1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Tài Chính Doanh Nghiệp Đề Tài Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Giống Bò Sữa Mộc Châu Quý Ii-Iii 2023.Pdf

27 48 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu quý II-III/2023
Tác giả Phạm Phương Uyên, Phạm Hoài Phương, Hoàng Thảo Vân, Nguyên Ngọc Châu Anh, Vũ Thị Huyền Diệu
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Tuấn Phong
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lýdoanh nghiệp thấy được những biến động tình hình tài chính trong quá khứ, trong hiện tại và dự báođược nhữ

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU QUÝ II-III/2023

GVHD: ThS Nguyễn Tuấn Phong

SVTH: Phạm Phương Uyên

Phạm Hoài Phương

Hoàng Thảo Vân

Nguyên Ngọc Châu Anh

Vũ Thị Huyền Diệu

LỚP: Tài chính doanh nghiệp 02

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHỤ LỤC - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

NỘI DUNG 3

1 Tổng quan 3

1.1 Giới thiệu nền kinh tế 3

1.2 Giới thiệu ngành 4

1.3 Giới thiệu công ty 4

1.3.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 4

1.3.2 Phân tích SWOT 6

1.3.2.1 Điểm mạnh (Strengths) 6

1.3.2.2 Điểm yếu (Weaknesses) 6

1.3.2.3 Cơ hội (Opportunities) 7

1.3.2.4 Thách Thức (Threats) 7

2 Phân tích công ty 8

2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 8

2.1.1 Tổng tài sản 8

2.1.1.1 Tài sản ngắn hạn 8

2.1.1.2 Tài sản dài hạn 9

2.1.2 Tổng cộng nguồn vốn 10

2.1.2.1 Nợ phải trả 10

2.1.2.1.1 Nợ ngắn hạn 11

2.1.2.1.2 Nợ dài hạn 12

2.1.2.2 Vốn chủ sở hữu 12

2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 13

2.2.1 Phân tích báo cáo tình hình doanh thu 13

2.2.2 Phân tích báo cáo tình hình chi phí 14

2.2.3 Phân tích tình hình báo cáo thu nhập 15

2.3 Phân tích Chỉ tiêu tài chính 16

2.3.1 Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn 16

2.3.2 Các chỉ số hoạt động 17

Trang 3

2.3.3 Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn 18

2.3.4 Chỉ số sinh lời (%) 19

2.3.5 Khả năng tăng trưởng (%) 19

2.4 Phân tích Dupont 20

2.5 Đánh giá tình hình tài chính công ty 22

2.5.1 Ưu điểm 22

2.5.2 Nhược điểm 22

KẾT LUẬN 23

1 Giải pháp 23

2 Kết luận 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, đẩy mạnh nền kinh tế thị trường hiện naythì sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp luôn là vấn đề “nóng” Các doanh nghiệp muốnđứng vững trên “vòng xoay” kinh tế thị trường, đòi hỏi bắt buộc phải đảm bảo mọi yếu tố củadoanh nghiệp ở mức tối ưu: tình hình tài chính, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu dùng, bởi sứccạnh nhanh không đồng nhất với quy mô cũng không được đo lường bởi các yếu tố cạnh tranh kinhđiển Ngược lại, nếu doanh nghiệp không vững sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi nền kinh tế Phântích hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất cần thiết và vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệphoạt động Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lýdoanh nghiệp thấy được những biến động tình hình tài chính trong quá khứ, trong hiện tại và dự báođược những biến động về tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp mình từ đó sử dụnghiệu quả các nguồn vốn, phân bố hợp lý các nguồn lực đang có, vận dụng các đòn bẩy tài chính hiệuchính hiệu quả, đem lại lợi ích cao, đặc biệt kịp thời điều chỉnh với những biến động trên thị trường.Thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua hệ

thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhóm tôi chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp của Công ty Cổ Phần Giống Bò Sữa Mộc Châu ” Quý II,III của năm 2023, giai

đoạn sau khủng hoảng và phục hồi của nền kinh tế do đại dịch Covid-19 để có được cái nhìn cụ thể,khách quan trên nhiều phương diện về doanh nghiệp này

Trang 5

PHỤ LỤC - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

NỘI DUNG

1 Tổng quan.

1.1 Giới thiệu nền kinh tế.

Năm 2023 là một năm khó khăn chung cho nền kinh tế thế giới, Xung đột Nga - Ukraine

là một trong những yếu tố có thể khiến giá năng lượng biến động thất thường, tính bất định trởnên cao hơn, là nguyên nhân khiến kinh tế Liên minh châu Âu (EU) khó khăn, trong khi đây làthị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Đồng thời, đầu tư FDI của các doanh nghiệp từ

EU vào Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng Với sự giảm sút của tăng trưởng GDP, thương mại

và đầu tư toàn cầu; trong khi nợ xấu tăng và lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, gắn với những diễnbiến căng thẳng của các xung đột địa chính trị và phân mảnh công nghệ, thời tiết cực đoan vàdịch bệnh diện rộng Đối mặt với áp lực lạm phát cao và kéo dài, nhiều nền kinh tế thực hiệnchính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất điều hành Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tănglãi suất bảy lần trong năm 2022 Cụ thể, lãi suất tại thời điểm cuối năm 2022 đã lên tới biên độ4,25 - 4,5%, mức chi phí đi vay cao nhất kể từ năm 2007 Dù ghi nhận rủi ro suy thoái kinh tếgia tăng trong năm 2023, Fed vẫn nhấn mạnh khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trongnăm 2023 Và một số ngân hàng trung ương khác cũng tăng lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới nềnkinh tế Điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn, đồng thờilàm giảm FDI từ các thị trường này vào Việt Nam Song, nội tại nền kinh tế Việt Nam đang chothấy một số vấn đề trên thị trường vốn, thị trường trái phiếu, cổ phiếu và thậm chí là thị trườngtiền tệ với những điểm nghẽn, sự đứt gãy niềm tin nhất định Thị trường vốn chưa hoạt động lạibình thường như trước khiến doanh nghiệp bên cạnh khó khăn về tiếp cận thị trường còn gặp khótrong vấn đề tiếp cận vốn hoặc tiếp cận được với chi phí vốn rất cao

Việt Nam là miền đất hứa của khu vực châu Á, với nguồn lực lao động dồi dào, trình độchuyên môn cao, công nhân chuyên cần, trách nhiệm; hoạt động thương mại cởi mở: xóa bỏ cácrào cản, hấp dẫn các nhà đầu tư, ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao, đảm bảo các yêucầu về môi trường Đứng trước bối cảnh đầy khó khăn, Chính phủ đã từng bước điều phối,khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa nguyên vật liệu đầu vào, chủ động đaphương hóa cách thức sản xuất để thích ứng với thị trường Chính phủ giữ ổn định nền kinh tế vĩ

mô, kiềm chế lạm phát, làm thông thoáng pháp lý để thu hút ngày càng nhiều dòng vốn đầu tư từnước ngoài, cố gắng đưa con tàu kinh tế Việt Nam “vượt bão” theo cách riêng của mình, đangđạt những bước khởi sắc chưa từng thấy từ trước tới nay

Trang 7

1.2 Giới thiệu ngành

Ngành sản xuất là ngành nghề thuộc khối kinh tế, thông qua việc kết hợp nhiều yếu tốđầu vào như: nhân lực lao động, nguồn vốn, tài chính, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị hiện đại,

…tạo ra những hàng hóa, dịch vụ mới dùng để sử dụng, trao đổi hoặc mua bán

Mục đích của ngành sản xuất là tạo ra những thành phẩm sở hữu giá trị cao hơn tổng giá trị yếu

tố đầu vào, mang về lợi nhuận cho nhà sản xuất sau khi bán ra thị trường Công nghệ sản xuấtcàng hiện đại, chi phí đầu vào càng thấp, chất lượng hàng hóa và dịch vụ càng cải thiện thì lợinhuận càng cao

Sau đại dịch COVID-19, nền kinh tế phục hồi nhiều trong lĩnh vực sản xuất Giá trị sảnxuất công nghiệp tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2021

Vị trí của ngành sản xuất là động lực tăng trưởng, do đó các nhóm hàng tăng sẽ thúc đẩyphát triển việc làm, sản xuất kinh doanh và mua hàng Tỷ lệ lạm phát giữ ở con số thấp, chi phíđầu vào- đầu ra giữ ở mức độ tăng nhẹ Các công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, cảithiện tình hình xuất khẩu

Với độ mở xếp thứ 5/35 thị trường châu Á, Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất

ở Đông và Đông Nam Á, được hỗ trợ bởi các chính sách tự do hóa kinh tế của Chính phủ và sựhội nhập ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các Hiệp định thương mại.Hiện nay, ngành sản xuất chiếm khoảng 1/3 GDP của Việt Nam và 85% xuất khẩu hàng hóa củaViệt Nam nên ngành sản xuất Việt Nam có nhiều tiềm lực để phát triển Hoạt động sản xuất càngphát triển tốt, lành mạnh thì vấn đề việc làm cho người lao động được giải quyết, đáp ứng đượcnhu cầu của người dân và góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế

1.3 Giới thiệu công ty.

1.3.1 Giới thiệu tổng quan về công ty.

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu

Tên giao dịch Quốc tế : Seed Moc Chau Dairy Cattle Corporation JSC

Mã cổ phiếu: MCM (Niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo quyết định số SGDHN ngày 10/12/2020)

713/QĐ-Tên viết tắt: MCM

Lĩnh vực hoạt động: Chế biến, sản xuất và phân phối các sản phẩm về Sữa và Giống bò sữa.Trụ sở chính: Thị Trấn Nông Trường Mộc Châu - Thị trấn NT Mộc Châu - Huyện Mộc Châu - TỉnhSơn La

Trang 8

Website: https://mcmilk.com.vn/

Mộc Châu Milk có tên đầy đủ là Công ty Cổ Phần Giống Bò Sữa Mộc Châu, tên quốc tế(tiếng Anh) là Mocchau Dairy Cattle Breeding Joint Stock Company, gọi tắt là Mộc Châu Milk.CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) có tiền thân là nông trường Quân đội Mộc Châu

ra đời vào tháng 4/1958 Trụ sở nhà máy chính của Mộc Châu Milk đặt tại Thị trấn Nông trườngMộc Châu, Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La Từ ngày 1/1/2005, Mộc Châu Milk chuyển sang hoạtđộng theo mô hình Công ty Cổ phần với số vốn điều lệ 7,1 tỷ đồng (Nhà nước nắm giữ 51% vốnđiều lệ) với tên gọi Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu CTCP Giống bò sữa Mộc Châu hoạt độngchính trong lĩnh vực chế biến sữa nước, sữa chua ăn, sữa chua uống, bánh sữa, phô mai, váng sữa,

bơ và các sản phẩm từ sữa khác Sản lượng sản phẩm Mộc Châu Milk cung cấp ra thị trường hàngnăm trung bình hơn 250 tấn sữa tươi Quy mô đàn bò của Mộc Châu Milk tăng trưởng trung bình 12– 15%/năm và năng suất bình quân đạt trên 25 lít sữa/con/ngày .Sau 55 năm xây dựng, nhờ môhình liên kết 4 nhà: Nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - doanh nghiệp, Công ty đã phối hợp vớihơn 500 hộ dân phát triển đàn bò hơn 12.000 con, trong đó bò đang kỳ vắt sữa là 6.200 con, sảnlượng sữa năm 2012 đạt 40.000 tấn, năng suất bình quân toàn đàn đạt 23,5 lít/con/ngày, cao nhất từtrước đến nay Hiện nay, Công ty có 2 trại giống bò, mỗi trại nuôi 1.000 con, cung cấp gần 3.000con bò giống cho các địa phương trong nước Lợi thế của công ty là có địa hình Cao nguyên MộcChâu được các chuyên gia đánh giá là một trong những nơi phù hợp nhất cho chăn nuôi bò sữa nhờvào điều kiện khí hậu và thời tiết có tính ôn đới Bởi vậy, chất lượng sữa của Mộc Châu của công tyđược người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao Mộc Châu Milk cũng là doanh nghiệp tiên phongtrong việc phát triển du lịch nông nghiệp kết hợp với trang trại bò sữa, tạo ra những trải nghiệm thú

vị cho du khách Chăn nuôi bò sữa công nghệ cao là một trong những hướng đi phát triển nôngnghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong chọn lọc nhângiống, quản lý đàn, chế biến thức ăn, phòng chống dịch bệnh, xử lý chất thải… đã mang lại nhiềulợi ích cho người chăn nuôi và người tiêu dùng

Đặc biệt, vào năm 2019 MCM đã Hợp tác với Vinamilk Ngày 19/12/2019, Công ty Cổphần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã công bố thông tin sở hữu 75% vốn điều lệ của GTNfoods, đồngnghĩa với việc Mộc Châu Milk chính thức trở thành một đơn vị thành viên của Vinamilk.Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Mộc Châu Milk hiện có độ phủ đáng kể trên thịtrường sữa tươi với hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam, bao gồm các kênh phân phối vàhơn 80.000 điểm bán lẻ phủ khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc Năm 2020, Mộc Châu Milk lọt Top

Trang 9

10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 nhóm ngành Sữa và sản phẩm từ sữa theo đánh giá củaVietnam Report Bên cạnh đó, MCM vinh dự nhận được bằng khen Huân chương Lao động từĐảng và Chính phủ, đạt được nhiều giải thưởng và chứng nhận như: Hàng Việt Nam Chất lượngcao, Top 10 thương hiệu phát triển bền vững, Sản phẩm chất lượng cao, Top 5 thương hiệu đượcchọn mua nhiều nhất, Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 nhóm ngành Sữa và sản phẩm từsữa theo Vietnam Report, cùng với nhiều giải thưởng và chứng nhận khác.

Thứ ba, mạng lưới phân phối rộng rãi kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và truyềnthống mạng lưới bạn hàng rộng khắp cả nước

Thứ tư, quan hệ tốt với nhà cung cấp, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư việccung cấp sữa bò: Mộc Châu Milk đã chủ động xây dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấpthông qua chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa, đảm bảo việc cung cấpnguyên liệu cho sản xuất

Thứ năm, công nghệ hiện đại: Mộc Châu Milk đã và đang dần áp dụng một số công nghệ,khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, đảm bảo chất lượng của sản phẩm an toàn

1.3.2.2 Điểm yếu (Weaknesses).

Thứ nhất, chưa đầu tư mạnh về máy móc, công nghệ: Đầu tư vào máy móc và công nghệchế biến sữa vẫn ở mức thấp so với các đối thủ cạnh tranh

Thứ hai, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế còn hạn chế: Mộc Châu Milk chủ yếu tậptrung vào thị trường nội địa, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế còn hạn chế, thị phần chưa cao,chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sữa trong nước và nhập khẩu từ: Mỹ, Úc, Hà Lan, Thứ ba, sản phẩm tốt nhưng khâu marketing vẫn còn yếu, dẫn đến chưa tạo được mộtthông điệp hiệu quả để quảng bá tới người tiêu dùng về điểm mạnh công ty Do đó, doanh nghiệpcần phải lập chiến lược nhằm cho khách hàng biết tới điểm mạnh của công ty, tạo điểm nhấn chongười tiêu dùng biết tới Mộc Châu là thương hiệu sữa sạch và có lợi cho sức khỏe

Trang 10

1.3.2.3 Cơ hội (Opportunities).

Thứ nhất, MCM gia nhập WTO mở rộng thị trường thị trường kinh doanh học hỏi kinhnghiệm, gia nhập TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng ,cũngnhư thương mại không gián đoạn , đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạoviệc làm , nâng cao mức sống , thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhậpqua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước là cơ hội lớn đối với doanh nghiệp trongnước nói chung và Mộc Châu milk nói riêng ,

Thứ hai, lực lượng khách hàng có tiềm năng cao, nhu cầu lớn Dân số nước ta tính đếntháng 12/2019 là hơn 94 triệu người , tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao đối tượng khách hàngngày càng nhiều Ngành sữa đang trong giai đoạn tăng trưởng nên Mộc Châu cũng có nhiều tiềmnăng phát triển, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm về sữa ở nước ta đang ở mức ổn định, người tiêu dùngquan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, ưu tiên sử dụng các sản phẩm về sữa

Thứ tư, kỹ thuật và kinh phí: yếu kém về trình độ, kỹ thuật chuyên nghiệp và sự hoạtđộng đồng bộ trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho thị trường trong nước, thiếu nguồnkinh phí để đầu tư các dây chuyền tiên tiến, hiện đại mới của thể giới và đội ngũ nhân viên cótrình độ và tay nghe cao

Thứ năm, tâm lý "sính ngoại" của người Việt vẫn đang là thử thách lớn với Mộc ChâuMilk và các công ty cùng ngành

2 Phân tích công ty.

2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán.

2.1.1 Tổng tài sản.

Trang 11

và khoản phải thu, đồng thời huy động thêm vốn từ lợi nhuận sau thuế, vốn góp của chủ sở hữu

và vốn vay So với đối thủ cạnh tranh như Hà Nội Milk thì tổng quy mô tài sản của MCM có sựchênh lệch lớn hơn khá nhiều Điều này cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh của công tyvẫn được duy trì ổn định, phát triển bền vững

2.1.1.1 Tài sản ngắn hạn.

Đơn vị: VNĐ

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.460.000.000.000 1.530.200.000.000

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP giống bò sữa Sữa Mộc ChâuMCM là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành sản xuất nên TSNH của công ty luônchiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, thể hiện ở cả 2 quý đều chiếm tỷ trọng trên 80% Vềmặt giá trị, TSNH tăng nhẹ trong hai quý Cụ thể, số liệu cho thấy TSNH của quý III so với quý

II có sự tăng trưởng là 3,5% (tương ứng tăng hơn 77 tỷ đồng)

Nhìn chung, qua Bảng cân đối kế toán cho thấy Tiền và các khoản tương đương tiền cómức tăng khá cao trong hai quý là 37,43%, điều này cho thấy doanh nghiệp đã thu hồi đượcnhiều tiền từ bán hàng và thanh toán các khoản công nợ, kiểm soát tốt chi phí hoạt động dẫn đếnlượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền tăng ở mức đáng kể so với quý II

Từ số liệu ta thấy được HTK trong quý III giảm 91,03 tỷ đồng so với quý II Đây là dấuhiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của thịtrường HTK giảm mạnh (cụ thể giảm 34,71%) cho thấy số lượng hàng bán ra tốt và tạo ra lợinhuận nhiều hơn so với quý trước Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, công ty đã rất nhạy bén

Trang 12

trong hoạt động sản xuất và kinh doanh Nhờ vậy, doanh thu của MCM vẫn tăng trưởng khá ấntượng Khi hàng tồn kho lâu ngày, sẽ ảnh hướng đến chất lượng và giá trị sản phẩm nên doanhnghiệp xác định giá trị tồn kho hợp lí dựa trên tình hình, xu hướng thị trường, doanh thu và lợinhuận của năm trước.

Bên cạnh đó, công ty còn tập trung tăng mạnh các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn.Hoạt động này cũng mang về cho công ty khoản lợi nhuận tài chính đáng kể mỗi năm Cụ thể,các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của quý III có sự tăng trưởng so với quý II là 4,8% (tươngứng tăng 70,2 tỷ đồng)

Về các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cũng có sự tăng trưởng của quý III so vớiquý II là 10,73% (tương ứng tăng 32,44 tỷ đồng) Như vậy, qua phân tích ta có thể thấy tình hìnhkinh doanh của công ty đang ở mức khá ổn định, đây là một tín hiệu đáng mừng và sẽ là bướcđệm để tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho công ty sau này

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP giống bò sữa Sữa Mộc Châu

Có thể thấy, TSDH của công ty chiếm tỷ trọng thấp khá nhiều hơn so với TSNH trong cơcấu tổng tài sản, số liệu cả hai quý đều chỉ đạt ở mức hơn 15% và đều có mức tăng trưởng khá

ổn định Cụ thể, tổng TSDH của quý III tăng so với quý II là 3,03% (tương ứng tăng 12,14 tỷđồng) Trong khi các chỉ tiêu khác trong TSDH như tài sản cố định, đầu tư tài chính dài đều cómức tăng trưởng ổn định và ít biến động, duy chỉ có tài sản dở dang dài hạn lại có sự tăng trưởngkhông quá khả quan, giảm mạnh vào quý III là giảm 35,05% (tương ứng 43,25 tỷ đồng) Nguyênnhân của sự sụt giảm mạnh này là do MCM hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình xâydựng dang dở dang lớn như: Bộ chuyển đổi máy rót UHT A3 hộp leaf đang lắp đặt, Dự án mởrộng trung tâm giống, Trang trại du lịch sinh thái bò sữa công nghệ cao 4000 con và các côngtrình khác

Trang 13

Tài sản cố định chiếm đa số trong tổng TSDH, nguyên nhân là do doanh nghiệp đã đầu tưthêm vào nhà máy, trang trại bò sữa, máy móc thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật từ các nướcphát triển để nâng cao năng lực sản xuất và đẩy mạnh công tác chăn nuôi Cụ thể, MCM đã đầu

tư 200 tỷ đồng để mở rộng trang trại bò sữa Mộc Châu, nâng tổng số lượng bò sữa lên 25.000con Hơn nữa, công ty cũng đã đầu tư 100 tỷ đồng để xây dựng nhà máy chế biến sữa mới vớicông suất 200 tấn sữa mỗi ngày và bỏ vốn 50 tỷ đồng vào các trang trại bò sữa khác tại các tỉnhNghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị Như vậy, từ quý III so với quý II, giá trị khoản mục này đãtăng lên 15,58% (tương ứng tăng 50,4 tỷ đồng)

Như vậy, công ty đã khá chủ động trong việc huy động và mở rộng vốn kinh doanh, đápứng nhu cầu cho hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, khả năng đầu tư, mở rộng hoạt động, tăngtrưởng doanh thu và lợi nhuận diễn ra một cách tích cực Như vậy, điều này có thể giúp công tynâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài

2.1.2.1 Nợ phải trả.

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP giống bò sữa Sữa Mộc Châu

Nợ phải trả của công ty có tỷ trọng biến động qua các quý Nhìn chung, tổng nợ phải trảchiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn vốn Cụ thể, có thể thấy nợ phải trả của quý III có tăngnhẹ so với quý II là 1,14% (3,73 tỷ đồng) so với quý II Mức tăng tương đối thấp, cho thấy sựthay đổi không đáng kể trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nguyên nhân là do công ty

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w