Việc phân tíchbáo cáo tài chính ta có thể phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của hoạt động tàichính doanh nghiệp, tìm ra được những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬNTÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Trang 2HÀ NỘI – 2 0 2 3
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT
TRIỂN Khoa Kinh tế quốc tế TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Phiếu chấm điểm
Nhóm: 5
Công ty: Công ty cổ phần Thép Nam Kim (NKG)
Danh sách thành viên: Đỗ Thị Tuyết Mai 7123106047
Trịnh Thanh Thảo 7123106070
Nguyễn Thị Ngọc 7123106055
Trần Quỳnh Anh 7123106010
Nguyễn Thị Hoài Trâm 7123401140
Nguyễn Mạnh Hùng 7123106029
Ngày nộp: Điểm: ………
Nhận xét: ………
………
………
………
………
………
………
………
.………
Trang 3HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
Khoa Kinh tế quốc tế TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Phiếu đánh giá thành viên
Nhóm
5………
Đánh giá thành viên: Thành viên Rất tốt Tốt Bình thường Không đóng góp Đỗ Thị Tuyết Mai Trịnh Thanh Thảo Nguyễn Thị Ngọc Trần Quỳnh Anh Nguyễn Thị Hoài Trâm Nguyễn Mạnh Hùng Nhận xét: ………
………
………
………
………
………
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
PHỤ LỤC – DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 7
1 Tổng quan 7
1.1 Giới thiệu nền kinh tế 7
1.2 Giới thiệu ngành 7
2 Phân tích công ty 11
2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 11
2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 15
2.3 Phân tích chỉ tiêu tài chính 18
2.4 Phân tích Dupont 21
2.4.1 Phân tích Dupont 3 bước 21
2.5 Đánh giá tình hình tài chính của công ty 23
KẾT LUẬN 25
1
Trang 5PHỤ LỤC – DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTSTT KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
2 HPG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát
2
Trang 6MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơnvới thị trường quốc tế thông qua các tổ chức và hiệp định thương mại thế giới Bên cạnhnhững cơ hội được mở rộng thị trường kinh doanh thì thách thức đặt ra cho các doanh nghiệptrong nước để tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế đang ngày càng có sự cạnhtranh gay gắt với các doanh nghiệp trong và ngoài nước là rất lớn Trước tình hình đó, để đảmbảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nhà quản trị doanh nghiệp ngoài việc nắm bắtđược nhu cầu của thị trường còn phải không ngừng nâng cao trình độ và năng lực quản lý,đồng thời nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp mình để đưa ra các quyết định đúngđắn, chính xác và kịp thời Việc phân tích báo cáo tài chính của một công ty không chỉ là mộtnhiệm vụ quan trọng mà còn là một nghệ thuật Đặc biệt là đối với những công ty lớn nhưCTCP Thép Nam Kim, việc hiểu rõ về tình hình tài chính của họ có thể giúp chúng ta đưa ranhững quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả
Báo cáo tài chính là một bức tranh toàn diện về hoạt động kinh doanh của một công
ty Nó cung cấp cho chúng ta thông tin chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, tài sản, nợ phải trả vàvốn chủ sở hữu Tuy nhiên, việc đọc và hiểu báo cáo tài chính không phải lúc nào cũng dễdàng Đôi khi, những con số khô khan và phức tạp có thể gây rối và khó hiểu Đó là lý do tạisao chúng ta cần phải phân tích báo cáo tài chính một cách kỹ lưỡng và tỉ mỉ Việc phân tíchbáo cáo tài chính ta có thể phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của hoạt động tàichính doanh nghiệp, tìm ra được những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này
và đề xuất được các giải pháp cần thiết để cải thiện hoạt động tài chính, tạo tiền đề tăng hiệuquả sản xuất kinh doanh
Do đó, có thể thấy phân tích tình hình tài chính là một công cụ vô cùng quan trọngcho công tác quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp Trên cơ sở đó, để hiểu rõ được tầm quantrọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp và sự tìm hiểu về Công ty Cổ phần ThépNam Kim, nhóm 5 đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần ThépNam Kim năm 2016 – 2017” làm chuyên đề tiểu luận và từ đó có được cái nhìn cụ thể, kháchquan trên nhiều phương diện về doanh nghiệp này
3
Trang 7NỘI DUNG
1. Tổng quan
1.1. Giới thiệu nền kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2016 với nhiều khó khăn trước những biếnđộng lớn của nền kinh tế toàn cầu Nổi bật nhất trong số đó là sự kiện Anh quyết định rờikhỏi Liên minh châu Âu (EU), Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái BìnhDương (TPP) và FED quyết định tăng lãi suất cơ bản Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm 2017được đánh giá là một bước chuyển quan trọng về chất khi tăng trưởng GDP đạt 6.7% (mứctăng trưởng cao nhất trong gần 10 năm qua) Kết quả này cho thấy một bước chuyển động lựctăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam từ dựa vào khai thác tài nguyên sang dựavào sự cải cách, tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất và từ tăng trưởng nóng đến tăngtrưởng xanh và bền vững Kinh tế Việt Nam trở thành điểm sáng của Châu Á khi các tổ chứcquốc tế đồng loạt ghi nhận kết quả tăng trưởng GDP của Việt Nam Bên cạnh đó, Việt Namđược WB xếp hạng 68/190 nền kinh tế về môi trường kinh doanh, diễn đàn Kinh tế thế giới(WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh Việt Nam tăng 5 bậc đứng thứ 55/137 và Việt Nam cònđứng vị trí 1 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017 trong số các nước có thu nhậptrung bình thấp
Qua đó, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2017 vẫn giữ được nhịptăng trưởng tốt, chất lượng tăng trưởng có nhiều chuyển biến, thể hiện qua những kết quảđáng ghi nhận sau: Tăng trưởng GDP đạt mức khá, quy mô GDP ngày càng mở rộng, cơ cấukinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định và lạm phát trong tầm kiểmsoát theo mục tiêu Quốc hội đề ra Nổi bật là cán cân thương mại đã chuyển từ thâm hụt sangthặng dư trong 2 năm liên tiếp, thu hút và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khôngngừng gia tăng, đặc biệt tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chếbiến, chế tạo ngày càng tăng, hiệu quả đầu tư từng bước được cải thiện Số lượng doanhnghiệp đăng ký có sự gia tăng đáng kể; quy mô nguồn nhân lực tăng lên ở tất cả các ngành
1.2 Giới thiệu ngành
Ngành sản xuất các sản phẩm kim loại cơ bản là ngành công nghiệp liên quan đến việc sản xuất kim loại từ quặng, phế liệu hoặc các nguồn khác Các sản phẩm kim loại cơ bảnđược sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm: Xây dựng: Sắt, thép, nhôm và đồng
4
Trang 8được sử dụng trong xây dựng các tòa nhà, cầu, đường và các công trình cơ sở hạ tầng khác.Sản xuất ô tô và máy móc: Thép, nhôm, đồng và các kim loại khác được sử dụng trong sản xuất ô tô, máy bay, máy móc và các thiết bị công nghiệp khác Điện và điện tử: Đồng, nhôm và các kim loại khác được sử dụng trong dây điện, thiết bị điện và điện tử Hàng tiêu dùng: Nhôm, đồng, kẽm và các kim loại khác được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng như đồ gia dụng, đồ điện tử và đồ chơi
Ngành sản xuất các sản phẩm kim loại cơ bản là một ngành quan trọng của nền kinh
tế toàn cầu Ngành này tạo ra việc làm cho hàng triệu người và đóng góp đáng kể cho GDP của nhiều quốc gia Trong đó không thể không kể đến ngành thép của Việt Nam, ngành thép nước ta bao gồm nhiều doanh nghiệp, từ các tập đoàn như Tập đoàn Formosa, Tập đoàn thép Tân Hoàng Giang, Tập đoàn thép Nam Kim Các sản phẩm thép chủ yếu bao gồm thép cán nóng, thép cán nguội, thép không gỉ và thép tôn Ngành sản xuất các sản phẩm kim loại bao gồm hai phân ngành chính: sản xuất kim loại đen và sản xuất kim loại màu.Sản xuất kim loại đen bao gồm việc sản xuất sắt, thép và gang Sản xuất kim loại màu bao gồm việc sản xuất nhôm, đồng, chì, kẽm và các kim loại khác vậy nên các sản phẩm đến từ thép đều thuộc kim loại đen
Tại Việt Nam, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm vừa qua đã đem lại những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, nâng cao đáng kể đời sống nhân dân
Sự phát triển của sản xuất kim loại trong những năm gần đây đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội, ngành này đóng góp khoảng 10% GDP của Việt Nam và tạo ra việc làm cho hơn 2 triệu người Các sản phẩm kim loại cơ bản của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới Trong những năm tới, ngành sản xuất các sản phẩm kim loại nói chung và ngành sản xuất thép nói riêng sẽ còn có nhiều triển vọng pháttriển
1.3 Giới thiệu về công ty
1.3.1 Giới thiệu chung về công ty thép NKG
Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (NKG) được thành lập vào ngày 23/12/2002, là công ty đầu tiên được thành lập với dây chuyền mạ kim loại công nghệ mạ kim loại tại Việt Nam Công ty Cổ phần thép Nam Kim chủ yếu sản xuất và kinh doanh chính các loại tôn thépnhư tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và kinh doanh sắt thép các loại, vận tải hàng hoá đường bộ, kinh doanh bất động sản, gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại,
Năm 2011, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu NKG Đến năm 2012, Nhà máy Tôn mạ số 1 đi vào hoạt động
5
Trang 9với công suất NKG lên 350,000 tấn/năm Năm 2016, Nhà máy tôn mạ tiếp theo chính thức đi vào hoạt động, nâng công suất 650,000 tấn/năm
Công ty NKG có 5 chi nhánh Trong đó có 3 chi nhánh ở khu vực phía Nam của Việt Nam, thuộc tỉnh Bình Dương Một chi nhánh tại Cầu Giấy, Hà Nội và chi nhánh cuối cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long Đa số sản phẩm của NKG mà được tiêu thụ ở trong nước thì thị trườngcác tỉnh phía Nam là cao nhất chiếm 51% trong cơ cấu doanh thu, thị trường miền Bắc và miền Trung lần lượt chiếm 30% và 19% trong cơ cấu doanh thu của Công ty
Mặc dù là doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn nhưng NKG cho thấy được tiềm năng của mình khi từng bước chiếm lĩnh thị phần mảng tôn và chỉ chịu kém cạnh với đối thủ HSG Thịphần sản phẩm tôn và ống thép Nam Kim ghi nhận tốc độ tăng trưởng ổn định, qua đó giúp cho NKG có chỗ đứng vững chắc trong thị trường ống thép cũng như tôn mạ tại Việt Nam Năm 2016, thị phần nội địa ống thép và thị phần tôn mạ của NKG lần lượt là 5.14% và 15.20% Năm 2017, Thép Nam Kim lấy vị trí thứ hai về thị phần tôn mạ (16.32%) và thị phần nội địa ống thép tiếp tục ghi nhận sự phát triển, đạt mức 5.95% Không những thế, NKG
đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế khi công ty xuất khẩu sang gần 60 thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao như Mỹ, Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông,
Cơ cấu tổ chức của công ty thép Nam Kim:
Đại Hội đồng cổ đông: gồm có Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị: Ban cố vấn và trợ lý Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc: Trợ lý Tổng Giám đốc và Kiểm soát nội bộ
Phó Tổng giám đốc:
Các phòng ban nghiệp vụ
1.3.2 Phân tích Swot
1.3.2.1 Điểm mạnh
Đầu tiên, NKG có vị thế vô cùng tốt trên thị trường Việt Nam Với thị phần là 15.2%
và 16.32% trong 2 năm 2016 và 2017, NKG vinh dự lọt top 50 công ty sản xuất tôn mạ lớn nhất tại Việt Nam, chỉ đứng sau Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen Thứ hai NKG chuyển , biến tích cực ở nội tại, từ năng lực sản xuất, tiêu thụ cho tới sức khoẻ tài chính Thứ ba, giảm rủi ro tài chính nhờ tái cơ cấu nợ vay và phát hành riêng lẻ cổ phiếu cho đối tác chiến lược Cuối cùng, NKG tập trung hoàn thiện chuỗi sản xuất (mô hình sản xuất khép kín) thay vì tăngsản lượng hàng, giảm sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu mua ngoài về mức tối thiểu (đưa vào hoạt động liên tiếp dây chuyền cán nguội trong giai đoạn cuối năm 2016, đầu năm 2017 trướckhi hoàn thiện dây chuyền sản xuất tiếp theo)
6
Trang 101.3.2.2 Điểm yếu
Thứ nhất, hàng tồn kho của NKG tăng mạnh và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản: tồn kho chiếm tới 66,7% tài sản ngắn hạn và 40% tổng tài sản của Thép Nam Kim, cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp cùng ngành như Hoà Phát (tồn kho chiếm 35,5% tài sản ngắn hạn và 22% tổng tài sản), Thép Pomina, Thứ hai, chịu ảnh hưởng biến động giá nguyên liệu đầu vào HRC do nhập khẩu 100%, chịu rủi ro biến động tỷ giá do các khoản vay ngắn hạn bằng USD Thứ ba tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao ảnh hưởng đến chi phí lãi vay và khả,năng thanh toán Thứ tư chính sách bán hàng tập trung vào xuất khẩu nên sẽ phụ thuộc ,nhiều vào chính sách của các quốc gia nên không tự chủ được nguồn khách hàng như trường hợp của HSG
1.3.2.3 Thời cơ
Thứ nhất, trong Q3/2017, Công ty sẽ đưa vào vận hành 2 dây chuyền cán nguội tại nhà máy Nam Kim 3, nâng công suất CRC lên 1 triệu tấn/năm Đây là tiền đề quan trọng giúpNKG mở rộng năng lực sản xuất tôn mạ và ống thép Bên cạnh phát triển thị trường trong nước, Nam Kim vẫn sẽ đẩy tìm kiếm cơ hội, phát triển hoạt động xuất khẩu tại các thị trường tiềm năng khác như Mỹ, Châu Âu…
Thứ hai, về việc ảnh hưởng của thuế tự vệ tôn mạ - cơ hội cho các doanh nghiệp tăng trưởng tiêu thụ tôn mạ tại thị trường nội địa Tận dụng cơ hội trên, Nam Kim đã thực hiện đầu tư thêm 1 dây chuyền tôn mạ 250,000 tấn trong năm 2017, dự kiến hoàn thành vào Q1.2018, đưa năng lực sản xuất của Nam Kim lên 1,25 triệu sản phẩm/năm
Thứ ba, giai đoạn 2016 – 2017, Việt Nam đang trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, bất động sản nên có nhu cầu tiêu thụ thép cao Ngoài ra, NKG đang có nhiều cơ hội để tăng trưởng về mặt xuất khẩu khi một số quốc gia áp thuế chống bán phá giá lên tôn mạ Trung Quốc Cụ thể, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của NKG và đang tiếp tục đưa về lượng đơn hàng lớn
1.3.2.4 Thách thức
Thứ nhất, thị trường xây dựng Việt Nam cuối năm 2017 bắt đầu bớt nóng, NKG có thể đối mặt với rủi ro giảm cầu Thứ hai, thị trường xuất khẩu năm 2016 - 2017 bắt đầu có xu hướng thay đổi theo hướng tiêu cực, gặp nhiều khó khăn Các cường quốc bắt đầu áp dụng thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá để bảo vệ ngành thép trong nước Thứ ba giá ,nguyên liệu thép cuộn cán nóng (HRC) biến động mạnh sẽ ảnh hưởng tới chi phí nguyên liệu đầu vào của NKG Thứ tư rủi ro lãi suất tăng lên làm biên lợi nhuận của NKG sẽ bị chi phí ,lãi vay bào mòn nghiêm trọng
2 Phân tích công ty
7
Trang 112.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
I Tiền và các khoản tương ứng tiền 174,109 93,061
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 26,009 414,943III Các khoản phải thu ngắn hạn 496,324 1,107,025
V Tài sản ngắn hạn khác 354,515 423,458
Cơ cấu tài sản năm qua có sự biến động mạnh Tài sản ngắn hạn năm 2017 đã tănggấp đôi so với năm 2016 khi đạt 99.32%, tương đương mức 6,129 tỷ đồng và chiếm tỷ trọngchính trong cơ cấu tổng tài sản Nguyên nhân chủ yếu do nguyên vật liệu và vật liệu dùngtrong quá trình sản xuất có sự gia tăng đáng kể và do hàng tồn kho tăng lên khá nhiều.Công ty không sử dụng tiền mặt nhiều, trong vòng 2 năm gần đây chiếm tỉ trọng2.72% và 0.91% Năm 2017 tiền mặt giảm đi đáng kể so với năm 2016 Nhìn chung xuhướng lượng tiền mặt của công ty không cao, xét ra xu hướng tốt, bởi lượng tiền mặt khôngnhiều sẽ làm tăng khả năng làm quay vòng vốn của doanh nghiệp
Đầu tư tài chính ngắn hạn: Công ty hoạt động lĩnh vực đầu tư ngắn hạn này bước đầucòn chưa phát triển Năm 2016 là 26 tỷ đồng chiếm 0.41% tỷ trọng Nhưng đến năm 2017 thì
8
Trang 12tăng gấp 15 lần tức 415 tỷ đồng chiếm tới 4.08% tỷ trọng Như vậy ở mục đầu tư này doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả tốt Đó là do năm 2017, công ty đã mở thêm 3 nhà máy nângtổng công suất sản xuất thép của công ty lên 1.2 triệu tấn/năm Ngoài ra công ty đã tăngcường hoạt động đầu tư, kinh doanh trên thị trường chứng khoán Trong năm 2017, công ty
đã tăng lượng cổ phiếu nắm giữ tại các công ty khác, bao gồm cổ phiếu của CTCP Tập đoànHoa Sen, CTCP Tập đoàn Hoà Phát, …
Dựa vào bảng ta thấy khoản phải thu ngắn hạn chiếm khá cao trong tài sản ngắn hạn
Và năm 2017 tăng 123.04% so với năm 2016 từ 496 tỷ đồng lên 1,107 tỷ đồng Công ty đãđẩy mạnh mở rộng thị trường, tăng sản lượng và doanh thu Sự tăng trưởng doanh thu đã dẫnđến tăng các khoản phải thu ngắn hạn, chủ yếu là phải thu khách hàng và công ty đã tăng thờigian thu hồi nợ từ khách hàng
Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng tài sản ngắn hạn Như năm 2016hàng tồn kho chiếm 66.11% so với tài sản ngắn hạn Nhưng đến 2017 là 66.74% Hàng tồnkho tăng gấp đôi trong cuối năm 2017 vì trong năm 2017 công ty đã đưa vào hoạt động 01dây chuyền cán nguội 400.000 tấn/năm: 01 dây chuyền mạ lạnh 150.000 tấn/năm, 01 dâychuyền mạ màu 120.000 tấn/năm; 01 Nhà máy sản xuất thép Long An Quy trình sản xuấtTôn và Thép mạ là ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, qua 4-5 công đoạn sản xuất mớicho ra thành phẩm cuối cùng, do vậy phải gia tăng hàng tồn kho nguyên liệu, bán thànhphẩm, thành phẩm, vật tư nguyên liệu mạ, để đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục, tăngcông suất, đảm bảo vòng quay nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm Ngoài ra, đầunăm 2017 giá thép cán nóng chỉ khoảng 380 - 420 USD/tấn nhưng đến cuối năm đã tăng lênđến 580 USD/tấn và hiện trên 600 USD/tấn cũng dẫn đến giá trị tồn kho tăng
Đối với khoản tài sản ngắn hạn khác năm 2017 tăng nhẹ so với năm 2016 cụ thể là22.56% Chủ yếu do hàng tồn kho mà phần lớn trong đó là nguyên vật liệu dùng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong năm có sự gia tăng Trong năm 2017, công ty đã tăng vốngóp vào công ty liên kết, liên doanh thêm 178 tỷ đồng và giảm các khoản phải thu ngắn hạnđối với khách hàng, đối tác thêm 126 tỷ đồng, từ 283 tỷ đồng xuống còn 157 tỷ đồng Việc tàisản ngắn hạn khác của NKG năm 2017 tăng so với năm 2016 là một tín hiệu tích cực, chothấy công ty đang có những hoạt động đầu tư, kinh doanh hiệu quả
9
Trang 13IV Tài sản dài hạn khác 23,464 25,718
Nhìn chung tài sản dài hạn có sự gia tăng nhẹ khoảng 22.03% so với năm trước, đạtmức gần 4,046 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2017, công ty đang tiếp tụcđầu tư Nhà Máy Nam Kim 3 và Nhà Máy Ống Thép Nam Kim để mở rộng sản xuất và khépkín quy trình công nghệ làm chi phí xây dựng cơ bản dở dang và nguyên giá tài sản cố địnhgia tăng đáng kể
Các khoản phải thu dài hạn năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016, cụ thể tăng gấp 13lần Đầu tiên, lượng hàng tồn kho tăng mạnh (thời điểm cuối 2017, NKG có 4.090 tỷ đồng HTK,gấp 2 lần cuối năm 2016) Trong đó, nguyên vật liệu chiếm 60%, tăng 87% so với cuối năm
2016, việc tích trữ nguyên vật liệu nhằm đáp ứng cho các dây chuyền sản xuất mới
Tuy nhiên, thành phẩm tồn kho của NKG cũng gia tăng mạnh, từ mức 668 tỷ cuối 2016lên mức 1.530 tỷ cuối 2017, tương đương mức tăng 130%, điều này cũng đặt ra câu hỏi về khảnăng tiêu thụ sản phẩm của NKG trong thời gian tới Bên cạnh đó, NKG bị khách hàng chiếmdụng vốn nhiều hơn khi tăng thời gian bán chịu nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ (khoản phảithu thời điểm cuối năm 2017 tăng 2,2 lần so năm 2016) Để tăng tiêu thụ, ngoài việc chấp nhậnmức biên lợi nhuận thấp hơn, NKG phải thu hút khách hàng bằng các chính sách trả chậm Đây
là nguyên nhân khiến chi phí lãi vay của NKG dự báo tiếp tục tăng do nợ vay ngắn hạn tăng Cáckhoản phải thu của doanh nghiệp cũng tăng, có thể do chính sách tín dụng dành cho khách hàng.Bên cạnh đó, việc mở rộng công suất đòi hỏi dự trữ nhiều nguyên vật liệu hơn, đồng thời hàngtồn kho thành phẩm tăng của NKG cũng tạo áp lực lên vốn lưu động
Năm 2017 tài sản cố định tăng gấp 2 lần so với năm 2016, cho thấy năm 2017 các dự
án, công trình, máy móc được tăng thêm để phục vụ cho việc kinh doanh Nguyên nhânchính khiến tài sản cố định của Công ty tăng mạnh gấp đôi trong năm 2017 là do công ty đãđầu tư mạnh cho việc mở rộng sản xuất Cụ thể, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy NK3tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 3, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nhà máy này đi vào hoạt động từtháng 10/2017, giúp tăng sản lượng thép cán nguội của công ty thêm 400.000 tấn/năm
10
Trang 14Ngoài ra, công ty cũng đã đầu tư xây dựng nhà máy NK4 tại Khu công nghiệp Phú
Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nhà máy này dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2018, giúptăng sản lượng thép cán nguội của công ty thêm 500.000 tấn/năm
Việc đầu tư mở rộng sản xuất giúp NKG nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứngnhu cầu ngày càng tăng của thị trường Tuy nhiên, việc tăng mạnh tài sản cố định cũng khiếncông ty phải tăng cường huy động vốn, dẫn đến nợ dài hạn tăng lên
Năm 2017, tài sản đang dở dang khác giảm đi gấp 10 lần so với năm 2016, con sốkhông hề nhỏ do năm 2016 NKG đang trong quá trình xây dựng 3 nhà máy cán thép và hoànthành đưa vào sử dụng trong năm 2017 Giá trị tài sản dở dang dài hạn chủ yếu là giá trị xâydựng cơ bản dở dang của các nhà máy này
Tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng tài sản dài hạn xấp xỉ quacác năm 0.64%-0.71% Năm 2016 chiếm 0.71%, đến năm 2017 giảm còn 0.64% cho thấydoanh nghiệp quan tâm đến hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu do công ty tăng các khoảnphải thu dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng rất cao Năm 2017 tăng 1.5 lần so với năm
2016 Nợ phải trả tăng lên cho thấy công ty đang sử dụng nhiều vốn vay Nguyên nhân chínhcho sự tăng mạnh này do giá cả nguyên vật liệu tăng, gia tăng hàng tồn kho để đảm bảonguyên liệu sản xuất kinh doanh
11