Dự thảo mà Chính phủ trình Quốc hội vẫn theo hướng: “Đại diện là việc một người sau đây gọi là người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người khác sau đây gọi là người được đại diện xá
ĐẠI DIỆNTheo pháp luật nước ngoài, người được đại diện thường không được tự xác lập, thực hiện các giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện, trừ khi có sự ủy quyền đặc biệt từ người đại diện Một ví dụ điển hình về hệ thống pháp luật tuân theo quy tắc này là Luật Dân sự Đức (Bürgerliches Gesetzbuch), trong đó quy định rằng người được đại diện chỉ có thể tự hành động nếu người đại diện không thể hoặc chậm trễ thực hiện chức năng của mình, hoặc nếu bản chất cấp bách của tình huống yêu cầu hành động ngay lập tức.
Theo quy định của Điều 1159 Bộ luật dân sự Pháp, người đại diện theo pháp luật không được tùy tiện lập các giao dịch thuộc phạm vi đại diện của mình mà phải có sự đồng thuận của 8 người được đại diện.
Với cải cách năm 2016, đã có “những thay đổi về đại diện” và Điều 1159 BLDS của Pháp ngày nay quy định “Trong trường hợp thẩm quyền đại diện được xác lập theo luật hoặc theo quyết định của Tòa án thì trong thời hạn đại diện, người được đại diện không có các quyền hạn đã được trao cho người đại diện” Với quy định này, “khi đại diện theo luật hay tư pháp được triển khai, người được đại diện không có/còn quyền hạn đã được trao cho người đại diện trong toàn bộ thời gian đại diện”, “người được đại diện không còn có thể tự tiến hành các giao dịch mà người đại diện theo luật hay tư pháp đã được trao quyền triển khai” Với nội dung nêu trên, “do luật không phân biệt, việc không có/còn quyền này áp dụng cho giao dịch về quản lý cũng như cho giao dịch về định đoạt tài sản” Ở đây, “khi không có/còn quyền, người được đại diện không còn có thể tự tiến hành các giao dịch mà người đại diện theo luật hay tư pháp được trao quyền Người được đại diện bị loại bỏ việc thực hiện các quyền của mình trong toàn bộ thời gian đại diện Người được đại diện bị loại bỏ quyền trong trường hợp này rơi vào hoàn cảnh tương đồng với hoàn cảnh của người không có năng lực”
Câu 4.2 Trong pháp luật hiện hành, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Vì sao? Đối với giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện, người đại diện được quyền xác lập, thực hiện; và khoản 1 Điều 141 BLDS năm 2015 khẳng định rõ điều này với nội dung người đại diện “được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm
8 Art 1159, French Civil Code 2016, [https://www.trans-lex.org/601101/_/french-civil-code-2016/] (truy cập lần cuối ngày 01/5/2023) vi đại diện” Như vậy quyền xác lập, thực hiện giao dịch của người đại diện có loại trừ khả năng tự xác lập, thực hiện giao dịch của người được đại diện không? Đây là vấn đề chưa được quan tâm ở Việt Nam 9
Người đại diện theo pháp luật là những người trong các trường hợp sau: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đứng đầu của pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với pháp nhân; chủ hộ đối với hộ gia đình trong các giao dịch vì lợi ích chung của hộ, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; những người khác theo quy định của pháp luật Vậy các chủ thể được đại diện bao gồm: con chưa thành niên, người được giám hộ, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, pháp nhân, hộ gia đình trong các giao dịch vì lợi ích chung, những người khác theo quy định của pháp luật Đối với cá nhân: Nếu pháp nhân luôn cần có người đại diện do không thể tự xác lập, thực hiện các giao dịch thì cá nhân có thể cần người đại diện nhưng cũng có thể không cần người đại diện mà tùy vào hoàn cảnh Có trường hợp cá nhân cần có người đại diện theo pháp luật như trường hợp của người mất năng lực hành vi dân sự (người đại diện có cả vai trò là người giám hộ theo khoản 2 Điều 136 BLDS năm 2015)
Trong trường hợp này, pháp luật Việt Nam chưa có quy định Bởi lẽ, BLDS năm 2015 có quy định, theo đó “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” (khoản 2 Điều 22) và “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý” (khoản 1 Điều 125) Ở đây, BLDS của chúng ta không có quy định với những quy định như vừa nêu, chúng ta có kết quả tương đồng: Người được đại diện (là người mất năng lực hành vi dân sự) không thể tự xác lập, thực hiện giao dịch vì nếu họ tự xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch của họ rơi vào trường hợp vô hiệu theo yêu cầu của người đại diện
9 Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015, NXB Công an nhân dân, TP HCM, tr 248-250, 264- 285; Trương Nhật Quang (2020), Pháp luật về hợp đồng Các vấn đề pháp lý cơ - bản, NXB Dân Trí, Hà Nội, tr 175-177, 258-259 Đối với pháp nhân: “Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án” (khoản 1 Điều 137 BLDS năm 2015) Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định theo hướng khi có đại diện theo pháp luật thì người được đại diện không có tự quyền xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật
Thực tế, pháp nhân là chủ thể pháp luật do con người tạo ra, bản thân pháp nhân không thể tự xác lập cũng như thực hiện giao dịch với người khác Là chủ thể hư cấu, pháp nhân không thể trực tiếp xác lập, thực hiện giao dịch theo ý mình dù có đại diện theo pháp luật hay không có đại diện theo pháp luật Đây là nguyên lý chung của pháp nhân, không chỉ riêng pháp nhân Việt Nam.
“dù có bị loại bỏ quyền hay không bị loại bỏ quyền của mình, pháp nhân không thể tự thực hiện quyền của mình” 10
Câu 4.3 Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền có được tự xác lập giao dịch đã ủy quyền cho người khác không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? Đoạn quyết định của Tòa án cho câu trả lời là : "Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm còn nhận định rằng vào ngày 09/9/2010, cụ Nguyễn Thị T đã lập hợp đồng ủy quyền cho ông T2 toàn quyền sử dụng nhà đất với thời hạn 05 năm, trong khi hợp đồng ủy quyền chưa chấm dứt thì cụ Nguyễn Thị T đã ký hợp đồng thế chấp bảo lãnh là không đúng với Điều 122 BLDS năm 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Do cụ Nguyễn Thị T là chủ sở hữu nhà đất nêu trên nên dù cụ T có ủy quyền cho ông T2 toàn quyền sử dụng thì cũng không làm hạn chế hoặc làm mất đi quyền về tài sản theo quy định của pháp luật của cụ T Do đó, nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng là không chính xác" Do đó người ủy quyền không được tự xác lập giao dịch đã ủy quyền cho người khác
10 Marie Eliphe, “Quyền cách chức chủ tịch hiệp hội” (Le pouvoir de licencier du président d'une association), JCP S 2022, 1185
Câu 4.4 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người được đại diện tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện (phân tích đối với đại diện theo pháp luật và đối với đại diện theo ủy quyền)
Theo quan điểm của nhóm, khả năng người được đại diện tự xác lập và thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện phụ thuộc vào cách thức đại diện được quy định trên pháp luật và hợp đồng ủy quyền được thỏa thuận giữa hai bên Đối với đại diện theo pháp luật, khả năng người được đại diện tự xác lập và thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện là hữu hạn Người được đại diện chỉ có thể thực hiện các hành động mà pháp luật cho phép đại diện thực hiện Việc đại diện phải hoàn toàn tuân thủ pháp luật và hàn gắn với trách nhiệm pháp lý của mình Người được đại diện không được tự do quyết định và thực hiện các hành động giao dịch mà không có sự chấp thuận, ủy quyền của người đại diện Đối với đại diện theo ủy quyền, khả năng người được đại diện tự xác lập và thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện là rộng hơn Người được ủy quyền có quyền thực hiện các hành động giao dịch mà người ủy quyền đã ủy quyền cho mình, miễn là không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng ủy quyền Tuy nhiên, trong khi thực hiện các hành động giao dịch, người được ủy quyền phải hoàn toàn tuân thủ các quy định trong hợp đồng ủy quyền và không được phép thực hiện các hành động vượt quá phạm vi ủy quyền Tóm lại, khả năng người được đại diện tự xác lập và thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện phụ thuộc vào cách thức đại diện được quy định trên pháp luật và hợp đồng ủy quyền được thỏa thuận giữa hai bên Việc đại diện và ủy quyền là các hình thức hợp pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý và tài chính trong cuộc sống và là sự cần thiết trong nhiều trường hợp.
BÀI TẬP 2VỀ NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬTTrong trường hợp có chế độ đa thê, các bà vợ kết hôn trước 13-01-1960 (miền Bắc) và 25-3-1977 (miền Nam) đều là người thừa kế hàng đầu của chồng, và ngược lại Điều này áp dụng ngay cả khi các cuộc hôn nhân sau không bị hủy bỏ theo bản án có hiệu lực pháp luật.
Câu 2.3 Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không?
Trong vụ án liên quan đến di sản của ông Lưu, bà Hương không được hưởng di sản vì bà tuy là con của ông Lưu nhưng không được nhắc đến trong di chúc Dù Điều 644 BLDS năm 2015 bảo vệ quyền lợi cho những người không được nêu tên trong di chúc, nhưng bà Hương không thuộc trường hợp nào được quy định tại điều luật này Điều 644 nêu rõ: "Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động".
Theo Bộ luật dân sự năm 2015, người thừa kế chỉ được hưởng thừa kế kể từ thời điểm người thừa kế thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế và nộp thuế, lệ phí liên quan Căn cứ pháp lý là Điều 613 Bộ luật dân sự, quy định: "Người thừa kế chỉ được hưởng thừa kế kể từ thời điểm người thừa kế thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế, nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí."
Theo pháp luật hiện hành, tại thời điểm mở thừa kế người thừa kế phải còn sống hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước thời điểm người để lại di sản chết Cơ sở pháp lý: Điều 613 BLDS năm 2015: Điều 613 Người thừa kế Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
Câu 2.5 Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?
Trong Quyết định số 08, theo nội dung bản án những người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp tại thời điểm sau khi ông Hà chết vào ngày 12/5/2008 do sau khi người để lại di sản là ông Hà chết thì người thừa kế có quyền và nghĩa vụ đối với di sản đó theo quy định tại Điều 613 BLDS năm 2015 về người thừa kế Điều 613 Người thừa kế Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
VẤN ĐỀ 3: THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI
Câu 3.1 Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê? Đoạn của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê: “Trước khi chết, ông Lưu có để lại di chúc cho bà được quyền sử dụng toàn bộ tài sản gồm nhà cửa, đồ dùng trong gia đình nên ba yêu cầu được thừa kế theo di chúc của ông Lưu”
Câu 3.2 Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?
Theo Điều 644 BLDS năm 2015, những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc chỉ bao gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên không có khả năng lao động Trong trường hợp này, bà Xê không được coi là vợ hợp pháp của ông Lưu nên không đủ tư cách thừa kế không phụ thuộc di chúc Mặt khác, chị Hương không thuộc trường hợp quy định tại Điều 644 nên cũng không được hưởng quyền này Do đó, chỉ bà Thẩm, là vợ hợp pháp của ông Lưu, được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Câu 3.3 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với di sản của ông Lưu vì bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu và không còn khả năng lao động Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Tuy nhiên, bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao động, theo quy định tại Điều 669 BLDS thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu”
Nếu bà Thẩm khỏe mạnh và có khả năng lao động thì vẫn được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật, bất kể nội dung di chúc của ông Lưu có thế nào Điều này là do theo Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người được hưởng di chúc nếu người này không có khả năng lao động và không có tài sản hoặc thu nhập để tự nuôi mình.
Luật Dân sự 2005 tại Điều 669 quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Theo đó, nếu bà Thẩm là người có đủ năng lực hành vi dân sự và có khả năng lao động thì vẫn được hưởng phần di sản, dù di chúc của ông Lưu có nội dung như thế nào Phần di sản này bằng hai phần ba phần di sản mà bà Thẩm được hưởng theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật Quy định này đảm bảo quyền lợi thừa kế của những người có mối quan hệ huyết thống chặt chẽ với người để lại di sản, ngay cả khi người đó không được nêu tên trong di chúc hoặc được hưởng di sản ít hơn hai phần ba theo quy định của pháp luật.
1 Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2 Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu nên đã thỏa mãn khoản 1 của Điều luật trên mà không cần có yếu tố còn hay không còn khả năng lao động Do đó, bà Thẩm thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc đối với di sản của ông Lưu
Câu 3.5 Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 đồng triệu thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?
BÀI TẬP 3Tóm tắt Quyết định số 619/2011/DS GĐT ngày 18/08/2011- về vụ án: “Chia thừa kế theo di chúc” của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
Anh Lê Quốc Toản (nguyên đơn) khởi kiện chị Lê Thị Thu, anh Lê Quốc Tuấn (bị đơn) yêu cầu phân chia lại tài sản và tiền thuê nhà tại số 120 đường Cầu Giấy từ khi bà Lan chết đến nay; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Vinh, bà Xuyên, bà Sâm, chị Thúy, chị Hương, anh Trung Ông Lê Gia Minh (chết năm 1997) có 2 người vợ: bà Lê Thị Hằng (chết năm 1956) và bà Nguyễn Thị Lan (vợ sau, chết năm 2005) Ông Minh và bà Bằng có hai người con chung là anh Lê Văn Vinh và chị Lê Thị Xuyên; Ông Minh và bà Lan có 5 người con chung là các anh, chị Lê Thị Thu, Lê Quốc Toản, Lê Quốc Tuấn, Lê Hồng Thúy và chị Lê Thiên Hương Ngoài ra bà Lan còn có một người con riêng là chị Hoàng Thị Sâm Vợ chồng ông Minh, bà Lan và tất cả các con cùng chung sống tại nhà đất nêu trên Ngày 23/8/1997, trước khi chết ông Minh có để lại Giấy di chúc chia tài sản Sau khi ông Minh chết, bà Lam chia tài sản cho các con và lập di chúc thừa kế nhà ở ngày 08/10/1998 Sau đó, ngày 18/4/2005 bà Lan (trên thực tế là do cháu Nguyệt Anh con chị Thu viết thay) làm đơn xin hủy di chúc có nội dung: “ Tôi và các con tôi đồng ý: Hủy bỏ đi chúc mà trước kia tôi đã viết cho con trai tôi là Lê Quốc Toản ” Tòa án nhân dân tối cao xét thấy cần làm rõ nhiều vấn đề trong quá trình giải quyết vụ án; cần xem xét bản “Di chúc thừa kế nhà ở” của bà Lan có hợp pháp hay không; cần xác định “Đơn xin hủy di chúc” có đúng ý chí của bà Lan hay không; cần xem xét yêu cầu của anh Toản về phân chia tiền cho thuê nhà
Tòa án quyết định hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 52/2008/DSPT và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2008/DSST; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
Tóm tắt Quyết định số 767/2011/DS GĐT ngày 17/10/- 2011 về vụ án: “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
Anh Dương Văn Đan (nguyên đơn) khởi kiện ông Dương Văn Sáu (bị đơn) yêu cầu vợ chồng ông Sáu phải trả cho anh 1500m đất thuộc phần thửa 543 2 Ngày 01/3/1997 (thực tế là năm 1997), cụ Trượng lập di chúc cho anh Đang 3000m đất Ngày 2 07/02/1999, cụ Trượng lại lập di chúc chia lại tài sản cho các con bao gồm anh Đang (2000m 2 đất), anh Thanh (2600m 2 đất), ông Sáu (2542m 2 đất ruộng và 4310m 2 đất vườn) Các con của cụ Trượng, cụ Tào là các ông, bà Dương Thị Tám, Dương Văn Sáu, Dương Thị Cẩm, Dương Văn Đường đều thừa nhận cụ Trượng, cụ Tào có lập di chúc vào ngày 07/02/1999 nhưng anh Đang không thừa nhận và đề đơn kiện đòi quyền sử dụng đất đối với ông Dương Văn Sáu Tòa án nhân dân tối cao xét thấy cần giám định di chúc ngày 07/02/1999 có đúng ý chí của cụ Trượng, cụ Tào không; cần làm rõ “Tờ cam kết” có phải do cụ Trượng lập không
Tòa án quyết định ủy Bản án dân sự phúc thẩm số 88/2010/DSPT và hủy Bản án h dân sự sơ thẩm số 09/2010/DSST iao lại hồ sơ vụ án cho ; g Tòa án nhân dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 291, Điều 296, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
Tóm tắt Quyết định số 194/2012/DS GĐT ngày 23/04/2012 về vụ án: “Tranh - chấp thừa kế tài sản” của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao Ông Bùi Văn Nhiên (nguyên đơn) khởi kiện ông Bùi Văn Mạnh (bị đơn) yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật di sản của bố, mẹ để lại cho 5 chị em; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là các ông, bà My, Cường, Hoàn, Lương, Hiệp, Hạnh
Vợ chồng cụ Môn và cụ Giảng có 5 người con là y, Đức, Nhiên, Lương và Mạnh M Vợ chồng cụ Môn có tạo dựng 1 nhà ngói 5 gian trên 169,3m 2 đất ở thuộc thửa 270 ngày 15/5/1998, cụ Môn lập di chúc cho ông Đức 04m đất theo hướng từ Tây sang Đông kéo dọc hết chiều dài thửa đất, diện tích đất còn lại dùng để làm nhà thờ cúng gia tiên giao cho ông Mạnh Trông nom bản di chúc này không có chữ ký của cụ Giảng Ngày 08/05/1999 cụ Giảng chết không để lại di chúc Ngày 11/4/2000, cụ Môn họp gia đình để thống nhất lại nội dung di chúc biên bản cuộc họp được cụ Môn cùng các con ký tên và trưởng thôn xác nhận Ngày 1/11/2003 ông Đức chết sau đó cụ Môn vì sốc nên cũng chết cùng ngày Ông Nhiên trình bày do di chúc cụ Môn để lại không rõ ràng, không hợp pháp; ông Mạnh lợi dụng ở cạnh đất của cụ Môn nên đã lấn chiếm để gạch, đống rơm nên giữa ông Mạnh và ông có mâu thuẫn, không thống nhất được xây nhà thờ Tòa án nhân dân tối cao xét thấy cần căn cứ “Biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn” để chia thừa kế; cần đưa bà Dơi tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Tòa án quyết định hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 64/2008/DSPT và hủy ản án B dân sự sơ thẩm số 06/2008/DSST iao hồ sơ vụ án cho ; g Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
Tóm tắt Quyết định số 363/2013/DS GĐT ngày 28/08/2013 về vụ án: “T- ranh chấp thừa kế” của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
Bà Nguyễn Thị Chim và bà Nguyễn Thị Bay khởi kiện yêu cầu chia thừa kế các phần đất, không công nhận di chúc ngày 26/7/2000 của ông Nhà Ông Nhà và bà Việt có 05 người con, trong đó mảnh đất được ông Nhà để lại cho bà Sáu canh tác sau chiến tranh cùng bà Lên và chồng bà Bay tiếp tục khai hoang Bà Lên và bà Sáu có di chúc của cụ Nhà ngày 26/7/2000, theo đó cụ Nhà cho bà Sáu và bà Lên sử dụng phần đất, có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên, không được cầm cố hoặc chuyển nhượng, phải nuôi dưỡng ông Cu khi ốm đau, tuổi già Sau đó, bà Sáu giao đất cho con trai là anh Tuấn Anh Tuấn đã chuyển nhượng một phần đất cho anh Đệ và bà Chim Bà Chim và bà Bay không có tranh chấp gì Tuy nhiên, bà Chim và bà Bay có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Nhà Tòa án nhận định cần đưa anh Đệ vào tham gia tố tụng, xem xét phần diện tích 832m² là di sản thừa kế của cụ Nhà hay tài sản riêng của bà Sáu, đồng thời xác định di chúc của cụ Nhà là di chúc có điều kiện.
Theo khoản 2 Điều 291 và khoản 3 Điều 297 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Tòa án đã quyết định ủy nhiệm vụ án Dân sự phúc thẩm số 176/2010/DSPT và Dân sự sơ thẩm số 105/2009/DSST cho Tòa án nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An để tiến hành xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 3.1 Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ)
Về thời điểm thay đổi, hủy bỏ di chúc: có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào Căn cứ vào khoản 1 Điều 662 BLDS năm 2005 về ửa đổi, s bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc: “1 Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào” và khoản 1 Điều 664 BLDS năm 2005 về sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng: “1 Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào”
Về cách thức thay đổi, huỷ bỏ di chúc:
Thứ nhất, đối với di chúc của cá nhân: theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 662 BLDS năm 2005:
2 Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật
3 Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ
Thứ hai, đối với di chúc chung của vợ, chồng: theo quy định tại khoản 2 Điều 664 BLDS năm 2005: “2 Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”
Về hình thức thay đổi, hủy bỏ di chúc:
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 5 Điều 667 BLD năm 2005: “5 Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật”
Thứ hai, còn nếu thuộc trường hợp bắt buộc phải đi công chứng thì chỉ khi được công chứng thì di chúc mới có hiệu lực theo khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014 về ông chứng di chúc:c
BÀI TẬP 4Câu 4.1 Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phân chia di sản?
Nội dung cho thấy đã có thỏa thuận phân chia di sản:
Khi cụ V chia đất, các con đều đã trưởng thành, một số đã lập gia đình và cần đất ở Ông H3 đã có nhà đất, còn bà H, bà H1, bà H2 đang sống ở Bình Phước nên chưa có nhu cầu xây dựng nhà riêng Tất cả các con đều đồng ý với việc chia đất và ông T khẳng định rằng phần đất ông nhận được là hợp lý.
110m 2 do ông H3 quản lý là cụ V chia cho ông H3 và bà H, bà H1 và bà H2
Câu 4.2 Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã được Tòa án chấp nhận?
Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã được Tòa án chấp nhận cụ thể như sau:
[4] Với các chứng cứ trên, đủ cơ sở xác định nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và các thừa kế của cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ cơ sở xác định phần đất 110m trong đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 2
44,4m 2 Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân
Trong đó, Tòa án nhận định việc thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào
Việc Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản phản ánh tầm quan trọng của cả hình thức lẫn nội dung thỏa thuận này Về hình thức, thỏa thuận phải đáp ứng các yêu cầu về công chứng và có sự tham gia của những người thừa kế trực tiếp có liên quan Về nội dung, thỏa thuận phải đảm bảo công bằng, hợp lý dựa trên tình hình thực tế về di sản và nguyện vọng của người thừa kế Sự tuân thủ những quy định này giúp đảm bảo tính hợp pháp, tính hiệu lực của thỏa thuận, đồng thời thể hiện sự tôn trọng quyền thừa kế và nguyện vọng của người để lại di sản.
Việc Tòa án chấp nhận việc phân chia di sản trên là chưa hợp lí vì theo quy định thì việc phân chia di sản phải dựa trên di chúc (trường hợp người chết có để lại di chúc) hoặc chia theo pháp luật (trường hợp người chết không để lại di chúc) Trong đó, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng và khoản 1 Điều 629 BLDS năm 2015 cũng quy định 18 “trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng”; tuy nhiên thỏa thuận phân chia di sản trên của bà V và các con được xem là di chúc miệng nhưng lúc này bà V không bị cái chết đe dọa nên di chúc cần lập thành văn bản, vì vậy thỏa thuận phân chia di sản trên là không đúng về mặt hình thức Thứ hai, việc bà V phân chia di sản như thế là vi phạm về mặt nội dung bởi lẽ di sản là tài sản của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác , nếu muốn chia phần đất trên thì phải dựa trên di chúc 19 của ông H để lại, nhưng ông H chết không để lại di chúc nên phải chia theo pháp luật, không thể gộp chung phần tài sản của bà V và ông H lại để chia như vậy
Câu 4.4 Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản
Những sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản bao gồm:
Tranh chấp Di sản Tài sản
Chủ sở hữu Người đã chết Người còn sống
Phát sinh khi một người thừa kế cảm thấy quyền lợi của bản thân bị ảnh hưởng bởi một người thừa kế khác
Phát sinh từ mong muốn có được đối với tài sản đó mà quyền lợi của người tranh chấp không bị ảnh hưởng bởi người cùng tranh chấp
Có bao gồm thời hiệu
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người thừa kế có thời hạn 10 năm để yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác Thời hạn này tính từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người để lại di sản qua đời.
Không bao gồm thời hiệu
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết, …
Những sự khác nhau này được cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ sở hữu: Người sở hữu di sản là người đã chết, còn người sở hữu tài sản là người còn sống
Thứ hai, nguyên nhân tranh chấp: Đối với tranh chấp di sản, thường bắt nguồn từ một người thừa kế cảm thấy quyền lợi của bản thân bị ảnh hưởng bởi một người thừa kế khác Tuy nhiên, đối với tranh chấp tài sản, nguyên nhân phát sinh thường chỉ do từ mong muốn có được đối với tài sản đó mà quyền lợi của người tranh chấp không bị ảnh hưởng bởi những người cùng tranh chấp khác.
Thứ ba, thời hiệu: Tranh chấp di sản thì có thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế 20 Còn khi có tranh chấp về tài sản và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết Như vậy, chỉ có thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế chứ không có thời hiệu yêu cầu chia tài sản chung
Câu 4.5 Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?
Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận trên là từ tranh chấp về di sản thừa kế chuyển thành tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở
Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân đối với tài sản và quyền sở hữu tài sản được bảo vệ pháp luật Điều này được ghi nhận trong Án lệ 21, cụ thể nội dung Án lệ nêu rõ:
…Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân
Từ đó có thể kết luận rằng, tranh chấp về tài sản được chia theo thỏa thuận trên là tranh chấp về tài sản
Câu 4.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ số 24/2018/AL
Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ số 24/2018/AL là hợp lý, thuyết phục Suy nghĩ này được giải thích bởi lý do như sau:
Thứ nhất, việc chia di sản trong Bản án dân sự phúc thẩm số 48/2010/DSPT ngày 29/7/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng về vụ án
“Tranh chấp chia di sản thừa kế và chia tài sản chung” là đã có thỏa thuận từ trước, không ai có ý kiến gì Cụ thể các phần nội dung như sau:
BÀI TẬP 5Câu 5.1 Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?
Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng là có thuyết phục Căn cứ Nghị quyết 1037/2006/NQ UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban - Thường vụ Quốc hội xác định thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của cụ Hưng vẫn còn và sau khi ông Hưng chết không để lại di chúc nên phần di sản của cụ Hưng được chia theo pháp luật là chính xác Di sản của ông Hưng được xác định là một nửa trong khối tài sản chung của vợ chồng, và phần còn lại là của bà Ngự Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng người chết sau còn được hưởng phần di sản của người chết trước Do đó, bà Ngự sẽ được hưởng một nửa tài sản chung cộng với 1 ký phần thừa kế của cụ Trải Suy ra rằng phần di sản của cụ Hưng được chia làm 7 ký bao gồm vợ và 6 người con của ông theo hàng thừa kế thứ nhất
Vì vậy việc cụ Trải được xác định hưởng 1/7 ký phần thừa kế của cụ Hưng là hợp lý và thuyết phục
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản mà ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư, bác bỏ lập luận của bà Tư.
Tòa án xác định phần ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư là hoàn toàn thuyết phục Vì ông Trải và bà Tư kết hôn trước năm 1986 tức là chúng ta sẽ áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 do đó phần ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư
Về vấn đề này thì tác giả Đỗ Văn Đại bình luận:
Nếu chúng ta áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình từ năm 1986 trở lại đây thì, như đã trình bày ở trên, phần ông Trải được hưởng thừa kế của cụ Hưng là riêng của ông Trải nên trong di sản của bà Tư không có phần ông Trải thừa kế của cụ Hưng (và lúc đó khi bà Tư chết thì người thừa kế của bà Tư trong đó có chị Phượng không có quyền gì đối với khối tài sản ông Trải nhận được từ cụ Hưng)
Ngược lại, nếu áp dụng pháp Luật Hôn nhân và gia đình trước năm 1986 (Luật năm
1959) thì phần ông Trải nhận từ cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư nên khi bà Tư chết di sản của bà Tư có một phần di sản của cụ Hưng để lại (và lúc đó chị Phượng là một người thừa kế của bà Tư có quyền đối với phần tài sản mà ông Trải nhận được từ cụ Hưng) Ở vụ việc này, chúng ta áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình năm 1959 vì ông Trải, bà Tư kết hôn trước Luật năm 1986 và ông Trải hưởng di sản của cụ Hưng vào năm 1978 25
Câu 5.3 Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di sản là hoàn toàn thuyết phục Vì theo Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:
Chị Phượng sinh năm 1953 và các đương sự xác định chị Phượng ở tại nhà của ông, bà từ nhỏ đến nay Từ năm 1982, chị Phượng đã là chủ hộ khẩu tại nhà đất này, cụ Ngự còn sống nhưng ở nơi khác, bà Thưởng chuyển hộ khẩu về tại đây từ năm 1979 nhưng không ở đây, nên chị Phượng đã trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất tranh chấp từ sau khi cụ Ngự chết đến nay
Ngoài ra, trong quá trình sinh sống chị Phượng đã nhiều lần sửa chữa căn nhà như làm cửa nhôm, xây tường phần gác lửng, lát gạch men sân thượng, xây tường phía sau nhà
25 Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam Bản án và bình luận án - , NXB Hồng Đức, TP HCM, Bản án số 8-10, tr 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Danh mục văn bản pháp luật 1 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội
2 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội 3 Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội.
4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội 5 Luật Hôn nhân và gia đình ngày 29 tháng 12 năm 1959 của Quốc hội.
6 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội
7 Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH13 ngày 17 tháng 06 năm 2010 của Quốc hội
8 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế.
9 Bộ luật Dân sự Nhật Bản
II Danh mục tài liệu tham khảo
1 Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận án, NXB Hồng Đức, TP HCM, Bản án số 8-10, tr 104
2 Đỗ Văn Đại (2020), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, NXB Hồng Đức, TP HCM
3 Đỗ Văn Đại (2020), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, NXB
Hồng Đức, TP HCM, tập 1, tr 270
4 Nguyễn Hồ Bích Hằng (2018), Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức, TP HCM, Chương V.