1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp

91 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 643 KB

Nội dung

Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nềnkinh tế quốc dân Do vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra chủtrương đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất

nước Đại hội IX tiếp tục đề ra mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước

công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long, rất có tiềm năngphát triển nông nghiệp và công nghiệp (như điều kiện thiên nhiên ưu đãi, sảnlượng dừa, thủy sản, cây ăn quả, nguồn lao động dồi dào… ) Thực tiễn chothấy, hơn 20 năm tập trung phát triển nông nghiệp, Bến Tre cũng chỉ “đủ ăn”

và bước đầu xóa được đói nghèo; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạtkhoảng 600 USD/năm (2007); chưa tạo được sự phát triển mạnh mẽ, đột phá.Bài học ban đầu là muốn phát triển kinh tế phải quan tâm nhiều hơn cho pháttriển công nghiệp trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của tỉnh

Vì thế, từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (2000-2005), tỉnh đã xácđịnh hai lợi thế là kinh tế vườn (với trọng tâm là cây dừa và cây ăn trái) vàkinh tế biển (trọng tâm là đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản), và Đại hộiĐảng bộ tỉnh lần thứ VIII (2005-2010) đã xác định tập trung phát triển côngnghiệp trên cơ sở hai lợi thế nêu trên để đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnhngang bằng với các tỉnh trong khu vực và cả nước

Để thực hiện quyết tâm trên, công nghiệp Bến Tre cần phát triển theohướng nào? Với những ngành công nghiệp chủ lực gì? Cần có bước đi, chínhsách và giải pháp như thế nào? Đó là vấn đề bức thiết v l à là à là câu hỏi lớn đốivới những nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh

Với mong muốn góp một phần vào việc tìm ra lời giải cho câu hỏi trên,

tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế.

Trang 2

-2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ở cấp quốc gia, đã có những công trình, đề tài liên quan như:

- Kenichi Ohno (chủ biên): Hoàn thiện chiến lược phát triển công

nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.

- Phạm Xuân Nam (chủ biên): Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt

Nam – Triển vọng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1994

- Bộ Công nghiệp (1999), Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm

2010, Hà Nội.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển công

nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, Hà Nội.

Ở các tỉnh, thành phố trong nước: đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng

và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn như: Thành phố Hồ ChíMinh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa… và các quy hoạch pháttriển công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn từng tỉnh,thành phố

Ở trong tỉnh, tính tới thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu,

đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về định hướng và giải pháp pháttriển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre Thời gian qua, Ủy ban nhân dântỉnh và các ngành liên quan có đề ra một số chính sách như: Chính sách pháttriển ngành chế biến dừa, Chính sách ưu đãi đầu tư, Quy hoạch đất phát triểncông nghiệp Hiện tại, Ủy ban nhân dân tỉnh đang chỉ đạo xây dựng Quyhoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Chương trìnhphát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn;

đề xuất định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh BếnTre đến năm 2020

Trang 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hĩa một số lý luận cơ bản về cơng nghiệp và phát triển cơngnghiệp theo hướng cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàntỉnh Bến Tre từ năm 2000-2007

- Đề xuất một số định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp trênđịa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến phát triển công

nghiệp của tỉnh, trong đĩ trọng tâm là nhân tố quản lý nhà nước của chínhquyền địa phương

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quá trình phát

triển cơng nghiệp, các nhân tố tác động bên trong tỉnh đến phát triển cơngnghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2000-2007, trong đĩ nhân tốquản lý nhà nước của chính quyền địa phương là chủ yếu Phần địnhhướng và giải pháp phát triển cơng nghiệp chủ yếu tập trung luận chứngđến năm 2020

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, nghịquyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quan điểm, chínhsách, biện pháp của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bến Tre Luận văn cịn kế thừamột cách cĩ chọn lọc các cơng trình nghiên cứu khoa học, các đề tài của các

cơ quan, các nhà khoa học trong và ngồi tỉnh cĩ liên quan đến nội dung củaluận văn

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Ngoài những phương pháp truyền

thống mang tính phương pháp luận, trong luận văn này sử dụng phương phápphân tích thực chứng, so sánh tổng hợp, thống kê, phương pháp chuẩn tắc

Trang 4

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển côngnghiệp trên địa bàn tỉnh, sự tác động của các nhân tố đối với phát triển côngnghiệp; xác định ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh và đề xuất định hướng,giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Luận văn có thể được dùng như tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cácnhà lãnh đạo tỉnh Bến Tre trong hoạch định chiến lược, chính sách phát triểnkinh tế, phát triển công nghiệp trong những năm tới

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phầu mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 03 chương, 9 tiết

Trang 5

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ,

HIỆN ĐẠI HOÁ NỀN KINH TẾ

1.1 CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm

1.1.1.1 Khái niệm công nghiệp

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, công nghiệp là một bộ phận của nền

kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.

Theo Từ điển tiếng Việt, công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những

hoạt động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng,

và chuyển biến các nguyên liệu - gốc động vật, thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm.

Từ hai khái niệm trên cho thấy, công nghiệp bao gồm những hoạt độngsản xuất, bắt đầu từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, tách đối tượnglao động ra khỏi thiên nhiên và hoạt động chế biến các tài nguyên có được từkhai thác, làm thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu ban đầu để biếnchúng thành những sản phẩm tương ứng hoặc nguồn nguồn nguyên liệu tiếptheo để sản xuất ra các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu đa dạng của conngười Ở đây, chúng ta chưa thấy đề cập đến ngành công nghiệp sửa chữa,khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sảnxuất và trong sinh hoạt; đây là hoạt động không thể thiếu khi đề cập đến côngnghiệp, nó xuất hiện sau công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến

Trang 6

Chính vì vậy, tác giả đồng quan điểm với các tác giả cuốn “Kinh tế và quản lýcông nghiệp” (1997), công nghiệp gồm ba loại hoạt động chủ yếu: Khai tháctài nguyên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy (khoáng sản, động thực vật);sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệpthành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội;các ngành sửa chữa, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùngtrong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt [20, tr.5].

Trong ba loại hoạt động trên, hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầucủa toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, tác động của quá trình này là táchđối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên Hoạt động chế biến là hoạtđộng thứ hai có đặc điểm lam thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệunguyên thủy và có thể tạo ra sản phẩm tương ứng hoặc có thể từ nhiều loạinguyên liệu khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêudùng trong sinh hoạt hoặc trong sản xuất Hoạt động sửa chữa là hoạt độngthứ ba, không thể thiếu được nhằm khôi phục, kéo dài thời gian sử dụng cácthiết bị, máy móc, tư liệu phục vụ cho lao động sản xuất và các sản phẩmdùng trong sinh hoạt; công nghiệp sửa chữa là hoạt động có sau công nghiệp

khai thác và công nghiệp chế biến

1.1.1.2 Đặc điểm

Công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất,

là một hệ thống bao gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hóa hợp thành từnhững đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình tổ chức sản xuất khácnhau Với tư cách là ngành sản xuất vật chất, công nghiệp khác các ngành sảnxuất vật chất khác ở các đặc điểm về mặt kỹ thuật - sản xuất và mặt kinh tế -

xã hội của sản xuất

- Mặt kỹ thuật - sản xuất của công nghiệp được thể hiện ở những khíacạnh sau: đặc trưng về công nghệ sản xuất, về sự biến đổi của các đối tượnglao động sau mỗi chu kỳ sản xuất, là hoạt động sản xuất chủ yếu tạo ra các

Trang 7

sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu sản xuất và tư liệu lao động trongcác ngành kinh tế (đặc trưng này quy định vị trí chủ đạo của công nghiệptrong nền kinh tế quốc dân) Đặc trưng về mặt kỹ thuật - sản xuất có ý nghĩarất quan trọng trong việc tổ chức quá trình sản xuất và chế biến, ứng dụngkhoa học - công nghệ, khai thác và sử dụng tổng hợp nguyên liệu.

- Mặt kinh tế - xã hội của công nghiệp thể hiện là ngành có điều kiệnphát triển về tổ chức Lực lượng sản xuất trong công nghiệp có thể phát triểnnhanh ở trình độ cao, nhờ đó quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn Trongquá trình sản xuất công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có tính tổchức, tính kỷ luật cao; công nghiệp phát triển, phân công lao động ngày càngsâu, tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa ở trình độ cao Đặc trưng này

có ý nghĩa thiết thực trong việc tổ chức sản xuất, trong việc phát huy vai tròchủ đạo của công nghiệp đối với các ngành kinh tế quốc dân

1.1.2 Phân loại công nghiệp

- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: người ta có thể chia

công nghiệp thành công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng và công nghiệpsản xuất tư liệu sản xuất; và theo đó có 2 nhóm ngành tương ứng là côngnghiệp nặng và công nghiệp nhẹ Đối với các nước đang phát triển, việcphân chia này rất có ý nghĩa đối với việc tính tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sảnxuất so với tư liệu tiêu dùng và tỷ trọng xuất khẩu so với nhập khẩu, đặcbiệt đối với các nền kinh tế theo đuổi chiến lược thay thế hàng nhập khẩuhay sản xuất hàng xuất khẩu

- Dựa vào tính biến đổi của đối tượng lao động: người ta chia công

nghiệp thành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến Việc phân loạinày có ý nghĩa đối với việc phân bổ các ngành công nghiệp; trong điều kiệnnguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế thì việc giảm tỷ trọng công nghiệp khaithác, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến là điều cần thiết, đảm bảo cho sựphát triển bền vững

Trang 8

- Dựa vào các đặc điểm kỹ thuật – công nghệ sản xuất: người ta chia

công nghiệp thành những ngành có cùng đặc trưng kỹ thuật – công nghệ, hoặccùng phương pháp công nghệ, hoặc sản phẩm có công dụng cụ thể tương tựnhau Cách phân chia này có ý nghĩa đối với việc quy hoạch các ngành côngnghiệp dưa trên cân đối liên ngành

- Dựa vào quan hệ sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất: người ta chia

công nghiệp thành công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh,công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việc phân chia này có ý nghĩa choviệc xây dựng chính sách để phát triển các thành phần kinh tế phù hợp vớichiến lược chung của mỗi quốc gia

- Dựa vào quy mô doanh nghiệp: người ta chia công nghiệp thành công

nghiệp lớn, công nghiệp vừa và công nghiệp nhỏ Việc phân chia này là cơ sởcho việc hoạch định chính sách và có hình thức quản lý phù hợp nhằm hỗ trợ,phát triển công nghiệp vừa và nhỏ

1.1.3 Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

- Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế: công nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu trong nền kinh tế quốc

dân, vừa tạo ra tư liệu tiêu dùng, vừa tạo ra tư liệu sản xuất; trình độ phát triểncông nghiệp là một trong những tiêu chí để đánh trình độ phát triển kinh tếcủa một quốc gia Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao, có giá trịgia tăng lớn do có kỷ luật lao động chặt chẽ và có điều kiện ứng dụng tiến bộkhoa học - công nghệ phổ biến nên nó có vai trò dẫn dắt cả về kinh tế lẫn kỹthuật đối với các ngành khác trong nền kinh tế

- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng CNH-HĐH: công nghiệp tạo đầu ra và điều kiện cho nông nghiệp phát triển,

đồng thời thu hút lao động từ khu vực nông thôn, góp phần cơ cấu lại laođộng, nâng thu nhập và trình độ cho lao động nông thôn Khi thu nhập từnông nghiệp, công nghiệp tăng lên sẽ khuyến khích tiêu dùng, là điều kiện đểcông nghiệp và dịch vụ phát triển

Trang 9

- Quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa: Trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, công nghiệp ngày càng

chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của nền kinh tế và có vai trò quyết định đối vớiquá trình tăng trưởng kinh tế Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong việc đảmbảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, giúp giải quyết các mục tiêukinh tế - xã hội, tạo tiền đề và môi trường đẩy nhanh công cuộc công nghiệphóa nền kinh tế theo hướng hiện đại

- Góp phần phát triển lực lượng sản xuất: công nghiệp là ngành có lực

lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao hơn các ngành khác; đội ngũ lao động

có tính kỷ luật cao, trình độ tiên tiến và với phẩm chất sáng tạo không ngừngcủa mình lực lượng này luôn tiếp cận với những tiến bộ khoa học – công nghệhiện đại, chế tạo ra các công cụ lao động mới làm cho quá trình sản xuất côngnghiệp - sản xuất của cải vật chất xã hội không ngừng phát triển

- Đảm bảo tăng cường tiềm lực quốc phòng: với đặc điểm kỹ thuật của

mình, công nghiệp trực tiếp sản xuất ra các khí tài, ph ương tiện phục vụcông tác đảm bảo an ninh quốc phòng Công nghiệp với tư cách là một bộphận quan trọng của nền kinh tế sẽ tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế,giúp mỗi quốc gia có thêm nguồn lực để tăng cường tiềm lực quốc phòng.Công nghiệp cũng góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa lĩnh vực anninh quốc phòng

1.1.4 Quan điểm phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

1.1.4.1 Nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp Quốc (UNIDO),CNH là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngàycàng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấukinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm của cơ cấukinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản

Trang 10

xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế pháttriển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội [19, tr.2].

Quan niệm này cho thấy quá trình CNH bao trùm toàn bộ quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt tới không chỉ sự phát triển kinh tế mà

cả sự tiến bộ về mặt xã hội Ở nước ta, qua các thời kỳ khác nhau cũng cónhững quan điểm khác nhau về CNH Đối với nước ta là nước nông nghiệpkém phát triển, nếu không tập trung phát triển lực lượng sản xuất, giảiphóng mọi năng lực sản xuất thì không thể nói đến việc xây dựng một nềnkinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại Vì vậy, CNHđược xem là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hộixuyên suốt các nghị quyết Đại hội Đảng Từ Đại hội III đến Đại hội X,Đảng ta luôn xác định CNH là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá

độ Tuy nhiên, qua các thời kỳ phát triển kinh tế, quan đểm về CNH cónhững thay đổi cơ bản

Trước Đại hội VII, quan niệm phổ biến về CNH ở nước ta là quá trìnhthực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội

và là quá trình tích lũy XHCN để không ngừng thực hiện tái sản xuất mởrộng; đường lối CNH được xác định là ưu tiên phát triển công nghiệp nặngmột cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

Tuy nhiên, từ Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã có quanniệm mới về CNH, gắn với HĐH CNH thực chất là xây dựng cơ sở vật chất

kỹ thuật của XHCN, là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới

cơ bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và lâubền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Nghị quyết Hội nghị IX của Đảng nêu rõ: “Đẩy mạnh CNH-HĐH, xâydựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp;

ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuấtphù hợp theo định hướng XHCH” [9, tr.89]

Trang 11

Từ những định hướng trên, có thể hiểu CNH hiện nay là một quá trình

chuyển nền sản xuất từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động có kỹ thuật cùng với công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội ngày càng cao; là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp và khai thác tài nguyên là chủ yếu sang cơ cấu mới có công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, tỷ trọng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi thế các mặt của quốc gia cũng như của từng vùng, miền của quốc gia.

Trong khi đó, theo Phạm Kim Ích (1994), HĐH là một quá trình mà

nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội của họ, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế - xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển [15, tr.14].

CNH phải gắn với HĐH, xem HĐH là cái đích cần vươn tới trong quátrình CNH Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH trung ương Đảng khóa VIIchỉ rõ: CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao độngthủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với côngnghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển củacông nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hộicao Đó là một quá trình lâu dài [11, tr.65]

CNH gắn với HĐH là phương hướng chủ đạo của các nước đang pháttriển hiện nay Điểm then chốt nhất là phải CNH, HĐH thì các nước đangphát triển mới đuổi kịp các nước phát triển, tránh được nguy cơ tụt hậu

Ở đây, cần nhận thức rằng CNH không đồng nhất với quá trình pháttriển công nghiệp CNH là quá trình rộng lớn và phức tạp, không chỉ là quá

Trang 12

trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành kinh tếquốc dân mà còn là quá trình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp và cảibiến các ngành kinh tế, tác động làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hộiđạt mức nhanh và ổn định, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cáctầng lớp dân cư, thu hẹp dần chênh lệch trình độ kinh tế - xã hội của đất nước

với các nước phát triển

1.1.4.2 Quan điểm phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Từ những kinh nghiệm thực tiễn của quá trình xây dựng và phát triểnđất nước và những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trênthế giới, Đảng ta đã quan tâm và ngày càng sang tỏ hơn về đường lối, quanđiểm, chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng CNH-HĐH, phù hợp vớimục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới Đại hội

IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầuthế kỷ XXI “Chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng XHCN, xâydựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp” [9, tr.148]

Mục tiêu tổng quá của Chiến lược 10 năm là: “Đưa nước ta ra khỏi tìnhtrạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thầnnhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại” [9, tr.159] Như vậy, đến năm 2020, đượcchia thành 2 chặng:

- Từ 2000-2020: đẩy nhanh quá trình CNH, đưa đất nước vượt qua giaiđoạn trung bình của quá trình CNH; là giai đoạn chuẩn bị cất cánh GDP bìnhquân đầu người đạt khoảng 1000 USD vào năm 2010 (theo giá 1990) Hoànchỉnh đồng bộ một bước cơ bản các kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội để đápứng yêu cầu phát triển trước mắt và chuẩn bị tiền đề cho bước sau – xây dựngnền tảng cho một nước công nghiệp Hình thành một số ngành, lĩnh vực trọng

Trang 13

điểm, mũi nhọn Cơ cấu kinh tế theo ngành và lĩnh vực tạo được hiệu quả cao

và bền vững; cơ cấu kinh tế theo vùng tạo được sự hài hòa giữa vùng pháttriển động lực và các vùng khác Tiếp tục thực hiện bước quan trọng trongviệc hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

- Từ 2010-2020: đẩy nhanh HĐH, là giai đoạn đã hội đủ điều kiệnmang tính tiền đề về kết cấu hạ tầng, khung thể chế, nguồn nhân lực, nănglực nội sinh, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế… để đẩy mạnhCNH-HĐH, xây dựng nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theohướng hiện đại

Việc phát triển công nghiệp cần quán triệt những quan điểm sau:

- Tăng tốc độ phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao tỷ trọngcông nghiệp trong nền kinh tế Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợithế cạnh tranh, phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất làcông nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hóa, đồng thời phát triểnrộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đadạng, vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một

số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, chuyển dịch cơ cấucác ngành kinh tế nội bộ công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển côngnghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, hàngxuất khẩu

- Về cơ cấu thành phần, các thành phần sở hữu trong công nghiệp đượckhuyến khích phát triển bình đẳng Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quốc doanh…đều có sân chơi bình đẳng Tuy nhiên, ở một số ngành trọng điểm có vai tròquyết định đến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi vốn nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu,hiệu quả kinh tế ngắn hạn không cao, khó thu hồi vốn thì kinh tế nhà nướcphải giữ vai trò chủ đạo

- Trong phát triển công nghiệp, cơ cấu ngành cần kết hợp với cơ cấuvùng và cơ cấu thành phần để thực hiện các mục tiêu phát triển Kết hợp

Trang 14

hướng ngoại với hướng nội, trong đó hướng ngoại là chủ yếu Chú ý hiệu quảkinh tế - xã hội, định hướng và tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp trọngđiểm, mũi nhọn phát triển.

Khi nghiên cứu CNH-HĐH ở Việt Nam, cần chú ý ba nội dung sau:

Một là, cần rút ngắn thời gian và đẩy mạnh CNH Các chuyên gia Ngân

hàng Phát triển Châu Á (ADB) tính rằng: nếu Việt Nam và các nước ASEANgiữ được tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1991-1998 thì Việt Nammuốn đuổi kịp Indonesia phải mất 19 năm, 22 năm đối với Philipinnes, 91năm với Thái Lan và 108 năm với Malaysia Do vậy, muốn đuổi kịp các nướcthì Việt Nam chỉ có con đường là phải tăng trưởng và phát triển với tốc độcao Muốn vậy, bên cạnh việc phát triển tuần tự phải có bước đột phá, đi tắtđón đầu, đi ngay vào các ngành, lĩnh vực khoa học – công nghệ hiện đại, tiêntiến, đầu tư vào những ngành công nghiệp trọng điểm có sức thúc đẩy nềnkinh tế phát triển nhanh Để làm được việc đó, Việt Nam phải thực hiện conđường CNH rút ngắn thời gian so với các nước đi trước Đại hội IX của Đảngkhẳng định: con đường CNH-HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thờigian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảyvọt Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình

độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học,tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơnnhững thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tếtri thức [9, tr.25]

Bài toán tốc độ CNH đối với các nước CNH muộn là vấn đề khôngmới Nếu trước đây Anh, Mỹ, Nhật Bản… mất hàng trăm năm để hoàn thànhCNH thì các nước công nghiệp mới (NICs) chỉ cần vài chục năm đã hoànthành quá trình đó Càng về sau thì thời gian CNH càng rút ngắn và điều đó

có tính quy luật Khoa học - công nghệ là nền tảng của sự rút ngắn đó; cácnước đi sau như Việt Nam có điều kiện tận dụng những thành tựu khoa học -

Trang 15

công nghệ cho quá trình CNH Việc rút ngắn thời gian CNH nhắm tới mụctiêu chung là sớm đạt tới trình độ cao trong phát triển kinh tế, khoa học vàcông nghệ đáp ứng yêu cầu bức xúc về phát triển kinh tế, nâng cao đời sốngnhân dân Đối với nước ta, điều quan trọng nhất là có chiến lược, chính sáchđúng đắn trong việc lựa chọn các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn đểphát triển, có khả năng lan tỏa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Hai là, phát triển công nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế thị trường

định hướng XHCN Khác với các nước XHCN trước đây và nước ta ở nhữngnăm 60-70, quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay diễn ra trong điều kiệnphát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhiều thành phần trong

đó kinh tế nhà nước là chủ đạo Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo

cơ chế thị trường là môi trường thuận lợi để giải phóng lực lượng sản xuất,phát huy mọi nguồn lực xã hội; nó thật sự tạo ra động lực, phân bổ và sử dụnghợp lý các nguồn lực, phát huy được nội lực, thu hút ngoại lực cho công cuộcphát triển, tạo ra động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững Trong 10năm tới, chúng ta cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển đồng bộcác loại thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn, thị trường sức laođộng, thị trường bất động sản, thị trường khoa học – công nghệ… để hỗ trợcác thành phần kinh tế phát triển Bên cạnh việc phát huy mặt tích cực củakinh tế thị trường, cần chú ý hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực bằng sựquản lý của nhà nước

Ba là, quá trình CNH-HĐH ở nước ta phải là quá trình xây dựng nền

kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu thế toàn cầuhóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày cànggia tăng khiến cho các nước càng coi trọng hơn lợi ích quốc gia, dân tộc, bảnsắc văn hóa và càng chú ý hơn đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ,đảm bảo vị thế và lợi ích quốc giia, dân tộc trong cuộc cạnh tranh gay gắt,khẳng định địa vị chính trị trên trường quốc tế, không bị lệ thuộc vào quốc gia

Trang 16

khác Độc lập tự chủ trong điều kiện hiện nay phải được hiểu là trong cácquan hệ kinh tế, chính trị không bị lệ thuộc vào sự áp đặt của người kháclàm tổn hại đến chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc; hoặctrước tác động của khủng hoảng, chấn động bên ngoài hay bao vây cấm vậnthì vẫn giữ được sự ổn định, không bị sụp đỗ về kinh tế và chế độ chính trị.

Do vậy, phát triển công nghiệp phải gắn với xây dựng và nâng cao tiềm lựcquốc phòng an ninh

Trong điều kiện ngày nay, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải gắnvới mở cửa hội nhập thị trường khu vực và quốc tế vì chỉ có phát triển ngoạithương, hướng mạnh xuất khẩu thì mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triểnbền vững

1.2 PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 1.2.1 Nguyên tắc phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh

Phát triển công nghiệp của một địa phương là quá trình thực hiện phâncông lao động xã hội giữa các vùng lãnh thổ của một nước, tổ chức mối lien

hệ sản xuất giữa một địa phương, vùng lãnh thổ với lien vùng và việc lựachọn địa điểm, phân bố các doanh nghiệp công nghiệp đáp ứng các yêu cầugiảm tối đa chi phí đầu vào, chi phí tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.Phát triển công nghiệp của địa phương được thực hiện gắn liền với quá trìnhphân bố lực lượng sản xuất, tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnhthổ, hình thành các khu công nghiệp tập trung của một lãnh thổ, làm cơ sởcho quá trình đô thị hóa Phát triển công nghiệp hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổgiúp cho việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của mỗi vùng lãnhthổ, đảm bảo sự phát triển cân bằng, hợp lý các vùng lãnh thổ trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của một nước, góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống của dân cư

Phát triển công nghiệp của một địa phương phải tuân thủ các nguyêntắc sau:

Trang 17

Thứ nhất, đảm bảo kết hợp giữa sử dụng tài nguyên với bảo vệ môi

trường tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên và sản xuất công nghiệp có mối quan

hệ hữu cơ với nhau, sản xuất công nghiệp là một quá trình liên tục tác độngvào tài nguyên thiên nhiên để tạo ra của cải cho xã hội; tài nguyên phong phú,phân bổ không đều giữa các địa phương có ảnh hưởng đến việc bố trí các cơ

sở khai thác và chế biến Tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại cho phép sửdụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý nhất nguồn tài nguyên của đất nước cũngnhư từng vùng, nhờ vậy các cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ giảm dần sự phụthuộc vào điều kiện tự nhiên, từ đó việc bố trí các cơ sở công nghiệp sẽ thuậnlợi và hợp lý hơn

Thứ hai, tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp phải theo hướng kết

hợp phát triển chuyên môn hóa với tổng hợp trên nền tảng hợp tác quy môlãnh thổ Bên cạnh mối liên hệ sản xuất chặt chẽ và tác động quan lại lẫn nhaugiữa các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, công nghiệp còn có mối liên hệvới các ngành kinh tế khác Do đó, việc tổ chức sản xuất công nghiệp trênlãnh thổ dẫn tới hình thành những phức hợp gồm nhiều ngành công nghiệptạo thành cơ cấu kinh tế ở từng vùng lãnh thổ cụ thể

Thứ ba, sự phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của mỗi địa phương,

bao gồm hệ thống giao thông vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nước,thông tin liên lạc… là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự pháttriển bền vững, có hiệu quả của công nghiệp nói chung và tổ chức sản xuấtcông nghiệp trên vùng lãnh thổ nói riêng Sự hình thành và phát triển côngnghiệp của mỗi vùng sẽ tác động thúc đẩy sự phát triển và đồng bộ hóa hệthống kết cấu hạ tầng kỹ thuật Trong mối quan hệ này, thường kết cấu hạtầng phải đi trước một bước; việc nâng cấp và phát triển mới hệ thống kếtcấu hạ tầng được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công cuộcCNH-HĐH

Trang 18

1.2.2 Các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh

1.2.2.1 Các yếu tố bên trong

* Nhóm yếu tố về điều kiện phát triển công nghiệp

- Điều kiện tự nhiên:

Địa lý kinh tế: điều kiện địa lý, vị trí địa lý của một địa phương hay

quốc gia ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, vùng nguyên liệu chocông nghiệp, cũng như mối liên hệ của địa phương, quốc gia đó đối với cáctrung tâm kinh tế khu vực và quốc tế

Khí hậu, thời tiết: là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn

nguyên liệu công nghiệp, đến các hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất vàphân phối

Tài nguyên thiên nhiên: là cơ sở của nguồn đầu vào có thể khai thác

được để phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của cácngành, địa phương hay quốc gia

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Tình hình phát triển kinh tế: bao gồm tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu

kinh tế và đóng góp của từng ngành vào tăng trưởng kinh tế, thu – chi ngânsách, độ mở của nền kinh tế… Tình hình phát triển kinh tế vừa phản ánh sựđóng góp của công nghiệp vào nền kinh tế, vừa phản ánh môi trường để pháttriển công nghiệp

Hiện trạng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp: cơ sở hạ tầng là

yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp, nó bao gồm hệ thốnggiao thông (đường, cầu, bến bãi…), cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc Cơ

sở hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩycông nghiệp phát triển

Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp: gồm nhân lực quản lý, cán

bộ kỹ thuật và công nhân lao động với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ

Trang 19

năng lao động phù hợp, tác phong lao động và ý thức tổ chức kỷ luật tốt Nếuđịa phương hay quốc gia nào có nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, chấtlượng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp.

* Nhóm các nhân tố về QLNN của chính quyền địa phương

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp: là nội dung rất quan

trọng định hướng cho toàn bộ quá trình phát triển công nghiệp, phát triển kinh

tế của một quốc gia, một địa phương, cũng như quyết định quá trình QLNNđối với công nghiệp Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển côngnghiệp phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia/địa phương, quy hoạch phát triển ngành, trên cơ sở tiềm năng và các điều kiệnkhác của từng quốc gia/địa phương nhằm đạt đến mục tiêu khai thác hợp lýtiềm năng phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống dân cư và đảm bảo anninh quốc phòng

Vai trò định hướng của quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệpđược thực hiện thông qua các chiến lược, quy hoạch, chính sách quốc gia,vùng, ngành hay các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch của từng địaphương Các hình thức này được chọn lựa triển khai một cách hợp lý ởcấp độ quốc gia, ngành hay địa phương; chúng có mối liên hệ với nhau,tác động lẫn nhau, trong đó chiến lược và chính sách có vị trí quan trọngnhất, chiến lược có tính ổn định tương đối, chính sách là bộ phận năngđộng hơn

- Thực thi pháp luật, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp: là nội dung quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho

công nghiệp phát triển Nhà nước hay chính quyền địa phương phải tổ chứcthực hiện pháp luật có liên quan và vận dụng pháp luật để ban hành những cơchế, chính sách về phát triển công nghiệp cho phù một với từng ngành, địaphương nhằm khuyến khích sự phát triển công nghiệp trong ngành, địaphương đó Các chính sách có thể bao gồm những ưu đãi về thuế, đất đai,

Trang 20

nhân lực hay các ưu tiên trong giải quyết thủ tục hành chính cũng như cáckhoản đóng góp khác

- Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp: là điều kiện cần

thiết để phát triển công nghiệp, bao gồm việc quy hoạch và đầu tư xây dựng

hệ thống giao thông, bến bãi, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đầu

tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp

- Tổ chức thực thi của cơ quan quản lý nhà nước: là việc xác định bộ

máy tổ chức đủ sức thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kếhoạch đã được ban hành nhằm biến chúng trở nên hiện thực, tạo ra sự pháttriển của công nghiệp nói riêng và phát triển chung của nền kinh tế

* Nhóm nhân tố về doanh nghiệp công nghiệp

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp công nghiệp: bao gồm vốn cố định và

vốn lưu động đảm bảo cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ phùhợp và đảm bảo các nguồn đầu vào hợp lý nhằm duy trì sản xuất theo kếhoạch và nhu cầu thị trường

- Trình độ kỹ thuật - công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp: là sự

đầu tư trang thiết bị, công nghệ phù hợp với ngành nghề nhằm đảm bảo chấtlượng sản phẩm Trình độ kỹ thuật – công nghệ quy định năng suất lao độngtrong doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp đó

- Trình độ nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp: phản ánh trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý của cán bộ quản lý, cán bộ kỹthuật và công nhân lao động Trình độ nhân lực là điều kiện tiên quyết đểdoanh nghiệp tiếp cận với các chuẩn quản lý tiên tiến, các thiết bị - côngnghệ hiện đại

- Trình độ tổ chức, quản lý của của doanh nghiệp công nghiệp: phản

ánh hình thức và mức độ khoa học, hiệu quả trong tổ chức quản lý doanhnghiệp; trình độ này cũng được thể hiện qua các mô hình tổ chức và cácchuẩn quản lý tiên tiến được doanh nghiệp áp dụng

Trang 21

1.2.2.2 Các yếu tố bên ngoài

* Môi trường thể chế và sự điều tiết của Nhà nước Bên cạnh sự ổn

định về chính trị - xã hội tạo thành môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế,động viên đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển côngnghiệp, yếu tố môi trường thể chế (hệ thống các chủ trương, chính sách )thuận lợi, ổn định sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên và là nhân tố tácđộng mạnh mẽ đến thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế nói chung, pháttriển công nghiệp nói riêng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều tiếtkinh tế vĩ mô Trong quá trình quản lý, Nhà nước tiến hành quy hoạch cácvùng kinh tế trọng điể, các khu, cụm công nghiệp và sử dụng những biệnpháp, chính sách để can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi Các biệnpháp chính sách công nghiệp thường được sử dụng là: thuế quan, hạn ngạch,trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hối đoái; các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng,xúc tiến thị trường Việc thực hiện một cách đúng đắn và hợp lý những biệnpháp chính sách này sẽ góp phần đắc lực vào việc phát huy được lợi thế sosánh, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của các công ty, xí nghiệp trên thị trườngthế giới, tác động đến phát triển công nghiệp của cả nước

* Nhu cầu thị trường Sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu công

nghiệp chịu sự tác động trực tiếp của các loại thị trường Thị trường ở đâyđược hiểu không chỉ gồm các thị trường hàng hoá (dịch vụ), mà còn bao hàmcác loại thị trường yếu tố sản xuất (thị trường lao động, thị trường đất đai, thịtrường vốn ) Thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của sản xuất.Các ngành công nghiệp của một địa phương cũng phải hướng ra thị trường,xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ của thị trường để hoạchđịnh kế hoạch phát triển, chương trình kinh doanh của mình Doanh nghiệpcông nghiệp là hạt nhân cơ bản của nền công nghiệp Mỗi doanh nghiệp côngnghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ cái thị trường cần, từ yêu cầucủa thị trường để hoạch định chương trình, kế hoạch kinh doanh của mình

Trang 22

Nói cách khác, thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệplàm biến đổi nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, tổng hợp lại tạo thành ựhình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của đất nước.

* Tiến bộ khoa học - công nghệ Phát triển công nghiệp vừa phải phản

ánh xu thế phát triển khoa học - công nghệ, vừa phải có khả năng ứng dụngnhững thành tựu mới của khoa học và công nghệ Nói cách khác, tiến bộ khoahọc - công nghệ ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển công nghiệp vàngược lại công nghiệp phát triển là nhân tố thúc đẩy khoa học - công nghệphát triển Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ càng cao, thì trình độchuyên môn hoá càng sâu Cuối cùng, muốn đạt được mục tiêu CNH, HĐH phảiphát triển công nghiệp, nhưng nếu không đẩy mạnh phát triển khoa học - côngnghệ thì không thể nói đến phát triển công nghiệp và thực hiện thành công chiếnlược CNH, HĐH Tiến bộ khoa học - công nghệ thâm nhập vào tất cả các lĩnhvực của đời sống kinh tế, xã hội phát sinh yêu cầu phải phát triển mạnh một sốngành công nghiệp Nói cách khác, tập trung đầu tư để phát triển một số ngànhcông nghiệp trọng điểm là điều kiện vật chất thiết yếu, là tiền đề quan trọng đểthực hiện có hiệu quả các nội dung của tiến bộ khoa học - công nghệ Tiến bộkhoa học - công nghệ không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩynhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu mới vàchính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời và phát triển mạnh một số ngànhcông nghiệp trọng điểm, những ngành được coi là đại diện của công nghệ tiêntiến, công nghệ mới, có hàm lượng chất xám cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, tuy

là những ngành non trẻ, nhưng là sự khởi đầu của kỷ nguyên (hoặc thế hệ)công nghệ mới, nên có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai

1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở nước ngoài

- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Nhật Bản: lịch sử phát triển

công nghiệp của Nhật Bản bắt đầu từ nền nông nghiệp truyền thống, tự cấp

Trang 23

-tự túc, quy mô hộ nông nghiệp nhỏ, nhưng Nhật Bản nhanh chóng trở thànhquốc gia có nền nông nghiệp và công nghiệp phát triển ở trình độ cao với nềnkinh tế thị trường và nông thôn đều phát triển Có được thành tựu đó là nhờNhật Bản tiến hành chủ trương cơ giới hóa nông nghiệp với hệ thống cơ khínhỏ phù hợp với cây lúa nước và quy mô hộ nhỏ Theo tác giả Nguyễn Điền

trong Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt

Nam cho biết: Thành công trong cơ giới hóa nông nghiệp làm cho năng suất

lao động nông nghiệp tăng, chi phí lao động giảm, đã chuyển hàng chục triệulao động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng laođộng nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm đi nhanh chóng, nếunăm 1950 là 45,2%, năm 1960 là 28%, năm 1970 là 16,8%, đến năm 1980 là10%, năm 1990 là 6,3% và hiện nay là dưới 5%

Song song đó, Nhật Bản đẩy mạnh thành lập các xí nghiệp công nghiệpvừa và nhỏ và công nghiệp gia đình ở nông thôn làm vệ tinh, gia công cho cáccông ty, xí nghiệp lớn ở thành thị; duy trì các ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp truyền thống ở nông thôn nhằm tận dụng hết các loại lao động nhànrỗi vào các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp để nâng cao thu nhập củadân cư nông thôn; phát triển mạnh mẽ hệ thống hợp tác xã ở nông thôn nhằmthúc đẩy sự phát triển các ngành dịch vụ kinh tế kỹ thuật phục vụ nôngnghiệp

- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Hàn Quốc: vào cuối thập

niên 50, Hàn Quốc còn là quốc gia chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt độngkinh tế chính của nước này Trong điều kiện đó, Hàn Quốc đã chủ trương pháttriển công nghiệp theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nên sự tăng trưởngrất nhanh trong công nghiệp, tăng trưởng GDP 10 năm (1962-1971) đạt 9,3%;tuy nhiên, sự phát triển quá nóng này đã tạo ra sự mất cân đối giữa thành thị

và nông thôn, làm nảy sinh mâu thuẫn đe dọa đến sự phát triển ổn định củađất nước Trước yêu cầu đó, Hàn Quốc đã đề ra chiến lược “Tăng trưởng cân

Trang 24

đối giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp”, chủ trương thực hiện “Phongtrào làng mới”, tập trung xây dựng nông thôn với nhiều chuơng trình, dự án;

và kết quả đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân được cảithiện rõ rệt Từ thành quả đó rút ra một số kinh nghiệm như sau: phải tổ chứcđào tạo, huấn luyện cho lãnh đạo làng xã; có cơ chế, chính sách phát huy tínhchủ động và tạo môi trường cho các làng xã thi đua phát triển; gắn côngnghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn với phát triển các xí nghiệp nông thôn

- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Thái Lan: trong những năm

60, Thái Lan vẫn còn là nước lạc hậu, kém phát triển, và công nghiệp hóa làcon đường đưa đất nước phát triển Lúc đầu, Thái Lan tập trung vào côngnghiệp hóa đô thị, lấy hóa dầu và một số ngành công nghiệp khác làm trụ cột,dựa vào nguồn vốn vay và công nghiệp kỹ thuật của nước ngoài; nhưng sauthời gian kinh tế vẫn không phát triển, mà còn lâm vào trì trệ, nông nghiệpvẫn lạc hậu Trước tình hình đó, Thái Lan đã chuyển hướng công nghiệp hóa

từ chỗ tập trung vào đô thị sang đa dạng cả đô thị và nông thôn, cả nôngnghiệp và công nghiệp đều hướng xuất khẩu Kết quả là Thái Lan trở thànhcường quốc về nông nghiệp và ngành công nghiệp có bước phát triển vượtbậc Có được kết quả đó là nhờ Thái Lan tiến hành phát triển công nghiệp cơkhí phục vụ nông nghiệp dựa theo mô hình kết hợp chuyên môn hóa và hợptác sản xuất với mục tiêu tăng dần tỷ lệ nội địa hóa; thực thi chính sách nhànước – nhân dân, trung ương - địa phương cùng thực hiện điện khí hóa nôngthôn; chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và côngnghiệp nông thôn nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theohướng công nghiệp hóa

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở một số tỉnh trong nước

- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai: với vị trí của

mình, Đồng Nai xác định công nghiệp là bộ phận chủ đạo của nền kinh tế củatỉnh Bên cạnh đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển

Trang 25

các làng nghề truyền thống, tỉnh chủ trương phát triển các ngành công nghiệp

có quy mô lớn, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao Các ngành côngnghiệp được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là: công nghiệpkhai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chếbiến, da – giày, may mặc, công nghiệp điện tử - CNTT Để thực hiện địnhhướng đó, Đồng Nai thực hiện tốt việc liên kết vùng trong đầu tư phát triểncông nghiệp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp, xúc tiếnkêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp chủ lực, tập trung giải quyết cácvấn đề xã hội phát sinh liên quan đến phát triển công nghiệp

- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Tiền Giang: dựa trên lợi thế

nông nghiệp đa dạng, sản lượng lớn, Tiền Giang đề ra chủ trương phát triểncông nghiệp theo hướng đa dạng, hướng mạnh về xuất khẩu, theo đó đến

2010 tập trung phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, côngnghiệp sử dụng nhiều lao động, hình thành công nghiệp đóng tàu; đến 2015,tập trung phát triển công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng, công nghiệp điện

- điện tử, cơ khí chế tạo; từ sau 2015, tập trung phát triển các ngành côngnghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao Để thực hiện định hướngtrên, Tiền Giang chủ trương thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp, quyhoạch các ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển làng nghề, tăng cường đầu

tư vốn và kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, tăngcường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bến Tre

1 Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu để phát triển kinh tế củamột địa phương; chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm và thực hiệntốt chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp để đảm bảo quá trình pháttriển đúng hướng và đạt hiệu quả cao

2 Phát triển công nghiệp dựa trên các lợi thế so sánh của địaphương, tập trung hướng mạnh vào xuất khẩu, lựa chọn và phát triển hợp lý

Trang 26

các ngành công nghiệp chủ lực; phát triển công nghiệp gắn liền với HĐH nông nghiệp, nông thôn Kinh nghiệm này sẽ giúp cho việc phát triểncông nghiệp của tỉnh đảm bảo khai thác thế mạnh, tập trung trọng tâm vàđúng định hướng.

CNH-3 Chính quyền địa phương phải thực hiện đồng bộ chức năng QLNN

từ khâu hoạch định, tổ chức thực hiện đến xây dựng cơ chế chính sách, kiểmtra và điều chỉnh Trong đó, cần khơi dậy và phát huy sự tham của các ngành,các cấp và các thành phần kinh tế Để phát huy bài học kinh nghiệm này, tỉnhcần xây dựng bộ máy tổ chức đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ

Trang 27

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CễNG NGHIỆP

TRấN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

2.1 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CễNG NGHIỆP BẾN TRE

2.1.1 Đỏnh giỏ cỏc yếu tố điều kiện phỏt triển cụng nghiệp của tỉnh

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiờn và tài nguyờn thiờn nhiờn

* Đặc điểm điều kiện tự nhiờn

- Vị trí địa lý: Bến Tre là một trong 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông

Cửu Long (ĐBSCL), có tọa độ địa lý từ 9o48, đến 11o20, độ Vĩ Bắc, 105o57,

đến 106o48, độ Kinh Đông Bến Tre giáp với các tỉnh Tiền Giang ở phía Bắc,

có ranh giới chung là sông Tiền; phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và TràVinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên; phía Đông giáp biển Đông BếnTre có diện tích tự nhiên là 2.356,85 km2, chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCLvới đờng biển kéo dài trên 65km, vùng lãnh hải rộng khoảng 20.000 km2

Về tổ chức hành chính, toàn tỉnh có 1 thị xã và 7 huyện với 7 thị trấn, 9phờng và 144 xã Thị xã Bến Tre với trên 100 ngàn dân là trung tâm chính trị,kinh tế và văn hoá của Tỉnh

- Khí hậu: Nhiệt trung bình tơng đối cao và ổn định, không có sự phân

hóa mạnh theo không gian Nhiệt độ bình quân hàng năm 26oC - 27oC vàkhông có sự chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 5: 29,2oC) và tháng mátnhất (tháng 6: 25,2oC) Trong năm không có tháng nào nhiệt độ trung bình d-

ới 20oC; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong ngày khoảng 35,8oC và thấp nhất17,6oC

Lợng ma phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa ma tháng 5-6 và mùanắng từ tháng 7 đến tháng 4 Lợng ma trung bình thấp (1.210-1.500mm/năm)

và giảm dần theo hớng Đông, trong đó mùa khô lợng ma chỉ vào khoảng 2-6%tổng lợng ma cả năm

Địa bàn chịu ảnh hởng của 2 loại gió chính: gió mùa Tây - Tây Nam ờng xuất hiện trong mùa ma (tháng 5 đến tháng 9, tốc độ trung bình 1,0-1,2m/

th-s (riêng vùng biển 2,0-3,9m/th-s), tốc độ tối đa 10-18m/th-s (vùng biển 12-20m/th-s);gió Đông - Đông Bắc (gió chớng) thổi theo hớng từ biển vào từ tháng 10 đến

Trang 28

tháng 4, có tác động làm dâng mực nớc triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội

đồng, làm di chuyển các ng trờng khai thác cá sang các vùng khác khuất gióbiển Tây, tốc độ trung bình<3m/s

Bến Tre nằm ngoài vùng chịu ảnh hởng chính của bão, vào cuối mùa

m-a (tháng 9 đến tháng 11) thờng bị ảnh hởng củm-a các cơn bão cuối mùm-a, phầnlớn các trận bão không gây thiệt hại đáng kể

- Địa hình: Với đặc trng châu thổ bồi lắng phù sa mới của sông Cửu

Long trên nền phù sa cổ, địa hình nhìn chung bằng phẳng và có khuynh hớngthấp dần từ hớng Tây Bắc xuống Đông Nam với những giồng cát hình cánhcung trên địa bàn ven biển có cao hơn, đợc hình thành chủ yếu qua quá trìnhbồi lắng trầm tích biển; chênh mực tuyệt đối giữa điểm thấp nhất và điểm cao

nhất vào khoảng 3, 5 m Có thể chia địa hình Bến Tre thành 3 vùng: Vùng địa

hình thấp, cao trình <1 m, thờng bị ngập nớc theo triều, bao gồm các vùng đất

trũng xa sông, các cù lao mới bồi, bãi triều ven sông và bờ biển, rừng ngập

mặn Vùng địa hình trung bình, cao trình 1-2 m, bằng phẳng ngập trung bình

hoặc ít ngập theo triều (chỉ bị ngập trong thời điểm triều cờng tháng 11-12),chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho việc trồng lúa, lên liếplàm vờn,… Vùng địa hình cao, bao gồm dải đất cao ven các sông lớn từ ChợLách đến Châu Thành và phía Bắc -Tây Bắc của thị xã Bến Tre (cao trình 1,8-2,5 m), các giồng cát tại khu vực ven biển (cao trình 3,0-3,5m; có nơi >5 m)

- Sông ngòi: Đặc điểm tự nhiên nổi bật của Bến Tre là nằm ở hạ lu hệ

thống sông Cửu Long Khi vào địa phận Bến Tre, sông Cửu Long chia thành 4con sông lớn đổ ra biển, đó là các sông: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, CổChiên, tổng chiều dài khoảng 300 km Các sông cùng với phụ lu và kênh rạchchằng chịt đã làm cho giao thông đờng bộ trong tỉnh trở nên khó khăn, songrất thuận lợi về giao thông đờng thuỷ Nhờ hệ thống đờng thuỷ, Bến Tre có thểgắn kết mối quan hệ kinh tế với các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL và vùng ĐNB[34]

* Đặc điểm điều kiện tài nguyờn thiờn nhiờn

- Tài nguyên đất đai và sử dụng: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh

Bến Tre là 235.685 ha, gồm: Đất nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp

chiếm 181.252 ha (77% diện tích tự nhiên), trong đó 75% diện tích tự nhiên là

đất canh tác nông nghiệp, 20% là đất có mặt nớc nuôi trồng thủy sản Đất cây

hàng năm: chiếm tỷ trọng thấp với 51,405 ha (22% diện tích tự nhiên, 28%

Trang 29

diện tích đất nông nghiệp) Đất cây lâu năm: chiếm tỷ trọng cao với 85,39 ha (36% diện tích tự nhiên, 47% diện tích đất nông nghiệp) Đất có mặt nớc nuôi

trồng thủy sản: chiếm 36,294 ha (15% diện tích tự nhiên, 20% diện tích đất

nông nghiệp) Đất lâm nghiệp: bao gồm 6.421 ha rừng ngập mặn (3% diện

tích tự nhiên, 4% diện tích đất nông nghiệp), trong đó có 6.052 ha rừng phòng

hộ ven biển Đất làm muối: chiếm 1.369 ha tại khu vực ven biển Bình quân

đất nông nghiệp/ngời làm nông nghiệp của Bến Tre là 1.486m2, trong đó có421m2 đất cây hàng năm; 700m2 đất cây lâu năm; 298m2 đất có mặt nớc nuôitrồng thủy sản Nói chung thuộc vào loại thấp so với bình quân của vùng

ĐBSCL Đất phi nông nghiệp: Chiếm diện tích 53.631 ha (23% diện tích tự

nhiên), trong đó 14% diện tích đất ở; 15% là đất dùng và 69% là sông rạch

Đất ở: chiếm 7.382 ha (3% diện tích tự nhiên và 14% diện tích đất phi nôngnghiệp) Trong đó đất ở đô thị rất thấp: 384 ha (5% diện tích đất ở), đất ở nôngthôn 6.998 ha (95% diện tích đất ở) Đất chuyên dùng: chiếm 8.167 ha (3%

diện tích tự nhiên và 15% diện tích đất phi nông nghiệp) Đất cha sử dụng:

Chiếm 802 ha, chủ yếu là khu vực ven biển Ngoài ra trên địa bàn cón có2.344 ha đất mặt nớc ven biển, trong đó khoảng 310 ha đã đợc sử dụng đểnuôi nghêu sò

- Tài nguyên nớc cho phát triển công nghiệp: Tài nguyên nớc ngầm và

nớc mặt của Bến Tre khá phong phú, nhng trên 3/4 diện tích toàn tỉnh bịnhiễm mặn từ 2-3 tháng đến quanh năm và có khuynh hớng ngày càng sâu vàkéo dài hơn; tài nguyên nớc ngọt hạn chế, các vỉa nớc ngầm ngọt có chất lợng

đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt tập trung chủ yếu tại vùng Bắc huyện ChâuThành Hơn nữa, do tình trạng khai thác bừa bãi và xâm lấn mặn nên các tầngnớc ngầm đang có nguy cơ bị ô nhiễm, đe dọa đến khả năng cung cấp nguồnnớc ngọt trong tơng lai

- Tiềm năng về khoáng sản: Theo số liệu thăm dò địa chất, trên địa bàn

tỉnh Bến Tre hầu nh không có các loại khoáng sản có giá trị cao, nhất là trữ ợng công nghiệp Tuy nhiên, cũng tồn tại một số loại khoáng sản vật liệu xâydựng nh cát san lấp, sét gạch ngói, sa khoáng v.v nh: Mỏ hàu nhỏ ở Bình

l-Đại, Ba Tri, Thạnh Phú: chất lợng khá nhng trữ lợng không đáng kể Cát sanlấp, cát xây dựng và sét các loại: đợc khai thác để phục vụ cho các công trìnhxây dựng, bao gồm: Cát giồng: trên 12.000 ha giồng cát, thành phần hạt chủyếu là cát mịn chiếm hơn 95% Cát lòng sông: trên 4 sông lớn, trữ lợng

Trang 30

khoảng 316.773 ngàn m3, tập trung chủ yếu ở phía thợng lu, thành phầnkhoáng vật chủ yếu là thạch anh, fenspat, mảnh sét sericit và mùn thực vật Sétgạch ngói dới 3 dạng: sét vàng đỏ pha đất thịt và cát mịn ở các cồn; sét xámxanh ở khu vực nớc lợ có độ co nhót cao; sét gốm sứ nằm thành vỉa màu trắngdẻo tại khu vực trũng giữa hai giồng cát, trữ lợng khoảng 9.000 ngàn m3.

- Tài nguyên rừng: Rừng Bến Tre là rừng ngập mặn, các loại gỗ không

có giá trị kinh tế cao mà chỉ có ý nghĩa sinh thái là chính Hệ thực vật rừngngập mặn tại Bến Tre có thành phần tơng tự nh các cửa sông thuộc khu vực

Đông Nam á gồm 25 loài thuộc 19 họ, trong đó chiếm u thế là các loại mắmtrắng, bần đắng, đớc, lá dừa nớc Về thú, trong các rừng ngập mặn, các cùlao đất, cù lao lá ngời ta còn thấy phổ biến là các loài gặm nhấm, chuột, dơi vànhững sân chim với 25 loài, trong đó 10 loài có ý nghĩa kinh tế và khả năngkhai thác về du lịch

- Tài nguyên thuỷ sản: Thực vật nổi: vùng cửa sông có khoảng 278 loài

tảo đơn bào, thuộc các nhóm tảo silic, tảo lam, tảo giáp, mật độ 3.103.000 tế bào/m3 ở ven biển, càng đi sâu vào nội địa mật độ tảo cànggiảm đi Động vật nổi: có khoảng 36 loài động vật nổi thuộc các nhóm:trùng bánh xe, chân bèo Động vật đáy: thuộc 3 nhóm Mollusca, Annelia vàArthopoda, trong đó các lớp chủ yếu là giáp xác (13 họ), chân bụng, haimảnh vỏ, … điển hình cho môi trờng mặn, lợ, trong đó các loài đang là đốitợng đợc khai thác và nuôi trồng quan trọng của ngành thủy sản nh : tômbạc, tôm sú, tôm đất, cua, nghêu, sò huyết… Khu vực sông và ven biển đãphát hiện khoảng 120 loài cá thuộc 43 họ; trong đó, các loại cá n ớc ngọt và

114.000-lợ nh: cá đối, mè vinh, mè dãnh, trê vàng, rô đồng, cá sặt, cá lóc, đặc biệt làtôm càng xanh đang đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho ngời nông dân

Hiện nay, nguồn tài nguyên thủy sản đang có xu hớng giảm cả về sốlợng lẫn số loài do hiện tợng khai thác bừa bãi, giảm diện tích rừng ngậpmặn [34]

2.1.1.2 Đặc điểm về nguồn nhõn lực

Dân số trung bình: Dân số toàn tỉnh Bến Tre năm 2000 là 1.305.445

ng-ời, tốc độ tăng dân số bình quân là 0,42%/năm Năm 2005 là 1.351.472 ngng-ời,tăng bình quân 0,7%/năm

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm khá nhanh từ 1,04% năm 2000 và0,97% năm 2005, trong khi số di dân cơ học đi làm ăn nơi khác cũng giảm

Trang 31

dần từ 9.918 ngời năm 2000 và 5.406 năm 2005, cho thấy tình trạng xuất c rấtmạnh trong những năm trớc 2000 đã đợc giảm bớt trong 5 năm qua

Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn tăng từ 8,9% - 91,1% năm 2000lên 9,7% - 90,3% năm 2005 Tốc độ đô thị hóa chậm và tỷ lệ đô thị hóa cònrất thấp so với bình quân của cả nớc (27% - 73%) và bình quân của vùng

ĐBSCL (20,7%-79,3%)

Cơ cấu dân số phi nông nghiệp - nông nghiệp tăng từ 18,1% - 81,9%năm 2000 lên 27,8% - 72,2% năm 2005, cho thấy nông thôn đã chuyển hoạt

động nông nghiệp sang công thơng nghiệp khá nhanh

Mật độ dân số trung bình năm 2005 là 573 ngời/km2 So sánh với vùng

ĐBSCL, diện tích tỉnh Bến Tre tơng đối nhỏ với 5,84%, nhng dân số chiếm7,83%, cho thấy mật độ dân số bình quân cao hơn của Vùng (435 ngời/km2)

Tỷ lệ đô thị hóa bình quân của tỉnh Bến Tre là 9,7%, rất thấp và chủ yếutập trung tại thị xã Bến Tre và 2 thị trấn lớn Mỏ Cày, Ba Tri; đất nông nghiệpcòn nhiều; những huyện còn lại đạt tỷ lệ đô thị hóa thấp

Bảng 2.1: Dân số và mật độ dân số tỉnh Bến Tre năm 2005

so với vùng ĐBSCL

Diện tích tự nhiên (km 2 ) Tỷ trọng

Dân số (1 000 ngời) Tỷ trọng

Mật độ (ng/

km 2 )

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Bến Tre đến năm 2020.

Dân số trong độ tuổi lao động và trình độ nguồn nhân lực: Dân số Tỉnh

có cơ cấu trẻ (từ 15 đến 29 tuổi) tăng dần từ 30,8% năm 1995 lên 31,7% năm

2000 và giảm còn 31,1% năm 2005, nhng đặc biệt là số trẻ dới 14 tuổi lạigiảm nhanh từ 33,9% dân số năm 1990 còn 28,0% năm 2000 và 23,5% năm2005; trong khi đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi tăng từ 54,4% lên 59,8% và64,3% dân số, và lực lợng dân số nữ từ 56 tuổi và nam từ 61 tuổi trở lên giảm

từ 10,3% năm 1995 còn 8,0% năm 2000 và tăng rất nhanh 16,6% dân số năm

2005 Hiện tợng trên cho thấy dân số tỉnh Bến Tre trong tình trạng đang đi vào

cơ cấu già, một mặt do kết quả của chơng trình kế hoạch hóa, một mặt do số

dân trong độ tuổi lao động xuất c nhiều

Lao động trong khu vực 1 giảm từ 67,8% năm 2000 xuống 61,8% năm

2005 Trong khi đó khu vực 2 tăng 5,2% năm 2000 lên 5,9% năm 2005 Khu

Trang 32

vực 3 tăng từ 9,63% năm 2000 lên 11% lao động trong độ tuổi Tỷ lệ lao độngkhông có công ăn việc làm ổn định giảm từ 7,4% năm 1995 xuống còn 6,9%năm 2005

Tỷ lệ lao động đợc đào tạo kể cả truyền nghề tăng từ 20,68% lao độngtrong độ tuổi năm 1999 lên 26,88% năm 2005, gồm: 2,12% cao đẳng - đại học

- sau đại học; 2,72% trung học chuyên nghiệp; 6,5% công nhân kỹ thuật và15,54% công nhân đợc truyền nghề

Nói chung lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ cònthiếu Tình trạng lao động đợc đào tạo không ở lại quê hơng làm việc diễn rakhá phổ biến [34]

2.1.1.3 Điều kiện về nguồn năng lợng cho phát triển công nghiệp

- Tình hình lới điện và mức độ điện khí hóa

Tỉnh Bến Tre đợc cấp điện từ hệ thống nguồn và lới điện quốc gia qua

đờng dây chính 110/22 kV Mỹ Tho 2 - Bến Tre, vận hành qua 3 trạm biến áp110kV đặt tại ngã 3 Tân Thành 65 MVA, tại Mỏ Cày 50 MVA và tại Ba Tri

25 MVA

Nguồn điện tại chỗ có một nhà máy điện Diesel đặt tại xã Mỹ Thạnh(Giồng Trôm) có công suất 10.500 kW, nhng công suất thực dụng khoảng8.500 kW Nguồn điện Diesel đợc hòa với mạng điện trung áp 15/22 kV

Nói chung, các tuyến đờng dây 110 KV hiện hữu và dự kiến trên địabàn tỉnh Bến Tre chỉ đợc cấp điện từ một đờng dây 110 KV độc đạo nênviệc cấp điện trên địa bàn Tỉnh không đợc an toàn và ổn định Các trạmbiến áp hiện cung cấp đủ cho cả tỉnh Bến Tre, nh ng trong những năm sắptới các trạm này sẽ bị quá tải do nhu cầu phụ tải của các khu, cụm côngnghiệp và mức tiêu thụ của cơ quan quản lý và tiêu dùng của dân c ngàycàng tăng

Tổng chiều dài đờng dây trung thế trên địa bàn năm 2005 là 1.512 km,với kết cấu hình tia có kết hợp mạch vòng ở một số trục chính

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 2.229 trạm phân phối với tổng dung lợng184.320 KVA Toàn bộ trạm biến áp là trạm ngoài trời gồm các loại trạm trênnền, trên giàn và trạm treo trên trụ Trạm trên giàn thờng lắp đặt các máybiến áp 3 pha, có công suất từ 100 KVA trở lên Các trạm trên nền thờngdùng cho các phụ tải có công suất lớn Loại trạm treo trên trụ đợc sử dụng

Trang 33

cho các phụ tải nhỏ Các trạm thờng lắp theo sơ đồ có FCO và chống sét bảo

vệ

ở nông thôn, các trạm biến áp là loại 1 pha nên chỉ phục vụ cho nhucầu sinh hoạt là chính Các trạm biến áp phân bố không đều, thờng tập trung ởcác trục chính và nhánh chính, sau đó kéo đờng hạ thế dài hơn qui chuẩn do

đó gây tổn thất lớn trên lới điện

Lới hạ thế chủ yếu phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt Tổng chiều dài ờng dây hạ thế năm 2005 là 3.556 km Lới hạ thế có cấp điện áp 220/380V (3pha) và 220V (1 pha), vận hành theo sơ đồ hình tia Bán kính cấp điện quárộng, có nơi dài trên 3 km, nhìn chung, tình trạng kỹ thuật của các đờng dâyhạ thế rất kém Các điện kế 1 pha chủ yếu là điện kế phụ sau điện kế tổng,không đạt chất lợng, mức độ chính xác thấp, mặc dù ngành điện đã cố gắnggắn điện kế cho từng hộ, nhng vẫn còn tồn tại một số điện kế tổng trên địa bàntỉnh

đ-Điện thơng phẩm tăng từ 147.464 MWh năm 2000 lên 301.309 MWhnăm 2005 với tốc độ bình quân 15,4%/năm, cao hơn tốc độ tăng trởng kinh tế

Cơ cấu tiêu thụ điện năng năm 2005: Công nghiệp - xây dựng chiếm25,1%; Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,0%; Thơng mại, kháchsạn, nhà hàng chiếm 1,2%; Cơ quan quản lý, tiêu dùng dân c chiếm 69,1%;Hoạt động khác chiếm 3,7% Cơ cấu cho thấy Tỉnh đã dành u tiên nguồn điệncho dân sinh và phát triển công nghiệp

Trong giai đoạn 2001-2005, điện thơng phẩm tăng từ 113223kWh/ ời/năm lên 223kWh/ngời/năm, mức điện tiêu dùng cho sinh hoạt dân c tăng từ83223kWh/ngời/năm lên 154kWh/ngời/năm

ng-Đến cuối năm 2005, tất cả thị trấn, trung tâm xã và các phờng đều có

điện lới quốc gia, đạt tỷ lệ điện khí hóa 100% Toàn tỉnh đạt 85% điện khí

hóa Giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 tăng từ 70 tỷ đồng năm 2000 lên

144 tỷ đồng năm 2005, tăng bình quân 15,4%/năm

- Tình hình cấp nớc

Bến Tre là tỉnh có lợng ma thuộc vào loại thấp nhất vùng ĐBSCL,nguồn nớc chính là sông rạch, nớc giồng cát, nớc ngầm tầng nông và nớcngầm tầng sâu

Về nớc sông rạch, Bến Tre có nguồn nớc mặt dồi dào, nhng do ở cuốinguồn, giáp biển nên luôn bị nhiễm bẩn và thờng bị nhiễm mặn vào các tháng

Trang 34

mùa khô, hiện nay chỉ có vàm sông huyện Chợ Lách có nớc ngọt ổn địnhquanh năm Về nớc giồng cát, toàn Tỉnh có trên 12.000 ha đất giồng cát cóchứa nguồn nớc ngọt do nớc ma ngấm xuống, trữ lợng khoảng 12 triệu m3,khả năng khai thác khoảng 844 m3/ngày/km2, chất lợng nguồn nớc thay đổitheo mùa và tùy độ sâu của giếng, nhiều nơi nguồn nớc bị nhiễm mặn vànhiễm bẩn Về nớc ngầm nhạt tầng nông phân bố ở phía Bắc huyện ChâuThành, huyện Chợ Lách, một phần ở huyện Thạnh Phú và huyện Ba Tri cóchất lợng tốt, ít sắt nhất Về nớc ngầm tầng sâu thuộc 2 tầng Pleistocene vàMiocen, có cung lợng khá dồi dào, chất lợng tốt, từ thị xã Bến Tre đến phíaBắc phà Rạch Miễu với trữ lợng tiềm năng là 74.368 m3/ngày đêm, khả năngkhai thác công nghiệp cho phép là 10.500 m3/ngày đêm

Tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có các nhà máy nớc nh sau: Nhàmáy nớc Sơn Đông: xây dựng năm 1968, cải tạo năm 2004, khai thác nguồnnớc mặt, công suất thiết kế 16.900 m3, công suất thực tế 25.000m3/ngày đêm.Hiện nay một số hạng mục công trình đang xuống cấp Nhà máy nớc ChợLách, xây dựng năm 2000, khai thác nguồn nớc mặt, công suất thiết kế 2.400

m3, công suất thực tế 500 m3/ngày đêm Hiện vẫn hoạt động tốt Nhà máy nớcHữu Định, xây dựng năm 2005, khai thác nguồn nớc ngầm tầng sâu, công suấtthiết kế 10.500 m3, công suất thực tế 3.000 m3/ngày đêm Hiện vẫn hoạt độngtốt Nhà máy nớc Lơng Quới, xây dựng năm 2006, khai thác nguồn nớc mặt,công suất thiết kế 2.400 m3, công suất thực tế 2.400 m3/ngày đêm Đang hoạt

động tốt

Hiện nay tất cả các thị trấn và một số thị tứ, trung tâm trên địa bàn Tỉnh

đã xây dựng đợc 47 nhà máy có hệ thống xử lý nớc, chủ yếu sử dụng nớc mặt

Trang 35

2.1.1.4 Đặc điểm điều kiện phỏt triển kinh tế - xó hội Bến Tre

- Diễn biến tăng trởng kinh tế theo GDP, GDP bình quân trên đầu ngờitrong giai đoạn 2000 – 2006 như sau:

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trởng GDP thời kỳ 2000 2006

Đơn vị tính: tr.đ, giá 94

4.050.918 4.340.045 4.693.386 5.142.493 5.660.494 6.296.820 6.856.734 9,2% Nguồn: Niên giám thống kê Bến Tre 2001, 2006.

Bảng 2.3: GDP bình quân đầu ngời

Đơn vị tính: Triệu đồng, giá 94

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Giá CĐ 94 3,103 3,318 3,558 3,844 4,.207 4, 659 5,048 Giá HH 4,150 4,480 4,889 5,375 6,445 7,356 8,241

Nguồn: Niên giám thống kê Bến Tre 2001, 2006.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các năm 2000– 2006:

Bảng 2.4: Diễn biến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu ngành (giá HH)

Nguồn: Niên giám thống kê Bến Tre 2001, 2006.

Bảng 2.5: Diễn biến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Trang 36

1 Chi đầu t phát triển 210676 276050 352015 333949 341475 356579

2 Chi thờng xuyên 450864 554878 670801 724827 889959 114710

1

3 Chi khác 57302 104224 228530 221518 297731 620189

Nguồn: Niên giám thống kê Bến Tre 2001, 2006.

Bảng 2.7: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng hóa XK

Chỉ tiêu ĐV tính 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng KN XK 1000USD 32505 52080 55204 71244 95085 124408 Mặt hàng chủ yếu:

Chỉ xơ dừa " 30120 48730 63774 47808 65505 78145 -Tôm đông lạnh " 899 455 1091 764 2218 1284

Trang 37

công nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê Bến Tre 2001, 2006.

2.1.1.5 Kết cấu hạ tầng cho phỏt triển cụng nghiệp

Hệ thống giao thông: Mạng lới giao thông Bến Tre bao gồm đờng bộ,

đờng sông và đờng biển Với vị trí ven biển và bị 4 sông lớn, khoảng 60 kênhrạch chia cắt, hệ thống giao thông Bến Tre có những đặc thù riêng ảnh hởng

đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển côngnghiệp nói riêng

Đờng bộ: Mạng lới giao thông đờng bộ bao gồm 4.102,5 km đờng; nếu

không tính đờng xã và thôn ấp thì đạt mật độ 0,34km/km2 và 0,58 km/1000 dân.Quốc lộ có 2 tuyến là QL.60 và QL.57 do TW quản lý dài 128,65 km (QL.60:

33, 33 km và QL.57: 95,32 km) Đờng Tỉnh có 6 tuyến (ĐT.882, ĐT.883,

ĐT.884, ĐT.885.ĐT.886 và ĐT887) dài 171,67 km Đờng Huyện có 33 tuyếndài tổng cộng 426,41 km Hệ thống đờng đô thị dài tổng cộng 63,97 km Đờngxã, ấp có 3.311,8 km Cầu: Trên hệ thống giao thông có 2.873 cây cầu với tổngchiều dài 60.268 m, trong đó cầu bê tông tiền áp và bê tông cốt thép 1.657 cây cầuchiếm 57,67%; cầu sắt, gỗ có 1.216 cây cầu chiếm 42,33%; trong tổng số cầu nêutrên có 35 cầu có tải trọng trên 12T Nhìn chung hệ thống giao thông đờng bộ củatỉnh đợc hình thành khá đa dạng, phân bố đều khắp trong tỉnh

Đờng thủy: Bến Tre có chiều dài bờ biển 65 km, nằm giữa 4 nhánh sông

lớn có chiều dài hơn 290 km và rất nhiều sông nhỏ khác rất thuận lợi cho vậnchuyển nội vùng, liên vùng Tổng chiều dài sông của cả Tỉnh có khoảng4.600km, mật độ 2km/km2, trong đó sông cho tàu 1.000-2.000T đi lại đợc có168,7 km; sông cho tàu 100-600T có khoảng 62,06 km; trên 4.000 kênh rạchlớn nhỏ cho ghe thuyền từ 10-20T Trên địa bàn tỉnh có 6 tuyến kênh, sông do

TW quản lý với tổng chiều dài 197,61 km

Hệ thống bến bãi:

Cảng: Cảng sông Giao Long nằm tại xã Giao Long, huyện Châu Thành,

đang đợc xây dựng với năng lực thông qua cảng, trớc mắt năm 2010 đạt191.500 T/năm, đến năm 2020 đạt 255.200T/năm; dự kiến cuối năm 2006 sẽ

đi vào hoạt động, khai thác Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 2 cảng cá BìnhThắng và An Thủy

Bến phà: tỉnh Bến Tre có 5 bến phà đang hoạt động do nhà nớc quản lý,

gồm phà Rạch Miếu (13 chiếc phà, tổng trọng tải 1.180 T), phà Hàm Luông (4

Trang 38

chiếc phà, tổng trọng tải 360 T), phà Tân Phú (4 chiếc phà, tổng trọng tải 118T) và phà Cầu Ván (2 chiếc phà, tổng trọng tải 55 T), phà Cổ Chiên tại xãThành Thới B, huyện Mỏ Cày

Bến xe: Hiện có 5 bến xe gồm: một bến tại Thị xã (Bến xe Tỉnh), 4 bến

tại các huyện Mỏ Cày, Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại Bến xe Tỉnh có diệntích 8.500m2, số lợng phơng tiện ra vào mỗi ngày khoảng 100 chiếc, phục vụkhoảng 5.000 hành khách Các bến xe Huyện có quy mô bình quân 3.500m2,

số lợng phơng tiện ra vào mỗi ngày bình quân một bến từ 30 -40 chiếc, phục

vụ từ 1.500 – 2.000 hành khách

- Thông tin liên lạc:

Đến cuối năm 2005, Tỉnh có 53 bu cục các loại, trong đó 1 bu cục cấp

I, 7 bu cục cấp II (bu điện huyện), 45 bu cục cấp III Về viễn thông, liên tụctrong 10 năm, tổng dung lợng tăng rất nhanh, đến cuối năm 2005 tổng số máylắp đặt đạt 164.232 số, mật độ 12,1 máy/100 dân Hiện nay, Tỉnh có 4 doanhnghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động với 56 trạm BTS, phơng thứctruyền dẫn bằng cáp quang và viba ở tất cả các huyện trong tỉnh, nhng chỉ có 1doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet với 90 đại lý, 1.617 thuê bao (Dial up)

và 133 thuê bao ADSL [34]

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu ngành thông tin liên lạc năm 2000- 2006

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

TT% 2001- 2005

- Tổng số máy đt 29 890 36 611 47 464 68 413 94 647 164 232 278557 40,60

- Máy cố định 28 911 34 491 42 147 53 221 66 384 89 962 110557 25,49

- Máy di động 979 2 120 5 317 15 192 28 263 74 270 167619 137,69

- Mật độ 2,29 2,80 3,60 5,11 7,03 12,15 20,48

Nguồn:Niên giám Thống kê Bến Tre năm 2006.

2.1.1.6 Tình hình đầu t phát triển kinh tế trên địa bàn

Tổng đầu t tăng bình quân 18,5%/năm trong giai đoạn 1996-2000, giảmcòn 7,3%/năm trong giai đoạn 2001-2005, bằng 20% GDP theo giá 94.Khuynh hớng đầu t trong dân chịu ảnh hởng của tiết kiệm nên không cao,bình quân tăng 9,7%/năm trong toàn thời kỳ 1996-2005, riêng trong giai đoạn2001-2005 tăng 12,1%/năm; trung bình chiếm 54,3% tổng đầu t và luôn luônchiếm hơn 80% mức tiết kiệm, điều này đồng thời cũng chứng tỏ nền kinh tếtỉnh Bến Tre đã và đang dựa vào nội lực vốn trong dân là chính Nguồn vốnFDI chủ yếu vào công nghiệp, còn rất nhỏ (7 triệu USD) Đầu t của ngân sách

Trang 39

địa phơng trung bình chiếm 17,6% tổng đầu t, tăng bình quân 15,7%/nămtrong thời kỳ 1996-2005, tuy nhiên giảm từ 31,1%/năm giai đoạn 1996-2000còn 2,1%/ năm trong giai đoạn 2001-2005

Bảng 2.9: Vốn đầu t các năm 2000-2005

Đơn vị: Triệu đồng giá so sánh 1994

2000 2001 2002 2003 2004 2005 TT%

01-05 Tổng đầu t 882 161 1 107 827 1 110 833 1 302 069 1 232 458 1 256 049 7,3

- Đầu t của dân 439 189 476 603 526 939 598 081 676 403 778 949 12,1

- Đầu t nhà nớc TP 160 279 215 885 187 007 248 913 220 926 177 680 2,1

- Đầu t nhà nớc TW 282 693 415 340 396 887 455 075 335 129 299 420 1,2

Tổng đầu t /GDP 21,78% 25,53% 23,67% 25,32% 21,77% 19,95%

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Bến Tre đến năm 2020.

Chi đầu t thờng chiếm trên 30,8% tổng chi ngân sách, tỷ trọng diễn biến

từ 19,7% năm 1995 lên 31,4% năm 2000 và 24,9% năm 2005, cho thấy đầu tcông có khuynh hớng giảm trong 5 năm gần đây Trong thời kỳ 1996-2000,

đầu t của ngân sách tỉnh Bến Tre chiếm 2,9% GDP, riêng 5 năm gần đây bằng

4% GDP Đầu t của ngân sách trung ơng tăng bình quân 28,1%/năm trong

thời kỳ 1996-2005, tuy nhiên giảm từ 60%/năm trong giai đoạn 1996-2000còn 1,2%/năm trong giai đoạn 2001-2005, trung bình chiếm tỷ trọng 28,1%tổng đầu t Nguồn vốn đầu t từ ngân sách Trung ơng trong giai đoạn 2001-

2005 rất quan trọng, bằng 1,6 lần đầu t của ngân sách địa phơng (2.591 tỷ

đồng/1.619 tỷ đồng), chủ yếu cho các công trình lớn về kết cấu hạ tầng

2.1.2 Nhúm nhõn tố quản lý nhà nước cấp tỉnh

2.1.2.1 Quy hoạch, kế hoạch phỏt triển cụng nghiệp của tỉnh: tỉnh đó

tiến hành xõy dựng Quy hoạch tổng thể phỏt triển kinh tế - xó hội tỉnh BếnTre đến năm 2020; Quy hoạch phỏt triển ngành nụng nghiệp, thủy sản tỉnhBến Tre đến năm 2010, Kế hoạch phỏt triển cụng nghiệp trờn địa bàn tỉnh BếnTre giai đoạn 2000-2005; đang thực hiện Quy hoạch phỏt triển cụng nghiệptỉnh Bến Tre đến năm 2020 và Quy hoạch phỏt triển cỏc khu cụng nghiệp tỉnhBến Tre đến năm 2020

Quy hoạch tổng thể phỏt triển kinh tế - xó hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020: trờn cơ sở đỏnh giỏ cỏc điều kiện tự nhiờn, kinh tế - xó hội của tỉnh, dự

Trang 40

báo các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Quy hoạch đề

ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 Theo đó,tập trung phát triển nhanh nền kinh tế, đưa GDP đầu người lên mức thu nhậptrung bình, chỉ số HDI đạt mức phát triển cao; phát triển nhanh cơ sở hạ tầngkinh tế - xã hội, nối mạng hạ tầng hoàn chỉnh với các tỉnh trong vùng đồngbằng Sông Cửu Long; định hình các khu kinh tế, công nghiệp, du lịch, làngnghề, củng cố cơ cấu kinh tế; định hình các khu dân cư, giải quyết tốt táiđịnh cư, đảm bảo mỗi hộ dân có nhà ở phù hợp; tăng cường đào tạo nguồnnhân lực quản lý, kỹ thuật và đội ngũ công nhân lành nghề; từng bước hoànchỉnh khung định chế và hoàn thiện chính sách địa phương nhằm thu hútđầu tư phát triển kinh tế - xã hội Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 làcông nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp kỹ thuật cao với tỷ trọng tương ứng là24% - 41% - 35%

Quy hoạch phát triển nông nghiệp, thủy sản tỉnh Bến Tre đến 2010:

được xây dựng năm 1999, tuy nhiên đến năm 2006 các định hướng, mục tiêu,chỉ tiêu đã lạc hậu so với yêu cầu phát triển, nên UBND tỉnh trình HĐND tỉnhcho kết thúc 2 quy hoạch này và yêu cầu xây dựng quy hoạch mới đến 2020.Định hướng cho nông nghiệp là tập trung phát triển kinh tế vườn theo hướnghình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô tập trung, pháttriển vững chắc vườn dừa gắn với trồng xen – nuôi xen, phát triển đàn giacầm, gia súc quy mô tập trung Đối với thủy sản, tập trung phát triển cả 3 loạithủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn với đối tượng chủ lực là cá nướcngọt, cua, tôm, nghêu, sò

Kế hoạch phát triển công nghiệp: là sự cụ thể hóa từ Nghị quyết phát

triển công nghiệp của Tỉnh ủy Kế hoạch này bao gồm 5 dự án thành phần: dự

án xây dựng các nhà máy chế biến dừa, thủy sản; dự án đầu tư đổi mới thiết

bị, công nghệ một số nhà máy trọng điểm; dự án phát triển làng nghề truyền

Ngày đăng: 02/03/2014, 19:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công nghiệp (1999), Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010
Tác giả: Bộ Công nghiệp
Năm: 1999
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 1996
4. Đặng Vũ Chư (1997), “Ngành công nghiệp đi đầu trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành công nghiệp đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Đặng Vũ Chư
Năm: 1997
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1977
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCHTƯ khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCHTƯ khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
12. TS Đỗ Đức Định (1999), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phát huy lợi thế so sánh kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phát huy lợi thế so sánh kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á
Tác giả: TS Đỗ Đức Định
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
13. TS Đỗ Đức Định (sưu tầm và giới thiệu) (1999), Một số vấn đề về chiến lược công nghiệp hóa và lý thuyết phát triển, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về chiến lược công nghiệp hóa và lý thuyết phát triển
Tác giả: TS Đỗ Đức Định (sưu tầm và giới thiệu)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1999
14. Phạm Quang Hàm (1997), Chuyên đề khoa học định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề khoa học định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020
Tác giả: Phạm Quang Hàm
Năm: 1997
15. PGS Phạm Kim Ích (chủ biên) (1994), Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực, nghiên cứu thông tin về các xu hướng phát triển của thế giới hiện nay, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực, nghiên cứu thông tin về các xu hướng phát triển của thế giới hiện nay
Tác giả: PGS Phạm Kim Ích (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1994
16. TS Trần Kiên (1997), Chiến lược huy động vốn và các nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tập 1, 2, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược huy động vốn và các nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Tác giả: TS Trần Kiên
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1997
17. Hoàng Thị Thanh Nhàn (1997), Công nghiệp hóa hướng ngoại “Sự thần kỳ” của NIE Châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa hướng ngoại “Sự thần kỳ” của NIE Châu Á
Tác giả: Hoàng Thị Thanh Nhàn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
18. PGS-TS Đàm Văn Nhuệ (1998), Lựa chọn công nghệ thích hợp ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn công nghệ thích hợp ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
Tác giả: PGS-TS Đàm Văn Nhuệ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
19. Những vấn đề CNH của các nước đang phát triển (1972), Nxb Tư tưởng, Bản dịch của Đại học Kinh tế - Kế hoạch, Hà Nội 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề CNH của các nước đang phát triển (1972)
Tác giả: Những vấn đề CNH của các nước đang phát triển
Nhà XB: Nxb Tư tưởng
Năm: 1972
20. GS-TS Nguyễn Đình Phan (chủ biên) (1997), Kinh tế và quản lý công nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và quản lý công nghiệp
Tác giả: GS-TS Nguyễn Đình Phan (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
28. TS Danh Sơn (1999), Quan hệ giữa phát triển khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa phát triển khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả: TS Danh Sơn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4: Diễn biến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu ngành (giá HH) - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.4 Diễn biến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu ngành (giá HH) (Trang 37)
Bảng 2.3: GDP bình quân đầu ngời - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 GDP bình quân đầu ngời (Trang 37)
Bảng 2.7: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng hóa XK - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.7 Diễn biến kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng hóa XK (Trang 38)
2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng thu ngân sách 744 155 1 112 120 1 396 656 1 334 188 1571956 2199067 - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng thu ngân sách 744 155 1 112 120 1 396 656 1 334 188 1571956 2199067 (Trang 38)
Bảng 2.11: Vốn sản xuất kinh doanh bỡnh quõn năm của cỏc doanh - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.11 Vốn sản xuất kinh doanh bỡnh quõn năm của cỏc doanh (Trang 48)
Bảng 2.13: Giá trị sản xuất khối ngành chủ đạo - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.13 Giá trị sản xuất khối ngành chủ đạo (Trang 51)
Bảng 2.14: Giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.14 Giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế (Trang 52)
Bảng 2.16: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành công nghiệp: - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.16 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành công nghiệp: (Trang 53)
I. Khu vực kinh - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
hu vực kinh (Trang 53)
Bảng 2.17: Sản phẩm công nghiệp - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.17 Sản phẩm công nghiệp (Trang 55)
2.2.1.5. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
2.2.1.5. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu (Trang 55)
Bảng 2.18: Khu và cụm công nghiệp - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.18 Khu và cụm công nghiệp (Trang 59)
Bảng 2.19: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành - Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.19 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w