Cụ thể:+ Lập chứng từ và ghi sổ kế toán theo nguyên tệ.+ Hạch toán chi tiết các tài khoản ngoại tệ vừa theo nguyên tệ và VND nhưng hạch toántổng hợp các tài khoản ngoại tệ chỉ phản ánh b
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN LIÊN QUAN NGOẠI TỆ
Vấn đề phương pháp hạch toán
- Có 3 phương pháp như sau:
+ Phương án 1: Kế toán phân tích vừa theo nguyên tệ, vừa quy đổi ra VNĐ , kế toán tổng hợp theo VND
+ Phương án 2: Kế toán phân tích theo nguyên tệ, kế toán tổng hợp vừa theo nguyên tệ, vừa theo VND
+ Phương án 3: Kế toán phân tích theo nguyên tệ, kế toán tổng hợp theo VND
Trong thực tế, các ngân hàng thường áp dụng phương án 2 Cụ thể:
+ Lập chứng từ và ghi sổ kế toán theo nguyên tệ.
+ Hạch toán chi tiết các tài khoản ngoại tệ vừa theo nguyên tệ và VND nhưng hạch toán tổng hợp các tài khoản ngoại tệ chỉ phản ánh bằng VND ( quy đổi ra VND theo tỷ giá tại thời điểm đó).
+ Hạch toán đối ứng giữa các tài khoản ngoại tệ và phải hạch toán đối ứng theo tiểu khoản nguyên tệ:
● Mở tiểu khoản theo nguyên tệ
● Hạch toán đối ứng theo nguyên tệ
+ Trưởng hợp mua bán hoặc chuyển đổi ngoại tệ -> hạch toán 2 bút toán song song bằng ngoại tệ và VND.
+ Các khoản thu nhập bằng ngoại tệ ( ngoại tệ mua vào để kinh doanh) -> Quy đổi ra VND theo tỷ giá mua để hạch toán vào thu nhập
+ Các khoản chi phí bằng ngoại tệ ( ngoại tệ bán ra cho khách hàng) -> Quy đổi theo tỷ giá bán để hạch toán vào chi phí.
+ Đối với các nghiệp vụ kinh doanh vàng:
● Đối với giao dịch vàng tiền tệ -> sử dụng tài khoản mua bán và phái sinh ngoại tệ để hạch toán.
● Đối với giao dịch vàng phi tiền tệ -> thực hiện tương tự vật tư hàng hóa thông thường.
Vấn đề tỷ giá hạch toán
- Đối với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: hạch toán theo tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Đối với nghiệp vụ khác về ngoại tệ: hạch toán theo tỷ giá thực tế.
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ
Tài khoản sử dụng
- TK 4711 – Mua, bán ngoại tệ kinh doanh
- TK 4712 – Thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh
- TK 6311 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo
- TK 721/82 – Thu/Chi về kinh doanh ngoại tệ
Nội dung tài khoản
2.1 TK 4711 - Mua, bán ngoại tệ kinh doanh
TK này dùng để phản ánh ngoại tệ mua vào, bán ra thuộc quỹ ngoại tệ kinh doanh. Kết cấu tài khoản:
Hạch toán chi tiết theo từng nguyên tệ.
2.2 TK 4712 - Thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh
TK này dùng để phản ánh các khoản tiền VND chi ra để mua ngoại tệ hoặc thu vào do bán ngoại tệ tương ứng với giá trị ngoại tệ mua vào hay bán ra phụ thuộc TK 4711. Kết cấu tài khoản:
Hạch toán chi tiết theo từng ngoại tệ tương ứng của TK 4711.
- SD của TK 4712 thực ra có 2 trường hợp:
+ Trước khi điều chỉnh, số dư phản ánh chênh lệch giữa nội dung phát sinh nợ và phát sinh có của TK này.
+ Sau khi điều chỉnh, số dư của TK này mới có ý nghĩa như trên.
- Trường hợp SD TK 4711 = 0, tức là số ngoại tệ kinh doanh đã được bán hết, và ngân hàng không bán ra từ nguồn khác, thủ tục điều chỉnh vẫn không có tính chất ngoại lệ.
2.3 TK 6311 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo
TK này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch do thay đổi tỷ giá hối đoái qua việc đánh giá lại các khoản ngoại tệ, hạch toán bằng VND.
Hạch toán chi tiết theo từng loại ngoại tệ.
Số dư TK này cuối kỳ (hoặc định kỳ tuỳ theo ngân hàng) được kết chuyển vào TK Thu nhập/ Chi phí thích hợp.
2.4 TK 721/821 - Thu/Chi về kinh doanh ngoại tệ
Các TK này phản ánh các khoản thu nhập (721) hoặc chi phí (821) trực tiếp về hoạt động kinh doanh của ngoại tệ, gồm:
- Số chênh lệch giữa giá ngoại tệ mua vào và bán ra
- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ
- Các khoản chi trực tiếp cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Các trường hợp hạch toán chủ yếu
3.1 Kế toán nghiệp vụ mua ngoại tệ giao ngay
- Ghi nhận ngoại tệ mua vào:
Có TK 4711 (mở tiểu khoản nguyên tệ)
- Đồng thời hạch toán bằng VND:
- Hạch toán ngoại bảng cam kết mua ngoại tệ giao ngay trong 2 ngày làm việc:
Tất toán TK 9231 khi NH nhận ngoại tệ cam kết mua vào.
3.2 Kế toán nghiệp vụ bán ngoại tệ giao ngay
- Ghi nhận ngoại tệ bán ra:
Nợ TK 4711(mở tiểu khoản nguyên tệ)
- Đồng thời hạch toán bằng VND:
- Hạch toán ngoại bảng cam kết mua ngoại tệ giao ngay trong 2 ngày làm việc:
Tất toán TK 9232 khi NH nhận ngoại tệ cam kết bán ra.
3.3 Kế toán lãi, lỗ kinh doanh ngoại tệ
- Xác định lãi, lỗ kinh doanh ngoại tệ
Lãi/ lỗ phát sinh từ nghiệp vụ mua bán ngoại tệ là số chênh lệch giữa doanh thu bán ngoại tệ với tổng giá vốn mua vào trong tháng của số ngoại tệ bán ra Trong đó:
+ Doanh thu ngoại tệ được xác định theo giá trị thực tế ngoại tệ đã bán trong tháng (theo tỷ giá thực tế bán ra trong tháng).
+ Tổng giá vốn mua vào trong tháng của số ngoại tệ đã bán ra được xác định theo tỷ giá mua bình quân trong tháng, được tính theo CT:
- Sau khi xác định được lãi, lỗ kinh doanh ngoại tệ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 4712 (số chênh lệch)
Có TK TK 4712 (số chênh lệch)
* Lưu ý: hiện nay, thu nhập lãi về kinh doanh ngoại tệ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
3.4 Kế toán kết quả đánh giá lại giá trị ngoại tệ kinh doanh
Sau khi xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ, định kỳ cuối tháng, ngân hàng tiến hành xác định số chênh lệch tăng/ giảm giá trị ngoại tệ kinh doanh trên cơ sở so sánh số dư quy đổi ra VND của TK 4711 theo tỷ giá ngày cuối tháng với số dư TK 4712.
Nếu chênh lệch, thực hiện điều chỉnh số dư TK 4712 cho bằng số dư TK 4711 quy ra VND theo tỷ giá ngày cuối tháng.
- TH TK 4711 có SD Nợ và TK 4712 có SD Có:
+ Số dư TK 4712 < số dư quy đổi VND của TK 4711:
+ Số dư TK 4712 > số dư quy đổi VND của TK 4711:
- TH TK 4711 có SD Có và TK 4712 có SD Nợ
+ Số dư TK 4712 < số dư quy đổi VND của TK 4711:
+ Số dư TK 4712 > số dư quy đổi VND của TK 4711:
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số dư TK 631 vào Thu nhập/Chi phí thích hợp.
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHUYỂN ĐỔI NGOẠI TỆ
TK 4711- Mua bán ngoại tệ kinh doanh
- Phản ánh ngoại tệ mua vào và bán ra trên cơ sở ngoại tệ mua vào rồi mới bán ra từ nguồn ngoại tệ kinh doanh ,
*Lưu ý : Hạch toán chi tiết theo từng nguyên tệ
TK 4712 - Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
- Phản ánh các khoản tiền VND chi ra để mua ngoại tệ hoặc thu vào do bán ngoại tệ tương ứng với giá trị ngoại tệ mua vào hoặc bán ra thuộc TK 4711
*Lưu ý : Hạch toán chi tiết theo từng nguyên tệ
- Trước khi điều chỉnh số dư TK 4712 phản ánh CL giữa nội dung phát sinh bên Nợ và bên Có của TK này
Khi số dư của tài khoản 4712 bằng 0, điều này cho thấy toàn bộ ngoại tệ dùng cho hoạt động kinh doanh đã được bán hết và không có nguồn ngoại tệ bổ sung Do đó, thủ tục điều chỉnh số dư tài khoản 4712 vẫn phải được thực hiện.
TK 7210 / TK 8210 - Thu / Chi về kinh doanh ngoại tệ
- Phản ánh các khoản thu nhập ( TK 721) hoặc chi phí ( TK 821) về hoạt động KD ngoại tệ :
+ Chênh lệch giá ngoại tệ mua vào >< bán ra
+ Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ
+ Chi trực tiếp cho hoạt động kinh doanh
Các trường hợp hạch toán
3.1 Kế toán nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ trong nước ( giao ngay )
- Bút toán 1 : Ghi nhận số ngoại tệ nhận chuyển đổi
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp (TK 1031,4221…)
Có TK Thanh toán mua bán ngoại tệ KD (TK 4712 )
-Bút toán 2 : Ghi nhận số ngoại tệ đổi đi
Nợ TK Thanh toán mua bán ngoại tệ KD (TK 4712)
Có TK Ngoại tệ thích hợp (TK 1031,4221, )
-Bút toán 3 : Hạch toán số tiền VND quy đổi trong nghiệp vụ chuyển đổi giữa hai ngoại tệ trên.
Nợ TK Thanh toán mua bán ngoại tệ KD (TK 4712 - đổi đi )
Có TK Thanh toán mua bán ngoại tệ KD (TK 4712 - nhận chuyển đổi )
* Lưu ý : + TK 4712 phải được mở tiểu khoản theo loại ngoại tệ NH nhận chuyển đổi /đổi đi
+ Số ngoại tệ NH đổi đi = Số ngoại tệ NH nhận chuyển đổi x ( Tỷ giá mua ngoại tệ nhận chuyển đổi/Tỷ giá bán ngoại tệ đổi đi)
+ Việc kết chuyển lãi chuyển đổi ngoại tệ được thực hiện cùng với ngoại tệ KD.
3.2 Kế toán nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ ngoài nước ( giao ngay )
NH thông qua NH đại lý ở nước ngoài để yêu cầu chuyển đổi ngoại tệ từ TK tiền gửi ngoại tệ của NH tại NH địa lý
- Bút toán 1 : Ghi giảm tiền gửi đối với số ngoại tệ NH chuyển đổi đi (Xem đó như ngoại tệ NH bán ra)
Nợ TK Mua bán ngoại tệ KD (TK 7411)
Có TK Tiền gửi không kỳ hạn ( TK 1331)
- Bút toán 2 : Ghi tăng tiền gửi bằng ngoại tệ NH nhận chuyển đổi theo tỷ giá thỏa thuận với NH đại lý ( Xem như là NV ngoại tệ mua vào của NH)
Nợ TK Tiền gửi không kỳ hạn ( TK 1331)
Có TK Mua bán ngoại tệ KD (TK 7411)
- Bút toán 3: Đối với ngoại tệ nhận đổi đi thì quy đổi theo tỷ giá bán ra trong nước, đối với ngoại tệ nhận đổi về thì quy đổi theo tỷ giá mua trong nước Đồng thời, cần hạch toán chênh lệch tỷ giá vào thu nhập hoặc chi phí kinh doanh ngoại hối.
Nợ TK Thanh toán mua bán ngoại tệ KD (TK 4712 - nhận chuyển đổi )
Có TK Thanh toán mua bán ngoại tệ KD (TK 4712 - đổi đi )
Có TK Thu nhập /Chi phí KD ngoại tệ (CL SPS bên Nợ (TK 4712) lớn hơn/nhỏ hơn SPS bên Có (TK 4712))
* Lưu ý : + TK 4711/ TK 4712 phải được mở tiểu khoản theo loại ngoại tệ NH nhận chuyển đổi /đổi đi
+ Số ngoại tệ NH nhận chuyển đổi = Số ngoại tệ NH nhận chuyển đổi x Tỷ giá mua ngoại tệ nhận chuyển đổi
+ Số ngoại tệ NH đổi đi = Số ngoại tệ NH đổi đi x Tỷ giá bán ngoại tệ đổi đi
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH VỀ TIỀN TỆ
Kế toán giao dịch kỳ hạn về tiền tệ
1.1 Kế toán giao dịch kỳ hạn mua ngoại tệ và thanh toán VND a Tại ngày hiệu lực của hợp đồng :
Căn cứ hợp đồng, bảng kê chi tiết hợp đồng, hạch toán:
- Hạch toán số tiền ngoại tệ cam kết mua kỳ hạn ghi trên HĐ
Nợ TK Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn tiền tệ - 4862
Có TK Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ - 4741
- Hạch toán số tiền VND cam kết thanh toán cho số ngoại tệ mua kỳ hạn:
Nợ TK Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ - 4742 (theo tỷ giá giao ngay của ngày hiệu lực hợp đồng)
Nợ TK Lãi phải thu từ giao dịch kỳ hạn – 3962 (tỷ giá kỳ hạn > tỷ giá giao ngay)
Có TK Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn (tiểu khoản VND, theo tỷ giá mua kỳ hạn)
Có TK Lãi phải trả từ giao dịch kỳ hạn – 4962 (tỷ giá kỳ hạn < tỷ giá giao ngay) b Trong thời hạn hiệu lực của HĐ :
- Phân bố lãi phải thu/lãi phải trả Định kỳ, phân bổ chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn:
+ Phân bổ số dư TK 3962 :
Nợ TK Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ - 8230
Có TK Lãi phải thu từ giao dịch kỳ hạn – 3962
+ Phân bổ số dư TK 4962
Nợ TK Lãi phải trả từ giao dịch kỳ hạn – 4962
Có TK Thu về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ - 7230
*Lưu ý :Đến ngày thực hiện, phải phân bổ hết số dư tài khoản 3962/4962
- Đánh giá lại giá trị VND của số dư ngoại tệ cam kết mua có kỳ hạn (TK 4741/4742)
+ Trường hợp tỷ giá giao ngay ở thời điểm đánh giá > ở thời điểm bắt đầu hợp đồng:
Nợ TK Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ - 4742
Có TK Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh – 6332
+ Trường hợp tỷ giá giao ngay ở thời điểm đánh giá < ở thời điểm bắt đầu hợp đồng:
Nợ TK Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh – 6332
Có TK Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ - 4742
Cuối năm, số dư TK 633 được kết chuyển vào TK Thu/Chi về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ -TK 7230/ 8230. c Đến ngày thực hiện HD
- Ghi nhận số ngoại tệ mua vào theo HD kỳ hạn :
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp - TK 1031, 4221
Có TK Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn - TK 4862
*Lưu ý : hạch toán chi tiết theo loại ngoại tệ mua vào
- Ghi nhận số tiền VND thanh toán theo tỷ giá mua ngoại tệ kỳ hạn theo HD:
Nợ Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn - TK 4862 (tiểu khoản VND)
Có TK Ngoại tệ thích hợp -TK 1011, 4211 (theo tỷ giá kỳ hạn)
- Đánh giá lại giá trị VND theo tỷ giá giao ngay ở thời điểm thực hiện hợp đồng (Hoặc hạch toán ngược lại)
Nợ TK CL đánh giá lại công cụ TCPS - TK 6332
Có TK Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ - TK 4742
*Lưu ý : NH có thể không thực hiện bước đánh giá này ,khi đó việc ghi nhận tác động của biến động tỷ giá từ ngày đánh giá lần cuối đến ngày đáo hạn HD được ẩn vào kết quả chung ở kỳ đánh giá tiếp theo về giá trị VND quy đổi của số dư trên TK ngoại tệ 47.
- Tất toán các TK giao dịch mua ngoại tệ có kỳ hạn , chuyển sang ghi nhận trên các TK mua bán ngoại tệ giao ngay.
+ Kết chuyển số ngoại tệ mua vào:
Nợ TK Cam kết giao dịch kỳ hạn ngoại tệ -TK 4741 (tiểu khoản ngoại tệ)
Có TK Mua bán ngoại tệ KD -TK 4711 (tiểu khoản ngoại tệ)
+ Kết chuyển số tiền VND thanh toán:
Nợ TK Thanh toán mua bán ngoại tệ KD - TK 4712
Có TK Giá trị kỳ hạn giao dịch tiền tệ - TK 4742
1.2 Kế toán giao dịch kỳ hạn bán ngoại tệ, thanh toán VND
Quy trình kế toán nghiệp vụ bán ngoại tệ kỳ hạn tương tự như mua ngoại tệ có kỳ hạn, nhưng hạch toán thời điểm bắt đầu và tất toán hợp đồng ngược lại:- Khi ký hợp đồng: Hạch toán nợ phải trả (nếu là bán ngoại tệ kỳ hạn, mua VND kỳ hạn) và ghi nhận lỗ/lãi chênh lệch tỷ giá kỳ hạn.- Khi tất toán: Hạch toán thu ngoại tệ (nếu là bán ngoại tệ kỳ hạn, mua VND kỳ hạn) và ghi nhận lỗ/lãi chênh lệch tỷ giá thực tế so với tỷ giá kỳ hạn.
1.3 Kế toán giao dịch chuyển đổi kỳ hạn giữa hai ngoại tệ a Tại ngày bắt đầu hiệu lực HD
Căn cứ hợp đồng, bảng kê chi tiết hợp đồng, hạch toán:
- Ghi nhận cam kết mua vào ngoại tệ:
Nợ TK Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn – TK 4862 (tiểu khoản ngoại tệ)
Có TK Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ - TK 4741 (tiểu khoản ngoại tệ)
- Ghi nhận số ngoại tệ thanh toán (bán ra)
Nợ TK Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ - TK 4741 (tiểu khoản ngoại tệ)
Có TK Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn -TK 4862 (tiểu khoản ngoại tệ)
- Đồng thời, hạch toán VND tương ứng:
+ Trường hợp tỷ giá giao ngay (tỷ giá so sánh) tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng của ngoại tệ > tỷ giá so sánh của ngoại tệ mua
Nợ TK Giá trị giao dịch tiền tệ - TK 4742 (theo tỷ giá mua ngoại tệ mua vào)
Nợ TK Lãi phải thu cho giao dịch kỳ hạn -TK 3962 (chênh lệch)
Có TK Giá trị giao dịch tiền tệ - TK 4742 (theo tỷ giá bán ngoại tệ bán ra)
+ Trường hợp tỷ giá giao ngay (tỷ giá so sánh) tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng của ngoại tệ > tỷ giá so sánh của ngoại tệ mua
Nợ TK Giá trị giao dịch tiền tệ - TK 4742 (theo tỷ giá mua ngoại tệ mua vào)
Có TK Giá trị giao dịch tiền tệ - TK 4742 (theo tỷ giá bán ngoại tệ bán ra)
Có TK Lãi phải trả cho giao dịch kỳ hạn - TK 4962 (Chênh lệch) b Trong thời gian hiệu lực HD
Xử lý hạch toán tương tự như HD mua ngoại tệ có kỳ hạn thanh toán bằng VND.Tuy nhiên cần hạch toán riêng từng loại ngoại tệ tham gia HD chuyển đổi giữa hai ngoại tệ có kỳ hạn. c Đến ngày tất toán HD
- Ghi nhận số ngoại tệ thực tế mua vào theo HD :
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp - TK 1031,4221,
Có TK Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn - TK 4862
- Ghi nhận số ngoại tệ xuất ra để thanh toán theo HD :
Nợ TK Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn - TK 4862
Có TK TK Ngoại tệ thích hợp - TK 1031,4221,
- Kết chuyển giao dịch chuyển đổi kỳ hạn đã thực hiện sang các TK giao dịch ngoại tệ
+ Đối với ngoại tệ mua vào
Nợ TK Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ - TK 4741 (tiểu khoản ngoại tệ)
Có TK Mua bán ngoại tệ KD -TK 4711 (tiểu khoản ngoại tệ)
+ Đồng thời , tất toán số tiền VND tương ứng ngoại tệ mua vào theo tỷ giá mua giao ngay
Nợ TK Thanh toán mua bán ngoại tệ KD - TK 4712 (tiểu khoản ngoại tệ)
Có TK Giá trị kỳ hạn giao dịch tiền tệ - TK 4742 (tiểu khoản ngoại tệ)
+ Đối với ngoại tệ bán ra
Nợ TK Mua bán ngoại tệ KD -TK 4711 (tiểu khoản ngoại tệ)
Có TK Cam kết giao dịch kỳ hạn ngoại tệ -TK 4741 (tiểu khoản ngoại tệ)
+ Đồng thời , tất toán số tiền VND tương ứng ngoại tệ mua vào theo tỷ giá bán giao ngay
Nợ TK Giá trị kỳ hạn giao dịch tiền tệ - TK 4742 (tiểu khoản ngoại tệ)
Có TK Thanh toán mua bán ngoại tệ KD - TK 4712 (tiểu khoản ngoại tệ)
Kế toán nghiệp vụ hoán đổi về tiền tệ
2.1 Kế toán giao dịch mua ngoại tệ thanh toán bằng VNĐ, cam kết bán ngoại tệ nhận lại. a Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng
+ Nợ TK Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ (TK 9235) ( tiểu khoản theo ngoại tệ mua về) :
Số ngoại tệ mua tại thời điểm bắt đầu theo HĐ
+ Nợ TK Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ (TK 9235) ( tiểu khoản theo số VNĐ thanh toán ) : Số VNĐ thanh toán tại thời điểm bắt đầu HĐ
- Theo dõi nội bảng các khoản thanh toán với KH theo HĐ :
+ Đối với ngoại tệ hoán đổi đến :
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp : Số ngoại tệ thực nhận tại ngày bắt đầu HĐ
[Nợ TK 4961 : Chênh lệch giữa số tiền nhận và số tiền trả]
Có TK 4861 : Số tiền phải trả tại thời điểm tất toán
[ Có TK 4961 : Chênh lệch giữa số tiền nhận và số tiền trả]
+ Đối với số tiền VNĐ hoán đổi đi :
Nợ TK 4861 : số tiền nhận lại tại thời điểm tất toán
[ Nợ TK 4961 : Chênh lệch giữa số tiền nhân và số tiền chuyển đi]
Có TK VNĐ thích hợp : Số tiền chuyển đi tại thời điểm khởi đầu HĐ
[ Có TK 4961 : Chênh lệch giữa số tiền nhân và số tiền chuyển đi] b Trong thời gian hiệu lực hợp đồng
-Định kì ( cuối mỗi ngày/tháng ) , kế toán thực hiện :
+ Phân bổ lãi phải thu từ hợp đồng hoán đổi trong kì :
+Hoặc phân bổ số lãi phải trả trong kì :
***Lưu ý : Nếu số tiền lãi phải thu/lãi phải trả là ngoại tệ , kế toán quy đổi ra VNĐ theo nghiệp vụ mua ,bán ngoại tệ kinh doanh trước khi hạch toán vào TK 723 và TK 823. c Đến ngày tất toán hợp đồng
-Hạch toán các TK ngoại bảng :
+ Có TK 9235 : Số ngoại tệ mua vào tại thời điểm khởi đầu HĐ
+ Có TK 9235 : Số tiền VNĐ thanh toán tại thời điểm khởi đầu HĐ
+ Tất toán số VNĐ đã hoán đổi đi, nay nhận lại :
Nợ TK VNĐ thích hợp
+ Tất toán ngoại tệ đã nhận , nay phải trả ra :
Có TK Ngoại tệ thích hợp
*Lưu ý : Nếu lãi phải thu/lãi phải trả chưa phân bổ hết thì tiếp tục phân bổ lần cuối như trên.
2.2 Kế toán giao dịch bán ngoại tệ nhận VNĐ, cam kết mua ngoại tệ thanh toán VNĐ
- Hạch toán ngược lại với trường hợp tại mục 2.1 trên.
2.3 Kế toán giao dịch hoán đổi giữa hai ngoại tệ
- Hạch toán tương tự trường hợp 2.1 Điểm khác biệt ở đây là thay thế các tài khoản theo dõi bằng VNĐ bằng các TK theo dõi ngoại tệ chuyển đổi đi.
Kế toán nghiệp vụ quyền chọn về tiền tệ
3.1 Kế toán nghiệp vụ mua quyền chọn a Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng, căn cứ hợp đồng, bảng kê chi tiết hợp đồng:
- Ghi nhận phí mua quyền mua/quyền bán:
Nợ TK 3880 “ Chi phí chờ phân bổ”
- Ghi nhận cam kết mua quyền mua, mua quyền bán:
Nợ TK 9236/9237 (tiểu khoản mua quyền chọn bán)
14 b Trong thời gian hiệu lực hợp đồng mua quyền chọn: Định kỳ (cuối ngày, cuối tháng, cuối quý), kế toán phân bổ phí mua quyền vào chi phí:
Nợ TK 8230 – Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ”
- Xác định và ghi nhận giá trị mới của hợp đồng mua quyền chọn:
Căn cứ bảng kê lãi giao dịch mua quyền lựa chọn, xác định số lãi phát sinh thêm hoặc số lãi giảm so với kỳ trước để hạch toán điều chỉnh số lãi chưa thực hiện (lãi chưa thực hiện là chênh lệch giữa giá trị tính theo tỷ giá thị trường so với tỷ giá dự kiến).
+ Trường hợp mua quyền chọn mua, nếu tỷ giá thị trường > tỷ giá dự kiến, NH ghi nhận lãi chưa thực hiện, ngược lại thì lãi = 0.
+Trường hợp mua quyền chọn bán, tỷ giá thị trường < tỷ giá dự kiến, NH ghi nhận lãi chưa thực hiện, ngược lại thì lãi = 0.
- Tỷ giá dự kiến của HĐ được xác định theo công thức:
- Nếu có lãi phát sinh tăng thêm so với kỳ trước thì hạch toán:
Nợ TK 3964 – Lãi phải thu về giao dịch quyền chọn
Có TK 6334 (tiểu khoản giao dịch quyền chọn)
Ngược lại, số lãi giảm so với kỳ trước:
Có TK 3964 c Tại thời điểm hợp đồng đến hạn:
- Nếu NH không thực hiện quyền chọn
Có TK 9236/9237 (tiểu khoản đã mở)
+ Tất toán số lãi chưa thực hiện được ghi nhận tại thời điểm đánh giá lần cuối (nếu có):
- Nếu NH thực hiện quyền chọn
Có TK 9236/9237 (tiểu khoản đã mở)
+ Đồng thời, ghi nhận thực hiện mua quyền chọn:
● Đối với hợp đồng mua quyền mua:
Phản ánh nghiệp vụ mua ngoại tệ:
Nợ TK 1031, 4221 (tiểu khoản ngoại tệ)
Có TK 4711 (tiểu khoản ngoại tệ)
Hạch toán thanh toán VND:
Nợ TK 4712 (theo tỷ giá mua giao ngay tại ngày tất toán HĐ)
Có TK 1011, 4211 (theo tỷ giá gốc HĐ)
Có TK 3964: số lãi chưa thực hiện được ghi nhận kỳ đánh giá lần cuối
Có/Nợ TK 6334: Số chênh lệch
● Đối với HĐ mua quyền bán:
Phản ánh nghiệp vụ bán ngoại tệ:
Nợ TK 4711 (tiểu khoản ngoại tệ)
Có TK 1031, 4221 (tiểu khoản ngoại tệ)
Nợ TK 1011, 4211 (theo tỷ giá gốc HĐ)
Có TK 4712 (theo tỷ giá bán giao ngay ngày tất toán HĐ)
Có TK 3964: số dư hiện có
Có/Nợ TK 6334: Số chênh lệch
3.2 Kế toán nghiệp vụ bán quyền chọn a Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng, căn cứ hợp đồng, bảng kê chi tiết hợp đồng:
- Hạch toán thu phí bán quyền mua/quyền bán:
Có TK 4880 (tiểu khoản phí bán quyền)
- Ghi nhận cam kết mua quyền mua, mua quyền bán:
Nợ TK 9236/9237 (tiểu khoản mua quyền chọn bán) b Trong thời gian hiệu lực hợp đồng bán quyền chọn:
- Phân bổ phí bán quyền chọn vào thu nhập Định kỳ (cuối ngày, cuối tháng, cuối quý), kế toán phân bổ phí mua quyền vào chi phí:
Nợ TK 4889 (tiểu khoản phí bán quyền)
Có TK 7230 - Thu về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
- Xác định và ghi nhận giá trị mới của hợp đồng bán quyền chọn
Căn cứ bảng kê lỗ giao dịch bán quyền chọn, xác định số lỗ phát sinh thêm hoặc số giảm lỗ so với kỳ trước để hạch toán điều chỉnh số lỗ chưa thực hiện tại thời điểm đánh giá.
- Nếu có lỗ phát sinh tăng thêm so với kỳ trước thì hạch toán:
Nợ TK TK 6334 (tiểu khoản giao dịch quyền chọn)
Có TK 4964 – Lãi phải trả về giao dịch quyền chọn
Ngược lại, số lỗ giảm so với kỳ trước:
Có TK 6334 c Tại thời điểm hợp đồng đến hạn:
- Nếu khách hàng không thực hiện quyền chọn
Có TK 9236/9237 (tiểu khoản đã mở)
+ Tất toán số lỗ chưa thực hiện được ghi nhận tại thời điểm đánh giá lần cuối (nếu có):
- Nếu khách hàng thực hiện quyền chọn
Có TK 9236/9237 (tiểu khoản đã mở)
+ Đồng thời, ghi nhận thực hiện mua quyền chọn:
● Đối với hợp đồng bán quyền mua:
Phản ánh nghiệp vụ bán ngoại tệ (KH thực hiện quyền mua):
Nợ TK 4711 (tiểu khoản ngoại tệ)
Có TK 1031, 4221, (tiểu khoản ngoại tệ)
Nợ TK 1011, 4211 (theo tỷ giá gốc HĐ)
Nợ TK 4964: Số dư hiện có
Có TK 4712 (theo tỷ giá bán spot tại ngày thanh toán HĐ)
Nợ/Có TK 6334: Số chênh lệch
● Đối với HĐ bán quyền bán:
Phản ánh nghiệp vụ mua ngoại tệ (KH thực hiện quyền bán):
Nợ TK 1031, 4221 (tiểu khoản ngoại tệ)
Có TK 4711 (tiểu khoản ngoại tệ)
Hạch toán thanh toán VND:
Nợ TK 4712 (theo tỷ giá mua giao ngay ngày tất toán HĐ)
Nợ TK 4964: số dư hiện có Có TK 1011, 4211 (theo tỷ giá gốc HĐ)
Nợ/Có TK 6334: Số chênh lệch
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Các tài khoản giao dịch với khách hàng
- TK tiền gửi / tiền vay / đầu tư của khách hàng
+ TK tiền gửi thanh toán bằng VNĐ/ngoại tệ
+ TK tiền gửi ký quỹ bằng ngoại tệ ( TK 428)
● Tiền gửi để đảm bảo thanh toán Séc ( TK 4281)
● Tiền gửi để mở Thư tín dụng ( TK 4282)
● Tiền gửi để đảm bảo thanh toán thẻ ( 4283)
● Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính ( TK 4287)
● Đảm bảo các thanh toán khác ( TK 4289)
+ TK cho vay bằng ngoại tệ thích hợp
+ TK đầu tư của khách hàng
- TK phải trả trong nghiệp vụ thanh toán
Các TK thanh toán giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài
- TK Nostro ( TK 1331) : là TK tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của ngân hàng Việt Nam mở tại ngân hàng đối tác nước ngoài
- TK Vostro ( TK 4141) : là TK tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài mở tại ngân hàng Việt Nam
*Lưu ý : Trong trường hợp các ngân hàng tại Việt Nam làm trung gian thanh toán cho nhau trong các giao dịch thanh toán quốc tế với ngân hàng nước ngoài thì các tài khoản thanh toán vốn thích hợp ( loại 5) được sử dụng để theo dõi hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng Việt Nam này
1.3 Các TK ngoại bảng theo dõi cam kết / chứng từ thanh toán quốc tế
- TK Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ ( TK 912)
- TK Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng (L/C) ( TK 925 )
- TK Các cam kết khác ( TK 929)
Kế toán nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế
2.1 Nghiệp vụ chuyển tiền ra nước ngoài a Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền ra nước ngoài b Kế toán nghiệp vụ chuyển tiền ra nước ngoài
- Tại đơn vị quản lý khách hàng đề nghị chuyển tiền ra nước ngoài
TH1: Khách hàng chuyển tiền đi từ TK tiền gửi thích hợp của mình:
+ Khi khách hàng yêu cầu chuyển tiền:
Nợ TK tiền gửi của khách hàng
Có TK chuyển tiền ra nước ngoài
+ Khi ngân hàng thực hiện chuyển tiền:
Nợ TK chuyển tiền ra nước ngoài
Có TK lưu chuyển tiền đi
+ Khi áp dụng các khoản thuế và phí:
Nợ TK lưu chuyển tiền đi
Có TK thuế và quản lý rủi ro
TH2: Khách hàng nộp tiền mặt bằng ngoại tệ hoặc vay ngoại tệ để chuyển đi nước ngoài
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp (TK 1031/21xx)
Có TK Tiền gửi hộ và chờ thanh toán (4521)
Có Tk Phải trả trong nghiệp vụ thanh toán tại đơn vị (TK 4661)
TH3: KH đề nghị mua ngoại tệ để chuyển đi nước ngoài
+ Hạch toán số tiền VND thu về từ bán ngoại tệ cho KH:
Có TK thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (4712)
+ Hạch toán số ngoại tệ bán cho KH để chuyển ra nước ngoài
Nợ TK Tiền giữ hộ và chờ thanh toán ( TK 4521) hoặc Nợ TK Phải trả trong nghiệp vụ thanh toán (TK 4661)
Có TK Mua bán ngoại tệ kinh doanh ( TK 4711)
TH1: NH có TK Nostro bằng loại ngoại tệ dùng chuyển tiền:
Nợ TK Tiền giữ hộ và chờ thanh toán ( TK 4521) hoặc Nợ TK Phải trả trong nghiệp vụ thanh toán ( TK 4661) hoặc Nợ TK Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ nếu trung tâm thu trực tiếp từ khách hàng ( TK 4221)
TH2: NH không có TK Nostro bằng loại ngoại tệ dùng chuyển tiền ( hạch toán tương tự 3.2) TH3: Chuyển tiền ra nước ngoài qua hệ thống chuyển tiền nhanh khác ( không qua TK Nostro)
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp ( TK 4521, TK 4661, TK 4221)
Có TK Tạm ứng chi trả chuyển tiền nhanh thích hợp
-> Ngoài ra, nếu Trung tâm TTQT thu phí chuyển tiền, hạch toán vào thu nhập của đơn vị: TH1: Thu phí chuyển tiền bằng VND
Nợ TK VND Thích hợp: Phí VND do KH nộp
Có TK Thu phí dịch vụ thanh toán (TK 711); Phí (Chưa có VAT
Có TK Thuế GTGt phải nộp ( TK 4531); VAT phải nộp
TH2: Thu phí chuyển tiền bằng ngoại tệ
+ Hạch toán số ngoại tệ do khách hàng trả phí:
Nợ TK ngoại tệ thích hợp
Có TK Mua bán ngoại tệ kinh doanh ( TK 4711)
+ Hạch toán quy đổi ra VND từ số phí thu bằng ngoại tệ ( theo TG mua)
Nợ TK Thanh toán mua bán ngoại tệ ( TK 4712): phí quy đổi VND
Có Tk Thu phí dịch vụ thanh toán ( TK 711): Phí quy đổi VND
Có TK Thuế GTGT phải nộp ( TK 4531): VAT phải nộp
2.2 Nghiệp vụ chuyển tiền đến từ nước ngoài a Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đến từ nước ngoài b Kế toán nghiệp vụ chuyển tiền đến từ nước ngoài
-Tại trung tâm TTQT: căn cứ vào lệnh chuyển tiền và chứng từ kèm theo từ NHNN mà Trung tâm TTQT chấp nhận điện chuyển tiền.
TH1 : Trung tâm chuyển tiền trực tiếp vào TK của KH thụ hưởng.
+ Hạch toán số tiền chuyển vào TK của KH thụ hưởng :
Nợ TK Nostro ( TK 1331)/ TK thanh toán khác với NHNNg
Có TK thích hợp của KH thụ hưởng
● Nếu thu phí từ KH chuyển tiền ở nước ngoài : Khi nhận được điện báo Có về hoàn trả phí từ NHNNg , Trung tâm hạch toán vào thu nhập của Đơn vị quản lý KH thụ hưởng
● Nếu thu phí từ KH thụ hưởng : Trung tâm thu phí từ KH thụ hưởng và hạch toán vào thu nhập của Đơn vị
● Nếu thu phí bằng VNĐ : Căn cứ theo tỷ giá công bố tại thời điểm tính phí để tính số tiền VNĐ phải thu từ KH thụ hưởng
Nợ TK VNĐ thích hợp : Phí ( đã bao gồm thuế VAT)
Có TK Thu phí nghiệp vụ thanh toán ( TK 711) : Phí ( chưa có thuế VAT )
Có TK Thuế GTGT phải nộp ( TK 4531) : VAT phải nộp
● Nếu thu phí bằng ngoại tệ : kế toán quy đổi ra ra VNĐ theo nghiệp vụ mua ngoại tệ kinh doanh trước khi hạch toán vào thu nhập của đơn vị
TH2: Trung tâm chuyển tiếp điện chuyển tiền cho Đơn vị tiếp tục xử lý trả tiền cho KH thụ hưởng.
Nợ TK Nostro (TK 1331) / Thanh toán khác với NHNNg
Có TK Phải trả trong nghiệp vụ thanh toán ( tại đơn vị )
-Tại Đơn vị phục vụ KH thụ hưởng :
TH1 : KH thụ hưởng nhận tiền trong thời gian quy định hạch toán số tiền chuyển đến từ nước ngoài nay trả cho KH :
Nợ TK Phải trả trong nghiệp vụ thanh toán ( tại Đơn vị )
Có TK Thích hợp ( TK 1031 / TK 1011…)
TH2 : KH từ chối nhận hoặc không đến nhận trong thời gian quy định : Đơn vị xử lý theo quy trình hoàn trả cho NNHNg thông qua Trung tâm TTQT.
2.3 Kế toán phương thức nhờ thu a Một số vấn đề liên quan đến phương thức nhờ thu
-Nhờ thu là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ một số tiền từ nhà nhập khẩu một cách có điều kiện hoặc không có điều kiện.
+ Nhờ thu trơn : Nhà xuất khẩu ủy thác ngân hàng thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu và bộ chứng từ giao hàng hóa gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu để nhận hàng mà không qua ngân hàng
+ Nhờ thu kèm chứng từ : Nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu căn cứ vào bộ chứng từ giao hàng với điều kiện người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu hàng hóa
- Quy trình nghiệp vụ nhờ thu : b Kế toán phương thức nhờ thu xuất khẩu ( tại NH nhờ thu )
- Tiếp nhận đề nghị nhờ thu kèm BCT do KH xuất trình
+ Hạch toán ngoại bảng theo dõi giá trị BCT nhờ thu đang xử lý
Nợ TK Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ nhận giữ hộ hoặc thu hộ ( TK 9122)
+ Đồng thời hạch toán thu phí trong nghiệp vụ nhờ thu ( nếu có ):
Nợ TK VNĐ thích hợp : Phí ( đã bao gồm thuế VAT )
Có TK Thu từ dịch vụ thanh toán ( TK 7110) : Phí ( chưa có VAT)
Có TK Thuế GTGT phải nộp ( TK 4531) : VAT phải nộp
→ Nếu thu phí bằng ngoại tệ , kế toán ngân hàng xử lý như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trước khi hạch toán vào TK thu nhập.
- Thực hiện chiết khấu BCT Nhờ thu ( nếu có ) :
Kế toán hạch toán như đối với nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
- Gửi BCT nhờ thu cho NH thu hộ :
+Hạch toán ngoại bảng giá trị BCT nhờ thu :
Có TK chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ nhận giữ hộ hoặc thu hộ ( TK 9122)
Nợ TK Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu ( TK 9123)
- Nhận diện và xác nhận kết quả nhờ thu từ NH thu hộ :
+ Nếu là điện thanh toán ( báo Có ) BCT nhờ thu trả ngay ( trước đây không có chiết khấu)
Nợ TK Nostro/Vostro thích hợp
Có TK Tiền gửi thanh toán của KH thụ hưởng
+ Đồng thời , hạch toán ngoại bảng :
Có TK Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu (TK9123)
● Nếu là điện chấp nhận thanh toán BCT nhờ thu trả chậm : NH thông báo chấp nhận thanh toán đến với KH thụ hưởng ( KH chỉ thị nhờ thu ) thì làm tương tự như nhờ thu trả ngay
● Nếu là điện từ chối thanh toán BCT nhờ thu : NH thông báo thanh toán BCT nhờ thu đến KH thụ hưởng để đề nghị KH cho phương án xử lý. c Kế toán phương thức nhờ thu nhập khẩu ( tại NH thu hộ)
- Trường hợp ngân hàng từ chối thu hộ :
+ Lập điện thông báo từ chối thu hộ kèm BCT hoàn trả cho NH nhờ thu
+ Đồng thời , gửi thư thông báo từ chối thu hộ đến KH trả tiền ( Nhà nhập khẩu )
- Trường hợp NH đồng ý thu hộ
+ Hạch toán ngoại bảng theo dõi giá trị BCT nhờ thu đến :
Nợ TK chứng từ giá trị có giá bằng ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán ( TK
+ Nếu KH đồng ý thanh toán đối với BCT nhờ thu trả ngay :
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp
Có TK Nostro/Vostro thích hợp
Hạch toán thu phí liên quan nếu có
Tất toán TK ngoại bảng giá trị BCT nhờ thu đến nay được thanh toán :
Có TK Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán
+ Nếu KH chấp nhận thanh toán vào ngày đến hạn đối với BCT nhờ thu trả chậm :
NH hạch toán số tiền ký quỹ thanh toán BCT nhờ thu :
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp
Có TK Tiền gửi kí quỹ bằng ngoại tệ ( TK 4289)
Khi đến hạn thanh toán BCT nhờ thu trả chậm : NH xử lý tương tự trường hợp thanh toán BCT Nhờ thu trả ngay
+ Nếu Kh từ chối BCT nhờ thu :
Tất toán TK ngoại bảng theo dõi giá trị BCT nhờ thu đến nay bị từ chối :
Có TK Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán ( TK 9124)
+ Đồng thời, hạch toán thu phí liên quan (nếu có)
2.4 Kế toán phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C) a Một số vấn đề liên quan đến phương thức thanh toán L/C
Phương thức thanh toán thư tín dụng là thỏa thuận ràng buộc do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của khách hàng, cam kết thanh toán hoặc ủy quyền ngân hàng khác thanh toán một số tiền cố định cho người thụ hưởng hoặc theo chỉ thị trong thư tín dụng Điều kiện là người thụ hưởng phải cung cấp cho ngân hàng các chứng từ thanh toán phù hợp với các quy định của thư tín dụng.
+ L/C trả chậm có điều khoản thanh toán ngay
-Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
25 b Kế toán phương thức L/C nhập khẩu ( tại ngân hàng phát hành L/C)
+ Hạch toán đảm bảo mở L/C:
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp ( TK 4221)
Có Tk Tiền gửi ký quỹ để mở thư tín dụng ( TK 4282)
+ Hạch toán thu phí phát hành L/C:
Nợ TK VND thích hợp
Có TK Doanh thu chờ phân bổ ( TK 4880)
+ Hạch toán ngoại tệ theo dõi theo cam kết L/C phát hành:
Nợ TK Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng ( TK 925x)
- Trong thời gian hiệu lực của L/C:
+ Định kỳ hàng tháng phân bổ chi phí phát hành L/C:
Nợ TK Doanh thu chờ phân bổ ( TK 4880): phí được phân bổ đã gồm thuế VAT
Có TK Thu phí dịch vụ thanh toán (TK 711): Phí được phân bổ ( chưa thuế VAT)
Có TK Thuế GTGT phải nộp ( TK 4531): VAT phải nộp
+ Nếu tu chỉnh trị giá tăng giá L/C: kế toán hạch toán bổ sung ký quỹ hoặc hình thức đảm bảo khác đối ứng với phần tăng giá trị L/C.
+ Nếu tu chỉnh giảm trị giá L/C: Hạch toán giải tỏa số tiền ký quỹ hoặc tranh chấp tài sản đảm bảo cho L/C phát hành trước đây sau khi nhận diện xác nhận chấp nhận tu
26 chỉnh từ NH phục vụ KH thụ hưởng L/C, giá trị giải tỏa hay giải chấp tương ứng phần giá trị L/C tu chỉnh giảm.
+ Điều kiện để NH chấp nhận phát hành xử lý hủy L/C:
● Chỉ chấp nhận yêu cầu hủy L/C khi nhận được điện hoặc văn bản đồng ý hủy từ NH nước ngoài
● Nhận được điện hoặc văn bản xác nhận của KH trả tiền về việc đồng ý hủy L/C + Hạch toán hủy L/C
● Trả lại tiền ký quỹ hoặc giải tỏa TK tiền gửi của khách hàng, giải tỏa hạn mức tín dụng, giải chấp các tài sản đảm bảo phát hành L/C
Nợ TK Tiền gửi ký quỹ để mở L/C
Có TK VND/Ngoại tệ thích hợp
● Tất toán TK ngoại bảng về giá trị cam kết trong nghiệp vụ L/C:
Có TK Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng ( TK 925)
● Thu phí hủy L/C và các khoản phí còn lại
Nợ TK VND thích hợp (TK 1011, 4211): phí ( gồm VAT)
Có TK Thu phí dịch vụ thanh toán ( TK 711): phí ( chưa VAT)
Có TK Thuế GTGT phải nộp ( TK 4531): VAT
- Đến hạn thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán L/C nhập khẩu
+ Tại ngân hàng Thanh toán (đối với BCT theo L/C trả ngay):
● Nếu KH đủ nguồn tiền thanh toán, hạch toán:
Nợ TK Tiền gửi ký quỹ mở L/C / TK thích hợp khác Đồng thời tất toán TK ngoại bảng:
Có TK cam kết trong nghiệp vụ thư tín ( TK 925x)
● Nếu KH vẫn chưa đủ nguồn tiền thanh toán: NH vẫn phải thực hiện thanh toán bắt buộc cho khách hàng thụ hưởng L/C đến hạn thanh toán.
Nợ TK Thu chi hộ ( với đơn vị): Trị giá theo BCT
Có TK Nostro thích hợp: Trị giá theo BCT ( chưa VAT)
Có Thu phí thích hợp : Phí của NHXT
Có Thuế GTGT phải nộp: VAT phải nộp
● Tất toán tài khoản ngoại bảng L/C:
Có TK Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng ( 925x)
● Đồng thời lập điện thanh toán cho khách hàng thụ hưởng L/C gửi NH xuất trình với nội dung : Thanh toán LC số
+ Tại Đơn vị tiếp nhận Đề nghị phát hành L/C của khách hàng:
Nợ TK Tiền gửi ký quỹ mở L/C: số tiền đã ký quỹ
Nợ TK Cho vay thích hợp: chênh lệch giữa BCT đòi tiền và số tiền ký quỹ đã phát hành L/C
Có TK Thu chi hộ: Số tiền nhờ HSC thanh toán L/C
+ Chấp nhận thanh toán ( đối với BCT theo L/C trả chậm):
NH phát hành L/C lập điện chấp nhận thanh toán BCT vào ngày đến hạn cam kết ( đối với L/C trả chậm) gửi NH xuất trình Đồng thời, chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo nguồn tiền thanh toán 100% trị giá BCT L/C trước khi xuất BCT gốc giao cho KH đi nhận hàng hóa.
Nếu đến hạn chấp nhận thanh toán BCT theo L/C trả chậm mà KH đề nghị phát hành L/C vẫn chưa đến NH nhận BCT thì NH phát hành vẫn chủ động lập điện chấp nhận thanh toán. Đồng thời, chủ động thwucj hiện các biện pháp đảm bảo nguồn thanh toán 100% giá trị BCT theo quy định. c Kế toán phương thức L/C xuất khẩu (tại NH thông báo cho KH thụ hưởng)
+ Tiếp nhận L/C do NH nước ngoài phát hành :
● Nếu L/C chỉ thị thu phí thông báo và các phí liên quan từ KH thụ hưởng :
Nợ TK VNĐ thích hợp : Phí ( bao gồm VAT)
Có TK Thu phí từ dịch vụ thanh toán ( TK 711) : phí ( chưa VAT )
Có TK Thuế GTGT phải nộp ( TK 4531) : VAT phải nộp
+ KH thụ hưởng xuất trình BCT theo L/C :
● Nếu NH đồng ý xử lý BCT gửi đi đòi tiền theo L/C :
Lập và gửi thư đòi tiền kèm theo BCT gốc theo L/C Đồng thời , hạch toán ngoại bảng :
Nợ TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu ( TK 9123)
● Nếu NH từ chối xử lý : NH thông báo với KH thụ hưởng về việc từ chối xử lý BCT nhờ thu theo L/C
Khi ngân hàng (NH) đồng ý xử lý bộ chứng từ (BCT) để đòi tiền theo lệnh tín dụng (L/C) nhưng yêu cầu sửa nội dung chứng từ, NH sẽ lập thông báo yêu cầu khách hàng (KH) chỉnh sửa chứng từ Sau khi KH xuất trình chứng từ đã chỉnh sửa, NH tiếp tục quy trình xét duyệt, đồng ý hoặc từ chối xử lý BCT và thực hiện đòi tiền theo L/C.
+ Nhận thông báo từ NH phát hành L/C về BCT đã gửi đi :
TH1: Nhận diện chuyển tiền báo Có về BCT theo L/C trả ngay :
● Khi chưa thực hiện chiết khấu/ tài trợ xuất khẩu
Nợ TK Nostro thích hợp ( TK 1331)
Có TK Tiền gửi thanh toán của KH ( TK 4221)
Hạch toán thu phí liên quan (nếu có )
● Khi BCT đã được NH thực hiện chiết khấu/tài trợ xuất khẩu :
Nh tiến hành xử lý thu nợ và lãi trước khi hạch toán ghi Có gí trị còn lại cho KH thụ hưởng. Đồng thời , hạch toán ngoại bảng :
Có TK chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu (TK 9123)
TH2: Nhận điện chấp nhận thanh toán BCT theo L/C trả chậm :
+Vào ngày đến hạn thanh toán , nhận điện báo Có từ NH phát hành : xử lý nhận điện chuyển tiền báo Có về BCT theo L/C trả ngay ở trên.
TH3: Nhận điện thông báo hoàn trả L/C