớn.
4 Hiện đại và công nghệ ứng dụng
◦ Phương pháp đa sắc thái đưa vào sử dụng để phân tách các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu suất kinh tế.
◦ Công nghệ tiên tiến đang mở ra cơ hội mới để theo dõi và phân tích sản xuất trong thời kỳ cách mạng công nghiệp mới.
5 Phương pháp hiện đại và công cụ phân tích
◦ Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo mang lại khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu và dự đoán hiệu suất sản xuất với độ chính xác cao.
◦ Trí thông minh nhân tạo đang được tích hợp vào các công cụ phân tích để tạo ra
mô hình phức tạp và dự đoán hiệu suất kinh tế với độ chính xác cao.
III KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LƯỢNG SẢN LƯỢNG.
1 Khái niệm.
Trong kinh tế học sản lượng được gọi là tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Dmestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường được tính theo quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (tính theo năm)
2 Phương pháp định lượng.
GDP bằng tổng chi tiêu của tất cả những người tiêu dùng trong lãnh thổ hoặc quốc gia (người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước, chính phủ, hay người nước ngoài) theo công thức như sau:
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
+ C: Chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình
+ I: Chi tiêu đầu tư
+ G: Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ
+ NX: Xuất khẩu ròng (NX = X - M) (X: giá trị xuất khẩu, M: giá trị nhập khẩu)
3 Đo lường sản lượng.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh
tế một quốc gia trong một thời gian nhất định Do đó, phương pháp này còn được gọi
là phương pháp giá trị gia tăng Công thức tính:
Trang 7GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu
hoặc
GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu
Trong đó:
Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là: thu nhập người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế sản xuất,…
* Cách thức xác định sự tăng trưởng sản lượng:
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn Tiết kiệm và đầu tư
là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng.
VA = TO – II
Trong đó:
TO: giá trị sản lượng của doanh nghiệp
II: giá trị đầu vào mua hàng tương ứng của doanh nghiệp
IV CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG.
1 Yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng.
a Nguồn lực.
Đội ngũ nhân lực là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, nếu công việc của công ty chỉ được xây dựng nhằm đáp ứng mong muốn của ban lãnh đạo mà không tính đến lợi ích của người lao động sẽ gây ra những tác hại nhất định và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc Một vấn đề quan trọng khác thường ảnh hưởng đến nhân viên là chính sách quản lý
và sử dụng lực lượng lao động của công ty Nó bao gồm các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, lương thưởng, đánh giá hiệu quả công việc và kiểm soát nhân viên.
b Công nghệ.
Công nghệ là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nên máy móc, thiết bị hiện đại hay những công nghệ tiên tiến là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ Tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng, nâng cao năng suất lao động, sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc
Trang 8đẩy tăng trưởng nhanh, nâng cao hiệu quả sản xuất và vận hành Tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp công nghiệp có tiềm năng.
Bất kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo 4 thành phần :
- Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu Nó gọi là phẩn cứng của công nghệ
- Thông tin, phương pháp, quy trình bí quyết.
- Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý
- Con người.
Mỗi thành phần đảm nhận một chức năng nhất định Thành phần thiết bị được coi
là xương sống, trái tim của quá trình vận hành nhưng lại được lắp đặt và vận hành bởi con người Thành phần con người được coi là yếu tố then chốt trong yếu tố hoạt động sản xuất nhưng phải vận hành theo đúng sự hướng dẫn mà thành phần thông tin đưa ra Thành phần thông tin là cơ sở để hướng dẫn người lao động vận hành máy móc, thiết
bị và đưa ra quyết định Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kết các thành phần trên
và thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả hơn
Các công ty và Nhà nước ngày càng chú trọng đến đầu tư nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm mới Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cho quốc gia Mỹ là nước đầu tư lớn nhất cho nghiên cứu khoa học và thử nghiệm sản phẩm mới Đây là một trong các nguyên nhân giúp nền kinh tế Mỹ trở thành một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh mạnh nhất trên thế giới.
c Lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số sản phẩm
do người lao động làm ra trong một đơn vị thời gian Năng suất lao động tăng có nghĩa
là trong cùng một thời gian lao động, số lượng hàng hóa tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống, từ đó làm giảm giá trị lao động và giá trị của từng đơn vị hàng hóa.
Cường độ lao động là đại lượng biểu thị mức tiêu hao lao động trong một đơn vị thời gian, nếu cường độ lao động tăng thì số lượng hàng hóa sản xuất ra sẽ tăng và mức tiêu hao lao động để sản xuất hàng hóa cũng tăng cũng tăng lên nên giá trị của một đơn vị hàng hóa cũng không đổi.
Ngoài ra, năng suất lao động và cường độ lao động tăng sẽ dẫn đến số lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị thời gian lao động tăng lên.
Trang 9Năng lực sản xuất của doanh nghiệp là khả năng hoặc trình độ của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực hiện có của mình để điều phối, kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất với lực lượng lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cần lưu ý, năng lực sản xuất của doanh nghiệp không bằng quy mô của doanh nghiệp mà được thể hiện bằng các chỉ số hiệu quả hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh như năng suất lao động, tỷ lệ thất thoát vốn, thời gian hoàn vốn đầu tư Doanh nghiệp quy mô lớn không nhất thiết phải có năng lực sản xuất, chỉ khi hiệu quả sản xuất cao thì mới có năng lực sản xuất Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thiết bị cơ khí, nguyên vật liệu đầu vào Ở đây chúng
ta chỉ coi yếu tố thiết bị cơ khí là yếu tố trực tiếp trong quá trình sản xuất
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực sản xuất như công nghệ sản xuất, trình độ công nhân, trình
độ nhân sự quản lý, đặc biệt là năng lực sản xuất Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất Nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp có lợi cho việc nâng cao năng lực kỹ thuật, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất, từ đó nâng cao năng lực đổi mới công nghệ.
d Vốn.
Khi nói đến nhà cung cấp, chúng ta nghĩ ngay đến những doanh nghiệp hoặc cá nhân chuyên cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, máy móc thiết bị, vốn, lao động cho doanh nghiệp.
Đối với người quản lý doanh nghiệp, yêu cầu chính là tìm kiếm và đảm bảo doanh nghiệp có nguồn cung đầu vào ổn định với chi phí hợp lý hoặc giá thấp nhất có thể Một khi các đầu vào này không chắc chắn, tức là nếu các đầu vào này không có sẵn hoặc bị trì hoãn, nó có thể làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh
sẽ bị ảnh hưởng Hoạt động sản xuất, vận hành sẽ bị đình trệ lâu hơn dự kiến và làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp Từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Về lĩnh vực đầu tư, vốn FDI ngày càng được chú trọng vào các ngành không phổ biến, ít chủ lực như: công nghiệp chế biến, chế tạo,…Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư đang có xu hướng phát triển một số ngành dịch vụ như kinh doanh bất động sản, bán buôn và bán lẻ, mạnh nhất là ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt,…
Do đó, có thể nói FDI có tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam:
Trang 10- FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Viêt Nam, nâng cao hiệu quả sử dụng
˜các nguồn lực đầu tư trong nước.
- FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiêp hoá – hiện đại hoá, nâng cao năng lực sản xuất công nghiêp ˜
- FDI góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế , quản trị doanh nghiệp, tạo thêm
˜áp lực đối với viêc cải thiện môi trường kinh doanh ˜ Các số liệu thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế có mối tương quan thuận chiều với tốc độ tăng thu hút FDI thực hiện hàng năm ở Việt Nam.
- Vốn FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội Việc gia tăng vốn FDI được giải ngân sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, chiếm khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp 20,35% trong giá trị GDP năm 2019) Bên cạnh đó, FDI cũng giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp vào thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP.
2 Mô hình kinh tế.
Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022, Việt Nam tiếp tục áp dụng mô hình kinh tế thị trường gắn kết với sự mở cửa và hội nhập quốc tế Mô hình này chủ yếu dựa trên sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, và dịch vụ, cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cảng biển, và các khu kinh tế cửa khẩu Chính sách cải cách kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh được đẩy mạnh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng tiếp tục tham gia các hiệp định thương mại quốc tế như CPTPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và Tiến bộ) và EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu), nhằm mở cửa thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tập trung vào việc phát triển các lĩnh vực mới như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, và năng lượng tái tạo, nhằm đa dạng hóa cơ cấu kinh tế và tăng cường sức cạnh tranh quốc tế Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức như ô nhiễm môi trường, chênh lệch phát triển giữa các khu vực, và vấn đề quản lý tài nguyên và môi trường bền vững Do đó, chính phủ cũng tập trung vào việc đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cùng với việc thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển đồng đều giữa các khu vực và các tầng lớp dân cư.