1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022

451 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục
Trường học Trường Đại học Lao động - Xã hội
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 451
Dung lượng 3,32 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. HỒ SƠ VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (16)
    • 1. Khái quát về Trường Đại học Lao động – Xã hội (16)
      • 1.1. Khái quát về lịch sử, tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị của trường (16)
      • 1.2. Tóm tắt thành tích nổi bật của Trường Đại học Lao động – Xã hội (22)
      • 1.3. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Lao động – Xã hội (30)
    • 2. Bối cảnh triển khai các hoạt động của Trường Đại học Lao động – Xã hội (31)
      • 2.1. Mô tả quy định pháp lý của các hoạt động của Trường Đại học Lao động – Xã hội và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của trường (31)
      • 2.2. Mô tả những thách thức chính mà Trường ĐHLĐXH gặp phải và kế hoạch của trường đã khắc phục những thách thức đó (33)
      • 2.3. Mô tả các điểm mạnh và cơ hội của Trường ĐHLĐXH và cách mà trường tận dụng những điểm mạnh và cơ hội (34)
    • 3. Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (xem Phụ lục 8) (40)
    • PHẦN 2: MÔ TẢ TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ (41)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Trường trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo nhân lực trình độ đại học, cao đẳng và trung

HỒ SƠ VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

Khái quát về Trường Đại học Lao động – Xã hội

Tiền thân của Trường Đại học Lao động – Xã hội ngày nay là hai trường: Trường Trung học Lao động – Xã hội I và Trường cán bộ quản lý Lao động – Thương binh và Xã hội

Trường Trung học Lao động – Xã hội I được thành lập ngày 30/05/1961, tại Quyết định số 67/LĐ-QĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động (cũ) Khi mới thành lập Trường có tên là Trường Lao động - Tiền lương với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách công tác lao động – tiền lương cho toàn Miền Bắc Trường có trụ sở tại Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội Năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt Miền Bắc, Trường sơ tán về đóng rải rác tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên Năm 1979 Trường tập trung về địa điểm ở xã Đặng Lễ, huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng Ngày 27/02/1988, cùng với việc được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (mới) giao thêm nhiệm vụ đào tạo ngành bảo trợ xã hội, Trường được đổi tên thành Trường Trung học Lao động - Tiền lương và Bảo trợ xã hội (gọi tắt là Trường Trung học Lao động – Xã hội I)

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, số thương binh rời quân ngũ không được đào tạo nghề lớn, đời sống thương binh khó khăn Để đáp ứng tình hình mới của đất nước, ngày 01/07/1977, Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội (cũ) đã ban hành Quyết định số 588/TBXH, thành lập Trường cán bộ Thương binh và Xã hội với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của ngành từ cấp huyện trở lên Ngày 23/01/1988, tại Quyết định số 26/LĐ-TBXH-QĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (mới), Trường cán bộ Thương binh và Xã hội được đổi tên thành Trường cán bộ quản lý Lao động – Thương binh và Xã hội Trường có nhiệm vụ tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ từ cấp trưởng, phó trưởng phòng và tương đương trở lên; cán bộ làm công tác lao động – xã hội các ngành và các địa phương Khi mới thành lập, Trường đóng tại Tiểu khu Yên Lãng, Khu phố Đống Đa, Hà Nội Tháng

02 năm 1986 Trường chuyển về xã Trung Hòa, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội (nay là Số

43, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) c

Ngày 27/05/1991, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 191/LĐTBXH-QĐ về việc Hợp nhất Trường cán bộ quản lý Lao động - Thương binh và Xã hội và Trường Trung học Lao động – Xã hội I thành Trường Cán bộ Lao động và Xã hội Địa điểm Nhà trường tại xã Trung Hòa, huyện Từ Liêm, Hà Nội Vì lý do này, theo nguyện vọng của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của hai trường, Nhà trường lấy ngày 27/5 làm Ngày truyền thống Hàng năm vào dịp này tổ chức Lễ kỷ niệm để ôn lại truyền thống của Nhà trường

Chỉ chưa đầy 06 năm sau ngày hợp nhất, Trường Cán bộ Lao động và Xã hội đã được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội tại Quyết định số 50/QĐ-TTg, ngày 24/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ Trường trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trình độ cao đẳng, nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Ngày 31/01/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2005/QĐ- TTg về việc thành lập Trường Đại học Lao động – Xã hội trên cơ sở Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội Trường trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo nhân lực trình độ đại học, cao đẳng và trung học về lao động – xã hội và tổ chức nghiên cứu khoa học về lao động – xã hội theo quy định của pháp luật

Năm 2006, Trường có bước phát triển mới: ngày 15/12/2006, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1906/QĐ-LĐTBXH về việc sáp nhập Trường Trung học Lao động – Tiền lương TP Hồ Chí Minh thành Cơ sở II trực thuộc Trường Đại học Lao động – Xã hội Cơ sở II có trụ sở tại số 1018 Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP Hồ Chí Minh Ngày 18/12/2006, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quyết định sáp nhập Trường Kỹ nghệ I vào Trường Đại học Lao động – Xã hội và thành lập Cơ sở Sơn Tây trực thuộc Trường Cơ sở Sơn Tây có trụ sở tại phường Xuân Khanh, TX Sơn Tây, TP Hà Nội Từ thời điểm này, Trường Đại học Lao động – Xã hội đã thực sự trở thành một cơ sở giáo dục đại học lớn trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đứng chân tại hai thành phố lớn nhất của đất nước, làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành và cho đất nước

1.1.2 Sứ mạng, Tầm nhìn, Giá trị cốt lỗi và Triết lý giáo dục

Trường Đại học Lao động - Xã hội là cơ sở giáo dục đại học công lập duy nhất của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo định hướng ứng dụng với thế mạnh là các ngành Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm, Kế toán và Quản trị kinh doanh; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - lao động - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành, đất nước và hội nhập quốc tế

2 Tầm nhìn Đến năm 2030, Trường Đại học Lao động - Xã hội trở thành trường Đại học hàng đầu Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực lao động - xã hội có kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, năng động, sáng tạo trong công việc, đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực; trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế có uy tín trong khu vực ASEAN

Chuyên nghiệp - Sáng tạo- Hội nhập

“Giáo dục toàn diện - Kiến tạo tương lai - Vươn tầm hội nhập” Ý nghĩa của triết lý giáo dục:

Giáo dục toàn diện (Comprehensive education)

Giáo dục toàn diện tại Trường Đại học Lao động - Xã hội được tổ chức có kế hoạch, có mục đích nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, cảm xúc và kỹ năng trên cơ sở đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa học tập và hoạt động ngoại khóa.

Kiến tạo tương lai (Creating the future)

Trường Đại học Lao động - Xã hội là môi trường kiến tạo tương lai thông qua việc xây dựng thói quen học tập và tư duy tích cực cho người học: Hoạch định công việc cho tương lai; Đúc rèn ý chí quyết tâm để đạt được ước mơ, hoài bão; Tối ưu hóa việc sử dụng thời gian; Đánh giá đúng đắn và kiên định với mục tiêu; Đối thoại tích cực, giao tiếp hiệu quả Nhà trường cung cấp môi trường học tập và rèn luyện để người học có đủ năng lực Kiến tạo tương lai cho chính bản thân

Vươn tầm hội nhập (Reaching integration)

Trường Đại học Lao động - Xã hội kiến tạo môi trường học tập và nghiên cứu cho người học tiếp cận và bắt kịp trình độ, chuẩn mực tiên tiến thông qua việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tương đồng với các trường đại học trong khu vực và thế giới; hợp tác đào tạo và nghiên cứu với các đối tác quốc tế Nhà trường tạo môi trường để người học nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, tác phong làm việc, kỹ năng hội nhập, qua đó tạo nền tảng cho việc hội nhập./

1.1.3 Chiến lược phát triển đến năm 2025 của Trường Đại học Lao động – Xã hội Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá với các mục tiêu tập trung phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, từng bước thiết lập nền kinh tế tri thức Mục tiêu hoạt động và phát triển của nhà trường trong những năm tới là:

Về mục tiêu tổng quát: Xây dựng trường Đại học Lao động – Xã hội thành một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực và nghiên cứu khoa học có uy tín, có khả năng cung cấp nguồn nhân lực trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trong thời đại công nghiệp 4.0

Một số chỉ tiêu chủ yếu

Một là, về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Duy trì hợp lý quy mô đào tạo đại học; tiếp tục phát triển đào tạo sau đại học; nghiên cứu mở ngành/chuyên ngành mới phù hợp với nhu cầu kinh tế - xã hội của đất nước và điều kiện của Nhà trường Hàng năm, tuyển sinh đại học chính quy đạt trên 90% chỉ tiêu theo năng lực tuyển sinh của Trường; Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đạt loại xuất sắc, giỏi, khá: 65 – 70%; Tỷ lệ sinh viên xếp loại rèn luyện đạt loại xuất sắc, giỏi, khá đạt từ 90% trở lên; Số lượng đề tài nghiên cứu các cấp (cấp Nhà nước, cấp bộ/tỉnh/thành phố, cấp Trường) của giảng viên: 70 – 80 đề tài/năm; Số bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo 200-250 bài/năm Hai là, về cơ cấu tổ chức và xây dựng đội ngũ: Tiếp tục thực hiện viêc kiện toàn cơ cấu tổ chức theo hướng tinh giản một số đơn vị đầu mối thuộc Trường, thuộc hai cơ sở;

Bối cảnh triển khai các hoạt động của Trường Đại học Lao động – Xã hội

2.1 Mô tả quy định pháp lý của các hoạt động của Trường Đại học Lao động – Xã hội và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của trường

Trường đại học Lao động – Xã hội là trường Đại học công lập trực thuộc Bộ lao động – Thương binh và Xã hội được thành lập theo quyết định số 26/2005/QĐ-TTg ngày 31/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở trường Cao đẳng Lao động – Xã hội Trường hoạt động trên cơ sở Luật Giáo dục Đại học; Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Lao động – Xã hội Cụ thể:

- Ngày 01/3/2005, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ký Quyết định số 155/QĐ-LĐTBXH quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường ĐHLĐXH

- Ngày 24/4/2007, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ký Quyết định số 538/QĐ- LĐTBXH; Quyết định số 539/QĐ-LĐTBXH và Quyết định số 540/QĐ- LĐTBXH quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường ĐHLĐXH bao gồm 03 cơ sở: Cơ sở 43 - Trần Duy Hưng; Cơ sở II TP Hồ Chí Minh và Cơ sở Sơn Tây

- Ngày 7/9/2015, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ký Quyết định số 1263/QĐ-LĐTBXH; Quyết định số 1264/QĐ-LĐTBXH và Quyết định số 1265/QĐ- LĐTBXH về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường ĐH LĐXH bao gồm: Trụ sở chính - 43 Trần Duy Hưng; Cơ sở II TP Hồ Chí Minh và Cơ sở Sơn Tây thay thế cho các Quyết định số 538; Quyết định số 539; Quyết định số 540

- Ngày 22/09/2021, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành các quyết định: Quyết định số 1058/QĐ-LĐTBXH về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Lao động – Xã hội; Quyết định số 1059/QĐ-LĐTBXH về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ sở Sơn Tây trực thuộc Trường Đại học Lao động – Xã hội; Quyết định số 1060/QĐ-LĐTBXH về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ sở II TP.HCM trực thuộc Trường Đại học Lao động – Xã hội

Trường có Đảng bộ Trường trực thuộc Đảng bộ khối các trường Đại học, Cao Đẳng

Hà Nội, hoạt động theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Trường có tổ chức Công đoàn, ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Ban Nữ công Các tổ chức này hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức, có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu của Trường, phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đoàn thể trong Nhà trường Trường tôn trọng vai trò, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Đoàn thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức trên tham gia đầy đủ vào các hoạt động chung của Nhà trường

Như trong sứ mạng đã khẳng định: “Trường Đại học Lao động - Xã hội là cơ sở giáo dục đại học công lập duy nhất của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo định hướng ứng dụng với thế mạnh là các ngành Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm, Kế toán và Quản trị kinh doanh; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - lao động - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành, đất nước và hội nhập quốc tế” Qua quá trình phát triển và giữ được vị thế như ngày nay, Nhà trường đã chứng minh sứ mạng đó luôn phù hợp, tạo được sự đồng thuận cao

Trường ĐHLĐXH luôn xác định chất lượng là một trong những tiêu chí sống còn của Nhà trường Trong hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, công tác đảm bảo chất lượng là hoạt động quan trọng giúp các cơ sở giáo dục đại học tự đánh giá toàn diện và đầy đủ về chất lượng giáo dục của mình Trong bảo đảm chất lượng thì hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng CSGD/CSĐT là một hoạt động quan trọng và thường xuyên của các trường đại học Đây là hoạt động giúp Nhà trường xây dựng, đánh giá và cải tiến cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của các bên liên quan và thị trường lao động, xã hội trong từng giai đoạn cụ thể

Năm 2018, sau hai lần tự đánh giá, Trường Đại học Lao động – Xã hội đã tiến hành kiểm định chất lượng trường đại học và đã được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cho Trường Đại học Lao động – Xã hội (theo Quyết định số 223/QĐ-KĐCL ngày 30/06/2018 của Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia

Hà Nội) Sau khi được công nhận là Cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn chất lượng, Nhà trường đã tiếp tục triển khai nhiều hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục, nhất là các hoạt động đào tạo và phục vụ đào tạo Cuối năm 2020, Nhà trường đã thực hiện việc tự đánh giá giữa chu kỳ kiểm định Qua đó, Nhà trường đã khắc phục được 76/95 điểm hạn chế mà Đoàn đánh giá ngoài đã chỉ ra Hiện nay, Nhà trường đã khắc phục được 95/96 điểm hạn chế; còn 01 tiêu chí liên quan đến thư viện điện tử thì Nhà trường đang triển khai Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, trong 02 năm (2021-2022), Nhà trường tập trung triển khai tự đánh giá 08 CTĐT các ngành: Bảo hiểm, Công tác xã hội, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Luật Kinh tế, Kinh tế và Tâm lý học và đã nhận giấy chứng nhận kiểm định chất lượng CTĐT do Giám đốc Trung tâm KĐCLGD – ĐHQGHN ban hành Đánh giá CTĐT là một hoạt động có tính hệ thống theo một tiến trình (PDCA) bao gồm từ: Xây dựng kế hoạch (P) – Thực hiện (D) – Kiểm tra (C) – Đánh giá hiệu quả và đề xuất các hình thức cải tiến (A) Trường ĐH LĐXH đã chủ động triển khai công tác TĐG CTĐT trình độ đại học các ngành theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, ngày 14/03/2016, Công văn 1669/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019, Hướng dẫn số 1074/KTKĐCLGD- KĐĐH, Công văn 2085/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2020, Công văn 774/QLCL- KĐCLGD ngày 10/6/2021 của Cục Quản lý chất lượng, BGDĐT Hoạt động này là cơ sở để Nhà trường và các khoa của trường cải tiến chất lượng CTĐT, hoạt động dạy và học, hoạt động kiểm tra đánh giá, đồng thời thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong toàn bộ quá trình đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, qua đó hiện thực hóa sứ mạng và mục tiêu, triết lý giáo dục của Nhà trường

Hiện nay, Trường ĐHLĐXH đang dự kiến đánh giá các CTĐT trình độ thạc sỹ của một số ngành

2.2 Mô tả những thách thức chính mà Trường ĐHLĐXH gặp phải và kế hoạch của trường đã khắc phục những thách thức đó

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học bao gồm: giảng viên, sinh viên, chương trình, giáo trình giảng dạy; tính thực hành, thực tế và định hướng nghề nghiệp; phương pháp giảng dạy và hệ thống đánh giá học tập; cơ sở vật chất; đội ngũ những người làm công tác quản lý và công tác hỗ trợ tại các đơn vị; NCKH và chuyển giao công nghệ; PVCĐ; đáp ứng sự hài lòng của các bên liên quan…Tất cả các yếu tố này đều được Trường ĐHLĐXH kiểm soát bằng các quy trình nghiệp vụ tương ứng, các kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng lĩnh vực, được kiểm tra đánh giá và rà soát thường xuyên để khắc phục những khó khăn, cải tiến chất lượng hoạt động

Các yếu tố cạnh tranh thị trường bao gồm những thách thức mà Trường ĐHLĐXH phải vượt qua, đó là: 1 Sự cạnh tranh giữa các trường đại học quốc tế và trong nước; 2 Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngay sau khi ra trường; 3 Đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội

Trường ĐHLĐXH phải vượt qua những thách thức này bằng chính chất lượng của trường Nhà trường xác định chất lượng là yếu tố hàng đầu, xương sống; là yếu tố giúp trường cạnh tranh lành mạnh trong thị trường giáo dục Chất lượng trở thành “văn hóa” trong mọi hoạt động của Trường ĐHLĐXH, được vận hành, rà soát, đánh giá và cải tiến liên tục

Các yếu tố văn hóa – xã hội – kinh tế: 1 Giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế;

2 Tự chủ đại học; 3 Nhu cầu của xã hội về học tập; 4 Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp; 5 Tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam và thế giới có liên quan đến mục đích và định hướng phát triển của trường, ảnh hưởng đến khả năng đạt được kết quả dự kiến của hệ thống quản lý chất lượng của Trường ĐHLĐXH Trường ĐHLĐXH quan tâm đến sự phản hồi của các bên liên quan, đến giáo dục trong thời kỳ hội nhập, xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực trong thời kỳ mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, đến tình hình phát triển kinh tế xã hội… để điều chỉnh sứ mạng, điều chỉnh kế hoạch chiến lược phát triển trường cho đúng hướng, tránh lệch lạc

2.3 Mô tả các điểm mạnh và cơ hội của Trường ĐHLĐXH và cách mà trường tận dụng những điểm mạnh và cơ hội

Qua một chặng đường 62 năm hình thành và phát triển Trường ĐHLĐXH đã gặp không ít rủi ro, thách thức và cơ hội Trường đã nhìn nhận được những điểm mạnh cũng như những cơ hội của mình từ đó có biện pháp biến rủi ro, thách thức thành cơ hội, xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường

MÔ TẢ TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ

Tiêu chí 1.1 Lãnh đạo CSGD đảm bảo tầm nhìn và sứ mạng của CSGD đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan

Trải qua 62 năm thành lập và phát triển, hiện nay, Trường Đại học Lao động - Xã hội (ĐHLĐXH) trở thành một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có uy tín, cung cấp nguồn nhân lực trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

Xuất phát từ những mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Trường ĐHLĐXH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [H1.01.01.01], Nhà trường đã ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển trường giai đoạn 2017-2021, Chiến lược và

Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển Trường Đại học Lao động - Xã hội giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 [H1.01.01.02] nhằm đưa ra các mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển của Nhà trường, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và của ngành trong từng giai đoạn

Với tôn chỉ xác định tầm nhìn, sứ mạng là định hướng chiến lược mà Nhà trường cần phải xây dựng nhằm đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan, Nhà trường đã ban hành Quyết định số 2006/QĐ-ĐHLĐXH ngày 27/10/2017 tuyên bố chính thức Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của Trường [H1.01.01.03], với nội dung cụ thể như sau:

SỨ MẠNG: Trường ĐHLĐXH là cơ sở giáo dục đại học công lập duy nhất của ngành LĐTBXH trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo định hướng ứng dụng với thế mạnh là các ngành Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm, Kế toán và Quản trị kinh doanh; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - lao động - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, đất nước và hội nhập quốc tế

TẦM NHÌN: Đến năm 2030, Trường ĐHLĐXH trở thành trường đại học hàng đầu Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực lao động - xã hội có kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, năng động, sáng tạo trong công việc, đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực; trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế có uy tín trong khu vực Asean

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Chuyên nghiệp - Sáng tạo - Hội nhập

Tầm nhìn, sứ mạng của Trường ĐHLĐXH được xây dựng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Nhà trường và cụ thể hóa các chỉ tiêu, định hướng tại Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Trường, Đại hội Đảng bộ các cơ sở [H1.01.01.04], [MH1.01.01.01], [SH1.01.01.01] Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của Trường đã được Đảng ủy Nhà trường thông qua [H1.01.01.05] và được đưa vào nội dung của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐHLĐXH [H1.01.01.06]

Việc xây dựng Tầm nhìn, sứ mạng được Nhà trường quan tâm, chú trọng và thực hiện theo quy trình đầy đủ, bài bản Sau khi ban hành Kế hoạch về việc xây dựng tầm nhìn, sứ mạng của Trường [H1.01.01.07], Nhà trường thành lập Ban xây dựng Sứ mạng, mục tiêu của Trường với các thành viên là cán bộ chủ chốt của Nhà trường và Giám đốc

02 Cơ sở Ban có nhiệm vụ xây dựng Sứ mạng và Mục tiêu theo định hướng phát triển của Nhà trường [H1.01.01.08] Ban đã triển khai các hoạt động có liên quan để xây dựng sứ mạng, tầm nhìn của Trường, bao gồm:

(1) Xây dựng dự thảo Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của Trường;

(2) Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của các bên liên quan bao gồm: Lãnh đạo trường (Đảng ủy, Ban Giám hiệu); Ban Giám đốc 02 cơ sở; cán bộ chủ chốt (trưởng/phó khoa ở các khoa đào tạo và các phòng chức năng, trung tâm trong trường); viên chức, cán bộ, giảng viên, người học, cựu người học, nhà tuyển dụng, các chuyên gia trong và ngoài trường, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp Nhà trường đã 02 lần thực hiện khảo sát, lấy ý kiến các bên liên quan, thông qua việc đóng góp ý kiến bằng văn bản, thông qua các cuộc họp trực tiếp và đã nhận được phản hồi từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, cán bộ chủ chốt, các đơn vị, người học, cựu người học, nhà tuyển dụng… Các bên đã tham gia phản biện để phân tích, làm rõ sự phù hợp của các phương án với nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan

(3) Ban Xây dựng Sứ mạng, tầm nhìn tổng hợp ý kiến của các bên liên quan, so sánh và thảo luận, báo cáo Đảng ủy- Ban Giám hiệu Nhà trường thống nhất lựa chọn, ban hành [H1.01.01.09]

Với nội dung tuyên bố chính thức về tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường đã cho thấy sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực và định hướng phát triển của Trường cũng như đã cụ thể hóa các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, của ngành Lao động - Xã hội [H1.01.01.12] Sau khi ban hành Tầm nhìn, sứ mạng, Nhà trường đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung tầm nhìn, sứ mạng đến các bên liên quan trong và ngoài Trường thông qua việc công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Trường, được giới thiệu, truyền thông trên các pano, poster, brochure giới thiệu về Trường, tờ rơi quảng cáo trong các dịp tư vấn tuyển sinh, hội nghị hội thảo, tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, sổ tay sinh viên, sổ tay cán bộ [H1.01.01.10], [MH1.01.01.02]

Ngay sau khi tầm nhìn, sứ mạng được tuyên bố, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Trường đã lãnh đạo, chỉ đạo, lập kế hoạch, hướng dẫn để các đơn vị thuộc Trường xây dựng và triển khai các hoạt động theo tầm nhìn, sứ mạng đã được xác định Sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường cũng được công khai cho các bên liên quan thông qua báo cáo ba công khai và các báo cáo tổng kết kết quả hoạt động của Trường qua từng năm [H1.01.01.11], [MH1.01.01.03], [SH1.01.01.02], [SH1.01.01.03]

Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

Tiêu chí 1.2 Lãnh đạo CSGD thúc đẩy các giá trị văn hoá phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng của CSGD

Trường Đại học Lao động - Xã hội xác định sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi là kim chỉ nam cho các hoạt động của Nhà trường Trường đã công bố chính thức giá trị cốt lõi vào năm 2017 trong Quyết định phê duyệt sứ mệnh tầm nhìn và giá trị cốt lõi [H1.01.02.01] Trường ĐHLĐXH đã xác định rõ giá trị cốt lõi “Chuyên nghiệp - Sáng tạo - Hội nhập” cùng với tầm nhìn, sứ mạng Giá trị cốt lõi của Trường được xem là nguyên tắc hoạt động của Nhà trường, được mỗi cán bộ, giảng viên và nhân viên Nhà trường nhận thức sâu sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Nội dung giá trị cốt lõi là các giá trị truyền thống, giá trị văn hóa được vun đắp suốt chiều dài lịch sử 62 năm xây dựng và phát triển của Nhà trường, được các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên gìn giữ và phát triển, hướng tới thực hiện sứ mạng và tầm nhìn của trường Để cụ thể hóa tầm nhìn, sứ mạng của Trường cũng như thúc đẩy các giá trị văn hóa

“Chuyên nghiệp - Sáng tạo - Hội nhập”, Nhà trường đã xây dựng, phát triển các giá trị văn hóa, thể hiện qua nhiều hình thức Với mục đích xây dựng môi trường làm việc thân thiện, văn minh, hiện đại, thúc đẩy đổi mới; sự năng động, sáng tạo, hợp tác, phát huy tinh thần kỷ luật, đòa kết, gắn bó, trách nhiệm cao của mỗi viên chức nhằm nâng cao tính chuẩn mực, uy tín của Trường, Nhà trường đã ban hành Quy chế văn hoá công sở Trường Đại học Lao động - Xã hội vào năm 2020 [H1.01.02.02] Việc xây dựng Quy chế văn hóa công sở được Nhà trường triển khai lấy ý kiến sâu rộng trước khi ban hành, nhằm đảm bảo tính công khai, dân chủ trong các hoạt động của Trường [H1.01.02.03] Bên cạnh đó, nhằm tạo môi trường làm việc văn minh, hiện đại, góp phần thúc đẩy thực hiện các giá trị văn hóa, trường ban hành Nội quy lao động trong đó có quy định về trật tự nơi làm việc, tác phong, thái độ làm việc nơi công sở [H1.01.02.04] và Quy chế làm việc, trong đó quy định về quan hệ công tác, thời gian, chế độ làm việc của viên chức, người lao động [H1.01.02.05]

Ngày đăng: 26/09/2024, 01:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1  Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Lao động – Xã hội - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Hình 1. 1 Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Lao động – Xã hội (Trang 30)
Bảng 1. 1 So sánh sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi trước và sau khi ban hành  Trước khi ban hành Sứ mạng, tầm nhìn - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 1. 1 So sánh sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi trước và sau khi ban hành Trước khi ban hành Sứ mạng, tầm nhìn (Trang 48)
Bảng 1. 2 Mức độ đồng ý cao và cao nhất của các bên liên quan về tầm nhìn, sứ mạng, giá - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 1. 2 Mức độ đồng ý cao và cao nhất của các bên liên quan về tầm nhìn, sứ mạng, giá (Trang 51)
Bảng 1. 3 Mức độ hài lòng của các bên liên quan  Đơn vị tính: Tỷ lệ % - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 1. 3 Mức độ hài lòng của các bên liên quan Đơn vị tính: Tỷ lệ % (Trang 53)
Bảng 3. 1 So sánh cơ cấu tổ chức của Trường qua các giai đoạn - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 3. 1 So sánh cơ cấu tổ chức của Trường qua các giai đoạn (Trang 72)
Bảng 3. 2 So sánh về cơ cấu tổ chức của Trường qua các năm - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 3. 2 So sánh về cơ cấu tổ chức của Trường qua các năm (Trang 81)
Bảng 4. 1 Tổng hợp các chỉ tiêu phấn đấu chính trong mục tiêu chiến lược phát triển  Trường Đại học Lao động - Xã hội giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 4. 1 Tổng hợp các chỉ tiêu phấn đấu chính trong mục tiêu chiến lược phát triển Trường Đại học Lao động - Xã hội giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 90)
Bảng 4. 3 Minh hoạ kết quả giám sát, đánh giá, rà soát mức độ thực hiện các chỉ số thực - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 4. 3 Minh hoạ kết quả giám sát, đánh giá, rà soát mức độ thực hiện các chỉ số thực (Trang 92)
Bảng 4. 4 Tổng hợp các chỉ tiêu, chỉ số có cải tiến trong mục tiêu chiến lược Trường Đại - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 4. 4 Tổng hợp các chỉ tiêu, chỉ số có cải tiến trong mục tiêu chiến lược Trường Đại (Trang 94)
Bảng 6. 2 Định mức giờ giảng, giờ NCKH của GV - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 6. 2 Định mức giờ giảng, giờ NCKH của GV (Trang 120)
Bảng 6. 3 Danh sách các khóa đào tạo, bồi dưỡng do nhà trường tổ chức, giai đoạn 2018- - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 6. 3 Danh sách các khóa đào tạo, bồi dưỡng do nhà trường tổ chức, giai đoạn 2018- (Trang 123)
Hình  thức  truyền  thông  cho  đa  dạng  hơn. - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
nh thức truyền thông cho đa dạng hơn (Trang 133)
Bảng 7. 1 Công tác mua sắm các trang thiết bị chính trong các năm từ 2018 đến 2022 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 7. 1 Công tác mua sắm các trang thiết bị chính trong các năm từ 2018 đến 2022 (Trang 138)
Bảng 7. 2 Thống kê cơ cấu vốn tài liệu theo loại hình tài liệu - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 7. 2 Thống kê cơ cấu vốn tài liệu theo loại hình tài liệu (Trang 145)
Bảng 7. 5 Danh mục trang thiết bị của Khoa Luật giai đoạn 2018 - 2022 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 7. 5 Danh mục trang thiết bị của Khoa Luật giai đoạn 2018 - 2022 (Trang 146)
Bảng 7. 4 Thống kê kinh phí bổ sung sách, báo, tạp chí qua các năm  Nội dung - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 7. 4 Thống kê kinh phí bổ sung sách, báo, tạp chí qua các năm Nội dung (Trang 146)
Bảng 7. 6 Bảng tổng hợp chi công tác y tế giai đoạn 2018-2022 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 7. 6 Bảng tổng hợp chi công tác y tế giai đoạn 2018-2022 (Trang 152)
Bảng 8. 1 Bảng tổng hợp dự án tài trợ giai đoạn 2018 – 2022 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 8. 1 Bảng tổng hợp dự án tài trợ giai đoạn 2018 – 2022 (Trang 163)
Bảng 8. 3 Thống kê hội thảo, tọa đàm đã tổ chức giai đoạn 2018-2022 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 8. 3 Thống kê hội thảo, tọa đàm đã tổ chức giai đoạn 2018-2022 (Trang 167)
Hình 9. 1 Công tác ĐBCL bên trong của Trường thực hiện theo mô hình - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Hình 9. 1 Công tác ĐBCL bên trong của Trường thực hiện theo mô hình (Trang 171)
Hình 9. 2 Sơ đồ cấu trúc hệ thống ĐBCL bên trong của Trường ĐHLĐXH - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Hình 9. 2 Sơ đồ cấu trúc hệ thống ĐBCL bên trong của Trường ĐHLĐXH (Trang 173)
Bảng 9. 2 Bảng thống kê các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác ĐBCL - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤCTheo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học

của Bộ Giáo dục và Đào tạo(Giai đoạn đánh giá: 2018 - 2022
Bảng 9. 2 Bảng thống kê các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác ĐBCL (Trang 177)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w