Tác giả thu thập dữ liệu từ 310 câu trả lời thu được thông qua khảo sát trực tuyến kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đã khám phá 3 yếu tố có tác động tích cực đến ý địn
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề
Hiện nay, phát triển bền vững dường như đã trở thành một cam kết không thể thiếu đối với nền kinh tế toàn cầu đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây Việc thiếu định hướng phát triển bền vững đã dẫn đến nhiều hệ lụy môi trường rất đỗi nghiêm trọng, như biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái.Việt Nam chỉ riêng năm 2022, rác thải nhựa chiếm từ 8% đến 12% tổng số lượng rác thải sinh hoạt, ước tính khoảng 2,8 triệu tấn mỗi năm Trong tổng số 2,8 triệu tấn rác thải nhựa này, chỉ có 17% được tái sử dụng, trong khi 80% là rác thải nhựa chỉ sử dụng một lần (The World Bank Group, 2022) Do đó, các ngành công nghiệp hiện nay đang nỗ lực rất nhiều trong việc tạo ra và duy trì tính bền vững trong nền kinh tế Tuy nhiên, vẫn có một số công ty chưa sử dụng hợp lý tài nguyên dẫn đến ô nhiễm môi trường xung quanh Ô nhiễm môi trường hay mất cân bằng sinh thái cùng các vấn đề liên quan từ lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị và nhà nghiên cứu trên toàn thế giới
Vì vậy, các vấn đề liên quan đến tiêu dùng các sản phẩm giảm thiểu tác động lên môi trường ngày càng được quan tâm tại Việt Nam và trên toàn cầu Sản phẩm xanh trở thành một giải pháp hiệu quả để giảm bớt gánh nặng môi trường, giải quyết phần nào những hậu quả mà con người đã gây ra thông qua các hoạt động sản xuất và sử dụng hàng hóa.
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, phát triển bền vững đang ngày càng được các doanh nghiệp để tâm, ý thức về môi trường của người dân cũng ngày càng tiến bộ Sản phẩm xanh đã trở thành một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động của con người lên môi trường Đã có rất nhiều nghiên cứu về hành vi tiêu dùng có ý thức với môi trường, có thể kể đến các nghiên cứu của Chen et al (2022), Wijekoon et al (2021), Sharma et al (2019)
Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây về sản phẩm xanh thường gặp một số hạn chế chung như: giới hạn phạm vi đối tượng nghiên cứu trong một nhóm cụ thể như người tiêu dùng ở một quốc gia hoặc nhóm tuổi cụ thể, phương pháp nghiên cứu không đồng nhất giữa các nghiên cứu, hay tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như mỹ phẩm, bao bì hoặc thời trang Những hạn chế này có thể làm giảm tính tổng quát của kết quả và không thể áp dụng trực tiếp cho các nhóm khác, làm giảm tính nhất quán và khả năng so sánh giữa các nghiên cứu, hoặc làm giảm tính đa dạng của kết quả và không thể áp dụng phổ biến cho các ngành khác
Từ nhận thức trên, đề tài: “ CÁC Y Ế U T Ố Ả NH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊ NH MUA S Ả N PH Ẩ M XANH C ỦA NGƯỜ I TIÊU DÙNG THÀNH PH Ố H Ồ CHÍ MINH ” đã được tác giả lựa chọn.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng Đồng thời, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng ý định mua các sản phẩm xanh của người tiêu dùng
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đấy đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất một số hàm ý quản trị giúp gia tăng ý định mua sản phẩm xanh người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Các yếu tố ấy ảnh hưởng ở mức độ như thế nào đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Có những hàm ý như thế nào để thúc đẩy ý định mua sản phẩm xanh từ người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố có ảnh hưởng đối với ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng khảo sát: Đối tượng được khảo sát chủ yếu tập trung tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh vì hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu
- Về mặt không gian: quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
- Về mặt thời gian: Thực hiện trong năm 2024
Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều phương pháp đã được lựa chọn để nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đây Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng sẽ là hai phương pháp chính trong đề tài này, cụ thể như sau:
• Phương pháp nghiên cứu định tính
Trên cở sở các nghiên cứu đã được thực hiện có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm thân thiện với môi trường Từ đó đưa ra những cơ sở lý luận về các yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm xanh trong trường hợp của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Tại đây, sẽ thiết kế bảng khảo sát dựa trên thang đo tham khảo từ các nguồn nghiên cứu đáng tin cậy trong nước và cả ở nước ngoài
• Phương pháp nghiên cứu định lượng
Thang đo Likert 5 mức độ sẽ được sử dụng làm cấu trúc chính cho bảng khảo sát dùng để khảo sát các thông tin thông qua trực tuyến, phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thu thập dữ liệu tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh Sau khi thu được các phản hồi sẽ tiến hành các phân tích và kiểm định thống kê dưới sự hỗ trợ phân tích của phần mềm SPSS phiên bản 20.0
Ý nghĩa khoa học
Xét về phương diện khoa học, sự đóng góp của đề tài chính là sự tiếp cận một cách logic đối với việc mua các sản phẩm góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như là tiền đề thực nghiệm cho các nghiên cứu sau có liên quan, góp phần đem đến một môi trường sống lành mạnh và tốt đẹp hơn.
Kết cấu của khóa luận
Khóa luận này có kết cấu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Là chương đầu tiên của khóa luận, chương 1 sẽ mang đến tập trung mô tả tổng quan về tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong khóa luận này.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Những sản phẩm mà các tác động của chúng dường như không gây hại với môi trường mà còn có khả năng giảm thiểu các tác động đấy có thể được xem là sản phẩm xanh (Cooper, 2000) Ngoài ra, chúng ta có thể hiểu đó chính là các sản phẩm được tạo ra bởi các vật liệu có khả năng tái chế nhằm mục đích giảm đi lượng phế thải, tiết kiệm nước và năng lượng (Paul và cộng sự, 2016) Thêm vào đó các đặc điểm nhận dạng của sản phẩm xanh được nhóm tác giả Biswas và Roy (2015) đưa ra như sau:
- Tiết kiệm nhiên liệu, bền và thông thường có chi phí bảo trì thấp
- Không chứa các chất gây suy giảm tầng Ozone hoặc gây hại cho môi trường
- Dễ dàng tái chế hoặc phân hủy
Nói chung, các sản phẩm được tạo nên từ các vật liệu thân thiện với môi trường, mang tính bền vững và có khả năng tái chế hoặc phân hủy dễ dàng là sản phẩm xanh
Yếu tố chính trong việc thúc đẩy người tiêu dùng sẵn sàng thực hiện hành vi không gì khác chính là ý định mua (Ajzen, 1991) Theo Kotler và Keller (2016), ý định mua là một trạng thái tâm lý của khách hàng khi họ có ý định trong việc lựa chọn mua một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể trong tương lai gần hoặc xa
2.1.1.3 Ý định mua sản phẩm xanh Ý định mua sản phẩm xanh được định nghĩa là tỉ lệ và sự sẵn sàng chi trả của một người trong việc lựa chọn các sản phẩm có tính năng bền vững với môi trường hơn các sản phẩm khác (Rashid, 2009) Ta còn có thể được hiểu đó là việc một cá nhân có quan tâm và có thiện cảm với sản phẩm sinh thái cao hơn các sản phẩm truyền thống khi ra quyết định mua sắm (Hussien và cộng sự, 2012) Nhìn chung, ý định mua sản phẩm xanh là sự sẵn lòng và thiện cảm hơn của khách hàng trong việc mua các sản phẩm xanh hơn là các sản phẩm bình thường trong quá trình mua sắm của họ
2.1.1.4 Hành vi người tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là tổng hòa tất cả quyết định của người tiêu dùng khi thu nhận hàng hóa, tiêu dùng hàng hóa hay loại bỏ chúng Các hàng hóa này có thể là sản phẩm, dịch vụ, hoạt động hay thậm chí là ý tưởng (Nguyễn Xuân Lãn, 2011) Theo Nguyễn Xuân Lãn (2011), hành vi này được là một tiến trình năng động, có thể liên quan đến nhiều người hoặc nhiều quyết định Tóm lại, hành vi người tiêu dùng là một tiến trình mà ở đấy người tiêu dùng sẽ thực hiện các quyết định tiêu dùng như thu nhận hay loại bỏ các sản phẩm, dịch vụ, thậm chí những ý tưởng và tiến trình này có thể liên quan đến nhiều người hay quyết định
2.1.2 Các mô hình lý thuyết liên quan
2.1.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý
Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) đề xuất lần đầu bởi 2 tác giả Fishbein và Ajzen (1975) Lý thuyết này chủ yếu giải thích tác động tích cực của 2 yếu tố quan trọng là chuẩn mực chủ quan và thái độ cá nhân đến ý định, từ đó sẽ kiến người tiêu dùng đi đến hành động chính Lý thuyết này phù hợp hoàn toàn với mô hình ra quyết định bao gồm 5 giai đọan của Philip Kotler và Gary Armstrong và các lý thuyết liên quan đến ý định hành vi của con người (Kotler và Armstrong, 2021)
Hình 2.1 Lý thuyết hành động hợp lý
2.1.2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch
Nghiên cứu về lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) dựa trên những khoảng trống mà mô hình TRA của Fishbein và Ajzen (1975) để lại Ajzen (1991) đã xây dựng lý thuyết hành vi dựa trên lý thuyết hành động hợp lý bằng việc bố sung thêm yếu tố tâm lý nhận thức kiểm soát hành vi Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, hành vi con người hoàn toàn bị kiểm soát bởi lý trí; Khi đó, nhận thức kiểm soát hành vi là quá trình nhận thức của con người để thực hiện một hành vi nào đó dựa trên kinh nghiệm quá khứ và sự giả định và những khó khăn hay kết quả đã được lường trước (Ajzen, 1991) Do đó, ý định và hành vi của con người sẽ bị tác động bởi chuẩn chủ quan, thái độ cá nhân hay cảm nhận kiểm soát hành vi (Ajzen, 1991)
Hình 2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch
Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Năm 2021, nghiên cứu được thực hiện bởi Bùi và các cộng sự với đề tài
“Tiền đề ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm chăm sóc da xanh: Nghiên cứu điển hình tại Việt Nam” Các tiền đề ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm chăm sóc da xanh đã được xác định, tập trung vào tác động kiểm duyệt của kiến thức sản phẩm đối với thái độ Kết quả từ 350 khách hàng nữ ở độ tuổi từ 18 cho đến 39 tuổi ở TP Hồ Chí Minh cho thấy ý định mua mỹ phẩm xanh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như là thái độ, kế đến là chuẩn mực chủ quan, yếu tố kiểm soát hành vi và sau cùng là kiến thức môi trường Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy hai yếu tố kiến thức về sản phẩm cùng nước xuất xứ có sự điều tiết tích cực đến mối tương quan giữa ý định và thái độ
Trần và cộng sự (2022) đã tiến hành nghiên cứu “Thời trang thân thiện với môi trường giữa thế hệ Z: Nghiên cứu phương pháp hỗn hợp về hình ảnh giá trị, sự hài lòng của khách hàng và hành vi bảo vệ môi trường” đã nhấn mạnh sự tác động của nhân tố chất lượng sản phẩm - dịch vụ, nhận thức về môi trường và hành vi bảo vệ môi trường đối với ý định mua hàng và lòng trung thành Nghiên cứu dùng kỹ thuật SEM-PLS với 313 phản hồi chứng mình rằng nhận thức về môi trường đóng một vai trò quan trọng đến việc đẩy mạnh ý định mua sản phẩm xanh của khách hàng trong khi đó các yếu tố như chất lượng sản phẩm hay dịch vụ chỉ ảnh hưởng đến lòng trung thành Thông qua nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng cải thiện sản phẩm là ưu tiên hàng đầu, quan trọng hơn việc tiếp thị cho các sản phẩm thời trang xanh, từ đó phát triển thời trang chất lượng mà vẫn bảo vệ môi trường
Huỳnh và cộng sự cùng đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua và hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Long Xuyên” đã nghiên cứu ý định và hành vi của người tiêu dùng trong trường hợp sản phẩm xanh, tập trung vào tác động của sự sẵn lòng chi trả, nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ sản phẩm xanh, và thói quen xanh Trong đó, yếu tố sẵn sàng chi trả tác động mạnh nhất đến ý định mua sản phẩm xanh của khách hàng, trong khi thấp nhất là thói quen xanh
2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu “Dự đoán tiêu thụ sản phẩm xanh bằng lý thuyết về hành vi có kế hoạch và hành động hợp lý” của Paul và cộng sự (2016) đã xác nhận TPB và hình thức mở rộng của nó để dự đoán ý định của người tiêu dùng Ấn Độ trong việc mua các sản phẩm xanh Với 521 mẫu khảo sát đầu vào và các phân tích, kiểm định liên quan, từ đó cho thấy hình thức mở rộng của TPB cho đưa ra dự đoán tốt hơn TPB và TRA Thêm vào đó, tầm quan trọng của thái độ người tiêu dùng và nhận thức kiểm soát hành vi cũng được xác định trong nghiên cứu
Chen và cộng sự (2018) thông qua nghiên cứu “Khám phá hành vi của người tiêu dùng về ý định mua các sản phẩm xanh ở các quốc gia Vành đai và Con đường: Phân tích thực nghiệm” đã khám phá hành vi liên quan đến dự định mua các sản phẩm xanh ở các quốc gia Vành đai và Con đường Nhóm tác đã phân phối khảo sát tại các cửa hàng bách hóa và thu nhận được 227 phản hồi, nhận thấy rằng các yếu tố thái độ môi trường, thái độ sản phẩm, ảnh hưởng xã hội và giá trị cảm nhận của khách hàng ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng Trong đó, thái độ sản phẩm có ảnh hưởng đáng kể
Chen và cộng sự với đề tài “Dự đoán thái độ và ý định hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng trong đại dịch COVID-19” năm 2022, qua nghiên cứu dữ liệu của 503 người tiêu dùng tại Malaysia đã khám phá ra thái độ dành cho việc mua sản phẩm xanh hay các ý định của người tiêu dùng trong dịch COVID-19, tìm ra những ảnh hưởng đáng kể của kiến thức về sản phẩm xanh, định hướng sản phẩm xanh và ảnh hưởng xã hội Trong đó, trung gian ảnh hưởng của các yếu tố kiến thức sản phẩm xanh, định hướng sản phẩm xanh và ảnh hưởng xã hội đến ý định của người tiêu dùng chính là thái độ mua sản phẩm xanh
2.2.3 Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
Tên đề tài Tác giả Phương pháp nghiên cứu Yếu tố ảnh hưởng
Tiền đề ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm chăm sóc da xanh: Nghiên cứu điển hình tại VN
Bùi và cộng sự (2021) Định tính kết hợp định lượng
Thời trang thân thiện với môi trường giữa thế hệ
Z: Nghiên cứu phương pháp hỗn hợp về hình ảnh giá trị, sự hài lòng của khách hàng và hành vi bảo vệ môi trường
Tiệm cận hỗn hợp với phân tích chuyên đề và kỹ thuật SEM-PLS
- Nhận thức về môi trường
- Hành vi bảo vệ môi trường
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua và hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Long Xuyên
Huỳnh và cộng sự (2022) Định lượng và định tính
- Sự sẵn lòng chi trả
- Nhận thức kiểm soát hành vi
Dự đoán tiêu thụ sản phẩm xanh bằng lý thuyết về hành vi có kế hoạch và hành động hợp lý
Phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính
- Chuẩn chủ quan Mối quan tâm đến môi trường
- Nhận thức kiểm soát hành vi
Khám phá hành vi của người tiêu dùng về ý định mua các sản phẩm xanh ở các quốc gia Vành đai và
Con đường: Phân tích thực nghiệm
Chen và cộng sự (2018) Định lượng kết hợp định tính
- Thái độ sản phẩm, Ảnh hưởng xã hội Giá trị cảm nhận của khách hàng
Dự đoán thái độ và ý định hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng trong đại dịch
Chen và cộng sự (2022) Định lượng phối hợp định tính
- Nỗi lo đại dịch Covid
- Kiến thức về sản phẩm xanh
- Định hướng sản phẩm xanh
- Thái độ đối với sản phẩm xanh
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
2.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu
2.3.1.1 Mối liên hệ giữa kiến thức về sản phẩm xanh và ý định mua sản phẩm xanh
Kiến thức chủ quan và sự hiểu biết về các tính chất của môi trường và tác động của sản phẩm xanh đến môi trường được xem là kiến thức về sản phẩm xanh của người tiêu dùng (Wang và cộng sự, 2019) Một nghiên cứu khác cũng nhận định rằng kiến thức về sản phẩm xanh có khả năng tác động tích cực đến ý định sản phẩm xanh của người tiêu dùng (Joshi và Rahmann, 2015) Bên cạnh đó, theo Liobikienė và Poškus (2019), người tiêu dùng cùng ý định mua sản phẩm xanh của họ có thể bị tác động nếu như người đó có kiến thức về sản phẩm xanh Rút ra từ những nhận định trên ta có được giả thuyết sau:
H1: Kiến thức về sản phẩm xanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng
2.3.1.2 Mối liên hệ giữa định hướng sản phẩm xanh và ý định mua sản phẩm xanh
Theo Yu và Hou (2019), khi một người nào đó có một mối tình cảm sâu sắc đối với các sản phẩm bền vững với môi trường thì người đó đang định hướng để kết nối với sản phẩm xanh Càng tiếp xúc với các sản phẩm này thì người đó càng có xu hướng trách nhiệm hơn với môi trường Từ đó, mỗi khi đưa ra các quyết định tiêu dùng họ sẽ cân nhắc những tác động có thể xảy đến đối với tự nhiên và môi trường
Có thể thấy được rằng người tiêu dùng và ý định mua của họ có thể được tác động bởi định hướng sản phẩm xanh bởi khi người tiêu dùng càng được định hướng rõ ràng đối với việc mua sản phẩm xanh thì họ càng có mong muốn mua các sản phẩm này (Elias, 2020) Chen và cộng sự (2022) cũng kết luận rằng yếu tố định hướng sản phẩm xanh có tác động tích cực đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Từ đây, giả thuyết tiếp theo được trình bày như sau:
H2: Định hướng sản phẩm xanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng
2.3.1.3 Mối liên hệ giữa ảnh hưởng xã hội về sản phẩm xanh và ý định mua sản phẩm xanh
Khi mà một cá nhân có thể tạo ra một sức mạnh ảnh hưởng cộng đồng thông qua hành động của mình, điều đấy được xem là ảnh hưởng xã hội Qua đó giúp hình thành những ấn tượng tích cực hoặc tiêu cực từ cộng đồng xung quanh (Ratchaya và Sreeya, 2023) Theo kết quả nghiên cứu của (Nugraha và Widyaningsih, 2022), sự truyền miệng của những người xung quanh cũng có những tác động đáng kể đến ý định mua các sản phẩm xanh Tác giả đề ra giả thuyết sau thông qua các nghiên cứu đã nêu:
H3: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng
2.3.1.4 Mối liên hệ giữa thái đội đối với sản phẩm xanh và ý định mua sản phẩm xanh
Mức độ đánh giá của cá nhân đối với sản phẩm hoặc dịch vụ có thể hình thành nên thái độ của họ đối với sản phẩm hoặc dịch vụ đó (Ajzen, 1991) Graessley và cộng sự (2019) đã khẳng định rằng thái độ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng Điều này được củng cố bởi các nghiên cứu khác, ví dụ như nghiên cứu của Dhir và cộng sự (2021) cho thấy thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh có thể tác động đến ý định mua sản phẩm xanh, tuy nhiên mối quan hệ này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác Từ những nhận định trên, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H4: Thái độ đối với sản phẩm xanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng
2.3.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được đề cập, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ở hình 2.1 bao gồm 4 yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm xanh, phù hợp với mục tiêu cũng như giả thuyết nghiên cứu
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nội dung của chương 2 chủ yếu đề cập đến các lý thuyết có liên quan và các nghiên cứu trước đó nhằm định hướng được mô hình nghiên cứu cho đề tài Các cơ sở lý thuyết chủ yếu giải thích về các khái niệm về sản phẩm xanh, định hướng sản phẩm xanh cũng như ảnh hưởng xã hội, lấy đó làm nền tảng để đưa vào mô hình nghiên cứu Thông qua các nghiên cứu tiền đề có liên quan , tác giả chọn lọc ra các giả thuyết phù hợp Các biến số được nêu trong mô hình bao gồm các yếu tố: Kiến thức về sản phẩm xanh (1), định hướng sản phẩm xanh (2), ảnh hưởng xã hội (3), thái độ đối với sản phẩm xanh (4) và ý định mua sản phẩm xanh (5) Mô hình mà tác giả đã đề xuất ở chương 2 sẽ được lấy làm nền tảng cho chương tiếp theo.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.1.1 Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Bắt đầu của quy trình nghiên cứu, tác giả tập trung xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu của nghiên cứu, lấy làm nền tảng phương hướng để chọn lọc cơ sở lý thuyết phù hợp liên quan đến đề tài
3.1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm và mô hình lý thuyết liên quan được trình bày sau khi đã xác nhận được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, từ đó cho ra mô hình nghiên cứu tương ứng với mục tiêu và đề tài nghiên cứu
Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Thiết kế thang đo Thang đo chinh thức
Phân tích mô hình hồi quy
Kiểm định giả định hồi quy
Hiệu chỉnh thang đo Kết quả
Kết luận và đề xuất hàm ý
3.1.3 Mô hình nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất sau khi đã xác định được các lý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan, từ đây tác giả tiếp tục chuẩn bị cho việc thiết kế bảng khảo sát thang đo
Bước tiếp theo trong quy trình chính là bước thiết kế bảng khảo sát thang đo Tác giả chọn ra 20 câu hỏi dựa trên 5 thang đo để thành lập bảng thang đo nháp
Sau khi đã có được bảng thang đo nháp, tác giả tiến hành chọn lọc các biến quan sát phù hợp với đề tài, chỉnh sửa để thiết kế bảng khảo sát chính thức, chuẩn bị cho việc nghiên cứu định lượng
Sau khi tác giả đã tổng hợp được thang đo chính thức, việc thu thập mẫu sẽ được dựa trên việc lấy mẫu thuận tiện với 310 mẫu hợp lệ rồi lấy đó làm cơ sở cho các phân tích và kiểm định thống kê
Dữ liệu thu được từ 310 phản hồi sẽ được tác giả thực hiện phân tích và kiểm định để tác giả có cơ sở hiệu chỉnh thang đo và đưa ra các kết luận liên quan
Từ kết quả thu được ở phần phân tích thống kê, tác giả có thể xác định các biến phù hợp và không phù hợp Trong trường hợp tồn tại các biến không phù hợp, tác giả sẽ chỉnh sửa thang đo và phân tích kiểm định một lần nữa để mô hình nghiên cứu phù hợp
Từ các kết quả thu nhận được, các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng sẽ được xác định Từ đó đưa ra các hàm ý quản trị nhằm gia tăng các ý định đấy
3.1.10 Kết luận và đề xuất hàm ý
Tác giả đưa ra kết luận và các hàm ý sau khi thực hiện các phân tích giúp người tiêu dùng tăng cường ý định mua sản phẩm xanh.
Phương pháp thu thập
3.2.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu được nhập vào công cụ Google Forms và được gửi đến thông qua mạng xã hội Các phản hồi tương đối độ tin cậy bởi vì người tham gia sẽ được ẩn danh thông tin, thoải mái đưa ra quan điểm cá nhân mà không bị ảnh hưởng bởi đám đông Người tham gia chỉ có thể trả lời các câu hỏi sau nếu đã trả lời các câu hỏi bắt buộc trước đó
Nội dung câu hỏi chính: 20 câu hỏi Đối tượng nghiên cứu ở đây sẽ là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Các công trình nghiên cứu tiền đề trong và ngoài nước được đăng tải trên các trang báo, tạp chí chuyên ngành sẽ được lấy làm nguồn dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu này sẽ củng cố các cơ sở lý luận các khái niệm về sản phẩm xanh đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính giúp xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu Mục đích chính dùng để hiệu chỉnh và bổ sung thang đo về khía cạnh nhận thức về ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Mẫu khảo sát chính thức sẽ được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu định tính, làm tiền đề cơ sở cho việc nghiên cứu định lượng
3.3.1.1 Phương pháp thiết kế bảng câu hỏi
Hình thức câu hỏi: Câu hỏi đóng Đối tượng khảo sát: Khảo sát đối tượng từ độ tuổi từ 18 - 50 là người tiêu dùng trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Phần thông tin cá nhân: thu thập thông tin cá nhân của người dùng về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm xanh để có thể tiến hành các phép kiểm định bổ trợ khác cho nghiên cứu chính thức
Phần chính: trên cở sở thang đo Likert 5 cấp độ, thực hiện thu thập đánh giá thuộc tính, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Xác định yếu tố nhận thức người tiêu dùng về ý định mua sản phẩm xanh Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số Công cụ thu thập thông tin, phân tích dữ liệu cần thiết phục vụ cho phân tích định lượng nói trên là dữ liệu câu hỏi được gửi đến đối tượng khảo sát Dựa vào phân tích kết quả thu thập được từ mẫu, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích sau: Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định các giả định hồi quy Đã có nhiều phương pháp chọn mẫu nghiên cứu từ những bài nghiên cứu trước đây như có hệ thống, chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tầng Bài nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và sẽ được thực hiện khảo sát trực tuyến
3.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phát phiếu khảo sát online là phương thức chính được lựa chọn để thu thập số liệu Sau khi thực hiện khảo sát với 320 mẫu phiếu khảo sát được phát ra thì có
310 mẫu khảo sát hợp lệ (310 mẫu khảo sát online) Trải qua sàng lọc thì còn lại
310 mẫu khảo sát có đủ điều kiện để thu thập và nghiên cứu sâu hơn
3.3.2.2 Phân tích thống kê mô tả
Dữ liệu đầu tiên sẽ được phân tích mô tả để phân tích các thuộc tính mẫu nghiên cứu như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp của người tiêu dùng
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS sẽ tiến hành phân tích như sau: Tác giả sử dụng phép phân tích mô tả (Prequencies) trong phần mềm SPSS 20.0 để phân tích nhân khẩu học của người tiêu dùng tham gia khảo sát
3.3.2.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Khi muốn kiểm định độ tin cậy của thang đo, ta thực hiện kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và loại bỏ những biến có tương quan biến tổng (Item- Total correlation) nhỏ
Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha có mức biến thiên từ 0 đến 1 Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,70; 0,90] Nếu Cronbach’s Alpha
>= 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy Về lý thuyết hệ số Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao) (Nunnally, J.C and Bernstein, I.H, 1994) Tuy nhiên, điều này không thực sự như vậy Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (α > 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu) Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trùng lặp trong đo lường (redundancy) Do đó, khi kiểm tra từng biến đo lường ta sử dụng thêm hệ số tương quan biến – tổng Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (Corrected item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu
Như vậy, trong phân tích Cronbach’s Alpha thì ta sẽ loại bỏ những thang đo có hệ số nhỏ (α < 0.6) và cũng loại những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh nhỏ (< 0.3) ra khỏi mô hình vì những biến quan sát này không phù hợp hoặc không có ý nghĩa đối với thang đo Tuy nhiên, theo Hoàng Trọng (2008) việc loại bỏ các biến không đạt yêu cầu cần được thực hiện một cách cẩn trọng, không chỉ dựa vào các con số thống kê mà còn phải xem xét kỹ lưỡng giá trị nội dung và ý nghĩa của khái niệm được đo lường bởi biến đó
3.3.2.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để xác định độ giá trị hội tụ, độ giá trị phân biệt và đồng thời thu gọn các tham số ước lượng theo từng nhóm biến Các biến quan sát có trọng số λi (factor loading) nhỏ hơn 0.50 trong EFA sẽ bị loại bỏ Để đạt được độ giá trị phân biệt, sự khác biệt giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 (λiA – λiB ≥ 0.3) Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue – đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Số lượng nhân tố được xác định khi nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 (≥ 1), và những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại ra khỏi mô hình Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria) yêu cầu tổng phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng, và phương sai từ 60% trở lên được coi là tốt
Kiểm định Bartlett: Dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị (I) hay không Khi Sig < 0.05 thì kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê
Kiểm định KMO: KMO là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa các biến đo lường với độ lớn của hệ số tương quan riêng phần của chúng
Hệ số KMO càng lớn càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn Hệ số KMO phải đạt giá trị từ 0.5 trở lên (KMO ≥ 0.5) để thể hiện phân tích là phù hợp, trong khi hệ số KMO < 0.5 là không thể chấp nhận được (Thọ, 2011)
3.3.2.5 Phân tích tương quan Pearson
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát qua Google Form và thu thập được 320 phản hồi, tuy nhiên chỉ có
310 mẫu hợp lệ và được nhập vào phần mềm Excel Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích mẫu đã được nhập vào Excel
Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Mô tả Tần số Tỷ lệ (%)
Nguồn : Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2024)
4.1.1 Phân loại mẫu theo giới tính
Dựa trên kết quả được phân tích từ phần mềm SPSS 20.0, tổng số phản hồi khảo sát hợp lệ là 310 phản hồi Trong đó, nữ chiếm tỷ lệ cao nhất với 52.3% tương đương với 162 phản hồi Bên cạnh đó, 47,7% số lượng người tham gia là nam với
148 người trên tổng 310 Từ số liệu thống kê trên, ta thấy số lượng người tham gia khảo sát chủ yếu là nữ
4.1.2 Phân loại mẫu theo độ tuổi Đối với độ tuổi tham gia khảo sát, ta thấy độ tuổi tham gia đa số dao động trong khoảng từ 18 cho đến 30 tuổi với tỷ lệ lần lượt cho độ tuổi từ 18 đến 23 là 81% và độ tuổi 24 đến 30 tuổi là 13.9% Trong khi đó, độ tuồi càng tăng số người tham gia càng giảm, với 7 phản hồi đến từ độ tuổi 31 đến 40 và 9 phản hồi từ độ tuổi 41 đến 50 tuổi, với mức tỷ lệ lần lượt là 2.3 và 2.9% Điều nay cho thấy mức độ chênh lệch khá lớn giữa các mức tuổi với nhau
4.1.3 Phân loại mẫu theo nghề nghiệp Đối với nghề nghiệp của người tham gia khảo sát, tương ứng với độ tuổi trẻ thì học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng với 81% Tiếp sau đó là nhân viên văn phòng với 16.1% tương ứng với 50 phản hồi và lao động phổ thông chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 2.9% Điều này cho thấy sự chênh lệnh tương ứng phù hợp với độ tuổi của người tham gia
4.1.4 Phân loại mẫu theo thu nhập
Nhìn vào dữ liệu theo thu nhập của người tham gia khảo sát, ta có thể thấy đa số người tham gia có mức thu nhập từ 12 đến 18 triệu tương ứng với 55.8% Sau đó là thu nhập trên 18 triệu và dưới 6 triệu với lần lượt là 25.2% và 16.1% Trong khi đó, mức thu nhập từ 6 cho đến dưới 12 triệu chỉ chiếm mức thiểu số, chỉ ở mức 2.9% Điều này cho thấy thu nhập càng cao thì có ý định mua sản phẩm xanh cũng càng cao.
Kiểm định sự phù hợp của thang đo
4.2.1 Kết quả kiểm định sự phù hợp của thang đo
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định thang đo
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024)
4.2.2 Thang đo kiến thức về sản phẩm xanh (KTX)
Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy hệ số tin cậy của yếu tố “Kiến thức về sản phẩm xanh” là α = 0.924 > 0.6 Các biến trong thang đo có tương quan tổng biến đều lớn hơn 0.3 Từ đấy ta có thể thấy thang đo KTX có mức độ tin cậy cao cũng như các biến quan sát đều có ý nghĩa thống kê và giải thích tốt cho yếu tố KTX
4.2.3 Thang đo định hướng xanh (DHX)
Từ bảng 4.2 ta thấy được rằng hệ số tin cậy của yếu tố “Định hướng sản phẩm xanh” là α = 0.8702 > 0.6 Thêm vào đó, các biến trong thang đo có tương quan tổng biến đều > 0.3 Từ hai điều trên có thể thấy thang đo DHX có mức độ tin cậy cao và các biến quan sát có ý nghĩa và giải thích tốt cho thang đo DHX
4.2.4 Thang đo ảnh hưởng xã hội (AHX)
Hệ số tin cậy của yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” rút ra từ bảng 4.2 là α = 0.8981 lớn hơn 0.6 Đồng thời, các biến trong thang đo có tương quan tổng biến đều từ 0.3 trở lên Có thể thấy rằng thang đo AHX đạt được mức độ tin cậy cao cùng các biến quan sát có ý nghĩa và giải thích tốt cho thang đo AHX
4.2.5 Thang đo thái độ đối với sản phẩm xanh (TDX)
Kết quả từ bảng 4.2 thể hiện hệ số tin cậy của yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” là α = 0.8851 > 0.6 Cùng lúc đó, các biến trong thang đo có tương quan tổng biến ghi nhận được không dưới 0.7 (> 0.3) Điều này chứng minh rằng thang đo TDX có mức độ tin cậy cao và các biến quan sát có ý nghĩa và giải thích tốt cho thang đo TDX
4.2.6 Thang đo ý định mua sản phẩm xanh (YDX)
Hệ số tin cậy của yếu tố “Ý định mua sản phẩm xanh” được thể hiện trong bảng 4.2 là α = 0.9116 lớn hơn 0.6 Cùng lúc đó, các biến trong thang đo có tương quan tổng biến đều vượt mức 0.3 cho thấy rằng thang đo YDX có mức độ tin cậy cao và các biến quan sát có ý nghĩa và giải thích tốt cho thang đo YDX.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập
Bảng 4.3 Kết quả KMO và Bartlett của biến độc lập
Kiểm định KMO và Bartlett Đo lường mức độ phù hợp của việc lấy mẫu
Kiểm tra tính hình cầu của Bartlett
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024)
Sau khi ta phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập, ta thu được hệ số KMO = 0.825 lớn hơn 0.5 Điều này cho thấy chỉ số đã thỏa mãn được yêu cầu bởi chỉ số KMO dao động từ 0.5 cho đến 1 Ngoài ra chỉ số Sig = 000 < 0.05 cho thấy kết quả phân tích trên mang ý nghĩa thống kê
Bảng 4.4 Kết quả Eigenvalues của biến độc lập
Giải thích tổng phương sai
Thành phần Hệ số Eigenvalues
Tổng cộng % phương sai Tích lũy %
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024)
Từ bảng 4.4, ta nhận thấy có 4 nhân tố có hệ số Eigenvalue > 1 thể hiện được đặc tính của dữ liệu tốt nhất so với việc trích thêm những nhân tố khác và tổng phương sai tích lũy đạt mức 76.605% > 50% Từ đây ta có thể kết luận rằng các biến độc lập phù hợp với phân tích và các biến độc lập đã phản ánh được 76.605% sự biến thiên của dữ liệu các biến quan sát ban đầu
Bảng 4.5 Hệ số tải của biến độc lập
Hệ số tải Thành phần
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024)
Sau khi thu thập được kết quả phân tích từ bảng ma trận xoay , dựa vào bảng 4.5 chúng ta thấy được 16 biến quan sát có giá trị từ 0.5 trở lên được chia làm 4 nhóm Điều này cho thấy các biến quan sát đều có ý nghĩa thống kê nên chúng ta không phải loại bỏ bất kì biến nào và các biến trong mô hình nghiên cứu giả thuyết đều phù hợp
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc
Bảng 4.6 Kết quả KMO và Bartlett của biến phụ thuộc
Kiểm định KMO và Bartlett Đo lường mức độ phù hợp của việc lấy mẫu Kaiser-Meyer-Olkin 850
Kiểm tra tính hình cầu của Bartlett
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024)
Dựa vào kết quả đã phân tích ở bảng 4.6, chúng ta thấy được hệ số KMO của biến phụ thuộc đạt mức 0.850 > 0.5 tức thỏa mãn được yêu cầu phân tích EFA Cùng lúc đó, Sig của kiểm định Bartlett đạt 000 1 và phương sai trích đạt mức 79,066% > 50% Điều đó chứng mình rằng nhân tố được trích giải thích hơn 79% sự biến thiên của dữ liệu và biến phụ thuộc hoàn toàn phù hợp thực hiện phân tích EFA
Bảng 4.8 Hệ số tải của biến phụ thuộc
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024)
Trích kết quả từ bảng ma trận xoay ta thu được hệ số tải đều lớn hơn 0.5, cho thấy các biến quan sát đều hội tụ và mang ý nghĩa thống kê rất tốt.
Phân tích tương quan Pearson
Bảng 4.9 Kết quả tương quan Pearson
KTX DHX AHX TDX YDX
Hệ số tương quan Pearson
Hệ số tương quan Pearson
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024)
Dựa vào dữ liệu trong bảng 4.9 ta có thể đưa ra 2 nhận định như sau: Đầu tiên là mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Ta có thể thấy hệ số Sig của các cặp biến độc lập và phụ thuộc đều có giá trị là 000 < 0.05, điều này cho biết rằng các cặp biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau
Thứ hai là mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau Tương tự như trên, ta cũng nhận được kết quả giá trị Sig của các cặp biến độc lập với nhau là Sig = 000 < 0.05 cho nên các cặp biến độc lập đều có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau.
Phân tích hồi quy đa biến
Bảng 4.10 Mô hình hồi quy
Sai số chuẩn của ước lượng
1 552 a 305 296 93310 1.893 a Dự đoán: (Hằng số), KTX, DHX, AHX, TDX b Biến phụ thuộc :YDX
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024) Bảng 4.11 Kiểm định ANOVA
Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig
Tổng cộng 309 a Biến phụ thuộc: YDX b Dự đoán: (Hằng số), KTX, DHX, AHX, TDX
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024)
Ta nhận thấy được từ bảng 4.10 rằng mô hình nghiên cứu có hệ số xác định là R 2 = 0.305, với ý nghĩa rằng các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 30.5% sự thay đổi của ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Thông tường hệ số xác định R 2 từ mức 50% trở lên thì mô hình được đánh giá là một mô hình tốt, và sẽ là một mô hình chưa tốt nếu con số này dưới 50% Tuy nhiên không phải lúc nào cũng bắt buộc rằng hệ số này phải lớn 50% thì mô hình mới có ý nghĩa mà còn tùy thuộc vào dạng nghiên cứu và dạng dữ liệu Chính vì thế nên dù hệ số xác định R 2 trong mô hình nghiên cứu < 50% nhưng hệ số Sig của kiểm định F được thể hiện trong bảng 4.11 cho thấy Sig.= 000 < 0.05 nên mô hình nghiên cứu vẫn mang ý nghĩa thống kê và mô hình hồi quy vẫn phù hợp
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy của biến độc lập
Hệ số không chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa t Sig Thống kê cộng tuyến
Error Beta Dung sai VIF
TDX 237 053 229 4.505 000 880 1.136 a Biến phụ thuộc: YDX
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024)
Từ bảng kết quả như bảng 4.12, ta nhận thấy rằng hệ số Sig của các biến KTX, AHX, TDX đều bằng 000 < 0.05, và hệ số hồi quy của các biến độc lập này mang dấu dương cho thấy rằng 3 biến này có sự tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc YDX Tuy nhiên hệ số Sig của biến DHX Sig = 0.829 > 0.05 cho nên biến này không có sự tác động lên biến phụ thuộc YDX
Từ các hệ số hồi quy thu được ta có thể trình bày phương trình chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa theo thứ tự như sau:
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:
Phương trình hồi quy chuẩn hóa:
Kiểm định giả định hồi quy
4.6.1 Kiểm định phân phối chuẩn phần dư
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024)
Như hình 4.1 ta thấy được giá trị trung bình có phân phối phần dư xấp xỉ bằng 0 (4.09E-16) và Std Dev gần bằng 1 (0.994), từ đó ta có thể kết luận rằng phân phối phân dư xấp xỉ chuẩn và phù hợp
Hình 4.2 Biểu đồ Normal P-P Plot
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2024)
Các điểm dữ liệu được phân bố sát đường chéo trong biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot như trên nên ta có thể nhận định rằng giả định phân phối phần dư là phù hợp
4.6.2 Kiểm định giả định liên lạc tuyến tính
Hình 4.3 Biểu đồ Scatter Plot
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả(2024)
Ta có thể thấy các điểm dữ liệu được phân bố đồng đều trong khoảng từ -2 đến 2 với mật độ dày đặc tại 0, chứng minh rằng giả định liên hệ tuyến tính là phù hợp.