Nhận định
1. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm.
Sai vì Toà án cấp phúc thẩm không có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Toà án cấp sơ thẩm chỉ Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại bản án sơ thẩm, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. theo Điều 293 BLTTDS 2015.
2. Tại phiên toà phúc thẩm mà các đương sự thoả thuận được với nhau thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thoả thuân của đương sự.
Sai vì tại phiên tòa phúc thẩm mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ mà tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của đương sự, chứ không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Tại Khoản 1 Điều 300 BLTTDS 2015.
3. Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Sai vì trong trường hợp người kháng cáo được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người kháng cáo có đơn đề nghị xét xử vắng mặt và trong trường hợp người kháng cáo được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn tiếp tục vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo; khi đó, Toà án mới tiến hành đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu của người kháng cáo đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt
thì Toà án tiến hành phiên toà phúc thẩm xét xử vắng mặt họ. Tại khoản 2, 3 Điều 296 BLTTDS 2015.
4. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay đương sự.
Sai vì đương sự không thể tự mình kháng cáo có thể ủy quyền cho người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại Khoản 3, 4,5,6 Điều 272 BLTTDS 2015.
5. Tòa án bắt buộc phải chấp nhận mọi sự thay đổi, bổ sung yêu cầu kháng cáo của đương sự.
Sai vì nếu trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu. Và trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết. Tại Khoản 2 Điều 284 BLTTDS 2015.
Phần 2. Bài tập:
Nếu anh/chị là nguyên đơn, anh/chị đồng ý với ý kiến của bị đơn không? Tại sao?
Nếu theo ý kiến của bị đơn sẽ trả cho nguyên đơn 150 triệu đồng và yêu cầu nguyên đơn phải rút toàn bộ đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm, không yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Thì ông I đồng ý rút đơn khởi kiện đi có thể bà T sẽ không trả tiền vì ông rút đơn mà bà T đồng ý chấp nhận rút đơn Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ông I sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tại Điểm b Khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015.
Phần 3. Phân tích Quyết định GĐT số: 59/2019/DS-GĐT
- Đọc Quyết định GĐT số: 59/2019/DS-GĐT;
- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
1. Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Đ, sinh năm 1935; cư trú: Thôn N, xã T, huyện Đ,
tỉnh Phú Yên;
Người đại diện theo ủy quyền: Bà Lê Thị Nh, sinh năm:1963; cư trú: Thôn B, xã T, huyện Đ, tỉnh Phú Yên;
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Bà Trần Thị Như Th – Luật sư của Văn phòng luật sư D, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên.
2. Bị đơn:
- Ông Nguyễn X, sinh năm: 1955;
- Bà Nguyễn Thị Hồng S, sinh năm:1954;
Cùng cư trú: Thôn B, xã T, huyện Đ, tỉnh Phú Yên. Người đại diện theo ủy quyền của bà S: Ông Nguyễn X (theo giấy ủy quyền ngày 02/11/2016).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Nguyễn Hương Q Luật sự của văn phòng luật sư Ph, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Bà Lê Thị N, sinh năm 1962;
- Bà Lê Thị Nh, sinh năm 1963;
- Ông Lê Tấn Đ, sinh năm 1965;
- Ông Lê Đ1, sinh năm 1972;
- Bà Lê Thị Kim Ng, sinh năm 1976;
- Ông Lê Đức Tr, sinh năm 1978;
- Bà Lê Thị X, sinh năm 1982; ...
Vợ chồng bà Đ được thừa hưởng diện tích đất 400m2 và có cho vợ chồng ông H bà C thuê 1 phần diện tích đất đó. Sau khi ông H bà C chết thì vợ chồng anh X tiếp tục quản lý, sử dụng phần diện tích đó. Năm 1991, gia đình bà Đ tranh chấp lối đi vào nhà anh X. UBND xã Hòa Xuân giải quyết và ban hành Thông báo về việc giải quyết tranh chấp và có Thông báo là vợ chồng anh được quyền sử dụng đất mà ông H, bà C để lại. Sau đó vợ chồng anh được UBND huyện Tuy Hoà cấp GCN QSD đất. Ông L (chồng bà Đ) từng khởi kiện nhưng bị Tòa trả lại đơn. Đến năm 2013 bà Đ khởi kiện, Tòa án đã thụ lý.
Bản án sơ thẩm, Tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện bà Đ. Sau đó Bà Đ và vợ chồng anh X có kháng cáo, Viện kiểm sát có kháng nghị. Tại bản án phúc thẩm, Toà án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện bà Đ, sửa bán sơ thẩm; vợ chồng anh X được quyền sở hữu phần xây dựng nhà gắn liền quyền sử dụng đất;
được quyền sở hữu số tiền đền bù; yêu cầu bà Đ chấm dứt hành vi cản quyền sở hữu tài sản. Bà Đ có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm bị hủy toàn bộ đồng đình chỉ giải quyết vụ án do tranh chấp đã được giải quyết quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc Tòa án cấp phúc thẩm tuyên cả quyền sở hữu phần xây dựng nhà trên đất nêu trên là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện.
Xác định vấn đề pháp lý có liên quan:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa bà Đ và vợ chồng anh X, chị S.
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự là gì?
Thủ tục phúc thẩm DS là việc TA cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của TA cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Điều 270 BLTTDS 2015
2. Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự?
Phạm vi xét xử phúc thẩm của vụ án dân sự là Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Điều 293 BLTTDS 2015
3. Trong tình huống đã cho, việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn bà Đ với bị đơn vợ chồng bà S, ông X đã được giải quyết tại Thông báo ngày 5 01/7/1991 của UBND xã Hòa Xuân (cũ) và phía ông X đã được UBND huyện Tuy Hòa (cũ) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng ổn định cho đến nay nhưng lại sửa bản án sơ thẩm, xử không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn có đúng pháp luật hay không? Tại sao?
Sửa bản án sơ thẩm, xử không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn là không đúng pháp luật. Vì việc Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm không thuộc bất kỳ trường hợp nào tại Điều 309 BLTTDS 2015, mà đáng lẽ khi Toà án cấp phúc thẩm xử không chấp nhận đơn kiện của nguyên đơn thì phải huỷ bỏ bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do thuộc trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 192 và Điểm g Khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015. Trong khi đó, Toà án cấp phúc thẩm lại sửa bản án sơ thẩm nên đây là việc làm mâu thuẫn, không hợp lý, không đúng với quy định của pháp luật.