Anh H khi thực hiện hành vi đã nhận thức được việc làm giả hàng hóa là trái pháp luật và cũng nhìn thấy trước hậuquả của hành vi khi thực hiện nó gây thiệt hại tài sản cho người khác vàm
Trang 1BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT HNH S VIỆT NAM
Đề bài: 01Lớp: 4723Lớp thảo luận: N01.TL1
Nhóm: 02
Hà Nội, 2023BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2BIÊN B:N XÁC NHÂ=N M>C ĐÔ= THAM GIA VÀ K@T QU: THAM
GIA LÀM BÀI TÂ=P NHÓM
Tổng số thành viên của nhóm: 12 Có mặt:
Đề bài: 01STTMSSVHọ và tênĐánh giácủa SVSVkýtênĐánh giá của giáo viênA B CĐiểmsốĐiểmchữGV kýtên1 472311 Phạm Bảo Minh Châu X2 472312 Đàm Việt Khôi X3 472313 Phạm Thị Hiền X4 472314 Trần Thị Phương Thảo X5 472315 Nguyễn Linh Chi X6 472316 Phạm Thị Thúy Hằng X7 472317 Hoàng Gia Bách X8 472318 Nguyễn Thu Quyên X9 472319 Phạm Minh Đức X10 472320 Phạm Phương Dung X11 472321 Nguyễn Thị ThanhBình X12 472322 Mai Thùy Linh X Hà Nội, ngày … tháng 9 năm 2023Kết quả bài viết:
NHÓM TRƯỞNGGiáo viên chấm thứ nhất:
Giáo viên chấm thứ hai:
Kết quả thuyết trình:
Giáo viên cho thuyết trình:
Trang 4M\C L\C
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1 Hãy định tội danh cho H, B, C
1.1 Định tội danh cho H
1.2 Định tội danh cho B
1.3 Định tội danh cho C
2 Nếu chị M biết H làm giả ma túy để bán thì chị M có phải chịu tráchnhiệm hình sự không?
2.1.Thời điểm chị M biết trước khi H làm giả ma túy để bán
2.2 Thời điểm chị M biết sau khi H làm giả ma túy để bán
3 B và C có được coi là đồng phạm không? Vì sao?
4 Tội phạm mà B thực hiện được xác định là tội phạm hoàn thành, phạm tộichưa đạt hay chuẩn bị phạm tội? Vì sao?
LỜI K@T THÚC
TÀI LIÊ=U THAM KH:O:
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Luật hình sự là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của hệ thống phápluật, đóng vai trò quyết định trong việc duy trì trật tự và công bằng trong xã hội.Và môn học luật Hình sự cung cấp cho chúng ta cơ hội tìm hiểu về các nguyêntắc cơ bản của tội phạm và hình phạt Để hiểu rõ hơn về môn học này, chúng emxin được trình bày và diễn giải về tình huống sau:
Do cần tiền điều trị viện phí cho vợ, Vũ Văn H đã dùng bột mì ép thànhbánh heroin có trọng lượng 350gr rồi đem bán cho Lê Văn B với giá 200triệu đồng và nói đó là heroin của người bạn nhờ bán hộ Ngày hôm sau, Bmang bánh hêrôin đó đi bán thì phát hiện đó là ma tuý giả nên đã gọi chobạn là C đến, kể lại toàn bộ sự việc và rủ C đến nhà H để đòi lại tiền Khiđến nhà H, chỉ có chị M là bạn gái của H đang ngồi chơi trong nhà nên cảhai xông vào đánh chị M và lấy đi 01 chiếc xe máy là tài sản của chị M(Chiếc xe có giá trị 15 triệu đồng) B và C ra đến cửa thì bị lực lượng côngan bắt giữ.
Câu hỏi:
1 Hãy định tội danh cho H, B và C?2 Nếu chị M biết H làm giả ma túy để bán thì chị M có phải chịu trách
nhiệm hình sự không?3 B và C có được coi là đồng phạm không? Vì sao?4 Tội phạm mà B thực hiện được xác định là tội phạm hoàn thành,
phạm tội chưa đạt hay chuẩn bị phạm tội? Vì sao?
1
Trang 6NỘI DUNG1 Hãy định tội danh cho H, B, C
1.1 Định tội danh cho H:
- H đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Căn cứ pháp lý: Khoản 3 - Điều 174 - BLHS năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung
năm 2017)- Phân tích: + Về mặt khách quan: ● Hành vi: Vũ Văn H đã dùng thủ đoạn gian dối (lấy bột mỳ ép thành bánh
heroin giả) và làm cho Lê Văn B tin rằng đây là heroin thật và mua sốheroin giả đó
● Hậu quả thiệt hại: H đã gây ra thiệt hại trị giá 200 triệu đồng cho tài sảncủa B
● Phương tiện: Phương tiện phạm tội của H là bột mỳ vì bột mỳ là đốitượng được H sử dụng để làm giả ma túy hòng lừa đảo chiếm đoạt tài sảncủa B
+ Về mặt chủ quan: ● Lỗi: Đây là lỗi cố ý trực tiếp Anh H khi thực hiện hành vi đã nhận thức
được việc làm giả hàng hóa là trái pháp luật và cũng nhìn thấy trước hậuquả của hành vi khi thực hiện nó (gây thiệt hại tài sản cho người khác) vàmong muốn cho hậu quả đó xảy ra (mong muốn chiếm đoạt tài sản củangười khác trái pháp luật)
● Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản+ Về chủ thể: Người thực hiện hành vi ở đây là anh Vũ Văn H, có năng lực
trách nhiệm hình sự đầy đủ (không thuộc trường hợp Điều 21: Tình trạngkhông có năng lực trách nhiệm hình sự - BLHS 2015) và đủ tuổi chịuTNHS theo Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự - BLHS 2015.+ Về khách thể: Hành vi của anh H đã xâm phạm đến đối tượng là tài sản
Do đó, khách thể của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của anh B
2
Trang 71.2 Định tội danh cho B:
1.2.1 B đã phạm tội mua bán trái phép chất ma túy
- Căn cứ pháp lý: + Khoản 4, Điều 251, BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: Tội mua bán
trái phép chất ma túy + Khoản 2, Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-
TANDTC-BTP => Như vậy, theo những quy định trên, nếu người bán ma túy giả cho rằng chấtmình bán là chất ma túy (cho dù thực tế đó không phải chất ma túy) thì vẫn bịxử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy
- Phân tích:+ Về mặt khách quan: ● Hành vi: B mua bánh heroin có trọng lượng 350gr từ H sau đó mang đi
bán + Về mặt chủ quan:● Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp Về lí trí, B nhận thức được hành vi bán “heroin”
của mình là trái pháp luật và B thấy được hậu quả gây nguy hiểm cho xãhội của hành vi của mình Về ý chí, B mong muốn thực hiện hành vi củamình mặc dù nhận thức được đó là hành vi có tính gây nguy hiểm cho xãhội
+ Về chủ thể: người thực hiện hành vi là Lê Văn B, người có đủ NLTNHS(không thuộc Điều 21 BLHS 2015) và đủ tuổi chịu TNHS theo Điều 12BLHS 2015
+ Về khách thể: Hành vi của B đã xâm phạm đến chế độ quản lý các chấtma túy của Nhà nước
1.2.2 B đã phạm tội cướp tài sản
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 168, BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm2017 về Tội cướp tài sản
- Phân tích:
3
Trang 8+ Về khách thể: Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu Đối tượng tác độngcủa tội phạm của B gồm cơ thể và tài sản (chiếc xe máy) của chị M + Về mặt khách quan:
● Hành vi khách quan: Lê Văn B đã có hành vi đánh chị M sau đó lấy đichiếc xe máy có giá trị 15tr của chị
● Hậu quả thiệt hại: B đã gây ra thiệt hại về mặt sức khỏe và tài sản của chịM
+ Về mặt chủ quan● Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp Khi thực hiện hành vi phạm tội, về mặt lí trí, B
biết mình có hành vi dùng vũ lực đối với chị M, B nhận thức rõ tính nguyhiểm cho xã hội của của mình và thấy trước được hậu quả thiệt hại về tàisản cũng như về sức khỏe mà chị M phải gánh chịu Về mặt ý chí, Bmong muốn làm tê liệt sự chống cự của chị M và chiếm đoạt chiếc xe máycủa chị
● Mục đích: chiếm đoạt tài sản của chị M và ý định chiếm đoạt này đượcnảy sinh từ trước để đòi lại tiền từ anh H
+ Về chủ thể: Người thực hiện hành vi phạm tội ở đây là anh Lê Văn B, cóđủ NLTNHS (không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS 2015)và đủ tuổi chịu TNHS theo Điều 12, BLHS 2015
1.3 Định tội danh cho C:
1.3.1 C phạm tội không tố giác tội phạm:
- Căn cứ pháp lý: Điều 390: Tội không tố giác tội phạm - BLHS năm 2015(Sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Phân tích: + Mặt khách quan:● Hành vi: Sau khi biết được sự việc từ B, hiển nhiên C phải biết rõ tội
phạm mà H và B đã thực hiện nhưng C không thông báo, trình báo cho cơquan có thẩm quyền về tội phạm của H và B, hành vi của C được thể hiệndưới dạng không hành động
+ Mặt chủ quan:
4
Trang 9● Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp Về mặt lý chí, C hoàn toàn nhận thức được rằngviệc “không tố giác tội phạm” của mình sẽ gây nguy hại cho xã hội, ảnhhưởng đến việc cơ quan công an phát hiện, ngăn ngừa và phòng chống tộiphạm Về mặt ý chí, C bỏ mặc hậu quả xảy ra
+ Chủ thể: C là người thực hiện hành vi phạm tội, có đủ NLTNHS (khôngthuộc trường hợp Điều 21 BLHS 2015) và đủ tuổi chịu TNHS theo Điều12 BLHS 2015
+ Khách thể: Xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.1.3.2 C phạm tội cướp tài sản:
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 168, BLHS 2015, sửa đổi và bổ sung năm2017: Tội cướp tài sản
- Phân tích:+ Khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan: Tương tự tội cướp tài sản của
B.+ Chủ thể: Người thực hiện hành vi ở đây là C, có đủ NLTNHS (không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS 2015) và đủ tuổi chịuTNHS theo Điều 12, BLHS 2015
2 Nếu chị M biết H làm giả ma túy để bán thì chị M có phải chịu tráchnhiệm hình sự không?
Có 2 mốc thời gian để phân tích:
2.1.Thời điểm chị M biết trước khi H làm ma túy giả để bán
2.1.1 Chị M có là đồng phạm của H hay không? Nếu có/không, chị M có phảichịu TNHS không?
- Căn cứ pháp lý: theo Điều 17, BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy
định “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện
một tội phạm”.
- Phân tích+ Về mặt khách quan bao gồm 2 dấu hiệu sau:● Có từ hai người trở lên
● Cùng thực hiện tội phạm
5
Trang 10+ Về mặt chủ quan bao gồm các dấu hiệu sau:● Lỗi
● Mục đích của hành vi phạm tội1Xét trong tình huống thì dấu hiệu cùng thực hiện tội phạm không được thỏa mãnvì mặc dù biết anh H tiếp tục điều chế ma túy giả, nhưng chị M lựa chọn imlặng Việc chị M im lặng không phải hành vi nào nào thuộc 1 trong 4 hành vitham gia vào tội phạm: hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm; hành vi tổ chứcthực hiện tội phạm; hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm; hành vigiúp sức người khác thực hiện tội phạm
=> Như vậy, chị M không thỏa mãn các dấu hiệu về khách quan của đồngphạm, nên chị M không được coi là người đồng phạm với anh H Vì vậy, trong
trường hợp này, chị M sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.1.2 Chị M có phạm tội không tố giác tội phạm không? Nếu có/không, chị Mcó phải chịu TNHS không?
- Căn cứ pháp lý: + Khoản 1, Điều 19, BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Không
tố giác tội phạm+ Khoản 1, Điều 390, BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội không
tố giác tội phạm - Phân tích: + Trong tình huống này, khi chị M biết trước về việc làm giả ma túy để bán
của H, chị M đã không báo cho các CQNN có thẩm quyền biết để ngănchặn việc thực hiện tội phạm của anh H, dẫn đến việc hậu quả đã xảy ratrên thực tế Như vậy, chị M đã có hành vi không tố giác tội phạm.+ Tuy nhiên, thời điểm chị M biết anh H đang chuẩn bị phạm tội không thỏa
mãn quy định tại Điều 390, BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017: “Người
nào biết rõ … một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luậtnày đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện …”
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung, NXB Tư
pháp, 2023, tr.215
6
Trang 11=> Do đó, hành vi không tố giác tội phạm của chị M không thể cấu thành tội
không tố giác tội phạm nên chị M sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.2.2 Thời điểm chị M biết sau khi H làm giả ma túy để bán
2.2.1 Chị M có phạm tội che giấu tội phạm không? Nếu có/không thì chị M cóphải chịu TNHS không?
- Căn cứ pháp lý: Điều 18, BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Che giấu
tội phạm
- Phân tích: Hành vi khách quan của tội che giấu tội phạm là hành vi chegiấu người đã thực hiện tội phạm, che giấu các dấu vết, vật chứng của tộiphạm, 2 Sau khi chị M biết về hành vi phạm tội của anh H, chị M đã giữim lặng Sự im lặng của chị M không phải là thuộc loại hành vi che giấutội phạm nào nêu trên.3
=> Do đó, chị M không phạm tội che giấu tội phạm nên chị M không phải chịutrách nhiệm hình sự về tội này
2.2.2 Chị M có phạm tội không tố giác tội phạm không? Nếu có/không thì chịM có phải chịu TNHS không?
- Căn cứ pháp lý: + Khoản 1, Điều 19, BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội không tố giác
tội phạm.+ Khoản 2, khoản 3, Điều 19, BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Tội
không tố giác tội phạm.- Phân tích
+ Sau khi biết về hành vi phạm tội của anh H, chị M đã không báo với cơquan chức năng để họ xử lý nên chị M vi phạm khoản 1, Điều 19, BLHS2015, sửa đổi bổ sung 2017 Do đó, chị M đã có hành vi không tố giác tộiphạm
2 PSG.TS Trần Văn Luyện, PGS.TS Phùng Thế Vắc, TS Lê Văn Thư, TS Nguyễn Mai Bộ,
LS.ThS Phạm Thanh Bình, TS Nguyễn Ngọc Hà, TS Phạm Thị Thu, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - Phần các tội phạm, NXB Công an nhân
dân, tr.930 3 Nguyễn Gia Hoàng, 'Che giấu tội phạm' và 'Không tố giác tội phạm' theo Bộ luật Hình sự
2015, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, 2021
7
Trang 12+ Trong tình huống này, chị M là bạn gái của anh H nên chị M không thuộcphạm vi các chủ thể không phải chịu TNHS khi không tố giác tội phạmtheo khoản 2, khoản 3, Điều 19, BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
=> Như vậy, chị M phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tộiphạm.
3 B và C có được coi là đồng phạm không? Vì sao?
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ
sung năm 2017 có quy định về đồng phạm cụ thể như sau: Đồng phạm là
trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
- Phân tích :+ Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi phải có hai dấu hiệu:● Dấu hiệu thứ nhất, đồng phạm phải có ít nhất từ hai người trở lên và
những người này phải có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm.● Dấu hiệu thứ hai, căn cứ vào tính liên kết về hành vi, những người này
phải cùng cố ý thực hiện tội phạm cụ thể, tức mỗi người đồng phạm phảitham gia vào tội phạm với một trong 4 dạng hành vi sau đây: thực hiệnhành vi mô tả trong CTTP, tổ chức cho người khác thực hiện hành vi môtả trong CTTP, xúi giục người khác thực hiện hành vi mô tả trong CTTP,giúp sức người khác thực hiện hành vi mô tả trong CTTP 4
+ Về mặt chủ quan: Những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý.Ngoài ra, đối với những tội phạm có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấuhiệu bắt buộc được mô tả trong CTTP thì những người cùng thực hiệnphải có cùng mục đích phạm tội
=> Như vậy, ch} khi đáp ứng được điều kiê ~n về dấu hiê ~u về mă ~t khách quan lẫndấu hiê ~u về mă ~t chủ quan thì mới có trường hợp đồng phạm
a B và C được coi là đồng phạm tội cướp tài sản vì:
- Về mặt khách quan:● Cả B và C đều có đủ NLTNHS, đủ tuổi chịu TNHS Bên cạnh đó cả B và
C đều đã trực tiếp thực hiện những hành vi “dùng vũ lực” được mô tả4Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung, NXB Tư
pháp, 2023, tr.216
8
Trang 13trong CTTP của tội cướp tài sản => B và C là người thực hành (khoản 3điều 17 BLHS)
- Về mă ~t chủ quan:● Lỗi của B và C đều là lỗi cố ý Xét về mặt lý trí, cả B và C đều biết hành
vi của mình có tính gây thiệt hại cho xã hội và đều biết đối phương cũngcó hành vi như vậy cùng với mình, còn về ý chí, cả B và C cùng mongmuốn có hoạt động chung và cùng có ý thức mong muốn cho hậu quảthiệt hại xảy ra
b B và C không được coi là đồng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy
vì:
- Về mặt khách quan: Ch} có B tham gia vào hoạt động mua bán trái phépchất ma túy, trong trường hợp này, C không thực hành, tổ chức, xúi giụchay giúp sức cho B thực hiện hoạt động mua bán trái phép chất ma túy
c B và C không được coi là đồng phạm tội không tố giác tội phạm vì:
- C là người trực tiếp thực hiện hành vi “không tố giác tội phạm” được môtả trong CTTP còn B không thực hành, tổ chức, xúi giục hay giúp sức choC thực hiện hành vi này
4 Tội phạm mà B thực hiện được xác định là tội phạm hoàn thành, phạmtội chưa đạt hay chuẩn bị phạm tội? Vì sao?
- Căn cứ pháp lý: + Điều 14 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Chuẩn bị phạm
tội + Điều 15 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Phạm tội chưa đạt+ Điều 168 BLHS 2015 quy định về Tội cướp tài sản
+ Điều 251 BLHS 2015 quy định về Tội mua trái phép chất ma túy- Phân tích:
+ Hiện nay, BLHS không quy định cụ thể thế nào là tội phạm hoàn thành,
nhưng xét trên phương diện lý luận, ta có thể hiểu Tội phạm hoàn thành
là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn tất cả dấu hiệu được mô tả
9