Bài tập Anh/ chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?

Một phần của tài liệu Bài tập tố tụng dân sự (Trang 123 - 129)

CHƯƠNG II CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Phần 2. Bài tập Anh/ chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?

Đây là tranh chấp dân sự tranh chấp hợp đồng vay tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015.

B là Thẩm phán đã tham gia giải quyết vụ án này theo thủ tục sơ thẩm nhưng B đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết đối với vụ án này chưa ra bản án sơ thẩm đó. Nên, B không thuộc trường hợp cần phải bị thay đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 BLTTDS. Như vậy, hành vi tố tụng trên của Tòa phúc thẩm là không hợp lý. Thẩm phán B không cần phải thay đổi.

Phần 3. Phân tích án

- Đọc Bản án số: 135/2017/DS-PT;

- Tóm tắt tình huống;

các đương sự:

Nguyên đơn: Ông Diệp Thanh S và Bà Diệp Minh N

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Nguyễn Thanh H (có mặt).

Bị đơn: Bà Ngũ Trung T (có mặt).

Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bị đơn:

Luật sư Nguyễn Thanh Văn – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Võ Văn T (có mặt) 2. Bà Nguyễn Thị L, (vắng mặt) 3. Ông Ngũ Tuấn A, (có mặt)

4. Bà Nguyễn Thị Phương T, (vắng mặt).

5. Bà Huỳnh Thị L, (có mặt).

6. Tổ Đình L T (Chùa L T)

- Người kháng cáo: Bị đơn bà Ngũ Trung T, người có quyền lợi nghĩa

vụ liên quan ông Võ Văn T, ông Ngũ Tuấn A.

Nguyên đơn ông Diệp Thanh S khởi kiện bà Ngũ Trung T đòi lại nhà đất mà cha mẹ của ông gửi giữ giùm trước khi xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình (1983). Năm 2009, bị đơn cam kết giữ giùm nhà đất, đồng ý trả lại nhà đấtdiện tích 587,8m2, tọa lạc tại K1, số 10/2 đường B H N, ấp Đ N, xã H A, thànhphố B H, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiờn sau đú, bị đơn lấy ẵ ngụi nhà cựng với ẵ thửa đất của mảnh sõn trước để xõy nhà cho gia đỡnh bà ở mà khụng cú sự đồng ý của ông Diệp Thanh S.

Bị đơn bà Ngũ Trung T không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì nguồn gốc đất là của cha mẹ bà thuê của chùa L T từ năm 1940. Năm 1969, mẹ bà có cho ông Diệp L, bà Đỗ Thị D (cha mẹ ruột của nguyên đơn) mượn đất để xây nhà chứ không cho đất. Năm 1983, ông L, bà D xuất cảnh sang Pháp nên bà có mua lại căn nhà của ông L, bà D xây trên đất của bà với giá 5 cây vàng, bà T được Ty Xây dựng tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà năm 1984. Ngày 19/6/2009 bà đồng ý ký vào tờ cam kết là do ông S có ý mua lại căn nhà này với giá 500.000.000đ và cũng là để trốn thuế vì lúc đó bà đang cần tiền để sửa nhà nên bà đồng ý ký vào.

Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn và người có liên quan trả lại giá trị nhà đất. Bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo với nội dung: Nhà thì mua của vợ chồng ông Diệp L, đất có nguồn gốc của cha là ông Ngũ M để lại, sau đó mẹ bà làm giấy cho; nhà có sửa chữa Khoản g 500.000.000 đồng. Ông Võ Văn T (chồng bà T) đồng ý như kháng cáo của bà T, nhà là tài sản chung của vợ chồng, ông T không ký tên vào Tờ cam kết năm 2009. Hội đồng xét xử nhận định Tòa án cấp sơ thẩm không

xác định đúng yêu cầu phản tố nêu trên của bị đơn, buộc bị đơn và người có liên quan (ông T) thanh toán lại giá trị quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nhưng chưa quyết định giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán nhà giữa ông L với bà T. Hợp đồng mua bán nhà năm 1983 vẫn tồn tại thì không có căn cứ pháp lý để buộc bị đơn bà T và ông T có nghĩa vụ thanh toán tiền giá trị nhà và giá trị quyền sử dụng đất và chịu án phí dân sự. Tòa án cấp sơ thẩm buộc thanh toán giá trị nhà đất nêu trên nhưng chưa xem xét,thẩm tra, xác minh công sức bảo quản nhà từ năm 1983 đến nay của vợ chồng bà T. Từ nhận định trên, Tòa án cấp phúc thẩm chưa có căn cứ xem xét yêu cầu kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo thủ tục phúc thẩm, phải hủy bản án để giải quyết lại sơ thẩm.

- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;

Tranh chấp về việc “đòi lại tài sản” giữa Nguyên đơn ông Diệp Thanh S, bà Diệp Minh N kiện bà Ngũ Trung T và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn và người có liên quan trả lại giá trị nhà đất. Bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo

Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo và hủy bản án sơ thẩm. Với nhận định Tòa án cấp sơ thẩm không xác định được yêu cầu phản tố của bị đơn. Ngoài ra Tòa án chưa thẩm tra, xác minh diện tích ghi trong tài liệu mua bán nhà (có xác nhận của chính quyền địa phương), giấy chứng nhận sở hữu nhà, quyền sử dụng đất có liên quan hay không với giấy kê khai đất ghi tên ông Ngũ M (ngày 14/9/1976, có xác nhận của chính quyền địa phương ngày 27/9/1976) và quá trình sử dụng đất này cho đến khi bà T được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đó mới có căn cứ xem xét các yêu cầu tranh chấp của đương sự. Cũng như chưa xem xét, thu thập đầy đủ tài liệu, chưa quyết định

giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán nhà để quyết định quyền và nghĩa vụ của bị đơn.

- Trả lời các câu hỏi sau:

1. Yêu cầu phản tố là gì? Yêu cầu độc lập là gì?

- Yêu cầu phản tố là yêu cầu của bị đơn đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

- Yêu cầu độc lập là yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gắn với vụ án đang được giải quyết, đảm bảo đầy đủ 03 điều kiện gồm:

+ Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;

+ Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết và

+ Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

2. Có phải mọi yêu cầu của bị đơn đưa ra đều là yêu cầu phản tố hay không? Hãy cho biết các điều kiện để một yêu cầu được coi là yêu cầu phản tố?

Không vì không phải mọi yêu cầu của bị đơn đưa ra đều là yêu cầu phản tố và có trong các trường hợp tại Khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015.

Theo Khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015 là:

“Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.”

3. Có phải mọi yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra đều là yêu cầu độc lập hay không? Hãy cho biết các điều kiện để một yêu cầu được coi là yêu cầu độc lập?

Không vì không phải mọi yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra đều là yêu cầu độc lập mà theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 BLTTDS 2015:

Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:

a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;

b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;

c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Về thời Điểm: trước thời Điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Khoản 2 Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

4. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn sửa đổi, bổ sung yêu cầu phản tố thì Tòa án có bắt buộc phải chấp nhận hay không?

Không vì trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải bị đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố mà không bị giới hạn phạm vi, bao gồm cả thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu nếu sự thay đổi, bổ sung đó được thực hiện trước thời Điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai

chứng cứ và hòa giải. Tại Khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015 và Khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2015 quy định rằng Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu phản tố. Nên Tòa án không có bắt buộc phải chấp nhận.

Một phần của tài liệu Bài tập tố tụng dân sự (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w