CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Phân tích ý nghĩa, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự. So sánh với quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn, quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Phân biệt hậu quả pháp lý của việc đương sự thỏa thuận được với nhau trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm với việc đương sự thỏa thuận được với nhau trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
Trường hợp nào Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi?Thư ký Tòa án từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
Kiểm sát viên từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Người giám định từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: Điều 52 BLTTDS 2015
Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Và tại Điều 34 của Luật giám định tư pháp.
– Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi khi họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.
– Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi khi họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Người phiên dịch từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của BLTTDS 2015.
– Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi khi họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
Người phiên dịch có nghĩa vụ từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi khi đã tiến hành các thủ tục tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Điều này đảm bảo tính khách quan và vô tư của người phiên dịch trong quá trình phiên dịch các văn bản pháp lý, tránh xung đột lợi ích và đảm bảo tính chính xác, trung thực của bản dịch.
Để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự được công bằng và chính xác, việc thay đổi người phiên dịch là cần thiết trong các trường hợp họ có thể không giữ được sự khách quan khi thực hiện nhiệm vụ.
Phân tích các điều kiện để xác định tư cách của “nguyên đơn”trong vụ án dân sự Cho ví dụ minh họa
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 thì nguyên đơn trong vụ án dân sự là: “ người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.”
Như vậy, nguyên đơn trong vụ án dân sự không những chỉ là người khởi kiện hay người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm mà nguyên đơn trong vụ án dân sự còn là cơ quan, tổ chức khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách Việc tham gia tố tụng của nguyên đơn mang tính chủ động hơn so với các đương sự khác Hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng.
VD: anh A cho B vay tiền 200.000.000 đồng có hợp đồng đến nay là 3 tháng B chưa trả A khởi kiện B yêu cầu trả theo đúng 3 tháng B nợ không lãi.
Vậy anh A là nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết của họ bị xâm phạm.
Phân tích các điều kiện để xác định tư cách của “bị đơn” trong vụ án dân sự Cho ví dụ minh họaXác định tư cách bị đơn
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 thì
“Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.
Như vậy, để được xác định tư cách bị đơn cần có các đặc Điểm sau:
Là người bị nguyên đơn hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự khởi kiện.
Bị đơn là người được giả thiết là có tranh chấp hay xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn.
15 Phân tích các điều kiện để xác định tư cách của “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong vụ án dân sự Cho ví dụ minh họa. Điều 68 BLTTDS 2015 quy định:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là cá nhân không phải đương sự khởi kiện hoặc bị kiện nhưng quyền lợi, nghĩa vụ của họ bị ảnh hưởng bởi phán quyết của vụ án Họ có thể tự đề nghị hoặc được đương sự khác đề nghị đưa vào tham gia tố tụng Tòa án sẽ xem xét và chấp thuận đề nghị này để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ được bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ án.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
VD: anh A cho B vay tiền 200.000.000 đồng có hợp đồng đến nay là 3 tháng B chưa trả A khởi kiện B yêu cầu trả theo đúng 3 tháng B nợ không lãi.
Vậy B là bị đơn vì bị anh A khởi kiện và xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn.
Điều kiện để trở thành “người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”của đương sự Phạm vi tham gia? Điều kiện trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
Theo Khoản 1 Điều 75 BLTTDS 2015, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải là người được đương sự nhờ cậy và được Tòa án chấp thuận tham gia tố tụng với mục đích bảo vệ những lợi ích chính đáng của đương sự.
Hai là, Tòa án chấp nhận sự tham gia tố tụng của người được đương sự nhờ với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
17 Điều kiện để trở thành “người làm chứng” Phạm vi tham gia?
Theo quy định của pháp luật, những cá nhân nắm giữ thông tin liên quan đến vụ việc có thể được tòa án triệu tập với tư cách là người làm chứng theo yêu cầu của当事者 Tuy nhiên, cá nhân đã mất năng lực hành vi dân sự sẽ không đủ tư cách tham gia tố tụng với tư cách này.
Phạm vi tham gia: Việc tham gia tố tụng của người làm chứng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự nên pháp luật không quy định hạn chế những người được tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng Bất cử người nào biết được các tình tiết của vụ việc dân sự đều có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng để làm rõ vụ việc dân sự Tuy nhiên, đối với những người không có khả năng nhận thức được hành vi của mình như người chưa thành niên còn quá nhỏ tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có nhược Điểm về thể chất không thể nhận thức được sự việc thì không thể làm chứng được Người làm chứng được toà án triệu tập tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự hoặc khi toà án xét thấy cần thiết.
18 Điều kiện để trở thành “người giám định” Phạm vi tham gia? Điều kiện là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết chuyên môn về lĩnh vực theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của BLTTDS 2015.
19 Điều kiện để trở thành “người phiên dịch” Phạm vi tham gia?
Người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
Người phiên dịch có thể được lựa chọn bởi một hoặc nhiều bên liên quan, sau đó được tòa án chấp thuận Trường hợp tòa án yêu cầu có sự hỗ trợ của phiên dịch, tòa án sẽ trực tiếp chỉ định người thực hiện công việc này.
Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.
Phạm vi tham gia: Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch Thì không bị hạn chế trong các loại việc.
20 Điều kiện để trở thành “người đại diện” Phạm vi tham gia? Điều kiện đầu tiên để làm một người đại diện thì người đó phải là cá nhân hoặc pháp nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự Tuy nhiên, cũng có những cá nhân, pháp nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự nhưng vẫn không được làm người đại diện cho đương sự do thuộc vào những trường hợp pháp luật quy định không được làm người đại diện
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật
Người đại diện do Tòa án chỉ định Điều kiện người đại diện do tòa án chỉ định cũng giống với người đại diện theo pháp luật.
Người đại diện theo ủy quyền là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự ủy quyền của đương sự
Phạm vi tham gia: Người đại diện do Tòa án chỉ định, người đại diện theo pháp luật thì không bị hạn chế trong các loại việc.
Người đại diện theo ủy quyền thì đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng trong các loại việc trừ việc ly hôn.
Phân biệt “người đại diện theo pháp luật” với “người đại diện theo ủy quyền” của đương sựTiêu chí Đại diện theo pháp luật Đại diện theo ủy quyền
Khái niệm Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bao gồm: Đại diện theo pháp luật của cá nhân (Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015) và Đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2015) Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
Quyền đại diện được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều lệ của pháp nhân hoặc quy định của pháp luật (Điều 135 Bộ luật dân sự năm 2015).
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (Điều 135 Bộ luật dân sự năm 2015)
Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm:
Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Người giám hộ đối với người được giám hộ Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định
Người đại diện không nhất thiết phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. được người đại diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Hình thức Hình thức đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định
Hình thức đại diện do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định về ủy quyền phải lập thành văn bản Hợp đồng có thể được giản đơn hay phức tạp.
Người đại diện theo pháp luật có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện được pháp luật thừa nhận, không làm ảnh hưởng tới lợi ích của người được đại diện trừ trường hợp pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định khác
Phạm vi đại diện theo pháp luật rộng hơn phạm vi đại diện theo ủy quyền.
Phạm vi ủy quyền được xác định rõ ràng thông qua văn bản ủy quyền, người được ủy quyền chỉ có thể hành động trong khuôn khổ, phạm vi đã được xác lập cụ thể Điều này giúp đảm bảo quyền hạn của người được ủy quyền là rõ ràng, tránh xảy ra những hành vi vượt quá thẩm quyền, gây hậu quả không mong muốn.
Ngoài ra người đại diện theo ủy quyền còn phải tuân theo nội dung giao dịch và thời hạn ủy quyền.
Chấm dứt đại diện Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây: (Khoản 4, điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015)
Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
Người được đại diện là cá nhân chết;
Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015 hoặc luật khác có liên quan. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
(Khoản 3, điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015)
Theo thỏa thuận; Thời hạn ủy quyền đã hết; Công việc được ủy quyền đã hoàn thành; Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tạiKhoản 3 Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2015; Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Phân biệt “người đại điện theo uỷ quyền” với “người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” của đương sựTiêu chí Người đại diện theo ủy quyền của đương sự
Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ.
Là người tham gia tố tụng hỗ trợ cho đương sự về mặt pháp lý, giúp đỡ đương sự thực tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo nội dung phạm vi hợp đồng ủy quyền của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận.
Bản chất tư cách tham gia tố tụng
Tham gia với tư cách chính là nhân danh và thay mặt đương sự (người được đại diện) để bảo vệ quyền và lợi ích của chính đương sự theo hợp đồng ủy quyền.
Tham gia với tư cách song song cùng với đương sự Khi tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có vị trí pháp lý độc lập với đương sự, không bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự như người đại diện theo ủy quyền của đương sự.
Hình thức xác lập tư cách
Hợp đồng ủy quyền bằng văn bản công chứng, chứng thực.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản và được Tòa án chấp nhận. Điều kiện trở thành
Phải thỏa mãn đầy đủ 03 điều kiện: Được đương sự ủy quyền;
Hợp đồng ủy quyền được lập bằng văn bản phải có công chứng, chứng thực. Đáp ứng điều kiện về chủ thể theo quy định pháp luật.
Phải thỏa mãn đầy đủ 03 điều kiện: Được đương sự nhờ; Được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Đáp ứng về điều kiện chủ thể theo quy định pháp luật.
Chủ thể -Người đại diện theo ủy quyền của đương sự phải là người có năng lực hành vi dân
-Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ có thể là: 01 trong 04 chủ thể sự đầy đủ.
-Bên cạnh đó, nội dung ủy quyền trong tố tụng hành chính phải tuân thủ theo Bộ luật dân sự Mặt khác, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
Như vậy, về nguyên tắc chung thì người đại diện theo ủy quyền của đương sự có thể bao gồm:
+ Người Việt Nam và + Người nước ngoài
(trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác). theo Khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc đại diện của tổ chức tập thể lao động hoặc công dân Việt Nam có đủ điều kiện)
Theo đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bắt buộc phải đáp ứng điều kiện là công dân Việt Nam (tức là người Việt Nam).
-Ngoài ra, so với điều kiện về chủ thể của người đại diện theo ủy quyền của đương sự thì điều kiện của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mang tính nghiêm chặt hơn, phải đáp ứng: “Chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính”.
Phạm vi quyền và nghĩa vụ
Nhân danh, thay mặt thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của đương sự (nếu hợp đồng ủy quyền không giới hạn; tức ghi nhận, cho phép người đại diện thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của đương sự như
Quyền và nghĩa vụ bị hạn chế hơn, hẹp hơn so với người đại diện theo ủy quyền của đương sự. chính đương sự).
Quyền Chỉ ghi nhận quyền:
“Được biết, ghi chép và sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập” theo Khoản 8 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (nếu hợp đồng ủy quyền không giới hạn quyền này).
Theo đó, pháp luật tố tụng hành chính không hề nói rõ rằng liệu người đại diện theo ủy quyền của đương sự có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án hay không.
Có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án theo Khoản 2 Điều76 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Người đại diện ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự chấm dứt trong những trường hợpTheo quy định tại các điều 89, 90 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015 Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
“a) Theo thỏa thuận; b) Thời hạn ủy quyền đã hết; c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành; d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này; g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.”
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂNXác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự như thế nào?Cơ sở pháp lý là các điều: 27, 29, 31, 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
- Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
(Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo cấp là gì?Là xác định Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh thụ lý, giải quyết trang chấp,yêu cầu theo thủ tục sơ thẩm.
Thế nào là thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ?Xác định Tóa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ nào được thụ lý, giải quyết tranh chấp, yêu cầu theo thủ tục sơ thẩm Trong cùng 1 cấp Tòa án.
Phân biệt “đương sự ở nước ngoài” với “đương sự là người nước ngoài”25 Xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự như thế nào?
Cơ sở pháp lý là các điều: 27, 29, 31, 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
- Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
(Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
26 Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo cấp là gì?
Là xác định Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh thụ lý, giải quyết trang chấp, yêu cầu theo thủ tục sơ thẩm
27 Thế nào là thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ?
Xác định Tóa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ nào được thụ lý, giải quyết tranh chấp, yêu cầu theo thủ tục sơ thẩm Trong cùng 1 cấp Tòa án.
28 Phân biệt “đương sự ở nước ngoài” với “đương sự là người nước ngoài”. Đương sự ở nước ngoài nhưng thẩm quyền vẫn thuộc cấp huyện ( K4,Đ35)
Tuy nhiên, tại K5 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP quy định:
5 Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án a) Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. b) Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền,nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
Điều kiện để Tòa án ban hành quyết định chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác giải quyết Nếu có tranh chấp về thẩm quyền giữa các TòaViệc chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với nội dung như sau:
Khiếu nại, kiến nghị quyết định chuyển vụ án dân sự được thụ lý nhầm cho Tòa án có thẩm quyền phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận quyết định Viện kiểm sát hoặc đương sự có thể khiếu nại, kiến nghị đến Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ án Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng, không thể khiếu nại, kiến nghị thêm.
Theo quy định của pháp luật, tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được giải quyết bởi Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh Đây là một thẩm quyền quan trọng nhằm đảm bảo tính nhất quán trong việc giải quyết các vụ tranh chấp về thẩm quyền, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa các Tòa án cùng cấp, đồng thời cũng góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đương sự.
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
CHƯƠNG IV CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ 30 Phân tích các đặc Điểm của chứng cứ Cho ví dụ minh họa.
- Tính khách quan: chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người - không được tạo ra chứng cứ.
- Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc.
- Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định
Ví dụ: chứng cứ phải là một trong các nguồn theo quy định của BLTTDS,phải được giao nộp trong một thời gian luật quy định
Phân tích các cách xác định chứng cứ Cho ví dụ minh họaCăn cứ theo Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự về xác định nguồn chứng cứ được quy định như sau:
- Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
- Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
- Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
Lời khai của đương sự và người làm chứng khi được thể hiện bằng văn bản, băng/đĩa ghi âm/hình, hoặc thiết bị chứa âm thanh/hình ảnh theo quy định, hay được khai trực tiếp tại phiên tòa, đều được coi là chứng cứ trong vụ án.
- Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Kết quả định giá tài sản và thẩm định giá tài sản được công nhận là chứng cứ hợp lệ trước pháp luật nếu hoạt động định giá, thẩm định giá được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục quy định.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
Việc tìm hiểu quy định về chứng cứ không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn góp phần quan trọng vào quá trình giải quyết vụ án.
Phân tích các tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minhĐiều 92 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cũng quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh là:
“1 Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh: a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận; b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng,chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
Phân tích và cho ví dụ minh họa nghĩa vụ chứng minh của chủ thể là đương sựTại Điều 91 Nghĩa vụ chứng minh Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể:
1 Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây: a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động; c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
2 Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.
3 Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4 Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.
Mặc dù Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không quy định rõ ràng nghĩa vụ chứng minh của người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, nhưng với vai trò được ủy thác và được tòa án chấp thuận tham gia tố tụng, họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ này Bởi lẽ, họ được ủy quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, do đó cũng có trách nhiệm cung cấp bằng chứng và lập luận để chứng minh cho những yêu cầu của đương sự.
Như vậy, theo những nội dung đã phân tích như trên có thể thấy, xét trên từng vụ án dân sự cụ thể, tùy phạm vi yêu cầu của các đươg sự mà xác định đối tượng chứng minh nào thuộc về bản chất của vụ án Còn đối tượng khác, không thuộc bản chất của vụ án thường là cần chứng cứ khác chứng minh làm rõ,những vấn đề không thể hiện trực tiếp các yêu cầu của đương sự trong vụ án dân sự Tuy nhiên, có những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo Điều 92Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Phân biệt “hoạt động thu thập chứng cứ của đương sự” với “hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án”Hoạt động thu thập chứng cứ của đương sự : Đây là một trong những quy định xuất phát từ quyền định đoạt của đương sự đối với việc khởi kiện, có nghĩa là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì đương sự sẽ có nghĩa vụ thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình trước Tòa án là hoàn toàn có căn cứ Đương sự có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình thông qua hai cách là tự mình thu thập chứng cứ hoặc nhờ Tòa án thu thập khi đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 85 Quy định tại Điều 84 BLTTDS quy định về việc đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự Việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm của đương sự đối với yêu cầu của mình, họ có sự chủ động trong các thao tác thu thập Đương sự là chủ thể đầu tiên, chủ yếu của hoạt động thu thập chứng cứ.
Hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án: Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong những trường hợp BLTTDS 2015 có quy định
Tòa án thực hiện việc thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự khi đương sự không thể tự thu thập được chứng cứ, đồng thời việc thu thập phải tuân thủ các điều kiện theo quy định tại Điều 85 BLTTDS 2015 Tòa án tiến hành việc thu thập chứng cứ với những nội dung cụ thể để phục vụ việc giải quyết vụ án.
CHƯƠNG V ÁN PHÍ, LỆ PHÍ, CHI PHÍ TỐ TỤNG DÂN SỰ 40 Phân biệt “án phí dân sự” với “tạm ứng án phí dân sự”.
Tieu chi Án phí Tạm ứng án phí
Khái niệm Khoản tiền mà đương sự phải nộp khi Tòa án đã giải quyết các vụ án.
Số tiền án phí đương sự phải nộp sẽ được Hội đồng xét xử ghi rõ trong phần Quyết định của Bản án.
Khoản tiền mà người có yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập phải nộp trước khi Tòa án thụ lý các yêu cầu đó Số tiền tạm ứng án phí được Tòa án xác định và ghi rõ trong Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi cho đương sự.
Nghĩa vụ nộp tiền Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm;
Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm ( theo Điều 147,148
Sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, người có nghĩa vụ nộp tiền án phí mang theo quyết định, bản án đó đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền và làm thủ tục nộp tiền án phí trong thời hạn 15- 30 ngày.
Trường hợp nếu là vụ án tranh chấp không có giá ngạch thì số tiền án phí này sẽ được trừ vào tiền tạm ứng án phí đã nộp.
Trong trường hợp vụ án tranh chấp thỏa mãn giá ngạch, số tiền án phí các bên đương sự phải nộp thêm hoặc được hoàn lại sẽ phụ thuộc vào quyết định, bản án của tòa án xét xử.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc Sau khi xem xét, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 05 ngày làm việc
Trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền và gửi biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Đương sự có nghĩa vụ phải nộp án phí sau khi bản án có hiệu lực pháp luật Nếu đương sự không nộp án phí sau thời hạn tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ xác minh điều kiện thi hành án và có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để buộc đương sự thực hiện nghĩa vụ này.
Sau khi nhận đượcThông báo nộp tiền án phí của Tòa án thì đương sự phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, theo thời hạn được quy định Nếu đương sự không thực hiện nghĩa vụ nộp hoặc chậm nộp mà không có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ không thụ lý đơn khởi kiện, yêu cầu mà trả lại hồ sơ khởi kiện,yêu cầu cho đương sự.
Nguyên tắc xác định “án phí dân sự sơ thẩm” và “án phí dân sự phúc thẩm”Án phí sơ thẩm Đương sự phải chịu án phí đối với yêu cầu của họ không được Toà chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung phải chịu án phí sơ thẩm chia theo giá trị phần tài sản mà họ được hưởng và trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147BLTTDS 2015.
Còn vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Nếu trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 147 BLTTDS 2015
Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều 147BLTTDS 2015 Án phí dân sự phúc thẩm
Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Trường hợp Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Toà án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm.
Trường hợp Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí phúc thẩm, nếu rút kháng cáo tại phiên toà phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí phúc thẩm.
Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà phúc thẩm hoặc tại phiên toà phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự phải chịu án phí sơ thẩm và 50% án phí phúc thẩm.
So sánh “án phí sơ thẩm” với “án phí phúc thẩm”Giống nhau: Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.
Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định phúc thẩm, giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa thì phải xem xét, quyết định về án phí, lệ phí Tòa án.
Người có nghĩa vụ nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
Tiêu chí Án phí sơ thẩm Án phí phúc thẩm
Người chịu án phí Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
Trong trường hợp当事者 không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, các 当事者 sẽ phải chịu án phí sơ thẩm chia theo giá trị phần tài sản mà họ được hưởng Trước khi mở phiên tòa, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải; nếu các 当事者 có thể thỏa thuận được với nhau, Tòa án sẽ ghi nhận biên bản thỏa thuận và ra quyết định công nhận thỏa thuận về việc chia tài sản chung của các 当事者.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án,quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này. nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 BLTTDS 2015.
Trường hợp vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Nếu trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 147
Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều 147
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Trường hợp Tòa án xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm do xác định sai tư cách tố tụng của đương sự, thì Tòa án cấp sơ thẩm khi thụ lý phải ra quyết định trả lại tiền án phí cho đương sự đã nộp nhưng đã được xác định lại không thuộc đối tượng phải nộp; đồng thời xác định lại đương sự phải nộp tiền án phí.
Những trường hợp nào được miễn án phí, miễn nộp tạm ứng án phí Cho ví dụ minh họaTại Khoản 1 Điều 12 Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14
“1 Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí: a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.”
Ví dụ: anh A là công nhân trong công ty B, công ty B nợ anh A 3 tháng tiền lương và anh A gửi đơn khởi kiện đòi tiền lương lên Tòa án và anh A được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị Quyết326/2016/UBTVQH14.
Nêu mục đích của việc quy định án phí và lệ phí trong tố tụng dân sựNêu mục đích của việc quy định án phí: Bù đắp các chi phí mà Nhà nước đã sử dụng cho hoạt động chung của Tòa án, bảo đảm thực hiện tốt và hợp lý về chính sách tài chính. Đối với lệ phí: là nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lợi người yêu cầu giải quyết việc dân sự. Đặc Điểm Các lệ phí giải quyết việc dân sự
Các loại là giải quyết những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, xét tính hợp pháp của cuộc đình công, bắt giữ tàu biển, tàu bay, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, ủy thác tư pháp ra nước ngoài, cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án.
Mức phí Lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự: 200 ngàn đồng.
Lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự: 200 ngàn đồng
Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: 1 triệu đồng
Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công: 1 triệu đồng
Lệ phí bắt giữ tàu biển: 5 triệu đồng
Lệ phí bắt giữ tàu bay: 5 triệu đồng
Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam: 5 triệu đồng
Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án: 1 ngàn đồng/trang
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI 35 Khái niệm và ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thờiTại sao gọi các biện pháp quy định tại Điều 102 BLTTDS là biện pháp khẩn cấp tạm thời? Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạmVì việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định nhằm giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ khoa học để tìm đến sự thật khách quan của vụ án và vạch ra kế hoạch giải quyết vụ án đúng như đúng theo biện pháp khẩn cấp tạm thời hướng đến cần nhu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tình trạng tài sản và nó sẽ cung cấp cho Thẩm phán những thông tin chuyên môn mà bản thân Thẩm phán cũng như đương sự không tự mình biết được thì Tòa án có thể tự quyết định việc trưng cầu giám định.
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây raNgười yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình Nếu yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba, người yêu cầu phải bồi thường.
- Còn Tòa án: gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba có trong các trường hợp sau đây:
“a) Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; b) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu; c) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân; d) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.
3 Việc bồi thường thiệt hại quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.” TheoKhoản 2 Điều 113 BLTTDS
Nêu và phân tích “thủ tục khiếu nại” và “thủ tục giải quyết khiếu nại” đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiThủ tục khiếu nại đối với áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: theo Điều 133 BLTTDS
“1 Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn; b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.”
Thủ tục giải quyết khiếu nại:
Với trường hợp quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án Thì Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu;)
Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó Thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu Trong thời hạn 48 giờ (dù ngoài giờ làm việc (kể cả ngày nghỉ), người tiếp nhận đơn phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn.), kể từ thời Điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo để xác định yêu cầu khởi kiện có thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án đã nhận đơn hay không Trường hợp yêu cầu khởi kiện thuộc thẩm quyền thì tiếp tục xem xét giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 10 Nghị quyết này Trường hợp yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền thì trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các chứng cứ kèm theo cho họ.
CHƯƠNG VII CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNGPhân tích tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng40 Phân tích tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
Tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
1 Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này thì được coi là hợp lệ Các văn bản được cấp, tống đạt, thông báo
+ Thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự.
+ Bản án, quyết định của Tòa án.
+ Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát; các văn bản của cơ quan thi hành án dân sự.
+ Các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định. Điều 171 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, Như vậy việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng là hoạt động truyền tải sự giao tiếp một chiều từ cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án đến người tham gia tố tụng, người có liên quan
2 Người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải thực hiện theo quy định của Bộ luật này
+ Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
+ UBND cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.
+ Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
+ Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.
+ Người có chức năng tống đạt.
+ Những người khác mà pháp luật có quy định.
Người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đã được cấp, tống đạt, thông báo hợp lệ phải nghiêm chỉnh thi hành.
Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng + Tòa án
+ Viện kiểm sát nhân dân+ Cơ quan thi hành án
Trình bày thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụngThủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng:
Tại Điều 172 BLTTDS 2015 quy định về người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bao gồm:
“- Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng: Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.
Đương sự, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự là những cá nhân được Bộ luật quy định có quyền tham gia tố tụng.
- Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.
- Người có chức năng tống đạt.”
Vì thế người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có liên quan Người được cấp, tống đạt, thông báo phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng Thời Điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng Với mục đích để thông tin tố tụng được truyền tải đến người tham gia tố tụng nhanh chóng và hiệu quả thì thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp.
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng Văn bản có xác nhận phải được chuyển lại cho Tòa án Thời Điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
Trình bày thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụngViệc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện trong trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng cơ quan theo Điều 177, 178 BLTTDS năm 2015 thì mới được áp dụng phương thức này
Theo Khoản 2 Điều 179 BLTTDS năm 2015, việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện theo các thủ tục sau: Tòa án trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người có chức năng tống đạt hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở thực hiện.
- Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt hoặc thông báo;
- Bản sao được niêm yết tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;
- Toà án hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã phải cho lập biên bản phản ánh lại việc niêm yết công khai văn bản tố tụng, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
CHƯƠNG VIII GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM THEO THỦ TỤC THÔNG THƯỜNGChủ thể nào có quyền khởi kiện vụ án dân sự?Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác,lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực cơ quan, tổ chức của mình phụ trách khi quyền, lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
Phân tích điều kiện khởi kiệnCác điều kiện: a) Điều kiện về chủ thể khởi kiện
Chủ thể khởi kiện phải là chủ thể có tư cách về mặt pháp lý và theo quy định của pháp luật
- Đối với cá nhân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự, đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm, tranh chấp hoặc pháp luật quy định có quyền khởi kiện Thông thường một cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự khi cá nhân đó từ đủ 18 tuổi trở lênvà không bịmất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
- Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Toà án; việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ cũng được xác định theo quyết định của Toà án (Khoản 3, Khoản 5 Điều 69 BLTTDS năm 2015).
- Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó.
Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình phải thỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất, có quyền lợi hợp pháp đang bị xâm phạm hoặc tranh chấp Thứ hai, việc khởi kiện phải do người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó thực hiện.
- Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Các trường hợp theo quy định của pháp luật như theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Luật lao động Đồng thời việc khởi kiện phải do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện như: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổ chức đại diện tập thể lao động, Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng (Điều 187 BLTTDS năm 2015)
Theo quy định của pháp luật, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình được khởi kiện vụ án dân sự Mục đích của việc khởi kiện này là để tòa án xem xét và bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mà cơ quan, tổ chức đó phụ trách.
+ Cơ quan, tổ chức đó có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quan lý Nhà nước, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất định;
+ Lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước cần yêu cầu Toà án bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách. b) Điều kiện về thẩm quyền.
- Thứ nhất: Phải khởi kiện một trong những loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS năm 2015.
- Thứ hai: Việc khởi kiện phải thực hiện đúng theo quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án các cấp theo quy định tại Điều 35, 36, 37 và 38BLTTDS năm 2015.
Khi nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án theo Khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015, nguyên đơn phải đáp ứng các điều kiện sau: sự việc khởi kiện chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật.
Về nguyên tắc, một sự việc đã được Toà án của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại, trừ các trường hợp sau đây:
Khi tòa án bác bỏ đơn ly hôn, bản án hoặc quyết định đó có hiệu lực pháp luật trong một năm Sau thời gian một năm này, các bên có quyền khởi kiện lại để yêu cầu ly hôn.
Sau khi bản án hoặc quyết định về giải quyết việc nuôi con, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại đã có hiệu lực pháp luật, đương sự vẫn có thể khởi kiện để yêu cầu thay đổi một trong các nội dung này, bao gồm thay đổi người nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng và mức bồi thường thiệt hại.
- Vụ án xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản; thay đổi người giám hộ;
- Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Toà án đã xử bác yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện thì khi có đủ điều kiện đương sự có quyền khởi kiện lại để đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đấtcho thuê, cho mượn, cho ở nhờ;
- Các trường hợp khác pháp luật quy định.
Phân tích phạm vi khởi kiện Cho ví dụ minh họaPhạm vi khởi kiện vụ án dân sự là giới hạn những vấn đề mà các chủ thể có thể khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết trong cùng một vụ án dân sự.
Theo quy định tại Điều 188 BLTTDS năm 2015 thì phạm vi khởi kiện vụ án dân sự được xác định như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau trong cùng một vụ án;
- Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện đối với một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan trong cùng một vụ án Được coi là “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan mật thiết với nhau” để giải quyết trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác;
Ví dụ: chị A khởi kiện yêu cầu Toà án ngừng xây dựng công trình của anh B Đồng thời, chị A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc anh C không được cho xe cẩu vào trong con đường hẻm làm chị không đi ra vào được.
+ Việc giải quyết các quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật tương ứng tại một trong các điều 26, 28, 30 và 32 của BLTTDS năm 2015.
Ví dụ: anh D khởi kiện yêu cầu Toà án đòi anh E phải trả chiếc xe ô tô đã thuê của anh D đã hết thời hạn cho thuê Đồng thời, anh D khởi kiện yêu cầuToà án buộc bồi thường thiệt hại do anh E làm chiếc xe bị hư.
Soạn thảo những nội dung cơ bản của đơn khởi kiện đối với“tranh chấp về thừa kế tài sản”; “tranh chấp về cấp dưỡng”; “tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại”; “tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”.
Thụ lý vụ án dân sự là gì? Ý nghĩa của việc xác định thời Điểm thụ lý vụ án dân sự? Trình bày thủ tục thụ lý vụ án dân sự (Thẩm quyềnThụ lý vụ án dân sự là hoạt động đầu tiên của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự giữa cơ quan tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng. Ý nghĩa thủ tục thụ lý
Việc thụ lý đơn khởi kiện của tòa án sẽ phụ thuộc vào phương thức mà người khởi kiện nộp đơn Tòa sẽ xử lý đơn khởi kiện tùy theo từng phương thức nộp đơn khác nhau, thông qua Bộ phận tiếp nhận đơn của tòa án.
Trường hợp nộp đơn trực tiếp tại Tòa án:
Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn Sau đó, Tòa án có trách nhiệm phải cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
Trường hợp nộp đơn thông qua dịch vụ bưu chính:
Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
Trường hợp nộp đơn thông qua hình thức điện tử:
Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn.
Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện,Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại Khoản 1 Điều 317 của BLTTDS 2015;
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện:
Theo Điều 193 BLTTDS 2015, đơn khởi kiện thiếu nội dung theo Khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015 thì thẩm phán sẽ thông báo yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung trong thời hạn không quá 1 tháng Nếu có trường hợp đặc biệt, thẩm phán có thể gia hạn thêm không quá 15 ngày Nếu người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đúng theo quy định thì thẩm phán sẽ tiếp tục thủ tục thụ lý Ngược lại, nếu không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì thẩm phán sẽ trả lại đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện Điều 195 BLTTDS 2015 quy định, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu,chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án thì thẩm phán phải xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí Vào sổ thụ lí vụ án dân sự và thông báo việc thụ lí vụ án
Khi đương sự nộp biên lai tạm ứng án phí, thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý vụ án và thực hiện công tác ghi sổ thụ lý vụ án dân sự tại tòa án.
Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phài nộp tiền tạm ứng án phí thì thẩm phán phải thụ lí vụ án khi nhận- được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cho viện kiểm sát cùng cấp về việc toà án đã thụ lý vụ án (Điều 196 BLTTDS 2015).
Cách thức xác định thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm? Vì sao lại có nhiều thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm?Tại Khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
- Đối với các vụ án giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 26 và Điều 28 BLTTDS 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với những vụ án này là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án
- Đối với những vụ án giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và lao động được quy định tại Điều 30 và Điều 32 BLTTDS năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án này là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 BLTTDS năm 2015 và 01 tháng đối với vụ án giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và lao động quy định tại Điều 30 và Điều 32 BLTTDS năm 2015.
Vì sao lại có nhiều thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: vì mỗi vụ án có tính chất phức tạp có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp vì thế thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm của mỗi vụ án khac nhau.
Phân tích các điều kiện để yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận Cho ví dụ minh họaThứ nhất, về mặt nội dung, yêu cầu phản tố chỉ được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015:
Yêu cầu phản tố được sử dụng để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn hoặc các bên liên quan có yêu cầu độc lập Nếu yêu cầu phản tố được chấp thuận, một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của các bên có liên quan này sẽ không được chấp nhận Yêu cầu phản tố và yêu cầu gốc có mối liên hệ với nhau, và việc giải quyết chúng trong cùng một vụ án sẽ giúp đưa ra phán quyết chính xác và nhanh chóng hơn.
Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hơn về điều Khoản này,nhưng chúng ta có thể tham khảo quy định tại Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP.
Trước hết yêu cầu phản tố phải là yêu cầu không cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Tiếp theo, để xác định như thế nào là yêu cầu phản tố, thì yêu cầu đó phải thuộc một trong ba trường hợp luật định Thứ nhất, với trường hợp yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với nguyên đơn.
Theo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP, trong trường hợp nguyên đơn khởi kiện đòi tiền thuê nhà còn nợ, bị đơn có thể phản tố đòi nguyên đơn trả lại tiền sửa chữa nhà đã nộp thay.
Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A” Như vậy nghĩa vụ bù trừ ở đây là nghĩa vụ trả tiền cụ thể số tiền bên B nợ tiền thuê nhà của bên A có thể được bù trừ với số tiền bên B đã bỏ ra sửa chữa căn nhà Thứ hai, với trường hợp yêu cầu phản tố dẫn đến việc loại trừ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
Phân tích các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện? Cho ví dụ minh họaTheo Khoản 1 Điều 192BLTTDS năm 2015 khi chưa thụ lý vụ án, Thẩm phán có quyền trả lại đơn kiện cho người nộp đơn trong các trường hợp sau:
Người khởi kiện không đủ điều kiện để khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
- Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
- Hết thời hạn được thông báo quy định tại Khoản 2 Điều 195BLTTDS năm 2015 mà người khởi kiện không đến Toà án làm thủ tục thụ lý vụ ánnộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiệnbất khả kháng;
- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
- Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại Khoản 2 Điều 193 BLTTDS năm 2015 ; - Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
Tuy nhiên, sau khi Thẩm phán đã trả lại đơn khởi kiện, trong một số trường hợp đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại như: người khởi kiện đã đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; yêu cầu ly hôn; yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng…theo quy định tại Khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015.
Ví dụ như: A khởi kiện B vì chưa trả nợ cho A là 500.000.000 trong 5 tháng nhưng A bị tâm thần nên Tòa án trả lại đơn khởi kiện.
Xác định phạm vi hòa giải của Tòa án trong tố tụng dân sựChỉ trừ những vụ án không được hoà giải hoặc vụ án không tiến hành hoà giải được
Những vụ án không được hoà giải theo quy định tại Điều 206 BLTTDS năm 2015 bao gồm: Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội
Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải bao gồm trường hợp người bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng cố tình vắng mặt; trường hợp đương sự không thể tham gia hòa giải do có lý do chính đáng; trường hợp đương sự là vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự trong vụ án ly hôn; trường hợp một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Tuy nhiên những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS năm 2015 thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
Trong trường hợp vụ án không được hoà giải thì sau khi Toà án thụ lý vụ án, sau khi tiến hành đầy đủ các công việc chuẩn bị xét xử, Toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử Còn trong trường hợp không tiến hành hoà giải được, Toà án phải lập biên bản không tiến hành hoà giải được, nêu rõ lý do để lưu vào hồ sơ vụ án và quyết định đưa vụ án ra xét xử tại phiên toà.
Xác định nội hàm “những vụ án dân sự không được hòa giải”?Theo quy định hiện hành, những vụ án dân sự không thể hòa giải được là những vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm đến tài sản của Nhà nước.
Theo quy định tại điều 197 BLDS 2015 quy định tài sản do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu bao gồm : “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản doNhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”
Trường hợp tài sản Nhà nước bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật, hợp đồng vô hiệu, vi phạm nghĩa vụ dân sự thì người được Nhà nước giao chủ sở hữu tài sản có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại Yêu cầu đòi bồi thường này nhằm bù đắp những thiệt hại gây ra cho tài sản Nhà nước.
- Những vụ án dân sự không được hòa giải được áp dụng cho vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội Theo quy định thì điều cấm của luật được hiểu là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định Còn đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
BLTTDS 2015 không cho phép Toà án được hoà giải vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật) hoặc trái đạo đức xã hội, nếu việc hoà giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó Tuy nhiên một lưu ý là trường hợp các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó.
Phân tích những căn cứ của vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được Cho ví dụ minh họa- Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được khi bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
Bị đơn trong vụ án dân sự được hiểu là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Còn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt, thì Toà án lập biên bản về việc không tiến hành hoà giải được do bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
- Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được khi đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được khi đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng khi được hiểu là trường hợp các đương sự không có điều kiện tiến hành hòa giải như: có một bên đương sự ở nước ngoài, đang bị giam giữ hoặc do những trở ngại khách quan như bị tai nạn, ốm đau … nên không thể có mặt được khi hòa giải.
Hay hiểu theo cách khác là trường hợp một trong các bên đương sự không có điều kiện để hòa giải như: Bị đơn là người bị kết án hoặc bị tập chung cải tạo giam giữ ở một nơi các xa nơi Tòa án xét xử vụ việc của họ, Bị đơn đi đâu không rõ đã lâu ngày…
Trong vụ án dân sự, hòa giải không được tiến hành khi đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
“Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”
Như vậy nếu trong trường hợp một trong các bên đương sự trong vụ án ly hôn là vợ hoặc chồng mà bị mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án cũng sẽ không tiến hành hòa giải được.
- Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được khi một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải xuất phát từ tinh thần tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên đương sự BLTTDS 2015 có quy định khi một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải thì vụ án đó sẽ không tiến hành hòa giải được.
Vd: anh A và chị B xin đơn ly hôn và Tòa án tiến hành hòa giải nhưng chịB đã đề nghị không tiến hành hòa giải Nên Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải được.
Phân biệt “những vụ án dân sự không được hòa giải” với “những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được”Căn cứ theo quy định tại Điều 206, Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015, những vụ án dân sự không được hòa giải và những vụ án không tiến hành hòa giải được bao gồm:
- Những vụ án dân sự không được hòa giải
Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
- Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Trên đây là nội dung tư vấn về những vụ việc, vụ án dân sự không được hòa giải và không tiến hành hòa giải được trong Bộ luật Tố tụng Dân sự Trường hợp bạn còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi Luật sư tư vấn của Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.
Nêu những bước cơ bản của thủ tục hòa giảiTrước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự về thời gian, địa Điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải (Điều 208BLTTDS năm 2015).
Thẩm phán phải xác định rõ những vấn đề quan trọng của vụ án, bảo đảm cho việc hoà giải thành công như xác định quan hệ pháp luật bị xâm phạm hay đang tranh chấp, tư cách đương sự tham gia tố tụng và những tài liệu chứng cứ cần thiết chứng minh sự thật trong vụ án này (Điều 211BLTTDS năm 2015)
Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Nguyên đơn trình bày nội dung tranh chấp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, bổ sung yêu cầu khởi kiện Họ nêu ra những căn cứ bảo vệ yêu cầu đó, đề xuất quan điểm về vấn đề hòa giải và phương án giải quyết vụ án (nếu có) Qua đó, nguyên đơn làm rõ những điểm chính trong vụ kiện, giúp tòa án nắm rõ thông tin và đưa ra quyết định xử lý phù hợp.
Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan Điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
Người liên quan trình bày ý kiến về yêu cầu của các bên, nêu yêu cầu độc lập và căn cứ phản đối/bảo vệ yêu cầu; đề xuất phương án hòa giải và hướng giải quyết vụ án (nếu có).
Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Thế nào là hòa giải thành? Thế nào là hòa giải không thành?Hòa giải thành là các bên tham gia hòa giải tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự mà phần này không liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự đó.
Khi hòa giải không thành, các bên liên quan sẽ không đạt được thỏa thuận chung Lúc này, họ có quyền tiếp tục yêu cầu hòa giải hoặc đệ đơn lên các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Nêu hậu quả pháp lý của việc hòa giải không thành, hậu quả pháp lý của hòa giải thành-Hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành: nếu các bên hòa giải thành với nhau, Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
- Hậu quả pháp lý của việc hòa giải không thành: nếu các bên không hòa giải thành hoặc hòa giải được một phần vụ việc, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Bản án, quyết định có thể bị kháng cáo phúc thẩm, tái thẩm hay giám đốc thẩm.
Như vậy, quá trình tố tụng có thể bị kéo dài do trải qua nhiều cấp xét xử.
Phân tích những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sựTòa án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có căn cứ sau: Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế là hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật sư Đại diện hợp pháp của đương sự bao gồm đại diện theo pháp luật (cha mẹ, vợ/chồng, người bảo hộ) và đại diện theo uỷ quyền (là những người được đương sự ủy quyền bằng văn bản).
Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án; Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án.
Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho: Đương sự; Cơ quan,tổ chức, cá nhân khởi kiện; Viện kiểm sát cùng cấp.
Phân tích những căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”Các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự gồm có:
- Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
- Cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được toà án chấp nhận hoặc nguyên đơn đã được triệu tập đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt, trừ trượng hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng;
- Đã có quyết định của toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
Tòa án sẽ đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu trong trường hợp nguyên đơn không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo yêu cầu.
So sánh hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự- Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
+Quyết định tạm đình chỉ bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
+ Khi lí do tạm đình chỉ không còn tì Tòa án lại tiếp tục xét xử - Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
+Quyết định tạm đình chỉ bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
+ Đương sự không có quyền khởi kiện lại trừ trường hợp quy định Điểm c
Khoản 1 Điều 217; Khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015
So sánh “hoãn phiên tòa sơ thẩm” với “tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm”Tiêu chí Hoãn phiên tòa sơ thẩm Tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm Khái niệm Là việc chuyển thời Điểm tiến hành phiên tòa DS đã định sang thời Điểm khác muộn hơn khi có căn cứ của pháp luật
Là việc dừng phiên tòa, phiên tòa không thể tiếp tục trong thời gian ngắn khi có căn cứ pháp luật quy định
Chủ thể có thẩm quyền
Hội đồng xét xử quyết định việc hoãn phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên.
Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Hội đồng xét xử quyết định việc tạm ngừng phiên tòa.
Cơ sở pháp lý Điều 233 BLTTDS 2015 Điều 259 BLTTDS 2015
Thời Điểm Thủ tục bắt đầu phiên tòa Trong quá trình xét xử
Thời hạn Không quá 1 tháng theo
Khoản 1 Điều 233 (thời hạn hoãn không quá 1 tháng để phù hợp với cấp, thông báo, tống đạt)
Thủ tục Phải ra quyết định Phải ghi vào biên bản, hết thời hạn 1 tháng, nếu căn cứ tạm ngừng không còn thì TA tiếp tục xét xử, nếu căn cứ tạm ngừng chưa được khắc phục thì TA tạm đình chỉ giải quyết vụ án
Phải mở lại phiên tòa và phiên tòa được diễn ra lại từ đầu
Không mở lại phiên tòa, phiên tòa đã được dừng ở giai đoạn nào thì tiếp tục xét xử ở giai đoạn đó
62 Nêu các bước của trình tự phiên tòa sơ thẩm Bước nào của trình tự phiên tòa sơ thẩm là quan trọng nhất? Tại sao?
- Trình tự phiên tòa sơ thẩm Chuẩn bị khai mạc phiên toà: Để phiên toà được tiến hành theo quy định của pháp luật, trước khi khai mạc phiên toà, thư kí toà án phải tiến hành các công việc sau:
Kiểm tra sự có mặt của những người được toà án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lí do;
Phổ biến nội quy phiên toà.
Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Thư kí toà án báo cáo hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được toà án triệu tập và lí do vắng mặt. Đối với bị cáo: Phải hỏi để họ khai rõ về họ tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; nơi cư trú (nơi đăng kí hộ khẩu thường trú; nơi tạm trú); nghề nghiệp; trình độ văn hoá; hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con); tiền án, tiền sự; ngày bị tạm giữ, tạm giam. Đối với người đại diện hợp pháp của bị cáo: Phải hỏi để họ khai rõ về họ tên; tuổi; nghề nghiệp; nơi sinh; nơi cư tni; quan hệ thế nào với bị cáo. Đối với người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diên hợp pháp của họ: Phải hỏi để họ khai về họ tên, tuổi; nghề nghiệp; nơi cư trú Trường hợp nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cơ quan, tổ chức thì khai về tên và địa chỉ trụ sờ chính của cơ quan, tổ chức; họ tên; tuổi; nghề nghiệp; nơi cư trú của người đại diện hợp pháp cho cơ quan, tổ chức.
Thủ tục hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
Chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề sau đây:
Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.
Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không.
Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không để đảm bảo quyền lợi của họ trong phiên tòa.
Hỏi đương sự về việc các đương sự có thỏa thuận được với nhau không:
Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Trình bày của đương sự:
Trường hợp có đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì các đương sự trình bày theo trình tự sau đây:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày về yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến.
Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày về yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;
Người tham gia tố tụng được ủy quyền đại diện theo pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền, nghĩa vụ liên quan: - Trình bày ý kiến của người này đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn - Trình bày yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền, nghĩa vụ liên quan - Trình bày chứng cứ chứng minh yêu cầu, đề nghị nêu ra là có căn cứ và hợp pháp Người có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.
Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Những người tham gia tố tụng khác;
Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Tranh luận tại phiên tòa:
Trình tự phát biểu khi tranh luận:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày.
Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến;
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tranh luận, đối đáp Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;
Hậu quả pháp lý của việc đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm (sau khi đã được Tòa án triệu tập hợp lệ)Hậu quả pháp lý khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa được quy định chi tiết tại Khoản 1, 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:
“1 Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2 Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau: a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật; b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ; c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;”
Phân biệt “triệu tập hợp lệ hai lần” với “triệu tập hợp lệ lần thứ hai”Trong trường hợp đương sự vắng mặt lần thứ hai do lý do bất khả kháng nhưng tòa án không chấp nhận theo Khoản 1 Điều 207 BLTTDS, coi đó là hành vi cố tình vắng mặt Quyết định đưa vụ án ra xét xử của tòa án tuy không sai nhưng lại không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của đương sự.
Triệu tập hợp lệ hai lần: Tòa án phải gửi triệu tập hợp lệ hai lần cho bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và trong cả hai lần triệu tập đó bị đơn; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt thì mới thuộc trường hợpKhoản 1 Điều 207 Nếu thực tiễn áp dụng theo đúng nội dung điều luật như vậy sẽ dẫn đến trường hợp các đương sự lợi dụng để kéo dài thời gian giải quyết vụ án.
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨMNêu và phân tích khái niệm, ý nghĩa của “xét xử phúc thẩm”Khái niệm: là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, ý nghĩa của việc xét xử phúc thẩm vô cùng quan trọng trong việc Sửa chữa những sai lầm trong giải quyết của tòa án cấp sơ thẩm Tòa án cấp phúc thẩm khi kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án quyết định sơ thẩm có khả năng phát hiện ra những sai lầm thiếu sót trong việc giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm.
Thứ hai, xét xử phúc thẩm có ý nghĩa trong việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến một vụ án hình sự Việc xét xử lại vụ án khi có kháng cáo của các đương sự, kháng nghị của cơ quan có thẩm quyền vì cho rằng bản án của tòa sơ thẩm có sai sót sẽ khiến cho tòa phúc thẩm tiến hành xem xét lại bản án và có thể đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, bảo đảm quyền con người trong tố tụng dân sự.
Thứ ba, ngoài ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm liên quan đến việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự thì xét xử phúc thẩm còn có ý nghĩa lớn lao trong việc áp dụng một cách đúng đắn và thống nhất pháp luật hiện hành,tránh tình trạng áp dụng pháp luật sai của tòa án cấp sơ thẩm,
Trình bày phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sựPhạm vi xét xử phúc thẩm dân sự của tòa án cấp phúc thẩm chỉ được giới hạn trong phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị tại Điều 293 BLTTDS 2015:
“Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định củaTòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.”
So sánh “phạm vi xét xử sơ thẩm” với “phạm vi xét xử phúc thẩm”Phạm vi xét xử sơ thẩm xác định những vấn đề thuộc vụ án dân sự mà tòa án cấp sơ thẩm được thẩm quyền xem xét và xử lý Phạm vi này đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho tòa án quyết định về các vấn đề của vụ án Mặt khác, phạm vi xét xử sơ thẩm cũng quy định thẩm quyền của tòa án, giới hạn trong phạm vi luật pháp cho phép.
Là giới hạn những vấn đề của vụ án dân sự mà tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền xem xét và giải quyết Việc xác định phạm vi xét xử phúc thẩm có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tòa án thực hiện quyền quyết định đối với các vấn đề của vụ án Đồng thời phạm vi xét xử phúc thẩm cũng là quy định nhằm giúp cho tòa án xác định được thẩm quyền của mình thực hiện trong một phạm vi giới hạn mà pháp luật cho phép.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Phạm vi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự như sau: “ Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn
Hiện nay, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm dân sự tại Điều 293 Phạm vi xét xử phúc thẩm như sau:
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem khởi kiện, đơn yêu cầu đó” xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Phạm vi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự chính là quan hệ pháp luật nội dung tranh chấp giữa các bên đương sự, thể hiện ở đơn yêu cầu, đơn khởi kiện của các đương sự Do đó, phạm vi xét xử sơ thẩm dân sự của tòa sơ thẩm chỉ được giới hạn trong những yêu cầu mà đương sự ghi trong đơn khởi kiện, tòa án chỉ được xét xử trong phạm vi, khung mà đương sự yêu cầu mà không được vượt quá khả năng, yêu cầu đó
Bên cạnh đó, phạm vi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự của tòa án cấp sơ thẩm không chỉ là những nội dung được ghi trong đơn khởi kiện hay yêu cầu mà tòa án nhận được khi đương sự nộp cho tòa án ở thời Điểm ban đầu mà phạm vi đó còn là yêu cầu của đương sự được xác định công khai tại
Phạm vi xét xử phúc thẩm dân sự của tòa án cấp phúc thẩm chỉ được giới hạn trong phần của bản án sơ thẩm, quyết định củaTòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị Điều này đồng nghĩa với việc đối với bản án, quyết định hoặc những phần bản án, quyết định không có kháng cáo, kháng nghị, không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị thì dù có nhìn thấy bản án,quyết định sơ thẩm có sai lầm cũng không được đưa ra xét xử phúc thẩm mà phải xem xét theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. phiên tòa xét xử nữa.
Thế nào là “kháng cáo quá hạn”? Thế nào là “kháng nghị quá hạn”?Kháng cáo quá hạn: được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do BLTTDS 2015
Kháng nghị quá hạn: Khoản 3 Điều 280 BLTTDS 2015 có quy định hoàn toàn mới về việc Viện Kiểm sát phải giải thích với Tòa án khi kháng nghị quá hạn: “Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện Kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện Kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Hoãn phiên tòa phúc thẩm là gì? Phân tích căn cứ hoãn phiên tòa phúc thẩm Cho ví dụ minh họa- Hoãn phiên tòa là: tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án theo trình tự phúc thẩm trong những trường hợp do pháp luật quy định.
- Trong mọi trường hợp, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ vắng mặt lần thứ nhất, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hoãn phiên toà mà không phân biệt họ vắng mặt có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
- Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt (nếu trong vụ án không có người kháng cáo khác) Trong quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm phải ghi rõ bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
- Đối với người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo nhưng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.
- Thời hạn hoãn phiên toà và quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 296 của BLTTDS năm 2015.
Phân biệt trường hợp “người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm” với trường hợp “người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòaNgười khởi kiện rút đơn khởi kiện ở phiên tòa sơ thẩm:
Việc rút yêu cầu khởi kiện được quy đinh trong các giai đoạn như sau:
– Giai đoạn trước khi thụ lý vụ án, được qui định: Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện khi xét thấy yêu cầu rút đơn của người khởi kiện tại Điểm g, Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Như vậy, trước khi thụ lý vụ kiện mà người khởi kiện rút đơn thì được trả lại đơn và trong trường hợp này do Thẩm phán được phân công thực hiện.
– Giai đoạn sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án, thì việc người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện của đương sự sẽ được Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án theo Điểm c, Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Khi phiên tòa sơ thẩm đang diễn ra, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định cụ thể: "Nếu đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu là tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút (Khoản 2 Điều 244 BLTTDS)".
Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước phiên tòa phúc thẩm, nếu bị đơn đồng ý, Tòa sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án (Điểm b, Khoản 1 Điều 299 BLTTDS) Theo Khoản 2 Điều 299 BLTTDS, nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục chung quy định trong BLTTDS.
Người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm:
– Sau khi có bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân có thẩm quyền, trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị không có đương sự nào kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị mà nguyên đơn muốn rút đơn khởi kiện, bị đơn không đồng ý thì việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn không được chấp nhận.
Bản án sơ thẩm được coi là không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật.
Nếu bị đơn đồng ý với đề nghị rút đơn của nguyên đơn thì Tòa án cấp sơ thẩm sẽ gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị (nếu có) cùng văn bản rút đơn kiện đến Tòa án cấp phúc thẩm.
Tòa án phúc thẩm đã tiến hành phiên xét xử phúc thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm đã đưa ra quyết định hủy bản án sơ thẩm Điều này có nghĩa là phiên tòa cấp dưới đã đưa ra phán quyết không đúng và bản án đó phải bị hủy bỏ.
– Nếu bị đơn không đồng ý thì yêu cầu rút đơn khởi kiện của nguyên đơn không được chấp nhận
Khi đó, Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án dân sự.
– Nếu bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án.
Phân biệt “đình chỉ xét xử phúc thẩm” với “đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm”Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án:
Theo Khoản 1 Điều 289 BLTTDS năm 2015, Toà án cấp phúc thẩm quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án.
Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
Trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm: Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định ngừng hẳn việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý khí có những căn cứ do pháp luật quy định, sau khi quyết định định chỉ giải quyết vụ án dân sự có hiệu lực pháp luật thi đương sự không có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc đó nữa, trừ những trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định khác. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định trước chứ không được tiến hành tùy tiện theo ý chí chủ quan của tòa án; đình chỉ giải quyết vụ án dân sự làm cho hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý của Tòa án được ngừng lại và Tòa án không giải quyết vụ án dân sự đó nữa; đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đã làm chấm dứt việc giải quyết vụ án dân sự ở một giai đoạn tố tụng nào đó nhưng nó không phải là một quyết định về nội dung của vụ án dân sự mà chỉ đơn thuần là một quyết định về tố tụng làm chấm dứt việc giải quyết vụ án dân sự mà Tòa án đã thụ lý; Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể được tiến hành ở Tòa án cấp sơ thẩm,Tòa án cấp phúc thẩm, Giám đốc thẩm và Tái thẩm Do vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm trên thực tế phổ biển hơn cả vì vậy trong nội dung bài tiểu luận này chỉ xin nghiên cứu về vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
Phân biệt giữa “thủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị” với “thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơThủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm do đương sự kháng cáo hoặc kháng nghị được quy định tại Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
1 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm.
2 Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
Trường hợp đương sự không kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
3 Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
4 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày, đương sự bổ sung ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan Điểm của mình về việc giải quyết vụ án.
5 Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
6 Khi xem xét bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Thẩm phán có quyền sau đây: a) Giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; b) Sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; c) Hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường nếu không còn đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn; d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án; đ) Đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
7 Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra bản án, quyết định.
Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
1 Khi phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên tòa, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.
2 Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án có quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án phải mở phiên họp phúc thẩm để xem xét quyết định đó; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị.
3 Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
4 Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định.
5 Khi xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền: a) Giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; b) Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; c) Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
6 Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Trình bày thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm- Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm có các quyền sau:
- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm
- Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật.
- Sửa bản án sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
- Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
Khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật được xác định trái với Hiến pháp, luật, thì vụ án có liên quan sẽ được tạm đình chỉ giải quyết cho đến khi có văn bản trả lời về kết quả xử lý của cơ quan đó.
Phân biệt hậu quả pháp lý của việc đương sự thỏa thuận được với nhau trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm với việc đương sự thỏa thuận đượcHậu quả pháp lý của việc đương sự thỏa thuận được với nhau trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phiên tòa sơ thẩm thì HĐXX sẽ xem xét và thảo luận tại phòng nghị án; nếu nội dung thỏa thuận của các đương sự là hoàn toàn tự nguyện không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì HĐXX ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay mà không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Hậu quả pháp lý của việc đương sự thỏa thuận được với nhau trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm: Hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa sơ thẩm được ghi nhận dưới hình thức Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm do vụ án đang tồn tại một bản án dân sự sơ thẩm nên HĐXX phúc thẩm không thể ban hànhQuyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được; bởi khi ban hànhQuyết định công nhận sự thỏa thuận không làm mất hiệu lực của bản án sơ thẩm nên sẽ tồn tại song song 01 bản án sơ thẩm và 01 Quyết định về việc giải quyết cùng một vụ án Do đó, khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trước phiên tòa phúc thẩm thì HĐXX sẽ ban hành Bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, có nội dung trong phần quyết định là công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Phân biệt “nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm”với “nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm”.
Phát biểu của Kiểm sát viên
Sau khi các bên tranh tụng trình bày quan điểm và trả lời chất vấn, Kiểm sát viên sẽ đưa ra ý kiến về việc tuân theo các quy định tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, các bên tham gia tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án, từ khi thụ lý đến trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án và ra phán quyết.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm
Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN 76 Phân tích điều kiện áp dụng thủ tục rút gọnPhân biệt “trình tự tiến hành phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục thông thường” với “trình tự tiến hành phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn”Trình tự tiến hành phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục thông thường là trình tự mà không có đầy đủ điều kiện trong Khoản 1 Điều 317 thì là thủ tục thông thường vì nó còn phát sinh nhiều tình tiết hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nên không đơn giản để rút gọn trình tự tiến hành phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn.
Phân biệt thành phần tham gia phiên tòa xét xử theo thủ tục thông thường với thành phần tham gia phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn ?Các đương sự trong vụ án dân sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng Không có đương sự thuộc vụ án đang cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản
Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
Thành phần tham gia phiên tòa xét xử theo thủ tục thông thường:
Các đương sự trong vụ án dân sự đều được dù không có cư trú rõ ràng hoặc đương sự cư trú ở nước ngoài,
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau: a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật; b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ; c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật; d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật; đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
So sánh “thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục thông thường” với “thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụGiống nhau: 1 Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
2 Sửa bản án sơ thẩm;
4 Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
5 Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục thông thường:
Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý.”
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn:
Giữ nguyên bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm
Thấm phán không chấp nhận kháng cáo hoặc kháng nghị trong trường hợp kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ và tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử đúng.
Thẩm phán tòa phúc thẩm có thẩm quyền sửa bản án, quyết định sơ thẩm nếu trong quá trình xét xử, thẩm phán nhận thấy tòa sơ thẩm đã áp dụng sai trình tự xét xử rút gọn Thẩm phán có thể sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định để đảm bảo tính công bằng và tuân thủ pháp luật.
- Huỷ bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường nếu không còn đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 316, Khoản 6 Điều 324 và Điều 310 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán huỷ bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn trong các trường họp sau đây:
- Việc chứng minh và xác định chứng cứ không theo đúng quy định của pháp luật hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được;
- Thẩm phán thuộc một trong các trường trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 52, 53 Bộ luật tố tụng dân sự năm2015 hoặc có vi nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Đây là những vi phạm khác về thủ tục tố tụng phải đến mức nghiêm trọng tức là làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan, toàn diện, xâm phạm đến quyền vằ lợi ích hợp pháp của các đương sự |
Còn những vi phạm về thủ tục tố tụng không làm ảrih hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bản án sơ thẩm của tòa án đã giải quyết đúng về nội dung thì không coi là căn cứ để thẩm phán huỷ bản án, quyết định và xét xử lại như vi phạm về thời hạn xét xử theo quy định tại Khoản 6 Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán huỷ bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục thông thường nếu vụ án không còn đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Giống nhau tình chỉ xét xử phúc thẩm nhưng với rút gọn thì giữ nguyên bản án sơ thẩm Theo quy định tại Khoản 1 Điều 316, Khoản 6 Điều 324 và Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm phán đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm nếu vụ án có một trong các căn cứ quy định tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra bản án, quyết định.
Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường trong những trường hợp nào? Cho ví dụ minh họaKhi nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường:
- Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất nên cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định.
- Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;
- Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;
- Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
Ví dụ: anh A khởi kiện chị B về hợp đồng vay tài sản chị B nợ anh A có chứng cứ đầy đủ là 500.000.000 đồng lẫn cả lãi 4 tháng chưa trả và chị B cũng thừa nhận chị đã vay tiền anh A là 500.000.000 và đồng ý trả theo yêu cầu anh A, nênTòa án giải quyết theo trình tự thủ tục rút gọn Khi anh a phát hiện chị b đang định bỏ trốn và anh a yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ Vì thế Tòa án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬTNêu và phân tích tính chất thủ tục “giám đốc thẩm” và thủ tục “tái thẩm”Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án Thủ tục này là hình thức đảm bảo pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử Tính chất đặc biệt thể hiện ở đặc Điểm sau:
– Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó.
– Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
– Căn cứ làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là khi phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.
– Chủ thể làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Thủ tục giám đốc thẩm không mở công khai và bắt buộc phải có sự tham gia của viện kiểm sát.
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Tái thẩm chỉ là chỉ là một thủ tục của tố tụng dân sự chứ không phải một cấp xét xử, có tính chất sau: Đối tượng của thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Về cơ bản những bản án hay quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật thì các chủ thể liên quan phải chấp hành bản án, quyết định đó Nhưng một số trường hợp mặc dù bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự Vậy nên pháp luật đặt ra thủ tục tái thẩm để xem xét lại những bản án, quyết định đó nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.
Chủ thể có quyền, lợi ích liên quan đến bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không được trực tiếp kháng cáo Theo quy định của pháp luật, chỉ có 2 chủ thể có thẩm quyền khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Phiên tòa tái thẩm không bắt buộc có đương sự Nếu cần thiết Hội đồng tái thẩm sẽ triệu tập đương sự.
Phân tích điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩmĐiều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1 Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2 Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.
3 Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này.
Phân tích điều kiện kháng nghị theo thủ tục tái thẩmBản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những điều kiện sau đây:
1 Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
2 Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
3 Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
4 Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Phân biệt trường hợp “kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án” với trường hợp “cố ý kếtKết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Kết luận của tòa án trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án có nghĩa là tòa án đã giải quyết vụ án không đúng với bản chất của sự việc. căn cứ, không được suy diễn hoặc đưa ra những kết luận có tính chất chủ quan trước về vụ án khi chưa xem xét, đánh giá toàn bộ các tình tiết vụ án Theo đó, có thể thấy, kết luận của tòa án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án được thể hiện dưới dạng chưa đủ các chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án nhưng tòa án vẫn thực hiện việc giải quyết vụ án nên quyết định của tòa án thiếu cơ sở; Tòa án đánh giá sai chứng cứ, tài liệu của vụ án nên quyết định giải quyết vụ án sai…
Cố ý kết luận trái pháp luật: Về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, Khoản 3, Điều 352, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
Quyết định kháng nghị tái thẩm số 09 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) không rõ ràng và thuyết phục về căn cứ kháng nghị do thiếu từ "cố ý" trong nội dung, trong khi Khoản 3 Điều 352 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ ràng căn cứ kháng nghị tái thẩm là thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
Nội dung quy định tại Khoản 3, Điều 352 được hiểu rằng, thẩm phán biết rõ việc kết luận của mình là không đúng pháp luật nhưng vẫn cứ kết luận Trong vụ án dân sự, dù hồ sơ đã đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, các tình tiết trong vụ án và pháp luật rõ ràng, nhưng thẩm phán lại xử không đúng pháp luật Bản chất, nội dung pháp luật quy định là vậy thì hành vi “cố ý…” cần phải được chỉ rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Phân biệt “thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm” với “thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm”03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị hoặc bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm pháp luật có vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm được kéo dài thêm 02 năm.
So sánh “thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm” với “thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm”Giống nhau: Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án
Tiêu chí Hội đồng xét xử giám đốc thẩm Hội đồng xét xử tái thẩm Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án
Việc không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được hiểu là Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp bản án, quyết định đúng, việc kháng nghị không có căn cứ
Nếu kháng nghị không có căn cứ, bản án, quyết định bị kháng nghị giải quyết đúng pháp luật thì Hội đồng tái thẩm không chấp nhận và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị Trong trường hợp này bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị có hiệu lực thi hành.
Hủy bản án, quyết định
Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa: Theo
Trong các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo Điều 217 BLTTDS 2015 thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa cấp dưới xét xử đúng pháp luật Còn Hội đồng tái thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.
Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo Điều 345 BLTTDS 2015 Việc hủy này nhằm mục đích xét xử lại bản án, quyết định đó ở cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm Quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ này sẽ được đưa ra sau khi Hội đồng giám đốc thẩm tiếp nhận kháng nghị.
Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo Điều 347BLTTDS 2015.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm được quyền sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong những trườngHội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án;
Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Ví dụ: Hội đồng xét xử giám đốc thẩm được quyền sửa bổ sung một phần trong bản án khi có tài liệu, chứng cứ rõ ràng mà trước khi đó chưa cung cấp đủ được tài liệu, chứng cứ.
So sánh “thẩm quyền sửa án của Hội đồng xét xử phúc thẩm” với “thẩm quyền sửa án của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm”Tiêu chí Hội đồng xét xử phúc thẩm
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
Sửa bản án Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện
Hậu quả Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Trường hợp bản án,quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thìHội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án Điều 347
So sánh “phạm vi xét xử phúc thẩm” với “phạm vi xét xử giám đốc thẩm”Tiêu chí phạm vi xét xử phúc thẩm phạm vi xét xử giám đốc thẩm
Giới hạn Chỉ được giới hạn trong phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
Trong trường hợp bản án, quyết định hoặc một phần của bản án, quyết định không được kháng cáo, kháng nghị hoặc không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, thì dù có kháng cáo, kháng nghị hay không thì bản án, quyết định vẫn có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo quy định của pháp luật.
Có quyền xem xét phần quyết định của bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nhìn thấy bản án, quyết định sơ thẩm có sai lầm cũng không được đưa ra xét xử phúc thẩm mà phải xem xét theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
Trình bày thủ tục xem xét lại Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caoViện trưởng viện kiểm soát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao và phát biểu quan Điểm về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không có tình tiết mới quan trọng làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao và quan Điểm về việc giải quyết vụ án.
Sau khi nghe Chánh án tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng viện kiểm soát nhân dân tối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự (nếu có), Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quyết định:
Không chấp nhận yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng viện kiểm soát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao và giữ nguyên quyết định của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao;
Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;
Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao,hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Sau khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định, quyết định đó sẽ được gửi tới các cơ quan như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đã giải quyết vụ án, cũng như những người liên quan Việc làm này nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và thống nhất trong hoạt động xét xử, góp phần giám sát, kiểm tra đối với hoạt động tư pháp.
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰSo sánh “thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú” với “thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mấtNhững người có quyền yêu cầu tuyên bố mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú gồm: người thân thích của người vắng mặt và những người có liên quan về mặt dân sự, lao động hoặc hành chính với người vắng mặt.
Trong trường hợp người trở về thì Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
Tiêu chí Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
Tuyên bố một người mất tích
Thời Điểm Khoản 1 Điều 381 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, những người có quyền, lợi ích liên quan đến người vắng mặt có quyền yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 6 tháng liền trở lên.
Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự (đã biệt tích 02 năm liền trở lên) Đơn yêu cầu
Kèm theo đơn yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh là người bị yêu cầu biệt tích 06 tháng liền trở lên; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu, chứng cứ về tình hình tài
Kèm theo đơn yêu cầu,người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những người thân thích của người đó. người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó
Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú,
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
Chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó tại nơi cư trú và được chấp nhận thì trong quyết định, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự
Chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích,Tòa án còn phải quyết định
Để tuyên bố tìm kiếm người vắng mặt, phải thông báo trên báo hàng ngày trung ương ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án và phát trên Đài phát thanh hoặc truyền hình trung ương ba lần vào ba ngày liên tiếp Công bố thời hạn tìm kiếm một tháng kể từ ngày ra quyết định thông báo Nếu có, thông báo cũng sẽ được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trong quá trình tìm kiếm, tài sản của người vắng mặt sẽ được quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.
Hiệu lực Hết hiệu lực trong trường hợp người cần tìm kiếm trở về.
Người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích Tòa án chấp nhận ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
Liệt kê các quyết định Tòa án ban hành trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu và giá trị pháp lý của các quyết định đóTrong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:
- Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án;
- Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng;
- Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
- Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Tòa án có trách nhiệm gửi ngay quyết định mở phiên tòa giải quyết vụ án dân sự và hồ sơ vụ án dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu cụ thể và chuẩn bị tham gia phiên tòa, đảm bảo việc thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng dân sự.
- Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
- Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.
KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ1 Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân, ngoại trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn Điều này có nghĩa là Hội thẩm nhân dân không tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự được xử lý theo thủ tục rút gọn.
2 Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngôn ngữ khác sang Tiếng Việt và ngược lại.
Sai vì Theo Khoản 2 Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.
Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.”
3 Mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo.
Sai Vì không phải mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo như là chủ thể tố cáo chỉ có thể là cá nhân (không có cơ quan, tổ chức), bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam Điều 25 BLTTDS, Khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo.
4 Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.
Sai Vì căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015 thì trường hợp Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản án hoặc Thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì Thẩm phán đó vẫn có thể tham gia xét xử lần thứ hai đối với cùng một vụ án dân sự Và thay đổi Thẩm phán trong trường hợp của Điều Điều 53 BLTTDS 2015.
5 Viện kiếm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự
Sai Vì Khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015 Ở phiên tòa sơ thẩm: Đại diện Viện kiểm sát chỉ tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 4, Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
1 Hãy xác định yêu cầu của chị V và yêu cầu của anh T trong vụ án trên?
Là chị V yêu cầu xin được ly hôn, được nuôi con chung, không yêu cầu anh T ( Jack) cấp dưỡng nuôi con.
Còn anh T ( Jack) cũng có yêu cầu được nuôi con, không yêu cầu chị V cấp dưỡng nuôi con.
2 Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm không?
Không vì đây không có là nghĩa vụ của Viện kiểm sát theo Khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015.
3 Có bắt buộc phải có người phiên dịch tham gia tố tụng trong trường hợp trên không?
Không vì Khoản 1 Điều 81 BLTTDS 2015 Đã quy định người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch Nên không bắt buộc phải có người phiên dịch tham gia tố tụng trong trường hợp trên.
Phân tích án- Đọc Bản án số: 366/2019/DS-PT;
- Tóm tắt tình huống; các đương sự:
1 Nguyên đơn : Anh Phạm T, sinh năm 1983 HKTT và chỗ ở: Thôn 2, xã Đ, huyện TT, Thành phố Hà Nội Đại diện theo ủy quyền của anh Toàn: Bà Hoàng Thị Sao (Giấy ủy quyền ngày 11/09/2018) Có mặt
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Bà Nguyễn
Thị Thúy Kiều- Luật sư, Công ty Luật TNHH Bắc Nam - Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội Có mặt.
2 Bị đơn : Bà Phạm Thị H - Sinh năm 1958 HKTT: Số nhà 45, tổ 19, ngõ
130, phố Ngũ Nhạc, phường TT, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Cư trú tại: Thôn 2, xã Đ, huyện TT, TP Hà Nội Có mặt
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn : Ông Nguyễn Quốc
Ngọc - Luật sư Văn phòng luật sư Nguyên Ngọc - Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội Có mặt.
3 Người kháng cáo : Anh Phạm T - là nguyên đơn Có mặt Nguyên đơn trình bày :
Anh Phạm T là người được quyền sử dụng 200m2 đất, diện tích đất này có một phần thuộc thửa đất số 304 và một phần thuộc thửa đất số 305, tờ bản đồ số 2 xã Đ, TT, Hà Nội theo Biên bản họp gia đình ngày 20/5/2008 Biên bản này do cụ Phạm Oản, cụ Phạm Thị Cặn, bà Phạm Thị H và anh Phạm T cùng họp,cùng ký tên; có xác nhận của UBND xã Đ Cụ Oản đã giao lại toàn bộ bản chínhGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ hộ khẩu để anh Toàn đi tách thửa và sang tên Tuy nhiên, khi anh Toàn làm thủ tục tách thửa đất để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tranh chấp về mốc giới với nhà hàng xóm là bà Năm nên việc sang tên không thực hiện được Khi anh Toàn và bà Năm hòa giải được; anh Toàn tiếp tục thực hiện việc sang tên nhưng bà Hồng ngăn cản không cho anh thực hiện.
Bà Hồng sinh sống tại hai thửa đất trên cùng bố mẹ cho đến khi kết hôn, do ở xa và cuộc sống khó khăn nên bà Hồng rất ít khi về thăm nom, chăm sóc bố (cụ Oản) Mẹ anh Toàn là bà Nguyễn Thị Mạch và anh thường xuyên qua lại, chăm sóc, coi cụ Oản như người cha, người ông của mình Ngoài ra, chính bà Mạch cũng đã góp tiền, góp công sức cho cụ Oản và cụ Cặn xây ngôi nhà cấp 4 để hai cụ sinh sống Hiện nay, bà Hồng chiếm giữ toàn bộ hai thửa đất 304, 305 và cả diện tích 200m2 mà anh Toàn đã được chia nêu trên Khi thửa đất trên đang tranh chấp thì bà Hồng lại tự ý thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhưng anh Toàn không biết Đến khi anh Toàn khởi kiện và bà Hồng giao nộp chứng cứ thì anh Toàn mới biết nên đã phản đối, không đồng ý với việc khai nhận thừa kế trên của bà Hồng.
Cả gia đình bà Hồng sống chung tại thửa đất do cụ Phạm Oản đã mua.
Năm 1973, cụ Chỉ chết Năm 1991, bà Chi đã bỏ đi biệt tích Bà Hồng đã yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích đối với bà Phạm Thị Chi Ngày 26/08/2015, Tòa án nhân dân huyện TT đã tuyên bố bà Phạm Thị Chi đã chết (theo Quyết định số
02/2015/QĐ-VDS) Sau khi cụ Chỉ chết, cụ Oản kết hôn với cụ Phạm Thị Cặn và sinh sống tại thửa đất trên Cụ Oản và cụ Cặn không có con chung Năm 2009, cụ Oản và cụ Cặn chết bà sử dụng ổn định đến năm 2011 thì anh Phạm T có đơn kiến nghị với UBND xã Đ, yêu cầu bà dừng ngay việc khai nhận, dừng việc sang tên GCNQSDĐ số D0240038, cấm chuyển nhượng, giữ nguyên hiện trạng.
UBND xã Đ đã hòa giải nhưng không thành Đến năm 2013, bà Phạm Thị Mạch là mẹ đẻ anh Phạm T kiến nghị với UBND Đ đề nghị cấp GCNQSDĐ cho anhPhạm T theo Biên bản họp gia đình ngày 20/5/2008, bà không đồng ý; đề nghị gia đình bà Mạch trả bà GCNQSDĐ số D0240038 và sổ hộ khẩu của cụ Phạm Oản Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Anh Phạm T phải có đầy đủ tài liệu chứng cứ để chứng minh về quyền sử dụng đất của mình đối với thửa đất đang tranh chấp Đề nghị xác định rõ về hình thức và nội dung của Biên bản họp gia đình ngày 20/5/2008 Thời Điểm lập Biên bản họp gia đình cụ Phạm Oản đã 95 tuổi, nên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vì vậy không thể lập Biên bản họp gia đình theo nội dung trong biên bản, bà không tham gia và không ký vào Biên bản Đề nghị Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án với lý do quan hệ tranh chấp phát sinh từ năm 2013 đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện.
Bản án dân sự sơ thẩm: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh
Bản án sơ thẩm đã được tuyên, bao gồm cả án phí, quyền kháng cáo và quyền yêu cầu thi hành án của các bên liên quan Tuy nhiên, không đồng ý với phán quyết này, nguyên đơn Phạm T đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vào ngày 09/08/2019.
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa anh T, bà Sao và bà H
Cấp sơ thẩm nhận định: Biên bản họp gia đình ngày 20/5/2008 vượt quá thẩm quyền; không tuân thủ về hình thức Anh Phạm T là người được tặng cho quyền sử dụng đất chưa nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất theo Biên bản họp gia đình ngày 20/5/2008; chưa được bàn giao và chưa quản lý sử dụng đất nên chưa làm phát sinh hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Buộc anh Phạm T phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch là đúng qui định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo này của anh Toàn.
- Trả lời các câu hỏi sau:
1 Anh (chị) hiểu như thế nào là “thay đổi yêu cầu”, “thay đổi vượt quá yêu cầu”, “thay đổi trong phạm vi yêu cầu” Cho ví dụ minh họa.
Theo Điều 5 và Khoản 2 Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nguyên đơn có quyền thay đổi yêu cầu khởi kiện Thay đổi này thể hiện quyền quyết định và tự định đoạt của nguyên đơn trong quá trình tố tụng dân sự Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện là đưa ra một yêu cầu khác với yêu cầu ban đầu để tòa án xem xét, giải quyết trong cùng một vụ án.
Trong vụ kiện tranh chấp đất đai, nguyên đơn ban đầu yêu cầu bị đơn đập bỏ phần tường lấn chiếm bên trái mảnh đất Tuy nhiên, sau quá trình giải quyết, nguyên đơn phát hiện diện tích lấn chiếm không chỉ giới hạn bên trái mà còn xâm phạm một phần ở phía sau mảnh đất, dẫn đến việc nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, đòi hỏi bị đơn phải trả lại toàn bộ diện tích đã chiếm dụng, bao gồm cả phần sau và phần bên trái mảnh đất bị xâm hại.
Thay đổi vượt quá yêu cầu của nguyên đơn vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu của họ Làm tăng thêm giá trị tranh chấp trong cùng quan hệ pháp luật tranh chấp hoặc yêu cầu bổ sung có quan hệ pháp luật cần giải quyết khác với quan hệ pháp luật trong yêu cầu ban đầu.
Như vd trên chị A yêu cầu bổ sung thêm đòi bà B phải bồi thường thiệt hại cho chị A là 100.000.000 đồng vì làm mất hư hao đất của chị A thì xem là chị A đã thay đổi, bổ sung vượt quá yêu cầu trong quan hệ pháp luật trong yêu cầu ban đầu.
Thay đổi trong phạm vi yêu cầu: việc đương sự bổ sung, thay đổi yêu cầu của mình nhưng vẫn thuộc một quan hệ pháp luật cần giải quyết của yêu cầu ban đầu.
Như vd trên chị A yêu cầu thay đổi thêm bà B phải trả thêm 3m vuông ở phần sau mảnh đất của chị B dù diện tích phần đất cần trả yêu cầu tăng thêm,nhưng yêu cầu thay đổi đó xét ra vẫn trong quan hệ pháp luật đang giải quyết
“yêu cầu bà B trả lại mảnh đất” nên đây được xem là “thay đổi trong phạm vi yêu cầu”.
2 Trường hợp nào thì chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn?
Tại Khoản 1 Điều 244 của BLTTDS năm 2015 Hội đồng xét xử chấp nhận khi:
Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰBị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiệnSai vì bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm tại Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.
Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩmĐúng vì như trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện của mình, tuy nhiên bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì lúc này bị đơn trở thành nguyên đơn dân sự và ngược lại, bên nguyên đơn trở thành bị đơn Theo Điều 68 BLTTDS 2015.
Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự1 Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện.
Bị đơn trong vụ án dân sự là cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan bị nguyên đơn khởi kiện hoặc do quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tại Khoản 3 Điều 68 quy định, khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết nếu nguyên đơn cho rằng bị đơn xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2 Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm. Đúng vì như trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện của mình, tuy nhiên bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì lúc này bị đơn trở thành nguyên đơn dân sự và ngược lại, bên nguyên đơn trở thành bị đơn Theo Điều 68 BLTTDS 2015.
3 Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự. Đúng vì nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện thì họ không được làm người đại diện nên họ đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự mà quyền và lợi ích hợp pháp của những người được đại diện này không đối lập với nhau thì một người đại diện có thể đại diện cho nhiều đương sự Theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 BLTTDS 2015.
Việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do Chánh án quyết địnhĐúng Vì theo Khoản 1 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì “Trước khi mởphiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định.”
Phó Chánh án TAND có thể trở thành người tiến hành tố tụng trong TTDSĐúng vì theo Khoản 2 Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì “khi
Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củaChánh án, trừ quyền kháng nghị quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều này.” Ngoài ra, trường hợp Chánh án TAND phân công cho Phó Chánh án làm thẩm phán giải quyết vụ việc dânsự thìPhóChánh án TAND trở thành người tiến hành tố tụng theo Điều 46 củaLuật này.
Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở lênSai vì theo Khoản 3 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì nếu người đó đã đủ mười tám tuổi trở lên mà là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc thuộc trường hợp pháp luật có quy định khác thì không được xem là người có năng lực tố tụng dân sự đầy đủ.
Người làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là đương sựSai vì đương sự trong vụ án dân sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Đương sự trong việc dân sự bao gồm: người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Quan hệ pháp luật TTDS phát sinh từ khi Tòa án nhận đơn, thụ lý vụ việc dân sự Do đó,người làm phát sinh quan hệ pháp luật TTDS là nguyên đơn hoặc người yêu cầugiải quyết việc dân sự Theo Khoản 1 Điều 68 BLTTDS.
Người chưa thành niên có thể tự mình tham gia tố tụng khi xét thấy cần thiếtSai vì đối với đương sự là người chưa đủ 6 tuồi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi TTDS Vì vậy, việc thực hiệnquyền, nghĩa vụ TTDS của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện Theo Khoản 4 Điều 69 BLTTDS.
Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đươngsự thì được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụngSai vì Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự thì được phép thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của đương sự như: thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ, thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác, thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản Tố tụng mà Tòa án tống đạt theo ủy quyền của đương sự theo Điều 76 BLTTDS.
Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của người đại diện đương sựSai vì trường hợp Thẩm phán là người thân thích của người đại diện đương sự có thể xem đó là căn cứ cho rằng Thẩm phán không vô tư khách quan trong khi làm nhiệm vụ Do đó, tùy trường hợp cụ thể của mối quan hệ đó mà Thẩm phán sẽ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi TheoKhoản 3 Điều 52 BLTTDS, Điều 13 NQ 03/2012, Điều 52 BLTTDS.
Bài tập Anh/ chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?Đây là tranh chấp dân sự tranh chấp hợp đồng vay tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015.
B là Thẩm phán đã tham gia giải quyết vụ án này theo thủ tục sơ thẩm nhưng B đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết đối với vụ án này chưa ra bản án sơ thẩm đó Nên, B không thuộc trường hợp cần phải bị thay đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 BLTTDS Như vậy, hành vi tố tụng trên của Tòa phúc thẩm là không hợp lý Thẩm phán B không cần phải thay đổi.
- Đọc Bản án số: 135/2017/DS-PT;
- Tóm tắt tình huống; các đương sự:
Nguyên đơn: Ông Diệp Thanh S và Bà Diệp Minh N
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Nguyễn Thanh H (có mặt).
Bị đơn: Bà Ngũ Trung T (có mặt).
Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bị đơn:
Luật sư Nguyễn Thanh Văn – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1 Ông Võ Văn T (có mặt)2 Bà Nguyễn Thị L, (vắng mặt)3 Ông Ngũ Tuấn A, (có mặt)
4 Bà Nguyễn Thị Phương T, (vắng mặt).
5 Bà Huỳnh Thị L, (có mặt).
- Người kháng cáo : Bị đơn bà Ngũ Trung T, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Võ Văn T, ông Ngũ Tuấn A.
Nguyên đơn ông Diệp Thanh S khởi kiện bà Ngũ Trung T đòi lại nhà đất mà cha mẹ của ông gửi giữ giùm trước khi xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình (1983) Năm 2009, bị đơn cam kết giữ giùm nhà đất, đồng ý trả lại nhà đấtdiện tích 587,8m2, tọa lạc tại K1, số 10/2 đường B H N, ấp Đ N, xã H A, thànhphố B H, tỉnh Đồng Nai Tuy nhiờn sau đú, bị đơn lấy ẵ ngụi nhà cựng với ẵ thửa đất của mảnh sõn trước để xõy nhà cho gia đỡnh bà ở mà khụng cú sự đồng ý của ông Diệp Thanh S.
Bị đơn bà Ngũ Trung T không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì nguồn gốc đất là của cha mẹ bà thuê của chùa L T từ năm 1940 Năm 1969, mẹ bà có cho ông Diệp L, bà Đỗ Thị D (cha mẹ ruột của nguyên đơn) mượn đất để xây nhà chứ không cho đất Năm 1983, ông L, bà D xuất cảnh sang Pháp nên bà có mua lại căn nhà của ông L, bà D xây trên đất của bà với giá 5 cây vàng, bà T được Ty Xây dựng tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà năm 1984 Ngày 19/6/2009 bà đồng ý ký vào tờ cam kết là do ông S có ý mua lại căn nhà này với giá 500.000.000đ và cũng là để trốn thuế vì lúc đó bà đang cần tiền để sửa nhà nên bà đồng ý ký vào.
Tòa phúc thẩm nhận định tòa sơ thẩm chưa xác định đúng yêu cầu phản tố của bị đơn, buộc bị đơn trả lại giá trị nhà đất nhưng chưa quyết định giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán nhà năm 1983 Hợp đồng mua bán nhà vẫn tồn tại thì không đủ căn cứ buộc bị đơn trả tiền giá trị nhà và quyền sử dụng đất Tòa sơ thẩm cũng chưa xem xét công sức bảo quản nhà từ năm 1983 của vợ chồng bị đơn Do đó, tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại.
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
Tranh chấp về việc “đòi lại tài sản” giữa Nguyên đơn ông Diệp Thanh S, bà Diệp Minh N kiện bà Ngũ Trung T và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn và người có liên quan trả lại giá trị nhà đất Bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo
Tòa phúc thẩm đồng ý một phần kháng cáo và hủy bỏ bản án sơ thẩm do tòa chưa xác định yêu cầu phản tố của bị đơn; chưa thẩm tra, xác minh diện tích ghi trong tài liệu mua bán nhà, giấy xác nhận sở hữu nhà, quyền sử dụng đất liên quan có khớp với giấy kê khai đất ghi tên ông Ngũ M hay không; chưa xem xét quá trình sử dụng đất và thu thập đầy đủ tài liệu để quyết định giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán nhà, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của bị đơn.
- Trả lời các câu hỏi sau:
1 Yêu cầu phản tố là gì? Yêu cầu độc lập là gì?
- Yêu cầu phản tố là yêu cầu của bị đơn đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
- Yêu cầu độc lập là yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gắn với vụ án đang được giải quyết, đảm bảo đầy đủ 03 điều kiện gồm:
+ Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
+ Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết và
+ Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
2 Có phải mọi yêu cầu của bị đơn đưa ra đều là yêu cầu phản tố hay không? Hãy cho biết các điều kiện để một yêu cầu được coi là yêu cầu phản tố?
Không vì không phải mọi yêu cầu của bị đơn đưa ra đều là yêu cầu phản tố và có trong các trường hợp tại Khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015
Theo Khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015 là:
“Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.”
3 Có phải mọi yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra đều là yêu cầu độc lập hay không? Hãy cho biết các điều kiện để một yêu cầu được coi là yêu cầu độc lập?
Không vì không phải mọi yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra đều là yêu cầu độc lập mà theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 BLTTDS 2015:
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây: a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Về thời Điểm: trước thời Điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Khoản 2 Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
4 Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn sửa đổi, bổ sung yêu cầu phản tố thì Tòa án có bắt buộc phải chấp nhận hay không?
Không vì trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải bị đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố mà không bị giới hạn phạm vi, bao gồm cả thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu nếu sự thay đổi, bổ sung đó được thực hiện trước thời Điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Tại Khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015 và Khoản 1 Điều244 BLTTDS 2015 quy định rằng Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu phản tố Nên Tòa án không có bắt buộc phải chấp nhận.
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Nhận địnhVụ án lao động có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa cấp tỉnhĐúng Thì vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài Tòa cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết mà là Tòa cấp tỉnh luôn có thẩm quyền giải quyết Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 37 và Khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015
Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyếtĐúng Vì những tranh chấp thương mại đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự thì phải thỏa những trường hợp tại Điều31 BLTTDS2015 không phải mọi tranh chấp thương mại đó điều được Tòa án giải quyết.
Toà án chỉ giải quyết việc xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ khi có tranh chấpĐúng Vì những tranh chấp thương mại đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự thì phải thỏa những trường hợp tại Điều31 BLTTDS2015 không phải mọi tranh chấp thương mại đó điều được Tòa án giải quyết Theo Khoản 10 Điều 29 BLTTDS 2015.
Trong mọi trường hợp, nguyên đơn chỉ có thể yêu cầu tòa án nơimình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp khi đương sự đã có thỏa thuận với nhau bằng văn bản.
Sai Vì ngoài thỏa thuận thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp ở những trường hợp tại Điểm b,c, d, đ Khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015 quy định.
Tòa án nơi bị đơn cư trú là Tòa án nơi bị đơn có hộ khẩu thường trúNơi cư trú của công dân được hiểu là nơi ở hợp pháp, nơi người đó thường xuyên sinh sống Theo quy định pháp luật, nơi cư trú của công dân bao gồm hai loại: nơi thường trú và nơi tạm trú.
Theo quy định pháp luật, mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một nơi ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống Dựa trên cơ sở đó, Tòa án nơi bị đơn tạm trú cũng được xem là Tòa án nơi bị đơn cư trú theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Cần lưu ý rằng, "nơi bị đơn cư trú" theo quy định này không chỉ giới hạn ở nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú mà còn bao gồm cả nơi bị đơn đang cư trú theo quy định của Luật Cư trú, cụ thể là tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định 56/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú, Điều 4 được sửa đổi, bổ sung.
Trong mọi trường hợp, nếu tranh chấp không liên quan đến bất động sản đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi bị đơn cư trú,Sai Nếu không liên quan đến bất động sảm ngoài tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc thì có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn khi đương sự tự thỏa thuận tại điểm b Khoản 1 Điều 39 hoặc của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn Khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015.
Các tranh chấp về quốc tịch đều thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa án nhân dânSai Căn cứ Khoản 1 Điều 26 BLTTDS 2015 thì tranh chấp về quốc tịchViệt Nam giữa cá nhân với cá nhân mới thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa ánnhân dân.
Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án cấp huyện luon do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyếtSai Theo quy định pháp luật, không phải trong mọi trường hợp, việc tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án cấp huyện luôn do Chánh án TAND cấp tỉnh giải quyết Việc xác định thẩm quyền phải dựa theo yếu tố cùng địa giới hành chính hay không Nếu việc tranh chấp về thẩm quyền giữa các TAND cấp huyệntrong cùng một tỉnh thì sẽ do Chánh án TAND cấp tỉnh giải quyết Tuy nhiên, nếu có sự tranh chấp về thẩm quyền giữa các TAND cấp huyện thuộc các tỉnh khác nhau thì tùy vào các trường hợp sẽ do Chánh án TAND cấp cao hoặcChánh án TAND tối cao giải quyết Khoản 2, 3, 4 Điều 41 BLTTDS 2015.
Trong mọi trường hợp, Tòa án có quyền giải quyết tranh cấp vụ kiện ly hôn đều thuộc thẩm quyền nơi cư trú; làm việc của bị đơnSai, vì không phải trong mọi vụ tranh chấp ly hôn nào cũng đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn Đối với trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc tại Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầuTòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết Trong trường hợp ly hôn, khi cả nguyên đơn và bị đơn đều lựa chọn thuận tình ly hôn, thì cả hai có thể thỏa thuận với nhau về việc chọn Tòa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn hay của nguyên đơn Điểm b Khoản 1 Điều 39, Điều 40 BLTTDS 2015.
Việc nhập hoặc tách vụ án có thể diễn ra trước khi Tòa án tiến hành thụ lý vụ án dân sựĐúng vì theo quy định tại điều luật, việc nhập hoặc tách vụ án thì những vụ án đó đã được Tòa án thụ lý Tuy nhiên, trước khi thụ lý vụ án thì Tòa án phải xem xét hồsơ vụ án Do đó, khi xem xét thấy nếu có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiệnđối với cùng một cá nhân thì Tòa án có thể nhập vụ án và sau đó tiến hành thụ lý để giải quyết vụ án Điều 42 BLTTDS 2015.
Bài tập1 Xác định tư cách đương sự.
Nguyên đơn: ông Du Văn Đ
Bị đơn: ông Trịnh Quốc P 2 Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp Tranh chấp hợp đồng dân sự về mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
3 Xác định Tòa án có thẩm quyền: Là Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đọc Bản án số: 356/2018/KDTM-ST
1 Nguyên đơn: Ông Trần Minh Hoàng- Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương.
Người đại diện hợp pháp của Nguyên đơn: Ông Phạm Tiến Đạt
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn: Ông Nguyễn
2 Bị đơn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông (Tên cũ: Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Khang Thông).
Người đại diện hợp pháp của Bị đơn: Ông Võ Văn Tú
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị đơn: Bà Đoàn Thị Hồng
3 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Thu Hương, sinh năm 1965.
4 Người làm chứng: Ông Nguyễn Ngọc Luận, Ông Nguyễn Vũ Lâm. ông Trần Minh Hoàng- Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng BảyHương và Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông xác lập các hợp đồng mua bán cây cảnh theo hợp đồng mua cây ăn trái và cây kiểng Theo thỏa thuận trong các hợp đồng thì Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương sẽ cung cấp cho Công ty KhangThông số lượng cây ăn trái và cây cảnh theo yêu cầu và số cây này sẽ được trồng tại vườn ươm của Công ty Khang Thông.Nay Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn trả ngay số tiền còn nợ theo hợp đồng 29, 41và 46 mà Nguyên đơn đã hoàn thành theo yêu cầu của Bị đơn, tổng cộng là: 10.031.000.000 (Mười tỉ không trăm ba mươi mốt triệu) đồng và 810.000.000 đồng theo biên bản nghiệm thu ngày 06/5/2013 (hợp đồng 46); Đối với tiền lãi chậm trả tính từ thời điểm nộp đơn khởi kiện đến ngày vụ án được đưa ra xét xử, tạm tính là 1.655.115.000 đồng, Nguyên đơn xin rút lại không yêu cầu Bị đơn thực hiện nghĩa vụ này.
Bị đơn xác nhận chữ ký tên Phan Thị Phương Thảo và con dấu trong các hợp đồng mua cây ăn trái và cây kiểng hợp đồng mua cây ăn trái và cây kiểng, hợp đồng mua cây cảnh quan, biên bản thanh lý hợp đồng mua cây và biên bản thanh lý hợp đồng số 41/TLHĐMC.2011 ngày 02/6/2011 là chữ ký của người đại diện theo pháp luật và con dấu của Bị đơn- Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông Bị đơn đề nghị Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 517 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Người làm chứng- Ông Nguyễn Ngọc Luận trình bày: ông Trần Minh
Hoàng- Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương và Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông gọi tắt là Công ty Khang Thông- xác lập các hợp đồng mua bán cây cảnh theo hợp đồng mua cây ăn trái và cây kiểng: hợp đồng 29, hợp đồng 41, hợp đồng 46 Theo thỏa thuận trong các hợp đồng thì Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương sẽ cung cấp cho Công ty Khang Thông số lượng cây ăn trái và cây cảnh theo yêu cầu và số cây này sẽ được trồng tại vườn ươm của Công ty Khang Thông.
Quyết định- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn Buộc Công tyCổ phần Tập đoàn Khang Thông phải trả cho ông Trần Minh Hoàng- Đại diệnHộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương 9.230.000.000 đồng theo các hợp đồng 29, 41 và 46.- Không chấp nhận yêu cầu của ông Trần Minh Hoàng- Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương về việc yêu cầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông phải trả số tiền 810.000.000 đồng là giá trị của 89 cây Giáng Hương đạt tăng thêm (còn sống) của hợp đồng 46 theo biên bản nghiệm thu ngày 06/5/2013.- Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu trả tiền lãi chậm trả tính từ thời điểm nộp đơn khởi kiện đến ngày vụ án được đưa ra xét xử, tạm tính là 1.655.115.000 đồng.
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, đòi lại tài sản - Trả lời các câu hỏi sau:
1 Hoạt động mua bán giữa hai bên chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Luật thương mại 2005 sửa đổi bổ sung 2019.
2 Việc các bên ký kết biên bản thanh lý hợp đồng có làm cho quan hệ hợp đồng chấm dứt hay không?
Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tênMục đích của thanh lý hợp đồng:
Giúp các bên xác định được mức độ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng, xác định trách nhiệm tồn tại và hậu quả của việc thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng.
Những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuậnvới nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực.
Các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinhtế hết hiệu lực.
Hợp đồng dân sự có khả năng chấm dứt trước thời hạn dựa trên các căn cứ pháp lý quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 Điều này nhằm đảm bảo giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với nhau, tránh phát sinh tranh chấp trong tương lai liên quan đến các phần quyền, nghĩa vụ đã thực hiện.
Như vậy, việc các bên ký kết biên bản thanh lý hợp đồng không làm quan hệ hợp đồng chấm dứt do có thể còn những phần quyên và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được Từ đó, quan hệ hợp đồng chưa thể chấm dứt.
3 Phân biệt tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự, tranh chấp quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại.
-Giống nhau: là các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo BLTTDS năm 2015.
Tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự tranh chấp quyền sở hữu tài sản tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại
Là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của luật dân sự (cá nhân, pháp nhân) trong quan hệ pháp luật dân sự (về nhân thân và/hoặc tài sản).
Là trường hợp chưa rõ tài sản tranh chấp thuộc quyền sở hữu của nguyên đơn hay thuộc quyền sở hữu của bị đơn.
Là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.
4 Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên?
Quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
5 Trách nhiệm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc về chủ thể nào? Người khởi kiện hay Tòa án? Để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, cần phải dựa vào yêu cầu của đương sự và quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội mà đương sự tham gia Vậy nên, trách nhiệm từ cả 2 chủ thể là Tòa án và người khởi kiện.
6 Trường hợp quan hệ pháp luật tranh chấp mà người khởi kiện xác định khác với quan hệ pháp luật tranh chấp do Tòa án xác định thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào?
CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ 1 Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứĐương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩmTheo Khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015, bên đương sự có quyền nộp tài liệu, chứng cứ trong thời hạn thẩm phán ấn định, không quá thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hoặc chuẩn bị giải quyết vụ án dân sự Trường hợp đương sự không nộp được tài liệu do lý do chính đáng, phải chứng minh lý do chậm nộp Đối với tài liệu, chứng cứ không nằm trong yêu cầu của tòa án hoặc không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc, đương sự có quyền nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự hoặc giai đoạn tố tụng tiếp theo.
3 Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định
Sai vì ngoài Tòa án, đương sự cũng có quyền tự mình yêu cầu giám định, trong trường hợp khi họ đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định, nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của họ tại Khoản 1 Điều 102 của BLTTDS năm 2015.
4 Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.
Sai vì nếu không có yêu cầu của đương sự hoặc không thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì Thẩm phán không tiến hành đối chất Tại Khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015.
Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay đương sựSai vì đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp lý, đối với tài liệu chứng cứ không thể thu thập được, có quyền đề nghị Tòa án thu thập những tài liệu, chứng cứ đó. Đương sự không có quyền yêu cầu Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay cho đương sự tại Điều 6 và Khoản 7 Điều 70 BLTTDS 2015
Chị Mai phải chứng minh những vấn đề gì? Bằng các chứng cứ nào?Chị Mai phải chứng minh rằng:
- Anh Tuấn sửa nhà gây ra trực tiếp dẫn đến những vết nứt trên nhà của chị, việc sửa nhà này không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định theo quy định pháp luật, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho các nhà lân cận
- Nhà chị Mai được xây dựng trên nền móng chắc chứ không phải nền móng yếu như anh Tuấn đã giải thích
- Giá trị thiệt hại nhà chị Mai do hành vi đó gây ra vào Khoảng 50 triệu đồng
- Vết nứt trên nhà chị Mai mà đã được qua giám định rõ ràng.
- Chi phí mà chị Mai đã bỏ ra để sửa chữa nhà của mình
- Lời khai của chị Mai và anh Tuấn tại phiên toà
- Nội dung việc giám định về độ chắc của móng nhà chị Mai.
Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Mai, buộc anh Tuần bồi thường cho chị Mai số tiền 50 triệu đồng Chi phí giám địnhChị Mai là người yêu cầu giám định và anh Tuấn là người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của chị Mai, thêm vào đó kết quả giám định cho thấy yêu cầu của chị Mai là có căn cứ Nên anh Tuấn phải chịu chi phí giám định Tại căn cứ Khoản 2 Điều 161 BLTTDS 2015.
- Đọc Bản án số 15/2018/DS-ST;
Nguyên đơn: Chị Lê Thị Thanh H, sinh năm 1990 Trú tại: Thôn Vĩnh T, xã Quảng N, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; có mặt.
- Bị đơn: Ông Lê D, sinh năm 1969 và ông Lê C, sinh năm 1956 Cùng trú tại:
Thôn Vĩnh T, xã Quảng N, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; Ông D có mặt, ông C có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Trần Thị H1 Trú tại: Thôn
Vĩnh T, xã Quảng N, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; có mặt.
Khoảng 16h ngày 25/3/2018, bà bán cá tại chợ Vĩnh T, xã Quảng N, huyện Quảng Điền thì ông Lê D quản lý chợ thu tiền lệ phí 5.000 đồng Do ế chợ, bà xin nộp 2.000 đồng nhưng ông D xé tờ tiền ném vào mặt và chửi bới Bà phản ứng lại thì bị ông D đánh liên tiếp vào mặt và đầu Đồng thời, ông Lê C (anh trai ông D) dùng ghế nhựa đánh vào vai bà Hậu quả, bà bất tỉnh, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện quốc tế.
Nay chị yêu cầu ông Lê D và ông Lê C phải liên đới bồi thường thiệt hại cho chị với tổng số tiền là 47.576.000 đồng Ông thừa nhận là có xảy ra xô xát, nguyên nhân là do chị H chưởi hỗn, ông tức quá có bạt tai chị H 1 cái Ông không biết vì lý do gì mà chị H ngã xuống và được mọi người đưa đi cấp cứu Nay chị H yêu cầu ông và ông C phải liên đới bồi thường thiệt hại cho chị với số tiền 47.576.000 đồng thì ông không đồng ý Ông chỉ đồng ý cùng ông C liên đới bồi thường cho chị H với số tiền 10.000.000 đồng Tại phiên tòa hôm nay, nguyên đơn là chị Lê Thị Thanh H vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện ban đầu, không thay đổi hay bổ sung gì và chị thừa nhận sự việc xảy ra có một phần lỗi của chị tương ứng Khoảng 10%, còn lại là lỗi của ông D và ông C.
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
Tranh chấp bồi thường thiệt hại do dức khỏe bị xâm phạm của H.
Chị H yêu cầu ông Lê D và ông Lê C phải liên đới bồi thường thiệt hại cho chị với tổng số tiền là 47.576.000 đồng chị thừa nhận sự việc xảy ra có một phần lỗi của chị tương ứng Khoảng 10%, còn lại là lỗi của ông D và ông C Ông chỉ đồng ý cùng ông C liên đới bồi thường cho chị H với số tiền 10.000.000 đồng.
- Trả lời các câu hỏi sau:
Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ?Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp tại Điều 93 BLTTDS 2015.
Nguyên tắc xác định chứng cứ: (tại Điều 95 BLTTDS 2015)
- Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
- Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
- Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
- Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
- Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
Nghĩa vụ chứng minh thuộc về chủ thể nào?Nghĩa vụ chứng minh thuộc về nguyên đơn, trừ khi: (a) Người tiêu dùng khởi kiện không cần chứng minh lỗi của bên bị kiện; bên bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây thiệt hại theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; (b) Đối với người lao động không có khả năng cung cấp chứng cứ do người sử dụng lao động quản lý, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm cung cấp cho tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;
Trong tình huống trên, nguyên đơn phải chứng minh những vấn đề gì? Chứng cứ cần sử dụng để chứng minh là những chứng cứ nào?Giấy điều trị tại bệnh viện là chị thương tích ở vùng mặt và đầu Tỷ lệ thương tật của chị H
Chứng cứ cần sử dụng để chứng minh:
Lời khai: chị H, ông D, C, người nhà của chị H (mẹ của chị H)Cái ghế, Giấy điều trị tại bệnh viện, tờ tiền 5000 đồng bị xé
Biên bản lấy lời khai, kết luận giám định pháp y tỷ lệ thương tật của chịHiền là 2%
Việc ông D thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình có phải là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh không?Việc ông D thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình có phải là tình tiết,sự kiện không phải chứng minh vì xử việc xảy ra ở chợ nơi đông người nên mọi người ở đó sẽ thấy được ông D, ông C đã đánh chị tại Điểm a Khoản 1 Điều 92BLTTDS 2015
CHƯƠNG V: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ, CHI PHÍ TỐ TỤNG DÂN SỰ 1 Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định. Đúng Bởi vì: trường hợp đương sự có thỏa thuận về việc nộp chi phí giám định thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận của các bên Các trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định thì theo Điều 161 BLTTDS 2015.
Chỉ có Tòa án mới có quyền uỷ thác cho các cơ quan nhà nước thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án dân sựSai vì nếu thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì toà án làm thủ tục uỷ thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài như cơ quan lãnh sự, đại sứ quán hoặc thủ tục uỷ thác cho các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài thu thập chứng cứ nếu nước đó và nước Việt Nam chung là thành viên của điều ước quốc tế thực hiện Tại Điều105 BLTTDS 2015.
Mọi chi phí cho người làm chứng đều phải do đương sự chịuSai, vì nếu như lời làm chứng phù hợp sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị thì người đề nghị chịu chi phí đó và nếu trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu theo Điều 167 BLTTDS 2015.
Biên bản xem xét, thẩm định tại bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký (hoặc lăn tay, Điểm chỉ) của tất cả các đương sự trong vụ ánBiên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường (theo Khoản 2 Điều 101 BLTTDS 2015) Biên bản phải có chữ ký của người xem xét, thẩm định Nếu đương sự có mặt thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự Nếu đương sự không mặt thì không cần có chữ ký (hoặc lăn tay, điểm chỉ) của đương sự.
Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáoTheo Điều 148 BLTTDS 2015, khi Tòa án phúc thẩm sửa án sơ thẩm, đương sự kháng cáo không chịu án phí phúc thẩm Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định "đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án phải sửa không chịu án phí dân sự phúc thẩm" Vì vậy, đương sự kháng cáo chỉ được miễn án phí phúc thẩm nếu yêu cầu kháng cáo liên quan đến phần án sơ thẩm phải sửa.
Anh/ Chị hãy tính tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu của bà ThTranh chấp này là tranh chấp dân sự có giá ngạch theo Khoản 1 Điều 25 NQ 326/2016 thì bà Th là nguyên đơn nên bà Th là người có nghĩa vụ nộp tiên tạm ứng án phí
Tính tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm: Đối với mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết Theo Khoản 2 Điều 7 NQ 326/2016.
(án phí dân sự sơ thẩm) Án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu của bà Th là buộc anh C, chị Ph trả 150.000.000 đồng.
Tòa án chỉ chấp thuận một phần yêu cầu của bà Th buộc bị đơn C và Ph phải trả 150 triệu đồng Bà Th phải chịu án phí sơ thẩm với phần yêu cầu không được chấp nhận Theo Khoản 4 Điều 26 Nghị quyết 326/2016, bị đơn C phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của bà Th được tòa chấp nhận.
Bà Th chịu án phí dân sự sơ thẩm 1 phần mà không được tòa án chấp nhận:
=> 175.000.000 - 150.000.000 = 25.000.000 đồng (là phần bà Th yêu cầu không được tòa án chấp nhận.)
=> 5% x 25.000.000 = 1.250.000 đồng là phần bà Th chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Còn anh C chịu án phí dân sự sơ thẩm 1 phần mà bà Th yêu cầu được tòa án chấp nhận:
5% x 150.000.000=7.500.000 đồng (là anh C chịu án phí dân sự sơ thẩm )
Giả sử bị đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử lại toàn bộ vụ án, HĐXX phúc thẩm đã tuyên bản án phúc thẩm bác nội dung kháng cáo của bị đơnAnh C kháng cáo mà HĐXX phúc thẩm tuyên bác nội dung kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm thì anh C phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
Nên anh C chịu án phí phúc thẩm đối với vụ án trên là tranh chấp dân sự là 300.000 đồng
Phần 3 Phân tích án - Đọc Bản án số: 24/2019/DS-PT
- Nguyên đơn : Cụ Bùi Thị N, sinh năm 1934 (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của cụ N: Ông Cao Thọ Đ, sinh năm 1970; (có mặt) Đều có địa chỉ: Khu 6, thị trấn G, huyện G, tỉnh Hải Dương;
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông Nguyễn
Trọng Q – Luật sư thuộc Văn phòng luật sư An Phước, Đoàn luật sư tỉnh Hải Dương; (có mặt) Địa chỉ văn phòng: Số 148 X, phường L, thành phố D, tỉnh Hải Dương.
-Bị đơn: Ông Cao Thọ P, sinh năm 1960; (có mặt) Địa chỉ: Khu 6 thị trấn G, huyện G, tỉnh Hải Dương - Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
+ Bà Cao Thị L, sinh năm 1963; (có mặt) + Bà Cao Thị B, sinh năm 1967; (có mặt)
+ Ông Cao Thọ Đ, sinh năm 1970 (có mặt) và bà Nguyễn Thị X, sinh năm 1974 (vắng mặt);
+ Bà Cao Thị H, sinh năm 1972 (có mặt) và ông Vũ Minh K, sinh năm 1971 (vắng mặt);
+ Ông Cao Thọ V, sinh năm 1976 (có mặt) và bà Nguyễn Thị O, sinh năm 1979 (vắng mặt);
+ Ông Cao Thọ I, sinh năm 1977 (có mặt) và bà Trần Thị S, sinh năm 1987 (vắng mặt);
+ Bà Cao Thị D, sinh năm 1982; (có mặt)+ Ông Nguyễn Công T, sinh năm 1968; (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của ông T: Bà Cao Thị H, sinh năm 1972; (có mặt)
+ Chị Nguyễn Thị G, sinh năm 1990; (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của chị Giang: Bà Cao Thị L, sinh năm 1963;
+ Anh Nguyễn Công K, sinh năm 1992; (vắng mặt) + Ông Cao Thọ D, sinh năm 1974; (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của ông D: Bà Cao Thị B, sinh năm 1967; (có mặt)
+ Bà Vũ Thị Phương, sinh năm 1972; (có mặt)
+ Bà Nguyễn Thị C, sinh năm 1970 (vắng mặt) và ông Phạm Quang M, sinh năm 1964; (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của ông M: Bà Nguyễn Thị C, sinh năm 1970;
+ Bà Đào Ngọc E, sinh năm 1971 (vắng mặt) và ông Phạm Quang T, sinh năm 1967 (vắng mặt);
Người đại diện hợp pháp của ông T: Bà Đào Ngọc E, sinh năm 1971 (vắngmặt);
+ Ủy ban nhân dân thị trấn G, huyện G;
Người đại diện hợp pháp: Ông Phạm Văn L – Cán bộ địa chính của UBND thị trấn G là người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch UBND thị trấn (vắng mặt)
- Người kháng cáo: Ông Cao Thọ P là bị đơn.
Cụ Cao Thọ P1 và cụ Bùi Thị N kết hôn với nhau sinh được 10 người con chung Trong thời kỳ hôn nhân, cụ P1 và cụ N tạo lập được khối tài sản chung là quyền sử dụng thửa đất số 110, tờ bản đồ số 23 (bản đồ địa chính năm 2004), diện tích 718,5m2 , các tài sản trên đất gồm: nhà, sân, bể, công trình phụ và một số cây cối.Diện tích thay đổi do quá trình gia đình cụ P1 đổi đất để làm chợ , và đổi đất ruộng thành thửa đất trên mang số thửa 404, tờ bản đồ số 05, diện tích 570m2.Và có lấp thêm 1 cái mương ở phía Nam nên có phần dư dôi ra.
Sau khi cụ P1 chết, cụ N vẫn là người trực tiếp quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản chung của vợ chồng Năm 2005, cụ N đã họp gia đình, cùng các con thống nhất phá dỡ toàn bộ nhà cửa, công trình, phân chia đất thành 6 phần: giao cho ông P, ông Đ, ông D, ông V, ông I mỗi người một phần diện tích đất Phần đất còn lại giáp phần ngõ phía sau thuộc quyền sử dụng của cụ N Do dự án làm đường không thực hiện nên cụ N lại họp gia đình để chia nốt phần đất trống phía sau Tại cuộc họp gia đình này có lập biên bản, tất cả đều thống nhất 5 người con trai được chia hết đất kéo thẳng từ trên xuống, chia theo dọc tường Hiện nay, không còn giữ được biên bản do các anh chị em trong gia đình đã xé nhưng không ai thừa nhận cuộc họp gia đình năm 2009
Tháng 09 năm 2012, trước khi xây dựng công trình phụ, ông P hỏi ý kiến của cụ N thì cụ N đồng ý cho xây Trong khi ông xây dựng công trình phụ, do nghe theo lời của những người con còn lại xúi giục nên cụ N có ra nói với ông không đồng ý cho xây Nhưng do đất đã được chia cho ông và ông đã mua nguyên vật liệu nên ông vẫn tiếp tục xây Nay ông không đồng ý với toàn bộ yêu cầu khởi kiện của cụ N, vì việc phân chia đất đã được thống nhất trong gia đình, chia hết toàn bộ diện tích đất cho 5 người con trai Ngoài ra, ông không yêu cầu giải quyết đối với phần diện tích đất đã chia cho ông, ông Đ, ông D, ông V, ông I, ngôi nhà và công trình của cụ Phóng và cụ N đã tháo dỡ Tòa án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu bà N, công nhận quyền sử dụng đất cho bà N và buộc ông P tháo dỡ công trình
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
Tranh chấp quyền sở hữu quyền sử dụng đất trong khối tài sản chung và tháo dỡ công trình xây dựng lấn chiếm
Về án phí phúc thẩm: Kháng cáo của ông P không được chấp nhận, tuy nhiên bản án sơ thẩm bị sửa nên ông P không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Trả lời câu hỏi tình huống:
Án phí dân sự là khoản tiền đương sự nộp trong vụ án theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, dựa trên lợi ích và lỗi của họ trong quan hệ pháp luật mà tòa giải quyết Trong trường hợp vụ án được kháng cáo hoặc kháng nghị, đương sự phải nộp án phí dân sự phúc thẩm, tức là khoản tiền nộp cho ngân sách nhà nước khi một vụ án hoặc quyết định được tòa sơ thẩm xét xử chưa có hiệu lực pháp luật.
Câu 2: Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm được xác định như thế nào?
Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm thuộc về đương sự có kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm khi Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo hoặc hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm.
Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm
Trong trường hợp đơn khởi kiện được rút lại trước khi hoặc tại phiên phúc thẩm và được bên bị đơn đồng ý, các đương sự vẫn phải nộp 50% án phí dân sự phúc thẩm.
Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm thì những người khác vẫn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định Tại Điều 148 BLTTDS 2015, Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Câu 3: Xác định nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm.
Theo Khoản 2 Điều 148 BLTTDS năm 2015 Nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì “đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án phải sửa không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm” mà không phải khẳng định “chỉ khi đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án phải sửa và yêu cầu kháng cáo của đương sự được chấp nhận” mới không phải chịu án phí phúc thẩm Do đó, chỉ cần yêu cầu kháng cáo của đương sự kháng cáo có liên quan đến phần bản án sơ thẩm phải sửa thì đương sự không phải chịu án phí phúc thẩm mà không cần xét đến việc yêu cầu kháng cáo của đương sự có được chấp nhận hay không được chấp nhận Nhưng nếu kháng cáo của họ không liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa thì nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm thuộc về đương sự kháng cáo.
Câu 4: Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm có phụ thuộc vào lý do sửa án hay không?
Có sự khác biệt với quy định của Khoản 2 Điều 148 BLTTDS năm 2015 và Khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 nên đã có các quan Điểm về vấn đề này như sau:
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜIKhi có yêu cầu huỷ bỏ của các bên, Tòa án sẽ ra ngay quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấptạm thời đã được áp dụngTòa án sẽ chỉ hủy biện pháp khẩn cấp tạm thời khi chính bên đã yêu cầu áp dụng đề nghị hủy bỏ (Điểm a, Khoản 1, Điều 138, BLTTDS 2015) Nếu biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự áp dụng hoặc do một bên yêu cầu mà không đề nghị hủy bỏ nhưng các bên khác có yêu cầu thì Tòa án sẽ không hủy bỏ ngay.
Trong một số trường hợp Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Đúng Căn cứ quy định tại Điều 135, BLTTDS 2015 về Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện phápkhẩn cấp tạm thời, Toà án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu đólà các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114, BLTTDS 2015.Do vậy,Tòa án cũng có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấnSai Vì không phải mọi trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửimột Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định tương đương với nghĩa vụtài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.Căn cứ tại Khoản 1 Điều 136 BLTTDS 2015 về Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, người yêu cầuTòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một Khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờcó giá do Tòa án ấn định tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việcáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện phápkhẩn cấp tạm thời quy định tại các Khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114, BLTTDS 2015 Do vậy,đối với các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải gửi một Khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờ có giá.
Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảmSai Vì không phải trong mọi trường hợp cũng cần thiết phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Theo Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, việc thực hiện biện pháp bảo đảm chỉ thực hiện đối với những trường hợp mà việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại cácKhoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ có thể được áp dụng sau khi Tòa án đã thụ lý vụ ánSai Vì trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa Tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 NQ 02/2020/NQ- HĐTP.
Bà An có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này không? Tại sao?Bà An có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này Vì bà An là nguyên đơn nên có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ở đây là biện pháp phong tỏa tài sản nhằm bảo vệ tài sản, tránh việc bà Bình sẽ tẩu tán tài sản để trốn tránh thực hiệnnghĩa vụ trả nợ Căn cứ tại Khoản 1, Điều 111, BLTTDS 2015
Bà Bình có quyền gì đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nêu trên?Bà Bình có quyền khiếu nại đối với quyết định áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án Căn cứ vào quy định tại Điều 140,BLTTDS 2015.
Phân tích án - Trả lời các câu hỏi sau1 Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là các biện pháp do pháp luật quy định và được Tòa án áp dụng để tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, đảm bảo thi hành án, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong VADS Ý nghĩa: Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản bảo đảm cho thi hành án, từ đó bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, vì lợi ích của bản thân hoặc trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, đương sự đã có những hành vi làm sai lệch sự thật (hủy hoại chứng cứ, mua chuộc nhân chứng, tẩu tán tài sản…) làm cho việc giải quyết của Tòa án càng thêm phức tạp và kéo dài thời gian Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giúp Tòa án ngăn chặn được những hành vi này, góp phần giải quyết vụ việc dân sự được hiệu quả khách quan, bảo đảm bản án được thực thi Bên cạnh đó, nó còn bảo đảm sức khỏe, tính mạng, danh dự,nhân phẩm của đương sự, giúp đương sự sớm ổn định cuộc sống của chính họ và người thân Từ đó niềm tin của người dân vào Tòa án được nâng cao, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn thể hiện sự uy nghiêm của Tòa án thông qua sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, qua đó người dân có thể nhận thức được sự nghiêm minh của pháp luật mà tự giác thực hiện, chấm dứt các hành vi vi phạm, góp phần ổn định trật tự xã hội.
2 Chủ thể nào có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? CSPL?
Chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
1 Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2 Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3 Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của BLTTDS 2015.
CSPL: tại Điều 111 của BLTTDS 2015.
3 Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thuộc về chủ thể nào?
Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
1 Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
2 Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; b) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu; c) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân; d) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.
3 Việc bồi thường thiệt hại quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
4 Nêu các căn cứ hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Cho ví dụ minh họa đối với mỗi căn cứ.
- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
Vd: anh A cho chị B vay tiền 200.000.000 đồng nay đã 3 tháng chị B chưa trả anh A khởi kiện chị B phải trả cho anh A tiền nợ và lãi của 3 tháng chị B đã chấp nhận yêu cầu nhưng anh A phát hiện chị định bỏ trốn nên anh A yêu cầu Tòa án phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ là chị B nhưng anh nhìn nhầm đó là chị B nên anh A hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
- Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
Như vd trên chị B muốn nộp giao tài sản chị có được vì chị cần phải đi để kiếm tiền mưu sống
- Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
Tòa án đình chỉ vì anh A muốn rút đơn khởi kiện nên không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật này;
Anh A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không cho chị B ra khỏi nhà thì áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng bị hủy bỏ.
- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
- Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
Vd:Vụ việc đã được giải quyết xong nên chị B không còn bị áp dụng khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh nữa
- Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.
Anh A chưa nộp biên lại tạm ứng án phí dù hết thời hạn quy định mà không nộp biên lại tạm ứng án phí nên Tòa án trả lại đơn khởi kiện và chị B sẽ không bị áp dụng khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh
5 Nhận xét về biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong tình huống đã cho?
Quyền và lợi ích liên quan của bên yêu cầu đang bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm và không được vượt quá các yêu cầu trong tranh chấp đang được giải quyết Có chức năng ngăn chặn các tình huống, hoàn cảnh tiêu cực tác động đến quyền, lợi ích của các bên trước khi tranh chấp được giải quyết bằng phán quyết cuối cùng của cơ quan tài phán, nên nếu thiếu tính cấp bách thì yêu cầu đó phải bị từ chối Qua đó biện pháp khẩn cấp tạm thời này vừa bảo đảm giữa quyền và nghĩa vụ các bên.
6 Trong tình huống đã cho, khi đương sự không đồng ý với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Tòa án đã ban hành, đương sự có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Thì đương sự có quyền yêu cầu độc lập hoặc yêu cầu phản tố.
CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNGNgười thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải chuyển giao cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cóSai Vì việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng không phải chuyển giao cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có liên quan mà chỉ phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng Theo Khoản 2 Điều 175 BLTTDS 2015.
Thời Điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày người được tống đạt đã nhận được văn bản tố tụngSai Vì thời Điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày người được tống đạt đã nhận được văn bản tố tụng chỉ áp dụng với việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính Đối với trường hợp trực tiếp chuyển giao cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thì thời Điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng TheoKhoản 1 Điều 175 BLTTDS.
Bản chính văn bản tố tụng phải được niêm yết công khai tại nơi cư trú của cá nhân được tống đạtSai Vì trong trường hợp đã cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng cho cá nhân hoặc cho cơ quan,tổ chức thì không cần thực hiện việc niêm yết công khai chỉ trong trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 179 BLTTDS 2015.
Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng chỉ do Tòa án trực tiếp thực hiệnSai.Vì việc niêm yết công khai văn bản tố tụng không chỉ do Tòa án trực tiếp thực hiện mà ủy quyền người có chức năng tống đạt được hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 179, BLTTDS 2015.
Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng chỉ thuộc về Tòa án nhân dânNhận định này là sai Vì nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng không chỉ thuộc về Tòa án nhân dân mà gồm Tòa án, Viện kiểm sát, cơquan thi hành án Do vậy, ngoài Toà án thì Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án cũng là cơ quan có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng Căn cứ quy định tại Điều 170, BLTTDS 2015
Tòa án quận Y ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ ánTòa án quận Y ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án không đúng Vì trường hợp trên không thuộc các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Tại Khoản 1, Điều 217 BLTTDS 2015 Như vậy Việc Tòa án đỉnh chỉ giải quyết vụ án dân sự vì lí do này là chưa hợp lý.
Tòa án quận Y đã thực hiện việc niêm yết công khai giấy triệu tập B và tiếp tục giải quyết vụ ánTòa án quận Y đã thực hiện việc niêm yết công khai giấy triệu tập B và tiếp tục giải quyết vụ án thì hợp lý Vì B đã cố tình thường xuyên thay đổi nơi cư trú và không rõ địa chỉ nơi cư trú mới nên theo quy định trên Tòa án Y phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc tống đạt có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc công an xã mà thực hiện thủ tục niêm yết công khai văn bản cần tống đạt tại Khoản 5, Điều 177, BLTTDS 2015.
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨMNếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ ánSai Vì không phải vụ nào nguyên đơn chết thì Tòa án cũng ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Tòa án chỉ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 217 Luật TTDS.
Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên tòaSai Vì Tòa án hoãn phiên Tòa trong khi Tòa án triệu tập lần thứ nhất mà các đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ vắng mặt Còn đối với lần triệu tập thứ hai, Tòa chỉ hoãn phiên khi các đương sự có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan còn không thìTòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án theo các Khoản trong điều luật trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Tại Khoản 1, 2 Điều 227Luật TTDS.
Trong một số trường hợp cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác khởi kiện thay cho mìnhSai Vì cá nhân không thể ủy quyền khởi kiện cho người khác, cá nhân chỉ có quyền ủy quyền tham gia tụng Người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc Điểm chỉ của người khởi kiện Theo Điều 5, 189 Luật TTDS 2015.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩmĐúng Vì quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội Theo Khoản 2 Điều 213 BLTTDS 2015.
Không phải trong mọi trường hợp việc thay đổi yêu cầu của đương sự đều được Tòa án chấp nhậnNguyên đơn chỉ được phép thay đổi yêu cầu khởi kiện trước thời điểm Tòa mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Sau thời điểm này, nguyên đơn chỉ được thay đổi yêu cầu nếu không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu theo quy định tại Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC.
Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phíSai vì điều kiện để Tòa thụ lý vụ án là người khởi kiện phải nộp đủ tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày làm việc, tuy nhiên ở một số trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu,chứng cứ kèm theo Tại Điều 195 BLTTDS 2015 và Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự đưa ra quan Điểm làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyếtĐúng vì “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viênphát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và của người tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời ĐiểmHội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án” Căn cứ Điều 34, Khoản 9 Điều 24 Quyết định 458/QD-VKSTC 2019 Phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, Điều 262 BLTTDS 2015.
Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu vụ viêc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa ánSai vì, các vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì Tòa án sẽ trả lại đơn ngoại trừ các trường hợp được khởi kiện lại Theo Điểm c Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015.
Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án phải ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận củaSai vì hết thời hạn 07 ngày kể từ khi lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chứ không phải ra ngay khi công nhận sự thỏa thuận các đương sự Căn cứ Khoản 1 Điều 212 BLTTDS2015
Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác là nguyên đơn trong vụ án dânĐúng Vì cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác Theo Khoản 1 Điều 4 BLTTDS 2015 và Điều 187 BLTTDS 2015.
Giả sử trong quá trình chuẩn bị xét xử, bà K bị tai nạn và đột ngột qua đời, Tòa án phải giải quyết tình huống này như thế nào?Trong trường hợp bà K qua đời trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án Sau thời hạn 3 ngày làm việc, kẻ từ ngày tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án Trong trường hợp không có người kế thừa quyền, nghĩa vụ của bàK thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, còn có người thùa kế thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết bình thường Theo Điều 214 và Điều 217 BLTTDS 2015.
Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự tự thỏa thuận được vớinhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án Hội đồng xét xử giải quyếtTrường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án tại Điều 246 BLTTDS 2015.
- Đọc Bản án số: 335/2019/DS-PT;
1 Ông Kiều Ngọc T, sinh năm 1954 (có mặt).
2 Bà Trần Thị B, sinh năm 1965 (có mặt).
- Bị đơn: Ông Hồng Quốc C, sinh năm 1960 (vắng mặt).
- Người kháng cáo: Ông Hồng Quốc C là bị đơn.
Nguyên đơn trình bày: Năm 2005 - 2006 ông Kiều Ngọc T, bà Trần Thị
B nhiều lần giao dịch mua bán đầu vỏ tôm, cua, ghẹ với ông Hồng Quốc C, lần cuối cùng vào ngày 10/01/2006 ông bà giao hàng cho ông C nhưng ông C yêu cầu giao cho ông Thẩm Quốc Cường (người Trung Quốc), ông C có ký tên bảo lãnh nếu ông Cường không thanh toán thì ông C sẽ thanh toán số tiền138.000.000 đồng cho ông bà Sau đó ông C thanh toán được số tiền 50.000.000 đồng, còn nợ lại số tiền 88.000.000 đồng không thanh toán Vì vậy ông T và bàB yêu cầu ông C thanh toán tiếp số tiền 88.000.000 đồng, không yêu cầu tính lãi.
Bị đơn trình bày: Ông C thừa nhận có nợ của ông T và bà B số tiền138.000.000 đồng nhưng ông không biết tiền gì Ông Cường có viết biên nhận nợ và có nhờ ông ký bảo lãnh dùm Nay ông T và bà B yêu cầu ông trả số tiền 88.000.000 đồng ông không đồng ý Ông C yêu cầu được đối chất với ông Cường, nếu ông Cường chưa trả hay không trả thì ông C sẽ trả số tiền trên.
Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Kiều Ngọc T và bà Trần Thị B Buộc ông Hồng Quốc C có nghĩa vụ thanh toán cho ông T và bà B 88.000.000 đồng Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về lãi suất chậm trả, án phí và quyền kháng cáo Ông Hồng Quốc C có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm Cấp sơ thẩm chưa cho ông đối chất Tại phiên tòa, ông T và bà B không đồng ý với yêu cầu kháng cáo của ông C, đồng thời tranh luận đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tòa án quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của ông Hồng Quốc C.
Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Kiều Ngọc T và bà Trần Thị B Buộc ông Hồng Quốc C có nghĩa vụ thanh toán cho ông Kiều Ngọc T và bà Trần Thị B số tiền 88.000.000 đồng.
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan: Tranh chấp về chuyển giao nghĩa vụ và thời hiệu khởi kiện
Phần 3 Phân tích án - Trả lời các câu hỏi sau:
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Thẩm quyền đình chỉ giải quyết vụ án thuộc về chủ thể nào? Hệ quả pháp lý của việc đình chỉ giảiĐình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.
- Thẩm quyền đình chỉ vụ án:
Trước khi mở phiên tòa: Thẩm phán ra quyết định.
Tại phiên tòa: Hội đồng xét xử ra quyết định.
Quyết định đình chỉ bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là hậu quả pháp lý nghiêm trọng, hạn chế quyền lợi của đương sự Đối với kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, đương sự không được khởi kiện lại, trừ khi có quy định ngoại lệ tại Điểm c Khoản 1 Điều 217, Khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Thời hiệu khởi kiện là gì? Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp trong tình huống đã nêu là bao lâu?Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Thời hiệu được tính từ thời Điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu Căn cứ vào Điều 429 BLTTDS 2015 Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trong trường hợp có đương sự cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện, Tòa án có bắt buộc phải đình chỉ giải quyết vụ án hay không?Tại Khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015 thì Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc Nên Tòa án không bắt buộc phải đình chỉ vụ án khi đã có bản án sơ thẩm,quyết định giải quyết vụ việc.
Đương sự có được quyền khởi kiện lại sau khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án không?Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau:
- Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án với lý do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015.
Tòa án trước đây đã hoãn giải quyết vụ kiện do nguyên đơn không đủ tư cách khởi kiện Tuy nhiên, hiện tại, nguyên đơn đã đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để có thể khởi kiện, do đó, phiên tòa sẽ tiếp tục được mở để giải quyết vụ việc.
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó, Điều 187 BLTTDS 2015.
- Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án với lý do người khởi kiện không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, tiền tạm ứng chi phíxem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định, tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản Điều 151 BLTTDS 2015.
- Những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01/01/2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết" nhưng vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời Điểm mởthừa kế.
- Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án với lý do người khởi kiện không cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Điều 6 Nghị quyết số04/2017/NQ-HĐTP) nhưng nay người khởi kiện đã cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làmviệc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn10năm, kể từ thời Điểm mở thừa kế mà trước ngày 01/01/2017, Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đóvẫn còn trong thời hạn là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời Điểm mở thừa kế.
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM THEO THỦ TỤC THÔNG THƯỜNGTòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩmTòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại bản án sơ thẩm, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị (Điều 293 BLTTDS 2015) Tòa cấp phúc thẩm không có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án như tòa cấp sơ thẩm.
Tại phiên toà phúc thẩm mà các đương sự thoả thuận được với nhau thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thoả thuân củaTại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận tự nguyện với nhau về cách giải quyết vụ án, thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và đạo đức, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ ra bản án phúc thẩm thay thế bản án sơ thẩm, công nhận thỏa thuận của đương sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 300 BLTTDS 2015, thay vì ra quyết định công nhận thỏa thuận của đương sự.
Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩmSai vì trong trường hợp người kháng cáo được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người kháng cáo có đơn đề nghị xét xử vắng mặt và trong trường hợp người kháng cáo được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn tiếp tục vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo; khi đó, Toà án mới tiến hành đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu của người kháng cáo đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Toà án tiến hành phiên toà phúc thẩm xét xử vắng mặt họ Tại khoản 2, 3 Điều 296 BLTTDS 2015.
Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay đương sựĐương sự không có khả năng tự mình thực hiện quyền kháng cáo có thể ủy quyền cho người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật Theo quy định tại Khoản 3, 4, 5, 6 Điều 272 BLTTDS 2015, các cơ quan, tổ chức có thể tự lập đơn kháng cáo.
Tòa án bắt buộc phải chấp nhận mọi sự thay đổi, bổ sung yêu cầu kháng cáo của đương sựSai vì nếu trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu Và trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết Tại Khoản 2 Điều 284 BLTTDS 2015.
Nếu anh/chị là nguyên đơn, anh/chị đồng ý với ý kiến của bị đơn không? Tại sao?
Nếu theo ý kiến của bị đơn sẽ trả cho nguyên đơn 150 triệu đồng và yêu cầu nguyên đơn phải rút toàn bộ đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm, không yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp Thì ông I đồng ý rút đơn khởi kiện đi có thể bà T sẽ không trả tiền vì ông rút đơn mà bà T đồng ý chấp nhận rút đơn Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ông I sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tại Điểm b Khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015.
Phân tích Quyết định GĐT số: 59/2019/DS-GĐT- Đọc Quyết định GĐT số: 59/2019/DS-GĐT;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
1 Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Đ, sinh năm 1935; cư trú: Thôn N, xã T, huyện Đ, tỉnh Phú Yên;
Người đại diện theo ủy quyền: Bà Lê Thị Nh, sinh năm:1963; cư trú: Thôn B, xã T, huyện Đ, tỉnh Phú Yên;
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Bà Trần Thị Như Th – Luật sư của Văn phòng luật sư D, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên.
- Bà Nguyễn Thị Hồng S, sinh năm:1954;
Cùng cư trú: Thôn B, xã T, huyện Đ, tỉnh Phú Yên Người đại diện theo ủy quyền của bà S: Ông Nguyễn X (theo giấy ủy quyền ngày 02/11/2016).
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn là ông Nguyễn Hương Q, hành nghề tại Văn phòng luật sư Ph, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên.
3 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Bà Lê Thị N, sinh năm 1962;
- Bà Lê Thị Nh, sinh năm 1963;
- Ông Lê Tấn Đ, sinh năm 1965;
- Bà Lê Thị Kim Ng, sinh năm 1976;
- Ông Lê Đức Tr, sinh năm 1978;
- Bà Lê Thị X, sinh năm 1982;
Vợ chồng bà Đ được thừa hưởng diện tích đất 400m2 và có cho vợ chồng ông H bà C thuê 1 phần diện tích đất đó Sau khi ông H bà C chết thì vợ chồng anh X tiếp tục quản lý, sử dụng phần diện tích đó Năm 1991, gia đình bà Đ tranh chấp lối đi vào nhà anh X UBND xã Hòa Xuân giải quyết và ban hành Thông báo về việc giải quyết tranh chấp và có Thông báo là vợ chồng anh được quyền sử dụng đất mà ông H, bà C để lại Sau đó vợ chồng anh được UBND huyện Tuy Hoà cấp GCN QSD đất Ông L (chồng bà Đ) từng khởi kiện nhưng bị Tòa trả lại đơn Đến năm 2013 bà Đ khởi kiện, Tòa án đã thụ lý
Bản án sơ thẩm, Tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện bà Đ Sau đó Bà Đ và vợ chồng anh X có kháng cáo, Viện kiểm sát có kháng nghị Tại bản án phúc thẩm, Toà án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện bà Đ, sửa bán sơ thẩm; vợ chồng anh X được quyền sở hữu phần xây dựng nhà gắn liền quyền sử dụng đất; được quyền sở hữu số tiền đền bù; yêu cầu bà Đ chấm dứt hành vi cản quyền sở hữu tài sản Bà Đ có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Tại phiên tòa giám đốc thẩm, bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm bị hủy toàn bộ đồng đình chỉ giải quyết vụ án do tranh chấp đã được giải quyết quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc Tòa án cấp phúc thẩm tuyên cả quyền sở hữu phần xây dựng nhà trên đất nêu trên là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện.
Xác định vấn đề pháp lý có liên quan:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa bà Đ và vợ chồng anh X, chị S.
Trả lời các câu hỏi sau:
1 Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự là gì?
Thủ tục phúc thẩm DS là việc TA cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của TA cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Điều 270 BLTTDS 2015
2 Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự?
Phạm vi xét xử phúc thẩm của vụ án dân sự là Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị Điều 293 BLTTDS 2015
3 Trong tình huống đã cho, việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn bà Đ với bị đơn vợ chồng bà S, ông X đã được giải quyết tại Thông báo ngày 5 01/7/1991 của UBND xã Hòa Xuân (cũ) và phía ông X đã được UBND huyện Tuy Hòa (cũ) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng ổn định cho đến nay nhưng lại sửa bản án sơ thẩm, xử không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn có đúng pháp luật hay không? Tại sao?
Sửa bản án sơ thẩm, xử không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn là không đúng pháp luật Vì việc Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm không thuộc bất kỳ trường hợp nào tại Điều 309 BLTTDS 2015, mà đáng lẽ khi Toà án cấp phúc thẩm xử không chấp nhận đơn kiện của nguyên đơn thì phải huỷ bỏ bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do thuộc trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 192 và Điểm g Khoản 1 Điều217 BLTTDS 2015 Trong khi đó, Toà án cấp phúc thẩm lại sửa bản án sơ thẩm nên đây là việc làm mâu thuẫn, không hợp lý, không đúng với quy định của pháp luật.
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ THEO THỦ TỤC RÚT GỌNTòa án không phải tiến hành hoà giải đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọnKhi bắt đầu một phiên tòa, thẩm phán luôn tiến hành hòa giải các bên tham gia, trừ trường hợp tuân theo quy định tại Điều 206 hoặc không thể hòa giải theo Điều 207 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) Do đó, đối với những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn tại tòa án sơ thẩm, tòa án vẫn phải thực hiện các bước hòa giải như thông thường, theo quy định tại khoản 3 Điều 320 BLTTDS 2015.
Tòa án có thể chuyển vụ án đang giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường khi có đủ điều kiệnĐúng vì các trường hợp chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường: a) Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định; b) Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá; c) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; d) Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; đ) Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập; e) Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015.
Nên phải có đủ điều kiện trên mới có thể chuyển vụ án đang giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩmTheo quy định tại Khoản 1 Điều 321 BLTTDS 2015, bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm nhưng rút gọn.
Đương sự không bắt buộc phải tham gia phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọnSai vì các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt Trường hợp đương sự không kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa Theo Khoản 2 Điều 324 BLTTDS2015.
Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có hiệu lực thi hành ngay, không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩmSai vì bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn Khoản 1 Điều 321 BLTTDS 2015.
Hỏi có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong trường hợp này không?
Chưa đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn vì chỉ có anh An nộp đơn nếu như cả 2 cùng nộp thì Tòa án tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ Trong trường hợphòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán mới mở phiên họp để xét đơn yêu cầu và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn Nên chỉ có anhAn nộp chị Bình chưa nộp cần phải xét đơn yêu cầu rồi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn Vì vậy chưa thể áp dụng thủ tục rút gọn được.
CHƯƠNG XI THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦATÒA ÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm và Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xửSai vì Hội đồng xét xử tái thẩm tuy có quyền hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng việc hủy bản án trên chỉ để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm chứHội đồng xét xử tái thẩm không có quyền hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử phúc thẩm lại Tại Khoản 2, Điều 356 BLTTDS 2015.
Thời hạn kháng nghị tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luậtSai vì Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 của Bộ luật này Tại Điều 352 BLTTDS 2015.
Đương sự có quyền kháng nghị giám đốc thẩm khi phát hiện các căn cứ được quy định tại Điều 326 BLTTDSTheo Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được pháp luật xác định trên cơ sở sai sót, vi phạm pháp luật của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm được tạm đình chỉ thi hành án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩmSai vì trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định giám đốc thẩm của Tòa án như: Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao thì có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Trường hợp người đã kháng nghị như Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm Tại Điều 332 BLTTDS 2015.
Đương sự có thể tham gia phiên tòa giám đốc thẩmSai vì phải được triệu tập của Tòa án hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa Tại Điều 338 BLTTDS 2015.
Hỏi: Trong tình huống trên D cần tiến hành thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi cho chính mình? Nêu cụ thể về trình tự, thủ tục?
Vì A khởi kiện B và C tranh chấp về di sản thừa kế thì A là nguyên đơn, B và C là bị đơn còn D là người người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Nên D được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tại Điểm a Khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015 và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị theo Khoản 2 Điều 327 BLTTDS 2015.
Nêu cụ thể về trình tự, thủ tục :
Khi D thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị theo đó, thẩm quyền kháng nghị được quy định như sau:
- Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi
- Chỉ thụ lý đơn đề nghị khi có đủ các nội dung quy định tại Điều 328BLTTDS 2015 còn thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu (hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.)
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo Sau đó, họ sẽ phân công người có thẩm quyền kháng nghị và xem xét, quyết định.
- A có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết.
- Đọc Quyết định GĐT số: 78/2018/DS-GĐT;
Ông Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H khởi kiện ông Trần T và bà Trần Thị N về nghĩa vụ trả nợ theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được lập ngày 28 tháng 11 năm 2011 Theo hợp đồng này, ông Trần T và bà Trần Thị N có nghĩa vụ trả nợ cho ông Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H số tiền 800.000.000 đồng.
- Ông Trần T và bà Trần Thị N phải chịu 18.000.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm Ông Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm, hoàn trả lại cho ông Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H 18.000.000₫ tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp theo biên lai số 001987 ngày 06 tháng 3 năm 2013 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện C1, tỉnh Quảng Trị
Trường hợp ông Trần T và bà Trần Thị N không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ông Trần Văn S và bà Nguyễn Thị H có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật "
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị của Tòa án nhân dân huyện C1, đề nghị Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị xét xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị tiến hành xét xử giám đốc thẩm và ra Quyết định giám đốc thẩm hủy toàn bộ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 03/2013/QĐST-DS ngày 26/3/2013 và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện C1 giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm
Tòa án nhân dân huyện C1 thụ lý vụ án nhưng nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo yêu cầu Do đó, Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 13/2015/QĐST-DS ngày 30/9/2015 Theo quyết định này, vụ án bị đình chỉ giải quyết, nguyên đơn không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Kết luận: Chấp nhận kháng nghị số 60/2018/KN-DS 18/5/2018 của Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
Hủy toàn bộ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện C1, tỉnh Quảng Trị để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm
Xác định vấn đề pháp lý có liên quan: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Hủy toàn bộ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện C1.
- Trả lời các câu hỏi sau:
Giám đốc thẩm là gì?Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án Thủ tục này là hình thức đảm bảo pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử.
Trình bày về các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự?Cho ví dụ minh họa?
Những căn cứ sau đây:
Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
Vd: tòa án ra bản án anh A phải trả chiếc xe cho anh B mà khi đó chiếc xe có bị hư hại nhưng tòa án vẫn xét xử chỉ trả xe cho anh B
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khiến đương sự không thực hiện được quyền và nghĩa vụ tố tụng, dẫn đến việc quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật, làm suy giảm tính công bằng và hiệu lực của quá trình tố tụng.
Ông C và bà D chia tài sản cho 3 người con E, I, K, không chia cho U Tuy nhiên, U ở nước ngoài vẫn được biết về vụ án và kháng nghị giám đốc thẩm để xem xét lại.
Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Vd: Tranh chấp di sản thừa kế hết thời hiệu khởi kiện thừa kế, có đủ điều kiện để thụ lý giải tranh chấp chia tài sản chung Nhưng Tòa án lại áp dụng quy định BLDS thừa kế để giải mà quy định chia tài sản chung.
Trong tình huống đã cho, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là gì?Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm tại Điểm b Khoản Điều 326 BLTTDS 2015 tình cho, kháng nghị giám đốc thẩm là:
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực quyền, nghĩa vụ tố tụng mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp họ khơng bảo vệ theo quy định pháp luật.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì HộiAnh chị hiểu như thế nào là giải quyết hậu quả của việc thi hành án?
Khi chấm dứt việc thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án phải thanh lý hợp đồng dịch vụ về thi hành án Trong quá trình thanh lý hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh, nếu có tranh chấp thì các bên yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với số tiền, tài sản còn tồn đọng không có người nhận thì Văn phòng Thừa phát lại xử lý theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và pháp luật dân sự về tài sản vắng chủ. Đối với các vụ việc chưa thi hành xong, đương sự có quyền tiếp tục yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 53 của Nghị định này.
Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 57 của Nghị định này, trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện các nội dung sau đây: a) Ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi các quyết định, thông báo, văn bản về thi hành án chưa thực hiện xong; b) Chuyển toàn bộ hồ sơ thi hành án sang cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự; c) Thông báo bằng văn bản cho đương sự về việc đã chuyển hồ sơ và người yêu cầu thi hành án có quyền tiếp tục yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
3 Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo quy định tại Điều 57 củaNghị định này, trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp huyện) hoặcViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp tỉnh) nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở về việc chấm dứt việc thi hành án và việc đã chuyển hồ sơ sang cơ quan thi hành án dân sự.
CHƯƠNG XII GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
Trong trường hợp người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêuĐúng vì có trong trường hợp Tòa án được quyền trả lại đơn khởi kiện sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sựSai vì Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự và trù trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu Tại Khoản 1 Điều 363 BLTTDS 2015.
Phiên họp giải quyết việc dân sự bắt buộc phải có sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầuSai vì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu phải có giấy triệu tập của Tòa án Tại Khoản 2 Điều 367 BLTTDS 2015.
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầuSai vì hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều366 BLTTDS 2015 này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng Tại Điểm b Khoản 2 Điều 366 BLTTDS 2015.
Đương sự có quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sựĐúng vì người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định Trường hợp họ không có mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự thì thời hạn đó được tính từ ngày họ nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, niêm yết Tại Khoản 1 Điều 372 BLTTDS 2015.
Bài tập 1 Anh X có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố chị Y mất tích không?Anh X có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố chị Y mất tích vì anh người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự Theo Khoản 1 Điều 387 BLTTDS 2015.
2.Giả sử Tòa án đã thụ lý yêu cầu tuyên bố chị Y mất tích Sau khi thụ lý, Tòa án cần phải thực hiện thủ tục gì?
Căn cứ Điều 388, BLTTDS 2015 thì sau khi thụ lý, Tòa án cần phải thực hiện thủ tục:
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu của, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm chị Y
- Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 384 và Điều 385 của Bộ luật này Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên
- Trong thời hạn thông báo, nếu chị Y trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thìTòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại Khoản 2 Điều này thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
3 Giả sử sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố chị Y mất tích, chị Y trở về Chị Y cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.