Khái niệm hệ thống PL Có nhiều khái niệm về hệ thống pháp luật pháp luật.Quan điểm thứ nhất, hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luậtcó mối liên hệ nội tại thống nhất với nh
Trang 1Tiểu luận Nhà nước và Pháp luậtĐề tài: Đánh giá về Hệ thống pháp luật trong nhà nước XHCN Việt Nam và nhữnggiải pháp hoàn thiện
A MỞ ĐẦU1
2.3.B NỘI DUNGI Cơ sở lý luận về hệ thống pháp luật XHCN và hệ thống pháp luật xã hội chủnghĩa Việt Nam
1 hệ thống pháp luật XHCN 1.1 Các khái niệm về hệ thống pháp luật XHCN 1.1.1 Khái niệm hệ thống PL
Có nhiều khái niệm về hệ thống pháp luật pháp luật.Quan điểm thứ nhất, hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luậtcó mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định phápluật, các ngành luật Nội hàm của hệ thống chỉ nói tới các quy phạm pháp luật vàcác tập hợp của chúng
Quan điểm thứ hai, hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật,có nguyên tắc, mục đích và định hưởng của pháp luật có mối liên hệ nội tại thốngnhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và
Trang 2được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành theotrình tự và hình thức thống nhất.
Quan điểm thứ ba, hệ thống pháp luật là tổng thể gồm tất cả các quy phạmpháp luật, có thiết chế bảo vệ và bảo đảm việc thực thi pháp luật, các hoạt độngthực hiện pháp luật, các nguồn lực pháp luật và hoạt động đào tạo luật của quốc giacó sự liên hệ gắn bó chặt chẽ và thống nhất với nhau, tác động qua lại lẫn nhau vàđược vận hành theo những trật tự, quy trình nhất định”
Dù được hiểu theo cách nào, khái niệm về hệ thống pháp luật cũng bao gồmnhững nội dung nhất định và có thể được hiểu như sau: Hệ thống pháp luật là baogồm pháp luật (toàn bộ các quy định pháp luật được tập hợp, sắp xếp thành nhữngcấu trúc khác nhau theo những trật tự nhất định) và các mối liên hệ giữa chúng 1.1.2 Khái niệm hệ thống PL XHCN
Hệ thống PL XHCN là hệ thống pháp luật cuối cùng trong lịch sử nhà nướcvà pháp luật, hình thành sau cách mạng vô sản và thiết lập nhà nước chuyên chínhvô sản
1.2 Lịch sử hình thành của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩaChủ nghĩa xã hội đã được ra đời và xây dựng ở những nước có điều kiệnphát triển kinh tế và xã hội rất khác nhau, điều đó đã dẫn đến sự khác nhau về lốisống, về các truyền thống lịch sử và dân tộc Các Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũngcó sự khác nhau cơ bản về lãnh thổ, dân số, lịch sử phát triển pháp luật Ngay cảlịch sử các dân tộc ở các quốc gia đó cũng khác nhau, các tôn giáo và các truyềnthống dân tộc của họ cũng khác nhau Chính những khác biệt đó đã dẫn đến sựxuất hiện của các dạng khác nhau của các hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Suycho cùng sự khác nhau này xuất phát từ phương thức xuất hiện và phát triển của hệ
Trang 3thống pháp luật ở nước xã hội chủ nghĩa là khác nhau, sự khác nhau về con đườngxây dựng chủ nghĩa xã hội…
Có thể nói rằng: Sự xuất hiện của HTPL xã hội chủ nghĩa là một hiện tượng,hiện tượng này được bắt đầu từ cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Tuy nhiên,phải vào nửa sau của những năm 30 ở thế kỷ XX thì HTPL xã hội chủ nghĩa mớiđược hoàn thiện hơn Sự hoàn thiện này gắn liền với sự hoàn thiện trong HTPL củaXô viết, khi đó sở hữu nhà nước chiếm vị trí độc nhất trong nền kinh tế và hệ tưtưởng Bôn – sê – vích đã thống trị tuyệt đối trong đời sống tinh thần của xã hội, nóbao gồm cả ý thức pháp luật Mãi đến sau chiến tranh thế giới thứ II, một nhóm cácHTPL QG ở Đông Á của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện nhưpháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc, pháp luật Bắc Triều Tiên Nhóm phápluật này được phát triển trên cơ sở của pháp luật Trung Quốc thời Trung cổ và điềuđó quyết định tính đặc thù và vị trí đặc biệt của nó trong quan hệ với nhóm phápluật châu Âu – Mỹ của HTPL xã hội chủ nghĩa Với lịch sử xuất hiện ngắn ngủinhư vậy, cho nên khi xem xét HTPL xã hội chủ nghĩa ở góc độ lịch sử thì đây làmột hiện tượng hết sức non trẻ và những hiểu biết về HTPL này không nhiều.1.3 Đặc điểm của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
Về cơ bản HTPL xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm sau:- HTPL xã hội chủ nghĩa phản ánh rõ mục đích xã hội và tính chất giai cấp,
nghĩa là HTPL này thực chất là phương tiện của việc thể hiện và ghi nhậncác lợi ích của giai cấp công nhân và của toàn thể nhân dân lao động Cácmục đích mà HTPL này hướng đến để đạt được, cũng như các phương tiệncủa việc đạt được các mục đích đó được ghi nhận trong các văn bản quyphạm pháp luật được ban hành
Trang 4- Chủ nghĩa Mac – Lênin là cơ sở tư tưởng của các HTPL xã hội chủ nghĩa.C.Mác, Ph Ăng – ghen và V I Lênin đã chi rõ các đặc trưng cơ bản củapháp luật xã hội chủ nghĩa là tính bị quyết định của nó bởi chế độ kinh tế –xã hội của xã hội; tính giai cấp của pháp luật với tư cách là ý chí của giai cấpthống trị về kinh tế được đưa lên thành luật, là công cụ của quyền lực chínhtrị của giai cấp đó; khả năng tác động ngược lại một cách đáng kể của phápluật đối với sự phát triển của các quan hệ kinh tế – xã hội và chính trị.- HTPL xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện do kết quả chiến thắng của cách mạng
xã hội chủ nghĩa và cuộc cách mạng đó không tùy thuộc vào hình thức thựchiện khác, được thể hiện ở việc giành quyền lực Nhà nước bằng cuộc cáchmạng do nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thựchiện
- HTPL xã hội chủ nghĩa không xuất hiện tự phát mà là do có sự tác động củaĐảng cách mạng Vai trò lãnh đạo và định hướng của Đảng Mácxit –Lêninnít là điều kiện cơ bản của của sự hình thành hệ thống pháp luật xã hộichủ nghĩa
- Các phương thức xuất hiện của HTPL xã hội chủ nghĩa là rất đa dạng, phongphú tùy thuộc vào mối tương quan cụ thể của các lực lượng giai cấp, vàomức độ chống đối của những người bóc lột đã bị đánh đổ, vào các truyềnthống pháp lý dân chủ và vào các đặc trưng khác của nước này hay của nướckhác
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa không chỉ điều chỉnh các quan hệ bên trong củamột xã hội xã hội chủ nghĩa, mà còn điều chỉnh cá các quan hệ giữa cácnước xã hội chủ nghĩa Do vậy mà HTPL xã hội chủ nghĩa xã hội trở thànhhiện tượng mang tính quốc tế
- Hầu hết HTPL của các nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng theo truyềnthống pháp luật châu Âu lục địa Chính vì vậy HTPL này cũng mang những
Trang 5điểm giống như HTPL châu Âu lục địa Đó là, HTPL này có tính pháp điểnhóa rất cao, luật thực định ưu thế hơn nhiều so với luật tố tụng, thẩm phánkhông tham gia vào hoạt động lập pháp và hình thức pháp luật của HTPL xãhội chủ nghĩa là HTPL thành văn nhưng khác với HTPL châu Âu lục địa,cấu trúc pháp luật của HTPL xã hội chủ nghĩa không có sự phân chia phápluật thành luật công và luật tư Tuy nhiên, tại một số nước xã hội chủ nghĩa,pháp luật xã hội chủ nghĩa được kết hợp với các truyền thống khác, khiếncho HTPL này chứa đựng nhiều tính chất rất đặc trưng mà đã nghiên cứu ởtrên.
2 Hệ thống pháp luật xhcnVN2.1 Khái niệm về hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
“Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiểu là một tập hợpgồm tổng thể các quy định pháp luật quốc gia có sự liên kết, gắn bó chặt chẽ thốngnhất, nội tại với nhau, được cấu trúc (phân định) thành những tập hợp bộ phận nhỏhơn phù hợp với tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội mà chúng điềuchỉnh”
Cũng như các hệ thống pháp luật khác, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩaViệt Nam có lịch sử riêng của mình, gắn liền với đặc điểm của đất nước về lịch sử,dân cư, địa lý,… đồng thời, chúng có sự thống nhất với nhau Sự thống nhất vàphát triển của hệ thống kinh tế Việt Nam dựa trên cơ sở các quan hệ sản xuất xãhội chủ nghĩa mà vai trò chủ đạo là kinh tế nhà nước Sự thống nhất giữa các lựclượng trong xã hội dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, sự thống nhấtvề lợi ích của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và những người lao độngkhác Sự thống nhất của hệ thống chính trị Việt Nam biểu hiện ở mục đích cuốicùng, ở nhiệm vụ và nội dung hoạt động cơ bản của các thành tố trong hệ thống
Trang 6chính trị là Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức thành viên Sự liên kết chặtchẽ và tác động qua lại của tất cả các hình thái ý thức xã hội ở Việt Nam như chínhtrị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ mà cơ sở của chung là chủ nghĩa Mac Lenin và tưtưởng Hồ Chí Minh.
2 Đặc điểm của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hệ thống pháp luật có các đặc điểm cơ bản trong bài Tiểu luận đề tài: Hệthống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau:
– Hệ thống pháp luật không chỉ phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị mà cònđược xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước
– Hệ thống pháp luật vừa đa dạng, vừa thống nhất, vừa có sự liên kết “Các thànhtố của hệ thống pháp luật không chỉ có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau, màcòn có sự tác động qua lại lẫn nhau, phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việcđiều chỉnh các quan hệ xã hội”
3 Cấu trúc của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam“Hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống cấu trúc bênngoài:
Thứ nhất, hệ thống cấu trúc bên trong là tổng thể các quy phạm pháp luật cómối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân chia thành các ngành luật, mỗingành luât lại được tạo nên bởi một bộ phận các quy phạm pháp luật có sự thốngnhất nội tại, có chung đối tượng và phương pháp điều chỉnh Trong mỗi bộ phậnquy phạm pháp luật lại được phân bổ thành những bộ phận nhỏ hơn hợp thành cácchế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật lại được hình thành từ các quy phạmpháp luật;
Trang 7Thứ hai, hệ thống cấu trúc bên ngoài là tổng thể các văn bản quy phạm phápluật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng Hệ thống cấu trúc bên ngoàiđược phân định thành các văn bản luật và văn bản dưới luật”
4 Ý nghĩa của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam– Đối với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hệ thống pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về mọi mặt như nộidung, hiệu lực, khả năng áp dụng trên thực tế,… Điều đó có nghĩa, nội dung củacác văn bản điểu chỉnh các mối quan hệ pháp luật, tuy nhiên nội dung của các vănbản cần phù hợp “Nếu quy định hay nguồn pháp luật mới ban hành mâu thuẫn,không thống nhất với các quy định hay nguồn pháp luật hiện hành thì phải sửa đổi,huỷ bỏ quy định hay nguồn pháp luật mới ban hành hoặc phải sửa đổi, huỷ bỏ cácquy định hay nguồn pháp luật hiện hành để luôn đảm bảo sự vận động, phát triểnvà sự thống nhất của hệ thống pháp luật Tránh hiện tuợng các quy định hay nguồnpháp luật của hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất sẽ làm cho tínhkhả thi thấp, khó đi vào cuộc sống” Bên cạnh đó, nguồn luật có hiệu lực pháp lýthấp hơn không được có quy định trái với nguồn luật có hiệu lực pháp lý cao hơnvà phải phù hợp với Hiến pháp Luật pháp ban hành chỉ có ý nghĩa và phát huy vaitrò khi được áp dụng vào thực tế cuộc sống Tuy nhiên, không thể tránh khỏinhững trường hợp luật được xây dựng nhằm dự phòng khả năng phát triển trênthực tế, do đó, đôi khi gây khó khăn trong quá trình áp dụng
– Đối với việc tổ chức các thiết chế bảo đảm cho pháp luật xã hội chủ nghĩa ViệtNam được thực hiện nghiêm minh
Trang 8Pháp luật được đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích công, tập thể, quyền vàlợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức Tuy nhiên, không phải tất cả mọi cánhân, tổ chức đều có ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật, vì thế các thiết chế bảođảm việc thực hiện pháp luật được đặt ra Trong các mối quan hệ dân sự, lao động,… người vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm trước người bị vi phạm mà hai bênkhông thể thương lượng, hòa giải hoặc trong các mối quan hệ hành chính, hình sự,người phạm tội chịu trách nhiệm trước nhà nước thì khi đó, các thiết chế được ápdụng như hòa giải viên, trọng tài, tòa án,….
– Đối với hoạt động đào tạo luật và nghề luậtĐào tạo luật và nghề luật là hoạt động không thể thiếu của pháp luật, bởi lẽchính nhờ hoạt động này, việc nhận thức, nắm bắt, hiểu biết về pháp luật được traudồi và củng cố “Với mỗi hệ thống pháp luật cần một phương pháp đào tạo luật vànghề luật khác nhau Việc đào tạo nguồn nhân lực pháp luật phải căn cứ vào nhữngđặc điểm của hệ thống pháp luật quốc gia, cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luậthiện hành Chẳng hạn, trong hệ thống pháp luật coi án lệ là nguồn luật chủ yếu sẽcó phương pháp, cách thức đào tạo nguồn nhân lực pháp luật và những người làmnghề luật khác với hệ thống pháp luật có nguồn luật chủ yếu là văn bản quy phạmpháp luật”
II Đánh giá và phân tích hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam1 Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật – Hệ thống các ngành luật
“Hệ thống các ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệnội tại thống nhất và phối hợp với nhau được phân chia thành các chế định phápluật và các ngành luật
Trang 9a) Quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt NamQuy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nướcban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thốngtrị để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quy phạm pháp luật thường được trình bàytheo một cơ cấu nhất định, gồm 3 bộ phận cấu thành là giả định, quy định và chếtài.
Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên phạm vi tác động củaquy phạm pháp luật, tức là trong đó nêu rõ những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảyra trong cuộc sống và các cá nhân, tổ chức nào ở vào hoàn canher điều kiện đó phảichịu sự chi phối của quy phạm pháp luật đó Nội dung bộ phận giả định của quyphạm pháp luật thường đề cập đến chủ thể, phạm vi thời gian, không gian, nhữngtrường hợp, hoàn cảnh, điều kiện nhất định của đời sống xã hội…Phần giả địnhgiúp ta trả lời được câu hỏi: Ai (cá nhân, tổ chức nào)? Khi nào? Trong hoàn cảnh,điều kiện nào?
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật, trong đó nêu lên cách xử sựmà chủ thể khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã xác định trong bộ phận giả định củaquy phạm pháp luật được phép, không được phép hoặc buộc phải thực hiện Bộphận quy định của quy phạm pháp luật thường trả lời cho câu hỏi như: Được làmgì? Không được làm gì? Phải làm gì? Làm nh thế nào?
Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tácđộng mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể đã không thực hiện đúng bộphânh quy định của quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được thựchiện nghiêm minh Bộ phận chế tài trả lời cho câu hỏi: Hậu quả như thế nào nếukhông thực hiện đúng bộ phận quy định của quy phạm pháp luật”
Trang 10Ví dụ: “Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quảnghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tộinày, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đếnmột trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu thángđến ba năm.” Trong quy phạm pháp luật này được tác giả làm rõ trong Tiểu luận đềtài: Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Giả định là: “Người nào”Quy định là: “Quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưađược xoá án tích mà còn vi phạm”
Chế tài là: “thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạokhông giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
“Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo racơ chế đảm bảo để cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế Nhữngbiện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể không chấphành đúng yêu cầu của bộ phận quy định, phần lớn các biện pháp tác động nàymang tính cưỡng chế và gây ra hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.Căn cứ vào tính chất của các biện pháp tác động và các cơ quan có thẩm quyền ápdụng các biện pháp đó mà ta có thể phân chia chế tài quy phạm pháp luật thành cácloại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài kỷ luật
b) Chế định pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt NamChế định pháp luật là một tập hợp được cấu trú từ nhóm các quy phạm phápluật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội có liên quan mật thiết với nhau thuộc cùngmột loại”