1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề 1 năng lực pháp luật dân sự của chủ thể trongxác lập giao dịch

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề 1: Năng Lực Pháp Luật Dân Sự Của Chủ Thể Trong Xác Lập Giao Dịch
Tác giả Nguyễn Phạm Lan Anh, Phạm Mỹ Duyên, Nguyễn An Hảo, Hà Khánh Duy, Võ Khánh Giang, Nguyễn Ngọc Gia Hân, Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thúy Hiền, Lê Mai Bảo Khánh, Vũ Ngọc Huyền My
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 4,27 MB

Nội dung

Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên...1 Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?...3 Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

Bộ môn: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế BÀI TẬP THẢO LUẬN THỨ HAI

Lớp: TMQT48.1 Nhóm 2STT Họ và tên thành viên Mã số sinh viên

1 Nguyễn Phạm Lan Anh 2353801090007

8 Nguyễn Thúy Hiền 2353801090033

9 Lê Mai Bảo Khánh 2353801090042

10 Vũ Ngọc Huyền My 2353801090051

TPHCM, 3/2024

Trang 2

MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC LẬP GIAO DỊCH 1

Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên 1Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà

ở tại Việt Nam? 3Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bịTòa án tuyên bố vô hiệu? 4Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể)

về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu? 5

VÁN ĐỀ 2: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC 6

Câu 1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự? 6Câu 2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự? 7Câu 3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không?

Vì sao? Trên cơ sở quy định nào? 7Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không vàTòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết 7Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong

vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa

ra hướng xử lý 9Câu 6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có

bị vô hiệu không? Vì sao? 9

VẤN ĐỀ 3: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI 10

Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS

2005 và BLDS 2015; 11Câu 2: Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một bên cố tình không cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch 11

Trang 3

Câu 3: Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối? 13Câu 4: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh/chị biết 14Câu 5: Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì sao?15Câu 6: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu? 16Câu 7: Trong Quyết định số 210 theo Tòa án thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao? 17Câu 8: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao? 18Câu 9: Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210? 19

VẤN ĐỀ 4: HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU 20

Câu 1: Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 20Câu 2: Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú

Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao? 21Câu 3: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện như thế nào? 21Câu 4: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan đến khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu 22Câu 5: Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công

ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào?Suy nghĩ của anh/ chị về chủ đề này như thế nào? 22Câu 6: Trong quyết định số 75, vì sao Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu? 24Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao xác định hợpđồng vô hiệu trong Quyết định trên 24

Trang 4

Câu 8: Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 25Câu 9: Trong Bản án số 133, Toà án quyết định huỷ giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vôhiệu không? Vì sao? 26

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC LẬP GIAO DỊCH

Tóm tắt bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

Nguyên đơn là ông J Ph T và bà bà A Th Ph (L Th H) khởi kiện bị đơn là bà L K

Đ phải giao trả toàn bộ tài sản cho nguyên đơn, tổng giá trị khoảng 500.000.000 đồng.Năm 2004 vợ chồng nguyên đơn có mua phần đất 200 m của bị đơn và ngày2

31/5/2004 bị đơn có lập giấy cho nền thổ cư Đến ngày 02/06/2004 bị đơn tiếp tục báncho nguyên đơn mảnh đất kèm một căn nhà mới xây với tổng diện tích là 1.051,83 m2

và bị đơn có làm giấy nhường đất thổ cư Đồng thời bị đơn cam kết chỉ đứng tên giùm,khi nào nguyên đơn về nước sẽ trả nhà và đất Tuy nhiên Hội đồng xét xử nhận địnhgiấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004 và giấycam kết ngày 16/3/2011 không tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật Nguyên đơnkhông thuộc trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sử dụngđất Từ những nhận định trên, tòa án chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, vôhiệu các loại giấy tờ nêu trên do vi phạm điều cấm của pháp luật và buộc bị đơn hoàntrả cho nguyên đơn là 350.000.000 đồng

Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.

- Căn cứ pháp lý: Điều 122, 124 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005); Điều

117, 119 BLDS 2015

- Cách sử dụng thuật ngữ: BLDS 2005 đã sử dụng thuật ngữ “người”, cònBLDS 2015 sử dụng thuật ngữ “chủ thể” Đây là một sự thay đổi hợp lí bởi vì thuậtngữ “chủ thể” có tính bao quát cao hơn, bao gồm cá nhân, pháp nhân và các tổ chứckhông có tư cách pháp nhân, Nhà nước… Tuy nhiên thuật ngữ “người” thường chỉđược hiểu dưới góc độ là một cá nhân

- Điều kiện về năng lực chủ thể

+ Điểm a khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005: “Người tham gia giao dịch cónăng lực hành vi dân sự”

Trang 6

+ Điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015: “Chủ thể có năng lực pháp luậtdân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”

BLDS năm 2015 đã bổ sung “năng lực pháp luật dân sự” vào điều kiện có hiệulực của giao dịch dân sự Quy định này đặt ra đã khắc phục được tình trạng chủ thể cónăng lực hành vi dân sự nhưng không có năng lực pháp luật dân sự, hoặc năng lựcpháp luật dân sự của chủ thể bị hạn chế nhưng vẫn được thực hiện giao dịch dân sự Từ

đó, quy định này góp phần tạo nên tính bền vững cho các giao dịch dân sự

BLDS 2015 còn thay thế chữ “người” trong BLDS 2005 thành chữ “chủ thể”nhằm khắc phục được những cách hiểu chưa thống nhất trong thuật ngữ “người” Hơnnữa, điều này còn xác định rằng chủ thể tham gia giao dịch dân sự có thể là cá nhânhoặc pháp nhân

- Điều kiện về tính tự nguyện của các chủ thể

+ Điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS 2005: “ Người tham gia giao dịch hoàntoàn tự nguyện.”

+ Điểm b khoản 1 Điều 117 BLDS 2005: “ Chủ thể tham gia giao dịch dân sựhoàn toàn tự nguyện;”

BLDS 2015 đã đổi vị trí của điều kiện về tính tự nguyện của chủ thể lên trướcđiều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch Sự thay đổi này làm tăng tính logic

về nội dung bởi khi xét hiệu lực của một giao dịch dân sự thì trước hết phải xác địnhxem chủ thể đó có phù hợp theo quy định của pháp luật không Đồng thời thể hiện việccác nhà làm luật đã đề cao ý chí của người xác lập giao dịch dân sự lên trên mục đích

và nội dung của giao dịch dân sự

- Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch

+ Điểm b khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005: “Mục đích và nội dung của giaodịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;”

+ Điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015: “Mục đích và nội dung của giaodịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Trang 7

BLDS năm 2015 đã thay từ “pháp luật” trong BLDS năm 2005 thành “luật”.Điều này là để thu hẹp phạm vi điều cấm vì luật chỉ do QH ban hành, còn pháp luật thìgồm nhiều loại văn bản dưới luật do nhiều chủ thể ban hành Điều này góp phần nhấnmạnh tầm quan trọng về hiệu lực của luật so với các văn bản dưới luật trong trườnghợp có mâu thuẫn giữa các quy định

- Điều kiện về hình thức giao dịch dân sự có hiệu lực

+ Khoản 2 Điều 122 BLDS 2005: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện cóhiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”

+ Khoản 2 Điều 124 BLDS 2005: “Trong trường hợp pháp luật quy định giaodịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực,phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”

+ Khoản 2 Điều 117 BLDS 2015: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện

có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

+ Khoản 2 Điều 119 BLDS 2015: “Trường hợp luật quy định giao dịch dân sựphải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuântheo quy định đó.”

Khoản 2, Điều 117 của BLDS năm 2015 đã thay từ “pháp luật” trong BLDSnăm 2005 thành “luật”

Điều 119 BLDS 2015 đã bỏ đi hình thức “xin phép” được quy định trong Điều

124 BLDS 2005

Như vậy điều kiện có hiệu lực giao dịch dân sự được quy định trong BLDS

2015 đã có những thay đổi tiến bộ và phù hợp hơn, tạo sự ổn định trong giao dịch dân

sự và tạo điều kiện để thúc đẩy các quan hệ pháp luật dân sự

Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền

sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Đoạn trong bản án cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại ViệtNam là:

Trang 8

“Ông T và bà H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập tịch Mỹ thì theo quyđịnh Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định

cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có côngđóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt độngthường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người đượccấp phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụQuốc hội quy định được sở hữu nhà tại Việt Nam” “Người Việt Nam định cư ở nướcngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từsáu tháng trở lên được sở hữu một nhà riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà Hkhông được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm ở ViệtNam.”

Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với

bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu?

Các đoạn trong bản án cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa

án tuyên bố vô hiệu:

“Tuy nhiên giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày02/6/2004 được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình thức thì tờ cho đấtthổ cư và tờ nhường đất thổ cư không tuân thủ theo quy định của pháp luật, khôngđược công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 127 của Luật đất đai năm 2003 vàĐiều 117 của Bộ luật dân sự nên không phát sinh hiệu lực của hợp đồng.”

“ ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đấttrồng cây lâu năm ở Việt Nam vì vậy các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vôhiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và do không tuân thủ quy định về hình thứctheo Điều 117, Điều 123, Điều 129 của Bộ luật Dân sự và căn cứ theo Điều 131 của Bộluật Dân sự thì các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhaunhững gì đã nhận.”

Và đoạn quyết định của Tòa án:

Trang 9

“1 Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày02/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm điều cấmcủa pháp luật.”

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?

Những căn cứ mà Tòa án dựa trên để tuyên bố giao dịch trên vô hiệu là hợp lý

và thuyết phục vì:

- “Ngày 31/5/2004, vợ chồng nguyên đơn mua nền thổ cư 200 m với giá2

60.000.000 đồng không có giấy giao tiền, còn chữ viết trong tờ xác nhận thì ông bàkhông rõ là ai ghi, còn chữ kí là của bị đơn.” Điều này dẫn đến việc giao dịch bằng vănbản không được rõ ràng, minh bạch, gây khó khăn trong việc xác định ai là người chịutrách nhiệm khi xảy ra vấn đề

- Điểm b khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước;trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thìđược lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.”

Trong trường hợp giao dịch của ông T và bà H với bà Đ, việc mua bán giữanguyên đơn và bị đơn có vấn đề trong việc: “giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấynhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét vềhình thức thì tờ cho đất thổ cư và tờ nhường đất thổ cư không tuân thủ theo quy địnhcủa pháp luật, không được công chứng, chứng thực”, cho nên vi phạm Điều 127 LuậtĐất đai năm 2003 Do đó, giao dịch giữa nguyên đơn và bị đơn không phát sinh hiệulực của hợp đồng

- Ông T và bà H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập tịch Mỹ và khôngthuộc các trường hợp được quy định tại Điều 126 Luật nhà ở 2005:

Trang 10

“1 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người

có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu vềhoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước,người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ banthường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

2 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định tại khoản 1Điều này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sởhữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.”

Do đó, ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đấttrồng cây lâu năm ở Việt Nam

VÁN ĐỀ 2: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC

Tóm tắt Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:

- Nguyên đơn: Chị Đặng Thị Kim Ánh

- Bị đơn: Bà Phạm Thị Hương

- Nội dung: Ông Đặng Hữu Hội và bà Phạm Thị Hương là vợ chồng có 5 ngườicon gồm bà Ánh, ông Bình, ông Minh, bà Thủy, ông Toàn Tài sản của hai ông bà tạolập được là một ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng 167,3 m đất Năm 2007, ông Hội2

bị tai biến nằm một chỗ không nhận thức được Ngày 8/2/2010 bà Hương đã tự ý báncăn nhà và diện tích nêu trên cho ông Hùng với giá 580 triệu đồng trong khi ông Hội bịbệnh nặng nhưng bà Hương không bàn bạc hỏi ý kiến của các con Ngày 9/2/2010 cán

bộ địa chính đến nhà làm việc và bảo ông Hội điểm chỉ hợp đồng mua bán nhà Ngày7/5/2010, Tòa án Nhân dân thành phố Tuy Hòa tuyên bố ông Hội bị mất năng lực hành

vi dân sự và ngày 29/10/2010 ông Hội chết Nguyên đơn là chị Ánh yêu cầu hủy giaodịch dân sự giữa vợ chồng ông Hội, bà Hương và ông Hùng, bà Trinh vì cho rằng ôngHội không nhận thức được trong quá trình diễn ra giao dịch dân sự Từ đó xảy ra tranhchấp

Trang 11

Câu 1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức

và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?

- Thời điểm ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức: Năm 2007, ông

bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được

- Thời điểm ông Hội bị Tòa án nhân dân Tuy Hòa tuyên là người mất năng lựchành vi dân sự: 7/5/2010

Câu 2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?

Giao dịch được xác lập vào 08/02/2010, còn Tòa án nhân dân Tuy Hòa tuyênông Hội là người mất năng lực hành vi dân sự kể từ ngày 7/5/2010, vì vậy giao dịchdân sự giữa ông Hội và bà Hương được xác lập trước khi ông Hội bị tuyên mất nănglực hành vi dân sự

Câu 3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?

Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội bị vô hiệu Vì lúcthực hiện giao dịch dân sự ông Hội đã bị bệnh tai biến nằm liệt giường, không nhậnthức được hành vi của mình Kết luận, ông Hội đã không tự nguyện thực hiện giao dịchnày Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS2005: “Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện” và Điều 127 BLDS 2005:

"Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của

Bộ luật này thì vô hiệu" thì có thể kết luận phần giao dịch của ông Hội bị vô hiệu

Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.

- Trong thực tiễn xét xử có nhiều vụ án tương tự với vụ án của ông Hội, điểnhình là bản án số 941/2006/DS-ST ngày 01/09/2006 của Tòa án nhân dân Thành phố

Hồ Chí Minh Tuy nhiên, bản chất của vụ án này đơn giản hơn so với vụ án của ôngHội

Trang 12

Hướng giải quyết của Tòa án: căn cứ theo bản án dân sự sơ thẩm số 40/DS-STngày 17/11/2003, thì ông Tịch đã mất năng lực hành vi dân sự, do đó lúc ông tham giaxác lập hợp đồng dân sự thì ông đã mất năng lực hành vi dân sự Vì thế căn cứ theoĐiều 133 BLDS năm 2005: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giaodịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì cóquyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu” thì tòa đã tuyên bố hợpđồng giao dịch tặng cho giữa ông Tịch và bà Nga là vô hiệu.

Tóm tắt bản án: Bản án số 941/2006/DS-ST ngày 01/09/2006 của Tòa án nhândân Thành phố Hồ Chí Minh: Vào ngày 19/09/2003, ông Tịch đã đến Phòng côngchứng ký hợp đồng tặng cho một căn nhà cho bà Nga Nhưng tại bản án dân sự sơ thẩm

số 40/DS-ST ngày 17/11/2003, Tòa án nhân dân quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, đãtuyên bố ông Tịch mất năng lực hành vi dân sự Như vậy, có thể khẳng định ông Tịchxác lập hợp đồng trước ngày Tòa án tuyên bố ông Tịch mất năng lực hành vi dân sự.Tuy nhiên, trên cơ sở thẩm tra, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận địnhông Tịch đã có một quá trình dài bị bệnh tâm thần phải điều trị liên tục từ năm 2000.Điều đó cũng có nghĩa là ông Tịch xác lập hợp đồng sau khi thực tế bị mất năng lựchành vi dân sự Trên cơ sở nhận định này, và dựa trên Điều 133 BLDS năm 2005, Tòa

án đã tuyên bố hợp đồng tặng cho giữa ông Tịch và bà Nga là vô hiệu

- Ngoài ra, bản án số 1/2006/DS-ST ngày 21/2/2006 tòa án nhân dân tỉnh YênBái cũng là vụ án có tình tiết tương tự với vụ án của ông Hội

Hướng giải quyết của Tòa là tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ do viphạm quy định tại Điều 133 BLDS 2005: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng

đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi củamình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”

Nội dung tóm tắt: Ngày 20/1/2004 vợ chồng ông Cường, bà Bình ký giấychuyển nhượng cho anh Thăng - con riêng của bà Bình một bất động sản Ngày10/8/2005, anh Hưng - con trai ông Cường và bà Chế (ông Cường và bà Chế đã ly hônnăm 1979) đăng ký việc giám hộ cho ông Cường tại UBND xã Dựa trên biên bản giámđịnh pháp y tâm thần số 147/GĐPY ngày 15/12/2005 có kết luận: ông Cường bị mắc

Trang 13

bệnh loạn thần do sử dụng rượu Tòa án xác định ông Cường là người mất năng lựchành vi dân sự từ thời điểm trước ngày 1/1/2004 Hợp đồng được xác lập vào ngày20/1/2004 tức là sau thời điểm ông Cường được tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân

sự Việc bà Bình tự ý định đoạt bất động sản này là trái với quy định của pháp luật vềquyền sở hữu vì đây là tài sản riêng của ông Cường Do đó hợp đồng giao dịch dân sựcủa ông Cường, bà Bình và anh Thăng là vô hiệu toàn bộ do vi phạm Điều 133 BLDS

2005 Cuối cùng Tòa án ra quyết định hủy bỏ hợp đồng giao dịch, yêu cầu anh Hưng

và bà Bình cùng chịu trách nhiệm hoàn trả lại số tiền từ anh Thăng và chi phí khi anhThăng đầu tư xây dựng công trình trên đất

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý.

Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lí vì tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự,mặc dù ông Hội chưa được Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, nhưngthực tế ông Hội đã tai biến nằm liệt một chỗ Do đó ông không nhận thức được hành vicủa mình, không thể xác định chắc chắn việc ký kết hợp đồng có phải do ông Hội đã tựnguyện thực hiện hay không Căn cứ vào điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự,trường hợp trên đã vi phạm điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS 2005: “Người tham giagiao dịch hoàn toàn tự nguyện” Vì thế theo quy định tại Điều 127 BLDS 2005: "Giaodịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luậtnày thì vô hiệu", việc Tòa án nhân dân tối cao tuyên bố giao dịch vô hiệu là hợp lý vàcần được phát triển rộng rãi Chúng ta nên lấy ngày cá nhân thực sự mất năng lực hành

vi dân sự làm mốc để bảo vệ quyền lợi cho những người này (hay người kế thừa quyền,nghĩa vụ của họ) Điều này đã phần nào thể hiện sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền1

lợi của người không có khả năng nhận thức hay người thừa kế quyền, nghĩa vụ của họ

Câu 6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị vô hiệu không? Vì sao?

1 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng

Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín)

Trang 14

Giao dịch sẽ không bị vô hiệu bởi vì nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịchtặng cho ông Hội thì giao dịch đó ông Hội không những không bị ảnh hưởng quyền vàlợi ích hợp pháp mà còn tăng thêm quyền và lợi ích hợp pháp Bởi vì căn cứ theo điểm

b khoản 2 Điều 125 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉmiễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành

vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ.” Do đó giao dịch tranhchấp trên là giao dịch tặng cho ông Hội thì không bị vô hiệu, vẫn tiếp tục có hiệu lực

dù cho ông Hội có bị mất nhận thức và không điều khiển được hành vi của mình thìvẫn không bị vô hiệu giao dịch đó

VẤN ĐỀ 3: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI

Tóm tắt Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Danh Đô và bà Phạm Thị Thu (Bên bán)

Bị đơn: Bà Trần Thị Phố (Trần Thị Phú), anh Nguyễn Thế Vinh (con trai bàPhố) và những người có quyền lợi liên quan (Bên mua)

Nội dung: Ông Đô và bà Thu bán cho bà Phố căn nhà tại 115/7E Nguyễn Kiệm,quận Gò Vấp, TP HCM Hợp đồng mua bán đã được công chứng chứng thực ngày25/03/2004 và thủ tục sang tên đăng ký quyền sở hữu mang tên bà Phố đã được hoànthành Hai bên thỏa thuận giá mua bán căn nhà trên là 330 lượng vàng Bà Phố đã trảcho bên bán 230 lượng vàng, còn nợ 100 lượng vàng Anh Vinh không thông qua bàPhố, lại thỏa thuận với bên bán hoán nhượng cho bà Thu sở hữu và sử dụng một nửadiện tích nhà, đất tại thửa số 2352, tờ bản đồ số 01, phường An Lợi Đông, quận 2,thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/05/2004 (không có chữ ký ông Đô) thay cho 100lượng vàng còn thiếu Tuy nhiên, nhà đất tại thửa số 2352 lại thuộc diện có quyết địnhthu hồi, giải tỏa, đền bù căn cứ theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002 củaUBND TP HCM Và anh Vinh cùng những người có liên quan không hề thông báo choông Đô và bà Thu biết tình trạng này Tòa án cấp sơ thẩm xác định hợp đồng mua bángiữa 2 bên là có căn cứ, nhưng không định giá phần căn nhà của vợ chồng ông Đô bà

Trang 15

Thu mà bà Phố chưa trả xong và cũng không hủy “thỏa thuận hoán nhượng” giữa anhVinh và bà Thu Còn ở Tòa phúc thẩm, lại cho rằng các bên tham gia giao dịch dân sự

đã thỏa thuận thay thế việc trả 100 lượng vàng bằng việc giao ½ số tiền do nhà nướcbồi thường do thu hồi, giải tỏa nhà đất cho bà Thu là không đúng

Quyết định của Tòa giám đốc thẩm: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số810/2008/DS-PT ngày 29/07/2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và hủybản án dân sự sơ thẩm số 15/2008/DS-ST ngày 10-14/01/2008 của Tòa án quận GòVấp và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án Nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minhxét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật

Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS 2005 và BLDS 2015;

Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối:

- Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ banhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dungcủa giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó Do đó, nếu giao dịch có sự lừa dối thìbên bị lừa dối có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu

- Thời hiệu tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối là 02 năm, kể từngày giao dịch được xác lập

Câu 2: Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một bên cố tình không cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch

- Trong pháp luật của nhiều quốc gia, việc một bên cố tình không cung cấpthông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch có thể dẫn đến nhữnghậu quả pháp lý nghiêm trọng, đặc biệt trong các giao dịch mua bán, cho thuê, hoặcvay mượn Dưới đây là một số kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài trong việc xử lývấn đề này:

+ Hợp đồng vô hiệu: Trong nhiều hệ thống pháp luật, việc giấu giếm thông tinquan trọng có thể dẫn đến việc hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu Điều này bởi vì sự thiếu

Trang 16

trung thực từ phía một bên đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của hợp đồng là sự tin cậy vàminh bạch.

+ Bồi thường thiệt hại: Nếu một bên cố tình giấu giếm thông tin và gây thiệt hạicho bên kia, bên vi phạm có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại Thiệt hại này có thểbao gồm cả lợi nhuận bị mất và các chi phí phát sinh để khắc phục hậu quả

+ Phạt vi phạm: Trong một số trường hợp, việc không cung cấp thông tin có thể

bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng, và bên vi phạm có thể phải chịu các khoản phạttheo điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.+ Hủy bỏ giao dịch: Một số quốc gia cho phép bên bị thiệt hại có quyền yêu cầuhủy bỏ giao dịch nếu có thể chứng minh rằng việc không cung cấp thông tin là có chủ ý

và quan trọng đến mức ảnh hưởng đến quyết định của họ khi tham gia vào giao dịch.+ Chế tài pháp lý cụ thể: Một số quốc gia áp dụng các chế tài pháp lý cụ thể chocác loại giao dịch nhất định Ví dụ, trong lĩnh vực bất động sản, có thể có các quy định

cụ thể yêu cầu tiết lộ thông tin về tình trạng pháp lý, môi trường, hoặc kỹ thuật của tàisản

+ Giải quyết tranh chấp: Pháp luật một số nước cũng thiết lập các cơ chế giảiquyết tranh chấp chuyên biệt, bao gồm trọng tài và hòa giải, để giải quyết các vấn đềliên quan đến việc không cung cấp thông tin trong giao dịch

Cách tiếp cận cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và loại giao dịch.Tuy nhiên, nguyên tắc chung là luật pháp thường bảo vệ bên bị thiệt hại và khuyếnkhích sự minh bạch và trung thực trong các giao dịch tài chính và thương mại

- Trong hệ thống pháp luật Common Law, thông thường không yêu cầu các bênphải chia sẻ thông tin trước khi hợp đồng được ký kết, ngoại trừ trong một số hợp đồng

cụ thể Theo quy định pháp luật của các quốc gia áp dụng hệ thống này, trước khi mộthợp đồng chính thức được thiết lập, các bên không chịu nghĩa vụ hợp đồng hay tráchnhiệm pháp lý liên quan đến việc không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không chínhxác trong quá trình đàm phán hợp đồng, trừ trường hợp có sự thỏa thuận riêng hoặc cóhành vi gian dối trong việc cung cấp thông tin

Trang 17

Ngược lại với hệ thống Common Law, phần lớn các nước áp dụng hệ thốngpháp luật Civil Law thường quy định rõ ràng về nghĩa vụ chia sẻ thông tin trong giaiđoạn trước khi hợp đồng được ký kết Tại những quốc gia này, nguyên tắc thiện chí vàtrung thực được coi trọng và nâng cao, từ đó, nghĩa vụ chia sẻ thông tin được xem nhưmột phần mở rộng, thể hiện sự thiện chí và trung thực Điều này bao gồm việc trả lờicác câu hỏi từ phía đối tác liên quan đến hợp đồng và cung cấp khuyến cáo cho đối táckhi họ dựa trên những thông tin sai lệch, trừ khi đối tác đáng lẽ phải tự nhận thức được

sự sai lệch nếu họ cẩn trọng hơn

Tại các quốc gia áp dụng hệ thống pháp luật Civil Law, tồn tại hai quan điểmpháp lý khác biệt liên quan đến việc gán trách nhiệm cho việc vi phạm nghĩa vụ thôngtin trong giai đoạn tiền hợp đồng Một mặt, theo luật Pháp, trách nhiệm pháp lý choviệc vi phạm nghĩa vụ này được xem xét dưới góc độ trách nhiệm bồi thường ngoàihợp đồng, do hai bên chưa chính thức thiết lập hợp đồng Mặt khác, theo luật Đức,trách nhiệm này được coi là trách nhiệm hợp đồng, dựa trên nguyên tắc culpa incontrahendo, nghĩa là các bên không được phép tạo ra kỳ vọng về việc hình thành mộthợp đồng nếu họ không có ý định như vậy Trong quá trình đàm phán, các bên cần tuânthủ nguyên tắc đàm phán một cách trung thực và thiện chí, và nếu một bên vi phạm, họ

sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên kia do hợp đồng không được ký kết hoặckhông thực hiện được

Trong khuôn khổ pháp luật quốc tế, các tài liệu như Bộ nguyên tắc Unidroit vềhợp đồng thương mại quốc tế, Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu (PECL), và Côngước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) đều gián tiếp đềcập đến nghĩa vụ thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng qua các điều khoản về nguyêntắc thiện chí và trung thực Cụ thể, việc cố ý không cung cấp hoặc cung cấp thông tinsai lệch được xem là hành động gian dối, có thể dẫn đến việc hợp đồng được tuyên bốkhông hợp lệ hoặc cho phép bên bị ảnh hưởng hủy bỏ hợp đồng Ví dụ, theo điều 3.2.5của Bộ nguyên tắc Unidroit 2010, một bên có thể tuyên bố hợp đồng không hợp lệ nếubên kia cố ý không cung cấp thông tin quan trọng mà theo thông lệ hoặc tập quánthương mại nên được chia sẻ, và việc này ảnh hưởng đến quyết định ký kết hợp đồng.Tương tự, theo Điều 4.107 của PECL, việc không cung cấp thông tin một cách gian dối

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w