1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận báo cáo bài tập nhómhọc phần kinh tế công đề tài trồng rừng

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Nhóm 3 GV: Lê Trung HiếuLỜI MỞ ĐẦUTrồng rừng là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.. G

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA KINH TẾ

လလလ….

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN KINH TẾ CÔNG

Tên đề tài

TRỒNG RỪNG

Sinh viên : Nguyễn Ngọc Minh

Trần Thị Thúy Mai Phạm Thị Như Quỳnh

Đỗ Thị Tâm Phan Thị Thanh Thúy Dương Cẩm Tú Lớp tín chỉ : 48K32.2

Đà Nẵng, 2023

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

Trang 2

Nhóm 3 GV: Lê Trung Hiếu

LỜI MỞ ĐẦU 3

I Khái quát về ngành lâm nghiệp Việt Nam hiện nay: 4

1 Khái niệm về rừng: 4

2 Phân loại về rừng: 4

II Thực trạng ngành lâm nghiệp Việt Nam hiện nay: 4

III Những tác động tích cực của hoạt động trồng rừng tới kinh tế, xã hội, môi trường: 7

IV.So sánh những tác động tích cực của Việt Nam so với một số nước trên thế giới: 8

1 Sự tương đồng về những tác động tích cực của Việt Nam so với một số nước trên thế giới: 9

2 Điểm khác nhau của những tác động tích cực của Việt Nam so với một số nước trên thế giới: 10

V Hỗ trợ của chính phủ về phát triển rừng bền vững: 11

1 Chính phủ đưa ra các giải pháp hỗ trợ và phát triển việc trồng rừng: 11

2 Những trợ cấp của chính phủ đối với việc trồng rừng: 12

1

Trang 3

Nhóm 3 GV: Lê Trung Hiếu

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GV Lê Trung Hiếu

trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Kinh tế Công Cộng, chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, tâm huyết của thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong quá trình học tập Nhờ những góp ý và hướng dẫn chi tiết của thầy mà chúng

em đã có cơ hội hoàn thiện bài báo cáo của mình

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài báo cáo chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những góp ý đến từ thầy

và các bạn để bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy đã dành thời gian và tâm huyết của mình để hướng dẫn chúng em Xin chân thành cảm ơn!

2

Trang 4

Nhóm 3 GV: Lê Trung Hiếu

LỜI MỞ ĐẦU

Trồng rừng là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Trồng rừng không chỉ giúp cải thiện tài nguyên đất, ngăn chặn xói mòn, hạn chế thiên tai,

mà còn góp phần tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì cân bằng sinh thái Tuy nhiên, trồng rừng cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức như thiếu vốn đầu tư, thiếu chính sách ưu đãi, thiếu hợp tác giữa các bên liên quan, thiếu kiến thức và kỹ năng của người trồng rừng, thiếu quản

lý và giám sát hiệu quả Để giải quyết những vấn đề trên, cần có những nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn về các phương pháp trồng rừng hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế của từng địa phương

Bài báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm về đề tài trồng rừng ở Việt Nam Bài báo cáo gồm 5 phần chính:

Phần một: Khái quát về ngành lâm nghiệp Việt Nam

Phần hai: Thực trạng ngành lâm nghiệp Việt Nam hiện nay, thành công và hạn

chế

Phần ba: Những tác động tích cực của hoạt động trồng rừng tới kinh tế, xã hội,

môi trường

Phần bốn: So sánh những tác động tích cực của Việt Nam so với một số nước

trên thế giới

Phần năm: Các giải pháp của chính phủ

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Nhóm 3 GV: Lê Trung Hiếu

NỘI DUNG BÁO CÁO CHỦ ĐỀ “ TRỒNG RỪNG”

I Khái quát về ngành lâm nghiệp Việt Nam hiện nay:

1 Khái niệm về rừng:

Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu Quần xã sinh vật phải có diện tích lớn Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và hoàn cảnh khác

2 Phân loại về rừng:

Căn cứ vào mục đích sử sử dụng chủ yếu, rừng có thể được phân loại thành các loại sau đây:

Rừng sản xuất: Là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các

lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường

Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn

thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi

du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái Rừng đặc dụng được chia thành các loại: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa - xã hội, nghiên cứu thí nghiệm

Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ

đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu và bảo vệ môitrường Rừng phòng hộ được phân thành các loại: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái

II Thực trạng ngành lâm nghiệp Việt Nam hiện nay:

Thực trạng rừng nước ta tính đến năm 2022 như sau [1]:

Diện tích rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán: 14.790.075 ha, trong đó: Rừng tự nhiên: 10.134.082 ha

Rừng trồng: 4.655.993 ha

Diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ là 13.926.043 ha

4

Trang 6

Nhóm 3 GV: Lê Trung Hiếu

Tỷ lệ che phủ toàn quốc là 42,02%

Hình 1 Biểu đồ cơ cấu diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng nước ta năm 2022

- Thành công của ngành lâm nghiệp năm 2022 so với năm 2021 [2]:

Giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2022 đạt khoảng 16,928 tỷ USD, vượt kế hoạch kế hoạch đề ra 5,8% , tăng 6,7% so với năm 2021 Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 15,85 tỷ USD, tăng 7,7%; lâm sản ngoài gỗ ước đạt tỷ 1,1 USD, giảm 4,3% Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước EU là 5 thị trường chính tiêu thụ gỗ

và sản phẩm từ gỗ tại Việt Nam với tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt gần 15,5 tỷ USD Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 ước đạt 2,82 tỷ USD, tăng 4,1% so với 2021 Như vậy, giá trị xuất siêu lâm sản ước đạt 14,1 tỷ USD, tăng 6,5%

so với cùng kỳ

Hình 1 Lâm sản xuất khẩu Việt Nam năm 2022

5

Trang 7

Nhóm 3 GV: Lê Trung Hiếu

Hình 2 Biểu đồ cơ cấu mặt hàng và sản phẩm gỗ xuất khẩu

Năm 2022 được đánh giá là một năm rất khó khăn đối với các ngành hàng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gỗ và lâm sản nói riêng Nguyên nhân do lạm phát tại các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đặc biệt là tại Hoa Kỳ và EU (hai thị trường có kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành) khiến tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hai thị trường này sụt giảm nghiêm trọng trong quý III/2022

Sang quý IV, đơn hàng tiếp tục sụt giảm khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong quý IV/2022 đạt 3,6 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ 2021

Không chỉ vượt chỉ tiêu về xuất khẩu, các chỉ tiêu khác của ngành đều đạt và vượt mục tiêu đề ra Trong đó, nổi bật là diện tích rừng trồng mới đạt 259.615 ha, vượt 6,4% so với kế hoạch đề ra, tăng 5,9% so với năm 2021; sản lượng gỗ khai thác năm 2022 gần 19,7 triệu m3, vượt 6,47% kế hoạch, tăng 7,2% năm 2021; thu dịch vụ môi trường rừng đạt gần 3.687 tỷ đồng, đạt 122,9% kế hoạch thu năm 2022, tăng 20,6% so với năm 2021; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%

- Hạn chế của ngành lâm nghiệp năm 2022 so với năm 2021:

Tình trạng chặt phá rừng tăng lên: các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 3.624 vụ phá rừng Diện tích rừng bị tác động là 1.081 ha, giảm 1% so với năm 2021

6

Trang 8

Nhóm 3 GV: Lê Trung Hiếu

Cả nước đã xảy ra 85 vụ cháy rừng, giảm 111 vụ, tương ứng giảm 57% so với năm 2021; diện tích thiệt hại do cháy là 41,35 ha, giảm 1.470 ha, tương ứng giảm 97,3% với năm 2021

Kết cấu hạ tầng cho phát triển lâm nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, nhất là tại các ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp hạ tầng cơ sở yếu kém, thiếu trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy

Thực trạng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng bỏ việc, thôi việc xảy ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực khó tuyển dụng lao động mới Các chính sách liên quan đến đầu

tư lâm nghiệp không hấp dẫn để thu hút người dân và doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng thâm canh

III Những tác động tích cực của hoạt động trồng rừng tới kinh tế, xã hội, môi trường:

Hoạt đô ‹ng trồng rừng là mô ‹t ví dụ điển hình về ngoại ứng tích cực, vì nó có nhiều tác đô ‹ng tích cực tới kinh tế, xã hô ‹i và môi trường của lâm nghiê ‹p của Viê ‹t Nam hiê ‹n nay, như sau:

T2c đô 3 ng tới kinh tế:

Các loại rừng sản xuất hay rừng nguyên sinh sẽ cung cấp một lượng lớn gỗ và củi cho cuộc sống sinh hoạt của con người thông qua các vật dụng xung quanh bạn như bàn ghế, sách vở, nhà cửa,… đều xuất phát từ gỗ rừng

Trồng rừng giúp tạo ra nguồn thu nhâ ‹p cho người dân và nhà nước từ viê ‹c bán gỗ

và sản phẩm rừng khác, góp phần tăng GDP, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lâm nghiệp

T2c đô 3 ng tới x5 hô 3 i:

Trồng rừng giúp cải thiê ‹n điều kiê ‹n sống của người dân, đă ‹c biê ‹t là người dân vùng nông thôn và miền núi, bằng cách tạo việc làm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn kết cộng đồng và bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số

T2c đô 3 ng tới môi trư8ng:

Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong

7

Trang 9

Nhóm 3 GV: Lê Trung Hiếu việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng

ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt

Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa) Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật: Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị

IV So sánh những tác động tích cực của Việt Nam so với một số nước trên thế giới:

Trồng rừng là biện pháp phổ biến cho biến đổi khí hậu Cả Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được tầm quan trọng của việc trồng cây gây rừng Trồng rừng trồng hỗn hợp các loài bản địa và không bản địa để vừa thúc đẩy phục hồi

hệ sinh thái, vừa cung cấp gỗ hoặc các sản phẩm lâm sản khác có thể thúc đẩy kinh tế địa phương và giảm áp lực khai thác gỗ trong các khu rừng bản địa cho tiêu dùng trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu ra nước ngoài

Lâm nghiệp của Việt Nam hiện nay có những đặc điểm sau:

Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đang tăng dần qua các năm, đạt 14,8 triệu

ha vào năm 2022, chiếm 41,89% diện tích đất liên tục

8

Trang 10

Nhóm 3 GV: Lê Trung Hiếu Các loại rừng phân bố không đồng đều theo các vùng, với rừng ngập mặn và rừng ven biển chiếm tỷ lệ thấp nhất, trong khi rừng thường xanh nhiệt đới và rừng lá rộng lục địa chiếm tỷ lệ cao nhất

Chất lượng rừng còn thấp, với chỉ số sinh khối trung bình là 132 m3/ha, thấp hơn

so với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới

Hình 3 Diện tích rừng toàn quốc nước ta 2022

Ngành lâm nghiệp góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, với giá trị sản xuất đạt 93.000 tỷ đồng vào năm 2020, tăng 5,6% so với năm 2019 Ngành lâm nghiệp cũng tạo việc làm cho khoảng 1,2 triệu lao động và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước

1 Sự tương đồng về những tác động tích cực của Việt Nam so với một số nước trên thế giới:

Mục tiêu bảo vệ và phục hồi môi trường: Cả Việt Nam và nhiều quốc gia khác đều đưa ra mục tiêu chính để bảo vệ và phục hồi rừng trong việc đảm bảo môi trường sống bền vững và chống lại biến đổi khí hậu

Quy hoạch và quản lý rừng: Cả Việt Nam và nhiều quốc gia khác đặt ra các chính sách quan trọng nhằm quy hoạch và quản lý rừng một cách bài bản, bao gồm việc xác định vùng rừng quốc gia, quy định quy trình về khai thác và trồng rừng

Cơ chế kích thích hỗ trợ: Cả Việt Nam và các quốc gia khác thường áp dụng các

cơ chế kích thích hỗ trợ như cung cấp các khoản tài trợ, miễn thuế, chính sách vay vốn ưu đãi hoặc chia sẻ lợi ích đến người dân và doanh nghiệp tham gia trồng rừng

9

Trang 11

Nhóm 3 GV: Lê Trung Hiếu

2 Điểm khác nhau của những tác động tích cực của Việt Nam so với một số nước trên thế giới:

Quy mô và phạm vi:

Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích rừng tự nhiên lớn, với khoảng 14.745.201 ha rừng chiếm 44,3% diện tích toàn quốc vào năm 2021 Quy mô này đặt Việt Nam trong top 20 quốc gia có diện tích rừng tự nhiên lớn trên thế giới Tuy nhiên, trên thế giới cũng có nhiều quốc gia khác có diện tích rừng tự nhiên lớn hơn, bao gồm Brazil, Nga, Canada và Indonesia

Việt Nam là một quốc gia có diện tích nhỏ, nhưng có mật độ dân số cao Do đó, việc trồng rừng ở Việt Nam thường tập trung vào việc tái tạo và bảo vệ rừng tự nhiên, cùng với việc phát triển các khu vực trồng rừng gắn với nông nghiệp và phát triển kinh tế

Chính s2ch và ph2p luật

Chính sách và pháp luật về trồng rừng của Việt Nam đã có sự phát triển và cải tiến trong suốt nhiều năm qua Việt Nam đã thành lập các quy hoạch, chiến lược và chương trình nhằm khuyến khích và bảo vệ hoạt động trồng rừng

Các quốc gia khác có tính đa dạng sinh học và loại rừng địa phương riêng, có thể

có các chính sách trồng rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên và mục tiêu cụ thể của mỗi quốc gia

Phương ph2p:

Việt Nam đã sử dụng nhiều phương pháp trồng rừng hiệu quả, bao gồm trồng rừng tự nhiên, trồng rừng trên đất trống và trồng rừng kết hợp với nông nghiệp Các phương pháp này đã giúp tăng cường sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường Các quốc gia trên thế giới thường áp dụng 1 số phương pháp trồng rừng như phương pháp hỗn hợp, chăm sóc định kì, tùy thuộc vào điều kiện tài nguyên, mục tiêu trồng rừng của các nước

Kết quả và hiệu quả

Việc trồng rừng đã đóng góp khá lớn vào việc bảo vệ môi trường, cải thiện sinh

kế cho người dân và giảm những vấn đề về mất môi trường ở Việt Nam Tuy nhiên, khi so sánh với một số quốc gia khác, Việt Nam còn đối mặt với thách thức về mất rừng, khai thác trái phép và nhu cầu sử dụng đất rừng khác Ngoài ra, hiệu quả của

10

Trang 12

Nhóm 3 GV: Lê Trung Hiếu việc trồng rừng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kiến thức, kỹ năng và quản lý của các chương trình trồng rừng

V Hỗ trợ của chính phủ về phát triển rừng bền vững:

1 Chính phủ đưa ra các giải pháp hỗ trợ và phát triển việc trồng rừng:

Nhà nước cần có chính sách đầu tư việc bảo vệ và phát triển (BV&PT) rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng quốc gia; động thực vật quý hiếm Nghiên cứu và ứng dụng các nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực

để BV&PT rừng; xây dựng hệ thống quản lí rừng; cơ sở vât chất, kỹ thuật cùng trang thiết bị cho việc phòng chống cháy rừng và sinh vật gây hại cho rừng Nhà nước nên khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở vùng đất trống Các chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn; miễn và giảm thuế cho các

hộ trồng rừng

Nhà nước nên có các chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội; xây dựng cơ sở hạ tầng; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi

Tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm lâm nghiệp có giá trị gia tăng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và môi trường

Phối hợp với các cơ quan quốc tế và các nước trong khu vực để chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác và giải quyết các vấn đề liên quan đến lâm nghiệp

Tăng cường giáo dục, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và ý nghĩa của rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Khuyến khích doanh nghiệp bên cạnh các thị trường truyền thống thì cần linh hoạt đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm

Tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước đối với nguồn chế biến nguyên liệu trong xuất khẩu đặc biệt là gỗ rừng trồng đồng thời liên kết với nhau để sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho chế biến để giảm được giá thành Đưa ra những luật để hạn chế tình trạng vi phạm lâm luật

2 Những trợ cấp của chính phủ đối với việc trồng rừng:

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc trồng rừng, nhằm bảo vệ và phát triển rừng, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội Các chính sách hỗ trợ trồng rừng của Chính phủ

11

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w