- Theo khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân
Trang 1BÀI TH O LU N SỐỐ 2: GIAO D CH DÂN SẢẬỊỰ
Nhóm 2
1.Văn Thị Tuyết Minh2.Vũ Khánh Linh3.Hoàng Trọng Long4.Đặng Khánh Linh5.Võ Phi Hùng6.Phạm Đặng Ngọc Minh7.Lại Thu Hương
8.Nguyễn Thị Thu Hiền
T viếết tắết:ừ- BLDS: B lu t Dân sộ ậ ự
Trang 2NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC
LẬP GIAO DỊCH
Câu 1: So với BLDS 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.
- Theo khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
Theo điều 122 BLDS 2005 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.2 Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định
Tại Điều 117 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đã thay thế từ “người” tham gia giao dịch bằng “chủ thể” Điều này xác định rằng chủ thể tham gia giao dịch dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân Sẽ không gây hiểu nhầm hoặc bị giới hạn nữa
BLDS năm 2015 đã thay thế từ “pháp luật” bởi từ “luật” Có thểthấy rằng từ “pháp luật” có nội hàm rộng hơn so với từ “luật” Pháp luật có thể được hiểu là hệ thống các quy định pháp luật
Trang 3nhằm điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể nào đó, chỉ một phạm trù gồm nhiều loại văn bản cũng như các hình thức khác để biểu thịcác quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung trong đó mặt biểuhiện của nó là các quy định trong Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, chỉ thị… điều chỉnh lĩnh vực có liên quan
Luật là từ để chỉ một loại văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, là tập hợp những quy định về một ngành, lĩnh vực nào đó
Quy định này có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng và hiệu lực của văn bản luật so với các văn bản dưới luật, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy định với nhau Do đó việc sửa đổi thành “điều cấm của luật” là thuyết phục và phù
hợp với tinh thần chung của việc sửa đổi BLDS 2015 là giới hạn quyền hay tự
do của các chủ thể phải do luật (tức văn bản do Quốc hội ban hành) quy định
Thêm phần năng lực pháp luật dân sự Khác với năng lực dân sự, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và có tính liên tục Không bị hạn chế trừ trường hợp do pháp luật quy định
Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
- “Theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thõa mãn các điều kiện sau: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam” “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đãvề Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riênglẻ hoặc một căn hộ”do đó ông Tvà bà H không được sở hữu quyền sửdụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam”
Trang 4Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu?
- Các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và do khôngtuân thủ quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129 của Bộ luật dân sự và căn cứ theo Điều 131 của Bộ luật dân sự thì các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đãnhận Buộc bà Đ hoàn trả cho ông T và bà H số tiền 350.000.000 đồng
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?
- Theo quy định tại điều 116 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Từ quy định tại điều luật này có thể xác định: kết quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự
Và Điều 122 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu như sau:Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tạiĐiều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác
Do vậy, giao dịch dân sự vô hiệu khi không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS 2015, cụ thể:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội Hình thức của giao dịch dân sự Thứ tư: Hình thức của giao dịch
dân sự là điều kiện là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân cóhiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Các trường hợp khác do Bộ luật này quy định
Trang 5Từ đó ta thấy rằng trong bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long,Tại phần Nhận định của Tòa án, “…giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004 , giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 được lập giữa nguyên đơn và bị đơn Đ xét về hình thức thì tờ cho đất thổ cư và tờ nhường đất thổ cư không tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 127 của Luật đất đai năm 2003 và Điều 117 của Bộ luật dân sự nên không phát sinh hiệu lực của hợp đồng” đã viphạm điều cấm của luật Hơn nữa “ … ông T và bà H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam” “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riênglẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng yền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam…” Do đó, họ không có năng lực pháp luật dân sự trong giao dịch dân sự này Nên Tòa tuyên bố giao dịch dân sự trên vô hiệulà hoàn toàn hợp lí, thuyết phục và đúng với pháp luật.
GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG
NHẬN THỨC
Câu 1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
Thời điểm ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức là từ năm 2007 (ông Hội bị tai biến, chỉ có thể nằm một chỗ và đã không còn khả năng nhận thức được từ thời điểm đó)
Trang 6 Thời điểm ông Hội bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự là 07/05/2010, cách thời điểm thực tế ông bị tai biến khoảng 3 năm.
Câu 2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?
Giao dịch của ông Hội được xác lập trước khi ông Hội được Toà án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, nhưng lại sau khi ông mất năng lực hành vi dân sự ở thực tế (2007)
Câu 3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dich của ông Hội có bị vô hiệu hay không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?
Theo Toà án nhân dân tối cao, giao dịch của ông Hội bị vô hiệu Mặc dù, giao dịch của ông Hội được xác lập trước khi ông được Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự Vì căn cứ vào điều 128 Bộ Luật Dân Sự 2015: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”
Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.
Trong thực tiễn có vụ việc giống với hoàn cảnh của ông Hội và Tòa án giải quyết theo hướng kiểm tra lại và sau khi kiểm tra thấy rằng giao dịch được xác lập bởi người mất hành vi dân sự tòa án đã tuyên bố mọi giao dịch được thiết lập bị vô hiệu
Tóm tắt: Ngày 20/1/20004 Ông Cường và bà Bính (vợ ông Cường) ký giấy chuyển nhượng cho anh Thăng (con riêng của bà Bính) diện tích đất mà ông Cường có quyền sử dụng Ngày 13/6/2005 Tòa án huyện xử bà Bính ly hôn với ông Cường Sau đó anh Hưng (con riêng của ông Cường) về nuôi dưỡng và phát hiện ra ông Cường có biểu hiện củangười bị tâm thần nên yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu Theo đề nghị của anh Hưng, Tòa án đã ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần với ông Cường.Tại biên bản giám định pháp y tâm thần số 147/GĐPY ngày 15/22/ chức giám y tỉnh kết luận ông Cường bị mắc bệnh “ loạn thần do sử dụng rượu” Tại thời điểm mắc bệnh trước ngày 1/1/2004 với biểu hiện của căn bệnh mất hoàn toàn khả năng biết và khả năng điều khiểnhành vi của mình Trên cơ sở kết luận giám định, tòa án cho rằng “ ông Cường được coi là người mất hoàn toàn
Trang 7năng lực trách nghiệm, năng lực hành vi dân sự từ thời điểm trước ngày 1/1/2004.
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch được ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý.
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trênlà hợp lý
Cơ sở pháp lý: Điều 128 BLDS 2015: “Người có năng lực
hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
Câu 6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị vô hiệu không? Vì sao?
Giao dịch có vô hiệu vì : khi giao dịch dân sự được xác lập bởi một bên chủ thể là người mất năng lực hành vi dân sự thì giao dịch đó vô hiệu do không hội đủ các điều kiện có hiệu lực của quy định hiện hành ( Điều 128 BLDS 2015)
GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI
Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu docó lừa dối theo BLDS 2005 và BLDS 2015 ;
- Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo điều 127 BLDS 2015: khi có hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch
- Về điều kiện thì cả hai BLDS 2005 và 2015 đều tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối thì bên bị lừa dối có quyền yeu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối?
- Đoạn “việc anh Vinh và người lirn quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân – họ hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuân đất đã có Quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1988 nên không được bồi thường
Trang 8giá trị căn nhà ; còn thửa đất bị thu hồi thì không có đủ điều kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày
21/11/2008) là có sự gian dối Mặt khác, tại bản “Thỏa thuân hoán nhượng” không có chữ kí của ông Đô (chồng bà Thu) và là người cùng bà Thu bán nhà 115/7 Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phổ E(mẹ anh Vinh) Do vậy, giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên phải áp dụng Điều 132 – BLDS để giải quyết.” của phần xét thấy của Quyết định số 521 đã xác định giao dịch “thỏa thuận hoán nhượng” là vô hiệu do có sự lừa dối
Câu 3 : Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa ? Nếu có tiềnlệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh/chị biết.
- Hướng giải quyết trên chưa có tiền lệ
Câu 4: Hướng giải quyết trên còn phù hợp với BLDS 2015 không? Vì sao?
-Theo Điều 127 BLDS 2015:* Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa,cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao địch dân sự đó là vô hiệu
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi có ý của một bênhoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dânsự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”.-Theo điểm b khoản 1 Điều 132 BLDS 2015: “Người bị nhằm lẫn, bị lừa di biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhằm lẫn, do bị lừa dối;”
- Do đó Quyết định của Tòa án là hủy bản án dân sự phúc thẩm số 810/2008/DS-PT ngày 29/7/2008 của Tòa án nhân dân thành phô Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 15/2008/DS-ST ngày 10-14/01/2008 của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà” giữa nguyên đơnlà ông Nguyễn Danh Đô, bà Phạm Thị Thu với bị đơn là bà Trần Thị
Trang 9Phố (Trần Thị Phú), anh Nguyễn Thế Vinh; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân là phù hợp với BLDS 2015.
Câu 5: Trong quyết định số 210, theo Tòa án thì, ai được yêu câu và ai không được yêu cầu Tòa án tuyên bồ hợp đông có tranh chấp vô hiệu?
- Nếu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giữa giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Dưỡng và ông Tài vô hiệu đo bị dối lừa thì theo quy định tại Điều 132 BLDS 2005: bên tham gia giao dịch dobị lừa dối có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu Tức làtrong trường hợp này ông Thi là một bên thao gia giao dịch bị lừa đốicó quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu do bị lừa đối còn bà Nhất không có quyền
- Bà Nhất chỉ có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyền nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Dưỡng và ông Tài vô hiệu vì lí do nội dung giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật: Theo Điều 28luật Hôn nhân và gia đình thì việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải có sự đồng ý của cả vợ, chồng nhưng ông Dượng tự ý chuyên nhượng quyền sử dụng đất là tài sảnt chung của vợ chồng là không đúng
Câu 6: Theo quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu đo lừa dối có còn không? Vì sao?
Không Theo Ð136 BLDS 2005, qui định thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyền nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối là 2 năm kế từ ngày giao dịch xác lập Nhưng thời gian đến lúc bà Nhất khởi kiện là hơn 2 năm từ lúc giao dịch được xác lập là 2/2003 đến 10/12/2010 bà mới khởi kiện như vậy đã hết thời hiệu khởi kiện
Câu 7: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừadối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?
- Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án vẫn công nhận hợp đồng
Trang 10Theo Khoản 1, Điều 137, BLDS 2005 và Khoản 1, Điều 131, BLDS 2015 quy định : “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập”.
Tuy nhiên trong trường hợp này thời hiệu của Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu đã hết Khi đã hết thời hiệu khởi kiện thì giao dịch dân sự sẽ không bị tranh chấp về hiệu lực nữa, chủ thể không có quyền khởi kiện, bên giả thiết mình có quyền và lợi ích bị xâm phạm mất quyền yêu cầu tòa án can thiệp, bảo vệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Như vậy, giao dịch dân sự không bị Tòa án tuyên vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên điểm xác lập không chấm dứt, có nghĩa là hợp đồng đã ký kết trong trường hợp này mặc nhiên vẫn được tòa án công nhận
Câu 8 : Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu ápdụng các quy định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210 ?
- Câu trả lời cho các câu hỏi trên có sự khác biệt nếu áp dụng các quy định tương tự của BLDS 2015 vào tình tiết như Quyết định số 2010
- Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 132, BLDS 2015 quy định thời hiệu yêucầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là 2 năm kể từ khi người bị lừadối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị lừa dối Vào lúc giao dịch thì ông Tài không biết ông Dương giả chữ ký nên khi ông Tài biết ông Dương giả mạo chữ ký cho đến lúc khởi kiện chưa quá 2 năm nên vẫn có thể kiện được
HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
Câu 1: Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch giữa các bên coi như chưatừng xảy ra, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ như mong muốnxảy ra, nếu các bên đã thực hiện giao dịch thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu