MỤC LỤC
Tài nguyên thiên nhiên và sản xuất công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau, sản xuất công nghiệp là một quá trình liên tục tác động vào tài nguyên thiên nhiên để tạo ra của cải cho xã hội; tài nguyên phong phú, phân bổ không đều giữa các địa phương có ảnh hưởng đến việc bố trí các cơ sở khai thác và chế biến. Thứ ba, sự phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của mỗi địa phương, bao gồm hệ thống giao thông vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc… là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, có hiệu quả của công nghiệp nói chung và tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng lãnh thổ nói riêng.
Bên cạnh sự ổn định về chính trị - xã hội tạo thành môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, động viên đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp, yếu tố môi trường thể chế (hệ thống các chủ trương, chính sách..) thuận lợi, ổn định sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên và là nhân tố tác động mạnh mẽ đến thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng. Tiến bộ khoa học - công nghệ không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu mới và chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời và phát triển mạnh một số ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành được coi là đại diện của công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, có hàm lượng chất xám cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, tuy là những ngành non trẻ, nhưng là sự khởi đầu của kỷ nguyên (hoặc thế hệ) công nghệ mới, nên có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Song song đó, Nhật Bản đẩy mạnh thành lập các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ và công nghiệp gia đình ở nông thôn làm vệ tinh, gia công cho các công ty, xí nghiệp lớn ở thành thị; duy trì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn nhằm tận dụng hết các loại lao động nhàn rỗi vào các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp để nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn; phát triển mạnh mẽ hệ thống hợp tác xã ở nông thôn nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành dịch vụ kinh tế kỹ thuật phục vụ nông nghiệp. Có được kết quả đó là nhờ Thái Lan tiến hành phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp dựa theo mô hình kết hợp chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất với mục tiêu tăng dần tỷ lệ nội địa hóa; thực thi chính sách nhà nước – nhân dân, trung ương - địa phương cùng thực hiện điện khí hóa nông thôn; chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.
- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Tiền Giang: dựa trên lợi thế nông nghiệp đa dạng, sản lượng lớn, Tiền Giang đề ra chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng, hướng mạnh về xuất khẩu, theo đó đến 2010 tập trung phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, hình thành công nghiệp đóng tàu; đến 2015, tập trung phát triển công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng, công nghiệp điện - điện tử, cơ khí chế tạo; từ sau 2015, tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Để thực hiện định hướng trên, Tiền Giang chủ trương thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch các ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển làng nghề, tăng cường đầu tư vốn và kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp.
Các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là: công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, da – giày, may mặc, công nghiệp điện tử - CNTT. Để thực hiện định hướng đó, Đồng Nai thực hiện tốt việc liên kết vùng trong đầu tư phát triển công nghiệp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp, xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp chủ lực, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến phát triển công nghiệp.
Bến Tre nằm ngoài vùng chịu ảnh hởng chính của bão, vào cuối mùa m- a (tháng 9 đến tháng 11) thờng bị ảnh hởng của các cơn bão cuối mùa, phần lớn các trận bão không gây thiệt hại đáng kể. - Địa hình: Với đặc trng châu thổ bồi lắng phù sa mới của sông Cửu Long trên nền phù sa cổ, địa hình nhìn chung bằng phẳng và có khuynh hớng thấp dần từ hớng Tây Bắc xuống Đông Nam với những giồng cát hình cánh cung trên địa bàn ven biển có cao hơn, đợc hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển; chênh mực tuyệt đối giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất vào khoảng 3, 5 m. Có thể chia địa hình Bến Tre thành 3 vùng: Vùng địa hình thấp, cao trình <1 m, thờng bị ngập nớc theo triều, bao gồm các vùng đất trũng xa sông, các cù lao mới bồi, bãi triều ven sông và bờ biển, rừng ngập mặn. - Sông ngòi: Đặc điểm tự nhiên nổi bật của Bến Tre là nằm ở hạ lu hệ thống sông Cửu Long. Khi vào địa phận Bến Tre, sông Cửu Long chia thành 4 con sông lớn đổ ra biển, đó là các sông: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, tổng chiều dài khoảng 300 km. Các sông cùng với phụ lu và kênh rạch. chằng chịt đã làm cho giao thông đờng bộ trong tỉnh trở nên khó khăn, song rất thuận lợi về giao thông đờng thuỷ. Nhờ hệ thống đờng thuỷ, Bến Tre có thể gắn kết mối quan hệ kinh tế với các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL và vùng ĐNB [34]. * Đặc điểm điều kiện tài nguyên thiên nhiên. đất canh tác nông nghiệp, 20% là đất có mặt nớc nuôi trồng thủy sản. diện tích đất nông nghiệp). Nói chung thuộc vào loại thấp so với bình quân của vùng. diện tích tự nhiên và 15% diện tích đất phi nông nghiệp). Động vật đáy: thuộc 3 nhóm Mollusca, Annelia và Arthopoda, trong đó các lớp chủ yếu là giáp xác (13 họ), chân bụng, hai mảnh vỏ, điển hình cho môi tr… ờng mặn, lợ, trong đó các loài đang là đối tợng đợc khai thác và nuôi trồng quan trọng của ngành thủy sản nh: tôm bạc, tôm sú, tôm đất, cua, nghêu, sò huyết Khu vực sông và ven biển đã… phát hiện khoảng 120 loài cá thuộc 43 họ; trong đó, các loại cá nớc ngọt và lợ nh: cá đối, mè vinh, mè dãnh, trê vàng, rô đồng, cá sặt, cá lóc, đặc biệt là tôm càng xanh đang đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho ngời nông dân.
- Cơ chế, chính sách: ngoài những cơ chế chính sách trên, UBND tỉnh còn ban hành nhiều chính sách khác để làm tiền đề cho phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh như: chính sách sử dụng đất đai cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quy định những ưu đãi về giá thuê đất, thời gian thuê và quy mô đất thuê; chính sách ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong các doanh nghiệp sản xuất; chính sách khuyến công; chính sách phát triển ngành nghề nông thôn theo tinh thần Quyết định 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giúp UBND tỉnh có Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn QLNN về công nghiệp theo luật định có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công nghiệp trên địa bàn; tham mưu xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp; phối hợp với các huyện - thị xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn và quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó; chủ trì triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh;.
Trung tâm Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ hỗ trợ các các doanh nghiệp xây dựng các chuẩn chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với thị trường mới, thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. Nhìn chung, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre là những doanh nghiệp nhỏ, chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước vừa được cổ phần hóa và một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư khá, trang thiết bị - công nghệ tương đối tiên tiến, số còn lại đang cần phải đầu tư để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh.
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001-2005 đã diễn ra theo chiều hớng: Công nghiệp nhà nớc (Quốc doanh trung ơng và quốc doanh địa phơng) giảm từ 54,50%. Ngành sản xuất VLXD tỉnh Bến Tre đã có những bớc chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức sắp xếp lại sản xuất, đầu t mở rộng và đầu t mới một số cơ sở sản xuất, vì vậy đã đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng VLXD trong tỉnh nh: gạch - ngói nung, gạch lát nền, bê tông đúc sẵn.
Nguồn vốn đầu t nớc ngoài vào công nghiệp Bến Tre tuy không chiếm tỷ trọng cao nhng cũng rất quan trọng và có xu hớng tăng tỷ trọng (so với vốn thực hiện) trong thời kỳ 2001-2005. Ngoài ra, tỉnh cũng đã có những chính sách khuyến khích đầu t thông qua việc xây dựng các khu công nghiệp, nơi có cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho hoạt động sản xất kinh doanh [3].
- Các loại công nghệ mang tính mũi nhọn của thời đại nh công nghệ Tin học - Điện tử, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Vật liệu mới cha đợc phát triển mạnh ở tỉnh Bến Tre cũng nh trong cả nớc. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trên địa bàn cha có chiến lợc dài hạn, các hoạt động còn nhỏ lẻ, hoạt động Hội đồng khoa học công nghệ cha thờng xuyên, nguồn vốn.
1 Cụm CN-An Hiệp Huyện Châu Thành 72 Xây dựng hạ tầng 2 Cụm CN An Hòa Tây Huyện Ba Tri 30 Mới quy hoạch 3 Cụm CN Bình Phú Thị xã Bến Tre 45 Đã hoạt động 4 Cụm CN Phớc Long Huyện Giồng Trôm 12 Mới quy hoạch 5 Cụm CN Phong Nẫm Huyện Giồng Trôm 15 Mới quy hoạch 6 Cụm CN Giồng Trôm Huyện Giồng Trôm 12 Mới quy hoạch. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn của Tỉnh, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế nên việc triển khai xây dựng lúng túng, tiến độ chậm, thiếu kế hoạch và giải pháp tổ chức thực hiện, ảnh hởng đến tiến độ thực hiện của các nhà đầu t.
Đại, công suất 160 tấn nguyên liệu/ngày; 03 nhà máy sản xuất nớc đá, công suất 2.400 cây/cơ sở/ngày; cơ sở sản xuất thức ăn gia súc Tấn Lợi; một số doanh nghiệp t nhân đầu t phát triển mạnh chế biến cơm dừa nạo sấy và các doanh nghiệp chế biến kẹo dừa, thạch dừa cũng đã quan tâm đầu t thiết bị công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lợng sản phẩm. + Khu vực có vốn đầu t nớc ngoài: Trong giai đoạn 2001-2005 đã đa vào hoạt động Nhà máy cơm dừa nạo sấy với 100% vốn đầu t nớc ngoài (nhà máy chế biến dừa Malaysia), vốn đầu t 2,8 triệu USD; Công ty liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nớc với doanh nghiệp nớc ngoài sản xuất cơm dừa nạo sấy (nhà máy Srilanka), vốn đầu t 4,3 triệu USD; Công ty liên doanh Bayer BPC sản xuất dợc phẩm đạt tiêu chuẩn GMP, vốn đầu t 1,5 triệu USD [3].
Trong đó, có các dự án khác thuộc các nhóm ngành do quy hoạch đề ra tiếp tục phát triển với quy mô lớn hơn và địa điểm xây dựng khác so với dự kiến: 2 nhà máy xay xát gạo ở Ba Tri và Mỏ Cày nay xây dựng ở Châu Thành, bột cá Ba Tri thực tế có thêm một nhà máy ở Bình. Kết quả tác động của quản lý nhà nước: nhờ có quy hoạch định hướng nên công nghiệp trên địa bàn phát triển có sự tập trung, các thế mạnh của tỉnh được khai thác khá hiệu quả, nhà nước có sự đầu tư thỏa đáng và đồng bộ hơn, các thành phần kinh tế tham gia tích cực hơn từ đó phát huy nguồn sức mạnh to lớn của xã hội cho phát triển công nghiệp.
- Công tác QLNN về công nghiệp còn chậm xây dựng quy hoạch, cơ chế chính sách chưa thực sự thu hút được đầu tư nước ngoài và ngoài tỉnh, tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập; đầu tư cho công nghiệp chưa tương xứng, còn dàn trải, kém hiệu quả. - Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng, vừa không đồng bộ; công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020. - Phấn đấu đến năm 2020, nền kinh tế của Tỉnh Bến Tre sẽ phát triển với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trờng trong nớc và quốc tế; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp – thơng mại – dịch vụ và nông nghiệp chất lợng cao, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó chú trọng xây dựng và sớm đưa vào thực thi các chính sách sau: chính sách phát triển các thành phần kinh tế, chính sách thu hút đầu tư, chính sách phát triển khoa học – công nghệ, chính sách đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển ngành chế biến thực phẩm sử dụng ngành thuỷ sản, súc sản tại chỗ theo hớng sử dụng công nghệ hiện đại vào chế biến thuỷ sản nhằm tạo ra sản phẩm chất lợng cao có khả năng cạnh tranh xuất khẩu, hiện đại hoá các cơ sở giết mổ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng hệ thống kho lạnh.
Tập trung phát triển các làng nghề đang có thế mạnh như: làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa ở An Thạnh (Mỏ Cày), làng nghề thủ công mỹ nghệ dừa Tân Thạch (Châu Thành), làng nghề dệt chiếu An Hiệp (Châu Thành), làng nghề mây tre đan Phú Lễ (Ba Tri), làng nghề chế biến cá khô Bình Thắng (Bình Đại), làng nghề hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách), làng nghề sản xuất kìm kéo Mỹ Thạnh (Giồng Trôm), làng nghề bánh tráng bánh phồng Sơn Đốc (Giồng Trôm). Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp: khẩn trương hoàn thiện quy hoạch các khu cụm nghiệp của tỉnh đến năm 2020, theo đó cần mở rộng khu công nghiệp Giao Long, An Hiệp, đầu tư mới một số khu công nghiệp như Thanh Tân (Mỏ Cày), An Thạnh – Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày), Sơn Phú - Phước Long (Giồng Trôm), Tân Thủy – An Thuỷ (Ba Tri); đồng thời phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn từng huyện gắn với các làng nghề, các vùng nguyên liệu để khuyến khích phát triển doanh nghiệp nông thôn.
Để doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các nguồn tín dụng từ ngân hàng và các định chế tài chính, tín dụng khác thì doanh nghiệp nhất thiết phải điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo dự án; muốn vậy, doanh nghiệp phải có năng lực xây dựng các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhà nước nên dành một phần nhỏ kinh phí từ ngân sách đầu tư cho công nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng hiệu quả, xem đây như phần hỗ trợ kỹ thuật của nhà nước dành cho các doanh nghiệp trong thực hiện các dự án nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Về chính sách khuyến khích nhân tài: tỉnh bố trí một phần ngân sách hỗ trợ công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở những ngành cần tập trung; khuyến khích tự học nâng cao trình độ chuyên moo6n nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ bằng cơ chế thưởng; khuyến khích người có trình độ cao từ nơi khác về tỉnh công tác; khuyến khích du học nước ngoài và xuất khẩu lao động. Tăng cường hơn nữa hoạt động của Trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh, nơi đây phải là đầu mối thu thập thông tin về thị trường, phân tích, dự báo và kịp thời hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp; đồng thời phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong việc hỗ trợ thông tin cho các thành viên; xây dựng trang web xúc tiến thương mại của tỉnh để chia sẻ thông tin cho các doanh nghiệp.
- Duy trì hoạt động của nhà máy phát điện Đồng Khởi, xem đây là nguồn cấp điện chủ yếu cho đô thị và sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thị xã và Châu Thành trong lúc có tình huống xấy xảy ra. - Cấp nước: đầu tư nâng cấp đảm bảo công suất nhà máy nước Sơn Đông đạt 35.000 m3/ngày đêm; có kế hoạch khai thác nguồn nước ngầm từ Tân Thạch cấp cho nhà máy nước Sơn Đông; xây dựng thêm một số nhà máy nước ở các huyện; nghiên cứu đầu tư xây dựng đường ống dẫn nước ngọt (nước mặt) từ Chợ Lách cho Mỏ Cày và Thạnh Phú; phát triển mạng lưới các trạm cấp nước mini tại các thị tứ, thị trấn.
Đối với các sản phẩm có yêu cầu cạnh trạnh cao, thì nhất thiết phải u tiên lựa chọn thiết bị công nghệ tiên tiến. Việc đổi mới thiết bị công nghệ phải dựa trên sự đánh giá lại một cách có hệ thống và khoa học trình độ kỹ thuật công nghệ của từng doanh nghiệp, từng loại, nhóm sản phẩm.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với công nghiệp ở tỉnh Bến Tre cần xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ QLNN đối với công nghiệp nh đã nêu ở phần cơ sở lý luận; đồng thời quán triệt quan điểm, đờng lối của Đảng và Nhà nớc theo hớng làm cho bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả và gắn liền với các thủ tục hành chớnh, phõn định rừ giữa chức năng QLNN và quyền tự chủ, hoạt động theo pháp luật của các doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả kiểm tra để phân loại để có biện pháp điều chỉnh thích hợp nh: Thực hiện cổ phần hóa đối với doanh nghiệp đã có đủ điều kiện theo Nghị định 64/CP của Chính phủ; sáp nhập, giải thể, cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Quyết định số 52/CĐ - TTg của Thủ t- ớng Chính phủ về việc phê duyệt Phơng án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nớc thuộc UBND tỉnh Bến Tre.
Đẩy nhanh việc thực hiện cổ phần hóa DNNN; bán, khoán, cho thuê DNNN đối với các doanh nghiệp mà Nhà nớc không cần nắm giữ hoặc không cần chi phối để chuyển sang các hình thức kinh tế phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với các DNNN trong diện đợc giữ lại cần có sự đầu t bổ sung để đổi mới thiết bị công nghệ, lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp nói chung và khả năng cạnh tranh của sản phẩm chế biến nói riêng.
- Đề nghị Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện và hoàn tất đầu tư các dự án lớn trên địa bàn như: dự án ngọt hóa bắc Bến Tre, dự án quốc lộ 57. - Đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ và phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020; đồng thời cân đối nguồn vốn hỗ trợ tỉnh triển khai quy hoạch.