1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kinh tế vĩ mô chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam giai đoạn 2016 2020

38 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,96 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 (7)
    • 1.1 Tỷ giá hối đoái là gì? (7)
    • 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái? (7)
    • 1.3. Chính sách tỷ giá hối đoái (10)
      • 1.3.1. Khái niệm (10)
      • 1.3.2. Các công cụ và mục tiêu của chính sách tỷ giá (0)
  • CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM 2016-2020 (38)
    • 2.1. Số liệu và chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 (0)
      • 2.2.1. Số liệu và chính sách tỷ giá của Việt Nam năm 2016 (0)
      • 2.1.2. Số liệu và chính sách tỷ giá của Việt Nam năm 2017 (17)
      • 2.1.3. Số liệu và chính sách tỷ giá của Việt Nam năm 2018 (18)
      • 2.1.4. Số liệu và chính sách tỷ giá của Việt Nam năm 2019 (21)
      • 2.1.5. Số liệu và chính sách tỷ giá của Việt Nam năm 2020 (22)
    • 2.2. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế vĩ mô (25)
      • 2.2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái tác động đến cán cân thương mại giai đoạn 2016- 2020 (26)
      • 2.2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái có tác động đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2016-2020 (28)
      • 2.2.3. Chính sách tỷ giá hối đoái có tác động đến lạm phát giai đoạn 2016-2020 (31)
  • CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM (32)
    • 3.1. Giải pháp giúp nâng cao năng lực các công cụ cơ bản trong can thiệp vào tỷ giá. .31 3.2. Các giải pháp liên quan đến việc phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao (0)
    • 3.3. Đánh giá (34)
  • KẾT LUẬN (36)

Nội dung

Đề tài này được chúng em chọn lựa không chỉ vì sự quantrọng của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế quốc gia mà còn vì sự ảnh hưởng sâu rộng củanó đối với các lĩnh vực khác như lĩnh vực xu

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020

Tỷ giá hối đoái là gì?

Trong nền kinh tế thị trường đang rất phát triển hiện nay, khái niệm về tỉ giá hối đoái là rất quen thuộc, ai tham gia vào nền kinh tế cũng phải biết.

“Tỷ giá hối đoái là tỷ lê ™ trao đổi đồng tiền, phản ánh mối quan hê ™ về mă ™t giá trị giữa đồng tiền hai nước Tỷ giá giữa 02 loại tiền tê ™ là số lượng đơn vị tiền tê ™ cần thiết để trao đổi mô ™t đơn vị ngoại tê ™ Tỷ giá này được hình thành dựa trên quy luâ ™t cung cầu của thị trường, có sự quản lý và điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước Viê ™t Nam”. (luatvietnam.vn)

Hình 1.1: Tỉ giá hối đoái

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái?

Có yếu tố làm ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái: 8

Lạm phát là yếu tố gây ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ lên tỷ giá hối đoái Mô ™t đất nước có tỷ lê ™ lạm phát thấp thì đồng tiền có giá hơn, tỷ giá hối đoái tăng cao hơn so với mô ™t đất nước có tỷ lê ™ lạm phát cao.

Tiền tê ™ cũng chịu tác động của quy luâ ™t cung - cầu của thị trường Khi sức mua cao hơn khả năng cung cấp làm cho giá cả tăng, tỷ lê ™ hối đoái cũng sẽ tăng và ngược lại.

Hình 1.2.2: Cung cầu ngoại tệ Lãi suất

Lãi suất là công cụ quan trọng trong viê ™c điều chỉnh tỷ giá hối đoái Lãi suất cho vay trong nước cao sẽ thu hút các nhà đầu tư vào mô ™t quốc gia, từ đó làm tăng tỷ giá hối đoái và đồng nô ™i tê ™ giảm Ngược lại, khi lãi suất cho vay giảm thì tỷ giá hối đoái giảm theo.

Thu nhập là yếu tố tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến tỉ giá hối đoái:

+Thu nhâ ™p bình quân trong nước tăng => người dân sẽ có xu hướng dùng hàng ngoại nhâ ™p=> làm nhu cầu ngoại tê ™ tăng=> tỷ giá hối đoái tăng

+ Thu nhâ ™p người dân tăng lên =>mức sống tăng lên=> tỷ lê ™ lạm phát giảm =>tăng tỷ giá hối đoái.

Nợ công là nợ của chính phủ, của quốc gia, là tổng khoản tiền mà chính phủ phải đi vay để tài trợ cho những khoản thâm hụt ngân sách Nếu mô ™t đất nước có nợ công tăng cao vượt quá khả năng thanh toán, đồng tiền sẽ mất giá và tỷ giá hối đoái giảm.

Cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế dùng để chỉ tất cả giao dịch dưới hình thức tiền tê ™ từ quốc gia này tới quốc gia khác, xác định sự dịch chuyển của dòng vốn nước ngoài và tác đô ™ng trực tiếp tới tỷ giá hối đoái.

Hình 1.2.4: Cán cân thanh toán quốc tế

Tình hình chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài.

Mô ™t đất nước ổn định và không có chiến tranh sẽ làm họ an tâm khi rót tiền vào xây dựng hay thực hiê ™n hoạt đô ™ng kinh doanh của mình Những nền kinh tế ổn định sẽ có các chính sách phát triển kinh tế, thu hút nhà đầu tư, khuyến khích họ đổ tiền vào Điều này làm tăng nhu cầu sử dụng đồng ngoại tê ™ từ đó làm tỷ giá hối đoái tăng.

Tình hình kinh tế mô ™t nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tỉ giá hối đoái Sự điều tiết của Nhà nước trong các chính sách sách rất quan trọng trong việc khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài.

Chính sách tỷ giá hối đoái

Chính sách tỷ giá được định nghĩa là những hoạt động của Chính phủ thông qua cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá nhất định để tỷ giá tác động tích cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia

Chính sách tỷ giá hối đoái tác động đến các khía cạnh của nền kinh tế như lạm phát, sự tăng trưởng, cán cân thanh toán, xuất và nhập khẩu, dự trữ ngoại hối Chính sách tỷ giá

2.1.2 Số liệu và chính sách tỷ giá của Việt Nam năm 2017 a Tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2017

Tỷ giá trung tâm VND/USD năm 2017 đã được điều chỉnh một cách linh hoạt, chỉ số tăng 1,4% Mặt khác, tỷ giá VND/USD tại các NHTM giảm 0,18% thậm chí trên thị trường tự do giá USD đã giảm mạnh tới 1,53%

Nếu loại trừ những những thay đổi lớn của tỷ giá vào cuối năm 2016 và tuần đầu năm

2017, có thể thấy tỷ giá kinh doanh tại các NHTM và trên thị trường tự do trong suốt năm

2017 là tương đối vững chắc, xoay quanh mốc 22.700 - 22.800 VND/USD.

Biểu đồ 2.1.2.1: Tỷ giá USD/VND năm 2017 Điều dẫn đến sự thay đổi về tỷ giá ngược lại những năm hiện nay bắt đầu từ quan hệ cung-cầu trên thị trường ngoại hối 10 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã xuất siêu 1,23 tỷ USD, giải ngân 14,2 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kì 2016, thêm vào đó là các nguồn vốn từ đầu tư gián tiếp nước ngoài(FII) cùng với viện trợ phát triển chính thức(ODA)

Có thể nói năm 2017, diễn biến tỷ giá đã có nhiều bước chuyển biến bất ngờ Đầu năm, các cơ quan quản lý và giới chuyên môn đã đánh giá tỷ giá năm 2017 sẽ chịu thách thức rất nhiều, dự đoán tăng từ 2-3% so với năm 2016 vì sự kém thuận lợi của cán cân thanh

17 toán quốc tế, đặc biệt là đồng USD-đồng tiền chủ chốt trong rổ tính tỷ giá của Việt Nam mạnh lên và được dự đoán tỷ giá trong quý IV/2017 sẽ liên tục có những thay đổi lớn. b.Chính sách tỷ giá của Việt Nam năm 2017

Việt Nam đã áp dụng cơ tỷ giá hối đoái trung tâm đồng thời linh hoạt điều chỉnh hàng ngày dựa trên rổ gồm 8 đồng tiền của các quốc gia: USD, CNY, Yên Nhật, Đô la Singapore EUR, Won, Đô la Đài Loan và Bath mà nước ta có quan hệ thương mại lẫn tài chính quan trọng nhất Chính sách tỷ giá hối đoái năm 2017 của Việt Nam tiếp tục tuân theo nguyên tắc chủ động và linh hoạt, song phải ở mức độ và trình độ cao hơn so với những năm trước do biến động tỷ giá hối đoái chủ yếu được dẫn dắt bởi các yếu tố khách quan thay vì yếu tố chủ quan như trước đây

2.1.3 Số liệu và chính sách tỷ giá của Việt Nam năm 2018 a Tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2018

Tỷ giá năm 2018 có thể nói là năm có khá nhiều biến động Tỷ giá trung tâm do NHNN công bố tăng khoảng 1,6%, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng cũng tăng khoảng 2,7% so với đầu năm Trong 7 năm vừa qua, chỉ có năm 2015 có tỷ giá thay đổi mạnh hơn cả với mức tăng 5,1%

Biểu đồ 2.1.3.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2018

Biểu đồ 2.1.3.2: Biến động của đồng tiền năm 2018

Trong vòng 5 tháng đầu năm, diễn biến tỷ giá USD/VND khá yên ắng Nhưng cho đến cuối tháng 6/2018, khi đồng CNY thấp giá mạnh, -4% chỉ trong vòng 3 tuần và Fed đã nâng lãi suất của USD lần thứ hai trong năm, đã gây sức ép lên tỷ giá USD/VND một cách rõ nét hơn đến giữa tháng 8/2018 Xem một cách tổng quát cả năm 2018, việc VND giảm 2,7% so với USD cho thấy VND vững chắc hơn nhiều so với các đồng tiền trong khu vực b.Chính sách tỷ giá của Việt Nam năm 2018

Mặc dù tỷ giá vào năm 2018 tăng khá cao so với các năm trước đây, nhưng xét tổng thể, có thể nói năm 2018 là một năm thành công của NHNN trong việc điều hành tỷ giá Sự điều tiết tỷ giá của NHNN tương đối nhịp nhàng, thông qua 2 phương thức chính: cơ chế tỷ giá trung tâm và linh hoạt mua bán ngoại tệ Nhìn chung các chính sách điều tiết tỷ giá đều cho thấy sự chủ động và linh hoạtcủa NHNN trước các biến động của thị trường ngoại hối trong nước lẫn quốc tế.

Bảng 2.1.3.3: Các chính sách điều hành tỷ giá năm 2018

Nguồn: Ban kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV tổng hợp

Ngay từ đầu năm, NHNN đã triển khai cơ chế mua ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng với mức tỷ giá kỳ hạn cao hơn so với tỷ giá giao ngay 75 điểm Hành động này được thực hiện nhằm

2 mục đích chính: hạn chế tình trạng các NHTM găm giữ ngoại tệ, khuyến khích các NHTM bán ngoại tệ kỳ hạn để giảm bớt áp lực dư thừa thanh khoản trên thị trường tiền tệ bằng việc tạo mức chênh lệch lãi suất VND-USD hấp dẫn Việc NHNN mua được khoảng 10 tỷ USD từ các NHTM đã cho thấy kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm.

Cho đến giữa năm, áp lực rất lớn từ diễn biến của thị trường quốc tế đè nặng lên tỷ giá hối đoái, NHNN lần lượt thực hiện 2 điều chỉnh về yết giá bán ngoại tệ Lần thứ nhất, trong bối cảnh thanh khoản thị trường đang căng thẳng, yết giá bán ở mức 23.050, chênh lệch lãi suất VND-USD ở mức âm Sau khi tỷ giá liên tục duy trì ở mức cao và thậm chí vượt qua tỷ giá bán ra là 23.050, NHNN đã rất linh hoạt khi thay đổi giá bán ngoại tệ theo công thức: tỷ giá bán ra=tỷ giá trần–50 điểm.

Cả hai lần điều chỉnh này đều mang lại những tác động tích cực cho thị trường điển hình như giúp đưa tỷ giá về một mặt bằng mới, phù hợp hơn với những diễn biến của thị trường nội địa và quốc tế, từ đó giúp giải tỏa tâm lý thị trường sau khi bị dồn nén áp lực

20 liên tục trước đó Bên cạnh đó, NHNN cũng thể hiện rõ quan điểm chuyển dịch “linh hoạt hơn”, để thị trường tự điều tiết theo hướng phù hợp.

Vào cuối tháng 11, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các chính sách khi triển khai cơ chế bán kỳ hạn có thể hủy ngang Động thái này giúp làm ổn định tâm lý thị trường hơn, dù tăng nguồn cung ngoại hối tiềm năng cho các NHTM nhưng vẫn không gây áp lực lên thanh khoản VND, song song đó cũng bảo vệ dự trữ ngoại hối và định hình mặt bằng tỷ giá mới cho các NHTM vào cuối năm 2018 và trước Tết Nguyên đán 2019 Các biện pháp linh hoạt thay đổi giá bán ngoại tệ của NHNN đã góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá.

2.1.4 Số liệu và chính sách tỷ giá của Việt Nam năm 2019 a Tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2019

Sự thay đổi bất ngờ về VND/USD có lẽ là vào năm 2019 Do chiến tranh thương mại Mỹ

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM 2016-2020

Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế vĩ mô

Tỷ giá hối đoái là một biến số kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hầu hết các hoạt động kinh tế của một quốc gia Sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động đến các lĩnh vực trong nền kinh tế vĩ mô như tác động đến cán cân thương mại, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, du lịch, lạm phát Tuy nhiên tùy thuộc vào lĩnh vực chịu tác động bởi tỷ giá hối đoái sẽ có những kết quả mang lại khác nhau.

Trong giai đoạn 2016-2020, nước ta đã đưa ra và áp dụng các chính sách mới nhằm giúp ổn tỷ giá và với sự thay đổi này đã tạo nên những kết quả khá rõ rệt cho nền kinh tế. Trước những tác động từ sự biến động trên thị trường thế giới, chính sách cơ chế tỷ giá tập trung đã tạo sự linh hoạt, giảm chấn cho thị trường trong nước Cụ thể là việc người Anh chọn rời EU đã không tác động lớn đến tỷ giá USD/VND của nước ta Ngoài ra sự giảm giá dữ dội hay sự kiện Fed tăng lãi suất cũng không gây ảnh hưởng lớn đến thị trường trong nước.

Với chính sách buộc các doanh nghiệp giao dịch USD kỳ hạn (thời điểm thanh toán sau 3 ngày), bên cạnh đó NHNN đã tích cực bán kỳ hạn cho ngân hàng thương mại giúp làm giảm áp lực tỷ giá dồn vào cùng thời điểm, tạo ra sự cân bằng cho thị trường

Ngoài ra chính sách nhất quán đảm bảo giá trị đồng tiền VND cũng góp phần làm tỷ giá USD/VND không bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn trên thị trường thế giới.

Từ những chính sách được nhà nước đưa ra trong giai đoạn 2016-2020, đã góp phần quan trọng trong việc tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

2.2.1 Chính sách tỷ giá hối đoái tác động đến cán cân thương mại giai đoạn 2016- 2020

Với cách thức điều hành tỷ giá trung tâm, cũng như sự ổn định về tỷ giá trong năm 2016, báo cáo về số liệu xuất nhập khẩu nước ta đã có những điểm sáng, cán cân thương mại đã được đảo ngược từ thâm hụt năm 2015 sang thặng dư năm 2016 Cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đạt 349,16 tỷ USD, xuất siêu đạt 1,8 tỷ USD.

Trong đó hoạt động xuất khẩu ghi nhận đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9% và nhập khẩu đạt 174,8 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái Thặng dư thương mại đã góp phần vào việc nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định về tỷ giá cũng như nền kinh tế vi mô Năm 2017:

Trong năm 2017, tổng giá trị xuất nhập khẩu nước ta đạt mức 425,12 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng 73,74 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016 Lần đầu tiên, Việt Nam vượt mốc xuất khẩu 200 tỷ USD, cụ thể xuất khẩu đạt 215,1 tỷ USD, cao hơn năm 2016 là 21,2%, tương ứng tăng 38,47 tỷ USD Đối với hoạt động nhập khẩu đạt 213 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng 36,3 tỷ USD

Cán cân thương mại của năm 2017 đạt mức thặng dư cao nhất từ trước đến nay là 2,1 tỷ USD, đồng thời tốc độ tăng của nhập khẩu thấp hơn so với tốc độtăng của hoạt động xuất khẩu.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2%, tương đương 52,05 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước Theo Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất khẩu của năm 2018 là 243,7 tỷ USD, tăng 13,2%, tương đương 28,36 tỷ USD so với năm 2017, và nhập khẩu đạt 236,9 tỷ USD, tăng 11,1% tương đương tăng 23,68 tỷ USD.

Nhìn chung, cán cân thương mại năm 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần so với mức thặng dư năm 2017.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta lần đầu tiên đạt trên 500 tỷ USD, cụ thể là 517,26 tỷ USD, tăng 7,6%, mức tăng tương đương 36,69 tỷ USD so với năm

2018 Thặng dư của cán cân thương mại đạt 10,9 tỷ USD.

Về hoạt động xuất khẩu, cả nước đạt 264,3 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,4 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm trước đó.

Với những số liệu được ghi nhận này, cho thấy đây là mức tăng trưởng ấn tượng, là sự đúng đắn trong thực hiện các chính sách về tỷ giá cũng như tận dụng tốt các cơ hội hội nhập kinh tế.

Năm 2020 lại là một năm đầy thách thức và khó khăn với nhiều biến động thị trường vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tuy nhiên Việt Nam với nỗ lực vượt bậc đã đạt được những kết quả kỷ lục mới về xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ghi nhận đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2019.

Hoạt động xuất khẩu nước ta đạt trị giá 282,7 tỷ USD, tăng 7% tương đương tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7% tương đương 9,31 tỷ USD

Biểu đồ 2.2.1.1: Thặng dư thương mại giai đoạn 2016-2020

2.2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái có tác động đến nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong giai đoạn 2016-2020

Với những chính sách đúng đắn về tỷ giá, đã góp phần giúp thị trường Việt Nam ổn định hơn trước những sự biến động của thị trường thế giới Điều này đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2016 là năm có mức giải vốn FDI cao nhất so với những năm trước đó, với vốn trực tiếp từ nước ngoài ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng tương đương 9%.

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM

Đánh giá

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế rất phức tạp và nhạy cảm Đồng thời, nó có thể được coi là một công cụ quan trọng để kiểm soát lạm phát, cải thiện cán cân thanh toán và tăng cường sức cạnh tranh trong các hoạt động thương mại như xuất khẩu và đầu tư. Nếu quản lý chặt chẽ, tỷ giá hối đoái có thể làm cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trở nên hấp dẫn và thu hút hơn trên thị trường quốc tế

Tuy nhiên, chính sách tỷ giá cũng mang theo rủi ro và tiềm ẩn khả năng tạo ra áp lực lạm phát Nếu tỷ giá được duy trì ở mức độ không thích hợp, nó có thể dẫn đến mất giá của đồng tiền quốc gia và ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nội địa

Tỷ giá hối đoái được xem như là một phạm trù của nền kinh tế nên nó luôn luôn biến động theo sự biến động không ngừng của nền kinh tế Điều đó làm chúng ta phải thận trọng xem xét các nguyên nhân từ nhiều phía, một cách toàn diện hơn để có nhận thức làm cơ sở đáng tin cậy cho các quyết định hoạt động thực tiễn.

Từ nội dung phân tích thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020, nhóm chúng em đã rút ra một vài đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Việt Nam như sau:

Về thuận lợi thì cơ chế điều hành tỷ giá trên quy định tỷ giá chính thức tạo điều kiện cho NHNN dễ dàng kiểm soát, điều tiết được thị trường hối đoái Biên độ dao động quanh tỷ giá chính thức là một công cụ hữu hiệu góp phần không nhỏ để đạt mục tiêu ổn định và tăng trưởng cho nền kinh tế Thông qua tỷ giá của các Ngân hàng thương mại trong biên độ quy định, ngân hàng nhà nước có thể dễ dàng nắm

34 bắt được diễn biến cung cầu ngoại tệ thực tế của nền kinh tế, nhận biết được xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời

Về thách thức thì sự biến động trong nền kinh tế thế giới cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam chẳng hạn như FED tăng lãi suất. Nếu có sự biến động mạnh trong thị trường quốc tế, Việt Nam có thể phải điều chỉnh chính sách tỷ giá để ổn định nền kinh tế nội địa Tiếp đến là nhu cầu và nguồn cung ngoại tệ bởi vì nếu có sự thiếu hụt thì Việt Nam phải xem xét chính sách để đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách kịp thời Bên cạnh đó thì còn một số thách thức có thể bao gồm như áp lực lạm phát, đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và thu nhập đang tăng lên Ngoài ra, có thể xuất hiện các vấn đề liên quan đến sự biến động của thị trường quốc tế và chiến tranh thương mại cũng được coi là nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá. Tóm lại, đánh giá chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 phụ thuộc vào khả năng kết hợp lý thuyết và thực tế, đồng thời phải đối mặt với những thách thức đặc biệt của môi trường kinh tế quốc tế và nội địa.

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w