1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx

90 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 807,65 KB

Nội dung

Vì thế, từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII 2000-2005, tỉnh đã xác định hai lợi thế là kinh tế vườn với trọng tâm là cây dừa và cây ăn trái và kinh tế biển trọng tâm là đánh bắt và nuôi

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Do vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra chủ trương đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước Đại hội IX tiếp tục đề ra mục tiêu

đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long, rất có tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp (như điều kiện thiên nhiên ưu đãi, sản lượng dừa, thủy sản, cây ăn quả, nguồn lao động dồi dào… ) Thực tiễn cho thấy, hơn 20 năm tập trung phát triển nông nghiệp, Bến Tre cũng chỉ “đủ ăn” và bước đầu xóa được đói nghèo; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 600 USD/năm (2007); chưa tạo được sự phát triển mạnh mẽ, đột phá Bài học ban đầu là muốn phát triển kinh tế phải quan tâm nhiều hơn cho phát triển công nghiệp trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của tỉnh

Vì thế, từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (2000-2005), tỉnh đã xác định hai lợi thế

là kinh tế vườn (với trọng tâm là cây dừa và cây ăn trái) và kinh tế biển (trọng tâm là đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản), và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (2005-2010) đã xác định tập trung phát triển công nghiệp trên cơ sở hai lợi thế nêu trên để đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh ngang bằng với các tỉnh trong khu vực và cả nước

Để thực hiện quyết tâm trên, công nghiệp Bến Tre cần phát triển theo hướng nào? Với những ngành công nghiệp chủ lực gì? Cần có bước đi, chính sách và giải pháp như thế nào? Đó là vấn đề bức thiết và là câu hỏi lớn đối với những nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh

Với mong muốn góp một phần vào việc tìm ra lời giải cho câu hỏi trên, tôi quyết định

chọn đề tài “Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp” làm

luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ở cấp quốc gia, đã có những công trình, đề tài liên quan như:

Trang 3

- Kenichi Ohno (chủ biên): Hồn thiện chiến lược phát triển cơng nghiệp Việt Nam,

Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005

- Phạm Xuân Nam (chủ biên): Quá trình phát triển cơng nghiệp ở Việt Nam – Triển

vọng cơng nghiệp hĩa – hiện đại hĩa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994

- Bộ Cơng nghiệp (1999), Chiến lược phát triển cơng nghiệp đến năm 2010, Hà Nội

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển cơng nghiệp và kết

cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, Hà Nội

Ở các tỉnh, thành phố trong nước: đã cĩ nhiều nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển cơng nghiệp trên địa bàn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hĩa… và các quy hoạch phát triển cơng nghiệp, các ngành cơng nghiệp chủ lực trên địa bàn từng tỉnh, thành phố

Ở trong tỉnh, tính tới thời điểm này chưa cĩ một cơng trình nghiên cứu, đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về định hướng và giải pháp phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan cĩ đề ra một

số chính sách như: Chính sách phát triển ngành chế biến dừa, Chính sách ưu đãi đầu tư, Quy hoạch đất phát triển cơng nghiệp Hiện tại, Ủy ban nhân dân tỉnh đang chỉ đạo xây dựng Quy hoạch phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu: Gĩp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn; đề xuất định

hướng, giải pháp phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hĩa một số lý luận cơ bản về cơng nghiệp và phát triển cơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2000-2007

- Đề xuất một số định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Trang 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp

của tỉnh, trong đĩ trọng tâm là nhân tố quản lý nhà nước của chính quyền địa phương

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quá trình phát triển cơng

nghiệp, các nhân tố tác động bên trong tỉnh đến phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2000-2007, trong đĩ nhân tố quản lý nhà nước của chính quyền địa phương là chủ yếu Phần định hướng và giải pháp phát triển cơng nghiệp chủ yếu tập trung luận chứng đến năm 2020

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quan điểm, chính sách, biện pháp của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bến Tre Luận văn cịn kế thừa một cách cĩ chọn lọc các cơng trình nghiên cứu khoa học, các đề tài của các cơ quan, các nhà khoa học trong và ngồi tỉnh cĩ liên quan đến nội dung của luận văn

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Ngoài những phương pháp truyền thống mang

tính phương pháp luận, trong luận văn này sử dụng phương pháp phân tích thực chứng, so sánh tổng hợp, thống kê, phương pháp chuẩn tắc

6 Đĩng gĩp mới về khoa học của luận văn

Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh, sự tác động của các nhân tố đối với phát triển cơng nghiệp; xác định ngành cơng nghiệp chủ lực của tỉnh và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh

Luận văn cĩ thể được dùng như tài liệu tham khảo cho các cơ quan, các nhà lãnh đạo tỉnh Bến Tre trong hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, phát triển cơng nghiệp trong những năm tới

7 Kết cấu của luận văn

Ngồi phầu mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm

03 chương, 9 tiết

Trang 6

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ,

HIỆN ĐẠI HOÁ NỀN KINH TẾ

1.1 CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm

1.1.1.1 Khái niệm công nghiệp

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là

lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật

Theo Từ điển tiếng Việt, công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt động

kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng, và chuyển biến các nguyên liệu - gốc động vật, thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm

Từ hai khái niệm trên cho thấy, công nghiệp bao gồm những hoạt động sản xuất, bắt đầu từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, tách đối tượng lao động ra khỏi thiên nhiên và hoạt động chế biến các tài nguyên có được từ khai thác, làm thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu ban đầu để biến chúng thành những sản phẩm tương ứng hoặc nguồn nguồn nguyên liệu tiếp theo để sản xuất ra các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu đa dạng của con người Ở đây, chúng ta chưa thấy đề cập đến ngành công nghiệp sửa chữa, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt; đây

là hoạt động không thể thiếu khi đề cập đến công nghiệp, nó xuất hiện sau công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến Chính vì vậy, tác giả đồng quan điểm với các tác giả cuốn

“Kinh tế và quản lý công nghiệp” (1997), công nghiệp gồm ba loại hoạt động chủ yếu: Khai thác tài nguyên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy (khoáng sản, động thực vật); sản xuất

và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản

Trang 7

phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; các ngành sửa chữa, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt [20, tr.5]

Trong ba loại hoạt động trên, hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, tác động của quá trình này là tách đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên Hoạt động chế biến là hoạt động thứ hai có đặc điểm lam thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu nguyên thủy và có thể tạo ra sản phẩm tương ứng hoặc có thể từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt hoặc trong sản xuất Hoạt động sửa chữa là hoạt động thứ ba, không thể thiếu được nhằm khôi phục, kéo dài thời gian sử dụng các thiết bị, máy móc, tư liệu phục vụ cho lao động sản xuất và các sản phẩm dùng trong sinh hoạt; công nghiệp sửa chữa

là hoạt động có sau công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến

1.1.1.2 Đặc điểm

Công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, là một hệ thống bao gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hóa hợp thành từ những đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình tổ chức sản xuất khác nhau Với tư cách là ngành sản xuất vật chất, công nghiệp khác các ngành sản xuất vật chất khác ở các đặc điểm về mặt kỹ thuật

- sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất

- Mặt kỹ thuật - sản xuất của công nghiệp được thể hiện ở những khía cạnh sau: đặc trưng về công nghệ sản xuất, về sự biến đổi của các đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất, là hoạt động sản xuất chủ yếu tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu sản xuất và tư liệu lao động trong các ngành kinh tế (đặc trưng này quy định vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân) Đặc trưng về mặt kỹ thuật - sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức quá trình sản xuất và chế biến, ứng dụng khoa học - công nghệ, khai thác và sử dụng tổng hợp nguyên liệu

- Mặt kinh tế - xã hội của công nghiệp thể hiện là ngành có điều kiện phát triển về tổ chức Lực lượng sản xuất trong công nghiệp có thể phát triển nhanh ở trình độ cao, nhờ đó quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn Trong quá trình sản xuất công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ luật cao; công nghiệp phát triển, phân công lao

Trang 8

động ngày càng sâu, tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa ở trình độ cao Đặc trưng này có ý nghĩa thiết thực trong việc tổ chức sản xuất, trong việc phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với các ngành kinh tế quốc dân

1.1.2 Phân loại công nghiệp

- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: người ta có thể chia công nghiệp

thành công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng và công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất; và theo đó có 2 nhóm ngành tương ứng là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ Đối với các nước đang phát triển, việc phân chia này rất có ý nghĩa đối với việc tính tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất so với tư liệu tiêu dùng và tỷ trọng xuất khẩu so với nhập khẩu, đặc biệt đối với các nền kinh tế theo đuổi chiến lược thay thế hàng nhập khẩu hay sản xuất hàng xuất khẩu

- Dựa vào tính biến đổi của đối tượng lao động: người ta chia công nghiệp thành

công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến Việc phân loại này có ý nghĩa đối với việc phân bổ các ngành công nghiệp; trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế thì việc giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến là điều cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững

- Dựa vào các đặc điểm kỹ thuật – công nghệ sản xuất: người ta chia công nghiệp

thành những ngành có cùng đặc trưng kỹ thuật – công nghệ, hoặc cùng phương pháp công nghệ, hoặc sản phẩm có công dụng cụ thể tương tự nhau Cách phân chia này có ý nghĩa đối với việc quy hoạch các ngành công nghiệp dưa trên cân đối liên ngành

- Dựa vào quan hệ sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất: người ta chia công nghiệp

thành công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việc phân chia này có ý nghĩa cho việc xây dựng chính sách để phát triển các thành phần kinh tế phù hợp với chiến lược chung của mỗi quốc gia

- Dựa vào quy mô doanh nghiệp: người ta chia công nghiệp thành công nghiệp lớn,

công nghiệp vừa và công nghiệp nhỏ Việc phân chia này là cơ sở cho việc hoạch định chính sách và có hình thức quản lý phù hợp nhằm hỗ trợ, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ

1.1.3 Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Trang 9

- Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế: công

nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân, vừa tạo ra tư liệu tiêu dùng, vừa tạo ra tư liệu sản xuất; trình độ phát triển công nghiệp là một trong những tiêu chí

để đánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao, có giá trị gia tăng lớn do có kỷ luật lao động chặt chẽ và có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phổ biến nên nó có vai trò dẫn dắt cả về kinh tế lẫn kỹ thuật đối với các ngành khác trong nền kinh tế

- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng CNH-HĐH:

công nghiệp tạo đầu ra và điều kiện cho nông nghiệp phát triển, đồng thời thu hút lao động

từ khu vực nông thôn, góp phần cơ cấu lại lao động, nâng thu nhập và trình độ cho lao động nông thôn Khi thu nhập từ nông nghiệp, công nghiệp tăng lên sẽ khuyến khích tiêu dùng, là điều kiện để công nghiệp và dịch vụ phát triển

- Quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa: Trong quá

trình công nghiệp hóa đất nước, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của nền kinh tế và có vai trò quyết định đối với quá trình tăng trưởng kinh tế Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, giúp giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo tiền đề và môi trường đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa nền kinh tế theo hướng hiện đại

- Góp phần phát triển lực lượng sản xuất: công nghiệp là ngành có lực lượng sản

xuất phát triển ở trình độ cao hơn các ngành khác; đội ngũ lao động có tính kỷ luật cao, trình độ tiên tiến và với phẩm chất sáng tạo không ngừng của mình lực lượng này luôn tiếp cận với những tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại, chế tạo ra các công cụ lao động mới làm cho quá trình sản xuất công nghiệp - sản xuất của cải vật chất xã hội không ngừng phát triển

- Đảm bảo tăng cường tiềm lực quốc phòng: với đặc điểm kỹ thuật của mình, công

nghiệp trực tiếp sản xuất ra các khí tài, phương tiện phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc phòng Công nghiệp với tư cách là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế sẽ tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế, giúp mỗi quốc gia có thêm nguồn lực để tăng cường

Trang 10

1.1.4.1 Nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp Quốc (UNIDO), CNH là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất

ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội [19, tr.2]

Quan niệm này cho thấy quá trình CNH bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh

tế - xã hội nhằm đạt tới không chỉ sự phát triển kinh tế mà cả sự tiến bộ về mặt xã hội Ở nước ta, qua các thời kỳ khác nhau cũng có những quan điểm khác nhau về CNH Đối với nước ta là nước nông nghiệp kém phát triển, nếu không tập trung phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng mọi năng lực sản xuất thì không thể nói đến việc xây dựng một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại Vì vậy, CNH được xem là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội xuyên suốt các nghị quyết Đại hội Đảng Từ Đại hội III đến Đại hội X, Đảng ta luôn xác định CNH là nhiệm

vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ Tuy nhiên, qua các thời kỳ phát triển kinh tế, quan đểm về CNH có những thay đổi cơ bản

Trước Đại hội VII, quan niệm phổ biến về CNH ở nước ta là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích lũy XHCN để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng; đường lối CNH được xác định là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

Tuy nhiên, từ Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã có quan niệm mới về CNH, gắn với HĐH CNH thực chất là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN, là quá

Trang 11

Từ những định hướng trên, có thể hiểu CNH hiện nay là một quá trình chuyển nền

sản xuất từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động có kỹ thuật cùng với công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội ngày càng cao; là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp và khai thác tài nguyên là chủ yếu sang cơ cấu mới có công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, tỷ trọng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng,

tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi thế các mặt của quốc gia cũng như của từng vùng, miền của quốc gia

Trong khi đó, theo Phạm Kim Ích (1994), HĐH là một quá trình mà nhờ đó các nước

đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội của họ, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế - xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển [15, tr.14]

CNH phải gắn với HĐH, xem HĐH là cái đích cần vươn tới trong quá trình CNH Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH trung ương Đảng khóa VII chỉ rõ: CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Đó là một quá trình lâu dài [11, tr.65]

CNH gắn với HĐH là phương hướng chủ đạo của các nước đang phát triển hiện nay Điểm then chốt nhất là phải CNH, HĐH thì các nước đang phát triển mới đuổi kịp các nước phát triển, tránh được nguy cơ tụt hậu

Trang 12

Ở đây, cần nhận thức rằng CNH không đồng nhất với quá trình phát triển công nghiệp CNH là quá trình rộng lớn và phức tạp, không chỉ là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân mà còn là quá trình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp và cải biến các ngành kinh tế, tác động làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội đạt mức nhanh và ổn định, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư, thu hẹp dần chênh lệch trình độ kinh tế - xã hội của đất nước với

Mục tiêu tổng quá của Chiến lược 10 năm là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [9, tr.159] Như vậy, đến năm 2020, được chia thành 2 chặng:

- Từ 2000-2020: đẩy nhanh quá trình CNH, đưa đất nước vượt qua giai đoạn trung bình của quá trình CNH; là giai đoạn chuẩn bị cất cánh GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1000 USD vào năm 2010 (theo giá 1990) Hoàn chỉnh đồng bộ một bước cơ bản các kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và chuẩn bị tiền đề cho bước sau – xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp Hình thành một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn Cơ cấu kinh tế theo ngành và lĩnh vực tạo được hiệu quả cao

và bền vững; cơ cấu kinh tế theo vùng tạo được sự hài hòa giữa vùng phát triển động lực và các vùng khác Tiếp tục thực hiện bước quan trọng trong việc hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

Trang 13

- Từ 2010-2020: đẩy nhanh HĐH, là giai đoạn đã hội đủ điều kiện mang tính tiền

đề về kết cấu hạ tầng, khung thể chế, nguồn nhân lực, năng lực nội sinh, sức cạnh tranh

và khả năng hội nhập quốc tế… để đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Việc phát triển công nghiệp cần quán triệt những quan điểm sau:

- Tăng tốc độ phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện

tử, tự động hóa, đồng thời phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đa dạng, vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nội bộ công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu

- Về cơ cấu thành phần, các thành phần sở hữu trong công nghiệp được khuyến khích phát triển bình đẳng Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quốc doanh… đều có sân chơi bình đẳng Tuy nhiên, ở một số ngành trọng điểm có vai trò quyết định đến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi vốn nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu, hiệu quả kinh tế ngắn hạn không cao, khó thu hồi vốn thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo

- Trong phát triển công nghiệp, cơ cấu ngành cần kết hợp với cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần để thực hiện các mục tiêu phát triển Kết hợp hướng ngoại với hướng nội, trong

đó hướng ngoại là chủ yếu Chú ý hiệu quả kinh tế - xã hội, định hướng và tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn phát triển

Khi nghiên cứu CNH-HĐH ở Việt Nam, cần chú ý ba nội dung sau:

Một là, cần rút ngắn thời gian và đẩy mạnh CNH Các chuyên gia Ngân hàng Phát

triển Châu Á (ADB) tính rằng: nếu Việt Nam và các nước ASEAN giữ được tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1991-1998 thì Việt Nam muốn đuổi kịp Indonesia phải mất

19 năm, 22 năm đối với Philipinnes, 91 năm với Thái Lan và 108 năm với Malaysia Do vậy, muốn đuổi kịp các nước thì Việt Nam chỉ có con đường là phải tăng trưởng và phát

Trang 14

triển với tốc độ cao Muốn vậy, bên cạnh việc phát triển tuần tự phải có bước đột phá, đi tắt đón đầu, đi ngay vào các ngành, lĩnh vực khoa học – công nghệ hiện đại, tiên tiến, đầu tư vào những ngành công nghiệp trọng điểm có sức thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh Để làm được việc đó, Việt Nam phải thực hiện con đường CNH rút ngắn thời gian so với các nước đi trước Đại hội IX của Đảng khẳng định: con đường CNH-HĐH của nước ta cần và

có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức [9, tr.25]

Bài toán tốc độ CNH đối với các nước CNH muộn là vấn đề không mới Nếu trước đây Anh, Mỹ, Nhật Bản… mất hàng trăm năm để hoàn thành CNH thì các nước công nghiệp mới (NICs) chỉ cần vài chục năm đã hoàn thành quá trình đó Càng về sau thì thời gian CNH càng rút ngắn và điều đó có tính quy luật Khoa học - công nghệ là nền tảng của

sự rút ngắn đó; các nước đi sau như Việt Nam có điều kiện tận dụng những thành tựu khoa học - công nghệ cho quá trình CNH Việc rút ngắn thời gian CNH nhắm tới mục tiêu chung

là sớm đạt tới trình độ cao trong phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu bức xúc về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân Đối với nước ta, điều quan trọng nhất là có chiến lược, chính sách đúng đắn trong việc lựa chọn các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn để phát triển, có khả năng lan tỏa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

Hai là, phát triển công nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng

XHCN Khác với các nước XHCN trước đây và nước ta ở những năm 60-70, quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay diễn ra trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường là môi trường thuận lợi để giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy mọi nguồn lực xã hội; nó thật sự tạo ra động lực, phân bổ và sử dụng hợp

lý các nguồn lực, phát huy được nội lực, thu hút ngoại lực cho công cuộc phát triển, tạo ra động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững Trong 10 năm tới, chúng ta cần hoàn

Trang 15

thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học – công nghệ… để hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển Bên cạnh việc phát huy mặt tích cực của kinh tế thị trường, cần chú ý hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực bằng sự quản lý của nhà nước

Ba là, quá trình CNH-HĐH ở nước ta phải là quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập

tự chủ gắn với hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc

tế, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng gia tăng khiến cho các nước càng coi trọng hơn lợi ích quốc gia, dân tộc, bản sắc văn hóa và càng chú ý hơn đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đảm bảo vị thế và lợi ích quốc giia, dân tộc trong cuộc cạnh tranh gay gắt, khẳng định địa vị chính trị trên trường quốc tế, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác Độc lập tự chủ trong điều kiện hiện nay phải được hiểu là trong các quan hệ kinh tế, chính trị không bị lệ thuộc vào sự áp đặt của người khác làm tổn hại đến chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc; hoặc trước tác động của khủng hoảng, chấn động bên ngoài hay bao vây cấm vận thì vẫn giữ được sự ổn định, không bị sụp đỗ về kinh tế và chế độ chính trị Do vậy, phát triển công nghiệp phải gắn với xây dựng và nâng cao tiềm lực quốc phòng an ninh

Trong điều kiện ngày nay, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải gắn với mở cửa hội nhập thị trường khu vực và quốc tế vì chỉ có phát triển ngoại thương, hướng mạnh xuất khẩu thì mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững

1.2 PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH

1.2.1 Nguyên tắc phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh

Phát triển công nghiệp của một địa phương là quá trình thực hiện phân công lao động

xã hội giữa các vùng lãnh thổ của một nước, tổ chức mối lien hệ sản xuất giữa một địa phương, vùng lãnh thổ với lien vùng và việc lựa chọn địa điểm, phân bố các doanh nghiệp công nghiệp đáp ứng các yêu cầu giảm tối đa chi phí đầu vào, chi phí tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm Phát triển công nghiệp của địa phương được thực hiện gắn liền với quá trình phân bố lực lượng sản xuất, tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các khu công nghiệp tập trung của một lãnh thổ, làm cơ sở cho quá trình đô thị hóa

Trang 16

Phát triển công nghiệp hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ giúp cho việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của mỗi vùng lãnh thổ, đảm bảo sự phát triển cân bằng, hợp lý các vùng lãnh thổ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư

Phát triển công nghiệp của một địa phương phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, đảm bảo kết hợp giữa sử dụng tài nguyên với bảo vệ môi trường tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên và sản xuất công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau, sản xuất công nghiệp là một quá trình liên tục tác động vào tài nguyên thiên nhiên để tạo ra của cải cho xã hội; tài nguyên phong phú, phân bổ không đều giữa các địa phương có ảnh hưởng đến việc bố trí các cơ sở khai thác và chế biến Tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại cho phép sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý nhất nguồn tài nguyên của đất nước cũng như từng vùng, nhờ vậy các cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, từ đó việc bố trí các cơ sở công nghiệp sẽ thuận lợi và hợp lý hơn

Thứ hai, tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp phải theo hướng kết hợp phát triển

chuyên môn hóa với tổng hợp trên nền tảng hợp tác quy mô lãnh thổ Bên cạnh mối liên hệ sản xuất chặt chẽ và tác động quan lại lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, công nghiệp còn có mối liên hệ với các ngành kinh tế khác Do đó, việc tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ dẫn tới hình thành những phức hợp gồm nhiều ngành công nghiệp tạo thành cơ cấu kinh tế ở từng vùng lãnh thổ cụ thể

Thứ ba, sự phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của mỗi địa phương, bao gồm hệ

thống giao thông vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc… là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, có hiệu quả của công nghiệp nói chung và tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng lãnh thổ nói riêng Sự hình thành và phát triển công nghiệp của mỗi vùng sẽ tác động thúc đẩy sự phát triển và đồng

bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật Trong mối quan hệ này, thường kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước; việc nâng cấp và phát triển mới hệ thống kết cấu hạ tầng được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công cuộc CNH-HĐH

1.2.2 Các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh

Trang 17

1.2.2.1 Các yếu tố bên trong

* Nhóm yếu tố về điều kiện phát triển công nghiệp

- Điều kiện tự nhiên:

Địa lý kinh tế: điều kiện địa lý, vị trí địa lý của một địa phương hay quốc gia ảnh

hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, vùng nguyên liệu cho công nghiệp, cũng như mối liên hệ của địa phương, quốc gia đó đối với các trung tâm kinh tế khu vực và quốc tế

Khí hậu, thời tiết: là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn nguyên liệu

công nghiệp, đến các hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất và phân phối

Tài nguyên thiên nhiên: là cơ sở của nguồn đầu vào có thể khai thác được để phát

triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các ngành, địa phương hay quốc gia

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Tình hình phát triển kinh tế: bao gồm tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và

đóng góp của từng ngành vào tăng trưởng kinh tế, thu – chi ngân sách, độ mở của nền kinh tế… Tình hình phát triển kinh tế vừa phản ánh sự đóng góp của công nghiệp vào nền kinh

tế, vừa phản ánh môi trường để phát triển công nghiệp

Hiện trạng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp: cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh

hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp, nó bao gồm hệ thống giao thông (đường, cầu, bến bãi…), cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc Cơ sở hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng

bộ sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy công nghiệp phát triển

Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp: gồm nhân lực quản lý, cán bộ kỹ thuật

và công nhân lao động với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động phù hợp, tác phong lao động và ý thức tổ chức kỷ luật tốt Nếu địa phương hay quốc gia nào có nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, chất lượng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp

* Nhóm các nhân tố về QLNN của chính quyền địa phương

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp: là nội dung rất quan trọng định hướng

cho toàn bộ quá trình phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của một quốc gia, một địa phương, cũng như quyết định quá trình QLNN đối với công nghiệp Việc xây dựng quy

Trang 18

hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia/địa phương, quy hoạch phát triển ngành, trên cơ sở tiềm năng và các điều kiện khác của từng quốc gia/địa phương nhằm đạt đến mục tiêu khai thác hợp lý tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống dân cư và đảm bảo an ninh quốc phòng

Vai trò định hướng của quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp được thực hiện thông qua các chiến lược, quy hoạch, chính sách quốc gia, vùng, ngành hay các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch của từng địa phương Các hình thức này được chọn lựa triển khai một cách hợp lý ở cấp độ quốc gia, ngành hay địa phương; chúng

có mối liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó chiến lược và chính sách có vị trí quan trọng nhất, chiến lược có tính ổn định tương đối, chính sách là bộ phận năng động hơn

- Thực thi pháp luật, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp: là nội dung

quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công nghiệp phát triển Nhà nước hay chính quyền địa phương phải tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan và vận dụng pháp luật

để ban hành những cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp cho phù một với từng ngành, địa phương nhằm khuyến khích sự phát triển công nghiệp trong ngành, địa phương

đó Các chính sách có thể bao gồm những ưu đãi về thuế, đất đai, nhân lực hay các ưu tiên trong giải quyết thủ tục hành chính cũng như các khoản đóng góp khác

- Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp: là điều kiện cần thiết để phát

triển công nghiệp, bao gồm việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, bến bãi, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp

- Tổ chức thực thi của cơ quan quản lý nhà nước: là việc xác định bộ máy tổ chức đủ

sức thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch đã được ban hành nhằm biến chúng trở nên hiện thực, tạo ra sự phát triển của công nghiệp nói riêng và phát triển chung của nền kinh tế

* Nhóm nhân tố về doanh nghiệp công nghiệp

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp công nghiệp: bao gồm vốn cố định và vốn lưu động

đảm bảo cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ phù hợp và đảm bảo các nguồn đầu vào hợp lý nhằm duy trì sản xuất theo kế hoạch và nhu cầu thị trường

Trang 19

- Trình độ kỹ thuật - công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp: là sự đầu tư trang

thiết bị, công nghệ phù hợp với ngành nghề nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Trình độ kỹ thuật – công nghệ quy định năng suất lao động trong doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp đó

- Trình độ nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp: phản ánh trình độ chuyên môn

nghiệp vụ, trình độ quản lý của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động Trình độ nhân lực là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiếp cận với các chuẩn quản lý tiên tiến, các thiết bị - công nghệ hiện đại

- Trình độ tổ chức, quản lý của của doanh nghiệp công nghiệp: phản ánh hình thức

và mức độ khoa học, hiệu quả trong tổ chức quản lý doanh nghiệp; trình độ này cũng được thể hiện qua các mô hình tổ chức và các chuẩn quản lý tiên tiến được doanh nghiệp áp dụng

1.2.2.2 Các yếu tố bên ngoài

* Môi trường thể chế và sự điều tiết của Nhà nước Bên cạnh sự ổn định về chính trị

- xã hội tạo thành môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, động viên đầu tư trong nước

và thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp, yếu tố môi trường thể chế (hệ thống các chủ trương, chính sách ) thuận lợi, ổn định sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên và là nhân tố tác động mạnh mẽ đến thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô Trong quá trình quản lý, Nhà nước tiến hành quy hoạch các vùng kinh tế trọng điể, các khu, cụm công nghiệp và sử dụng những biện pháp, chính sách để can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi Các biện pháp chính sách công nghiệp thường được sử dụng là: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hối đoái; các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến thị trường Việc thực hiện một cách đúng đắn và hợp lý những biện pháp chính sách này sẽ góp phần đắc lực vào việc phát huy được lợi thế so sánh, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của các công ty, xí nghiệp trên thị trường thế giới, tác động đến phát triển công nghiệp của cả nước

* Nhu cầu thị trường Sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chịu sự tác

động trực tiếp của các loại thị trường Thị trường ở đây được hiểu không chỉ gồm các thị trường hàng hoá (dịch vụ), mà còn bao hàm các loại thị trường yếu tố sản xuất (thị trường

Trang 20

lao động, thị trường đất đai, thị trường vốn ) Thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của sản xuất Các ngành công nghiệp của một địa phương cũng phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ của thị trường để hoạch định kế hoạch phát triển, chương trình kinh doanh của mình Doanh nghiệp công nghiệp là hạt nhân cơ bản của nền công nghiệp Mỗi doanh nghiệp công nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ cái thị trường cần, từ yêu cầu của thị trường để hoạch định chương trình, kế hoạch kinh doanh của mình Nói cách khác, thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp làm biến đổi nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, tổng hợp lại tạo thành ự hình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của đất nước

* Tiến bộ khoa học - công nghệ Phát triển công nghiệp vừa phải phản ánh xu thế

phát triển khoa học - công nghệ, vừa phải có khả năng ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ Nói cách khác, tiến bộ khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển công nghiệp và ngược lại công nghiệp phát triển là nhân tố thúc đẩy khoa học - công nghệ phát triển Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ càng cao, thì trình

độ chuyên môn hoá càng sâu Cuối cùng, muốn đạt được mục tiêu CNH, HĐH phải phát triển công nghiệp, nhưng nếu không đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ thì không thể nói đến phát triển công nghiệp và thực hiện thành công chiến lược CNH, HĐH Tiến bộ khoa học - công nghệ thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội phát sinh yêu cầu phải phát triển mạnh một số ngành công nghiệp Nói cách khác, tập trung đầu tư để phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm là điều kiện vật chất thiết yếu, là tiền đề quan trọng để thực hiện

có hiệu quả các nội dung của tiến bộ khoa học - công nghệ Tiến bộ khoa học - công nghệ không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành,

mà còn tạo ra những nhu cầu mới và chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời và phát triển mạnh một số ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành được coi là đại diện của công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, có hàm lượng chất xám cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, tuy là những ngành non trẻ, nhưng là sự khởi đầu của kỷ nguyên (hoặc thế hệ) công nghệ mới, nên có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai

1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở nước ngoài

Trang 21

- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Nhật Bản: lịch sử phát triển công nghiệp

của Nhật Bản bắt đầu từ nền nông nghiệp truyền thống, tự cấp - tự túc, quy mô hộ nông nghiệp nhỏ, nhưng Nhật Bản nhanh chóng trở thành quốc gia có nền nông nghiệp và công nghiệp phát triển ở trình độ cao với nền kinh tế thị trường và nông thôn đều phát triển Có được thành tựu đó là nhờ Nhật Bản tiến hành chủ trương cơ giới hóa nông nghiệp với hệ thống cơ khí nhỏ phù hợp với cây lúa nước và quy mô hộ nhỏ Theo tác giả Nguyễn Điền

trong Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam cho biết:

Thành công trong cơ giới hóa nông nghiệp làm cho năng suất lao động nông nghiệp tăng, chi phí lao động giảm, đã chuyển hàng chục triệu lao động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm

đi nhanh chóng, nếu năm 1950 là 45,2%, năm 1960 là 28%, năm 1970 là 16,8%, đến năm

1980 là 10%, năm 1990 là 6,3% và hiện nay là dưới 5%

Song song đó, Nhật Bản đẩy mạnh thành lập các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ

và công nghiệp gia đình ở nông thôn làm vệ tinh, gia công cho các công ty, xí nghiệp lớn ở thành thị; duy trì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn nhằm tận dụng hết các loại lao động nhàn rỗi vào các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp để nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn; phát triển mạnh mẽ hệ thống hợp tác xã ở nông thôn nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành dịch vụ kinh tế kỹ thuật phục vụ nông nghiệp

- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Hàn Quốc: vào cuối thập niên 50, Hàn

Quốc còn là quốc gia chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của nước này Trong điều kiện đó, Hàn Quốc đã chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nên sự tăng trưởng rất nhanh trong công nghiệp, tăng trưởng GDP 10 năm (1962-1971) đạt 9,3%; tuy nhiên, sự phát triển quá nóng này đã tạo ra sự mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, làm nảy sinh mâu thuẫn đe dọa đến sự phát triển ổn định của đất nước Trước yêu cầu đó, Hàn Quốc đã đề ra chiến lược “Tăng trưởng cân đối giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp”, chủ trương thực hiện “Phong trào làng mới”, tập trung xây dựng nông thôn với nhiều chuơng trình, dự án; và kết quả đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt Từ thành quả đó rút ra một số kinh nghiệm như sau: phải tổ chức đào tạo, huấn luyện cho lãnh đạo làng xã; có cơ chế, chính sách phát

Trang 22

huy tính chủ động và tạo môi trường cho các làng xã thi đua phát triển; gắn công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn với phát triển các xí nghiệp nông thôn

- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Thái Lan: trong những năm 60, Thái Lan

vẫn còn là nước lạc hậu, kém phát triển, và công nghiệp hóa là con đường đưa đất nước phát triển Lúc đầu, Thái Lan tập trung vào công nghiệp hóa đô thị, lấy hóa dầu và một số ngành công nghiệp khác làm trụ cột, dựa vào nguồn vốn vay và công nghiệp kỹ thuật của nước ngoài; nhưng sau thời gian kinh tế vẫn không phát triển, mà còn lâm vào trì trệ, nông nghiệp vẫn lạc hậu Trước tình hình đó, Thái Lan đã chuyển hướng công nghiệp hóa từ chỗ tập trung vào đô thị sang đa dạng cả đô thị và nông thôn, cả nông nghiệp và công nghiệp đều hướng xuất khẩu Kết quả là Thái Lan trở thành cường quốc về nông nghiệp và ngành công nghiệp có bước phát triển vượt bậc Có được kết quả đó là nhờ Thái Lan tiến hành phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp dựa theo mô hình kết hợp chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất với mục tiêu tăng dần tỷ lệ nội địa hóa; thực thi chính sách nhà nước – nhân dân, trung ương - địa phương cùng thực hiện điện khí hóa nông thôn; chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn nhằm tạo ra sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở một số tỉnh trong nước

- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai: với vị trí của mình, Đồng

Nai xác định công nghiệp là bộ phận chủ đạo của nền kinh tế của tỉnh Bên cạnh đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển các làng nghề truyền thống, tỉnh chủ trương phát triển các ngành công nghiệp có quy mô lớn, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao Các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là: công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến,

da – giày, may mặc, công nghiệp điện tử - CNTT Để thực hiện định hướng đó, Đồng Nai thực hiện tốt việc liên kết vùng trong đầu tư phát triển công nghiệp, đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng và các khu công nghiệp, xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp chủ lực, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến phát triển công nghiệp

- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Tiền Giang: dựa trên lợi thế nông nghiệp

đa dạng, sản lượng lớn, Tiền Giang đề ra chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng đa

Trang 23

dạng, hướng mạnh về xuất khẩu, theo đó đến 2010 tập trung phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, hình thành công nghiệp đóng tàu; đến 2015, tập trung phát triển công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng, công nghiệp điện - điện tử, cơ khí chế tạo; từ sau 2015, tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao Để thực hiện định hướng trên, Tiền Giang chủ trương thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch các ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển làng nghề, tăng cường đầu tư vốn và kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bến Tre

1 Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu để phát triển kinh tế của một địa phương; chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp để đảm bảo quá trình phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả cao

2 Phát triển công nghiệp dựa trên các lợi thế so sánh của địa phương, tập trung hướng mạnh vào xuất khẩu, lựa chọn và phát triển hợp lý các ngành công nghiệp chủ lực; phát triển công nghiệp gắn liền với CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn Kinh nghiệm này sẽ giúp cho việc phát triển công nghiệp của tỉnh đảm bảo khai thác thế mạnh, tập trung trọng tâm và đúng định hướng

3 Chính quyền địa phương phải thực hiện đồng bộ chức năng QLNN từ khâu hoạch định, tổ chức thực hiện đến xây dựng cơ chế chính sách, kiểm tra và điều chỉnh Trong đó, cần khơi dậy và phát huy sự tham của các ngành, các cấp và các thành phần kinh tế Để phát huy bài học kinh nghiệm này, tỉnh cần xây dựng bộ máy tổ chức đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ

Trang 25

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CễNG NGHIỆP

TRấN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

2.1 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CễNG NGHIỆP BẾN TRE

2.1.1 Đỏnh giỏ cỏc yếu tố điều kiện phỏt triển cụng nghiệp của tỉnh

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiờn và tài nguyờn thiờn nhiờn

* Đặc điểm điều kiện tự nhiờn

- Vị trí địa lý: Bến Tre là một trong 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu

Long (ĐBSCL), có tọa độ địa lý từ 9o48, đến 11o20, độ Vĩ Bắc, 105o57, đến 106o48,

độ Kinh Đông Bến Tre giáp với các tỉnh Tiền Giang ở phía Bắc, có ranh giới chung là sông Tiền; phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên; phía Đông giáp biển Đông Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.356,85

km2, chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL với đ-ờng biển kéo dài trên 65km, vùng lãnh hải rộng khoảng 20.000 km2

Về tổ chức hành chính, toàn tỉnh có 1 thị xã và 7 huyện với 7 thị trấn, 9 ph-ờng

và 144 xã Thị xã Bến Tre với trên 100 ngàn dân là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của Tỉnh

- Khí hậu: Nhiệt trung bình t-ơng đối cao và ổn định, không có sự phân hóa

mạnh theo không gian Nhiệt độ bình quân hàng năm 26oC - 27oC và không có sự chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 5: 29,2oC) và tháng mát nhất (tháng 6: 25,2oC) Trong năm không có tháng nào nhiệt độ trung bình d-ới 20oC; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong ngày khoảng 35,8oC và thấp nhất 17,6oC

L-ợng m-a phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa m-a tháng 5-6 và mùa nắng từ tháng 7

đến tháng 4 L-ợng m-a trung bình thấp (1.210-1.500mm/năm) và giảm dần theo h-ớng

Đông, trong đó mùa khô l-ợng m-a chỉ vào khoảng 2-6% tổng l-ợng m-a cả năm

Địa bàn chịu ảnh h-ởng của 2 loại gió chính: gió mùa Tây - Tây Nam th-ờng xuất hiện trong mùa m-a (tháng 5 đến tháng 9, tốc độ trung bình 1,0-1,2m/s (riêng vùng biển

Trang 26

2,0-3,9m/s), tốc độ tối đa 10-18m/s (vùng biển 12-20m/s); gió Đông - Đông Bắc (gió ch-ớng) thổi theo h-ớng từ biển vào từ tháng 10 đến tháng 4, có tác động làm dâng mực n-ớc triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, làm di chuyển các ng- tr-ờng khai thác cá sang các vùng khác khuất gió biển Tây, tốc độ trung bình<3m/s

Bến Tre nằm ngoài vùng chịu ảnh h-ởng chính của bão, vào cuối mùa m-a (tháng 9

đến tháng 11) th-ờng bị ảnh h-ởng của các cơn bão cuối mùa, phần lớn các trận bão không gây thiệt hại đáng kể

- Địa hình: Với đặc tr-ng châu thổ bồi lắng phù sa mới của sông Cửu Long trên

nền phù sa cổ, địa hình nhìn chung bằng phẳng và có khuynh h-ớng thấp dần từ h-ớng Tây Bắc xuống Đông Nam với những giồng cát hình cánh cung trên địa bàn ven biển có cao hơn, đ-ợc hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển; chênh mực tuyệt đối giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất vào khoảng 3, 5 m Có thể chia địa

hình Bến Tre thành 3 vùng: Vùng địa hình thấp, cao trình <1 m, th-ờng bị ngập n-ớc

theo triều, bao gồm các vùng đất trũng xa sông, các cù lao mới bồi, bãi triều ven sông và bờ

biển, rừng ngập mặn Vùng địa hình trung bình, cao trình 1-2 m, bằng phẳng ngập

trung bình hoặc ít ngập theo triều (chỉ bị ngập trong thời điểm triều c-ờng tháng 12), chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho việc trồng lúa, lên liếp làm

11-v-ờn,… Vùng địa hình cao, bao gồm dải đất cao ven các sông lớn từ Chợ Lách đến Châu

Thành và phía Bắc -Tây Bắc của thị xã Bến Tre (cao trình 1,8-2,5 m), các giồng cát tại khu vực ven biển (cao trình 3,0-3,5m; có nơi >5 m)

- Sông ngòi: Đặc điểm tự nhiên nổi bật của Bến Tre là nằm ở hạ l-u hệ thống sông

Cửu Long Khi vào địa phận Bến Tre, sông Cửu Long chia thành 4 con sông lớn đổ ra biển, đó là các sông: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, tổng chiều dài khoảng 300

km Các sông cùng với phụ l-u và kênh rạch chằng chịt đã làm cho giao thông đ-ờng bộ trong tỉnh trở nên khó khăn, song rất thuận lợi về giao thông đ-ờng thuỷ Nhờ hệ thống

đ-ờng thuỷ, Bến Tre có thể gắn kết mối quan hệ kinh tế với các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL

và vùng ĐNB [34]

* Đặc điểm điều kiện tài nguyờn thiờn nhiờn

Trang 27

- Tài nguyên đất đai và sử dụng: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bến Tre

là 235.685 ha, gồm: Đất nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm 181.252

ha (77% diện tích tự nhiên), trong đó 75% diện tích tự nhiên là đất canh tác nông

nghiệp, 20% là đất có mặt n-ớc nuôi trồng thủy sản Đất cây hàng năm: chiếm tỷ trọng thấp với 51,405 ha (22% diện tích tự nhiên, 28% diện tích đất nông nghiệp) Đất cây

lâu năm: chiếm tỷ trọng cao với 85,39 ha (36% diện tích tự nhiên, 47% diện tích đất

nông nghiệp) Đất có mặt n-ớc nuôi trồng thủy sản: chiếm 36,294 ha (15% diện tích tự nhiên, 20% diện tích đất nông nghiệp) Đất lâm nghiệp: bao gồm 6.421 ha rừng ngập

mặn (3% diện tích tự nhiên, 4% diện tích đất nông nghiệp), trong đó có 6.052 ha rừng

phòng hộ ven biển Đất làm muối: chiếm 1.369 ha tại khu vực ven biển Bình quân đất

nông nghiệp/ng-ời làm nông nghiệp của Bến Tre là 1.486m2, trong đó có 421m2 đất cây hàng năm; 700m2 đất cây lâu năm; 298m2 đất có mặt n-ớc nuôi trồng thủy sản Nói

chung thuộc vào loại thấp so với bình quân của vùng ĐBSCL Đất phi nông nghiệp: Chiếm

diện tích 53.631 ha (23% diện tích tự nhiên), trong đó 14% diện tích đất ở; 15% là

đất dùng và 69% là sông rạch Đất ở: chiếm 7.382 ha (3% diện tích tự nhiên và 14% diện tích đất phi nông nghiệp) Trong đó đất ở đô thị rất thấp: 384 ha (5% diện tích đất ở), đất ở nông thôn 6.998 ha (95% diện tích đất ở) Đất chuyên dùng: chiếm 8.167 ha

(3% diện tích tự nhiên và 15% diện tích đất phi nông nghiệp) Đất ch-a sử dụng:

Chiếm 802 ha, chủ yếu là khu vực ven biển Ngoài ra trên địa bàn cón có 2.344 ha đất mặt n-ớc ven biển, trong đó khoảng 310 ha đã đ-ợc sử dụng để nuôi nghêu sò

- Tài nguyên n-ớc cho phát triển công nghiệp: Tài nguyên n-ớc ngầm và n-ớc mặt

của Bến Tre khá phong phú, nh-ng trên 3/4 diện tích toàn tỉnh bị nhiễm mặn từ 2-3 tháng đến quanh năm và có khuynh h-ớng ngày càng sâu và kéo dài hơn; tài nguyên n-ớc ngọt hạn chế, các vỉa n-ớc ngầm ngọt có chất l-ợng đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt tập trung chủ yếu tại vùng Bắc huyện Châu Thành Hơn nữa, do tình trạng khai thác bừa bãi

và xâm lấn mặn nên các tầng n-ớc ngầm đang có nguy cơ bị ô nhiễm, đe dọa đến khả năng cung cấp nguồn n-ớc ngọt trong t-ơng lai

- Tiềm năng về khoáng sản: Theo số liệu thăm dò địa chất, trên địa bàn tỉnh

Bến Tre hầu nh- không có các loại khoáng sản có giá trị cao, nhất là trữ l-ợng công nghiệp

Trang 28

Tuy nhiên, cũng tồn tại một số loại khoáng sản vật liệu xây dựng nh- cát san lấp, sét gạch ngói, sa khoáng v.v nh-: Mỏ hàu nhỏ ở Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú: chất l-ợng khá nh-ng trữ l-ợng không đáng kể Cát san lấp, cát xây dựng và sét các loại: đ-ợc khai thác để phục

vụ cho các công trình xây dựng, bao gồm: Cát giồng: trên 12.000 ha giồng cát, thành phần hạt chủ yếu là cát mịn chiếm hơn 95% Cát lòng sông: trên 4 sông lớn, trữ l-ợng khoảng 316.773 ngàn m3, tập trung chủ yếu ở phía th-ợng l-u, thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, fenspat, mảnh sét sericit và mùn thực vật Sét gạch ngói d-ới 3 dạng: sét vàng đỏ pha đất thịt và cát mịn ở các cồn; sét xám xanh ở khu vực n-ớc lợ có độ co nhót cao; sét gốm sứ nằm thành vỉa màu trắng dẻo tại khu vực trũng giữa hai giồng cát, trữ l-ợng khoảng 9.000 ngàn m3

- Tài nguyên rừng: Rừng Bến Tre là rừng ngập mặn, các loại gỗ không có giá trị

kinh tế cao mà chỉ có ý nghĩa sinh thái là chính Hệ thực vật rừng ngập mặn tại Bến Tre có thành phần t-ơng tự nh- các cửa sông thuộc khu vực Đông Nam á gồm 25 loài thuộc

19 họ, trong đó chiếm -u thế là các loại mắm trắng, bần đắng, đ-ớc, lá dừa n-ớc Về thú, trong các rừng ngập mặn, các cù lao đất, cù lao lá ng-ời ta còn thấy phổ biến là các loài gặm nhấm, chuột, dơi và những sân chim với 25 loài, trong đó 10 loài có ý nghĩa kinh tế và khả năng khai thác về du lịch

- Tài nguyên thuỷ sản: Thực vật nổi: vùng cửa sông có khoảng 278 loài tảo đơn

bào, thuộc các nhóm tảo silic, tảo lam, tảo giáp, mật độ 114.000-3.103.000 tế bào/m3 ở ven biển, càng đi sâu vào nội địa mật độ tảo càng giảm đi Động vật nổi: có khoảng

36 loài động vật nổi thuộc các nhóm: trùng bánh xe, chân bèo Động vật đáy: thuộc 3 nhóm Mollusca, Annelia và Arthopoda, trong đó các lớp chủ yếu là giáp xác (13 họ), chân bụng, hai mảnh vỏ, … điển hình cho môi tr-ờng mặn, lợ, trong đó các loài đang

là đối t-ợng đ-ợc khai thác và nuôi trồng quan trọng của ngành thủy sản nh-: tôm bạc, tôm sú, tôm đất, cua, nghêu, sò huyết… Khu vực sông và ven biển đã phát hiện khoảng 120 loài cá thuộc 43 họ; trong đó, các loại cá n-ớc ngọt và lợ nh-: cá đối, mè vinh,

mè dãnh, trê vàng, rô đồng, cá sặt, cá lóc, đặc biệt là tôm càng xanh đang đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho ng-ời nông dân

Trang 29

Hiện nay, nguồn tài nguyên thủy sản đang có xu h-ớng giảm cả về số l-ợng lẫn số loài do hiện t-ợng khai thác bừa bãi, giảm diện tích rừng ngập mặn [34]

2.1.1.2 Đặc điểm về nguồn nhõn lực

Dân số trung bình: Dân số toàn tỉnh Bến Tre năm 2000 là 1.305.445 ng-ời, tốc

độ tăng dân số bình quân là 0,42%/năm Năm 2005 là 1.351.472 ng-ời, tăng bình quân 0,7%/năm

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm khá nhanh từ 1,04% năm 2000 và 0,97% năm 2005, trong khi số di dân cơ học đi làm ăn nơi khác cũng giảm dần từ 9.918 ng-ời năm 2000 và 5.406 năm 2005, cho thấy tình trạng xuất c- rất mạnh trong những năm tr-ớc 2000 đã đ-ợc giảm bớt trong 5 năm qua

Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn tăng từ 8,9% - 91,1% năm 2000 lên 9,7% - 90,3% năm 2005 Tốc độ đô thị hóa chậm và tỷ lệ đô thị hóa còn rất thấp so với bình quân của cả n-ớc (27% - 73%) và bình quân của vùng ĐBSCL (20,7%-79,3%)

Cơ cấu dân số phi nông nghiệp - nông nghiệp tăng từ 18,1% - 81,9% năm 2000 lên 27,8% - 72,2% năm 2005, cho thấy nông thôn đã chuyển hoạt động nông nghiệp sang công th-ơng nghiệp khá nhanh

Mật độ dân số trung bình năm 2005 là 573 ng-ời/km2 So sánh với vùng ĐBSCL, diện tích tỉnh Bến Tre t-ơng đối nhỏ với 5,84%, nh-ng dân số chiếm 7,83%, cho thấy mật độ dân số bình quân cao hơn của Vùng (435 ng-ời/km2)

Tỷ lệ đô thị hóa bình quân của tỉnh Bến Tre là 9,7%, rất thấp và chủ yếu tập trung tại thị xã Bến Tre và 2 thị trấn lớn Mỏ Cày, Ba Tri; đất nông nghiệp còn nhiều; những huyện còn lại đạt tỷ lệ đô thị hóa thấp

Bảng 2.1: Dân số và mật độ dân số tỉnh Bến Tre năm 2005

so với vùng ĐBSCL Diện tích tự

Dân số (1 000 ng-ời) Tỷ trọng

Mật độ (ng/km 2 )

Trang 30

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Bến Tre đến năm 2020

Dân số trong độ tuổi lao động và trình độ nguồn nhân lực: Dân số Tỉnh có cơ

cấu trẻ (từ 15 đến 29 tuổi) tăng dần từ 30,8% năm 1995 lên 31,7% năm 2000 và giảm còn

31,1% năm 2005, nh-ng đặc biệt là số trẻ d-ới 14 tuổi lại giảm nhanh từ 33,9% dân số năm

1990 còn 28,0% năm 2000 và 23,5% năm 2005; trong khi đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi tăng từ 54,4% lên 59,8% và 64,3% dân số, và lực l-ợng dân số nữ từ 56 tuổi và nam từ 61 tuổi trở lên giảm từ 10,3% năm 1995 còn 8,0% năm 2000 và tăng rất nhanh 16,6% dân số

năm 2005 Hiện t-ợng trên cho thấy dân số tỉnh Bến Tre trong tình trạng đang đi vào cơ

cấu già, một mặt do kết quả của ch-ơng trình kế hoạch hóa, một mặt do số dân trong

độ tuổi lao động xuất c- nhiều

Lao động trong khu vực 1 giảm từ 67,8% năm 2000 xuống 61,8% năm 2005 Trong khi đó khu vực 2 tăng 5,2% năm 2000 lên 5,9% năm 2005 Khu vực 3 tăng từ 9,63% năm

2000 lên 11% lao động trong độ tuổi Tỷ lệ lao động không có công ăn việc làm ổn

định giảm từ 7,4% năm 1995 xuống còn 6,9% năm 2005

Tỷ lệ lao động đ-ợc đào tạo kể cả truyền nghề tăng từ 20,68% lao động trong độ tuổi năm 1999 lên 26,88% năm 2005, gồm: 2,12% cao đẳng - đại học - sau đại học; 2,72% trung học chuyên nghiệp; 6,5% công nhân kỹ thuật và 15,54% công nhân đ-ợc truyền nghề

Nói chung lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ còn thiếu Tình trạng lao động đ-ợc đào tạo không ở lại quê h-ơng làm việc diễn ra khá phổ biến [34]

2.1.1.3 Điều kiện về nguồn năng l-ợng cho phát triển công nghiệp

- Tình hình l-ới điện và mức độ điện khí hóa

Tỉnh Bến Tre đ-ợc cấp điện từ hệ thống nguồn và l-ới điện quốc gia qua đ-ờng dây chính 110/22 kV Mỹ Tho 2 - Bến Tre, vận hành qua 3 trạm biến áp 110kV đặt tại ngã 3 Tân Thành 65 MVA, tại Mỏ Cày 50 MVA và tại Ba Tri 25 MVA

Nguồn điện tại chỗ có một nhà máy điện Diesel đặt tại xã Mỹ Thạnh (Giồng Trôm) có công suất 10.500 kW, nh-ng công suất thực dụng khoảng 8.500 kW Nguồn điện Diesel đ-ợc hòa với mạng điện trung áp 15/22 kV

Trang 31

do nhu cầu phụ tải của các khu, cụm công nghiệp và mức tiêu thụ của cơ quan quản lý

và tiêu dùng của dân c- ngày càng tăng

Tổng chiều dài đ-ờng dây trung thế trên địa bàn năm 2005 là 1.512 km, với kết cấu hình tia có kết hợp mạch vòng ở một số trục chính

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 2.229 trạm phân phối với tổng dung l-ợng 184.320 KVA Toàn bộ trạm biến áp là trạm ngoài trời gồm các loại trạm trên nền, trên giàn và trạm treo trên trụ Trạm trên giàn th-ờng lắp đặt các máy biến áp 3 pha, có công suất từ 100 KVA trở lên Các trạm trên nền th-ờng dùng cho các phụ tải có công suất lớn Loại trạm treo trên trụ đ-ợc sử dụng cho các phụ tải nhỏ Các trạm th-ờng lắp theo sơ đồ có FCO và chống sét bảo vệ

ở nông thôn, các trạm biến áp là loại 1 pha nên chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt là chính Các trạm biến áp phân bố không đều, th-ờng tập trung ở các trục chính và nhánh chính, sau đó kéo đ-ờng hạ thế dài hơn qui chuẩn do đó gây tổn thất lớn trên l-ới điện

L-ới hạ thế chủ yếu phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt Tổng chiều dài đ-ờng dây hạ thế năm 2005 là 3.556 km L-ới hạ thế có cấp điện áp 220/380V (3 pha) và 220V (1 pha), vận hành theo sơ đồ hình tia Bán kính cấp điện quá rộng, có nơi dài trên 3 km, nhìn chung, tình trạng kỹ thuật của các đ-ờng dây hạ thế rất kém Các điện kế 1 pha chủ yếu là điện kế phụ sau điện kế tổng, không đạt chất l-ợng, mức độ chính xác thấp, mặc dù ngành điện đã cố gắng gắn điện kế cho từng hộ, nh-ng vẫn còn tồn tại một số

điện kế tổng trên địa bàn tỉnh

Điện th-ơng phẩm tăng từ 147.464 MWh năm 2000 lên 301.309 MWh năm 2005 với tốc

độ bình quân 15,4%/năm, cao hơn tốc độ tăng tr-ởng kinh tế

Cơ cấu tiêu thụ điện năng năm 2005: Công nghiệp - xây dựng chiếm 25,1%; Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,0%; Th-ơng mại, khách sạn, nhà hàng chiếm

Trang 32

Đến cuối năm 2005, tất cả thị trấn, trung tâm xã và các ph-ờng đều có điện l-ới

quốc gia, đạt tỷ lệ điện khí hóa 100% Toàn tỉnh đạt 85% điện khí hóa Giá trị sản

xuất theo giá so sánh 1994 tăng từ 70 tỷ đồng năm 2000 lên 144 tỷ đồng năm 2005, tăng

là 10.500 m3/ngày đêm

Tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có các nhà máy n-ớc nh- sau: Nhà máy n-ớc Sơn Đông: xây dựng năm 1968, cải tạo năm 2004, khai thác nguồn n-ớc mặt, công suất thiết kế 16.900 m3, công suất thực tế 25.000m3/ngày đêm Hiện nay một số hạng mục công trình đang xuống cấp Nhà máy n-ớc Chợ Lách, xây dựng năm 2000, khai thác nguồn n-ớc mặt, công suất thiết kế 2.400 m3, công suất thực tế 500 m3/ngày đêm Hiện vẫn

Trang 33

hoạt động tốt Nhà máy n-ớc Hữu Định, xây dựng năm 2005, khai thác nguồn n-ớc ngầm tầng sâu, công suất thiết kế 10.500 m3, công suất thực tế 3.000 m3/ngày đêm Hiện vẫn hoạt động tốt Nhà máy n-ớc L-ơng Quới, xây dựng năm 2006, khai thác nguồn n-ớc mặt, công suất thiết kế 2.400 m3, công suất thực tế 2.400 m3/ngày đêm Đang hoạt động tốt

Hiện nay tất cả các thị trấn và một số thị tứ, trung tâm trên địa bàn Tỉnh đã xây dựng đ-ợc 47 nhà máy có hệ thống xử lý n-ớc, chủ yếu sử dụng n-ớc mặt và một ít n-ớc ngầm tầng nông Bên cạnh đó là 57 trạm cấp n-ớc và hệ nối mạng có công suất vừa và nhỏ, từ 2 đến 15 m3/giờ, đáp ứng yêu cầu cho các trung tâm xã và tụ điểm dân c- lớn

Công trình cấp n-ớc nông thôn do Trung tâm N-ớc sinh hoạt và Vệ sinh Môi tr-ờng thực hiện với sự tài trợ của UNICEF cũng thực hiện đ-ợc 60 giếng đào, 20 giếng khoan, 5.300 ống hồ Ngoài ra, nhân dân tự đầu t- xây bể chứa, ống hồ … dự trữ n-ớc m-a và n-ớc phục vụ cho sinh hoạt

Tính đến cuối năm 2005, có 857.145 ng-ời đ-ợc cấp n-ớc, chiếm 63,4% dân số Số dân còn lại sử dụng n-ớc m-a khoảng 20%, n-ớc giếng sạch 6,6%, n-ớc sông rạch có xử lý 10% [34]

2.1.1.4 Đặc điểm điều kiện phỏt triển kinh tế - xó hội Bến Tre

- Diễn biến tăng tr-ởng kinh tế theo GDP, GDP bình quân trên đầu ng-ời trong giai đoạn 2000 – 2006 như sau:

Bảng 2.2: Tốc độ tăng tr-ởng GDP thời kỳ 2000 – 2006

Đơn vị tính: tr.đ, giá 94

4.050.918 4.340.045 4.693.386 5.142.493 5.660.494 6.296.820 6.856.734 9,2% Nguồn: Niên giám thống kê Bến Tre 2001, 2006

Bảng 2.3: GDP bình quân đầu ng-ời

Đơn vị tính: Triệu đồng, giá 94

Trang 34

Nguån: Niªn gi¸m thèng kª BÕn Tre 2001, 2006

- ChuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ trong c¸c n¨m 2000– 2006:

B¶ng 2.4: DiÔn biÕn chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo c¬ cÊu ngµnh (gi¸ HH)

Nguån: Niªn gi¸m thèng kª BÕn Tre 2001, 2006

B¶ng 2.5: DiÔn biÕn chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ theo thµnh phÇn kinh tÕ (gi¸ HH)

Trang 35

1 Chi ®Çu t- ph¸t triÓn 210676 276050 352015 333949 341475 356579

Nguån: Niªn gi¸m thèng kª BÕn Tre 2001, 2006

B¶ng 2.7: DiÔn biÕn kim ng¹ch xuÊt khÈu vµ c¬ cÊu hµng hãa XK

Trang 36

Nguồn: Niên giám thống kê Bến Tre 2001, 2006

2.1.1.5 Kết cấu hạ tầng cho phỏt triển cụng nghiệp

Hệ thống giao thông: Mạng l-ới giao thông Bến Tre bao gồm đ-ờng bộ, đ-ờng sông

và đ-ờng biển Với vị trí ven biển và bị 4 sông lớn, khoảng 60 kênh rạch chia cắt, hệ thống giao thông Bến Tre có những đặc thù riêng ảnh h-ởng đến quá trình phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng

Đ-ờng bộ: Mạng l-ới giao thông đ-ờng bộ bao gồm 4.102,5 km đ-ờng; nếu không tính

đ-ờng xã và thôn ấp thì đạt mật độ 0,34km/km2 và 0,58 km/1000 dân Quốc lộ có 2 tuyến là QL.60 và QL.57 do TW quản lý dài 128,65 km (QL.60: 33, 33 km và QL.57: 95,32 km)

Đ-ờng Tỉnh có 6 tuyến (ĐT.882, ĐT.883, ĐT.884, ĐT.885.ĐT.886 và ĐT887) dài 171,67 km

Đ-ờng Huyện có 33 tuyến dài tổng cộng 426,41 km Hệ thống đ-ờng đô thị dài tổng cộng 63,97 km Đ-ờng xã, ấp có 3.311,8 km Cầu: Trên hệ thống giao thông có 2.873 cây cầu với tổng chiều dài 60.268 m, trong đó cầu bê tông tiền áp và bê tông cốt thép 1.657 cây cầu chiếm 57,67%; cầu sắt, gỗ có 1.216 cây cầu chiếm 42,33%; trong tổng số cầu nêu trên có 35 cầu có tải trọng trên 12T Nhìn chung hệ thống giao thông đ-ờng bộ của tỉnh đ-ợc hình thành khá đa dạng, phân bố đều khắp trong tỉnh

Đ-ờng thủy: Bến Tre có chiều dài bờ biển 65 km, nằm giữa 4 nhánh sông lớn có

chiều dài hơn 290 km và rất nhiều sông nhỏ khác rất thuận lợi cho vận chuyển nội vùng, liên vùng Tổng chiều dài sông của cả Tỉnh có khoảng 4.600km, mật độ 2km/km2, trong

đó sông cho tàu 1.000-2.000T đi lại đ-ợc có 168,7 km; sông cho tàu 100-600T có khoảng 62,06 km; trên 4.000 kênh rạch lớn nhỏ cho ghe thuyền từ 10-20T Trên địa bàn tỉnh có 6 tuyến kênh, sông do TW quản lý với tổng chiều dài 197,61 km

Trang 37

Bến phà: tỉnh Bến Tre có 5 bến phà đang hoạt động do nhà n-ớc quản lý, gồm

phà Rạch Miếu (13 chiếc phà, tổng trọng tải 1.180 T), phà Hàm Luông (4 chiếc phà, tổng trọng tải 360 T), phà Tân Phú (4 chiếc phà, tổng trọng tải 118 T) và phà Cầu Ván (2 chiếc phà, tổng trọng tải 55 T), phà Cổ Chiên tại xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày

Bến xe: Hiện có 5 bến xe gồm: một bến tại Thị xã (Bến xe Tỉnh), 4 bến tại các

huyện Mỏ Cày, Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại Bến xe Tỉnh có diện tích 8.500m2, số l-ợng ph-ơng tiện ra vào mỗi ngày khoảng 100 chiếc, phục vụ khoảng 5.000 hành khách Các bến xe Huyện có quy mô bình quân 3.500m2, số l-ợng ph-ơng tiện ra vào mỗi ngày bình quân một bến từ 30 -40 chiếc, phục vụ từ 1.500 – 2.000 hành khách

- Thông tin liên lạc:

Đến cuối năm 2005, Tỉnh có 53 b-u cục các loại, trong đó 1 b-u cục cấp I, 7 b-u cục cấp II (b-u điện huyện), 45 b-u cục cấp III Về viễn thông, liên tục trong 10 năm, tổng dung l-ợng tăng rất nhanh, đến cuối năm 2005 tổng số máy lắp đặt đạt 164.232 số, mật

độ 12,1 máy/100 dân Hiện nay, Tỉnh có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại

di động với 56 trạm BTS, ph-ơng thức truyền dẫn bằng cáp quang và viba ở tất cả các huyện trong tỉnh, nh-ng chỉ có 1 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet với 90 đại lý, 1.617 thuê bao (Dial up) và 133 thuê bao ADSL [34]

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu ngành thông tin liên lạc năm 2000- 2006

TT% 2001-

2005

- Tổng số máy đt 29 890 36 611 47 464 68 413 94 647 164 232 278557 40,60

- Máy cố định 28 911 34 491 42 147 53 221 66 384 89 962 110557 25,49

- Máy di động 979 2 120 5 317 15 192 28 263 74 270 167619 137,69

Trang 38

Nguồn:Niên giám Thống kê Bến Tre năm 2006

2.1.1.6 Tình hình đầu t- phát triển kinh tế trên địa bàn

Tổng đầu t- tăng bình quân 18,5%/năm trong giai đoạn 1996-2000, giảm còn 7,3%/năm trong giai đoạn 2001-2005, bằng 20% GDP theo giá 94 Khuynh h-ớng đầu t- trong dân chịu ảnh h-ởng của tiết kiệm nên không cao, bình quân tăng 9,7%/năm trong toàn thời kỳ 1996-2005, riêng trong giai đoạn 2001-2005 tăng 12,1%/năm; trung bình chiếm 54,3% tổng đầu t- và luôn luôn chiếm hơn 80% mức tiết kiệm, điều này đồng thời cũng chứng tỏ nền kinh tế tỉnh Bến Tre đã và đang dựa vào nội lực vốn trong dân

là chính Nguồn vốn FDI chủ yếu vào công nghiệp, còn rất nhỏ (7 triệu USD) Đầu t- của ngân sách địa ph-ơng trung bình chiếm 17,6% tổng đầu t-, tăng bình quân 15,7%/năm trong thời kỳ 1996-2005, tuy nhiên giảm từ 31,1%/năm giai đoạn 1996-2000 còn 2,1%/ năm trong giai đoạn 2001-2005

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Bến Tre đến năm 2020

Chi đầu t- th-ờng chiếm trên 30,8% tổng chi ngân sách, tỷ trọng diễn biến từ 19,7% năm 1995 lên 31,4% năm 2000 và 24,9% năm 2005, cho thấy đầu t- công có khuynh h-ớng giảm trong 5 năm gần đây Trong thời kỳ 1996-2000, đầu t- của ngân sách tỉnh

Bến Tre chiếm 2,9% GDP, riêng 5 năm gần đây bằng 4% GDP Đầu t- của ngân sách

trung -ơng tăng bình quân 28,1%/năm trong thời kỳ 1996-2005, tuy nhiên giảm từ

Trang 39

60%/năm trong giai đoạn 1996-2000 còn 1,2%/năm trong giai đoạn 2001-2005, trung bình chiếm tỷ trọng 28,1% tổng đầu t- Nguồn vốn đầu t- từ ngân sách Trung -ơng trong giai

đoạn 2001-2005 rất quan trọng, bằng 1,6 lần đầu t- của ngân sách địa ph-ơng (2.591 tỷ

đồng/1.619 tỷ đồng), chủ yếu cho các công trình lớn về kết cấu hạ tầng

2.1.2 Nhúm nhõn tố quản lý nhà nước cấp tỉnh

2.1.2.1 Quy hoạch, kế hoạch phỏt triển cụng nghiệp của tỉnh: tỉnh đó tiến hành xõy

dựng Quy hoạch tổng thể phỏt triển kinh tế - xó hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020; Quy hoạch phỏt triển ngành nụng nghiệp, thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2010, Kế hoạch phỏt triển cụng nghiệp trờn địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2000-2005; đang thực hiện Quy hoạch phỏt triển cụng nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và Quy hoạch phỏt triển cỏc khu cụng nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Quy hoạch tổng thể phỏt triển kinh tế - xó hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020: trờn cơ sở

đỏnh giỏ cỏc điều kiện tự nhiờn, kinh tế - xó hội của tỉnh, dự bỏo cỏc yếu tố tỏc động đến phỏt triển kinh tế - xó hội của tỉnh, Quy hoạch đề ra phương hướng phỏt triển kinh tế - xó hội của tỉnh đến năm 2020 Theo đú, tập trung phỏt triển nhanh nền kinh tế, đưa GDP đầu người lờn mức thu nhập trung bỡnh, chỉ số HDI đạt mức phỏt triển cao; phỏt triển nhanh cơ

sở hạ tầng kinh tế - xó hội, nối mạng hạ tầng hoàn chỉnh với cỏc tỉnh trong vựng đồng bằng Sụng Cửu Long; định hỡnh cỏc khu kinh tế, cụng nghiệp, du lịch, làng nghề, củng cố cơ cấu kinh tế; định hỡnh cỏc khu dõn cư, giải quyết tốt tỏi định cư, đảm bảo mỗi hộ dõn cú nhà ở phự hợp; tăng cường đào tạo nguồn nhõn lực quản lý, kỹ thuật và đội ngũ cụng nhõn lành nghề; từng bước hoàn chỉnh khung định chế và hoàn thiện chớnh sỏch địa phương nhằm thu hỳt đầu tư phỏt triển kinh tế - xó hội Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-

2020 là cụng nghiệp - dịch vụ - nụng nghiệp kỹ thuật cao với tỷ trọng tương ứng là 24% - 41% - 35%

Quy hoạch phỏt triển nụng nghiệp, thủy sản tỉnh Bến Tre đến 2010: được xõy dựng

năm 1999, tuy nhiờn đến năm 2006 cỏc định hướng, mục tiờu, chỉ tiờu đó lạc hậu so với yờu cầu phỏt triển, nờn UBND tỉnh trỡnh HĐND tỉnh cho kết thỳc 2 quy hoạch này và yờu cầu xõy dựng quy hoạch mới đến 2020 Định hướng cho nụng nghiệp là tập trung phỏt triển kinh

tế vườn theo hướng hỡnh thành cỏc vựng chuyờn canh sản xuất hàng húa quy mụ tập trung,

Trang 40

phát triển vững chắc vườn dừa gắn với trồng xen – nuôi xen, phát triển đàn gia cầm, gia súc quy mô tập trung Đối với thủy sản, tập trung phát triển cả 3 loại thủy sản nước ngọt, nước

lợ và nước mặn với đối tượng chủ lực là cá nước ngọt, cua, tôm, nghêu, sò

Kế hoạch phát triển công nghiệp: là sự cụ thể hóa từ Nghị quyết phát triển công

nghiệp của Tỉnh ủy Kế hoạch này bao gồm 5 dự án thành phần: dự án xây dựng các nhà máy chế biến dừa, thủy sản; dự án đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ một số nhà máy trọng điểm; dự án phát triển làng nghề truyền thống; đề án xây dựng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đề án nâng cao năng lực quản lý công nghiệp trên địa bàn

Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 đang được Sở Công thương Bến Tre

chủ trì thực hiện, dự kiến sẽ thông qua UBND tỉnh vào quý I/2009 để trình HĐND tỉnh

thông qua tại kỳ họp giữa năm 2009

2.1.2.2 Tạo lập môi trường, điều kiện cho phát triển công nghiệp

* Môi trường

- Môi trường chính trị: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VII (nhiệm

kỳ 2000-2005) nêu rõ “Trong 5 năm tới, phấn đấu tăng trưởng công nghiệp hàng năm đạt 12-13%, nâng tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế; hướng phát triển công nghiệp chủ yếu

là chế biến nông - thủy sản, làm hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích phát triển các ngành nghề mới và sản phẩm mới” Nghị quyết này cũng định hướng tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp

Tỉnh ủy và các cấp ủy địa phương rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Năm 1996, Tỉnh ủy Bến Tre ban hành nghị quyết về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đến năm 2006, Tỉnh ủy đã tiến hành tổng kết và ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 Những định hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp mà Nghị quyết này đề ra là: tập trung mọi nguồn lực, huy động tốt các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp với tốc độ cao; tạo sự chuyển biến nhanh về số lượng, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tạo bước đột phá thật sự trong

Ngày đăng: 28/06/2014, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.5: Diễn biến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế (giá HH) - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.5 Diễn biến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế (giá HH) (Trang 34)
Bảng 2.4: Diễn biến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu ngành (giá HH) - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.4 Diễn biến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu ngành (giá HH) (Trang 34)
Bảng 2.7: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng hóa XK - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.7 Diễn biến kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng hóa XK (Trang 35)
Bảng 2.9: Vốn đầu t- các năm 2000-2005 - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.9 Vốn đầu t- các năm 2000-2005 (Trang 38)
Bảng 2.11: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp thấp  Đơn vị tính: tỷ đồng - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.11 Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp thấp Đơn vị tính: tỷ đồng (Trang 44)
Bảng 2.12: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của doanh nghiệp theo ngành - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.12 Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của doanh nghiệp theo ngành (Trang 45)
Bảng 2.13: Giá trị sản xuất khối ngành chủ đạo - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.13 Giá trị sản xuất khối ngành chủ đạo (Trang 47)
Bảng 2.14: Giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.14 Giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế (Trang 48)
Bảng 2.15: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.15 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế (Trang 49)
Bảng 2.16: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành công nghiệp: - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.16 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành công nghiệp: (Trang 50)
Bảng 2.17: Sản phẩm công nghiệp - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.17 Sản phẩm công nghiệp (Trang 52)
Bảng 2.19: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.19 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành (Trang 57)
Bảng 2.20: Giá trị xuất khẩu công nghiệp - LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp potx
Bảng 2.20 Giá trị xuất khẩu công nghiệp (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w