Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là để phân tích các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM.. Tác giả sử dụng phương phá
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ toàn cầu đã mang lại những thay đổi đáng kể Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh tế đã đem tới lợi ích to lớn cho toàn xã hội Sự ra đời của internet là tiền đề cho việc số hóa các hoạt động kinh tế Nó đã chuyển mình từ một công cụ đơn giản thành một môi trường mới bao gồm các hoạt động kinh tế, tương tác xã hội, văn hóa, giáo dục được hỗ trợ hiệu quả Hệ thống truyền tin tức nhanh chóng trên mạng truyền thông thực sự hỗ trợ đáng kể cho quy trình kinh doanh Cuộc cách mạng công nghệ này đã mở đường cho các mô hình kinh doanh mới, với dịch vụ đặt xe công nghệ qua ứng dụng là một ví dụ điển hình Ở Việt Nam, nơi xe máy là phương tiện đi lại hàng ngày thống trị, thì tình trạng tắc nghẽn giao thông là một vấn đề lớn Dịch vụ đặt xe công nghệ qua ứng dụng, còn được gọi là “xe công nghệ”, cung cấp một góc nhìn mới tận dụng công nghệ và các nguyên tắc Công nghiệp 4.0 Sự bùng nổ của internet cho phép giao tiếp nhanh hơn và kết nối dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ trực tuyến khác nhau Việc ưu tiên các ứng dụng công nghệ cao phản ánh một xu hướng tất yếu Dịch vụ đặt xe công nghệ qua ứng dụng đã cải thiện đáng kể ngành giao thông vận tải của Việt Nam Tuy nhiên, sự phát triển của dịch vụ này diễn ra ở các quốc gia khác nhau với tốc độ và cấp độ khác nhau Các nước phát triển đã áp dụng rộng rãi, trong khi các nước đang phát triển vẫn đang nghiên cứu và tích hợp chúng vào đời sống hàng ngày
Hiện có một khoảng trống trong nghiên cứu học thuật về dịch vụ đặt xe công nghệ qua ứng dụng (xe máy và taxi) ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, nơi hầu hết các nghiên cứu trước đây tập trung vào thương mại điện tử Các nước phát triển đã triển khai thành công các nền tảng giao thông vận tải trực tuyến Những ứng dụng này có tiềm năng giải quyết nhiều vấn đề ở các nước đang phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số nhanh chóng Là một quốc gia đang tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam không thể bỏ qua những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải Mặc dù dịch vụ vận tải theo ứng dụng không còn là vấn đề mới ở
Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết Chúng bao gồm việc thiếu hiểu biết về bản chất và lợi ích của “xe công nghệ”, việc triển khai hiệu quả của chúng và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng Do đó, việc phát triển các nền tảng giao thông vận tải trực tuyến ở Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại
Giao thông tại TP.HCM đang đối mặt với nhiều thách thức như ùn tắc, ô nhiễm môi trường Trong bối cảnh đó, GrabBike đã trở thành một phương tiện di chuyển phổ biến, góp phần giải quyết những vấn đề trên Sự phát triển mạnh mẽ của Grab Bike tại TP.HCM đặt ra yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện này của người tiêu dùng
Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các bên liên quan, bao gồm Grab, chính quyền, doanh nghiệp và người tiêu dùng Đối với Grab, nghiên cứu này giúp họ hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng để từ đó cải thiện dịch vụ và thu hút khách hàng Đối với chính quyền, nghiên cứu này cung cấp cơ sở để xây dựng chính sách giao thông phù hợp, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của các dịch vụ xe công nghệ Đối với doanh nghiệp, nghiên cứu này giúp họ hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng để đưa ra chiến lược marketing hiệu quả Đối với người tiêu dùng, nghiên cứu này giúp họ lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình
Trong các bài nghiên cứu trước đây, có nghiên cứu về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ là một lĩnh vực quan trọng, thu hút nhiều sự quan tâm từ các nhà khoa học và các nhà quản trị Theo Ajzen (1991); Davis (1996); Venkatesh và cộng sự (2012), nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng các công nghệ mới Không những thế, cũng có nghiên cứu khác là được tiến hành nhằm khảo sát nhận thức của người tiêu dùng về giá trị mà các dịch vụ gọi xe qua ứng dụng mang lại - được gọi là giá trị cảm nhận Theo Chen và Lin (2015), giá trị cảm nhận là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng, từ đó dẫn đến ý định sử dụng một dịch vụ đổi mới
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng áp dụng các lý thuyết để giải thích ý định sử dụng công nghệ mới của khách hàng, ví dụ như thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action), thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior), thuyết nhận thức về rủi ro TRR (Theory of Perceived Risk) và lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology)
Khả năng sử dụng dễ dàng và tính hữu dụng được coi là các thành phần của lợi ích thực dụng, ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định áp dụng dịch vụ xe đạp điện tử của người tiêu dùng Theo Dabholkar (1996), sự thú vị như một lợi ích hưởng thụ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng dịch vụ Do đó, yếu tố hưởng thụ cũng được đưa vào tập hợp các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận
Trong các lĩnh vực khác, ví dụ như ngân hàng hoặc dịch vụ điện tử, rủi ro cảm nhận có tác động tiêu cực đến ý định dùng thử công nghệ mới (Ruyter et al., 2001) Rủi ro cảm nhận bao gồm rủi ro về quyền riêng tư, rủi ro về bảo mật và rủi ro về hiệu suất, được cho là ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của người dùng Ngoài ra, rủi ro cảm nhận được coi là yếu tố điều chỉnh mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận và ý định sử dụng dịch vụ gọi xe Grab Nghiên cứu cũng cần xem xét đến các chuẩn mực chủ quan và mức độ phụ thuộc vào ô tô để dự đoán ý định sử dụng đổi mới trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam
Với những lý do trên, có thể khẳng định rằng nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng TP.HCM” là một nghiên cứu cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các bên liên quan.
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát nghiên cứu của đề tài là phân tích các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM
Bài nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề sau:
1 Xác định các các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM
2 Đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM
3 Đề xuất các hàm ý quản trị giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút được đông đảo người tiêu dùng sử dụng dịch vụ của công ty dịch vụ xe công nghệ Grab Bike tại TPHCM.
Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi cần giải quyết để đạt được các mục tiêu đã đề ra như sau:
1 Những nhân tố nào tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM?
2 Mức độ tác động của những nhân tố đó quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM?
3 Những hàm ý quản trị nào được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút được đông đảo người tiêu dùng sử dụng dịch vụ của công ty dịch vụ xe công nghệ Grab Bike tại TPHCM?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM
⮚ Phạm vi không gian: Người tiêu dùng đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM và đã từng hoặc đang sử dụng dịch vụ đặt xe công nghệ; đã biết, quan tâm và theo dõi đến công ty dịch vụ đặt xe công nghệ Grab Bike.
⮚ Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian trong 3 tháng kể từ năm 2024.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này đều sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu Đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể:
- Phương pháp định tính: Từ việc tổng hợp lược khảo các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM Từ đó, đề xuất ra mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
- Phương pháp định lượng: Bài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi khảo sát bằng cách tiến hành khảo sát ngẫu nhiên những người tiêu dùng đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM đã từng sử dụng lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike Sau khi thu thập được thông tin và dữ liệu từ những mẫu khảo sát thì sẽ thực hiện sàng lọc loại những mẫu khảo chưa đáp ứng được các tiêu chí Phần mềm SPSS 20.0 sẽ được áp dụng phân tích dữ liệu để tiến hành phân tích và cho ra kết quả từ các bảng như mô tả mẫu và phân tích các chỉ số, phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan giữa các biến và phân tích hồi quy tuyến tính.
Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu là góp phần hệ thống hóa cho các cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu sau có liên quan đến “Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM” Từ đó mở rộng hướng nghiên cứu bổ sung thêm các dẫn chứng thực nghiệm cho việc xác định các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike đến các đối tượng người tiêu dùng khác không chỉ là riêng đối tượng người tiêu dùng tại TP.HCM mà còn ở phạm vi rộng hơn Giúp cho công ty dịch vụ đặt xe công nghệ nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút đông đảo mọi người tiêu dùng khác nhau, cải thiện những sai sót về trải nghiệm dịch vụ không tốt và làm cho có cách nhìn tổng quan hơn về quyết định về lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng thông qua dịch vụ đặt xe công nghệ Đồng thời đề xuất hàm ý quản trị nhằm tạo ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, gia tăng quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển của người tiêu dùng tại TP.HCM.
Kết cấu của nghiên cứu gồm 5 chương như sau
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm các nội dung như lý do chọn đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM Đồng thời, chương 1 còn đề cập đến mục tiêu đề tài, câu hỏi nghiên cứu đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết về một số khái niệm liên quan
Trong cuộc sống ngày này, đã có những cuộc nghiên cứu khoa học nói về nhiều khái niệm khác nhau về định nghĩa của dịch vụ nhưng để có thể hiểu rõ một cách khái quát về khái niệm này thì cần tham khảo một số khái niệm cơ bản về dịch vụ từ những nguồn tài liệu hay những bài nghiên cứu uy tín Theo Kotler P (2000)
“Dịch vụ là mọi hoạt động bất kỳ hay lợi ích nào mà một bên chủ thể này có thể trao đổi cung ứng cho bên chủ thể kia, nhưng với một điều kiện là là ở đó đối tượng cung cấp chủ yếu nhát thiết phải mang tính vô hình và không dẫn tới quyền sở hữu của của một vật gì đó, ngoài ra việc thực hiện dịch vụ, sản phẩm của nó có thể gắn liền hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất bất kỳ nào” Ở một khía cạnh khác, Zeithaml và Bitner (2000) lại có quan điểm rằng “Dịch vụ là mọi hành vi, quy trình, cách thức thực hiện một việc gì đó với mục đích cho ra đời giá trị sử dụng mang tới khách hàng làm thúc đẩy sự kì vọng mong đợi và nhu cầu của khách hàng” Còn ở góc nhìn kinh tế học khác, bản chất của dịch vụ được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng cùng với mục đích là đáp ứng nhu cầu thỏa mãn như: dịch vụ ăn uống, du lịch thể thao,…
Qua các nhận định trên, có rất nhiều khái niệm về dịch vụ khác nhau được nhiều người phát biểu ở mọi góc nhìn khác nhau nhưng nhìn chung thì ta có thể thấy quan điểm nào cũng đều cho thấy rằng dịch vụ là những hoạt động có mục tiêu nhằm làm thỏa mãn đáp ứng nhu cầu nào đó của con người trong xã hội hiện nay Tất cả hoạt động đó cho ra đời các sản phẩm mang hình thái vô hình chứ không tồn tại dưới dạng vật thể hữu hình tuy nhiên nó đáp ứng mọi nhu cầu để trực tiếp làm thỏa mãn cho xã hội
2.1.2 Th ế nào là xê ôm công ngh ệ ?
Ngày nay trong cuộc sống xã hội chúng ta có nhu cầu di chuyển rất nhiều từ nơi này sang nơi khác vì lý do công việc của mình hoặc đi chơi đâu đó đi này đi kia
Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để mua sắm cho mình một chiếc xe máy hoặc cũng có thể người ta cũng k biết chạy xe máy vì một lý do nào đó hoặc cũng có khi vì vấn đề ùn tắc giao thông do kẹt xe này nọ làm người ta cảm thấy không thoải mái khi đi xe một mình Chính vì thế mà xe ôm công nghệ ra đời phục vụ cho con người với nhu cầu đi lại thuận tiện với chi phí phải chăng Về hình thái, mô hình xe ôm công nghệ cũng giống như xe ôm truyền thống hồi xưa từ những năm cũ, người thực hiện dịch vụ xe ôm công nghệ với nhiệm vụ là đưa đón những người có nhu cầu hay dự định đến một điểm bất kỳ nào đó và sẽ thu về hoặc nhận lại khoản chi phí hay còn gòn lại là tiền công để trả cho người mà bỏ ra công sức chở mình đi Để nhận biết được điểm khác biết lớn nhất mà ai cũng có thể nhận ra một cách rõ ràng là xe ôm công nghệ sẽ không phải tự mình đi tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mà họ sẽ có một nguồn khách hàng tự có, nói để dễ hiểu hơn là người tiêu dùng và tài xế xe ôm công nghệ sẽ tự động kết nối với nhau thông qua một ứng dụng do công ty dịch vụ xe ôm công nghệ tạo ra trên điện thoại thông minh
Những lợi ích mà xe ôm mang lại cho người tiêu dùng không hề nhỏ mà còn đem lại trải nghiệm có lợi rất lớn cho người tiêu dùng chẳng hạn như người tiêu dùng có thể đặt xe mọi lúc mọi nơi, 24/24 và rất nhanh chóng không tốn thời khi đặt xe, tài xế sẽ tới sớm nhất có thể để người gọi xe không phải chờ quá lâu Người tiêu dùng cũng sẽ không trả giá với tài xế hay ép giảm giá vì số tiền thanh toán đã hiện sẵn trên ứng dụng dựa trên quãng đường ngắn nhất được định vị sẵn có trên bản đồ và người tiêu dùng bắt buộc phải thanh toán đầy đủ cho tài xế Không chỉ như thế, tài xế xe ôm công nghệ cũng phải có một phần trách nhiệm của mình trong đó là trích lại một phần tiền phí khi sự dụng dịch vụ ứng dụng hay còn gọi là chi phí hoa hồng, tùy thuộc vào mỗi ứng dụng khác nhau sẽ có tỷ lệ phần tram cao thấp khác biệt Người tiêu dùng có thể đánh giá dịch vụ tốt xấu tủy thuộc vào sự giải nghiệm dịch vụ của họ có tốt không, có xảy ra vấn đề xấu về mặt thương hiệu không, nếu người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi không có chuyện gì xảy ra thì tài xế có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết gần gũi với người tiêu dùng hơn để tự tạo ra cho mình một tệp khách hàng riêng mà không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức
2.1.3 Khái ni ệ m v ề d ị ch v ụ đặ t xe công ngh ệ tr ự c tuy ế n
Thời đại này, việc lựa chọn phương tiện di chuyển công cộng đang phát triển lên từng ngày và trải qua công cuộc quá trình chuyển đổi kỹ thuật số với sự phát minh ra của dịch vụ dặt xe công nghệ trực tuyến dựa trên phần mềm ứng dụng Theo Clewlow và Mishra (2017), dịch vụ đặt xe công nghệ có khái niệm được định nghĩa là một phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh cho phép người tiêu dùng đặt xe máy từ những người lái xe có trình độ cao hay chuyên nghiệp được cấp giấy phép lái xe an toàn đầy đủ và có nhiều kinh nghiệm trong việc lái xe, hiểu rõ nắm bắt nhớ được những con đường quen thuộc đã đi để có thể đi đến quãng đường ngắn nhất sao cho thuận tiện Để có thể biết được và theo dõi được ví trí của khách hàng và tài xế, phần mềm ứng dụng này bắt buộc yêu cầu hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của người tiêu dùng Khách hàng muốn sử dụng phần mềm ứng dụng trước tiên cần phải tạo tài khoản cho riêng mình bằng cách cung cấp những thông tin cơ bản như là điểm cần đi, điểm muốn đến và số điện thoại để tài xế có thể dễ dàng liên lạc cho việc hỗ trợ chăm sóc khách hàng Khi khách hàng sử dụng ứng dụng để đặt phương tiện di chuyển thì thông tin của người cần đi sẽ chuyển thông tin điểm đi và số điện thoại liên lạc tới thông báo cho tài xế nhận biết Sau khi nắm bắt được thông tin của khách hàng thì tài xế sẽ đến đón khách và liên hệ với khách hàng để xác nhận lại một lần nữa xem khách hàng có gọi dịch vụ xe ôm công nghệ không để tránh nhầm lẫn Nếu khách hàng không có thắc mắc gì thì lập tức tài xế sẽ bắt đầu cuộc hành trình và hoàn thành nhiệm vụ của mình là đưa khách đến nơi đúng điểm đích mà khách đã chọn
Các dịch vụ đặt xe công nghệ trực tuyến thông qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh được đẩy mạnh sự phát triển tiến bộ rõ rệt và nhanh chóng nhờ vào sự đa dạng và phong phú của điện thoại thông minh như Grab, Be, Gojek, Xanh SM,… Chỉ cần người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ thì chỉ cần ấn yêu cầu dịch vụ thông qua phần mềm ứng dụng di động trên điện thoải thông minh thì ngay lập tức sóng đường truyền sẽ kết nối thông báo cho tài xế nhận biết được liên kết gần nhất hiện có thông qua nền tảng trực tuyến của nhà cung cấp dịch vụ Những dịch vụ đặt xe công nghệ trực tuyến tiếp nhận theo yêu cầu đã rút ngắn làm giảm tối thiểu thời gian chờ đợi đáng kể nhất và liên kết tài xế với người tiêu dùng cùng chi phí vận hành thấp (Zhao và cộng sự, 2016; Anderson, 2014) Hiện nay, dịch vụ đặt xe công nghệ cũng được coi là mô hình kinh doanh cho phép các doanh nghiệp thực hiện và phát triển
Theo Shaheen và cộng sự (2016), việc sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân để đưa đón người tiêu dùng có trả phí được hỗ trợ việc áp dụng công nghệ và phần mềm ứng dụng gọi là “E-Hailing” ở Malaysia, trong khi đó ở Châu Âu và Bắc Mỹ, những dịch vụ này được gọi là “Ride Sourcing” hoặc “Ride-Hailing” Trong xã hội hiện nay, nhiều dịch vụ vận chuyển như việc thuê xe, đi xe ôm công nghệ và tìm nguồn cung ứng xe theo yêu cầu đang phát triển mạnh trên toàn thế giới (Henao và Marshall, 2017) Có quá nhiều số lượng phương tiện trên đường xá mặt phố ngày càng tăng góp phần gây ra ùn tắc giao thông và lượng khí thải không mong muốn của phương tiện ngày càng tăng đã khiến một số cá nhân chuyển sang sử dụng dịch vụ đặt xe công nghệ trực tuyến (Dhawan và Yadav, 2018) Dịch vụ đặt xe công nghệ tiếp tục được người tiêu dùng và tài xài rất ưa chuộng và bị thu hút tại Malaysia
Việc xảy ra vấn đề này đã tác động không nhỏ đến người tiêu dùng công cộng vì họ không thể tự một mình lập lên kế hoạch cho chuyến hành trình của mình một cách hợp lý Hiện có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ đặt xe công nghệ hơn ở Malaysia với những tính năng được cập nhật bổ sung mới về phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh và giá cả cạnh tranh để mang lại nhiều quyết định và nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng đặt xe công nghệ Việc ra đời của các nhà cung cấp dịch vụ đặt xe công nghệ trực tuyến nhằm mục đích cung cấp dịch vụ tốt hơn đã khiến xe ôm truyền thống bị đẩy lùi khỏi cuộc cạnh tranh
Hình 2.1 Logo Công ty dịch vụ Grab
Nguồn: Công ty Grab Ứng dụng Grab được ra mắt vào năm 2011 Theo Wikipedia, Grab Holdings Inc., hay còn gọi đơn giản là Grab, là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận chuyển, giao hàng và thanh toán kỹ thuật số tại Đông Nam Á Grab được thành lập tại Malaysia vào năm 2012 bởi Anthony Tan và Tan Hooi Ling, hai cựu sinh viên của Đại học Harvard (Cheong và Kash, 2014)
Trong cuộc sống ngày nay, rất nhiều người sử dụng Internet tăng cao khiến cho Internet ngày càng lớn mạnh và phát triển kinh tế, đặc biệt là các dịch vụ trực tuyến Ban đầu, Grab chỉ là một ứng dụng đặt xe taxi mang tên MyTeksi, nhưng sau đó đã mở rộng sang nhiều dịch vụ khác như xe ôm, xe hơi, xe tải, xe đạp và xe ba bánh Theo báo cáo năm 2018 của Google và Temasek, nền kinh tế Internet các nước Đông Nam Á đã đạt tới con số 72 tỷ USD trong tổng giá trị hàng hóa Tổng số tiền đáng kể có được nhiều như vậy đều do đến từ thương mại điện tử và đặt vé du lịch trực tuyến, tiếp theo là phương tiện truyền thông trực tuyến và dịch vụ đặt xe công nghệ trực tuyến Cho đến nay, Grab đã cung cấp dịch vụ cho 36 triệu hành khách tại
191 thành phố của 8 quốc gia ở Đông Nam Á Grab hiện đang hoạt động tại 8 quốc gia Đông Nam Á: Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Việt Nam Công ty có hơn 6 triệu tài xế và phục vụ hơn 100 triệu khách hàng mỗi tháng Grab đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người dân Đông Nam Á, cung cấp cho họ một cách di chuyển an toàn, tiện lợi và giá cả phải chăng
Cho đến năm 2015, dịch vụ Grab đã được sử dụng khắp Việt Nam với độ phổ biến khá cao và được nhiều người để ý tới Bất cứ khi nào người tiêu dùng đặt xe, họ có thể theo dõi tài xế và biết dự đoán được hướng đi trước khi đi xe ôm công nghệ, Giúp họ lên kế hoạch thời gian và ngân sách trước Đặc biệt với chức năng chia sẻ chuyến đi, người tiêu dùng có thể đi và đến nơi an toàn Hơn nữa, ứng dụng Grab cung cấp cho người tiêu dùng các phương thức thanh toán khác nhau như thẻ hoặc ví điện tử bên cạnh tiền mặt Dù có nhiều đối thủ trên thị trường dịch vụ xe ôm công nghệ nhưng Grab đã tiếp cận được nhiều đối thủ cạnh tranh được nhiều thành tựu và tiếp quản tài sản của Uber tại khu vực Đông Nam Á vào năm 2018 (Danielle Keeton – Olsen, 2018)
Sự bùng phát dịch virus corona hay còn gọi là đại dịch Covid – 19 đã gây ra nhiều khủng hoảng nghiêm trọng cho nền thị trường kinh tế trên toàn cầu khắp các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên chính vì điều đó đã khiến cho dịch vụ Grab vừa trở thành thách thức vừa là cơ hội để phát triển mạnh mẽ dịch vụ của mình Những người đang bị phong tỏa hay cách ly trong hoàn cảnh khó có thể đi ra ngoài đường được vì sợ lây nhiễm của bệnh dịch thì các dịch vụ trực tuyến như dịch vụ đặt xe công nghệ Grab giúp họ thích nghi với lối sống xa cách xã hội
Tổng quan về hành vi người tiêu dùng
Lý thuyết cơ sở khách hàng là những nghiên cứu với mục đích giải thích cho người đọc biết được quá trình lựa chọn sản phẩm nào đó để mua hay không mua thông qua mức độ tác động đến xu hướng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng Trên các nghiên cứu trước đây có khá nhiều khái niệm định nghĩa về hành vi của người tiêu dùng, người này có quan điểm thế này, người khác có góc nhìn thế kia Theo Michael (1997) đã nhận định rằng: “Hành vi của người tiêu dùng là một quá trình mà một nhóm người nào đó hoặc một cá nhân bất kỳ lựa chọn, mua, sử dụng và ném bỏ những dịch vụ, sản phẩm không còn sử dụng được nữa , ý tưởng hoặc kinh nghiệm nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn và kỳ vọng mong muốn của họ Ngoài ra còn có ý về khái niệm hành vi của người tiêu dùng là mọi hành vi mà những người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm dịch vụ mà họ chờ đợi mong muốn sẽ được đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của học (Peter D.Bennet, 1988)
Theo Schiffman và Kanuk (2007): “Hành vi của người tiêu dùng là cái mà để thể hiện bày tỏ khi thực hiện việc tìm kiếm, lựa chọn mua, sử dụng, đánh giá và giải quyết xử lý các sản phẩm dịch vụ mà họ mong đợi sẽ có được nhu cầu thỏa mãn mà họ mong muốn Không chỉ như thế, hành vi người tiêu dùng là một cái gì đó mang tính tương tác một cách năng động của các yếu tố tác động đến sự nhận thức, hành vi gì đó và môi trường mà phải trải qua sự thay đổi gì đó khiến cho con người thay đổi cuộc sống thường ngày của họ Theo Kotler P (2001), “người thực hiện kinh doanh khảo sát nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục tiêu nhằm hiểu biết nhận diện sự thỏa mãn nhu cầu, sở thích tận hưởng hay thói quen lặp đi lặp lại của họ Nói một cách rõ ràng hơn là dò xét thử coi người tiêu dùng hay sử dụng sản phẩm dịch vụ gì, sao họ lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình hay là họ muốn mua hàng hóa gì và tại sao họ lại mua hàng hóa của mình đó, nhãn hiệu của mình có gì nổi bật mà thu hút người tiêu dùng bị chú ý, người tiêu dùng sử dụng như thế nào, mua ở đâu, tần suất họ mua hay sử dụng là bao nhiêu và điều gì tác động đến mức độ ảnh hưởng đến việc họ phải mua nhằm đề ra nhũng ý tưởng kinh doanh , xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng quan tâm lựa chọn đến dịch vụ, sản phẩm của mình” Ở trong nghiên cứu này, khái niệm định nghĩa về hành vi người tiêu dùng chủ yếu trọng tâm vào vấn đề duy nhất là về khái niệm của Kotler P (2001)
Bảng 2 1 Hành vi của người tiêu dùng
Các nhân tố tác động marketing
Các tác nhân kích thích khác Đặc điểm người mua
Quy trình ra quyết định mua
Quyết định của người mua
Sản phẩm Môi trường kinh tế
Văn hóa Nhận thức vấn đề
Chọn sản phẩm Giá Môi trường khoa học kỹ thuật
Xã hội Tìm kiếm thông tin
Phân phối Môi trường chính trị
Tâm lý Đánh giá Chọn đơn vị phân phối Chiêu thị Môi trường văn hóa
Cá tính Quyết định Định thời gian
Hành vi sau mua Định số lượng
Khi nhìn vào bảng trên có thể thấy được Phillip Kotler (2001) đã tóm tắt ngắn gọn hệ thống diễn biến của hành vi người tiêu dùng để chúng ta phải hiểu được các nhu cầu và các nhân tố tác động , chi phối hành vi lựa chọn của khách hàng
2.2.1 Mô hình v ề hành vi ngườ i tiêu dùng
Hình 2.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng
Theo Kotler và Keller (2012), mô hình kinh tế phản ứng của ông rất hữu ích làm cho người đọc hiểu được hành vi mua của người tiêu dùng của từng cá nhân trong trường hợp mua sản phẩm để tiêu dùng Hình 2.2 đã minh họa hành vi của người tiêu dùng bị tác động do bởi các nhân tố bên ngoài như các yếu tố kích thích của Marketing bao gồm hàng hóa, giá cả, phương pháp phân phối, khuyến mãi và các nhân tố bên ngoài khác như từ môi trường kinh tế, khoa học kỹ thuật, các góc nhìn chính trị văn hóa
Quy trình để thực hiện ra quyết định mua của người tiêu dùng được biểu diễn như một “hộp đen” ý thức “Hộp đen” ý thức của người mua là một hình thức nói diễn đạt hình ảnh, ý chỉ đến việc nhận biết, hiểu rõ một cách sâu sắc mạch lạc về tất cả những suy nghĩ, mọi hy vọng mong muốn, và quyết định của người tiêu dùng khi họ mua sắm Nếu nói về khái niệm định nghĩa này giống như việc nắm bắt chớp lấy thông tin quan trọng của người tiêu dùng về tâm trạng, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng từ quá trình mua hàng cho đến ra quyết định mua hàng Trong ngữ cảnh marketing và nghiên cứu thị trường, việc thu thập thông tin từ “hộp đen” ý thức của người mua đã giúp cho nhiều công ty cũng như những doanh nghiệp vừa và nhỏ cho tới doanh nghiệp nổi tiếng vang danh hiểu rõ hơn về người tiêu dùng của mình, từ những điều đó mà có thể rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu nhằm mục đích tối ưu hóa phát triển chiến lược kinh doanh và nâng cao sản phẩm/dịch vụ của họ Nhìn vào
“hộp đen” có thể thấy được sự phân chia rõ ràng ở hai tác nhân chính Đầu tiên là các đặc điểm của người tiêu dùng bị ảnh hưởng, tác động đến việc người mua đó đã có cảm nhận như thế nào, cảm giác ra sao trước các nhân tố đó Kế tiếp là quy trình quyết định hành vi mua của người tiêu dùng có ảnh hưởng tác động đến các kết quả sau khi mua hay sử dụng dịch vụ nào đó Không phải nào hộp đen nào cũng giống nhau, người tiêu dùng này có hộp đen này, người tiêu dùng khác có hộp đen kiểu kia, phụ thuộc vào quy trình quyết định mua hàng của mỗi người tiêu dùng khác nhau và được xác định bởi các đặc tính của người tiêu dùng như là tính cách, tâm lý, văn hóa, xã hội cũng như quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng bao gồm nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau mua
2.2.2 Quy ết đị nh mua hàng c ủa ngườ i tiêu dùng
Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng là việc đã xảy ra bắt đầu đầu trước khi việc mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ nào đó diễn ra một cách hoàn toàn và còn có thể giãn cách ra sau khi đã mua hay sử dụng xong Theo các bài nghiên cứu trước đó, “Quyết định mua hàng của người tiêu dùng một quá trình trong đó người tiêu dùng đánh giá và lựa chọn sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ nào đó dựa trên các yếu tố như nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn Ngoài ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng còn có thể bị tác động bởi các yếu tố khác như chất lượng giá cả, thương hiệu, trải nghiệm đi dò xét, coi thử những đánh giá từ những người sử dụng trước và các yếu tố tâm lý của đặc điểm con người như sở thích, mối quan hệ với thương hiệu và cảm xúc Theo Ajzen (1991), ở giai đoạn này, người tiêu dùng mua hàng thường phân bố sắp xếp các nhãn hiệu trong một cụm nhóm nhãn hiệu mang vào để chọn lựa theo những thứ bậc và từ đó bắt đầu hình thành ý định mua nhãn hiệu được đánh giá cao nhất và thông thường thì người tiêu dùng sẽ mua nhãn hiệu được ưu tiên nhất
Chính vì thế, quyết định này có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và thường là một quá trình phức tạp và nó được xuất hiện sau ý định mua hàng của người tiêu dùng, hay để nói một cách dễ hiểu hơn là khi người tiêu dùng có ý định mua hàng hay sử dụng dịch vụ nào đó thì quá trình nhu cầu được đẩy cao nhằm mục tiêu dẫn tới quyết định cho người tiêu dùng cần được người bán sản phẩm hành động liên tục nhờ vào việc nắm bắt nhu cầu một cách rõ ràng của người tiêu dùng
Hình 2.3 Mô hình về quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Hình 2.3 đã mô tả quá trình về quyết định mua hàng của người tiêu dùng diễn ra một cách phức tạp như thế nào
Nhận thức nhu cầu bắt nguồn từ phía sâu bên trong hay những nhân tố bên ngoài mà người tiêu dùng cảm nhận được và xác định rõ ràng các nhu cầu và mong muốn cá nhân của họ, từ đó có thể suy ra được là người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ nào đó phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu thỏa mãn của người tiêu dùng
Thu thập thông tin là một việc hết sức cơ bản có thể thấy được ở người tiêu dùng khi họ chuẩn bị chọn lựa mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ nào đó Nhờ vào mạng Internet, người tiêu dùng có thể lên website đọc thông tin trực tuyến, đọc báo, xem quảng cáo trên các trang mạng xã hội hoặc website mà không cần phải đi đâu xa, thậm chí người tiêu dùng có thể thảo luận nhờ sự trợ giúp từ vấn của gia đình và bạn bè để nắm bắt được thông tin, hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ sẵn có Đánh giá các lựa chọn là việc mà người tiêu dùng sẽ thực hiện sau khi tìm kiếm thông tin và hiểu rõ về nhu cầu mong muốn cá nhân của mình, người tiêu dùng sẽ đi đối chiếu so sánh các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau mà nhà cung cấp mang lại để đánh giá theo sở thích, tiêu chuẩn, để chọn cho mình những điều tốt nhất, cái phản ánh tốt nhất để đáp ứng nhu cầu nhu cầu thỏa mãn của mình Người tiêu dùng tự đánh giá và xác định là rõ các nhu cầu cá nhân của họ Trong vấn đề này có thể bao gồm những nhu cầu cơ bản như cần mua thêm thức ăn hoặc quần áo, hoặc những nhu cầu tinh thần như cảm giác thoải mái hoặc muốn trải nghiệm cái mới
Ra quyết định mua giải đoạn thứ tứ sau khi đánh giá các lựa chọn, người tiêu dùng sẽ ra quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cho là phù hợp nhất với nhu cầu và đáp ứng đầy đủ thỏa mãn mong muốn của mình
Hình 2.4 Các yếu tố tác động đến quy trình quyết định mua hàng
Nhìn vào hình 2.4 đã trình bày có 2 yếu tố chính tác động đến quy trình quyết định mua hàng Đầu tiền là thái độ của người khác, những người có mối quan hệ gần gũi với người tiêu dùng như là bạn bè, gia đình, sẽ khiến cho người tiêu dùng càng có nhiều khả năng điều chỉnh sửa đổi quyết định của họ Cuối cùng là các yếu tố hoàn cảnh như rủi ro đột xuất của sản phẩm, điều kiện liên quan đến giao dịch, thanh toán, dịch vụ sau khi bán, làm cho người tiêu dùng trở nên băn khoăn, khó khan hơn trong việc ra quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ nào đó
Mua và ành vi sau mua là quá trình mà người tiêu dùng thực hiện sau khi đã mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ Đây được là một vấn đề quan trọng trong quyết định mua hàng và có thể tác động đến trải nghiệm của người tiêu dùng Không chỉ có vậy, quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu có thể sẽ được gắn bó sâu sắc hơn hay chê bai từ bỏ đều phụ vào trải nghiệm của người tiêu dùng.Hành vi sau mua có thể tác động đến mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu, cũng như là bàn đạp tạo ra cơ hội cho thương hiệu để cải thiện và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
2.3.1 Thuy ết hành độ ng h ợ p lý TRA
Theo Eagly & Chaiken (1993), ý định của người tiêu dùng là sự chắn chắn cam kết hoặc quyết định của một người để thực hiện một hành vi hoặc đạt được mục đích Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) là một lý thuyết trong lĩnh vực tâm lý xã hội, được phát triển bởi nhà tâm lý học Martin Fishbein và Icek Ajzen vào những năm 1960 và 1970 (Ajzen & Fishbein, 1975) TRA đã diễn giải về chuẩn mực hành vi của con người nhờ vào niềm tin và quan điểm cá nhân của họ Lý thuyết này nhằm với mục tiêu giải thích mối quan hệ giữa thái độ, ý định và hành vi của con người
Theo thuyết hành động hợp lý TRA, hành vi của một con người được kỳ vọng dựa trên ý định hành vi đó, và ý định này lại được nhấn mạnh xác định một cách rõ ràng thông qua hai yếu tố chính: thái độ cá nhân đối với hành vi và các chuẩn chủ quan Thái độ là sự đánh giá mang tính tích cực hoặc tiêu cực về một hành vi hành động cụ thể Nó phản ánh đối chiếu niềm tin của cá nhân cá thể về hậu quả của hành vi và đánh giá xem xét những hậu quả đó có mang lại mục tiêu cá nhân không Chuẩn chủ quan là những nhận thức của các cá nhân về áp lực trong cuộc sống xã hội hoặc kỳ vọng mong muốn của người khác đối với việc thực hiện hay không thực hiện hành vi Chuẩn chủ quan phụ thuộc vào niềm tin của cá nhân về việc những người quan trọng đối với họ (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) có ủng hộ hoặc không ủng hộ hành vi đó Thuyết hành động hợp lý TRA giả định rằng hành vi của cá nhân phụ thuộc vào sự kết hợp của thái độ và chuẩn chủ quan Nếu một cá nhân có thái độ tích cực và cảm thấy có áp lực xã hội tích cực đối với hành vi, họ có khả năng thực hiện hành vi đó
Hình 2.5 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA
Tuy nhiên, TRA cũng có những nhược điểm như bao lý thuyết khác, bởi vì nó không xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân Do đó, lý thuyết này đã được nâng cao phát triển và mở rộng ra thêm nữa thành các mô hình như Theory of Planned Behavior (TPB) để bao gồm thêm các yếu tố như kiểm soát phản ứng và hiệu quả mang lại những điều tích cực
2.3.2 Thuy ế t hành vi d ự đị nh TBP
Theo Ajzen (1991), đã cải tiến đổi mới TRA với sự phát triển của thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior) và bổ sung thêm nhận thức kiểm soát hành vi như một trong những khả năng dự đoán Theo TPB, thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi có tác động rất lớn đến ý định và hành vi thực hiện của một người Nhằm mục đích nghiên cứu tiền đề của ý định sử dụng hệ thống và công nghệ thông tin cũng như các lĩnh vực khác như tiếp thị, quan hệ công chúng, y tế, tính bền vững, v.v đều có sự xuất hiện của cả 2 lý thuyết này được sử dụng một cách thường xuyên Ý định sử dụng dịch vụ đặt xe công nghệ trực tuyến đã chịu tác động chuẩn mực chủ quan (Lim và cộng sự, 2018; Joia và Altieri, 2018, 2017; Weng và cộng sự, 2017) Nhận thức kiểm soát hành vi là mức độ dễ dàng hay khó khăn mà cá nhân cảm nhận khi thực hiện hành vi, bao gồm niềm tin về các yếu tố thuận lợi hoặc cản trở việc thực hiện hành vi và khả năng cá nhân kiểm soát được các yếu tố này Mục tiêu của TPB là để giải thích và dự đoán hành vi của con người trong nhiều tình huống khác nhau bằng cách bổ sung yếu tố nhận thức kiểm soát vào mô hình TRA, từ đó cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
Hình 2.6 Mô hình thuyết hành vi dự định TBP
Thuyết hành vi dự định TPB đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế công cộng, tiếp thị, giáo dục, quản lý tổ chức, và nhiều lĩnh vực khác để dự đoán và giải thích các hành vi của con người Với công thức cơ bản của TPB, ý định hành vi được xác định bởi sự kết hợp của thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức, lý thuyết này cung cấp một khung lý thuyết mạnh mẽ để hiểu rõ hơn và tác động đến các quyết định hành vi của con người trong việc quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển xe ôm công nghê thông qua dịch vụ đặt xe công nghệ trực tuyến rất phổ biến trong cuộc sống xã hội hiện nay
2.3.3 Thuy ế t nh ậ n th ứ c r ủ i ro TPR
Thuyết nhận thức rủi ro TPR (Theory of Perceived Risk) là một lý thuyết để hiểu rõ về hành vi tiêu dùng những sản phẩm có tính chất công nghệ chắc chắn rằng có thể xuất hiện những rủi ro cảm nhận không lường trước (Bauer, 1969) Người tiêu dùng khi mua một sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ nào đó có thể nhận thức được và nhạy bén phản ứng với những rủi ro có trong sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng Trong lý thuyết này, nhận thức về rủi ro có ý nghĩa không nhỏ, đóng vai trò rất lớn trong việc tác động đến hành vi của người tiêu dùng
Hình 2.7 Mô hình thuyết nhận thức rủi ro TRR
Nguồn: Bauer (1969) 2.3.4 Lý thuy ế t h ợ p nh ấ t v ề ch ấ p nh ậ n và s ử d ụ ng công ngh ệ (UTAUT)
Theo Venkatesh và cộng sự (2003), lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ đã UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) được các tác giả đề xuất và phát hiện ra để phân tích trong việc sử dụng mô hình về chấp nhận chấp nhận công nghệ Mô hình lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT này được kết hợp từ các mô hình trước đó trong các bài nghiên cứu trước đây bao gồm kỳ vọng hiệu quả (PE), kỳ vọng nỗ lực (EE), ảnh hưởng xã hội (SI), điều kiện thuận lợi (FC), ý định sử dụng (BI), và hành vi sử dụng Trong moo hình này, kỳ vọng hiệu quả (PE) và kỳ vọng nỗ lực (EE) được cảm nhận về tính hữu ích và cảm nhận về việc dễ sử dụng khi tiếp xúc với các công nghệ mới Không chỉ có vậy, ngoài ra có thêm bốn biến kiểm soát khác nữa cũng có tác động đáng kể như giới tính (G), độ tuổi (A), kinh nghiệm (E), tự nguyện sử dụng (EU)
Hình 2.8 Mô hình lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ
Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) đã được áp dụng rộng rãi trong những nghiên trước và nay về hành vi ứng dụng sử dụng cộng nghệ trong dịch vụ đặt xe công nghệ trực tuyến Lý thuyết này được cung cấp một cách toàn diện với mục đích là để hiểu rõ hơn về các yếu tố thôi thúc và ngăn cản trong việc chấp nhận và sử dụng công nghệ Chính vì điều đó đã giúp cho các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý nghiên cứu phát triển lên kế hoạch các chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả to lớn và ngày càng thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới.
Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu 1: Thúy và cộng sự (2023) đã tiến hành khảo sát 175 đối tượng tại Hà Nội trong giai đoạn từ tháng 02 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023 về các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ Bằng cách kết hợp lý thuyết hành vi hoạch định (TPB), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng bằng phần mềm SPSS, đề tài nghiên cứu cho thấy có ba yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ, gồm: chuẩn chủ quan, lợi ích kinh tế, và nhận thức về rủi ro Ngoài ra, đề tài nghiên cứu cũng chứng minh được tác động tiêu cực của ba nhân tố này đến quyết định sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ của khách hàng trên địa bàn Hà Nội
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu “Quyết định sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ của khách hàng Hà Nội trong đại dịch COVID-19”
Nguồn: Thúy, Hoàng Đàm Lương và cộng sự (2023)
Nghiên cứu 2: Lưu Chí Danh, Trần Nguyễn Phương Loan & Lưu Mỹ Linh
(2021) đã thực hiện bài nghiên cứu nhằm làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ xe công nghệ của các hành khách, cụ thể là sinh viên tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP Hồ Chí Minh) Đồng thời, đo lường khả năng lựa chọn sử dụng các thương hiệu dịch vụ xe công nghệ của sinh viên Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 436 mẫu khảo sát sinh viên ở các trường đại học thuộc khu vực TP Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ xe công nghệ là: Nhận thức sự hữu ích, Thói quen, Thương hiệu Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra các đề xuất giúp cho nhà quản trị của các công ty dịch vụ xe công nghệ nâng cao được chất lượng dịch vụ, thu hút được đông đảo sinh viên sử dụng dịch vụ, đồng thời giúp sinh viên tìm ra được dịch vụ nào phù hợp với nhu cầu đi lại của mình
Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ xe công nghệ của sinh viên các trường đại học tại TPHCM”
Nguồn: Lưu Chí Danh và cộng sự (2021)
Nghiên cứu 3: Nguyễn Duy Thanh, Huỳnh Thị Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn (2015) đã thực hiện bài nghiên cứu “Chấp nhận và sử dụng công nghệ: Một nghiên cứu về dịch vụ taxi Uber với mục tiêu là đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ Uber cũng như đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng dịch vụ Uber Không chỉ như vậy, tác giả còn đo lường khả năng sử dụng dịch vụ xe công nghệ của khách hàng tại Việt Nam Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và đối tượng là khách hàng từng sử dụng Uber tại Việt Nam Cuộc khảo sát về khách hàng này đã thu được về có kích thước là 295 người tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 các yếu tố như kiến thức pháp luật, dễ dàng sử dụng, chuẩn chủ quan, giá trị giá cả có tác động tích cực đến sự chấp nhận dịch vụ uber ở việt nam Bên cạnh đó, kiến thức pháp luật và sự chấp nhận dịch vụ uber có ảnh hưởng thuận chiều đến việc sử dụng uber
Nghiên cứu 4: Nguyễn Phước Duy Quý và cộng sự (2020) đã thực hiện một bài nghiên cứu về sự trung thành của khách hàng thông qua dịch vụ taxi chia sẻ tại Việt Nam Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Taxi tại Việt Nam Các tác giả này đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu tiến hành một cuộc khảo sát 401 khách hàng tại hai thành phố lớn đó là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Số liệu khảo sát này được phân tích bằng cách tiến hành phương pháp định lượng, sử dụng phần mềm SPSS và AMOS để tính toán các hệ số về độ tin cậy, EFA, CFA, và SEM đã được thực hiện Kết quả của cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cảm nhận về chất lượng dịch vụ, sụ tiện ích của trang web, chính sách khuyến mãi có tác động tích cực đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng được gia tăng một cách đáng kể
Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu sự trung thành của khách hàng thông qua dịch vụ taxi chia sẻ tại Việt Nam
Nguồn: Nguyễn Phước Duy Quý và cộng sự (2020)
Nghiên cứu 5: Theo Trần Văn Đạt (2020) đã thực hiện bài nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ Grab tại Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19 Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về mối quan hệ giữa rủi ro hoạt động, rủi ro an toàn, rủi ro xã hội, rủi ro tâm lý, mức độ hài lòng và ý định sử dụng dịch vụ Grab tại Việt Nam Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập thu tin, tiến hành một cuộc khảo sát với kích thước mẫu là 276 người trả lời được thu thập qua khảo sát trực tuyến Dữ liệu khảo sát này sử dụng pháp định lượng được phân tích bằng cách phần mềm SPSS và AMOS để tính toán về các hệ số tin cậy, EFA, CFA và SEM Kết quả của cuộc nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa rủi ro an toàn với sự hài lòng và ý định sử dụng dịch vụ Grab Điểm tích cực là sự hài lòng cũng ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Grab Tuy nhiên, rủi ro về hoạt động và rủi ro về xã hội không ảnh hưởng đến hài lòng và ý định sử dụng dịch vụ Grab Các yếu tố về các loại rủi ro mới là yếu tố chính được nhận thức đến ý định sử dụng dịch vụ Grab vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng
Nghiên cứu 1: Karim, Muhibbullah & Ulfy (2020) đã tiến hành xem xét lịch sử sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ tại thành phố Dhaka của Bangladesh Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét ý định hành vi sử dụng dịch vụ gọi xe qua ứng dụng giữa những người đi lại trong thành phố Dhaka Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được áp dụng Tổng cộng có 250 dữ liệu được thu thập từ các người tham gia sống tại thành phố Dhaka và đã sử dụng dịch vụ qua ứng dụng Dữ liệu đã được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm SPSS và AMOS phiên bản 21.0 Kết quả cho thấy sự hài lòng có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ gọi xe qua ứng dụng Các kết quả cũng tiết lộ rằng sự hữu ích được cảm nhận có ảnh hưởng đáng kể đến cả sự hài lòng và ý định hành vi Ngược lại, sự tiện lợi được cảm nhận được cho là không quan trọng trong việc xác định mối quan hệ với sự hài lòng và ý định hành vi Ngoài ra, sự tin cậy được cảm nhận có mối liên hệ tích cực với sự hài lòng nhưng tiêu cực với ý định hành vi
Hình 2 12 Mô hình nghiên cứu xem xét ý định hành vi sử dụng dịch vụ gọi xe qua ứng dụng giữa những người đi lại trong thành phố Dhaka
Nghiên cứu 2: Dựa trên nghiên cứu của Arumugam và cộng sự (2020) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt xe công nghệ ở Malaysia, bài báo này xây dựng một mô hình khái niệm nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ của người tiêu dùng Malaysia Mô hình được xây dựng dựa trên tổng hợp và phân tích 11 nghiên cứu liên quan đến hành vi sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ Phân tích tần số được sử dụng để xác định các biến độc lập và biến điều tiết cho mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của người dùng đối với dịch vụ gọi xe: Tính hữu ích được nhận thức: Mức độ mà người dùng tin rằng dịch vụ gọi xe mang lại lợi ích cho họ Tính dễ sử dụng: Mức độ dễ dàng sử dụng ứng dụng gọi xe và đặt xe Tính tương thích: Mức độ phù hợp của dịch vụ gọi xe với lối sống và nhu cầu của người dùng Lợi thế tương đối: Mức độ vượt trội của dịch vụ gọi xe so với các phương tiện di chuyển khác Sự an toàn: Mức độ an toàn mà người dùng cảm nhận khi sử dụng dịch vụ gọi xe Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng các chuẩn mực chủ quan (tức là niềm tin và thái độ của người dùng đối với dịch vụ gọi xe) có tác động trực tiếp đến ý định sử dụng dịch vụ Điều này phù hợp với Thuyết hành động có lý do (TRA) và Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Mô hình khái niệm được xây dựng trong bài báo này có thể giúp các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ của người tiêu dùng Malaysia
Mô hình này cũng có thể được sử dụng để phát triển các chiến lược marketing và quảng bá hiệu quả cho dịch vụ gọi xe công nghệ
Nghiên cứu 3: Theo Chutikarn Homniem và Nathaya Pupat (2020) đã cho người đọc thấy được mục đích của một cuộc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng lại dịch vụ xe Grab của hành khách tại Bangkok Các tác giả này đã thực hiện mô hình chấp nhận công nghệ TAM để đạt được ý định là làm rõ xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng lại dịch vụ Grab Đối tượng mà các tác giả nhắm tới muốn nghiên cứu là những người sống ở Bangkok và đã từng sử dụng Grab trong vòng 3 tháng được cho là nhiều nhất Sử dụng phương pháp định tín, nhóm tác giả này đã thực hiện một cuộc khảo sát với kích thước mẫu là 400 người đang sinh sống và làm việc tại Bangkok Kết quả nghiên cứu đã cho thấy được 4 biến độc lập là Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức giá cả, Nhân thức sự an toàn, Hình ảnh thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến Dự định sử dụng lại và trong các yếu tố đo thì Nhận thức sự an toàn là yếu tố quan trọng nhất
Nghiên cứu 4: Nhóm tác giả Ivan Prasetya Tanimukti, Christian Wibisonoa,
Vincentius Josef Winsnu Wardhonoa, Agus Hasan Pura Anggawijayaa (2016) đã thực hiện bài nghiên cứu “ The effect of perceived usefulness, perceived ease of use, and trustworthiness on the consumer’s intent to use (A case study of Go-Jek Indonesia)’’ đã chỉ ra cho người đọc thấy được mục đích là điều tra sự ảnh hưởng của các yếu tố Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng và Sự tin cậy lên Dự định của người tiêu dùng trong trong việc sử dụng dịch vụ Go-Jek ở Bandung Các tác giả này đã sử dụng phương pháp định tính nhằm nghiên cứu tiến hành khảo sát những người có độ tuổi từ 17 đến 26 ở Bandung, Indonesia và trong đó chủ yếu là các sinh viên từ trường Đại học Công giáo Parahyangan Sử dụng phương pháp thu thập thông tin đã thu về được kích thước mẫu là 372 người Kết quả của bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng ba biến là Nhận thức sự hữu ích, Sư tin cậy, Nhận thức dễ sử dụng thì Nhận thức sự hữu ích là yếu tố có tác động ảnh hưởng nhất đến dự định sử dụng Ngoài ra cũng có yếu tố Chất Lượng kết nối Internet có ảnh hưởng đến Nhận thức sử dụng lớn hơn so với Sự hiểu quả khi sử dụng điện thoại thông minh và Kiến thức thương hiệu có ảnh hưởng tới yếu tố Sự tin cậy lớn hơn so với ảnh hưởng xã hội
Nghiên cứu 5: Dựa vào Mohlmann (2015) đã tiến hành nghiên cứu “Tiêu dùng hợp tác: Các yếu tố quyết định sự hài lòng và khả năng sử dụng lại tùy chọn kinh tế chia sẻ” Nghiên cứu này đã cho thấy được mục tiêu là tìm hiểu sự hài lòng của người dùng trong nên kinh tế chia sẻ đã bị tác động bởi tính cộng đồng, sự tiết kiệm chi phí, tác động của môi trường, sự quen thuộc, chất lượng dịch vụ, xu hướng các mối quan hệ , sự tin tưởng, tiện ích sản phẩm, tính năng của Internet, tính năng của điện thoại di động thông minh Tất cả biến này này là các biến độc lập và yếu tố lựa chọn của người tiêu dùng là biến phụ thuộc Tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng, thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng phương pháp thu thập thông tin để thực hiện bảng câu hỏi khảo sát được lấy từ 236 người sử dụng mô hình chia sẻ xe B2C car2go và 187 người dùng mô hình thị trường lưu trú cộng đồng trực tuyến ở Đức Những dữ liệu trên được phân tích bằng mô hình hồi quy đa biến Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố trên đều có tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng tham gia sử dụng dịch vụ trong mô hình kinh tế chia sẻ
Bảng 2.2 Tổng hợp lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan
Tên tác giả/năm Tên công trình nghiên cứu
Các nhân tố và chiều tác động Thúy, Hoàng Đàm Lương và cộng sự (2023)
Quyết định sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ của khách hàng Hà Nội trong đại dịch COVID-19
Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Chuẩn chủ quan, Lợi ích kinh tế, Nhận thức về rủi ro, Chính sách của
Nhà nước và Ý định sử dụng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ xe công nghệ của các hành khách, cụ thể là sinh viên tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh
Chất lượng dịch vụ, Giá trị giá cả, Giao dịch thuận tiện, Mức độ dễ sử dụng,
Sự hữu ích, Thói quen, Nhận diện thương hiệu và Quyết định sử dụng dịch vụ
Chấp nhận và sử dụng công nghệ: Một nghiên cứu về dịch vụ Uber
Kiến thức pháp luật, Dễ dàng sử dụng, Chuẩn chủ quan,Tính riêng tư, Giá trị giá cả và Sự chấp nhận Nguyễn Phước Duy Quý et al (2020)
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Taxi tại Việt Nam
Nhận thức khuyến mãi bán hàng, Nhận thức chất lượng dịch vụ, Nhận thức khả năng sử dụng công nghệ, Sự hài lòng và Lòng trung thành
Trần Văn Đạt (2020) Ý định sử dụng dịch vụ
Grab tại Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19
Rủi ro hoạt động, Rủi ro an toàn, Rủi ro xã hội, Rủi ro tâm lý, Mức độ hài lòng và Ý định sử dụng Karim, Muhibbullah &
Ulfy (2020) Ý định hành vi sử dụng dịch vụ gọi xe qua ứng dụng giữa những người đi lại trong thành phố Dhaka
Cảm nhận về sự hữu ích, Cảm nhận về sự tiện lợi, Nhận thức được sự tin tưởng, Sự hài lòng và Ý định hành vi
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt xe công nghệ ở Malaysia
Nhận thức về tính hữu ích, Tính dễ sử dụng, Tính tương thích, Lợi thế tương đối, Sự an toàn, chuẩn mực chủ quan và ý định sử dụng dịch vụ Chutikarn Homniem và
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng lại dịch vụ xe Grab của hành khách tại Bangkok
Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức giá cả, Nhân thức sự an toàn, Hình ảnh thương hiệu và Dự định sử dụng Ivan Prasetya Tanimukti,
The effect of perceived usefulness, perceived ease ofuse, and trustworthiness on the consumer’s intent to use (A case study of Go-Jek Indonesia)
Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng và
Sự tin cậy và Dự định của người tiêu dùng
Mohlmann (2015) Các yếu tố quyết định sự hài lòng và khả năng sử dụng lại tùy chọn kinh tế chia sẻ
Sự tiết kiệm chi phí, Sự gần gũi quen thuộc, Chất lượng dịch vụ, Sự tin cậy, Cảm nhận về sự lợi ích và Lựa chọn sử dụng dịch vụ
Nguồn: Tổng hợp tóm tắt của tác giả 2.4.3 Th ả o lu ậ n kho ả ng tr ố ng nghiên c ứ u
Qua kết quả tổng hợp các khái niệm định nghĩa và cơ sở lý thuyết các mô hình nghiên cứu liên quan đến hành vi của người tiêu dùng và lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phượng tiện di chuyển Grab Bike Các khoảng trống sau đây được phát hiện: Đầu tiên, ở các công trình nghiên cứu trước đây bao gồm trong và ngoài nước, tác giả đã phân tích các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ xe công nghệ Nhưng, tác giả nhận biết các công trình nghiên cứu trước đó chưa phân tích rõ các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM Chính vì điều đó đã xác khoảng trống nghiên cứu thứ nhất
Tiếp theo, Nhận thức về rủi ro là một nhân tố mà người tiêu dùng rất quan tâm khi quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike Các vấn đề về việc xảy ra rủi ro không lường trước hay dự đoán được khi lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike mà người tiêu dùng sử dụng dịch vụ hoặc đánh giá đều nhận được rất nhiều sự quan tâm từ đó đẩy nhanh quyết định lựa chọn Grab Bike của họ Ở các nghiên cứu trước đó bao gồm cả trong và ngoài nước vẫn chưa được tác giả nhắc đến hay chú trọng vào nhân tố này Vì thế, đây là khoảng trống nghiên cứu thứ hai
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu đề tài
Hinh 3.1 Quy trình nghiên cứu đề tài
Nguồn: Nguyễn Định Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2012)
Hình 3.1 trên đã minh họa ra quy trình thực hiện nghiên cứu cho đề tài mang tính liên kết chặt chẽ Nguyễn Định Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2012) đã lập ra kế hoạch gồm mười bước để thực hiện quy trình nghiên cứu đề tài bắt đầu từ việc dựng xây thang đo nháp cho đến tiến hành các cuộc phỏng vấn để hình thành xây dựng thang đo chính thức với mục đích hỗ trợ về việc nghiên cứu chính thức Sau khi nhận được kết quả từ việc nghiên cứu chính thức, sử dụng kết quả đó để thực hiện kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định EFA (Exploring Factor Analysis) để phát hiện ra các cấu trúc của dữ vẫn còn là một ẩn số Trong Cronbach’s
Alpha còn có kiểm tra tương quan biến tổng hệ số và trong kiểm tra trọng số còn có số nhân tố trích, phương sai trích Khi các kiểm định ban đầu được vượt qua việc xây dựng hoàn thành thang đo một cách chỉnh chu thì sẽ tới bước cuối cùng là tiền hành phân tích hồi quy tiến tính để kiểm tra xác định mô hình và làm rõ các giả thuyết.
Xây dụng thang đo, bảng khảo sát
Dựa vào các khái niệm kiến thức về cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở chương
2, trong nghiên cứu bảng (Bảng 3.1) gồm 23 biến quan sát với mục đích để đánh giá đo lường các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM Nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ nhằm để đánh giá đo lường các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM Để xác định đánh giá đo lường các cấp độ hoặc không chắc chắn có sự thống nhất giữa các úng viên tham gia và các phát biểu thì thang đo Likert 5 sẽ giúp hỗ trợ những người tham gia trả lời cuộc phỏng vấn chỉ ra được mức độ dựa theo quan điểm cá nhân của mỗi người với một loạt các phát biểu Mỗi thang đo có năm câu trả lời khác nhau tương đương với năm loại quan điểm phản ứng khác nhau tùy vào ý kiến của mỗi người, từ 1 = hoàn toàn không đồng ý cho tới 5 = hoàn toàn đồng ý (Lederer Antonucci and Goeke 2011)
Khái niệm Biến quan sát Nguồn
Nhận thức sự hữu ích Dịch vụ Grab Bike hữu ích trong cuộc sống hàng ngày đối với anh/chị
Anh/chị thấy phương tiện di chuyển Grab Bike phù hợp với xu hướng hiện nay
Anh/chị có nhiều lựa chọn di chuyển hơn khi
Chen và cộng sự (2007) sử dụng dịch vụ Grab Bike
Dịch vụ Grab được anh/chị sử dụng có thể bất cứ khi nào
Nhận thức tính dễ sử dụng
Việc học cách sử dụng dịch vụ Grab Bike không khó khăn đối với anh/chị
Anh/chị nhận thấy việc thực hiện các giao dịch thanh toán trên ứng dụng Grab đơn giản, dễ hiểu Việc thực hiện tìm kiếm xe trên dịch vụ Grab Bike có thể dễ dàng đối với anh/chị
Anh/chị sử dụng dịch vụ Grab Bike không cần tốn nhiều nỗ lực
Nhận thức về rủi ro Anh/chị cảm thấy các hình thức thanh toán trên dịch vụ Grab Bike rất an toàn
Anh/chị sẽ không bỏ lỡ chuyến di chuyển của mình khi sử dụng dịch vụ Grab Bike
Anh/chị thực hiện giao dịch trên dịch vụ Grab Bike hiếm khi xảy ra lỗi Anh/chị cảm thấy chất lượng dịch vụ Grab Bike mang lại rất an toàn Giá trị giá cả Anh/chị có thấy chất lượng phục vụ của dịch vụ Grab Bike phù hợp với giá cả
Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2015)
Anh/chị có thấy việc đặt xe qua dịch vụ Grab Bike có giá cả thấp hơn các dịch vụ thương hiệu xe ôm khác Anh/chị nhận được nhiều khuyến mãi khi sử dụng dịch vụ Grab Bike
Venkatesh và công sự (2012), Ren và cộng sự (2020), Quỳnh Lam (2022)
Anh/chị đã tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ vào việc sử dụng phương tiện di chuyển Grab Bike
Sự tin cậy Những thông tin anh/chị cung cấp cho dịch vụ Grab Bike được đảm bảo tính an toàn
Taylor và Todd (1995); Chen và cộng sự (2007)
Khi sử dụng dịch vụ Grab Bike thì anh/chị cảm thấy an toàn khi lựa chọn
Anh/chị cảm thấy tin tưởng dịch vụ Grab Bike xử lý chính xác và nhanh chóng các vấn đề nảy sinh trong khi sử dụng dịch vụ
Anh/chị nhận thấy dịch vụ Grab Bike trung thực khi tính khoảng cách đường đi phù hợp với số tiền
Quyết định lựa chọn Anh/chị tỏ ra hài lòng khi quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike
Anh/chị vẫn sẽ lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike trong tương lai Anh/chị sẽ giới thiệu quảng cáo cho người khác về việc lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các nhân tố: nhận thức sự hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng, nhận thức về rủi ro, giá trị giá cả, sự tin cậy và quyết định lựa chọn đều có tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM
Nghiên cứu gồm 6 thang đo với 23 biến quan sát được biểu diễn qua 23 câu hỏi Cụ thể sau đây:
- Thang đo nhận thức sự hữu ích được đo lường thông qua 4 biến quan sát được kí hiệu là HI1, HI2, HI3, HI4
- Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng được đo lường thông qua 4 biến quan sát được kí hiệu là DSD1, DSD2, DSD3, DSD4
- Thang đo nhận thức về rủi ro được đo lường thông qua 4 biến quan sát được kí hiệu là RR1, RR2, RR3, RR4
- Thang đo giá trị giá cả được đo lường thông qua 4 biến quan sát được kí hiệu là GTGC1, GTGC2, GTGC3, GTGC4
- Thang đo sự tin cậy được đo lường thông qua 4 biến quan sát được kí hiệu là STC1, STC2, STC3, STC 4
- Thang đo quyết định lựa chọn được đo lường thông qua 3 biến quan sát được kí hiệu là QDLC1, QDLC2, QDLC3, QDLC3
Tác giả xây dựng thang đó Likert 5 mức độ: 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Bình thường, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý
Bảng 3.2 Thang đo chính thức
Khái niệm Phát biểu Kí hiệu
Nhận thức sự hữu ích Dịch vụ Grab Bike hữu ích trong cuộc sống hàng ngày đối với anh/chị
Anh/chị thấy phương tiện di chuyển Grab Bike phù hợp với xu hướng hiện nay
Anh/chị có nhiều lựa chọn di chuyển hơn khi sử dụng dịch vụ Grab Bike
Dịch vụ Grab được anh/chị sử dụng có thể bất cứ khi nào
Nhận thức tính dễ sử dụng
Việc học cách sử dụng dịch vụ Grab Bike không khó khăn đối với anh/chị
Anh/chị nhận thấy việc thực hiện các giao dịch thanh toán trên ứng dụng Grab đơn giản, dễ hiểu
Việc thực hiện tìm kiếm xe trên dịch vụ Grab Bike có thể dễ dàng đối với anh/chị
Anh/chị sử dụng dịch vụ Grab Bike không cần tốn nhiều nỗ lực
Nhận thức về rủi ro Anh/chị cảm thấy các hình thức thanh toán trên dịch vụ Grab Bike rất an toàn
Anh/chị sẽ không bỏ lỡ chuyến di chuyển của mình khi sử dụng dịch vụ Grab Bike
Anh/chị thực hiện giao dịch trên dịch vụ Grab Bike hiếm khi xảy ra lỗi
Anh/chị cảm thấy chất lượng dịch vụ Grab Bike mang lại rất an toàn
Giá trị giá cả Anh/chị có thấy chất lượng phục vụ của dịch vụ Grab Bike phù hợp với giá cả
Anh/chị có thấy việc đặt xe qua dịch vụ Grab Bike có giá cả thấp hơn các dịch vụ thương hiệu xe ôm khác
Anh/chị nhận được nhiều khuyến mãi khi sử dụng dịch vụ Grab Bike
Anh/chị đã tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ vào việc sử dụng phương tiện di chuyển Grab Bike
Sự tin cậy Những thông tin anh/chị cung cấp cho dịch vụ Grab Bike được đảm bảo tính an toàn
Khi sử dụng dịch vụ Grab Bike thì anh/chị cảm thấy an toàn khi lựa chọn
Anh/chị cảm thấy tin tưởng dịch vụ Grab Bike xử lý chính xác và nhanh chóng các vấn đề nảy sinh trong khi sử dụng dịch vụ
Anh/chị nhận thấy dịch vụ Grab Bike trung thực khi tính khoảng cách đường đi phù hợp với số tiền
Quyết định lựa chọn Anh/chị tỏ ra hài lòng khi quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike
Anh/chị vẫn sẽ lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike trong tương lai
Anh/chị sẽ giới thiệu quảng cáo cho người khác về việc lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike
Bảng câu hỏi được xây dụng gồm ba phần: bắt đầu phần đầu tiên được thực hiện để sàng lọc bao gồm các câu hỏi nhằm với mục tiêu chọn ra người tham gia trả lời khảo sát trong phần lớn đối tượng nghiên cứu, với vấn đề về nghiên cứu này là để tìm ra người tham gia khảo sát có phải là người tiêu dùng tại TPHCM Phần kế tiếp cho thấy các câu hỏi để thực hiện thu thập dữ liệu cấp thiết cho mục đích nghiên cứu: mức độ đồng ý của người tiêu dùng đối với các nhân tố tác động quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike Nhìn vào phần tiếp theo, thang đo Likert 5 mức độ được coi là phương pháp sử dụng trong nghiên cứu dề tài này Loại thang đo này đề nghị người tham gia trả lời khảo sát bắt buộc điền câu trả lời của mình tương ứng 1 trong 5 mức độ phản hội cho từng câu hỏi tùy thuộc vào quan điểm các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó Phần I là phần thông tin cá nhân của mỗi người tham gia trả lời khảo sát bao gồm độ tuổi, giới tính, việc sử dụng dịch vụ Grab Bike, mức chi tiêu) Phần II đều thực hiện ứng dụng dạng câu hỏi một lựa chọn, với điều kiện là người tham gia trả lời khảo sát chỉ được chọn một trong các câu trả lời có sẵn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thống kê mô tả nghiên cứu
4.1.1 Các bi ến đị nh tính
Phương pháp bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến Google Form được tác giả thực hiện để chọn mẫu Đối tượng khảo sát mà tác giả nghiên cứu là người tiêu dùng có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, đã và đang lựa chọn sử dụng dịch vụ phương tiện di chuyển Grab Bike, sinh sống và làm việc tại khu vực TP.HCM
Nhờ vào quá trình thu thập dữ liệu bằng cách thực hiện khảo sát, tác giả bắt đầu thực hiện sàng lọc những mẫu thu thập chưa đáp ứng đủ điều kiện Kết quả cho thấy, tác giả đã thu thập được mẫu có kích thước 317 đáp ứng đủ tiêu chuẩn phân tích cho quá trình nghiên cứu và được trình bày trong bảng dưới đây về số liệu thống kê mô tả các biến định tính
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến định tính
Chi tiêu sinh hoạt hàng tháng
Tần suất sử dụng dịch vụ Grab
Một tuần sử dụng trên 2 lần 48 15.1
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Về giới tính:đối tượng tham gia khảo sát là 317 người tiêu dùng Thành phố
Hồ Chí Minh nên tỉ lệ nam nữ giữa các ngành có sự chênh lệch, tương ứng 100 người có giới tính là nam có tỷ lệ 31.5% và 217 người có giới tính là nữ có tỷ lệ 68.5%
Về độ tuổi: Qua bảng dữ liệu trên có thể thấy tỉ lệ nhiều nhất là những người tiêu dùng có độ tuổi từ 23 - 30 tuổi, chiếm 47.6%, kế tiếp là người có độ tuổi 19-23 tuổi, chiếm 25.2% cao ngang hơn xíu người từ 16 – 18 tuổi và tỉ lệ thấp nhất là người tiêu dùng có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên chiếm 2.2%
Về mức chi tiêu: người tiêu dung chi tiêu hàng tháng từ 1 – 3 triệu chiếm đa số với 42% Tiếp theo là chi tiêu từ 3 – 5 triệu tương ứng với 25.6% còn lại là từ 5 –
10 triệu và trên 10 triệu tương ứng với tỉ lệ lần lượt là 17.4% và 15.1%
Về tần suất sử dụng dịch vụ Grab Bike: Phần lớn tần suất người tiêu dùng sử dụng dịch vụ là 1 hoặc 2 lần trong tuần chiếm 84.9% và người sử dụng dịch vụ hơn
4.1.2 Các bi ến định lượ ng
Dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát được tác giả sử dụng xây dựng với thang đo Likert 5 mức độ để đo lường Chính vì thế, kỹ thuật thống kê trung bình cho các biến định lượng được tác giả sử dụng để xem xét tổng quát về quan điểm của người tham gia khảo sát với các câu hỏi trong thang đo bảng câu hỏi khảo sát Việc làm này giúp nói rõ hơn về ý kiến của đối tượng tham gia khảo sát qua các vấn đề được nảy sinh
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến định lượng
Thang đo Biến quan sát Giá trị nhỏ nhất
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nhận thức sự hữu ích
Nhận thức tính dễ sử dụng
Nhận thức về rủi ro
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Mức độ đánh giá thấp nhất ở mức 1 và cao nhất ở mức 5 được thể hiện qua kết quả của các câu hỏi khảo sát Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng xác định giá trị trung bình của các biến quan sát đều lớn hơn 3 và có độ lệch chuẩn khá nhỏ, ngoại trừ 3 biến quan sát RR4, GTGC1 và STC4 Vì vậy, kết quả đã bước đầu cho thấy rằng mức độ tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike được xác định ở mức khá cao.
Kiểm định độ tin cậy thang đo – Cronbach’s Alpha
Bảng 4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Nhận thức sự hữu ích (HI); Cronbach’s Alpha = 0.822
Nhận thức tính dễ sử dụng (DSD); Cronbach’s Alpha = 0.759
Nhận thức về rủi ro (RR); Cronbach’s Alpha = 0.793
Giá trị giá cả (GTGC); Cronbach’s Alpha = 0.827
Sự tin cậy (STC); Cronbach’s Alpha = 0.844
Quyết định lựa chọn (QDLC); Cronbach’s Alpha = 0.907
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Bảng 4.3 đã minh hoa hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo đều cao hơn 0,7, thấp nhất là 0,759 của thang đo nhận thức tính dễ sử dụng (DSD)
Vì vậy, tác giả đã chứng minh các thang đo được sử dụng trong mô hình hoàn toàn mang tính phù hợp và bảo đảm chắc chắn tin cậy Ngoài ra còn xem xét độ tin cậy của thang đo nhờ vào hệ số Cronbach’s Alpha mà còn tập trung vào hệ số tương quan biến tổng của từng biến quan sát của mỗi thang đo đó
Các biến quan sát còn lại là nhận thức sự hữu ích (HI); Nhận thức về rủi ro (RR); Giá trị giá cả (GTGC); Sự tin cậy (STC); Quyết định lựa chọn (QDLC) có hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt là 0.822; 0.793; 0.827; 0.844; 0.907
Không chỉ vậy, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 biến động từ 0.544 đến 0.893 Thấp nhất là biến quan sát DSD1 (0,544) của thang đo nhận thức tính sử dụng và cao nhất là biến quan sát QDLC1 (0,893) của thang đo quyết định lựa chọn.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 4.4 Kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Bảng 4.4 minh họa kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đều có kiểm định đạt yêu cầu Dựa vào kết quả kiểm định tính phù hợp của mô hình, hệ số kiểm định KMO đạt yêu cầu bằng 0.853 (nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1), nhận thấy rằng kết quả phân tích của yếu tố đảm bảo đạt điều kiện độ tin cậy Ngoài ra, giá trị của kiểm định Barlett về sự tương quan của biến quan sát Sig đạt tiêu chuẩn có ý nghĩa thống kê (Sig.= 0,000 < 0,05) Hai hệ số trên cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu và các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể
Tiếp tục nhìn vào bảng 4.4 ở mục Total Variance Explained, hệ số Eigenvalues lớn hơn 1 được thể hiện ở 5 nhân tố (bắt đầu từ yếu tố nhỏ nhất 1,279 > 1) cho thấy được 5 nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và đảm bảo đủ diều kiện Chính vì thế, ở nhân tố thứ 5 thì phép phân tích dừng lại và 5 nhân tố đó đều đủ điều kiện được giữ lại Tổng phương sai trích bằng 64,851% (50%) nghĩa là 64,851% sự tăng giảm biến thiên của 20 nhân tố quan sát được chia thành 5 nhân tố là đảm bảo mang tính phù hợp qua các dữ liệu khảo sát trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.5 Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA
Các nhân tố thành phần
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Bảng 4.5 minh họa kết quả của mỗi biến quan sát qua 5 nhân tố đều có hệ số tải lớn hơn 0.5 Thông qua việc sử dụng phương pháp EFA để nhận được kết quả nhận thấy rằng 20 biến quan sát đủ điều kiện và đạt tiêu chuẩn tiếp tục được giữ lại trong mô hình nghiên cứu Bao gồm 5 nhân tố xác định được mô tả như sau:
Nhân tố 1: Thang đo Sự tin cậy được mã hóa cho nhân tố này là STC bao gồm các biến quan sát STC1, STC2, STC3, STC4 được sắp xếp vào trong cùng 1 nhóm nhân tố Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.5 Chính vì thế, không có bất cứ sự thay đổi nào đối với thang đo Sự tin cậy và tất cả các biến quan sát trên đều mang tính ý nghĩa thống kê
Nhân tố 2: Thang đo Nhận thức sự hữu ích được mã hóa cho nhân tố này là HI bao gồm các biến quan sát HI1, HI2, HI3, HI4 được sắp xếp vào trong cùng 1 nhóm nhân tố Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.5 Chính vì thế, không có bất cứ sự thay đổi nào đối với thang đo Nhận thức sự hữu ích và tất cả các biến quan sát trên đều mang tính ý nghĩa thống kê
Nhân tố 3: Thang đo Giá trị giá cả được mã hóa cho nhân tố này là GTGC bao gồm các biến quan sát GTGC1, GTGC2, GTGC3, GTGC4 được sắp xếp vào trong cùng 1 nhóm nhân tố Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.5 Chính vì thế, không có bất cứ sự thay đổi nào đối với thang đo Giá trị giá cả và tất cả các biến quan sát trên đều mang tính ý nghĩa thống kê
Nhân tố 4: Thang đo Nhận thức về rủi ro được mã hóa cho nhân tố này là RR bao gồm các biến quan sát RR1, RR2, RR3, RR4 được sắp xếp vào trong cùng 1 nhóm nhân tố Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.5 Chính vì thế, không có bất cứ sự thay đổi nào đối với thang đo Nhận thức về rủi ro và tất cả các biến quan sát trên đều mang tính ý nghĩa thống kê
Nhân tố 5: Thang đo Nhận thức tính dễ sử dụng được mã hóa cho nhân tố này là DSD bao gồm các biến quan sát DSD1, DSD2, DSD3, DSD4 được sắp xếp vào trong cùng 1 nhóm nhân tố Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.5 Chính vì thế, không có bất cứ sự thay đổi nào đối với thang đo Nhận thức dễ sử dụng và tất cả các biến quan sát trên đều mang tính ý nghĩa thống kê.
Phân tích tương quan Pearson
Bảng 4.6 Phân tích tương quan Pearson
N = 317 HITB DSDTB RRTB GTGCTB STCTB QDLCTB
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Phân tích hồi quy tuyến tính
4.5.1 Ki ểm đị nh m ức độ phù h ợ p c ủ a mô hình
Bảng 4.7 Hệ số xác định mô hình
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Bảng 4.7 minh họa cho thấy kết quả của phân tích mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh có giá trị = 0,613 = 61,3% > 50% cho thấy các nhân tố độc lập trong mô hình hồi quy giải thích được ý nghĩa của 61,3% cho tổng thể sự tăng giảm biến thiên về trong quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM
Sum of Squares df Mean
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Bảng 4.9 minh họa kết quả của phân tích phương sai ANNOVA trong mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy giá trị F = 101,267 và hệ số sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy mức ý nghĩa rất nhỏ Do đó, kết quả hồi quy tuyến tính của mô hình hồi quy đạt tiêu chuẩn, đảm bảo hoàn toàn phù hợp và đảm bảo ở độ tin cậy để có thế sử dụng trong mô hình nghiên cứu
4.5.2 Ki ểm đị nh h ồ i quy
Bảng 4.9 Hệ số hồi quy giữa các biến
Hồi quy chưa chuẩn hóa
Hồi quy chuẩn hóa t Sig VIF
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Bảng 4.11 minh họa kết quả hệ số hồi quy giữa các biến nhận thấy bao gồm đủ 5 nhân tố Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức về rủi ro, Giá trị giá cả, Sự tin cậy đều là các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM
Nhân tố Nhận thức sự hữu ích (HI) mang tính ý nghĩa Sig = 0,022 < 0,05 Khi người tiêu dùng đánh giá về Nhận thức sự hữu ích tăng hoặc giảm 1 đơn vị thì nhân tố Quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike sẽ tương ứng tăng hoặc giảm 0,093 đơn vị (hệ số Beta = 0,093; quan hệ giữa Nhận thức sự hữu ích với Quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike là cùng chiều nếu không xét những yếu tố khác)
Nhân tố Nhận thức tính dễ sử dụng (DSD) mang tính ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 Nếu có sự biến thiên tăng/giảm trong Nhận thức dễ sử dụng (DSD) của người tiêu dùng rõ ràng sẽ khiến cho quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng biến thiên cùng chiều với hệ số Beta bằng 0,381
Nhân tố Nhận thức về rủi ro (RR) mang tính ý nghĩa Sig = 0,014 < 0,05 Khi người tiêu dùng đánh giá mức độ tác động của Nhận thức về rủi ro (RR) tăng hay giảm 1 đơn vị sẽ làm tăng quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM sẽ tương ứng tăng/giảm 0,101 đơn vị (hệ số Beta = 0,101; quan hệ giữa Nhận thức về rủi ro với Quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike là cùng chiều nếu không xét những yếu tố khác)
Nhân tố Giá trị giá cả (GTGC) mang tính ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 Giá trị giá cả (GTGC) của người tiêu dùng tại TPHCM nếu tăng/giảm 1 đơn vị sẽ làm cho quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM tăng/giảm 0,302 đơn vị
Nhân tố Sự tin cậy (STC) mang tính ý nghĩa Sig.= 0,000 < 0,05 Khi người tiêu dùng đánh giá về sự tin cậy tăng hoặc giảm 1 đơn vị thì nhân tố Quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike sẽ tương ứng tăng hoặc giảm 0,249 đơn vị (hệ số Beta = 0,249; quan hệ giữa Sự tin cậy với Quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike là cùng chiều nếu không xét những yếu tố khác)
Bảng 4.11 đã minh họa kết quả của kiểm định đa cộng tuyến thì mô hình có độ chấp nhận (Tolerance) lớn hơn 0 và hệ số phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của các biến đều nhỏ hơn 2, hệ số VIF cao nhất là 3,089 Do đó mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến
Qua kết quả phân tích trên, xác nhận chốt rằng 5 nhân tố HI, DSD, RR, GTGC, STC có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM mang tính ý nghĩa thống kê và được đưa vào phương trình hồi quy
Bảng 4.10 Kết luận giả thuyết
Nhận thức sự hữu ích tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TpHCM
Nhận thức tính dễ sử dụng tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TpHCM
Nhận thức về rủi ro tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TpHCM
Giá trị giá cả tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TpHCM
Sự tin cậy tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TpHCM
Kiểm định các khuyết tật trong mô hình
Bảng thống kê hồi quy đã minh họa kết quả nghiên cứu của hệ số Durbin- Watson bằng 1,669 nằm trong ngưỡng cho phép (từ 1 đến 3), chính vì điều đó đã không xuất hiện hiện tượng tự tương quan trong mô hình Suy ra mô hình hồi quy đạt tiêu chuẩn đủ điều kiện và mang tính phù hợp vì không có hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến nghiêm trọng trong mô hình
4.6.2 Ki ểm đị nh ph ần dư chuẩ n hóa
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Hình 4.1 đã minh họa được phần dư chưa chuẩn hóa có giá trị trung bình rất nhỏ xấp xỉ gần bằng 0 (do Mean = -1,48 E-15) và độ lệch chuẩn trung bình gần bằng
1 (Std Dev = 0.992) Chính vì điều đó đã giải thích được phân phối phần dư của mô hình xấp xỉ chuẩn được coi là đạt đạt tiêu và đủ điều kiện
Hình 4.2 Kiểm dịnh phần dư chuẩn hóa
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Hình 4.2 đã minh họa được hình hảnh vị trí sự phân phối của phần dư trong mô hình không bị cách xa quá khoảng cách khỏi đường thằng kỳ vọng hoặc để rõ ràng hơn là gần như sự phân phối của phần dư và đường thằng kỳ vọng trong mô hình xấp xỉ trùng nhau Do đó có thể kết luận rằng phân phối chuẩn phần dư của mô hình là đạt tiêu chuẩn
4.6.3 Gi ả đị nh liên h ệ tuy ế n tính
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Hình 4.2 đã minh họa biểu đồ ScatterPlot cho ra thể hiện kết quả để nhận biết được các điểm dao động chuyển động khá đồng đều trên dưới trục tung độ 0, có vài điểm hoặc thậm chí là rất ít điểm nằm ngoài Các điểm dữ liệu mà nhiều nhất thì nằm trong đoạn dao động từ -2 đến âm dọc theo tung độ 0 Vì vậy điều đó đã không vi phạm giả định liên hệ tuyến tính.
Kiểm định sự khác biệt trung bình
4.7.1 Ki ểm đị nh s ụ khác bi ệ t theo gi ớ i tính
Bảng 4.11 Kiểm định Independent Samples T-Test
Kiểm định Levene Kiểm định T-Test
Phương sai của hai tổng thể bằng nhau
Phương sai của hai tổng thể khác nhau
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Bảng 4.13 minh họa kết quả của việc sử dụng phương pháp Inpendent Samples T-Test để kiểm định sự khác biệt giới tính Qua bảng trên ta thấy được kiểm định Levene biểu diễn giá trị Sig của các biến đều 0,921 > 0,05 Phương sai giữa hai giới tính nam và nữ vẫn giữ nguyên không có sự khác biệt Giá trị Sig (2 - tailed) = 0,657 lớn hơn 0,05 được biểu diễn ở dòng thứ nhất thông qua kết quả của kiểm định T-Test
Do đó không có sự khác biệt về giới tính đối với Quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM
Bảng 4.12 Thống kê đối tượng
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Bảng 4.14 minh họa kết quả giá trị trung bình của quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của nữ (3,5422) cao hơn so với nam (3,4300)
4.7.2 Ki ểm đị nh s ự khác bi ệt theo độ tu ổ i
Bảng 4.13 Kiểm định Levene, ANOVA
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Bảng 4.15 minh họa kết quả giá trị sig của kiểm định Leneve = 0,939 > 0,05 bằng cách sử dụng phương pháp One-Way ANOVA, vì thế không có sự khác biệt trung bình phương sai giữa các nhóm tuổi Sủ dụng kiểm định ANOVA để biểu diễn kết quả sig = 0,672 > 0,05 Do vậy, không có sự khác biệt giữa độ tuổi với quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM
4.7.3 Ki ểm đị nh s ự khác bi ệ t theo m ứ c chi tiêu
Bảng 4.14 Kiểm định ANOVA theo chi tiêu
Sum of Squares df Mean
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Bảng 4.16 sủ dụng phương pháp kiểm đinh định ANOVA để cho ra kết quả theo chi tiêu của từng đáp viên cho thấy giá trị sig = 0,561 > 0,05, điều này đã nói lên không có sự khác biệt về chi tiêu với quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM
Hình 4.4 Kiểm định ANOVA theo chi tiêu
Nguồn Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0
Quy trình nghiên cứu đề tài
Nguồn: Nguyễn Định Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2012)
Hình 3.1 trên đã minh họa ra quy trình thực hiện nghiên cứu cho đề tài mang tính liên kết chặt chẽ Nguyễn Định Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2012) đã lập ra kế hoạch gồm mười bước để thực hiện quy trình nghiên cứu đề tài bắt đầu từ việc dựng xây thang đo nháp cho đến tiến hành các cuộc phỏng vấn để hình thành xây dựng thang đo chính thức với mục đích hỗ trợ về việc nghiên cứu chính thức Sau khi nhận được kết quả từ việc nghiên cứu chính thức, sử dụng kết quả đó để thực hiện kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định EFA (Exploring Factor Analysis) để phát hiện ra các cấu trúc của dữ vẫn còn là một ẩn số Trong Cronbach’s
Alpha còn có kiểm tra tương quan biến tổng hệ số và trong kiểm tra trọng số còn có số nhân tố trích, phương sai trích Khi các kiểm định ban đầu được vượt qua việc xây dựng hoàn thành thang đo một cách chỉnh chu thì sẽ tới bước cuối cùng là tiền hành phân tích hồi quy tiến tính để kiểm tra xác định mô hình và làm rõ các giả thuyết
3.2 Xây dụng thang đo, bảng khảo sát
Dựa vào các khái niệm kiến thức về cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở chương
2, trong nghiên cứu bảng (Bảng 3.1) gồm 23 biến quan sát với mục đích để đánh giá đo lường các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM Nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ nhằm để đánh giá đo lường các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM Để xác định đánh giá đo lường các cấp độ hoặc không chắc chắn có sự thống nhất giữa các úng viên tham gia và các phát biểu thì thang đo Likert 5 sẽ giúp hỗ trợ những người tham gia trả lời cuộc phỏng vấn chỉ ra được mức độ dựa theo quan điểm cá nhân của mỗi người với một loạt các phát biểu Mỗi thang đo có năm câu trả lời khác nhau tương đương với năm loại quan điểm phản ứng khác nhau tùy vào ý kiến của mỗi người, từ 1 = hoàn toàn không đồng ý cho tới 5 = hoàn toàn đồng ý (Lederer Antonucci and Goeke 2011)
Khái niệm Biến quan sát Nguồn
Nhận thức sự hữu ích Dịch vụ Grab Bike hữu ích trong cuộc sống hàng ngày đối với anh/chị
Anh/chị thấy phương tiện di chuyển Grab Bike phù hợp với xu hướng hiện nay
Anh/chị có nhiều lựa chọn di chuyển hơn khi
Chen và cộng sự (2007) sử dụng dịch vụ Grab Bike
Dịch vụ Grab được anh/chị sử dụng có thể bất cứ khi nào
Nhận thức tính dễ sử dụng
Việc học cách sử dụng dịch vụ Grab Bike không khó khăn đối với anh/chị
Anh/chị nhận thấy việc thực hiện các giao dịch thanh toán trên ứng dụng Grab đơn giản, dễ hiểu Việc thực hiện tìm kiếm xe trên dịch vụ Grab Bike có thể dễ dàng đối với anh/chị
Anh/chị sử dụng dịch vụ Grab Bike không cần tốn nhiều nỗ lực
Nhận thức về rủi ro Anh/chị cảm thấy các hình thức thanh toán trên dịch vụ Grab Bike rất an toàn
Anh/chị sẽ không bỏ lỡ chuyến di chuyển của mình khi sử dụng dịch vụ Grab Bike
Anh/chị thực hiện giao dịch trên dịch vụ Grab Bike hiếm khi xảy ra lỗi Anh/chị cảm thấy chất lượng dịch vụ Grab Bike mang lại rất an toàn Giá trị giá cả Anh/chị có thấy chất lượng phục vụ của dịch vụ Grab Bike phù hợp với giá cả
Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2015)
Anh/chị có thấy việc đặt xe qua dịch vụ Grab Bike có giá cả thấp hơn các dịch vụ thương hiệu xe ôm khác Anh/chị nhận được nhiều khuyến mãi khi sử dụng dịch vụ Grab Bike
Venkatesh và công sự (2012), Ren và cộng sự (2020), Quỳnh Lam (2022)
Anh/chị đã tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ vào việc sử dụng phương tiện di chuyển Grab Bike
Sự tin cậy Những thông tin anh/chị cung cấp cho dịch vụ Grab Bike được đảm bảo tính an toàn
Taylor và Todd (1995); Chen và cộng sự (2007)
Khi sử dụng dịch vụ Grab Bike thì anh/chị cảm thấy an toàn khi lựa chọn
Anh/chị cảm thấy tin tưởng dịch vụ Grab Bike xử lý chính xác và nhanh chóng các vấn đề nảy sinh trong khi sử dụng dịch vụ
Anh/chị nhận thấy dịch vụ Grab Bike trung thực khi tính khoảng cách đường đi phù hợp với số tiền
Quyết định lựa chọn Anh/chị tỏ ra hài lòng khi quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike
Anh/chị vẫn sẽ lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike trong tương lai Anh/chị sẽ giới thiệu quảng cáo cho người khác về việc lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các nhân tố: nhận thức sự hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng, nhận thức về rủi ro, giá trị giá cả, sự tin cậy và quyết định lựa chọn đều có tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike của người tiêu dùng tại TPHCM
Nghiên cứu gồm 6 thang đo với 23 biến quan sát được biểu diễn qua 23 câu hỏi Cụ thể sau đây:
- Thang đo nhận thức sự hữu ích được đo lường thông qua 4 biến quan sát được kí hiệu là HI1, HI2, HI3, HI4
- Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng được đo lường thông qua 4 biến quan sát được kí hiệu là DSD1, DSD2, DSD3, DSD4
- Thang đo nhận thức về rủi ro được đo lường thông qua 4 biến quan sát được kí hiệu là RR1, RR2, RR3, RR4
- Thang đo giá trị giá cả được đo lường thông qua 4 biến quan sát được kí hiệu là GTGC1, GTGC2, GTGC3, GTGC4
- Thang đo sự tin cậy được đo lường thông qua 4 biến quan sát được kí hiệu là STC1, STC2, STC3, STC 4
- Thang đo quyết định lựa chọn được đo lường thông qua 3 biến quan sát được kí hiệu là QDLC1, QDLC2, QDLC3, QDLC3
Tác giả xây dựng thang đó Likert 5 mức độ: 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Bình thường, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý
Bảng 3.2 Thang đo chính thức
Khái niệm Phát biểu Kí hiệu
Nhận thức sự hữu ích Dịch vụ Grab Bike hữu ích trong cuộc sống hàng ngày đối với anh/chị
Anh/chị thấy phương tiện di chuyển Grab Bike phù hợp với xu hướng hiện nay
Anh/chị có nhiều lựa chọn di chuyển hơn khi sử dụng dịch vụ Grab Bike
Dịch vụ Grab được anh/chị sử dụng có thể bất cứ khi nào
Nhận thức tính dễ sử dụng
Việc học cách sử dụng dịch vụ Grab Bike không khó khăn đối với anh/chị
Anh/chị nhận thấy việc thực hiện các giao dịch thanh toán trên ứng dụng Grab đơn giản, dễ hiểu
Việc thực hiện tìm kiếm xe trên dịch vụ Grab Bike có thể dễ dàng đối với anh/chị
Anh/chị sử dụng dịch vụ Grab Bike không cần tốn nhiều nỗ lực
Nhận thức về rủi ro Anh/chị cảm thấy các hình thức thanh toán trên dịch vụ Grab Bike rất an toàn
Anh/chị sẽ không bỏ lỡ chuyến di chuyển của mình khi sử dụng dịch vụ Grab Bike
Anh/chị thực hiện giao dịch trên dịch vụ Grab Bike hiếm khi xảy ra lỗi
Anh/chị cảm thấy chất lượng dịch vụ Grab Bike mang lại rất an toàn
Giá trị giá cả Anh/chị có thấy chất lượng phục vụ của dịch vụ Grab Bike phù hợp với giá cả
Anh/chị có thấy việc đặt xe qua dịch vụ Grab Bike có giá cả thấp hơn các dịch vụ thương hiệu xe ôm khác
Anh/chị nhận được nhiều khuyến mãi khi sử dụng dịch vụ Grab Bike
Anh/chị đã tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ vào việc sử dụng phương tiện di chuyển Grab Bike
Sự tin cậy Những thông tin anh/chị cung cấp cho dịch vụ Grab Bike được đảm bảo tính an toàn
Khi sử dụng dịch vụ Grab Bike thì anh/chị cảm thấy an toàn khi lựa chọn
Anh/chị cảm thấy tin tưởng dịch vụ Grab Bike xử lý chính xác và nhanh chóng các vấn đề nảy sinh trong khi sử dụng dịch vụ
Anh/chị nhận thấy dịch vụ Grab Bike trung thực khi tính khoảng cách đường đi phù hợp với số tiền
Quyết định lựa chọn Anh/chị tỏ ra hài lòng khi quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike
Anh/chị vẫn sẽ lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike trong tương lai
Anh/chị sẽ giới thiệu quảng cáo cho người khác về việc lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike
Bảng câu hỏi được xây dụng gồm ba phần: bắt đầu phần đầu tiên được thực hiện để sàng lọc bao gồm các câu hỏi nhằm với mục tiêu chọn ra người tham gia trả lời khảo sát trong phần lớn đối tượng nghiên cứu, với vấn đề về nghiên cứu này là để tìm ra người tham gia khảo sát có phải là người tiêu dùng tại TPHCM Phần kế tiếp cho thấy các câu hỏi để thực hiện thu thập dữ liệu cấp thiết cho mục đích nghiên cứu: mức độ đồng ý của người tiêu dùng đối với các nhân tố tác động quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Grab Bike Nhìn vào phần tiếp theo, thang đo Likert 5 mức độ được coi là phương pháp sử dụng trong nghiên cứu dề tài này Loại thang đo này đề nghị người tham gia trả lời khảo sát bắt buộc điền câu trả lời của mình tương ứng 1 trong 5 mức độ phản hội cho từng câu hỏi tùy thuộc vào quan điểm các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó Phần I là phần thông tin cá nhân của mỗi người tham gia trả lời khảo sát bao gồm độ tuổi, giới tính, việc sử dụng dịch vụ Grab Bike, mức chi tiêu) Phần II đều thực hiện ứng dụng dạng câu hỏi một lựa chọn, với điều kiện là người tham gia trả lời khảo sát chỉ được chọn một trong các câu trả lời có sẵn
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.1 Thi ế t k ế m ẫ u nghiên c ứ u Ở nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, vì vậy, theo Hair và cộng sự (2009) mẫu tối thiểu ít nhất để đạt đủ điều kiện là 50 và để đủ chắc chắn để tốt nhất là 100, tỉ lệ giữa quan sát và biến đo lường là 5:1, nghĩa là mỗi biến đo lường cần tối thiểu ít nhất là 5 quan sát và tốt nhất là từ 10:1 trở lên Ở nghiên cứu này chứa 23 biến quan sát, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 23*55 (23*10#0 là tốt nhất) Không chỉ vậy, theo Nguyễn (2011) để tiến hành phân tích mô hình hồi quy tuyến tính, kích thước mẫu thoả mãn đủ điều kiện n ≥ 50 + 8p, ở đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết còn p là biến độc lập trong mô hình) Trong đề tài nghiên cứu, mô hình trên bao gồm 5 biến độc lập, do đó mẫu tối thiểu ít nhất cần là 50+8*5 Qua hai điều kiện trên, mô hình này cần có kích thước mẫu tối thiểu ít nhất là 115 quan sát (230 là tốt nhất)
3.3.2 Đối tượ ng nghiên c ứ u Đối tượng khảo sát chính là người tiêu dùng tại TPHCM
Phương pháp chọn mẫu được dựa vào hai nhóm chính là phương pháp chọn mẫu theo xác suất và phương pháp chọn mẫu phi xác suất Với mục tiêu cho viêc đảm bảo đúng tiến độ tiến hành và tiện lợi cho quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay còn gọi là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong chọn bất kì người tiêu dùng nào mà tác giả có thể tiếp cận được không phân biệt giới tính, thu nhập, hay các yếu tố khác
3.3.4 Phương pháp phân tích dữ li ệ u
Tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để hỗ trợ phân tích trong bài nghiên cứu đề tài này Sau khi khảo sát xong sẽ thu thập được dữ liệu để bắt đầu thực hiện việc chạy mã hóa dữ liệu, xử lý dữ liệu và sử dụng phương pháp phân, nhưng trước tiên khi thực hiện những điều này thì cần loại bỏ những phiếu chưa đáp ứng đủ điều kiện yêu cầu
3.3.5 Phương pháp thố ng kê mô t ả
Phân tích thống kê mô tả là quy trình thực hiện biến đổi chuyển dịch dữ liệu thô thành những dạng thích hợp hơn với mục đích cho việc đọc dễ hiểu và giải thích ý nghĩa Cụ thể:
- Những công cụ tần suất (frequencies) và phần trăm (percent) được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu đối với những biến định tính (giới tính, độ tuổi, )
- Những công cụ tính giá trị trung bình (mean), giá trị nhỏ nhất (minimum), giá trị lớn nhất (maximum) được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu đối với các biến định lượng (continuous)
3.3.6 Phương pháp kiểm tra độ tin c ậ y – Cronbach’s Alpha
Theo Hair và cộng sự (2009), hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp ra khỏi thang đo và để xác định đo lường độ tin cậy của thang đo Tiêu chí để chọn lựa biến quan sát và thang đo trong việc có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) của biến quan sát lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha của thang đo lớn hơn 0,6 Mục tiêu xác định của kiểm định này là phát hiện xem các biến quan sát có đánh giá đo lường một khái niệm định nghĩa hay không và gạch bỏ các biến không liên quan tới mô hình nghiên cứu Để mà có được sự tiêu chuẩn nhất, các tiêu chí được sử dụng để làm rõ thực hiện đánh giá đo lường độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị chuyển dịch trong đoạn [0,1] Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha bắt buộc phải đạt từ ngưỡng 0.6 trở lên được xem xét là thang đo đủ tin cậy, thang đo sử dụng có giá trị tốt từ 0.7 đến 0.8 và từ 0.8 đến xấp xỉ gần bằng 1 thang đo lường sử dụng rất tốt (Hoàng & Chu, 2008)
3.3.7 Phân tích nhân t ố khám phá EFA