CHƯƠNG IV CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ 1. Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
2. Giả sử bị đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử lại toàn bộ vụ án, HĐXX phúc thẩm đã tuyên bản án phúc thẩm bác nội dung kháng cáo của bị đơn
Anh C kháng cáo mà HĐXX phúc thẩm tuyên bác nội dung kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm thì anh C phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
Nên anh C chịu án phí phúc thẩm đối với vụ án trên là tranh chấp dân sự là 300.000 đồng
Phần 3. Phân tích án - Đọc Bản án số: 24/2019/DS-PT
- Tóm tắt tình huống;
- Nguyên đơn : Cụ Bùi Thị N, sinh năm 1934 (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của cụ N: Ông Cao Thọ Đ, sinh năm 1970; (có
mặt)
Đều có địa chỉ: Khu 6, thị trấn G, huyện G, tỉnh Hải Dương;
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông Nguyễn
Trọng Q – Luật sư thuộc Văn phòng luật sư An Phước, Đoàn luật sư tỉnh Hải Dương; (có mặt)
Địa chỉ văn phòng: Số 148 X, phường L, thành phố D, tỉnh Hải Dương.
-Bị đơn: Ông Cao Thọ P, sinh năm 1960; (có mặt) Địa chỉ: Khu 6 thị trấn G, huyện G, tỉnh Hải Dương - Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
+ Bà Cao Thị L, sinh năm 1963; (có mặt) + Bà Cao Thị B, sinh năm 1967; (có mặt)
+ Ông Cao Thọ Đ, sinh năm 1970 (có mặt) và bà Nguyễn Thị X, sinh năm 1974 (vắng mặt);
+ Bà Cao Thị H, sinh năm 1972 (có mặt) và ông Vũ Minh K, sinh năm 1971 (vắng mặt);
+ Ông Cao Thọ V, sinh năm 1976 (có mặt) và bà Nguyễn Thị O, sinh năm 1979 (vắng mặt);
+ Ông Cao Thọ I, sinh năm 1977 (có mặt) và bà Trần Thị S, sinh năm 1987 (vắng mặt);
+ Bà Cao Thị D, sinh năm 1982; (có mặt) + Ông Nguyễn Công T, sinh năm 1968; (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của ông T: Bà Cao Thị H, sinh năm 1972; (có mặt)
+ Chị Nguyễn Thị G, sinh năm 1990; (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của chị Giang: Bà Cao Thị L, sinh năm 1963;
(có mặt)
+ Anh Nguyễn Công K, sinh năm 1992; (vắng mặt) + Ông Cao Thọ D, sinh năm 1974; (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của ông D: Bà Cao Thị B, sinh năm 1967; (có mặt)
+ Bà Vũ Thị Phương, sinh năm 1972; (có mặt)
+ Bà Nguyễn Thị C, sinh năm 1970 (vắng mặt) và ông Phạm Quang M, sinh năm 1964; (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của ông M: Bà Nguyễn Thị C, sinh năm 1970;
(vắng mặt)
+ Bà Đào Ngọc E, sinh năm 1971 (vắng mặt) và ông Phạm Quang T, sinh năm 1967 (vắng mặt);
Người đại diện hợp pháp của ông T: Bà Đào Ngọc E, sinh năm 1971 (vắngmặt);
+ Ủy ban nhân dân thị trấn G, huyện G;
Người đại diện hợp pháp: Ông Phạm Văn L – Cán bộ địa chính của UBND thị trấn G là người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch UBND thị trấn (vắng mặt)
- Người kháng cáo: Ông Cao Thọ P là bị đơn.
Nội dung vụ án:
Cụ Cao Thọ P1 và cụ Bùi Thị N kết hôn với nhau sinh được 10 người con chung. Trong thời kỳ hôn nhân, cụ P1 và cụ N tạo lập được khối tài sản chung là
quyền sử dụng thửa đất số 110, tờ bản đồ số 23 (bản đồ địa chính năm 2004), diện tích 718,5m2 , các tài sản trên đất gồm: nhà, sân, bể, công trình phụ và một số cây cối.Diện tích thay đổi do quá trình gia đình cụ P1 đổi đất để làm chợ , và đổi đất ruộng thành thửa đất trên mang số thửa 404, tờ bản đồ số 05, diện tích 570m2.Và có lấp thêm 1 cái mương ở phía Nam nên có phần dư dôi ra.
Sau khi cụ P1 chết, cụ N vẫn là người trực tiếp quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản chung của vợ chồng. Năm 2005, cụ N đã họp gia đình, cùng các con thống nhất phá dỡ toàn bộ nhà cửa, công trình, phân chia đất thành 6 phần: giao cho ông P, ông Đ, ông D, ông V, ông I mỗi người một phần diện tích đất. Phần đất còn lại giáp phần ngõ phía sau thuộc quyền sử dụng của cụ N. Do dự án làm đường không thực hiện nên cụ N lại họp gia đình để chia nốt phần đất trống phía sau. Tại cuộc họp gia đình này có lập biên bản, tất cả đều thống nhất 5 người con trai được chia hết đất kéo thẳng từ trên xuống, chia theo dọc tường. Hiện nay, không còn giữ được biên bản do các anh chị em trong gia đình đã xé nhưng không ai thừa nhận cuộc họp gia đình năm 2009
Tháng 09 năm 2012, trước khi xây dựng công trình phụ, ông P hỏi ý kiến của cụ N thì cụ N đồng ý cho xây. Trong khi ông xây dựng công trình phụ, do nghe theo lời của những người con còn lại xúi giục nên cụ N có ra nói với ông không đồng ý cho xây. Nhưng do đất đã được chia cho ông và ông đã mua nguyên vật liệu nên ông vẫn tiếp tục xây. Nay ông không đồng ý với toàn bộ yêu cầu khởi kiện của cụ N, vì việc phân chia đất đã được thống nhất trong gia đình, chia hết toàn bộ diện tích đất cho 5 người con trai. Ngoài ra, ông không yêu cầu giải quyết đối với phần diện tích đất đã chia cho ông, ông Đ, ông D, ông V, ông I, ngôi nhà và công trình của cụ Phóng và cụ N đã tháo dỡ. Tòa án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu bà N, công nhận quyền sử dụng đất cho bà N và buộc ông P tháo dỡ công trình.
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
Tranh chấp quyền sở hữu quyền sử dụng đất trong khối tài sản chung và tháo dỡ công trình xây dựng lấn chiếm.
Về án phí phúc thẩm: Kháng cáo của ông P không được chấp nhận, tuy nhiên bản án sơ thẩm bị sửa nên ông P không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Trả lời câu hỏi tình huống:
Câu 1: Án phí dân sự là gì? Án phí dân sự phúc thẩm là gì?
Án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Các đương sự phải chịu mức án phí theo quy định của pháp luật đối với từng loại vụ việc, trên cơ sở lợi ích và mức độ lỗi của họ trong quan hệ pháp luật Tòa án giải quyết.
Án phí dân sự phúc thẩm là Khoản tiền mà đương sự phải nộp cho ngân sách nhà nước khi một vụ án, một quyết định đã được tòa án cấp dưới xét xử sơ thẩm nhưng chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Câu 2: Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm được xác định như thế nào?
Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm thuộc về đương sự có kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm khi Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo hoặc hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50%
mức án phí dân sự phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm.
Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm
Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm.
Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm thì những người khác vẫn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định. Tại Điều 148 BLTTDS 2015, Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Câu 3: Xác định nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm.
Theo Khoản 2 Điều 148 BLTTDS năm 2015. Nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì “đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án phải sửa không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm” mà không phải khẳng định “chỉ khi đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án phải sửa và yêu cầu kháng cáo của đương sự được chấp nhận” mới không phải chịu án phí phúc thẩm. Do đó, chỉ cần yêu cầu kháng cáo của đương sự kháng cáo có liên quan đến phần bản án sơ thẩm phải sửa thì đương sự không phải chịu án phí phúc thẩm mà không cần xét đến việc yêu cầu kháng cáo của đương sự có được chấp nhận hay không được chấp nhận. Nhưng nếu kháng cáo của họ không liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa thì nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm thuộc về đương sự kháng cáo.
Câu 4: Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm có phụ thuộc vào lý do sửa án hay không?
Có sự khác biệt với quy định của Khoản 2 Điều 148 BLTTDS năm 2015 và Khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 nên đã có các quan Điểm về vấn đề này như sau:
+ Quan Điểm 1: Nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm thì đương nhiên đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm như theo quy định của BLTTDS năm 2015 tại Khoản 2 Điều 148.
+ Quan Điểm 2: Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm dựa trên nội dung kháng cáo Như theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, đồng nghĩa với việc chỉ khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm dựa trên nội dung kháng cáo của đương sự thì đương sự đó mới không phải chịu án phí phúc thẩm. Ngược lại, khi Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm bị kháng cáo mà không dựa trên cơ sở là nội dung kháng cáo của đương sự thì đương sự kháng cáo sẽ phải chịu án phí phúc thẩm.
+ Quan Điểm 3: Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án sơ thẩm bị sửa, cụ thể đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
+ Dựa vào nội dung và phạm vi kháng cáo của đương sự với nội dung và phần bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa
+ Không phụ thuộc vào nội dung và phạm vi kháng cáo của đương sự mà dựa vào phạm vi xét xử phúc thẩm.
Như vậy còn tùy thuộc vào trường hợp của Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm có phụ thuộc vào lý do sửa án như thế nào để đưa ra phán quyết phù hợp.
Câu 5: Trong trường hợp các đương sự kháng cáo cùng nội dung thì xác định nghĩa vụ chịu án phúc thẩm dân sự khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 148 BLTTDS 2015 nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. Và Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 (Cụ thể Khoản 2 Điều 29 Nghị quyết này) đã thu hẹp lại theo hướng chỉ có đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm phải sửa mới không phải chịu án phí phúc thẩm (trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm). Nói cách khác, đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm nếu kháng cáo của họ không liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa.
Qua đó phải dựa vào nội dung và phạm vi kháng cáo của đương sự với nội dung và phần bản án sơ thẩm bị sửa: Nếu các đương sự cùng thực hiện việc kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm thì tất cả các nội dung trong bản án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa đều phải được hiểu là thuộc nội dung và phạm vi kháng cáo nên các đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. Còn đối với trường hợp việc kháng cáo không toàn bộ nội dung trong bản án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa thì tùy vào phần nội dung kháng cáo nào được Tòa án phúc thẩm chấp nhận thì phần nội dung đó thuộc về đương sự kháng cáo nào thì đương sự đó sẽ không phải chịu án phí và ngược lại.
Câu 6: Trong trường hợp các đương sự kháng cáo khác nội dung thì xác định nghĩa vụ chịu án phúc thẩm dân sự trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm như thế nào?
Nội dung và phạm vi kháng cáo của đương sự với nội dung và phần bản án sơ thẩm bị sửa thì đồng nghĩa với việc chỉ khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm dựa trên nội dung kháng cáo của đương sự thì đương sự đó mới không phải chịu án phí phúc thẩm. Ngược lại, khi Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm bị kháng cáo mà không dựa trên cơ sở là nội dung kháng cáo của đương sự thì đương sự kháng cáo sẽ phải chịu án phí phúc thẩm. Nên trong
trường hợp các đương sự kháng cáo khác nội dung thì phần kháng cáo nào được Tòa án chấp nhận thì đương sự đó không phải chịu án phí phúc thẩm và ngược lại thì phần kháng cáo nào không được Tòa án chấp nhận thì đương sự đó phải chịu án phí phúc thẩm. Theo Khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.