Cuối cùng, tiến độ của một dự án đang gặp phải tình trạng tạm ngưng, chậm trễ vì chủ đầu tư được phân tích theo phương pháp cửa sổ, sự so sánh với cách làm thực tế của nhà thầu cho thấy
TỔNG QUAN
Giải thích các thuật ngữ, khái niệm
Tạm ngưng công việc (Suspension of Work): trạng thái của dự án bị tạm ngưng thực hiện Theo mục 8.8 FIDIC 1999(Suspension of Work), tư vấn quản lý dự án (QLDA) tại bất cứ thời điểm nào có thể yêu cầu nhà thầu ngưng tiến hành mọi công việc trên công trường Trong quá trình ngưng công trình, nhà thầu có trách nhiệm bảo quản và bảo vệ các phần công việc dang dở khỏi sự xuống cấp, mất mát hay thiệt hại
Hậu quả của tạm ngưng công việc (Consequences of Suspension): theo mục
8.9 FIDIC 1999, nếu nhà thầu gặp phải các thiệt hại về tiến độ hay chi phí do tuân theo yêu cầu ngưng công trường theo mục 8.8 [2] hay do khởi động lại công trường, nhà thầu sẽ ra thông báo cho tư vấn QLDA và có quyền được hưởng :
+ Thời gian gia hạn (extension of time)
+ Chi phí phải trả trong khi tạm ngưng
Thời gian gia hạn của dự án (Extension of Time- EOT): khoảng thời gian kéo dài được cộng thêm vào thời gian thực hiện dự án vì lỗi của chủ đầu tư hoặc bên thứ ba, nhà thầu không phải chịu khoản phạt nào
Chậm trễ (Delay): là hiện tượng xảy ra khi một công tác hay một giai đoạn thi công cần thêm thời gian để hoàn thành so với thời hạn hợp đồng ban đầu Có nhiều cách để phân loại chậm trễ, nếu phân loại theo cách diễn ra chậm trễ, sẽ có các loại sau: chậm trễ độc lập, nối tiếp và đồng thời Nếu phân loại theo nguyên nhân xảy ra: chậm trễ không thể tha thứ, có thể tha thứ- không đền bù, được đền bù
Chậm trễ độc lập (Independent Delay): loại chậm trễ xảy ra một cách riêng biệt, không bị gây ra do một chậm trễ khác Ảnh hưởng của chậm trễ độc lập lên dự án có thể được tính toán một cách rõ ràng [3]
Chậm trễ liên tiếp (Serial Delay): loại chậm trễ xảy ra do tác động của một chậm trễ khác diễn ra trước đó Ví dụ: công tác lắp đặt hệ thống điều hòa thông gió của tòa nhà bị chậm trễ do công tác nhập khẩu hàng từ Nhật Bản về bị trì hoãn bởi thủ tục hải quan Từ đó có thể hiểu chậm trễ liên tiếp là một chuỗi các chậm trễ có liên quan với nhau và tuần tự diễn ra, không diễn ra đồng thời [3]
Chậm trễ đồng thờ chậm trễ xảy ra trong cùng m găng của dự án (làm kéo dài th tài chính đã trì hoãn việ công việc, cùng lúc đó nhà th khiến công trường thiếu h thực hiện dự án nên việc tính toán m đến dự án là khá phức tạp
Hình 2.1 Trọng tâm c Chậm trễ không th nhà thầu chính hoặc bở thường, hầu hết các hợp đ gian và chi phí do lỗi chậ lấy lại tiến độ đã mất ho chậm trễ [3]
Chậm trễ có thể tha th này gây ra bởi bên thứ ba (third hoặc do các điều kiện bên ngoài như trường hợp này bằng điều kho thầu sẽ được kéo dài thờ trong thời gian này [3] ời (Concurent Delay): là loại chậm trễ khi có hai hay y ra trong cùng một khoảng thời gian và cùng có tác đ án (làm kéo dài thời gian thực hiện dự án) Ví dụ: chủ ệc duyệt bản vẽ shop khiến nhà thầu không th đó nhà thầu cũng gặp vấn đề với nhà cung ứng k u hụt vật tư Vì cả hai chậm trễ trên đều làm kéo dài th c tính toán một cách rạch ròi ảnh hưởng của t p [3] ng tâm của luận văn không thể tha thứ (Inexcusable Delay): loại chậm trễ ởi một nhà thầu phụ, nhà cung cấp vật tư c p đồng không chấp nhận bất cứ đền bù cho nhà th ậm trễ này gây ra Ngược lại, nhà thầu phải có trách nhi t hoặc là trả tiền phạt do thiệt hại của việc hoàn thành d tha thứ- không bồi thường (Excusable Delay) ba (third- party)- không phải do nhà thầu hay ch n bên ngoài như thời tiết, chiến tranh Hợp đ u khoản Bất khả kháng (Force Majeure) Thông thư ời gian dự án nhưng không được đền bù chi phí phát sinh
Trọng tâm luận văn khi có hai hay nhiều i gian và cùng có tác động lên đường đầu tư vì lý do u không thể triển khai ng kết cấu thép u làm kéo dài thời gian a từng chậm trễ ễ này gây ra bởi ư của họ Thông n bù cho nhà thầu về thời i có trách nhiệm c hoàn thành dự án
(Excusable Delay): loại chậm trễ u hay chủ đầu tư, p đồng giải quyết kháng (Force Majeure) Thông thường nhà n bù chi phí phát sinh
Chậm trễ có thể b bởi chủ đầu tư, hoặc do m sát chậm phê duyệt bản v chủ đầu tư có trách nhiệm (ví d với thực tế) Trong trường hưởng đền bù về thời gian và chi phí phát sinh do ch chi phí phát sinh thường đư quản vật tư và thiết bị, tổ mất năng suất lao động… Ngoài ra, nhà th ở văn phòng (Unabsorbed Home Office Overhead)
Khi có hai hay nhi định như sau (Jame E Diekmann, 1987)
Chậm trễ bất kỳ xảy ra đồ ờ với chậm trễ có thể tha thứ Any delay concurrent with excusable
Chậm trễ được đền bù x thời với chậm trễ không thể thứ
Chi phí thiệt hại (Damaged Cost, Delay Damages): các chi phí nhà th trả để duy trì công tác đi bị gián đoạn hoặc chậm tr sau:
Hình 2.2 Phân lo bồi thường (Compensable Delay): loại chậm tr c do một bên mà chủ đầu tư chịu trách nhiệm ( ví d n vẽ dẫn đến chậm trễ việc thi công), hoặc do m m (ví dụ, điều kiện hiện trường trong hồ sơ m ng hợp này, hầu hết các hợp đồng cho phép nhà th i gian và chi phí phát sinh do chậm trễ từ chủ đ ng được đền bù là: chi phí quản lý công trườ ổn thất do công nhân và thiết bị không có vi ng… Ngoài ra, nhà thầu còn có thể được đền bù chi phí qu òng (Unabsorbed Home Office Overhead) [3]
Khi có hai hay nhiều chậm trễ xảy ra đồng thời thì cách phân x (Jame E Diekmann, 1987) ậ ễ đồng thời Quy tắc ảy ra đồng thời ậ ễ ể tha thứ
Any delay concurrent with excusable
Time Extension xảy ra đồng ậ ễ không thể tha excusable
Luật thông thường Easy- rule
Apportionment (Damaged Cost, Delay Damages): các chi phí nhà th điều hành và thi công trên công trường trong th m trễ vì chủ đầu tư Phân loại chi phí thiệt h
Phân loại chi phí thiệt hại m trễn này gây ra m ( ví dụ tư vấn giám c do một sự kiện mà sơ mời thầu khác ng cho phép nhà thầu được đầu tư Các loại ờng, chi phí bảo không có việc, chi phí do n bù chi phí quản lý thì cách phân xử được quy ạ ời gian Time Extension ật công bằng Fair- rule
Apportionment (Damaged Cost, Delay Damages): các chi phí nhà thầu phải ng trong thời gian dự án t hại theo biểu đồ
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Chi phí trực tiếp (Direct Cost): bao gồm chi phí thuê và khấu hao máy móc thiết bị (equipment cost), lương công nhân (labour cost), chi phí tồn kho và bảo quản vật tư trên công trường (extended storage cost), chi phí vật tư trượt giá theo thời gian (material inflation cost), chi phí duy trì các loại bảo lãnh (extended bond cost) trong thời gian kéo dài dự án do lỗi chủ đầu tư [13]
Chi phí gián tiếp (Indirect Cost): chi phí quản lý, gồm chi phí quản lý công trường, quản lý công ty, mất năng suất lao động
Các nghiên cứu liên quan
2.2.1 Xác định thiệt hại về tiến độ:
Phần tổng quan của các nghiên cứu về phân tích chậm trễ thường đề cập tới 4 phương pháp được thừa nhận rộng rãi để [8] Bao gồm:
+ Kế hoạch vs thực tế (as-planned vs as-built) + Tiến độ bị tác động (impact as-planned schedule) + Thực tế bị tháo sụp (collapsed as-built schedule hoặc but-for) + Ảnh hưởng thời gian (time impact)
Phương pháp kế hoạch vs thực tế so sánh sự khác biệt giữa tiến độ hợp đồng và tiến độ thực tế Phương pháp này xác định các công tác găng của tiến độ kế hoạch, gán chậm trễ vào đường găng và so sánh kết quả này với tiến độ thực tế, xác
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 định được hậu quả của chậm trễ và quy trách nhiệm cho các bên (nhà thầu và chủ đầu tư) về việc làm trì hoãn ngày hoàn thành dự án [8]
Phương pháp tiến độ bị tác động chỉ sử dụng tiến độ hợp đồng để phân tích
Phương pháp này dựa trên giả thiết rằng ngày sớm nhất mà dự án hoàn thành có thể xác định bằng cách lấy những sự việc chậm trễ gán vào tiến độ kế hoạch Nhà thầu, người nộp khiếu nại về thời gian gia hạn, sẽ chỉ gán những sự kiện gây chậm trễ bởi chủ đầu tư lên tiến độ để ra được số ngày chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm [3]
Phương pháp thực tế tháo sụp là phương pháp khá phổ biến khi làm khiếu nại Trong phương pháp này, các sự kiện chậm trễ sẽ lần lượt bị trừ khỏi tiến độ thực tế để ra được tiến độ đáng lẽ đã xảy ra khi không có những sự kiện đó Lần lượt thực hiện với những sự việc gây chậm trễ của chủ đầu tư và nhà thầu để tìm ra số ngày mỗi bên phải chịu trách nhiệm [3]
Phương pháp ảnh hưởng thời gian dựa trên giả thuyết rằng chậm trễ của một dự án có thể được xác định bằng cách thực hiện một chuỗi các phân tích trên các tiến độ cập nhật Phân tích ảnh hưởng thời gian là một quá trình dựa trên tiến độ mạng CPM, nó xác định được ảnh hưởng của những sự kiện chậm trễ lên tiến độ tổng bằng cách phân tích tiến độ theo chu kỳ thời gian, thường là hàng ngày Phân tích cửa sổ là một dạng của phương pháp ảnh hưởng thời gian với chu kỳ phân tích theo tuần hoặc tháng [8]
Stumpf (2000) trình bày và so sánh bốn phương pháp dùng để phân tích chậm trễ của dự án nêu trên: thực tế vs kế hoạch, thực tế bị tác động, thực tế bị tháo sụp, phân tích cửa sổ Mỗi phương pháp cho một kết quả khác nhau, cũng như có các ưu nhược điểm riêng Trong đó, phương pháp phân tích cửa sổ được cho là đáng tin cậy và cho kết quả chính xác cao [3]
Hegazy và Zhang (2005) cải tiến phương pháp phân tích cửa sổ lên thêm một bậc Hai ông trình bày điểm yếu của phương pháp ban đầu là khối lượng tính toán nhiều nhưng phải làm bằng tay do không có phần mềm hỗ trợ và kết quả phân tích sẽ khác nhau nếu chọn chiều dài của cửa sổ được chọn khác nhau Có sự sai lệch này là do phương pháp Window không xét đến sự dao động của đường giới hạn ở cuối mỗi cửa sổ thời gian Nhóm tác giả khắc phục hai điểm yếu này bằng cách đề
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 nghị phương pháp phân tích cửa sổ cải tiến (Daily Windows Delay Analysis) và cung cấp một phần mềm hỗ trợ quá trình tính toán [9]
Trịnh Minh Tâm (2009) trong luận văn thạc sĩ của mình có vấn đề phân tích tiến độ theo phương pháp phân tích cửa sổ cải tiến Tuy nhiên, điểm yếu của luận văn là chưa trích dẫn được nguồn tham khảo của phương pháp này cũng như chưa làm nổi bật được ưu điểm của nó so với những phương pháp phân tích chậm trễ khác Tác giả nêu lên hạn chế của phương pháp cửa sổ rồi đề nghị sử dụng phương pháp cửa sổ cải tiến mà không trích dẫn nguồn tham khảo, điều này khiến người đọc hiểu nhầm đây là công trình của tác giả Tác giả liệt kê những điểm hay hơn của phương pháp cải tiến nhưng lại không trình bày sơ lược phương pháp cửa sổ, vì vậy người đọc sẽ khó có thể đối chứng, kiểm tra các nhận định của tác giả [10]
Luận văn của Trịnh Minh Tâm (2009) có đề cập và áp dụng bảng excel để phân tích tiến độ theo phương pháp cửa sổ cải tiến nhưng không thấy đề cập cách tác giả xây dựng bảng tính hoặc nguồn trích dẫn của tài liệu trên Có một điểm đáng lưu ý là bảng tính excel của tác giả khá giống file mà giáo sư Tarek Hegazy cung cấp trên trang web http://www.civil.uwaterloo.ca/tarek/hegazyfre1.html mục 13, Delay Analysis Using Daily Windows Analysis [10]
2.2.2 Xác định thiệt hại về chi phí:
Việc tính chi phí quản lý phát sinh trong lịch sử không phải đơn giản và dễ dàng Trong khoảng 1942 và 1968, những nhà thầu ở Hoa Kỳ không thể đòi được chi phí quản lý phát sinh do chính phủ gây chậm trễ dự án Bất công này chỉ được thay đổi vào năm 1968 khi một vài điều khoản được thêm vào bộ luật liên bang, nhà thầu bây giờ có thể được đền bù chi phí quản lý phát sinh do lỗi chính phủ Tuy nhiên, từ năm 1990, tòa án liên bang giới hạn quyền được đền bù của nhà thầu Từ đây, nhà thầu muốn đòi được tiền quản lý phát sinh phải có cơ sở tính toán (tài liệu lưu trữ, hợp đồng) vững chắc và các phương pháp tính rõ ràng [13]
Zack (2011) trình bày tám phương pháp tiềm năng để tính chi phí quản lý công trường phát sinh (Extended Field Office Overhead) và không một công thức nào cho ra cùng một đáp số Các phương pháp lần lượt được mô tả ý tưởng chính, cách thực hiện, ưu điểm và nhược điểm Zack cũng đề nghị cách chủ đầu tư có thể
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 ngăn chặn các rắc rối có thể trước khi xảy ra chậm trễ hay trì hoãn dự án, từ đó giải quyết khiếu nại tranh chấp với nhà thầu về chi phí quản lý công trường phát sinh dễ dàng hơn [13]
Năm 2002, Zack [7] trình bày tám công thức tính chi phí quản lý ở công ty phát sinh (Extended Home Office Overhead), sau đó một ví dụ tính toán HOOH bằng những công thức trên với cùng một số liệu của một dự án được thực hiện
Cuối cùng, kết quả được so sánh và rút ra nhận định về cách thức sử dụng các công thức nêu trên
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tổng thể
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu tổng thể
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thực tế cách xác định thiệt hại của các nhà thầu + Bảng câu hỏi
Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan
Ví dụ tính toán với số liệu từ dự án thực tế Lập danh mục các tài liệu cần lưu trữ
Giới thiệu các phương pháp xác định thiệt hại của nhà thầu
So sánh với tính toán thực tế của nhà thầu Đánh giá kết luận
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Mục tiêu khảo sát: để biết được biện pháp ứng phó của nhà thầu khi dự án bị tạm ngưng hay chủ đầu tư gây chậm trễ Đối tượng tham gia khảo sát dự kiến: cán bộ quản lý dự án và quản lý khối lượng (QS) ở các công trình đang gặp vấn đề chậm trễ, tạm ngưng của một số nhà thầu thi công nhà cao tầng
Dữ liệu dự án thực tế dùng cho Case Study: dự án bị CĐT gây chậm trễ và yêu cầu tạm ngưng thi công.
Tổng quan về khảo sát cách xác định thiệt hại của nhà thầu
3.2.1 Giới thiệu cách thức lập bảng câu hỏi:
Các bước tiến hành xây dựng bảng câu hỏi:
+ Nhận dạng vấn đề cần khảo sát
+ Lựa chọn hình thức câu hỏi
+ Xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi
+ Tiến hành khảo sát thử nghiệm (Pilot test) + Thu thập thông tin phản hồi, chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi, phát bảng câu hỏi chính thức
Nhận dạng vấn đề cần khảo sát: tình hình chậm trễ, tạm ngừng ở một số công trường và cách ứng phó của nhà thầu
Lựa chọn hình thức câu hỏi: tùy nội dung cần hỏi mà người được khảo sát chỉ chọn một câu trả lời hoặc được quyền chọn nhiều câu trả lời trong cùng một câu hỏi
Xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi: các câu hỏi được xây dựng theo cấu trúc bốn phần Phần 1 và 2 hỏi về tình trạng của dự án- tạm ngưng và chậm trễ bởi chủ đầu tư- và các biện pháp ứng phó của nhà thầu Phần 3 hỏi về cách thức thực hiện những khiếu nại đòi đền bù chi phí, thời gian và hiệu quả của chúng Phần cuối hỏi về thông tin của người được khảo sát cũng như về thông tin chung của dự án người đó đang làm việc Các câu hỏi quản trị trong phần này sẽ được dùng để phân tích sâu hơn Trong một số trường hợp, dự án của người được hỏi không gặp phải hai vấn đề nêu trên Khi đó, họ không cần phải trả lời các câu hỏi khai thác thông tin về
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 tạm ngưng hay chậm trễ Vì vậy, cần có thêm phần chú thích để phân luồng và hướng dẫn người đọc đến những câu hỏi tiếp theo Ví dụ- câu hỏi 1:
1 Công trình của anh/ chị có gặp phải vấn đề: tạm ngưng theo yêu cầu của chủ đầu tư (CĐT) hay không? a Có b Không (nếu Không, vui lòng tiếp tục câu hỏi số 6)
Tiến hành khảo sát thử nghiệm: bảng khảo sát sơ bộ được gửi đến cho năm kỹ sư QS sau đó thu thập phản hồi của họ về nội dung câu hỏi, các ngôn từ gây khó hiểu, nhầm lẫn và bố cục của bảng câu hỏi Bảng khảo sát tiếp tục được hoàn thiện: bỏ bớt một vài câu hỏi, làm rõ hơn một số cụm từ…
Thực hiện khảo sát đại trà thông qua hai cách: phát bảng câu hỏi trực tiếp và gửi qua email Cách 1: bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến những người quen biết làm ở vị trí liên quan đến đề tài: kỹ sư QS, chỉ huy trưởng, giám đốc dự án, ưu tiên gửi cho những người làm tại các dự án đang bị tạm dừng hay chậm trễ Cách 2: gửi bảng khảo sát qua email với các đối tượng không có cơ hội gửi trực tiếp
Bảng khảo sát có hai dạng: file word như được trình bày trong phần phụ lục và bảng câu hỏi trực tuyến ( có thể tham khảo tại địa chỉ sau: https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?pli=1&formkeyWNUI1cUNFej gtTHhPaHBGb21hanc6MQ#gid=0 )
3.2.2 Xác định kích thước mẫu: Độ lớn tối đa của mẫu là 1000 phần tử, hoặc 10% của quần thể, kích thước nhỏ nhất của mẫu theo kinh nghiệm là 30 phần tử Trong khoảng tối đa và tối thiểu trên, kích thước mẫu được quyết định dựa trên thời gian và ngân quỹ thực hiện nghiên cứu
Do danh sách các công trình dự án đang bị tạm ngừng thi công không có sẵn, phương pháp lấy mẫu kiểu banh tuyết (snow ball) được chọn để lấy mẫu cho nghiên cứu Ban đầu, bảng khảo sát chỉ được gửi đến một vài công trường đang gặp vấn đề về tạm ngưng và trì hoãn bởi chủ đầu tư Các chỉ huy trưởng, giám đốc dự án và nhân viên QS trên sẽ giới thiệu tiếp người quen của mình đang làm tại những dự án,
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 công trình đang gặp tình trạng tương tự Bảng khảo sát sẽ được gửi tiếp đến những người quen trên và quá trình giới thiệu lại tiếp tục.
Kết quả dữ liệu thu thập được
Bảng 3.1 Kết quả thu thập dữ liệu
Hình thức Gửi đi Phản hồi Tỉ lệ phản hồi (%)
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Thông tin các cá nhân tham gia khảo sát
Bảng 4.1 Thông tin về vị trí công tác của người được khảo sát
Hình 4.1 Thông tin về vị trí công tác của người được khảo sát
4.1.2 Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng:
Bảng 4.2 Thông tin về số năm kinh nghiệm của người được khảo sát
Số năm kinh nghiệm Tần suất % Cộng dồn
Hình 4.2 Thông tin về số năm kinh nghiệm của người được khảo sát
Chỉ huy trưởng Giám đốc dự án
Trưởng phòng chuyên môn Khác
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
4.1.3 Quy mô của dự án đang làm việc:
Bảng 4.3 Quy mô của dự án người được khảo sát đang làm việc
Hình 4.3 Quy mô dự án người được khảo sát đang làm việc
4.1.4 Loại công trình của dự án:
Bảng 4.4 Loại công trình của dự án
Hình 4.4 Loại công trình của dự án
Chỉ huy trưởng Giám đốc dự án
Tr ưở ng phòng chuyên mônKhác
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
4.1.5 Loại hợp đồng đang áp dụng tại dự án:
Bảng 4.5 Loại hợp đồng đang áp dụng tại dự án
Mẫu của Bộ Xây dựng 13 29.55
Kết hợp các loại trên 6 13.64
Hình 4.5 Loại hợp đồng đang áp dụng tại dự án
4.1.6 Doanh thu năm ngoái của công ty:
Bảng 4.6 Doanh thu năm ngoái của công ty người được khảo sát
Hình 4.6 Doanh thu năm ngoái của công ty người được khảo sát
Mẫu của Bộ Xây dựng Mẫu của CĐT
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
4.1.7 Số lượng nhân viên của công ty:
Bảng 4.7 Số lượng nhân viên của công ty người được khảo sát
Hình 4.7 Số nhân viên của công ty người được khảo sát
Kết quả cho thấy hơn một nửa số người trả lời khảo sát đang giữ vị trí quan trọng như: chỉ huy trưởng, giám đốc dự án hay trưởng phòng chuyên môn; 60% số người có nhiều hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng Các dự án tập trung vào nhóm vốn tư nhân, vốn nước ngoài và chủ yếu sử dụng hợp đồng FIDIC và mẫu hợp đồng của bộ Xây dựng
Mặc dù số lượng người trả lời không nhiều, nhưng hầu hết đã và đang làm việc tại các dự án gặp phải vấn đề tạm ngưng hay chậm trễ do chủ đầu tư Vì vậy, những phân tích dựa trên số liệu thu thập được cũng có ý nghĩa và độ tin cậy nhất định
Có thể so sánh sự đánh giá của các nhóm sau (các nhóm có nhiều hơn 5 quan sát):
+ Nhóm chỉ huy trưởng, nhóm trưởng phòng chuyên môn và nhóm nhân viên QS
+ Nhóm kinh nghiệm dưới 5 năm, từ 5- 10 năm và trên 10 năm
+ Nhóm quy mô dự án dưới 100 tỷ, từ 100- 200 tỷ và nhóm trên 400 tỷ
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
+ Nhóm dự án vốn nhà nước, tư nhân, nước ngoài và liên doanh
+ Nhóm doanh thu dưới 500 tỷ, từ 500- 1000 tỷ, từ 1000- 2000 tỷ và trên 2000 tỷ
+ Nhóm công ty có dưới 250 người, từ 250- 500 người, từ 500- 750 người, và trên 750 người.
Phân tích thông tin thu thập được về tình hình tạm ngưng
4.2.1 Công trình người được khảo sát có bị tạm ngưng:
Bảng 4.8 Tình hình tạm ngưng của dự án người được khảo sát
Hình 4.8 Tình hình tạm ngưng của dự án người được khảo sát
Vì bảng câu hỏi được ưu tiên gửi đến cho các kỹ sư tại những dự án đã và đang có khó khăn về tài chính nên kết quả: hơn 60% dự án được khảo sát bị tạm ngưng cũng không quá ngạc nhiên
4.2.2 Người được khảo sát có yêu cầu chủ đầu tư gia hạn thời gian dự án không:
Bảng 4.9 Số người yêu cầu gia hạn thời gian dự án
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 Mục 8.8 FIDIC 1999(Suspension of Work) qui định nếu nhà thầu gặp phải các thiệt hại về tiến độ hay chi phí do tuân theo yêu cầu ngưng công trường thì nhà thầu có quyền được hưởng: thời gian gia hạn (extension of time) và chi phí phải trả khi tạm ngưng Vì vậy, 100% số người được hỏi yêu cầu gia hạn thời gian dự án
4.2.3 Cách xác định thời gian gia hạn:
Bảng 4.10 Cách xác định thời gian gia hạn của người được khảo sát
Tần suất % a.Toàn bộ thời gian tạm ngưng 6 11 b Toàn bộ thời gian tạm ngưng, thời gian khôi phục công trường, huy động công nhân
Hình 4.9 Cách xác định thời gian gia hạn của người được khảo sát
Theo kết quả trên, gần 80% người được hỏi cho rằng thời gian gia hạn của dự án cần bao gồm thời gian tạm ngưng cộng với thời gian khôi phục công trường Điều này khá hợp lý với những công trình bị gián đoạn lâu ngày, bởi vì công nhân sẽ bỏ qua làm việc tại các công trình khác Nhà thầu muốn thi công trở lại cần một khoảng thời gian để huy động lực lượng
4.2.4 Người được khảo sát có khiếu nại chủ đầu tư về chi phí thiệt hại không:
Bảng 4.11 Số người khiếu nại về chi phí thiệt hại
79% a.Toàn bộ thời gian tạm ngưng
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
4.2.5 Các khoản được tính đến khi khiếu nại về chi phí:
Bảng 4.12 Cách xác định chi phí khiếu nại của người được khảo sát
Chi phí nhân công chờ việc 22 82
Chi phí thuê máy móc thiết bị đang ở công trường 24 89
Chi phí để tái tập kết vật tư, thiết bị khi công trình tiếp tục thi công 17 63
Hình 4.10 Cách xác định chi phí khiếu nại của người được khảo sát
Theo cuộc khảo sát, nhiều người chọn khiếu nại chi phí nhân công chờ việc và chi phí thuê máy móc thiết bị Nhân công chờ việc bao gồm công nhân trực tiếp (nếu dự án chỉ bị gián đoạn tạm thời) và nhân công gián tiếp (kỹ sư giám sát) Khi dự án bị tạm ngừng, bộ máy vận hành công trường vẫn phải được duy trì để bảo quản vật tư thiết bị cũng như chuẩn bị sẵn sàng để vận hành trở lại
Chi phí máy móc, thiết bị được tính vào chi phí dự án dưới dạng tiền thuê (khấu hao thiết bị) Do đó, trong trường hợp dự án bị gián đoạn, nhà thầu vẫn phải trả tiền thuê thiết bị đang để trên công trường
Một chi phí nữa có thể tính đến là chi phí tái khởi động công trường (remobilization) Khi dự án bị tạm ngưng trong thời gian dài, nhà thầu phải luân chuyển vật tư cũng như thiết bị đến các công trình khác Đến lúc dự án hoạt động trở lại, nhà thầu phải tốn chi phí để tái tập kết vật tư thiết bị về lại công trường
Trong số các ý kiến khác, có người đề xuất tính thêm chi phí trượt giá của vật tư, nhân công nếu công trình bị tạm ngưng quá lâu
Chi phí nhân công chờ việc Chi phí thuê máy móc thiết bị
Chi phí để tái tập kết vật tư, thiết bị Chí phí khác
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Phân tích thông tin về tình hình chậm trễ do lỗi chủ đầu tư
4.3.1 Chủ đầu tư gây chậm trễ cho nhà thầu vì lý do: (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời) Bảng 4.13 Các lý do khiến chủ đầu tư làm nhà thầu chậm trễ
CĐT hay Tư vấn giám sát chậm trả lời, phê duyệt hồ sơ cho nhà thầu 22 55
Bản vẽ thiết kế bị lỗi hoặc không đầy đủ 28 70 Điều kiện thực tế công trường khác với hồ sơ mời thầu 15 38
Yêu cầu thay đổi (Variation Order) của
Hình 4.11 Các lý do khiến chủ đầu tư làm nhà thầu chậm trễ
Theo kết quả khảo sát, lý do hàng đầu khiến nhà thầu bị chậm trễ trong thi công là bản vẽ thiết kế không đầy đủ hoặc có các thông tin mâu thuẫn (70% người được hỏi chọn) Khi này, nhà thầu phải tốn nhiều thời gian hơn để triển khai bản vẽ thi công- shop drawings, sau đó phải chờ chủ đầu tư phản hồi Trường hợp xấu nhất, nhà thầu phải sửa lại phần việc đã triển khai trước khi có trả lời từ chủ đầu tư (do tiến độ gấp, không thể đợi được)
Yêu cầu thay đổi của chủ đầu tư là một lý do khác ảnh hưởng tới tiến độ thi công của nhà thầu Các thay đổi về thiết kế khiến nhiều phần việc phải làm lại từ đầu, từ khâu chuẩn bị đến triển khai Thông thường, nhà thầu sẽ yêu cầu thanh toán phát sinh về chi phí và thời gian cho những thay đổi này
CĐT chậm trả lời, phê duyệt hồ sơ
Bản vẽ thiết kế không đầy đủ Điều kiện thực tế công trường khác
Yêu cầu thay đổi của
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 Trong mục ý kiến khác, người được hỏi chỉ ra: nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính nên cố tình kéo dài quá trình duyệt hồ sơ và quá trình thanh toán cho nhà thầu Trường hợp khác: các điều kiện công trường chưa đủ để khởi công nhưng chủ đầu tư vẫn yêu cầu nhà thầu tập kết thiết bị và nhân sự
4.3.2 Người được khảo sát có khiếu nại chủ đầu tư về thời gian khi bị chậm trễ không:
Bảng 4.14 Số người yêu cầu thời gian gia hạn dự án
4.3.3 Các loại chậm trễ được xác định rõ khi tính thời gian gia hạn: (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời) Bảng 4.15 Các loại chậm trễ được tính đến khi tính gia hạn
Chậm trễ do CĐT gây ra 31 82
Chậm trễ do nhà thầu gây ra 10 26
Chậm trễ do cả hai gây ra hay chậm trễ đồng thời (concurrent delay) 16 41
Hình 4.12 Các loại chậm trễ được tính đến khi tính gia hạn
Khi tính thời gian gia hạn, đa số cán bộ nhà thầu sẽ chỉ ra những chậm trễ gây bởi chủ đầu tư, trong khi chỉ có 1/3 trong số đó chỉ rõ luôn chậm trễ do nhà thầu (10 trả lời so với 31 trả lời)
Chậm trễ do CĐT gây ra
Chậm trễ do nhà thầu gây ra Chậm trễ do cả hai gây ra hay chậm trễ đồng thời
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
4.3.4 Nhà thầu sử dụng cách nào để phân tích chậm trễ: (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời) Bảng 4.16 Cách phân tích chậm trễ của nhà thầu
Tần suất % a Tìm sự chênh lệch giữa tiến độ theo hợp đồng và tiến độ thực tế CĐT chịu toàn bộ trách nhiệm cho sự chậm trễ này
12 31 b Tính ra thời gian chờ đợi trong mỗi lần CĐT hay tư vấn trả lời hồ sơ cho nhà thầu chậm CĐT chịu trách nhiệm cho tổng số ngày này
16 41 c Tìm ra các sự việc mà CĐT gây chậm trễ cho công việc của nhà thầu Lần lượt gán các sự kiện trên vào tiến độ hợp đồng và xem xét sự tác động lên đường găng Tổng thời gian kéo dài so với hợp đồng sẽ do CĐT chịu
Hình 4.13 Cách phân tích chậm trễ của nhà thầu
Hơn 70% người được hỏi chọn phân tích chậm trễ theo cách c (tên đầy đủ của phương pháp là Tiến độ bị tác động- impact as-planned), nghĩa là chỉ xét đến những công việc bị chủ đầu tư làm chậm trễ (phù hợp với nhận xét ở mục 4.3.3)
Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ đứng trên phương diện nhà thầu và sẽ gặp khó khăn khi giải trình kết quả trước chủ đầu tư- những người cũng vì quyền lợi của mình mà sẽ săm soi các sự việc do nhà thầu làm chậm trễ Hệ quả là bất đồng xảy ra và nhà thầu khó lấy được toàn bộ thời gian kéo dài mong muốn Khi đó, việc có một phương pháp phân tích chậm trễ công bằng, tin cậy và đủ sức thuyết phục (xem xét và phân tích tất cả các sự kiện chậm trễ của chủ đầu tư lẫn nhà thầu) sẽ rất có ý nghĩa với cả hai bên, giải tỏa được bất đồng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
4.3.5 Trong các phương pháp phân tích chậm trễ, người được khảo sát đã biết đến phương pháp nào: (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời)
Bảng 4.17 Các phương pháp phân tích chậm trễ được biết đến
Kế hoạch vs Thực tế
(As- planned vs As- built) 27 69
Kết hoạch bị tác động
(Impacted As- planned, What-if) 6 15
Thực tế bị “tháo sụp”
Chưa biết phương pháp nào 9 23
Hình 4.14 Các phương pháp phân tích chậm trễ được biết đến
4.3.6 Trong các phương pháp phân tích chậm trễ, người được khảo sát đã từng sử dụng phương pháp nào: (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời)
Bảng 4.18 Các phương pháp phân tích chậm trễ được sử dụng
Kế hoạch vs Thực tế 23 59
Kế hoạch bị tác động 4 10
Thực tế bị “tháo sụp” 0 0
Chưa sử dụng phương pháp nào 12 31
Theo kết quả khảo sát, đa số người được hỏi trả lời họ biết và sử dụng nhiều phương pháp phân tích Kế hoạch vs Thực tế Thực ra, ở mục 4.3.4, những người được hỏi lại cho biết họ sử dụng đa số là Kế hoạch bị tác động
Kết hoạch bị tác động
Chưa biết phương pháp nào
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Hình 4.15 Các phương pháp phân tích chậm trễ được sử dụng Điều này chứng tỏ rằng nhiều kỹ sư phụ trách công tác khiếu nại của nhà thầu vẫn còn chưa phân biệt được các phương pháp phân tích chậm trễ, do đó, họ chưa biết nên sử dụng cách tiếp cận nào để kết quả thấu tình hợp lý và không bị chủ đầu tư bắt bẻ Đây chính là động lực của luận văn này, luận văn sẽ giới thiệu với người đọc những phương pháp phân tích chậm trễ, nêu lên ưu nhược điểm của từng cách và đưa ra khuyến nghị nên dùng phương pháp nào để kết quả tính toán và khiếu nại được chấp thuận nhiều nhất
4.3.7 Người được khảo sát có khiếu nại chi phí thiệt hại khi bị chậm trễ vì chủ đầu tư không:
Bảng 4.19 Số người khiếu nại chi phí thiệt hại khi bi chậm trễ
4.3.8 Nội dung khiếu nại về chi phí thiệt hại: (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời)
Nhận thấy rằng trên 80% người được hỏi tính chi phí thiệt hại khi chậm trễ gồm chi phí công nhân chờ việc (chi phí trực tiếp) và chi phí quản lý công trường (chi phí gián tiếp) Ngược lại, chỉ có dưới 40% số người kể đến chi phí quản lý công ty
Kết hoạch bị tác động
Chưa sử dụng phương pháp nào
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Bảng 4.20 Nội dung khiếu nại về chi phí thiệt hại
Chi phí quản lý công trường (Field
Chi phí quản lý công ty (Home Office
Các chi phí sơ bộ (thuộc Premilinaries) 17 47
Chi phí nhân công trực tiếp 30 83
Hai lý do có thể giải thích được điều này, lý do thứ nhất là nhiều người chưa quen với khái niệm chi phí quản lý công ty- HOOH nên chưa đưa vào trong khiếu nại Thứ hai, HOOH là một chi phí rất khó tính, rất khó lấy được từ CĐT Ở Hoa Kỳ, có hàng tá các công thức tính xuất hiện trong hơn nửa thế kỷ qua Kết quả tính toán của chúng cho cùng một dự án thì khác nhau đến nhiều, đến nỗi vấn đề tính toán HOOH như thế nào vẫn chưa được thống nhất giữa các tòa án tiểu bang [7]
Hình 4.16 Nội dung khiếu nại về chi phí thiệt hại
Phỏng vấn về chi phí quản lý công ty: những người chọn tính HOOH ở câu hỏi trên được gọi điện hỏi về cách họ tính chi phí này Một giám đốc dự án cho biết xác định HOOH gồm 2 phần: phần thứ nhất là mất mát về lợi nhuận nhà thầu đáng được hưởng trong quá trình dự án bị CĐT làm chậm trễ- nhà thầu đưa ra tính toán của mình; phần 2 là số tiền quản lý chuyển khoản cho công ty thông qua các chứng từ, hóa đơn - Head Office
Chi phí quản lý công trường
Chi phí quản lý công ty (HOOH)
Các chi phí sơ bộ (Premilinaries)
Chi phí nhân công trực tiếp
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
4.3.9 Cách tính chi phí quản lý công trường: (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời) Bảng 4.21 Cách tính chi phí quản lý công trường
Từ chi phí thực tế phát sinh (lương, chi phí vận hành công trường) 24 67
Từ chi phí sơ bộ (Preliminaries trong
Dựa vào điều khoản cụ thể trong hợp đồng 21 58
Hình 4.17 Cách tính chi phí quản lý công trường
Phân tích thông tin thu thập được về việc tiến hành khiếu nại
4.5.1 Người được khảo sát dựa vào tài liệu nào để tính thời gian gia hạn: (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời) Bảng 4.22 Tài liệu để tính thời gian gia hạn dự án
Tiến độ tổng mới nhất được duyệt bởi CĐT 29 73
Các tiến độ cập nhật hàng tuần 19 48
Thỏa thuận và điều kiện hợp đồng (Contract
Nhật ký công trường (Daily Report) 27 68
Yêu cầu thay đổi, phát sinh (Variation Order) 29 73 Các hồ sơ đệ trình (Submittals), yêu cầu thông tin (RFI), yêu cầu phê duyệt (RFA) 24 60
Thư từ qua lại (công văn, email) 21 53
Biên bản cuộc họp (Minute of Meeting) 30 75
Hình 4.18 Tài liệu để tính thời gian gia hạn dự án
Tiến độ tổng mới nhất Các tiến độ cập nhật
Thỏa thuận và điều kiện hợp đồng
Yêu cầu thay đổi, phát sinh Các hồ sơ đệ trình
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 Các loại tài liệu thường được sử dụng để tính toán gia hạn (khoảng 70% số người được hỏi chọn): tiến độ tổng cập nhật mới nhất, hợp đồng và các điều kiện, thỏa thuận đi kèm, nhật ký công trường, yêu cầu thay đổi và những biên bản cuộc họp
4.5.2 Thông thường, chủ đầu tư chấp nhận bao nhiêu so với thời gian gia hạn mà người được khảo sát khiếu nại:
Bảng 4.23 Kết quả thời gian gia hạn được CĐT chấp thuận
Hình 4.19 Kết quả thời gian gia hạn được CĐT chấp thuận
Theo kết quả khảo sát, đa số mọi người khi xác định thời gian gia hạn của dự án đều dựa vào những bằng chứng xác thực, rõ ràng như: hợp đồng, biên bản, công văn… Tuy nhiên, kết quả được chấp nhận từ chủ đầu tư có sự phân cấp đáng kể
Hình trên cho thấy, trong khi 13% trường hợp chủ đầu tư đồng ý trả 75-100% số ngày gia hạn, nhưng có tới hơn một nửa số người được hỏi chỉ đòi được dưới 50% so với thời gian tính toán ban đầu, thậm chí gần 10% bị chủ đầu tư từ chối gia hạn hoàn toàn Điều này tái khẳng định rằng có khá nhiều nhà thầu đang sử dụng phương pháp phân tích tiến độ chưa hợp lý, chưa thuyết phục ( như đã trình bày ở
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 mục 4.3.4 và mục 4.3.6.) Việc có trong tay phương pháp phân tích tin cậy sẽ tăng cơ hội bảo vệ được quyền lợi của nhà thầu lên đáng kể
4.5.3 Tài liệu dùng để tính chi phí thiệt hại: (cho phép chọn nhiều câu trả lời)
Bảng 4.24 Tài liệu dùng để tính chi phí thiệt hại
Thời gian được gia hạn
Hình 4.20 Tài liệu dùng để tính chi phí thiệt hại
Kết quả cho thấy hợp đồng là tài liệu quan trọng nhất nhà thầu dùng để xác định thiệt hại về chi phí Tiếp đó là bảng khối lượng dự thầu và kết quả thời gian được gia hạn
4.5.4 Thông thường, chủ đầu tư chấp nhận trả bao nhiêu so với chi phí thiệt hại mà người được hỏi yêu cầu:
Bảng 4.25 Kết quả chi phí thiệt khiếu nại được CĐT chấp thuận
Có tới 65% nhà thầu được chấp nhận ít hơn 50% kết quả khiếu nại về chi phí Thậm chí, 10% số nhà thầu bị chủ đầu tư từ chối hoàn toàn yêu cầu đền bù của mình, nghĩa là họ không đồng ý với các xác định thiệt hại của những nhà thầu đó
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Hình 4.21 Kết quả chi phí thiệt khiếu nại được CĐT chấp thuận
4.5.5 Lý do chủ đầu tư cắt bớt hoặc giảm thời gian và chi phí yêu cầu của người được hỏi (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời)
Bảng 4.26 Lý do chủ đầu tư giảm bớt thời gian và chi phí yêu cầu
Nhà thầu tính nhiều hơn so với thiệt hại thực tế 13 32.5
CĐT muốn nhà thầu cùng chia sẻ thiệt hại với họ 32 80
Hình 4.22 Lý do chủ đầu tư giảm bớt thời gian và chi phí yêu cầu
4.5.6 Lý do chủ đầu tư từ chối khiếu nại về thời gian và chi phí: (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời)
Bảng 4.27 Lý do chủ đầu tư từ chối thời gian và chi phí khiếu nại
CĐT từ chối trách nhiệm, cho rằng chậm trễ là do nhà thầu gây ra 27 67.5 Phương pháp tính toán của anh/ chị chưa đủ tin cậy và thuyết phục 23 57.5
Nhà thầu tính nhiều hơn so với thiệt hại thực tế
CĐT muốn nhà thầu cùng chia sẻ thiệt hại với họ
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Hình 4.23 Lý do chủ đầu tư từ chối thời gian và chi phí khiếu nại
4.5.7 Người được khảo sát gặp khó khăn gì khi tính toán khiếu nại: (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời)
Bảng 4.28 Khó khăn gặp phải khi tính toán khiếu nại
Thông tin lưu trữ không đầy đủ 22 55
Thiếu phương pháp xác định các thiệt hại một cách hệ thống 30 75
Thiếu đội ngũ đủ khả năng thực hiện 13 32.5
Hình 4.24 Khó khăn gặp phải khi tính toán khiếu nại
Kết quả khảo sát cho thấy lý do chính khiến nhà thầu không đạt được kết quả tốt khi khiếu nại thiệt hại với chủ đầu tư là họ thiếu phương pháp xác định thiệt hại đủ rõ ràng và tin cậy Lý do tiếp theo là nhà thầu không có đủ thông và chứng cứ để khiếu nại Do đó, luận văn này sẽ giới thiệu đến người đọc những phương pháp xác định thiệt hại đang được áp dụng trên thế giới, cũng như giới thiệu hệ thống các báo cáo nhà thầu nên lập để lưu trữ thông tin cho dự án
CĐT từ chối trách nhiệm
Phương pháp tính toán chưa đủ tin cậy
Thông tin lưu trữ không đầy đủ Thiếu phương pháp
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
4.5.8 Người được hỏi cần bao nhiêu thời gian để chuẩn bị khiếu nại:
Bảng 4.29 Thời gian cần để chuẩn bị khiếu nại
Hình 4.25 Thời gian cần để chuẩn bị khiếu nại
4.5.9 Lý do người được hỏi không khiếu nại hoặc chỉ khiếu nại một phần: (câu hỏi cho phép chọn nhiều câu trả lời)
Bảng 4.30 Lý do không khiếu nại hay chỉ khiếu nại một phần
Muốn giữ quan hệ tốt với
Thiếu phương pháp xác định thiệt hại phù hợp 15 40
Không có đủ thông tin và dữ liệu 17 42.5
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Hình 4.26 Lý do không khiếu nại hay chỉ khiếu nại một phần
4.5.10 Trong tương lai, nếu lưu trữ đầy đủ thông tin và có phương pháp tính tin cậy thì người được hỏi có khiếu nại không:
Bảng 4.31 Tỷ lệ khiếu nại trong tương lai khi có đủ thông tin và công cụ
Hình 4.27 Tỷ lệ khiếu nại trong tương lai khi có đủ thông tin và công cụ
Có thể thấy, nếu có đủ công cụ và thông tin thì hầu hết các nhà thầu sẽ khiếu nại để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình Đây là động lực rất lớn để hoàn thành luận văn này
Muốn giữ quan hệ tốt với CĐT
Thiếu phương pháp xác định thiệt hại phù hợp
Không có đủ thông tin và dữ liệu
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Chương 5 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ LƯU TRỮ THÔNG TIN DỰ ÁN
Những phương pháp phân tích chậm trễ
5.1.1 Giới thiệu sơ lược phương pháp:
Có khá nhiều phương pháp phân tích tiến độ nhưng luận văn chỉ trình bày bốn phương pháp phổ biến nhất:
+ Kế hoạch vs thực tế (as-planned vs as-built) + Tiến độ kế hoạch bị tác động (impact as-planned schedule, what-if) + Thực tế bị tháo sụp (collapsed as-built schedule hoặc but-for) + Phân tích cửa sổ (window analysis)
Phương pháp kế hoạch vs thực tế (as-planned vs as-built) so sánh tiến độ hợp đồng với tiến độ thực tế trên công trường Tiến độ hợp đồng thể hiện kế hoạch thi công ban đầu với thời gian thực hiện dự án ghi rõ trong tài liệu hợp đồng Nó bao gồm tên công tác, thời gian thi công, mối quan hệ và những ràng buộc về thời gian được gán vào các công tác Ngược lại, tiến độ thực tế thể hiện trình tự diễn ra thực sự của công việc, nó thể hiện ngày bắt đầu và kết thúc công tác thực tế, bao gồm cả gián đoạn công việc Thêm vào đó, những công việc được thêm vào so với tiến độ ban đầu phải được thể hiện Phương pháp so sánh này đôi khi được biết đến như là phương pháp toàn thời gian (total time approach), nó giả thiết rằng nhà thầu- người áp dụng phương pháp này không gây ra bất cứ chậm trễ nào [3]
Phương pháp tiến độ kế hoạch bị tác động (impacted asplanned, what-if) sử dụng tiến độ hợp đồng làm cơ sở Để tính được số ngày chủ đầu tư gây chậm trễ cho dự án, lần lượt gán các sự kiện gây chậm trễ bởi chủ đầu tư lên tiến độ ban đầu, chênh lệch giữa 2 tiến độ cũ mới là đáp án cần tìm; thực hiện tương tự với nhà thầu
Mặc dù có thể được sử dụng bởi cả hai bên (chủ đầu tư- nhà thầu) nhưng cách tiếp cận này vẫn gây tranh cãi, vì rằng bên sử dụng phương pháp phân tích chỉ đề cập đến những chậm trễ của bên kia và quên đi những chậm trễ do chính mình gây ra [3] Phương pháp này thường được các nhà thầu Việt Nam sử dụng, và cũng chính vì vậy nên hiệu quả khiếu nại rất thấp (xem lại mục 4.5.2)
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 Phương pháp thực tế bị tháo sụp (collapsed as-built) được sử dụng khi nhà thầu muốn thể hiện tiến độ lẽ ra họ đã đạt được nếu như (but-for) không có những sự kiện gây chậm trễ của chủ đầu tư Cách thực hiện như sau: nhà thầu trừ những sự kiện trên khỏi tiến độ thực tế công trường để ra được tiến độ đáng lý ra nhà thầu đã thực hiện được Chênh lệch giữa tiến độ thực tế và tiến độ vừa tìm ra chính là số ngày chủ đầu tư gây chậm trễ cho dự án Cũng giống như phương pháp thứ hai, phương pháp này gây ra tranh cãi vì nó chỉ đứng trên phương diện nhà thầu và bỏ qua hết những sự việc nhà thầu gây chậm trễ [3]
Phương pháp Phân tích cửa sổ (window analysis) xem xét tiến độ kế hoạch thành theo một chuỗi các giai đoạn hay cửa sổ thời gian (window) Lần lượt ghi nhận sự ảnh hưởng của các sự kiện chậm trễ đến tiến độ chung của dự án trong từng khung thời gian Sự chậm trễ dự án sẽ được tính lũy kế khi phân tích qua một cửa sổ thời gian tiếp theo [8] Tổng kết tất cả các cửa sổ lại sẽ ra được thời gian kéo dài dự án mà mỗi bên chịu trách nhiệm
5.1.2 Ví dụ tính toán: Để hiểu bốn phương pháp trên được rõ rang và thấu đáo hơn, một ví dụ cụ thể sẽ được xem xét: dự án xây ngôi nhà đơn giản có vách chung với garage để xe
Ví dụ này được trích dẫn từ bài báo của tác giả Stumpf [3] với mục đích giúp người đọc nắm thật rõ các nguyên tắc và cách tính toán Khi đó, những tính toán chi tiết khi phân tích chậm trễ dự án thực tế trong chương 6 sẽ được lược bỏ, chỉ trình bày kết quả và nhận xét
Những dữ liệu liên quan đến việc chậm trễ dự án được cho như sau:
+ Đầu tuần thứ 2, nhà thầu bất ngờ gặp phải một tảng đá lớn khi đang đào đất, giải phóng tảng đá này làm tốn mất 3 tuần Trước khi gặp sự cố, nhà thầu vẫn đúng tiến độ
+ Công tác thi công tường bắt đầu được 2 tuần thì chủ đầu tư yêu cầu dừng vì chưa ưng ý với thiết kế của cửa sổ Tuy nhiên, 2 tuần sau chủ đầu tư cho tiếp tục công việc vì chấp nhận thiết kế ban đầu
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
+ Thầu phụ về mộc của nhà thầu chính gặp khó khăn về tài chính nên bỏ dở công việc giữa chừng khi tường nhà và tường garage đã hoàn thành 50%, công việc này đã được thực hiện trong 2 tuần Nhà thầu chính phải tốn 3 tuần mới tìm được công ty mộc khác để tiếp tục công việc
+ Nhà thầu không đặt hàng cửa garage cho đến tận cuối tuần thứ 11, chậm hơn 4 tuần so với thời gian khởi công trễ của công tác này
+ Chủ đầu tư không chọn những thiết bị nội thất ở cuối tuần thứ 12 như kế hoạch mà chỉ thực hiện ở cuối tuần thứ 18
+ Nhà thầu tốn thêm 2 tuần so với dự kiến để hoàn thành công tác hoàn thiện trong nhà
+ Nhà thầu tốn thêm 1 tuần so với dự kiến để hoàn thành công tác xây tường garage
+ Khi cửa garage về công trình vào cuối tuần thứ 17 (đã trễ 4 tuần vì nhà thầu đặt hàng trễ như trình bày ở trên), chủ đầu tư không ưng ý và muốn thay kiểu cửa khác Tốn thêm 4 tuần để có được cửa garage mới
Phân tích chậm trễ của dự án này sẽ được lần lượt thực hiện theo 4 phương pháp nêu trên
PHƯƠNG PHÁP KẾ HOẠCH VS THỰC TẾ
Quy trình phân tích lần lượt đi qua những bước sau:
+ Chuẩn bị tiến độ hợp đồng, + Lập hoặc phục hồi tiến độ thực tế, + Gán những sự kiện chậm trễ vào tiến độ thực tế, + Tính được chậm trễ gây ra bởi chủ đầu tư, nhà thầu và cả hai bên
Dạng đơn giản nhất của phương pháp này, “total time approach”- cách tiếp cận tổng thời gian, so sánh hai tiến độ hợp đồng và thực tế để ra thời gian chậm trễ, từ đó cho rằng toàn bộ sự trì hoãn này do chủ đầu tư gây ra và nhà thầu không phải chịu trách nhiệm Cách tiếp cận này đơn giản là không quan tâm đến việc tìm trách nhiệm của mỗi bên trong việc gây ra chậm trễ Hình 5.1 cho thấy tiến độ thi công theo hợp đồng Toàn bộ thời gian thi công là 16 tuần, đường găng đi qua các công tác xây nhà chính, phần việc xây garage có thời gian dự trữ là 3 tuần
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Trong những hình minh họa được trình bày ở ví dụ này, thời gian thực hiện công việc tính bằng bằng đơn vị ngày thay vì đơn vị tuần
Hình 5.1 Tiến độ kế hoạch
Hình 5.2 cho thấy tiến độ thi công thực tế Tổng thời gian thi công thực tế là 24 tuần, trễ 8 tuần so với dự kiến
Hình 5.2 Tiến độ thực tế
Hình 5.3 thể hiện tiến độ thực tế đã bao gồm các sự kiện chậm trễ, với tổng thời gian thi công cũng là 24 tuần Những sự kiện trên đều được ghi nhận rõ trách nhiệm của chủ đầu tư hay nhà thầu Xem thêm bảng 5.1: so sánh giữa hai tiến độ
Nhận xét về phương pháp Kế hoạch vs Thực tế
Các công thức tính chi phí quản lý ở công ty (HOOH)
Công thức Eichleay: được tạo ra đầu tiên năm 1960 bởi tập đoàn Eichleay [13] để nhằm tính toán đền bù thiệt hại cho nhà thầu về mục chi phí quản lý ở công ty trong các dự án bị tạm ngưng hoặc gây chậm trễ bởi chính quyền- chủ đầu tư Từ đó đến nay, nó đã xuất hiện trong nhiều vụ kiện và có nhiều công thức cải tiến Ý tưởng chính của công thức là tìm được số tiền quản lý ở công ty tiêu tốn cho một dự án trên một ngày (bằng cách lấy tổng chi phí quản lý ở công ty trong hợp đồng chia cho số ngày thực hiện dự án thực tế), có được số tiền này nhân với số ngày chậm trễ bởi chủ đầu tư sẽ ra chi phí quản lý phát sinh vì dự án bị kéo dài Số tiền quản lý cho một dự án được xác định bằng lấy chi phí quản lý cho toàn bộ các dự án nhân với tỷ số giữa giá trị một dự án/ tổng giá trị các dự án
Công thức Eichleay-thay đổi 1: công thức này có thay đổi so với công thức nguyên bản ở chỗ tỷ lệ chi phí quản lý công ty trên ngày (HOOH rate) tính bằng tổng chi phí quản lý ở công ty trong hợp đồng chia cho số ngày thực hiện dự án như trong hợp đồng Nó cho rằng số tiền quản lý là không đổi ngay cả với những ngày chậm trễ
Công thức Eichleay thay đổi 2: công thức này thay đổi so với công thức nguyên bản ở chỗ tổng chi phí quản lý ở công ty trong hợp đồng được xác định trong cả khoảng thời gian dự án bị kéo dài (chi phí sẽ lớn hơn) Điểm khác thứ hai so với nguyên bản cũng tương tự công thức Eichleay-thay đổi 1
Công thức Hudson: công thức này tính chi phí quản lý của công ty cho một dự án bằng cách lấy giá trị hợp đồng của dự án nhân với tỷ lệ phần trăm của tiền quản lý Dựa vào đó tính tiếp tỷ lệ chi phí quản lý công ty trên ngày (HOOH rate) và chi phí quản lý phát sinh như tinh thần công thức Eichleay
Công thức Ernstrom: công thức này giả định có mối liên quan tuyến tính giữa chi phí quản lý và chi phí nhân công Chi phí quản lý phát sinh = chi phí quản lý công ty của tất cả các dự án / chi phí nhân công của tất cả các dự án × số ngày bị kéo dài do chủ đầu tư
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Công thức Manshul: còn gọi là phương pháp phân phối chi phí trực tiếp, tư tưởng của công thức này khác với công thức Eichleay ở chỗ nó tính chi phí quản lý phát sinh thông qua chi phí trực tiếp của dự án trong thời gian bị kéo dài Sau đó nhân số tiền này với tỷ lệ chi phí quản lý công ty (HOOH %) ra được chi phí quản lý công ty phát sinh
Công thức Carteret: công thức này bắt nguồn từ quản lý sản xuất nhưng một số người đã thử áp dụng cho các vụ tranh chấp chậm trễ trong xây dựng Nó giả thiết rằng có một sự khác biệt về tỷ lệ chi phí quản lý trong khi chậm trễ so với bình thường và tính sự khác biệt này Sau đó, nhân tỷ lệ chênh lệch này với chi phí phải trả trong quá trình chậm trễ ra được chi phí quản lý phát sinh Tuy nhiên, công thức này dựa trên chi phí và không đưa ra được tỷ lệ chi phí quản lý trên ngày, nên nếu không chứng minh được có sự khác biệt về tỷ lệ chi phí quản lý sẽ chẳng đòi được chi phí phát sinh từ chủ đầu tư
Công thức Allegheny: cũng như công thức Carteret, công thức này xuất phát từ ngành công nghiệp sản xuất và dựa trên chi phí thay vì thời gian Tư tưởng tương tự công thức Carteret, nhưng công thức Alleghenny có khác biệt nhỏ ở chỗ tính tỷ lệ chi phí quản lý
Công thức Emden: công thức này được tạo ra bởi tòa án Canada, nó cũng tương tự Eichleay ở đặc điểm tìm tỷ lệ chi phí quản lý trên ngày rồi nhân với thời gian trì hoãn bởi chủ đầu tư Chi phí quản lý phát sinh = (tổng chi phí quản lý và lợi nhuận công ty / tổng doanh thu công ty) × (giá trị ròng của dự án / thời gian thực hiện dự án theo kế hoạch) × thời gian chậm trễ bởi chủ đầu tư.
Các công thức tính chi phí quản lý ở công trường (FOOH)
Phương pháp chi phí thực tế (Actual Cost Method): việc đầu tiên cần làm là phân loại các chi phí quản lý ở công trường thành hai loại- phụ thuộc và không phụ thuộc thời gian Tùy trường hợp cụ thể nhưng chi phí quản lý công trường không phụ thuộc thời gian thông thường bao gồm: chi phí khởi động và kết thúc dự án; chi phí lắp đặt cơ sở hạ tầng như đường điện, nước, điện thoại…; chi phí mua và lắp đặt các máy móc, đồ đạc văn phòng công trường… [13] Sau khi loại bỏ chi phí không phụ thuộc thời gian, chi phí FOOH sẽ được tính bằng một số cách sau:
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Bảng 5.8 Cách tính FOOH theo phương pháp chi phí thực tế
Tên phương pháp Cách tính Ưu điểm Nhược điểm
Phương pháp chi phí quản lý công trường trung bình cho dự án (Average
Field Office Overhead Cost For
Chi phí FOOH toàn bộ dự án/ số ngày thực hiện dự án × số ngày chậm trễ bởi chủ đầu tư
- Muốn tính FOOH thiệt hại phải có FOOH của toàn bộ dự án (chỉ có khi DA đã kết thúc)
- Xem tỷ lệ FOOH trên ngày là cố định, trong khi chi phí FOOH có thể khác nhau theo từng ngày
Phương pháp chi phí quản lý công trường trung bình cho thời gian chậm trễ (Average Field
Office Overhead Cost For The Period Of The
- Xác định được số ngày chậm trễ và khoảng thời gian nó diễn ra
- Tỷ lệ FOOH/ ngày FOOH trong khoảng thời gian/ số ngày trong khoảng thời gian đó
- FOOH thiệt hại= tỷ lệ
FOOH/ ngày × số ngày bị kéo dài
- Có thể tính vào bất cứ thời điểm nào
- Khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên
- Sự thay đổi của chi phí FOOH theo từng giai đoạn có thể gây ra tranh cãi về mức phí được đền bù
Phương pháp tổng chi phí (Total Cost Method): nếu nhà thầu không thể tách riêng chi phí quản lý công trường ra một cách đầy đủ, họ có thể dùng phương pháp chi phí tổng cộng Chi phí quản lý công trường thiệt hại khi đó là sự chênh lệch giữa FOOH trong hợp đồng và FOOH thực tế ở công trường
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ sử dụng
+ Nhược điểm: độ tin cậy không cao, nhà thầu khó có thể thuyết phụ chủ đầu tư chấp nhận kết quả tính toán theo phương pháp này
Phương pháp phán quyết của bồi thẩm đoàn (Jury Verdict Method): bồi thẩm đoàn trong phiên tòa sẽ ra quyết định sau khi được cung cấp đủ thông tin
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 Phương pháp này được áp dụng khi: không có bằng chứng rõ ràng về thiệt hại, không có phương pháp tính toán nào đáng tin cậy hơn, và cuối cùng, các thông tin được cung cấp cho bồi thẩm đoàn có thể giúp họ ra được một phán quyết công bằng và gần đúng nhất Trong trường hợp nhà thầu không thể xác định được rõ chi phí quản lý thiệt hại thực tế của dự án, họ có thể sử dụng chi phí của một dự án khác tương tự
+ Nhược điểm: chứng minh được sự tương tự giữa hai dự án là vấn đề khó nhất, phức tạp nhất khi sử dụng phương pháp này
Phương pháp dựa vào quy định hợp đồng (Stipulated Contract Methods): có khá nhiều phương pháp tính chi phí quản lý công trường phát sinh dựa vào các điều khoản quy định trong hợp đồng như liệt kê sau đây
Bảng 5.9 Cách tính FOOH dựa vào điều khoản hợp đồng
Tên phương pháp Cách tính Ưu điểm Nhược điểm
Tỷ lệ chi phí quản lý công trường như đấu thầu (As-Bid
- Đòi hỏi nhà thầu điền vào phiếu đấu thầu số tiền quản lý hàng ngày (FOOH và HOOH)
- Khi xảy ra chậm trễ, lấy thời gian kéo dài nhân với con số này
- Đơn giản hóa việc tính toán
- Nhà thầu có thể cố ý đưa ra số tiền quản lý hàng ngày quá lớn, dẫn đến chi phí đền bù tăng đột biến
Tỷ lệ Mark Up nêu trong hồ sơ hợp đồng
(Specified Mark Up Rates Stipulated In The Contract
- Chủ đầu tư có thể đưa ra tỷ lệ mark up (bao gồm cả FOOH và HOOH) cố định trong hợp đồng Tỷ lệ này là cơ sở tính toán
- Không cần đàm phán, không cần kiểm toán
- Chủ đầu tư phải xác định được tỷ lệ mark up như thế nào là hợp lý
- Chủ đầu tư cũng cần soạn thảo hợp đồng thật kỹ
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Tên phương pháp Cách tính Ưu điểm Nhược điểm
Phân phối chi phí quản lý công trường thông qua các công tác(Activity Specific Field Office Overhead Allocation Process - ASAP
- Chi phí FOOH phụ thuộc thời gian được gán cho từng công tác thực hiện trên công trường
- Khi chậm trễ xảy ra, cần xác định công tác nào bị ảnh hưởng, ảnh hưởng bao lâu rồi tìm chi phí quản lý cho từng công tác và tổng cộng lại
- Có thể áp dụng thuận và ngược chiều, sau khi hay trước khi chậm trễ xảy ra
- Áp dụng khó vì chủ đầu tư phải phê duyệt số giờ công cho mỗi công
- Sẽ phức tạp nếu có phát sinh và thay đổi khối lượng công việc.
Lưu trữ thông tin dự án
Để cung cấp được thông tin chính xác cao làm cơ sở cho tính toán, nhà thầu phải có được một hệ thống lưu trữ thông tin thông qua các loại báo cáo sau:
5.4.1 Báo cáo ngày- Daily Report:
Báo cáo ngày là một phương tiện để nhà thầu bảo vệ quyền lợi Báo cáo này được duyệt bởi CĐT và tư vấn nên khi có tranh chấp, nhà thầu có quyền dựa vào những thông tin lưu trữ để tính toán, phân tích Mục tiêu của báo cáo ngày là ghi lại tất cả những thông tin của dự án mà đầu óc con người không thể nhớ hết được
Muốn trở thành một cơ sở lập luận vững chắc, báo cáo ngày cần thể hiện được các nội dung sau đây:
+ Tình hình nhân lực, vật tư và thiết bị trên công trường;
+ Những công tác chính được thực hiện trong ngày;
+ Các trở ngại công việc;
+ Những công việc được nghiệm thu trong ngày (được liệt kê trong bảng đính kèm);
+ Kế hoạch những công tác sẽ làm ngày hôm sau;
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
+ Thời tiết trong ngày: ghi nhận lại những trường hợp thời tiết xấu, ảnh hưởng đến việc thi công trên công trường Ví dụ: bão nhiệt đới, nhiệt độ quá cao…
+ Tình hình nhân vật lực: những con số này là cơ sở để tính chi phí thuê nhân công, thiết bị hàng ngày Ngoài ra, chúng còn giúp nhà thầu quản lý nhân lực, biết tăng giảm khi cần thiết
+ Những công tác chính thực hiện trong ngày: báo cáo ngày thường trễ hơn 1 ngày so với ngày thực tế nên mục này ghi nhận những công việc đã thực hiện ngày hôm qua Mục này cực kỳ quan trọng, nó là cơ sở để biết thời gian thực hiện thực tế của một công tác, từ đó xây dựng được tiến độ thực tế
+ Trở ngại công việc: một số ví dụ về trở ngại là bản vẽ thiết kế không được cung cấp đầy đủ, địa chất không giống như mô tả trong hồ sơ mời thầu, công việc không tiến hành được do vướng nhà thầu khác, trời mưa to bất thường kèm sấm sét nên công nhân không làm việc được… Những ý lấy từ mục này được dùng để phân tích tiến độ, bảo vệ quyền lợi cho nhà thầu
+ Những công việc được nghiệm thu trong ngày hôm nay: thường được đính kèm bản kế hoạch nghiệm thu giúp đơn vị tư vấn biết được kế hoạch làm việc của nhà thầu trong ngày
Một báo cáo ngày được gọi là thành công nếu sau một thời gian thi công, người kỹ sư đọc lại bản báo cáo có thể hình dung được công việc diễn ra trên công trường hôm đó Tham khảo Phụ lục 2 để xem bản mẫu Báo cáo ngày
5.4.2 Báo cáo tuần- Weekly Report:
Tương tự báo cáo ngày nhưng tổng quát hơn cho những công việc và sự kiện diễn ra trong 1 tuần Báo cáo tuần được lướt qua để bàn tiếp một dạng báo cáo cao hơn là báo cáo tháng
5.4.3 Báo cáo tháng- Monthly Report:
Trong khi báo cáo ngày được phê duyệt bởi CĐT và tư vấn, cũng như được sử dụng tại công trường Báo cáo tháng được viết để gửi về văn phòng công ty (head office) nhằm phục vụ đối tượng là lãnh đạo công ty Một báo cáo tháng thành
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 công khi ban lãnh đạo không cần xuống công trường nhưng vẫn nắm được mọi tình hình ở công trường đó
Khác với báo cáo ngày và tuần vốn chỉ đòi hỏi người lập ghi nhận lại hiện trạng hàng ngày của dự án Báo cáo tháng đòi hỏi người lập vừa phải có kỹ năng tập hợp thông tin, vừa phải có kỹ năng phân tích số liệu để đưa ra được các nhận xét giúp ban giám đốc có những quyết định đúng đắn về dự án
Báo cáo tháng thường gồm những nội dung sau đây:
1 Mô tả chung về dự án
2 Tình trạng của dự án
4 Tình trạng của các tài liệu
6 Một số mục khác như: an toàn lao động, nhân công và thiết bị, quản lý thầu phụ, hình ảnh công trường…
1 Mô tả chung về dự án: thông tin chung về quy mô, điều kiện hợp đồng, phạm vi công việc, sơ đồ tổ chức…
2 Tình trạng của dự án: vắn tắt về số ngày đã thực hiện, số ngày còn lại, danh mục các khiếu nại về thời gian và chi phí đã đạt được
3 Tiến độ dự án: phần này đi sâu về tiến độ,
+ Khối lượng công việc đạt được thực tế trong tháng so với kế hoạch, khối lượng thực hiện tích lũy để biết dự án đang nhanh hay chậm tiến độ
+ Tiếp theo là những chậm trễ xảy ra trong tháng và bảng tổng hợp chậm trễ cùng nguyên nhân của dự án tính đến thời điểm lập báo cáo tháng Bảng tổng hợp này chính là kết quả phân tích tiến độ được thực hiện hàng tháng ở phần 6
+ Ghi nhận những khó khăn gặp phải trên công trường trong tháng và các kiến nghị hỗ trợ từ trụ sở chính
4 Tình trạng của các tài liệu:
+ Thuộc trách nhiệm của bộ phận QA/QC
+ Đưa ra các bảng theo dõi tiến trình trình duyệt hồ sơ chất lượng (hồ sơ nghiệm thu), bản vẽ triển khai thi công (shop drawings) và các hồ sơ về biện pháp thi công (method statement)
ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH THỰC TẾ
6.1 Thông tin về dự án:
+ Địa điểm: quận 3, Tp HCM;
+ Diện tích khu đất 2200 m2, mật độ xây dựng 59,15% (1300 m2);
+ Một tháp 18 tầng, 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn 19940 m2, gồm 120 căn hộ cao cấp
+ B2, B1 dùng làm bãi đậu xe; tầng 1, 2 cho thuê dịch vụ, từ tầng 3 trở lên là căn hộ cao cấp
+ Tiến độ thực hiện 554 ngày, từ 10/5/2010 đến 15/11/2011
+ Phạm vi công việc: thi công phần thô, xây tô, hoàn thiện và M&E
+ Dự án gặp cả hai trường hợp: CĐT gây chậm trễ cho dự án và yêu cầu tạm ngưng dự án
6.2 Dữ liệu về sự kiện gây chậm trễ của các bên:
Chủ đầu tư: a Nhà thầu phải bỏ thêm 6 ngày để thi công nối tường vây thêm 0.6m trước khi thi công dầm mũ trên đầu tường vây Hiện trạng đỉnh tường vây ở cao độ mặt đất hiện hữu, nhưng mặt sàn tầng 1 nằm ở cao độ 0.6m cao hơn mặt đất tự nhiên
Ngày thực hiện công tác 19/6/2010 b Phát sinh công tác đập đầu cọc barret Do có sự khác nhau giữa bản vẽ thiết kế và thực tế công trường nên nhà thầu cọc không chịu đập đầu cọc barret Nhà thầu xây dựng tốn thêm 2 ngày để hoàn thành công tác phát sinh này c Ngày 02/12/2010, nhà thầu không thể đổ bêtông zone 1 sàn B2 vì phải chờ bên thiết kế kết cấu quyết định lại vị trí và kích thước của các cột từ B2 lên tầng trệt Qua ngày hôm sau, công việc mới có thể được tiến hành d Thi công hồ bơi: ngày 24/02/2011, CĐT chỉ thị nhà thầu xây dựng ngưng thi công cho đến khi nhà thầu hồ bơi lắp đặt xong hệ thống M&E và bàn giao lại cho nhà thầu xây dựng vào ngày 09/3/2011 nhà thầu phải chờ 14 ngày Cùng lúc đó, hồ bơi cũng được sửa thiết kế và nhà thầu phải chờ thêm 2 ngày để tiếp tục công
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 việc xây dựng Tổng cộng, những sự việc trên khiến việc thi công sàn lầu 1 chậm mất 16 ngày e CĐT ra chỉ thị cho nhà thầu tạm ngưng thi công từ 24/3/2011 đến ngày 26/4/2011 để điều chỉnh thiết kế của công trình
Nhà thầu M&E: a Vào 04/12/2012, nhà thầu M&E chậm trễ trong việc thi công hệ thống ống ngầm dưới sàn hầm B2 và bàn giao mặt bằng trục (A-H)x10 nên nhà thầu xây dựng phải đợi thêm 3 ngày để có thể thi công bê tông lót và cốt thép khu vực này b Nhà thầu M&E chậm trễ trong việc kiểm tra ống nên nhà thầu xây dựng không thể lấp cát và đổ bê tông lót 1 phần khu vực các bể nước ngầm Việc kiểm tra ống cần thêm 2 ngày để hoàn thành c Nhà thầu cơ điện chậm trễ trong việc đệ trình bản vẽ thi công cho CĐT và tư vấn giám sát phê duyệt nên không thể thi công hệ thống M&E tại khu vực lõi thang máy từ sàn hầm B2 lên sàn hầm B1 Hệ quả là nhà thầu xây dựng không thể lắp đặt ván khuôn cho lõi thang máy dù đã hoàn thành việc lắp đặt cốt thép Công tác này bị trễ 5 ngày d Nhà thầu cơ điện chậm trễ trong việc đệ trình bản vẽ thi công và trình mẫu vật tư cho CĐT và tư vấn giám sát nên không thể thi công hệ thống M&E tại khu vực bể nước chữa cháy tại hầm B1 Nhà thầu xây dựng đã lắp đặt cốt thép hoàn chỉnh nhưng chưa lắp coppha được Công việc thi công bể chữa cháy bị trễ 3 ngày
Nhà thầu xây dựng: a Công tác thi công cọc khoan nhồi biện pháp cho khu vực lõi thang máy và sàn đạo bị trễ 3 ngày Nhà thầu gặp khó khăn trong việc tìm được thầu phụ chuyên nghiệp cho gói công việc này vì số lượng cọc ít b Sau khi đổ bêtông sàn B2 hoặc B1, nhà thầu phải chờ 4 ngày để sàn bêtông đạt 80% cường độ rồi mới tháo hệ shoring c Khi đang tháo hệ shoring chống đỡ tầng hầm, kích thủy lực bị bể Nhà thầu tốn 2 ngày để sửa, thay thế van áp lực và tiếp tục công việc d Hệ dàn giáo EFCO được lên kế hoạch để thi công sàn B1, tuy nhiên, kế hoạch sản xuất không đáp ứng được nhu cầu lắp dựng thực tế Vì vậy, nhà thầu phải
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997 sử dụng kết hợp dàn giáo truyền thống với EFCO, công tác thi công sàn B1 bị kéo dài 3 ngày e Cẩu tháp bị hư từ ngày 21/12/2010 đến 23/12/2010 khiến công tác vận chuyển thiết bị để lắp dựng coppha sàn dầm của B1 bị ảnh hưởng Nhà thầu đã thuê cẩu di động đến để giải quyết công việc nhưng không tháo được coppha lõi thang, không sắp xếp được mặt bằng sàn B2, tiến độ thi công sàn hầm vẫn bị kéo dài thêm
2 ngày f CĐT chậm thanh toán tiền trong những tháng 10, 11, 12/2010 khiến nhà thầu gặp khó khăn trong việc chi trả cho thầu phụ, nhà cung cấp hay là công nhân của mình Trong vòng 1 tuần sau khi nghỉ tết, nhà thầu không huy động đủ nhân lực để tiếp tục bắt nhịp ngay công việc
Tổng thời gian dự án là 623 ngày
Hình 6.1 Tiến độ hợp đồng
Như đã phân tích ở chương 5, phương pháp cửa sổ sẽ được dùng để xác định phân tích chậm trễ cho dự án Thời khoảng của mỗi cửa sổ là 1 tháng Kết quả phân tích như sau:
Thời gian: từ ngày khởi công công trình 10/5/2010 đến 31/5/2010
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Tổng thời gian dự án (ngày)
Ghi chú Không tha thứ Được tha thứ Được bồi thường
Thời gian: từ ngày 01/6/2010 đến 30/6/2010
Tổng thời gian dự án (ngày)
Ghi chú Không tha thứ Được tha thứ Được bồi thường
Theo hình dưới, công tác phát sinh nối tường vây nằm trên đường găng Vì vậy, thời gian dự án bị kéo dài thêm 6 ngày Đối với công việc phát sinh: thời gian thực hiện công việc sẽ được nhà thầu yêu cầu gia hạn thời gian EOT, chi phí thực hiện sẽ được nhà thầu tính phát sinh
Thời gian: từ ngày 01/7/2010 đến 31/7/2010
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Tổng thời gian dự án (ngày)
Ghi chú Không tha thứ Được tha thứ Đc bồi thường
Trong tháng 7, nhà thầu xây dựng thi công hạng mục cọc biện pháp khu lõi thang bị chậm 3 ngày Tuy nhiên, do công tác này có 5 ngày dự trữ nên thời gian dự án vẫn là 623 ngày
Window 4: thời gian từ ngày 01/8/2010 đến 31/8/2010
Tổng thời gian dự án (ngày)
Ghi chú Không tha thứ Được tha thứ Đc bồi thường
Window 5: thời gian: từ ngày 01/9/2010 đến 30/9/2010
Tổng thời gian dự án (ngày)
Ghi chú Không tha thứ Được tha thứ Đc bồi thường
5 9 631 2 0 0 2 Phát sinh đập đầu cọc barrette
Trước khi thi công được các đài cọc khu vực liftcore, cần phải đập đầu cọc barrette khu vực này Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu làm công tác phát sinh này nên sẽ gia hạn thời gian và thanh toán chi phí cho nhà thầu
Window 6: thời gian từ ngày 01/10/2010 đến 31/10/2010
Tổng thời gian dự án (ngày)
Ghi chú Không tha thứ Được tha thứ Đc bồi thường
5 9 631 2 0 0 2 Phát sinh đập đầu cọc barrette
6 10 633 2 0 0 2 Nhà thầu M&E chậm lắp ống cho bể nước
Nhà thầu M&E lắp hệ thống ống cho các bể ngầm chậm 2 ngày và hệ thống ống ngầm dưới sàn 3 ngày, nhưng chỉ công tác nằm trên đường găng mới kéo dài thời gian dự án Đường găng đi qua chuỗi công tác sau: nối tường vây, thi công dầm mũ, đào đất lớp 1& 2, lắp hệ shoring lớp 1&2, đào đất lớp 3, đào đất khu vực thang máy, thi công bể nước ngầm, lõi thang máy và phần sàn B2, B1 khu vực này
Window 7: thời gian từ ngày 01/11/2010 đến 30/11/2010
Tháng 11 có khá nhiều sự kiện chậm trễ Nhà thầu phải chờ 1 ngày để bên thiết kế quyết định lại kích thước và vị trí cột khu vực (A-H)x(9-10) Sau khi đổ bêtông sàn B2, nhà thầu phải chờ 4 ngày để bêtông sàn đạt 80% cường độ rồi mới tháo shoring lớp 1 Trong lúc tháo, kích thủy lực bị hư, mất 2 ngày để sửa lại kích
Những công tác trên, tuy vậy, không nằm trên đường găng nên không ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án Sự kiện nhà thầu M&E chậm trễ lắp đặt hệ thống cơ điện cho lõi thang nằm ở nhánh đường găng phía dưới nên kéo dài dự án thêm 5 ngày
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Tổng thời gian dự án (ngày)
Ghi chú Không tha thứ Được tha thứ Được bồi thường
5 9 631 2 0 0 2 Phát sinh đập đầu cọc barrette
6 10 633 2 0 0 2 Nhà thầu M&E chậm lắp ống cho bể nước
7 11 638 5 0 0 5 N.thầu M&E chậm lắp hệ cơ điện cho lõi thang B2-B1
Thời gian từ ngày 01/12/2010 đến 31/12/2010
Tổng thời gian dự án (ngày)
Ghi chú Không tha thứ Được tha thứ Được bồi thường
5 9 631 2 0 0 2 Phát sinh đập đầu cọc barrette
6 10 633 2 0 0 2 Nhà thầu M&E chậm lắp ống cho bể nước
7 11 638 5 0 0 5 N.thầu M&E chậm lắp hệ cơ điện cho lõi thang B2-B1
8 12 642 4 4 0 0 Chờ bêtông sàn B1 đạt 80% cường độ
Trước khi tháo shoring lớp 1, cần chờ cho sàn B1 đạt được 80% cường độ
Chậm trễ này do nhà thầu chịu, do khi lập tiến độ hợp đồng đã không lường trước được gián đoạn kỹ thuật này để đưa vào tiến độ
HVTH: Vàng Hiếu Quang MSHV: 10080997
Thời gian từ ngày 01/01/2011 đến 31/01/2011
Tổng thời gian dự án (ngày)
Ghi chú Không tha thứ Được tha thứ Đc bồi thường
5 9 631 2 0 0 2 Phát sinh đập đầu cọc barrette
6 10 633 2 0 0 2 Nhà thầu M&E chậm lắp ống cho bể nước
7 11 638 5 0 0 5 N.thầu M&E chậm lắp hệ cơ điện cho lõi thang B2-B1
8 12 642 4 4 0 0 Chờ bêtông sàn B1 đạt 80% cường độ
Window 10: thời gian từ ngày 01/02/2011 đến 28/02/2011
Tổng thời gian dự án (ngày)
Ghi chú Không tha thứ Được tha thứ Được bồi thường
5 9 631 2 0 0 2 Phát sinh đập đầu cọc barrette
6 10 633 2 0 0 2 Nhà thầu M&E chậm lắp ống cho bể nước
7 11 638 5 0 0 5 N.thầu M&E chậm lắp hệ cơ điện cho lõi thang B2-B1
8 12 642 4 4 0 0 Chờ bêtông sàn B1 đạt 80% cường độ
10 02 656 14 0 0 14 Nhà thầu hồ bơi trễ tiến độ
Thi công hồ bơi: ngày 24/02/2011, CĐT chỉ thị nhà thầu xây dựng ngưng thi công cho đến khi nhà thầu hồ bơi lắp đặt xong hệ thống M&E và bàn giao lại cho nhà thầu xây dựng vào ngày 09/3/2011 nhà thầu phải chờ 14 ngày
Window 11: thời gian từ ngày 01/03/2011 đến 31/03/2011
Tổng thời gian dự án (ngày)
Ghi chú Không tha thứ Được tha thứ Được bồi thường
5 9 631 2 0 0 2 Phát sinh đập đầu cọc barrette
6 10 633 2 0 0 2 Nhà thầu M&E chậm lắp ống cho bể nước
7 11 638 5 0 0 5 N.thầu M&E chậm lắp hệ cơ điện cho lõi thang B2-B1
8 12 642 4 4 0 0 Chờ bêtông sàn B1 đạt 80% cường độ
10 02 656 14 0 0 14 Nhà thầu hồ bơi trễ tiến độ
11 3 698 42 7 0 35 Đổi thiết kế hồ bơi