1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (9)
    • 1.1. Khái quát về kinh tế môi trường (9)
    • 1.2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của kinh tế môi trường (10)
      • 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
      • 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu (11)
    • 1.3. Nội dung cơ bản (12)
  • CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN (14)
    • 2.1. Môi trường (14)
      • 2.1.1. Khái niệm về môi trường (14)
      • 2.1.2. Các đặc trưng và bản chất của hệ thống môi trường (15)
      • 2.1.3. Các thành phần của môi trường (16)
      • 2.1.4. Phân loại môi trường (16)
      • 2.1.5. Vai trò của môi trường đối với con người (17)
      • 2.1.6. Quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường (17)
    • 2.2. Tài nguyên (18)
      • 2.2.1. Khái niệm tài nguyên (18)
      • 2.2.2. Phân loại tài nguyên (18)
    • 2.3. Một số khái niệm liên quan đến môi trường (20)
      • 2.3.1. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường (20)
      • 2.3.2. Tiêu chuẩn môi trường (20)
      • 2.3.3. Sức khỏe môi trường (20)
      • 2.3.4. Ô nhiễm môi trường (20)
      • 2.3.5. Suy thoái môi trường (20)
      • 2.3.6. Sự cố môi trường (20)
      • 2.3.7. Chất gây ô nhiễm (21)
      • 2.3.8. Chất thải và chất thải nguy hại (21)
    • 2.4. Phát triển (21)
      • 2.4.1. Phát triển và tăng trưởng kinh tế (21)
      • 2.4.2. Các mô hình tăng trưởng kinh tế (22)
      • 2.4.3. Mô hình chiến lược phát triển của Việt Nam (24)
      • 2.4.4. Phát triển bền vững và các chỉ số đo lường (24)
    • 2.5. Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường (27)
      • 2.5.1. Nhận thức sai lầm (27)
      • 2.5.2. Nhận thức hiện đại (27)
  • CHƯƠNG 3: KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG (32)
    • 3.1. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế (32)
      • 3.1.1. Cung, cầu và cân bằng thị trường (32)
      • 3.1.2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất (36)
      • 3.1.3. Lợi ích ròng xã hội (39)
    • 3.2. Ngoại ứng (40)
      • 3.2.1. Khái niệm và phân loại (40)
      • 3.2.2. Ngoại ứng và thất bại của thị trường (41)
    • 3.3. Kinh tế học ô nhiễm (46)
      • 3.3.1. Ô nhiễm môi trường là ngoại ứng (46)
      • 3.3.2. Ô nhiễm tối ưu tại mức cân bằng xã hội (47)
      • 3.3.3. Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hóa chi phí ô nhiễm (49)
    • 3.4. Giải pháp kinh tế thị trường cho ô nhiễm tối ưu (53)
      • 3.4.2. Mô hình thỏa thuận ô nhiễm tối ưu (53)
      • 3.4.3. Định lý Coase (56)
      • 3.4.4. Giải pháp theo luật kiện đòi bồi thường (60)
    • 3.5. Giải pháp của Nhà nước đối với ô nhiễm (61)
      • 3.5.1. Sử dụng các tiêu chuẩn trong chính sách môi trường (61)
      • 3.5.2. Phí xả thải (62)
      • 3.3.3. Lựa chọn giữa chuẩn mức thải và phí thải (64)
      • 3.5.4. Thuế Pigou (69)
      • 3.5.5. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng (72)
      • 3.5.6. Trợ cấp (74)
      • 3.5.7. Hệ thống đặt cọc – hoàn trả và việc tái sử dụng rác thải (74)
      • 3.5.8. Ký quỹ bảo vệ môi trường (75)
    • 3.4. Kinh tế chất thải (75)
      • 3.4.1. Khái niệm, phân loại kinh tế chất thải (76)
      • 3.4.2. Kinh tế chất thải đối với các hoạt động doanh nghiệp (76)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (84)
    • 4.1. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) (84)
      • 4.1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (84)
      • 4.1.2. Lịch sử của ĐTM (84)
      • 4.1.3. Đối tượng của ĐTM (84)
      • 4.1.4. Các phương pháp ĐTM (85)
      • 4.1.5. Nội dung báo cáo ĐTM (85)
    • 4.2. Phân tích chi phí - lợi ích (86)
      • 4.2.1. Khái quát về phân tích chi phí – lợi ích (86)
      • 4.2.2. Trình tự tiến hành phân tích chi phí – lợi ích (86)
    • 4.3. Chiết khấu (89)
      • 4.3.1. Khái niệm chiết khấu (89)
      • 4.3.2. Tỷ lệ chiết khấu (89)
    • 4.4. Các chỉ tiêu sử dụng khi đánh giá một dự án (90)
      • 4.4.1. Giá trị hiện tại (PV) (90)
      • 4.4.2. Giá trị hiện tài ròng (NPV) (91)
      • 4.4.3. Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR) (91)
      • 4.4.4. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) (92)
  • CHƯƠNG 5: TÀI NGUYÊN - DÂN SỐ - KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG (95)
    • 5.1. Khan hiếm tài nguyên không có khả năng tái sinh (95)
    • 5.2. Khan hiếm tài nguyên có khả năng tái sinh (95)
      • 5.2.1. Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác và trữ lưỡng sẵn có tài nguyên (96)
      • 5.2.2. Thời gian và chiết khấu (96)
    • 5.3. Dân số, kinh tế và môi trường (97)
      • 5.3.1. Gia tăng dân số, sử dụng tài nguyên và chất lượng môi trường (97)
      • 5.3.2. Nghèo đói và môi trường (99)
  • CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (102)
    • 6.1. Quản lý môi trường (102)
      • 6.1.1. Khái niệm quản lý môi trường (102)
      • 6.1.2. Cơ sở Quản lý môi trường (102)
    • 6.2. Quản lý nhà nước về môi trường (104)
      • 6.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường (104)
      • 6.2.2. Tính tất yếu khách quan của quản lý Nhà nước về môi trường (104)
      • 6.2.3. Nội dung cơ bản về luật bảo vệ môi trường Việt nam (109)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (116)

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 1 1.1. Khái quát về kinh tế môi trường 1 1.2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của kinh tế môi trường 2 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu 2 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 3 1.3. Nội dung cơ bản 4 Câu hỏi ôn tập chương 1 5 CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 6 2.1. Môi trường 6 2.1.1. Khái niệm về môi trường 6 2.1.2. Các đặc trưng và bản chất của hệ thống môi trường 7 2.1.3. Các thành phần của môi trường 8 2.1.4. Phân loại môi trường 8 2.1.5. Vai trò của môi trường đối với con người 9 2.1.6. Quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường 9 2.2. Tài nguyên 10 2.2.1. Khái niệm tài nguyên 10 2.2.2. Phân loại tài nguyên 10 2.3. Một số khái niệm liên quan đến môi trường 12 2.3.1. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường 12 2.3.2. Tiêu chuẩn môi trường 12 2.3.3. Sức khỏe môi trường 12 2.3.4. Ô nhiễm môi trường 12 2.3.5. Suy thoái môi trường 12 2.3.6. Sự cố môi trường 12 2.3.7. Chất gây ô nhiễm 13 2.3.8. Chất thải và chất thải nguy hại 13 2.4. Phát triển 13 2.4.1. Phát triển và tăng trưởng kinh tế 13 2.4.2. Các mô hình tăng trưởng kinh tế 14 2.4.3. Mô hình chiến lược phát triển của Việt Nam 16 2.4.4. Phát triển bền vững và các chỉ số đo lường 16 2.5. Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường 19 2.5.1. Nhận thức sai lầm 19 2.5.2. Nhận thức hiện đại 20 Câu hỏi ôn tập chương 2 23 CHƯƠNG 3: KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 24 3.1. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế 24 3.1.1. Cung, cầu và cân bằng thị trường 24 3.1.2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất 28 3.1.3. Lợi ích ròng xã hội 31 3.2. Ngoại ứng 32 3.2.1. Khái niệm và phân loại 32 3.2.2. Ngoại ứng và thất bại của thị trường 34 3.3. Kinh tế học ô nhiễm 38 3.3.1. Ô nhiễm môi trường là ngoại ứng 38 3.3.2. Ô nhiễm tối ưu tại mức cân bằng xã hội 39 3.3.3. Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hóa chi phí ô nhiễm 41 3.4. Giải pháp kinh tế thị trường cho ô nhiễm tối ưu 45 3.4.2. Mô hình thỏa thuận ô nhiễm tối ưu 45 3.4.3. Định lý Coase 48 3.4.4. Giải pháp theo luật kiện đòi bồi thường 52 3.5. Giải pháp của Nhà nước đối với ô nhiễm 53 3.5.1. Sử dụng các tiêu chuẩn trong chính sách môi trường 53 3.5.2. Phí xả thải 54 3.3.3. Lựa chọn giữa chuẩn mức thải và phí thải 56 3.5.4. Thuế Pigou 61 3.5.5. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng 64 3.5.6. Trợ cấp 66 3.5.7. Hệ thống đặt cọc – hoàn trả và việc tái sử dụng rác thải 66 3.5.8. Ký quỹ bảo vệ môi trường 67 3.4. Kinh tế chất thải 68 3.4.1. Khái niệm, phân loại kinh tế chất thải 68 3.4.2. Kinh tế chất thải đối với các hoạt động doanh nghiệp 69 Câu hỏi ôn tập chương 3 71 Bài tập chương 3 73 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 76 4.1. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 76 4.1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường 76 4.1.2. Lịch sử của ĐTM 76 4.1.3. Đối tượng của ĐTM 76 4.1.4. Các phương pháp ĐTM 77 4.1.5. Nội dung báo cáo ĐTM 77 4.2. Phân tích chi phí - lợi ích 78 4.2.1. Khái quát về phân tích chi phí – lợi ích 78 4.2.2. Trình tự tiến hành phân tích chi phí – lợi ích 78 4.3. Chiết khấu 81 4.3.1. Khái niệm chiết khấu 81 4.3.2. Tỷ lệ chiết khấu 81 4.4. Các chỉ tiêu sử dụng khi đánh giá một dự án 82 4.4.1. Giá trị hiện tại (PV) 82 4.4.2. Giá trị hiện tài ròng (NPV) 83 4.4.3. Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR) 83 4.4.4. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) 84 Bài tập chương 4 86 CHƯƠNG 5: TÀI NGUYÊN - DÂN SỐ - KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG 87 5.1. Khan hiếm tài nguyên không có khả năng tái sinh 87 5.2. Khan hiếm tài nguyên có khả năng tái sinh 87 5.2.1. Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác và trữ lưỡng sẵn có tài nguyên 88 5.2.2. Thời gian và chiết khấu 88 5.3. Dân số, kinh tế và môi trường 89 5.3.1. Gia tăng dân số, sử dụng tài nguyên và chất lượng môi trường 89 5.3.2. Nghèo đói và môi trường 92 Câu hỏi ôn tập chương 5 93 CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 94 6.1. Quản lý môi trường 94 6.1.1. Khái niệm quản lý môi trường 94 6.1.2. Cơ sở Quản lý môi trường 94 6.2. Quản lý nhà nước về môi trường 96 6.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường 96 6.2.2. Tính tất yếu khách quan của quản lý Nhà nước về môi trường 96 6.2.3. Nội dung cơ bản về luật bảo vệ môi trường Việt nam 101 Câu hỏi ôn tập chương 6 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải XHCN Xã hội chủ nghĩa ĐMT Đánh giá tác động đến môi trường PV Giá trị hiện tại NPV Giá trị hiện tại ròng IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Hệ kinh tế và môi trường 10 Sơ đồ 2.2: Phân loại tài nguyên thiên nhiên 11 Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển 20 Sơ đồ 5.1: Tác động của dân số đến môi trường, phát triển và chất lượng cuộc sống 91 Bảng, Biểu Bảng 3.1: Ví dụ về ngoại ứng 33 Bảng 3.2: Phân bố lợi nhuận theo những cách khác nhau 49 Bảng 3.3: Phân bố lại lợi nhuận sau khi mặc cả thành công 51 Bảng 3.4: Các lựa chọn giảm thải và chi phí của doanh nghiệp 57 Bảng 3.5: Các lựa chọn giảm thải và chi phí của xã hội 61 Bảng 3.6: So sánh chi phí giảm thải trước và sau khi có giấy phép 65 Bảng 4.1: Ví dụ về tính giá trị hiện tại ròng với r=10% 83 Bảng 4.2: Mối liên hệ giữa NPV, B/C, IRR 85 Hình vẽ Hình 3.1: Đường Cầu thị trường 25 Hình 3.2: Đường Cung thị trường 26 Hình 3.3: Cân bằng Cung Cầu thị trường 27 Hình 3.4: Thặng dư tiêu dùng 29 Hình 3.5: Thặng dư sản xuất 31 Hình 3.6: Tổng lợi ích xã hội 32 Hình 3.7: Ngoại ứng tiêu cực của một ngành công nghiệp 35 Hình 3.8: Ngoại ứng tích cực của việc trồng rừng 37 Hình 3.9: Ô nhiễm tối ưu, trường hợp một ngành công nghiệp 40 Hình 3.10: Ô nhiễm tối ưu, trường hợp một doanh nghiệp 40 Hình 3.11: Xây dựng đường MNPB 41 Hình 3.12: Một số đường thiệt hại cận biên tiêu biểu 42 Hình 3.13: Một số đường chi phí giảm thải cận biên tiêu biểu 43 Hình 3.14: Ô nhiễm tối ưu 43 Hình 3.15: Mô hình thỏa thuận ô nhiễm 46 Hình 3.16: Xác định Chuẩn mức thải 53 Hình 3.17: Thuế Pigou đối với ngoại ứng môi trường 55 Hình 3.18: Thuế Pigou và sự thay đổi lợi nhuận doanh nghiệp 56 Hình 3.19: Tính công bằng của thuế Pigou 56 Hình 3.20: Xác định mức phí thải tối ưu 57 Hình 3.21: Phí xả thải và hành vi của doanh nghiệp 57 Hình 3.22: Sự ưa thích phí xả thải hơn chuẩn mức thải 60 Hình 3.23: Sự lựa chọn công cụ chuẩn mức thải và phí xả thải 62 Hình 3.24: Mua, bán “quyền được gây ô nhiễm” 65 Hình 4.1: Sự thay đổi chi phí, lợi ích theo thời gian 82 Hình 4.2: Mối quan hệ giữa NPV và IRR 85 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái quát về kinh tế môi trường Kinh tế môi trường là một lĩnh vực mới chỉ xuất hiện và phát triển trong những thập niên cuối của thế kỷ 20. Để nghiên cứu kinh tế môi trường, chúng ta sử dụng các công cụ phân tích của kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế vi mô: Tập trung nghiên cứu các tế bào của nền kinh tế, đó là các doanh nghiệp, người tiêu dùng,…Các doanh nghiệp sẽ giải quyết 3 vấn đề cơ bản: sản xuất cho ai? sản xuất cái gì? Và sản xuất như thế nào?, còn phía người tiêu dùng sẽ quyết định lựa chọn tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nào để tối đa hóa lợi ích của mình. Kinh tế vĩ mô quan tâm tới mục tiêu phát triển ở quy mô lớn hơn, đó là quy mô quốc gia hay vùng lãnh thổ. Quan tâm đến vấn đề giữa môi trường với tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp… Trong khuôn khổ môn học này, chúng ta sử dụng các công cụ của kinh tế vi mô nhiều hơn. Khi phân tích dưới góc độ này, kinh tế môi trường chủ yếu tập trung vào việc Người ta ra quyết định như thế nào và tại sao lại gây ra hậu quả đối với môi trường? Câu hỏi đặt ra: Tại sao con người lại gây ra ô nhiễm môi trường, làm suy thoái môi trường. Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn sự suy thoái môi trường có hiệu quả nhất? Có nhiều cách khác nhau để trả lời câu hỏi nêu trên, nhưng nhìn chung lại chúng ta có 2 cách trả lời như sau: Cách thứ nhất: Người ta cho rằng, Môi trường bị suy thoái là do hành vi ứng xử của con người. Vì vậy, để giảm ô nhiễm chúng ta phải tuyên truyền lối sống có ý thức trách nhiệm với môi trường, giáo dục đạo đức môi trường để tạo thói quen, tác phong, lối sống thân thiện với môi trường. Cách thứ hai: Do các cơ quan, các thiết chế kinh tế xã hội tạo điều kiện đễ dàng cho người ta khai thác, phá hoại môi trường. Chúng ta dễ nhận biết rằng, Người ta gây ô nhiễm, làm suy thoái môi trường là phương cách rẻ nhất để giải để giải quyết chất thải còn lại sau khi sản xuất, tiêu dùng hàng hóa dịch vụ. Có ý kiến cho rằng, “ người ta gây ô nhiễm, làm suy thoái môi trường là vì động cơ lợi nhuận”. Vì lợi nhuận người ta đã sản xuất nhiều hơn, khai thác tài nguyên nhiều hơn, và tiêu dùng nhiều hơn… Vì vậy, để giảm ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường là giảm động cơ lợi nhuận. Điều này đúng nhưng hoàn toàn chưa đầy đủ, chẳng hạn: + Cá nhân người tiêu dùng, không nghĩ đến lỗ hay lãi nhưng việc xả rác, chất thải bừa bãi, hay sử dụng các phương tiện cũ kỹ… cũng làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để giảm chất thải gây ô nhiễm chúng ta nên sử dụng các sản phẩm sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn… + Nền kinh tế tập trung bao cấp, cũng gây ra tình trạng ô nhiễm, làm suy thoái môi trường nhưng cũng không phải vì động cơ lợi nhuận. + Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa công cộng đôi khi cũng gây ô nhiễm nhưng không vì động cơ lợi nhuận Để giảm ô nhiễm, giảm suy thoái môi trường Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng chất thải độc hại ra môi trường như: + Xử lý chất thải, khí thải, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường bằng cách xây dựng hệ thống xử lý chất thải. + Đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm và tận dụng tối đa nguyên vật liệu trong sản xuất để giảm lượng thải ra môi trường. + Nhà nước áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, thuế môi trường, phí xả thải… để bắt buộc các doanh nghiệp hạn chế lượng chất thải ra ngoài môi trường. Như vậy, động cơ lợi nhuận là một trong những nguyên nhân để người ta gây ô nhiêm, làm suy thoái môi trường. Ngày nay, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường không còn nằm trong phạm vi của một vùng, hay một quốc gia nào, mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ môi trường để có một “hành tinh xanh” bền vững. 1.2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của kinh tế môi trường 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu Kinh tế môi trường là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường (hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm. Trang bị những cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trang bị những cơ sở lý luận để nhìn nhận, phân tích đánh giá môi trường trong bối cảnh của cơ chế thị trường. Đánh giá những tác động tích cực hoặc tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường. Tiếp cận phân tích kinh tế của những tác động tới môi trường. Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường. Góp phần thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển thông qua phân tích chi phí - lợi ích và phân tích chi phí - hiệu quả. Góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển, những phương thức quản lý môi trường hợp lý. Nâng cao nhận thức về môi trường, về mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa môi trường và phát triển để mọi cá nhân, mọi cộng đồng có hành vi đúng đắn vì mục đích phát triển bền vững. Đặc biệt là đối với các chuyên gia kinh tế và quản trị kinh doanh. 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu Quan điểm và phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cho phép chúng ta nhìn nhận và giải quyết vấn đề có cơ sở khoa học, đảm bảo tính lo gic, chẳng hạn ô nhiễm và suy thoái môi trường hay sự giảm sút đa dạng sinh học có nguồn gốc từ đâu, hậu quả của những hiện tượng này sẽ gây ra những tác hại về kinh tế như thế nào? Sử dụng các quan điểm và phương pháp này sẽ loại trừ được những đánh giá có tính chủ quan, duy ý chí. Quan điểm phân tích: phân tích tĩnh so sánh và phân tích động. Phân tích tĩnh thực chất là phân tích cân bằng hiệu quả. Phân tích tĩnh so sánh thường được sử dụng khi có sự thay đổi của ngoại cảnh như biến động về giá do tác động ngoại ứng. Phương pháp sử dụng thường là phân tích biên, sử dụng phép toán vi phân để xem xét. Phân tích động là phương pháp phân tích và xem xét biến thiên theo thời gian. Tiếp cận hệ thống, phân tích hệ thống và cân bằng vật chất. Môi trường thực chất là một hệ thống của các thành phần tự nhiên và vật chất nhân tạo có mối quan hệ ràng buộc với nhau trong một trạng thái cân bằng động, chính vì vậy sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và cân bằng vật chất cho phép tìm ra được những thành phần môi trường bị tác động, từ đó xác định nguyên nhân gây ra biến đổi môi trường, sự mất cân bằng của hệ thống vật chất, tác động tới hoạt động kinh tế và cuộc sống con người. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường (EIA), lượng hóa tác động tới môi trường. Sử dụng các phương pháp đánh giá tác động tới môi trường là cơ sở để chúng ta lượng hoá những tác động đó ra gia trị tiền tệ. Những phương pháp này chủ yếu được sử dụng đánh giá những thiệt hại gây ra cho môi trường. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích. Với phương pháp này chủ yếu sử dụng quan điểm phân tích kinh tế để nghiên cứu. Chi phí và lợi ích trong nghiên cứu kinh tế môi trường không chỉ tính tới chi phí và lợi ích cá nhân mà còn bao gồm cả những chi phí và lợi ích đối với tài nguyên và môi trường. Phương pháp mô hình. Kinh tế học môi trường hiện đại thường sử dụng các mô hình để lượng hoá giá trị bằng tiền các tác động tới môi trường hoặc dự báo xu hướng của những biến đổi về kinh tế do tác động tới môi trường. Những mô hình thường sử dụng có nguồn gốc từ cơ sở toán học và mô hình kinh tế truyền thống được mở rộng và tính tới các yếu tố môi trường. 1.3. Nội dung cơ bản Chương 1: Mở đầu Chương 2: Môi trường và phát triển Chương 3: Kinh tế học chất lượng môi trường Chương 4: Đánh giá tác động môi trường Chương 5: Tài nguyên – dân số - kinh tế và môi trường Chương 6: Quản lý môi trường CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 2.1. Môi trường 2.1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường là một khái niệm rất rộng và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: Hiểu theo nghĩa chung nhất: Môi trường là một bộ phận của trái đất bao quanh con người. Môi trường là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người. Môi trường là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh con người. Theo UNESCO: Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người. Theo luật bảo vệ môi trường (2014): Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Kết luận, Có thể nói rằng môi trường chính là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng một vật thể hoặc một sự kiện nào đó. Liên quan đến khái niệm môi trường, chúng ta tìm hiểu thêm khái niệm môi trường sống và môi trường sống của con người. Môi trường sống là là tổng hợp những điều kiện bên ngoài như vật lí, hoá học, sinh học có liên quan đến sự sống. Nó có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lí, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh. Như vậy nếu so sánh giữa môi trường sống và môi trường sống của con người thì môi trường sống của con người bị thu hẹp hơn, không phải bất cứ môi trường sống nào con người cũng có thể tồn tại và phát triển được vì nó đòi hỏi những điều kiện ràng buộc nghiêm ngặt hơn. Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật cùng sống và cùng phát triển trong một môi trường nhất định, có quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. 2.1.2. Các đặc trưng và bản chất của hệ thống môi trường Môi trường là một hệ thống, nên hệ thống môi trường có các đặc trưng của một hệ thống. - Tính cơ cấu phức tạp. Môi trường bao gồm nhiều thành phần khác nhau tạo thành như: không khí, đất, nước, ánh sáng, tài nguyên …, mặc dù mỗi thành phần đều có bản chất và có quy luật vận động tự nhiên khác nhau nhưng cúng lại có mối quan hệ phụ thuộc và qua lại lẫn nhau, trao đổi với nhau về vật chất, năng lượng và thông tin. Do vậy, chỉ cần một thành phần nào trong hệ thống này thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của cả hệ thống môi trường. - Tính động. Các thành phần của môi trường luôn luôn vận động và biến đổi. Tuy nhiên khi một thành phần nào đó thay đổi vượt quá quy luật và làm cho hệ thống môi trường mất cân bằng so với ban đầu thì hệ thống môi trường luôn luôn có xu hướng lặp lại thế cân bằng mới. Đây là sự vận động và phát triển của hệ thống môi trường. - Tính mở. Môi trường, dù với quy mô lớn nhỏ như thế nào, cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục "chảy" trong không gian và thời gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hện hỏ hơn và ngược lại: từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp, v.v…). Vì thế, hệ môi trường rất nhạy cảm với những thay đổi từ bên ngoài, điều này lý giải vì sao các vấn đề môi trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài và nó chỉ được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. - Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh. Biểu hiện rõ nhất của đặc tính này chính là con người. Con người là một phần của môi trường, con người có thể tự tổ chức làm chủ bản thân, tự sinh hoạt và sinh sống dựa vào môi trường. Khi môi trường bị thay đổi dưới bất kỳ bởi tác động nào đó thì con người đều có khả năng tự điều chỉnh tự thay đổi để thích nghi với môi trường. Ví dụ: Trời nóng: mặc mát mẻ, đi du lịch đến những nơi mát mẻ, ăn uống nhiều nước hơn…,Trời lạnh: mắc ấm, ăn đồ nóng, và ở những nơi ấm áp hơn… 2.1.3. Các thành phần của môi trường Thành phần môi trường hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô số các yếu tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy khó mà diễn đạt hết các thành phần môi trường. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. 2.1.4. Phân loại môi trường Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau. Có thể phân loại môi trường theo các dấu hiệu đặc trưng sau đây: - Theo chức năng: Môi trường tự nhiên; Môi trường xã hội; Môi trường nhân tạo - Theo quy mô: nguời ta phân loại môi trường theo không gian địa lý như môi trường toàn cầu, môi trường khu vực, môi trường quốc gia, môi trường vùng, môi trường địa phương. - Theo mục đích nghiên cứu sử dụng: Theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, các quan hệ xã hội,… tức gắn liền việc sử dụng tài nguyên với chất lượng môi trường. Theo nghĩa hẹp, môi trường theo nghĩa hẹp thường chỉ xét tới những nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người. - Theo thành phần: Phân loại theo thành phần của tự nhiên người ta thường chia ra: Môi trường không khí; Môi trường đất; Môi trường nước; Môi trường biển. Phân loại theo thành phần của dân cư sinh sống người ta chia ra: Môi trường thành thị; Môi trường nông thôn. Ngoài những cách phân loại trên có thể còn có các cách phân loại khác phù hợp với mục đích nghiên cứu, sử dụng của con người và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, dù cách phân loại nào thì cũng đều thống nhất ở một sự nhận thức chung: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 2.1.5. Vai trò của môi trường đối với con người Đối với một cá thể con người, cũng như đối với cộng đồng con người và cả xã hội loài người, môi trường sống có 3 chức năng: - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất của mình. - Môi trường là không gian sống, cung cấp các dịch vụ cảnh quan thiên nhiên. 2.1.6. Quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường Hệ thống kinh tế luôn luôn diễn ra các quá trình khai thác tài nguyên (R-Resoure), chế biến nguyên liệu (P-Production) và phân phối để tiêu dùng (C-Consumer). Như vậy hoạt động của hệ thống kinh tế tuân theo sơ đồ sau: Tổng lượng thải từ hệ thống kinh tế sẽ là W: W = WR + WP + WC = R Trên cơ sở phân tích đó cho chúng ta nhận xét về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế. Hệ thống kinh tế lấy tài nguyên (R) từ hệ thống môi trường càng nhiều thì chất thải (W) từ hệ thống kinh tế đưa vào môi trường càng lớn. R = W = WR + WP + WC Tóm lại, chức năng cơ bản của bất kỳ một hệ thống kinh tế nào như sản xuất, phân phối và tiêu thụ cũng đều diễn ra trong lòng thế giới tự nhiên bao quanh. Thế giới tự nhiên đóng vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng. Không có nguyên liệu và năng lượng thì không thể có sản xuất và tiêu thụ. Do đó, hệ thống kinh tế tác động lên thế giới tự nhiên trước hết thông qua việc khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng sẵn có trong tự nhiên. Mặt khác, các hoạt động sản xuất và tiêu thụ cũng thường xuyên sản sinh ra các chất thải, mà sớm hay muộn, chúng sẽ “tìm đường trở về” với thế giới tự nhiên bao quanh. Xem sơ đồ 2.1. Câu hỏi ôn tập chương 1 1. Kinh tế môi trường là gì? 2. Tại sao con người lại gây ô nhiễm môi trường? 3. Động cơ gây ô nhiễm môi trường là gì? 4. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế môi trường là gì? 5. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế môi trường là gì?

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

Khái quát về kinh tế môi trường

Kinh tế môi trường là một lĩnh vực mới chỉ xuất hiện và phát triển trong những thập niên cuối của thế kỷ 20. Để nghiên cứu kinh tế môi trường, chúng ta sử dụng các công cụ phân tích của kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô: Tập trung nghiên cứu các tế bào của nền kinh tế, đó là các doanh nghiệp, người tiêu dùng,…Các doanh nghiệp sẽ giải quyết 3 vấn đề cơ bản: sản xuất cho ai? sản xuất cái gì? Và sản xuất như thế nào?, còn phía người tiêu dùng sẽ quyết định lựa chọn tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nào để tối đa hóa lợi ích của mình Kinh tế vĩ mô quan tâm tới mục tiêu phát triển ở quy mô lớn hơn, đó là quy mô quốc gia hay vùng lãnh thổ Quan tâm đến vấn đề giữa môi trường với tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp…

Trong khuôn khổ kinh tế môi trường, chúng ta chủ yếu tập trung vào hành vi ra quyết định của con người và ảnh hưởng của những quyết định này đến môi trường Các công cụ của kinh tế vi mô được sử dụng rộng rãi để phân tích những tác động này, giúp chúng ta hiểu được cách thức hoạt động của thị trường và các chính sách có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề môi trường.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao con người lại gây ra ô nhiễm môi trường, làm suy thoái môi trường Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn sự suy thoái môi trường có hiệu quả nhất?

Có nhiều cách khác nhau để trả lời câu hỏi nêu trên, nhưng nhìn chung lại chúng ta có 2 cách trả lời như sau:

Cách thứ nhất: Người ta cho rằng, Môi trường bị suy thoái là do hành vi ứng xử của con người Vì vậy, để giảm ô nhiễm chúng ta phải tuyên truyền lối sống có ý thức trách nhiệm với môi trường, giáo dục đạo đức môi trường để tạo thói quen, tác phong, lối sống thân thiện với môi trường.

Cách thứ hai: Do các cơ quan, các thiết chế kinh tế xã hội tạo điều kiện đễ dàng cho người ta khai thác, phá hoại môi trường.

Chúng ta dễ nhận biết rằng, Người ta gây ô nhiễm, làm suy thoái môi trường là phương cách rẻ nhất để giải để giải quyết chất thải còn lại sau khi sản xuất, tiêu dùng hàng hóa dịch vụ.

Có quan điểm cho rằng, "người ta gây ô nhiễm, làm suy thoái môi trường là vì động cơ lợi nhuận" Quan điểm này nhấn mạnh rằng, vì lợi nhuận, con người đã gia tăng sản xuất, khai thác tài nguyên và tiêu dùng quá mức Hệ quả là môi trường bị tàn phá nghiêm trọng.

Vì vậy, để giảm ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường là giảm động cơ lợi nhuận Điều này đúng nhưng hoàn toàn chưa đầy đủ, chẳng hạn:

+ Cá nhân người tiêu dùng, không nghĩ đến lỗ hay lãi nhưng việc xả rác, chất thải bừa bãi, hay sử dụng các phương tiện cũ kỹ… cũng làm ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, để giảm chất thải gây ô nhiễm chúng ta nên sử dụng các sản phẩm sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn…

+ Nền kinh tế tập trung bao cấp, cũng gây ra tình trạng ô nhiễm, làm suy thoái môi trường nhưng cũng không phải vì động cơ lợi nhuận.

+ Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa công cộng đôi khi cũng gây ô nhiễm nhưng không vì động cơ lợi nhuận Để giảm ô nhiễm, giảm suy thoái môi trường Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng chất thải độc hại ra môi trường như:

+ Xử lý chất thải, khí thải, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường bằng cách xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

Đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại giúp giảm thải môi trường thông qua việc tối ưu hóa sử dụng nguyên vật liệu và tiết kiệm năng lượng Bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến, các nhà sản xuất có thể giảm lượng phế thải được tạo ra trong quá trình sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.

+ Nhà nước áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, thuế môi trường, phí xả thải… để bắt buộc các doanh nghiệp hạn chế lượng chất thải ra ngoài môi trường.

Như vậy, động cơ lợi nhuận là một trong những nguyên nhân để người ta gây ô nhiêm, làm suy thoái môi trường.

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường không còn nằm trong phạm vi của một vùng, hay một quốc gia nào, mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ môi trường để có một “hành tinh xanh” bền vững.

Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của kinh tế môi trường

Kinh tế môi trường là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác,phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường (hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm

Trang bị những cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Trang bị những cơ sở lý luận để nhìn nhận, phân tích đánh giá môi trường trong bối cảnh của cơ chế thị trường Đánh giá những tác động tích cực hoặc tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường Tiếp cận phân tích kinh tế của những tác động tới môi trường Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường

Góp phần thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển thông qua phân tích chi phí - lợi ích và phân tích chi phí - hiệu quả Góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển, những phương thức quản lý môi trường hợp lý

Nâng cao nhận thức về môi trường, về mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa môi trường và phát triển để mọi cá nhân, mọi cộng đồng có hành vi đúng đắn vì mục đích phát triển bền vững Đặc biệt là đối với các chuyên gia kinh tế và quản trị kinh doanh.

Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cung cấp góc nhìn khoa học, logic để giải quyết các vấn đề thực tế như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay giảm sút đa dạng sinh học Những phương pháp này giúp loại bỏ các đánh giá chủ quan, duy ý chí, đảm bảo tính khoa học và hợp lý trong việc nhận định nguyên nhân, hậu quả và ảnh hưởng kinh tế của các hiện tượng này.

Quan điểm phân tích: phân tích tĩnh so sánh và phân tích động Phân tích tĩnh thực chất là phân tích cân bằng hiệu quả Phân tích tĩnh so sánh thường được sử dụng khi có sự thay đổi của ngoại cảnh như biến động về giá do tác động ngoại ứng.

Phân tích biên sử dụng phép toán vi phân để đánh giá các cực đại và cực tiểu của một hàm số Ngược lại, phân tích động tập trung vào việc nghiên cứu biến đổi của một hàm theo thời gian.

Tiếp cận hệ thống, phân tích hệ thống và cân bằng vật chất

Môi trường thực chất là một hệ thống của các thành phần tự nhiên và vật chất nhân tạo có mối quan hệ ràng buộc với nhau trong một trạng thái cân bằng động,chính vì vậy sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và cân bằng vật chất cho phép tìm ra được những thành phần môi trường bị tác động, từ đó xác định nguyên nhân gây ra biến đổi môi trường, sự mất cân bằng của hệ thống vật chất, tác động tới hoạt động kinh tế và cuộc sống con người

Các phương pháp đánh giá tác động môi trường (EIA), lượng hóa tác động tới môi trường Sử dụng các phương pháp đánh giá tác động tới môi trường là cơ sở để chúng ta lượng hoá những tác động đó ra gia trị tiền tệ Những phương pháp này chủ yếu được sử dụng đánh giá những thiệt hại gây ra cho môi trường

Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích Với phương pháp này chủ yếu sử dụng quan điểm phân tích kinh tế để nghiên cứu Chi phí và lợi ích trong nghiên cứu kinh tế môi trường không chỉ tính tới chi phí và lợi ích cá nhân mà còn bao gồm cả những chi phí và lợi ích đối với tài nguyên và môi trường

Mô hình kinh tế đóng vai trò quan trọng trong kinh tế học môi trường hiện đại Các mô hình này được xây dựng từ nền tảng toán học và kinh tế truyền thống, được mở rộng để tính đến các yếu tố môi trường Chúng giúp định lượng giá trị kinh tế của tác động môi trường và dự báo xu hướng biến động kinh tế do các tác động này gây ra.

Nội dung cơ bản

Chương 1: Mở đầuChương 2: Môi trường và phát triểnChương 3: Kinh tế học chất lượng môi trườngChương 4: Đánh giá tác động môi trườngChương 5: Tài nguyên – dân số - kinh tế và môi trườngChương 6: Quản lý môi trường

Câu hỏi ôn tập chương 1

1 Kinh tế môi trường là gì?

2 Tại sao con người lại gây ô nhiễm môi trường?

3 Động cơ gây ô nhiễm môi trường là gì?

4 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế môi trường là gì?

5 Phương pháp nghiên cứu của kinh tế môi trường là gì?

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

Môi trường

2.1.1 Khái niệm về môi trường

Môi trường là một khái niệm rất rộng và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:

Hiểu theo nghĩa chung nhất: Môi trường là một bộ phận của trái đất bao quanh con người.

Môi trường là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người.

Môi trường là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh con người.

Theo UNESCO: Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người.

Theo luật bảo vệ môi trường (2014): Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

Kết luận, Có thể nói rằng môi trường chính là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng một vật thể hoặc một sự kiện nào đó.

Liên quan đến khái niệm môi trường, chúng ta tìm hiểu thêm khái niệm môi trường sống và môi trường sống của con người.

Môi trường sống là là tổng hợp những điều kiện bên ngoài như vật lí, hoá học, sinh học có liên quan đến sự sống Nó có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống.

Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lí, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh

Như vậy nếu so sánh giữa môi trường sống và môi trường sống của con người thì môi trường sống của con người bị thu hẹp hơn, không phải bất cứ môi trường sống nào con người cũng có thể tồn tại và phát triển được vì nó đòi hỏi những điều kiện ràng buộc nghiêm ngặt hơn.

Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật cùng sống và cùng phát triển trong một môi trường nhất định, có quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó

2.1.2 Các đặc trưng và bản chất của hệ thống môi trường

Môi trường là một hệ thống, nên hệ thống môi trường có các đặc trưng của một hệ thống.

- Tính cơ cấu phức tạp Môi trường bao gồm nhiều thành phần khác nhau tạo thành như: không khí, đất, nước, ánh sáng, tài nguyên …, mặc dù mỗi thành phần đều có bản chất và có quy luật vận động tự nhiên khác nhau nhưng cúng lại có mối quan hệ phụ thuộc và qua lại lẫn nhau, trao đổi với nhau về vật chất, năng lượng và thông tin Do vậy, chỉ cần một thành phần nào trong hệ thống này thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của cả hệ thống môi trường.

- Tính động Các thành phần của môi trường luôn luôn vận động và biến đổi.

Tuy nhiên, cân bằng hệ sinh thái luôn có khả năng thích ứng khi một yếu tố thay đổi vượt mức khiến hệ thống mất cân bằng ban đầu Hệ thống môi trường sẽ điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng mới, thể hiện sự vận động và phát triển không ngừng.

Môi trường là một hệ thống mở, cho phép dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục trao đổi giữa các hệ thống có quy mô khác nhau Quá trình trao đổi này diễn ra theo hai chiều và liên tục trong không gian và thời gian, tạo nên chu trình vận động và phát triển của hệ thống môi trường, từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Vì thế, hệ môi trường rất nhạy cảm với những thay đổi từ bên ngoài, điều này lý giải vì sao các vấn đề môi trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài và nó chỉ được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau

Đặc điểm nổi bật của hệ thống tự tổ chức là con người Là một phần của môi trường, con người có khả năng tự kiểm soát, sinh hoạt và tồn tại dựa trên bối cảnh xung quanh Khi môi trường biến động do tác động nào đó, con người có thể tự điều chỉnh và thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Khi đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, cần phải có những biện pháp thích hợp để đảm bảo sức khỏe và thoải mái Vào những ngày nóng nực, trang phục thoáng mát, du lịch đến vùng có khí hậu mát mẻ và tăng cường bổ sung nước là lựa chọn phù hợp Ngược lại, trong thời tiết giá lạnh, việc giữ ấm cơ thể bằng quần áo ấm, tiêu thụ đồ ăn nóng và tìm kiếm nơi trú ẩn ấm áp là rất quan trọng.

2.1.3 Các thành phần của môi trường

Thành phần môi trường hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô số các yếu tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy khó mà diễn đạt hết các thành phần môi trường.

Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau Có thể phân loại môi trường theo các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

- Theo chức năng: Môi trường tự nhiên; Môi trường xã hội; Môi trường nhân tạo

Tài nguyên

Hiểu theo nghĩa rộng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu - năng lượng, thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình.

Với nhận thức mới nhất hiện nay, người ta định nghĩa tài nguyên như sau:

"Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người"

Như vậy, theo quan niệm mới này tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng

Có nhiều cách phân loại tài nguyên khác nhau:

- Theo bản chất: Tài nguyên thiên nhiên; Tài nguyên nhân văn

- Theo mục đích: Tài nguyên trong lòng đất; Tài nguyên sinh vật, khí hậu, đất, nước; Tài nguyên năng lượng

- Theo tính chất hóa học: Tài nguyên vô cơ; Tài nguyên hữu cơ - Theo khả năng phục hồi: Tài nguyên vô hạn; Tài nguyên hữu hạn

Hãng sản xuất Hộ gia đình

Tiêu dùng Sản xuất Đầu ra Đầu vào

HỆ TỰ NHIÊN NUÔI DƯỠNG CUỘC SỐNG (Không khí, đất, nước, nguyên, nhiên liệu, tiện nghi, …) Mặt trời

Trong khuôn khổ của môn học, chúng ta chỉ nghiên cứu các loại tài nguyên thiên thiên, và chỉ nghiên cứu loại tài nguyên hữu hạn.

Tài nguyên hữu hạn là những nguồn tài nguyên số lượng có hạn trên trái đất.

Chúng ta có chúng ta có thể phân loại như sau:

- Tài nguyên có thể phục hồi là những dạng tài nguyên có thể tự duy trì hay bổ sung liên tục khi được con người sử dụng hợp lý Ví dụ: Thực vật, động vật, vi sinh vật…

- Tài nguyên không thể phục hồi là những dạng tài nguyên có giới hạn nhất định, trong đó chúng cũng có thể được phân làm 3 loại cơ bản: tạo tiền đề cho các tài nguyên khác phục hồi: đất, nước, thổ nhưỡng,…; có thể tái tạo: kim loại, thủy tinh,…; nguy cơ cạn kiệt: quặng, than đá, dầu mỏ,…

Sơ đồ 2.2 Phân loại Tài nguyên thiên nhiên

Phân loại tài nguyên là một công việc hết sức quan trọng bởi nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà chúng ta đang sở hữu Nhờ đó, chúng ta có thể sử dụng và quản lý chúng một cách hợp lý, tránh lãng phí và khai thác quá mức Việc phân loại tài nguyên cũng góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất và tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường trước những tác động tiêu cực.

Một khi xã hội loài người càng phát triển thì việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu con người ngày càng nhiều, điều này sẽ dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, nguy cơ tuyệt chủng một số loài… Để duy trì sự tồn tại của xã hội loài người, chúng ta cần có kế hoạch trong việc sử dụng tài nguyên Đối với những tài nguyên không thể phục hồi, chúng ta phải tính toán nhu cầu sử dụng là bao nhiêu? Từ đó lập kế hoạch khai thác với số lượng vừa đủ đáp ứng nhu cầu Mặt khác chúng ta cũng tìm kiếm những nguồn tài nguyên

Năng lượng mặt trời Năng lượng thuỷ triều

Năng lượng trong lòng đất

Quặng mỏ Nước Thổ nhưỡng

Cần nhận thức rằng giữa động vật và thực vật có chức năng tương tự thay thế cho nhau Đối với tài nguyên tái tạo, ta cần có kế hoạch khai thác hợp lý để bảo tồn khả năng phục hồi Đồng thời, bảo vệ môi trường sống và duy trì sự sinh sôi, phát triển của các loài là điều thiết yếu nhằm ngăn ngừa nguy cơ tuyệt chủng.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến “khả năng chịu đựng củaTrái đất” Bởi vì đây cũng là một khả năng hữu hạn, nếu chúng ta không có kế hoạch bảo vệ Trái đất, môi trường sống của con người và các loại động thực vật thì chúng ta cũng sẽ đứng trước nguy cơ bị diệt vong do chính những gì chúng ta tạo ra.

Một số khái niệm liên quan đến môi trường

2.3.1 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.

Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.

Sức khỏe môi trường là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người.

2.3.4 Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

Sự cố môi trường xảy ra do:

- Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axít, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác

- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kĩ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hoá, an ninh, quốc phòng

Các sự cố trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, dầu khí gồm: sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu Ngoài ra, còn có sự cố tại các cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác.

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ…

Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.

2.3.8 Chất thải và chất thải nguy hại

Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.

Phát triển

Phát triển là xu hướng tự nhiên, là quyền của mỗi một cá nhân, mỗi một cộng đồng hay của quốc gia Phát triển là tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất kỳ nơi đâu đều được: Trường thọ; Thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống; Được lao động và làm việc tùy theo khả năng; Có trình độ học vấn cao; Được hưởng những thành tựu về văn hóa, tinh thần; Có môi trường sống trong lành; Được hưởng cuộc sống an toàn, không có bạo lực; Được phát huy các quyền cơ bản của con người.

2.4.1 Phát triển và tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là việc mở rộng sản lượng quốc gia tiềm năng của một nước trong một thời kỳ nhất định thường tính là 1 năm Tăng trưởng được đo lường bằng sự thay đổi các chỉ tiêu GDP, GNP.

Thông thường người ta hay sử dụng chỉ tiêu GDP để đo lường sự tăng trưởng kinh tế:

+ Tăng trưởng tuyệt đối: GDP năm sau – GDP năm trước

+ Tăng trưởng tương đối: (GDPnăm sau – GDP năm trước)/ GDPnăm trước * 100%

Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội

So sánh hai khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế, chúng ta thấy rằng:

+ Muốn có phát triển phải có tăng trưởng kinh tế trước

+ Phải có sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo chiều hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ lên.

+ Phải có sự tiến bộ xã hội về các mặt: y tế, giáo dục, thông tin liên lạc…

+ GDP/người ngày càng tăng lên GDP/đầu người = GDP/Tổng số dân Nếu tốc độ tăng GDP nhỏ hơn tốc độ tăng dân số thì GDP/đầu người giảm xuống, ngược lại nếu tốc độ tăng GDP lớn hơn tốc độ tăng dân số thì GDP/đầu người tăng lên.

2.4.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế

Tổng kết kinh nghiệm phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, có thể phân ra ba mô hình chiến lược phát triển sau đây:

2.4.2.1 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển

Mô hình loại này hoạt động theo cơ chế thị trường kế hoạch hoá dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân, tích luỹ vốn từ trong nước và thu hút vốn từ nước ngoài

Mặc dù mô hình phát triển theo định hướng xuất khẩu hiện nay có nhiều ưu điểm, song vẫn tồn tại những hạn chế do cơ cấu và thể chế kinh tế xã hội thiếu hiệu quả như: thị trường thiếu năng động, hạ tầng cơ sở yếu kém, thiếu kiến thức kỹ thuật và quản lý Bên cạnh đó, sự tác động tiêu cực của các thế lực chính trị bảo thủ trong và ngoài nước cũng cản trở đáng kể quá trình phát triển kinh tế theo mô hình này.

Tình trạng này đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh tế, cải cách triệt để về kinh tế - xã hội tại các nước đang phát triển Đối với bảo vệ môi trường và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ chế của mô hình này có ưu điểm là xác định sở hữu tư nhân rõ ràng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó cũng thể hiện tính kém hiệu quả, bởi lẽ sở hữu tư nhân có những mặt hạn chế nhất định trong việc quản lý những nguồn tài nguyên sở hữu chung, khả năng kiểm soát của Nhà nước sau khi đã giao quyền sở hữu

2.4.2.2 Mô hình kinh tế tập trung

Mô hình này dựa trên cơ sở kế hoạch hoá tập trung, sở hữu Nhà nước về các tư liệu sản xuất chủ yếu, Nhà nước thống nhất quản lý kinh tế, tiến hành những cải cách về cơ cấu và cơ chế xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội XHCN

Trong mô hình này các quốc gia cũng quan tâm nhiều tới bảo vệ môi trường và duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ chế của nó có ưu thế là sức mạnh quản lý Nhà nước tập trung cao độ, tuy nhiên do tính chất sở hữu chung trong điều kiện thiếu luật pháp nên dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, tài nguyên sở hữu chung là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện “người ăn không” Do sở hữu Nhà nước đè nặng lên toàn bộ hoạt động kinh tế, nên cơ chế kế hoạch hoá tập trung thường mang tính chủ quan duy ý chí, nó cũng là nguyên nhân của “con dao hai lưỡi” trong điều hành và kiểm soát, nếu chính sách đúng thì có tác dụng tốt cho bảo vệ môi trường và duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng nếu chính sách sai thì nó là nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại cho tài nguyên và môi trường không lường trước được.

2.4.2.3 Mô hình kinh tế hỗn hợp

Mô hình này hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân và cơ chế thị trường tự do, kế hoạch hoá phát triển kinh tế, nhưng những kế hoạch do Nhà nước đề ra chỉ mang tính định hướng, có tiến hành một số cải cách về cơ cấu và thể chế kinh tế như cải cách ruộng đất, tăng cường một số biện pháp kiểm tra và quản lý của Nhà nước đối với công nghiệp, có xây dựng một số xí nghiệp Nhà nước làm chủ lực cho nền kinh tế, có chú ý đến phân phối công bằng những thành quả phát triển kinh tế trong xã hội

Thực tế cho thấy hiện nay mô hình này đang có tính phổ biến trên thế giới, nó là sự kế thừa tiếp theo của hai mô hình trên Đối với bảo vệ môi trường và duy trì,khai thác, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ chế của mô hình này đã thể hiện được những tính ưu việt của nó, đó là sự kết hợp giữa phân định sở hữu tư nhân rõ ràng và sự điều hành kiểm soát của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế của mô hình này cho phép phản ánh thông tin hai chiều, kết hợp cơ chế thị trường, vai trò sở hữu tư nhân và sự điều hành kiểm soát của Nhà nước Cơ chế của mô hình này cũng có những mặt trái của nó, gây ra những thiệt hại cho tài nguyên và môi trường, đặc biệt là việc buông lỏng quản lý, thực thi luật pháp thiếu nghiêm minh.

2.4.3 Mô hình chiến lược phát triển của Việt Nam

Trước Đại hội VI của Đảng năm 1986, Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất, hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung

Sau đại hội VI của Đảng, đặc biệt là tại kỳ Đại hội VII (năm 1991), Đảng ta đã xác định: “Xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định " Phát triển nhanh, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trường Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý Nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế-xã hội, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển”.

2.4.4 Phát triển bền vững và các chỉ số đo lường

Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển định nghĩa phát triển bền vững là quá trình phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai Điều này có nghĩa là phát triển bền vững cân bằng các nhu cầu về xã hội, kinh tế và môi trường, đảm bảo rằng các thế hệ hiện tại và tương lai có thể tiếp tục hưởng lợi từ tài nguyên của Trái đất.

Theo Luật bảo vệ môi trường (2014): Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường

Có 2 quan điểm như sau:

- "Môi trường hay phát triển" Trong lịch sử phát triển của các quốc gia, đã có một thời, nhất là sau cuộc cách mạng công nghiệp, phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, lấn át tất cả những yếu tố khác của sự phát triển: xã hội, văn hoá, môi trường, quyền con người, v.v Thậm chí, khuynh hướng "phát triển với bất cứ giá nào", phát triển tự phát đã trở nên thịnh hành, gây ra những hậu quả khôn lường cho cả môi trường lẫn xã hội, văn hoá

Hiện nay, khi cuộc chạy đua phát triển giữa các quốc gia, giữa các khu vực kinh tế của thế giới đang diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt, thì khuynh hướng

"phát triển với bất cứ giá nào" vẫn được tôn sùng, đặc biệt là ở các nước đang phải đối đầu với nghèo đói, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển Trong bối cảnh đó, người ta dễ có khuynh hướng hi sinh môi trường và các yếu tố khác cho phát triển kinh tế.

Những người quá sốt ruột trước tình trạng lạc hậu, kém phát triển của nước mình thường lập luận rằng "cứ phát triển kinh tế đã rồi sẽ tính sau" Kết quả là môi trường bị suy thoái làm cho cơ sở của phát triển bị thu hẹp; tài nguyên của môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng, trong điều kiện dân số ngày càng tăng lên, chính là nguyên nhân gây nên sự nghèo khó, cùng cực của con người.

- "Tăng trưởng bằng không hoặc âm", thường xuất hiện ở các nước phát triển, để bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu hạn, hoặc "chủ nghĩa bảo vệ" chủ trương không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học để bảo vệ chúng, hay "chủ nghĩa bảo tồn" chủ trương không đụng chạm vào thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được điều tra, nghiên cứu đầy đủ Tất cả những khuynh hướng, quan điểm trên đều là không tưởng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển của con người

Từ những điều trình bày trên, ta thấy: phát triển và môi trường không phải là hai vế luôn luôn đối kháng và mẫu thuẫn nhau theo kiểu loại trừ, có cái này thì không có cái kia Do đó, không thể chấp nhận cách đặt vấn đề "phát triển hay môi trường", mà phải đặt vấn đề "phát triển và môi trường", nghĩa là phải lựa chọn và coi trọng cả hai, không hy sinh cái này vì cái kia

Tiếp cận quan điểm hệ thống và tổng hợp cho phép hai nhà môi trường học Canađa là Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường trong sơ đồ dưới đây:

Hay có thể được trình bày khác như sau:

Sơ đồ 2.3 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển

Cực môi trường: Cũng giống như sự phát triển của sinh vật, sự phát triển xã hội phải giải đáp được bài toán do môi trường đặt ra Trong bất kì phương án quy hoạch phát triển nào theo hướng bền vững cũng đều phải tính toán kỹ mối tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên sao cho sự phát triển kinh tế - xã hội không làm suy thoái hoặc huỷ diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên, ngăn chặn ô nhiễm

Cực kinh tế: Theo quan điểm của trường phái phát triển bền vững, thì sinh lực

- Công bằng giữa các thế hệ - Mục tiêu trợ giúp việc làm

- Đánh giá tác động môi trường - Tiền tệ hóa tác động môi trường

Giảm đói nghéo Xây dựng thể chế Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

TRƯỜNG Đa dạng sinh học và thích nghi

Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

- Công bằng giữa các thế hệ - Sự tham gia của quần chúng

Tăng trưởng Ổn địnhHiệu quả kinh tế của một xã hội tuỳ thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề giá trị thặng dư bằng cách sử dụng giá trị thặng dư để trao đổi và bù đắp những thiệt hại do sự phát triển kinh tế đơn thuần gây ra Giá trị thặng dư có thể được tạo ra bằng cách nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ, Đối với những sản phẩm được chế tạo từ nguồn gốc thiên nhiên, vấn đề chủ yếu là xét xem tài nguyên thiên nhiên đó có khả năng tái tạo hay không Nếu không thì phải tiến hành nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm có khả năng thay thế Muốn vậy, phải cộng thêm vào giá thành sản phẩm làm từ tài nguyên không tái tạo một loại chi phí khác đủ để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thay thế Trong cực này phải đảm bảo sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định

Phát triển cực xã hội đề cao sự song hành giữa kinh tế và xã hội, cải thiện chất lượng sống cho toàn dân Đây là quá trình phát triển nội sinh, do chính xã hội chủ động thực hiện Để đạt được mục tiêu này, cần giảm đói nghèo, xây dựng thể chế tốt và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Để phát triển bền vững, cần cân bằng hài hòa giữa ba trụ cột tăng trưởng: Kinh tế, xã hội và môi trường Sự cân bằng này đảm bảo rằng không có trụ cột nào bị bỏ sót, mang lại sự phát triển toàn diện và lâu dài.

Chương này mở đầu bằng việc cung cấp định nghĩa và khái niệm cơ bản về môi trường, bao gồm cả bản chất và phân loại tài nguyên Tiếp theo, chương trình bày về Kinh tế tài nguyên, làm rõ bản chất của mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững Cuối cùng, chương này nêu ra những vấn đề chính cần giải quyết để hướng tới sự phát triển bền vững.

Giải thích các khái niệm liên quan đến biến đổi môi trường như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn môi trường Phân biệt sự khác nhau giữa phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển Trình bày các mô hình chiến lược phát triển đã có và đang tồn tại trên thế giới Đặc biệt trong chương này đi sâu vào phân tích và làm sáng tỏ thế nào là phát triển bền vững, liên quan đến phát triển bền vững có những chỉ số nào, một trong những chỉ số được phân tích kỹ và minh họa bằng ví dụ thực tiễn là chỉ số phát triển con người HDI.

Câu hỏi ôn tập chương 2

1 Trình bày các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên?

2 Bằng sơ đồ phân tích cân băng vật chất trong hoạt động Kinh tế Để nâng cao chất lượng môi trường chúng ta cần có những giải pháp khả thi cơ bản nào?

3 Trình bày khái niệm: phát triển, phát triển kinh tế và tăng trưởng Kinh tế.

Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế?

4 Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển?

5 Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của các mô hình phát triển kinh tế đã tồn tại trong lịch sử Chúng đã có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo vệ môi trường?

KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế

3.1.1 Cung, cầu và cân bằng thị trường

Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào trong đó tập hợp những người mua và người bán họ tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ

Thị trường có thể là địa điểm cố định như thị trường tiêu dùng (thực phẩm, rau quả, quần áo…) hoặc không có địa điểm cụ thể như thị trường chứng khoán và giao dịch ngân hàng Tuy nhiên, điểm chung của cả hai loại thị trường này là tất cả các bên tham gia đều hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình.

Sự tác động qua lại giữa người bán và người mua xác định giá của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định cả chủng loại, số lượng, chất lượng sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm của xã hội Nói cách khác, giá cả là tín hiệu cơ bản phối hợp các hoạt động của người tiêu dùng, người sản xuất và những người sở hữu các nguồn lực khan hiếm Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường

Cầu là lượng hàng hoá / dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một thời gian nhất định Cầu biểu hiện mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cầu (Q) của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ

Trong những điều kiện như nhau, giá càng thấp thì lượng cầu càng lớn và ngược lại Nếu biểu thị mối quan hệ này bằng đồ thị ta sẽ có đường cầu Thông thường, đường cầu dốc xuống từ trái sang phải như trong hình dưới đây:

Tại mức giá P1, lượng cầu là Q1. Tại mức giá P2, lượng cầu là Q2.

Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng hàm cầu.

Hình 3.1: Đường cầu Thị trường Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân

Các yếu tố cơ bản xác định cầu về hàng hoá, dịch vụ bao gồm:

- Giá của bản thân hàng hoá, dịch vụ (di chuyển trên đường cầu), quy luật cầu:

”Trong điều kiện tất cả các nhân tố khác không thay đổi khi giá tăng thì cầu sẽ giảm và ngược lại khi giá giảm thì cầu tăng”, quy luật này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch Ý nghĩa kinh tế: muốn kích cầu thì phải giảm giá bán

- Thu nhập của người tiêu dùng (dịch chuyển đường cầu), thu nhập biểu hiện

1 Q khả năng mua của người tiêu dùng, vì vậy khi người tiêu dùng có thu nhập thấp thì khả năng mua sẽ thấp và ngược lại.

- Giá cả của các loại hàng hoá liên quan, khi trên thị trường có nhiều hàng hóa thay thế thì người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khác nhau để tiêu dùng, do đó cầu của hàng hóa sẽ tăng lên và ngược lại.

- Số lượng người tiêu dùng, hay có thể hiểu là thị trường tiêu dùng Nếu thị trường lớn thì cầu tăng và ngược lại

- Thị hiếu của người tiêu dùng, là các yếu tố như sở thích, tâm lý người tiêu dùng…

- Các kỳ vọng về các yếu tố trên

Trong những trường hợp đặc biệt, cầu tác động lên giá có thể không tuân theo quy luật thông thường Ví dụ, vào một thời điểm nào đó, do tâm lý lo sợ hàng hóa khan hiếm, người tiêu dùng tăng cường mua sắm khiến cầu tăng lên Tuy nhiên, do cung không thể gia tăng kịp thời nên dẫn đến làm tăng giá cả hàng hóa.

Cung là lượng hàng hóa,dịch vụ mà người bán sẵn lòng và có khả năng cung tại mức giá xác định trong một thời gian nhất định Cung biểu hiện mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cầu (Q) của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ.

Trong những điều kiện như nhau, giá càng cao thì lượng cung càng lớn và ngược lại Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này dưới dạng đồ thị, đó là đường cung Thông thường, đường cung có độ dốc đi lên từ trái sang phải như trong hình dưới dây:

Tại mức giá P1, lượng cung là Q1; tại mức giá P2, lượng cung là Q2

Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung bằng hàm cung.

= 2, lượng cung Q0 = 0; nếu giá P1 = 4, lượng cung Q1 = 20; nếu giá P2 = 6, lượng cung Q2 = 40;

Hình 3.2: Đường cung thị trường

Cung thị trường là tổng hợp các mức cung của từng cá nhân lại với nhau.

Các yếu tố cơ bản xác định cung về hàng hoá / dịch vụ bao gồm:

- Giá của bản thân hàng hoá, dịch vụ (di chuyển trên đường cung) Theo quy luật cung, ”Trong điều kiện tất cả các nhân tố khác không thay đổi khi giá tăng thì cung sẽ tăng và ngược lại khi giá giảm thì cung giảm”, quy luật này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận.

- Công nghệ (dịch chuyển đường cung) - Giá của các yếu tố đầu vào

- Chính sách thuế - Các kỳ vọng về các yếu tố trên

Trong một số trường hợp đặc biệt, sự tác động của cung lên giá lại không tuân theo quy luật Chẳng hạn do có nhiều người cùng cung cấp một mặt hàng nào đó, do sự cạnh tranh trên thị trường nên để bán được hàng hóa, người bán sẵn sàng giảm giá và ngược lại.

Thị trường cân bằng là trạng thái mà tổng cung của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể bằng với tổng cầu trong một khoảng thời gian xác định.

Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có mức giá cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng (Q*)

Hình 3.3: Cân bằng cung cầu thị trường

Trên hình 3.3, mức cân bằng được xác định bằng giao điểm của hai đường cung và cầu

P* E Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó không được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người bán Đây chính là cách định giá khách quan theo "Bàn tay vô hình" của cơ chế thị trường

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp đều bị xem là người chấp nhận mức giá do thị trường quyết định Đường cầu đối với mỗi doanh nghiệp là đường thẳng nằm ngang, tức là sản lượng mà doanh nghiệp có thể bán được sẽ không thay đổi khi giá cả biến động Điều này dẫn đến doanh thu bình quân (AR) và doanh thu cận biên (MR) của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo luôn bằng giá cân bằng thị trường.

Ngoại ứng

3.2.1 Khái niệm và phân loại

Ngoại ứng xuất hiện khi một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một/ một số cá nhân tác động trực tiếp đến việc sản xuất hay tiêu dùng của những người khác mà không thông qua giá cả thị trường

Ngoại ứng có thể xuất hiện giữa những người sản xuất với nhau, giữa những người tiêu dùng với nhau hoặc giữa người sản xuất với người tiêu dùng Vấn đề chính yếu của ngoại ứng là nó tạo ra các lợi ích và chi phí không được bồi hoàn, không có sự tham gia của bất kỳ luồng tài chính nào

Ngoại ứng có thể đem lại lợi ích hoặc gây tiêu tốn chi phí cho người khác, dẫn đến sự bất đồng giữa chi phí/lợi ích cá nhân và chi phí/lợi ích xã hội Điều này là do thiếu cơ chế thị trường điều tiết ngoại ứng Các tác động tích cực của ngoại ứng được gọi là ngoại ứng tích cực, trong khi các tác động tiêu cực được gọi là ngoại ứng tiêu cực Ngoại ứng tích cực mang lại lợi ích cho người khác mà không cần bù đắp, trong khi ngoại ứng tiêu cực áp đặt chi phí lên người khác mà không được đền bù.

- Ngoại ứng tiêu cực: nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho người khác mà không phải thanh toán, bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại đó; nói cách khác ngoại ứng tiêu cực là khi hoạt động của một bên áp đặt chi phí cho những bên khác

Doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy thải nước bẩn xuống sông gây tổn hại cho môi trường, giảm thu nhập ngư dân, gây khó khăn cho người dùng nước và tăng nguy cơ bệnh tật do sử dụng nước bẩn Những thiệt hại này được coi là ngoại ứng tiêu cực, vốn là chi phí mà doanh nghiệp chuyển sang cho cộng đồng mà không phải trả bất kỳ khoản nào Mức độ tổn hại càng nghiêm trọng khi lượng chất thải thải ra sông càng lớn.

- Ngoại ứng tích cực: nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo ra lợi ích cho những người khác mà không nhận được những khoản thù lao thoả đáng cho việc đó

Ví dụ: Một hộ gia đình sửa sang lại ngôi nhà của mình, xây bồn trồng hoa làm đẹp cho cả khu phố Các gia đình trong phố được hưởng những tác động tốt đẹp này mà không phải trả một khoản nào, còn chủ nhân của ngôi nhà trên cũng không tính đến lợi ích của xóm giềng trong quyết định sửa nhà, trồng hoa của mình

Một số ví dụ khác về ngoại ứng được nêu trong bảng sau đây:

Bảng 3.1 : Ví dụ về ngoại ứng

Ngoại ứng tích cực Ngoại ứng tiêu cực Ngoại ứng trong sản xuất

- Trồng rừng - Trồng hoa hồng cho sản xuất nước hoa

- Sản xuất sạch hơn - Nuôi ong và trồng nhãn

- Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu - Ô nhiễm nước thải từ nhà máy hoá chất

- Ô nhiễm không khí do nhà máy nhiệt điện…

Ngoại ứng trong tiêu dùng

- Thu gom vỏ chai - Sơn sửa nhà cửa - Tiêm vắc xin phòng bệnh - Sử dụng lại túi nilon

- Tiếng ồn bụi do xe máy - Hút thuốc trong phòng, nơi đông người

- Sử dụng CFC trong máy điều hoà nhiệt độ và tủ lạnh

Các hoạt động gây suy thoái môi trường, chẳng hạn như phá rừng, được coi là ngoại ứng tiêu cực, vì chúng có tác động có hại đến môi trường Ngược lại, các hoạt động có lợi cho môi trường, như phục hồi tài nguyên thiên nhiên và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, được xem là ngoại ứng tích cực, vì chúng góp phần bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

3.2.2 Ngoại ứng và thất bại của thị trường

Sự có mặt của ngoại ứng, dù là tiêu cực hay tích cực, trong bất cứ giao dịch kinh tế nào cũng làm cho lợi ích hay chi phí của cá nhân và xã hội thay đổi Vì các đường cung của người sản xuất được xác định chỉ bằng chi phí cá nhân của họ (cái mà họ thực sự phải trả cho các đầu vào), sự hiện diện của chi phí ngoại ứng có nghĩa là giá cả thị trường chưa tính đủ chi phí xã hội thực tế của sản xuất và tiêu dùng hàng hoá đó Tương tự như vậy, các đường cầu của người tiêu dùng được xác định chỉ bằng lợi ích cá nhân của họ mà không tính đến lợi ích ngoại ứng, có nghĩa là giá cả thị trường cũng chưa phản ánh hết toàn bộ lợi ích xã hội thực tế của việc tiêu dùng hàng hoá Hậu quả của sự chênh lệch về lợi ích và chi phí như vậy là sự chệch khỏi hiệu quả tối ưu của xã hội Điều này có nghĩa là thị trường đã thất bại trong việc cung cấp mức sản lượng tối ưu về mặt xã hội với mức giá hợp lý.

3.2.2.1 Trường hợp ngoại ứng tiêu cực

Trước hết chúng ta xem xét ví dụ của ngành công nghiệp giấy (Ví dụ ở trên).

Giả thiết rằng các doanh nghiệp của ngành giấy đều phân bổ dọc bờ sông và cùng thải nước gây ô nhiễm dòng sông

Phân tích lợi ích chi phí các đối tượng tham gia vào ngoại ứng:

Doanh nghiệp: + Lợi ích của đối tượng gây ngoại ứng: MPB

+ Chi phí của đối tượng gây ngoại ứng: MPC Ngư dân: + Lợi ích của đối tượng bị ngoại ứng: MEB

+ Chi phí của đối tượng bị ngoại ứng: MEC Để đơn giản hóa, chúng ta giả sử lúc này xã hội chỉ có 2 đối tượng là doanh nghiệp và ngư dân Lúc này:

- Xã hội: + Lợi ích xã hội cận biên: MSB = MPB (do MEB = 0)

+ Chi phí xã hội cận biên:MSC, MSC= MPC+MEC

Ta có hình vẽ dưới đây, trong hình 3.7, đường D thể hiện cầu thị trường về sản phẩm giấy.

- MPB: lợi ích cận biên của bên gây ngoại ứng - MEB: lợi ích cận biên của bên bị ngoại ứng (MEB=0) - MSB: lợi ích xã hội cận biên

- MPC: chi phí cận biên của bên gây ngoại ứng

- MEC: chi phí cận biên của bên bị ngoại ứng, chi phí ngoại ứng cận biên - MSC: chi phí xã hội cận biên

Hình 3.7: Ngoại ứng tiêu cực của một ngành công nghiệp

Thứ nhất, ở những mức sản lượng thấp hơn Qm , ô nhiễm có thể rất nhỏ và dòng sông tự phân huỷ chất thải, không gây ra chi phí ngoại ứng nên MEC = 0.

(Cũng có nhiều trường hợp MEC>0 ngay từ đơn vị sản lượng đầu tiên tức là MEC sẽ xuất phát từ gốc toạ độ).

Thứ hai, đường MEC được coi là có độ dốc dương; có nghĩa là với mức hoạt động lớn hơn Qm, sản lượng càng tăng (có nghĩa là lượng thải càng nhiều) thì MEC cũng tăng với tốc độ ngày càng lớn Sở dĩ MEC tăng như vậy là do ô nhiễm đã làm giảm khả năng hấp thụ thêm chất thải của môi trường

Theo điều kiện biên về tính hiệu quả thì mức sản lượng tối ưu Q* được xác định dựa vào điều kiện: Lợi ích cận biên = Chi phí cận biên (hay MB = MC)

Tuy nhiên, xét trên quan điểm xã hội thì sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn là tại điểm E với mức sản lượng là QS , tại đó MSB=MSC.

Trong khi đó, sản lượng tối ưu mà doanh nghiệp (hay thị trường) đạt được tại điểm B với mức sản lượng là QM , tại đó MPB=MPC.

Xét 2 điểm QS và QM, ta thấy QM > QS Điều này chứng tỏ sản lượng mà doanh nghiệp (hay thị trường) đạt đến vượt quá mức sản lượng tối ưu mà xã hội mong

Xét từ QS đến QM, ta thấy:

- Lợi ích xã hội: là diện tích QSEBQM

- Chi phí xã hội: là diện tích QSEAQM

Kinh tế học ô nhiễm

3.3.1 Ô nhiễm môi trường là ngoại ứng

Chúng ta biết rằng, ô nhiễm môi trường là sự tác động của những tác nhân vật lý (các chất gây ô nhiễm) đến con người, có những tác động vô hại (những người bàng quang với tiếng ồn, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn) nhưng cũng có những tác động ảnh hưởng tới lợi ích của con người như về sức khỏe, về kinh tế Đây được gọi là ô nhiễm về mặt kinh tế.

Như vậy có thể nói ô nhiễm môi trường là một dạng ngoại ứng mà ở đó tác động được tạo ra bên trong một hoạt động hoặc quá trình sản xuất hay tiêu dùng nào đó nhưng lại gây ra những chi phí không được tính đến cho những hoạt động hoặc quá trình khác bên ngoài

Nếu những chi phí ngoại ứng này được thanh toán hoặc đền bù bằng một hình thức nào đó thì có thể xem như ngoại ứng ô nhiễm đã được giải quyết và ta gọi đó là

"nội hoá các chi phí ngoại ứng" Ô nhiễm môi trường sẽ gây ra những tác động xấu đến các thành phần môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoạt động sản xuất và phúc lợi của con người nói chung Những người theo quan điểm bảo tồn sinh thái cho rằng cần phải chấm dứt ô nhiễm bằng cách nào đó

Các nhà kinh tế thì lại cho rằng để chấm dứt ô nhiễm, chúng ta có thể có hai lựa chọn: hoặc là giảm thiểu tối đa (nếu không phải là ngừng lại) các hoạt động kinh tế, hoặc là phải chi phí rất nhiều cho việc làm giảm ô nhiễm Cả hai cách lựa chọn trên đều không đảm bảo là sẽ có lợi nhất cho xã hội và thực tế xã hội vẫn có thể có lợi nếu ô nhiễm ở một mức độ nhất định.

Vấn đề mà các nhà kinh tế môi trường nêu ra là: cần phải đạt được mức ô nhiễm tối ưu Kinh tế học môi trường đã chỉ ra hai cách tiếp cận để đạt được mức ô nhiễm tối ưu về mặt kinh tế này; hoặc là hoạt động sản xuất phải đạt được mức sản lượng tối ưu xã hội, hoặc là phải thải ở mức thải tối ưu đối với xã hội, mức ô nhiễm tối ưu sẽ không phải là bằng không

3.3.2 Ô nhiễm tối ưu tại mức cân bằng xã hội

Theo ví dụ phân tích ở trên về ngành công nghiệp giấy, việc các doanh nghiệp xả thải ra sông đã làm ô nhiễm môi trường nước, làm giảm lượng oxy hòa tan gây chết cá cùng các sinh vật thủy sinh khác Điều này ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngư dân.

Trong bối cảnh sản xuất giấy và bột giấy, ô nhiễm gắn liền với quá trình sản xuất Mức ô nhiễm tăng tỷ lệ thuận với mức sản xuất Tại mức sản xuất tối ưu QM của ngành công nghiệp, mức ô nhiễm tương ứng là WM.

Các nhà kinh tế môi trường cho rằng: Ô nhiễm đã tạo ra một loại chi phí, được gọi là chi phí sinh thái, giống như các chi phí kinh tế khác Bởi thế, khi tính chi phí xã hội của sản xuất chúng ta phải tính thêm chi phí ngoại ứng (MSC=MPC+MEC).

Và để đạt được mức hoạt động kinh tế tối ưu đối với xã hội thì chi phí cận biên xã hội phải bằng lợi ích cận biên xã hội (MSC = MSB) Mức hoạt động kinh tế này sẽ tạo ra mức ô nhiễm tối ưu đối với xã hội W*.

Sản lượng Q MSC = MPC + MEC

Hình 3.9: Ô nhiễm tối ưu, trường hợp một ngành công nghiệp

Với các doanh nghiệp, điều kiện tối ưu để gây ô nhiễm khi tính đến chi phí ô nhiễm là khi lợi ích ròng cận biên từ hoạt động gây ô nhiễm bằng với chi phí ngoại ứng do đơn vị gây ô nhiễm gây ra (MNPB = MEC).

Hình 3.10: Ô nhiễm tối ưu, trường hợp một doanh nghiệp

Trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo, giá cả thị trường (P) bằng với chi phí cận biên (MC) Điều kiện này thể hiện chi phí xã hội được phản ánh đầy đủ trong giá cả sản phẩm, bao gồm cả chi phí cá nhân và chi phí ngoài.

= MEC nói lên rằng tại mức hoạt động và ô nhiễm tối ưu, lợi nhuận do hoạt động sản xuất đem lại là tối đa theo quan điểm xã hội

Xây dựng đường lợi ích cá nhân ròng cận biên MNPB, xuất phát từ công thức

MNPB = MR - MC, trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì MR = P, vì thế công thức này có thể viết lại là MNPB = P - MC Đường doanh thu biên (trùng với đường giá) và đường chi phí cận biên được thể hiện như trong hình 3.3 dưới đây

Hình 3.11: Xây dựng đường MNPB 3.3.3 Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hóa chi phí ô nhiễm Ô nhiễm tối ưu có thể được điều chỉnh thông qua việc điều chỉnh sản lượng.

Tuy nhiên trong thực tế, có thể không nhất thiết phải thay đổi sản lượng mà chỉ cần chi phí cho việc kiểm soát ô nhiễm (như giảm thải do sản xuất sạch hơn, lắp đặt các thiết bị xử lý ô nhiễm…) cũng có thể đạt được mức ô nhiễm tối ưu.

Giải pháp kinh tế thị trường cho ô nhiễm tối ưu

Trong thực tế hoạt động của cơ chế kinh tế thị trường, trong một số trường hợp xảy ra nhằm hạn chế ô nhiễm trở nên có hiệu quả mà không cần đến sự can thiệp của Nhà nước, khi các ngoại ứng tác động đến ít bên (tác động trực tiếp đến một chủ thể kinh tế cụ thể nào đó) và khi quyền tài sản hay quyền sở hữu được xác định rõ ràng

Quyền tài sản (hay quyền sở hữu) là quyền được quy định bởi quy tắc pháp luật cho phép một cá nhân hay một hãng sử dụng, kiểm soát hoặc thu phí đối với một nguồn lực nào đó, họ được pháp luật bảo vệ khi có sự cản trở họ sử dụng những quyền ấy

Chẳng hạn có quyền sở hữu đất thì được quyền trồng trọt loại cây thích hợp, xây dựng nhà cửa hoặc bán đi

- Khi sử dụng khái niệm quan trọng này ta thấy xuất hiện một cách xử lý các ngoại ứng bằng cách mở rộng quy mô sản xuất, một người, một hãng hay tập đoàn công ty có quyền tài sản đối với một số lớn các nguồn lực (sở hữu một đoạn sông, một hồ, một khu mỏ dầu, một vùng chứa nhiều tài nguyên ) thì các ngoại ứng xuất hiện giữa các chủ thể kinh tế trong đó đã được “nội hoá” nghĩa là xét cho toàn bộ tập đoàn ấy mọi chi phí đều phải được tính hết khiến cho MSC = MC (các tổ chức Vietsopetro, OPEC, OEDC, )

Giải pháp này có mâu thuẫn lớn là tạo ra sự độc quyền sản xuất làm xơ cứng nền kinh tế khiến cho tính cạnh tranh bị tiêu diệt nên không làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả (giảm lượng dầu khai thác của OPEC trong những năm 1970 để giữ giá dầu thế giới)

3.4.2 Mô hình thỏa thuận ô nhiễm tối ưu

Ví dụ: Giả sử có một doanh nghiệp mà trong quá trình sản xuất tạo ra một lượng chất thải có nhiều chất gây ô nhiễm, chẳng hạn nước thải của họ đi vào nguồn nước của địa phương làm cho cư dân quanh vùng và bà con nông dân gánh chịu nhiều thiệt hại là sự giảm năng suất cây trồng, làm giảm tốc độ phát triển của vật nuôi, sức khoẻ của người dân bị ảnh hưởng v.v

Những thiệt hại của người dân do tình trạng ô nhiễm nguồn nước là một ngoại ứng kinh tế do doanh nghiệp gây ra, doanh nghiệp áp đặt một chi phí cho người dân quanh vùng, gây ra thiệt hại cho họ, bởi lẽ nếu người dân muốn có được năng suất lúa và cá như trước khi có doanh nghiệp, họ phải thực hiện một chi phí để xử lý ô nhiễm mà lẽ ra chi phí này doanh nghiệp phải gánh chịu

Gọi MEC là chi phí ngoại ứng cận biên do doanh nghiệp gây ra trong quá trình sản xuất, về nguyên tắc người nông dân phải chịu thiệt hại lớn hơn do tình trạng ô nhiễm môi trường, song để đơn giản ta có thể coi MEC cũng chính là chi phí thiệt hại cận biên của nông dân MDC.

Gọi doanh nghiệp là bên A còn người hứng chịu thiệt hại môi trường (nông dân quanh vùng) là bên B thì ta có: MECA=MDCB Và việc xử lý nước thải do doanh nghiệp gây ra cũng có thể do chính doanh nghiệp đó thực hiện thì MACA chính là chi phí giảm thải cận biên của doanh nghiệp Ta có đồ thị biểu diễn các chi phí giảm thải của A và chi phí thiệt hại của B như sau:

Hình 3.15: Mô hình thỏa thuận ô nhiễm

Từ hình vẽ ta thấy, nếu doanh nghiệp không xử lý ô nhiễm thì chi phí thiệt hại của người dân lớn nhất (dt OBWm) và nếu doanh nghiệp tiến hành xử lý ô nhiễm thì thiệt hại của người dân sẽ giảm dần, và nếu doanh nghiệp xử lý hoàn toàn với chi phí lớn nhất (dt OAWm) thì thiệt hại của người dân bằng không Tuy nhiên, xét theo quan điểm hiệu quả kinh tế thì nếu doanh nghiệp không xử lý hoặc xử lý toàn bộ thì chi phí đều rất lớn Vì vậy chúng ta phải chấp nhận có ô nhiễm với chi phí ô nhiễm xã hội là nhỏ nhất, và đó là mức ô nhiễm tối ưu.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thì hiệu quả kinh tế đạt được tại 1 mức ô

MAC A nhiễm được coi là hiệu quả nhất là khi: MACA = MDCB và lượng thải tối ưu là W*.

- Chi phí thiệt hại (Chi phí bị ô nhiễm) là: ∫ OMW * - Chi phí giảm thải (Chi phí xử lý) là : ∫ W * MWm

- Tổng chi phí ô nhiễm xã hội là: ∫ OMW * + ∫ W * MWm = ∫ OMWm

Tại mức xả thải là W * thì Tổng chi phí ô nhiễm xã hội là nhỏ nhất, vì vậy với giải pháp thỏa thuận giữa hai bên sẽ làm cho bất cứ lượng thải nào khác W * sẽ tiến về W * Chúng ta sẽ xem quá trình thỏa thuận sẽ diễn như thế nào trong 2 trường hợp tổng quát: W1 < W * và khi W2 > W * như sau:

* Xét trường hợp W1 < W* (bên B có quyền tài sản), tại W1 ta thấy:

- Chi phí thiệt hại (Chi phí bị ô nhiễm) là: ∫ OA2W1

- Chi phí giảm thải (Chi phí xử lý) là : ∫ W1A1Wm

- Tổng chi phí ô nhiễm xã hội là: ∫ OA2W1 + ∫ W1A1Wm = ∫ OA2A1Wm

Nếu ta so sánh Tổng chi phí ô nhiễm xã hội tại W1 với W * , thì ta thấy tăng thêm 1 phần chi phí đó là ∫ A2A1M và phần chi phí này sẽ do bên A gánh chịu Lúc này để giảm thiểu chi phí, bên A sẽ đi thỏa thuận với bên B để tăng lượng thải từ W1 lên W *

Khi W1 tăng lên thành W * thì:

- Chi phí bị ô nhiễm mà bên B gánh chịu (do lượng thải thải vào môi trường tăng lên) sẽ tăng 1 phần là ∫ W1A2MW * và phần chi phí này sẽ do bên A chi trả.

- Chi phí giảm thải của bên A sẽ giảm 1 phần là ∫ A2A1M và bên A sẽ nhận về.

Kết luận: Thông qua quá trình thỏa thuận giữa hai bên thì:

- Bên B sẽ không bị ảnh hưởng về lợi ích.

- Bên A sẽ được lợi 1 phần lợi ích là: ∫ A2A1M = ∫ W1A1MW * - ∫ W1A2MW * - Lúc này đạt được lượng thải tối ưu của xã hội W *

Câu hỏi: Tại sao bên A không thỏa thuận để tăng lượng thải lên mức lớn hơn W*?

Giả sử bên A thỏa thuận tăng lượng thải lên W2 Tại W2 thì chi phí bên A chi trả cho bên B sẽ là ∫ OB1W2 nhưng lợi ích bên A nhận được chỉ là ∫ W*MB2Wm, so sánh ta thấy lợi ích nhỏ hơn chi phí bỏ ra, do đó bên A sẽ không tiếp tục thỏa thuận tăng lượng thải lớn hơn W*.

* Xét trường hợp W2 > W* (bên A có quyền tài sản), tại W2 ta thấy:

- Chi phí thiệt hại (Chi phí bị ô nhiễm) là: ∫ OB1W2

- Chi phí giảm thải (Chi phí xử lý) là : ∫ W2B2Wm

- Tổng chi phí ô nhiễm xã hội là: ∫ OB1W2 + ∫ W2B2Wm = ∫ OB1B2Wm

Nếu ta so sánh Tổng chi phí ô nhiễm xã hội tại W2 với W * , thì ta thấy tăng thêm 1 phần chi phí đó là ∫ B2MB1 và phần chi phí này sẽ do bên B gánh chịu Lúc này để giảm thiểu chi phí, bên B sẽ đi thỏa thuận với bên A để giảm lượng thải từ W2 xuống W *

Khi W2 giảm xuống thành W * thì:

- Chi phí bị ô nhiễm của bên B sẽ giảm 1 phần là: ∫ B2MB1 và bên B nhận về.

- Chi phí giảm thải của bên A sẽ tăng 1 phần là: ∫ W2B2MW * và phần chi phí này sẽ do bên B chi trả cho bên A để bên A chấp nhận giảm lượng thải xuống

Kết luận: Thông qua quá trình thỏa thuận giữa hai bên thì:

- Bên A sẽ không bị ảnh hưởng về lợi ích.

- Bên B sẽ được lợi 1 phần là: ∫ B2MB1 = ∫ W2B1MW * - ∫ W2B2MW * - Lúc này đạt được lượng thải tối ưu của xã hội W *

Tương tự, chúng ta cũng chứng minh được bên B sẽ không thỏa thuận để giảm lượng thải xuống mức thấp hơn lượng thải tối ưu là W*.

Với giải pháp thỏa thuận ô nhiếm tối ưu cho thấy trên cơ sở thỏa thuận giữa 2 bên sẽ đạt được lượng thải tối ưu mà xã hội mong muốn.

Giải pháp của Nhà nước đối với ô nhiễm

3.5.1 Sử dụng các tiêu chuẩn trong chính sách môi trường

Các tiêu chuẩn là một trong những giải pháp cơ bản của Nhà nước sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm, và thường được qui định rõ theo một trong hai cách: hoặc là dựa trên các định mức chuẩn công nghệ hoặc dựa trên cơ sở định mức chuẩn mức thải.

- Chuẩn công nghệ: là quy định một dạng kiểm soát áp dụng cho tất cả các nguồn gây ô nhiễm, cho phép các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm có cơ hội lựa chọn công nghệ tốt nhất để xử lý ô nhiễm Mặt khác, nó cũng tạo động cơ khuyến khích các doanh nghiệp giới hạn mức phát thải ô nhiễm bằng cách kiểm soát mức giới hạn ấy.

- Chuẩn mức thải: là quy định giới hạn mang tính pháp lý về lượng chất thải tối đa một doanh nghiệp được phép thải vào môi trường Đây là một biện pháp mang tính mệnh lệnh bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo Nếu doanh nghiệp nào thải quá giới hạn cho phép đó thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý

* Cơ sở lý luận xác định chuẩn mức thải:

Mức thải hiệu quả (S) được xác định từ chuẩn mức thải S và lượng thải tối ưu dựa trên nguyên tắc MAC MDC S đóng vai trò là chuẩn mực pháp lý, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ ngưỡng thải cho phép để tránh vi phạm pháp luật.

Hình 3.16: Xác định chuẩn mức thải

Khi chỉ đơn thuần quy định chuẩn mức thải, chi phí môi trường của doanh nghiệp sẽ chính là chi phí để làm giảm lượng thải từ Wm về W*, đó chính là diện tích tam giác W*EWm.

+ Khi áp dụng chuẩn mức thải, sẽ dễ dàng đạt được lượng thải tối ưu mà xã hội mong muốn Chuẩn mức thải quy định rõ mức phát thải đối với tất cả các chủ thể gây ô nhiễm.

Việc sử dụng chuẩn mức thải linh hoạt hơn so với chuẩn công nghệ, cho phép các cơ sở gây ô nhiễm có thể linh động lựa chọn giải pháp tối ưu để giảm thiểu ô nhiễm Điều này đem lại cơ chế linh hoạt hơn, cho phép các cơ sở lựa chọn biện pháp kiểm soát ô nhiễm phù hợp với khả năng và tình hình cụ thể của mình, từ đó đảm bảo hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm.

+ Nếu không có đủ thông tin về MAC và MDC, chuẩn mức thải quy định có thể cao hơn hay thấp hơn W*, tức là không đạt được mức ô nhiễm tối ưu.

+ Mặt khác Nhà nước không thể quy định một mức chuẩn thải chung, mà phải xây dựng những mức chuẩn thải riêng biệt cho từng ngành, từng khu vực, do các doanh nghiệp lại có thể sử dụng công nghệ sản xuất, cách quản lý môi trường khác nhau, và được phân bố ở các khu vực địa lý có đặc điểm môi trường khác nhau…

* Ý nghĩa Kinh tế của việc sử dụng các tiêu chuẩn:

+ Thứ nhất, những tiêu chuẩn này giúp xác định những mục tiêu về tiêu chuẩn chất lượng môi trường Ví dụ như tiêu chuẩn đặt ra cho mức phát thải CO2 xác định mức độ có thể chấp nhận được đối với những chất gây ô nhiễm độc hại cho xã hội

+ Thứ hai, sử dụng các tiêu chuẩn như là những công cụ kiểm soát ô nhiễm, giới hạn mức độ ô nhiễm hay ban hành các loại thuế, phí thải.

Phí xả thải là chi phí mà nhà sản xuất phải nộp cho Nhà nước khi thải chất thải vào môi trường Mức phí này được tính toán dựa trên chi phí cần thiết để giảm lượng ô nhiễm tương ứng (MAC) Khi áp dụng phí xả thải, các đơn vị gây ô nhiễm sẽ điều chỉnh hành vi để giảm thiểu chi phí, từ đó góp phần bảo vệ môi trường.

Theo cách tiếp cận ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hóa chi phí thì để xác định mức phí xả thải tại lượng thải tối ưu của xã hội W*, thì F* = MAC = MDC.

Hình 3.20: Phí xả thải tối ưu

Ví dụ: Một doanh nghiệp có đường MAC = 72 – 3W (trong đó W là lượng phát thải), giả sử Nhà nước quy định một mức phí xả thải F = 30$, chúng ta sẽ xem xét doanh nghiệp phản ứng với mức phí F như thế nào?

Hình 3.21: Phí xả thải và hành vi của doanh nghiệp

Khi chưa có sự can thiệp của Nhà nước, doanh nghiệp thải 24 đơn vị chất thải và không chi phí một đồng nào cho việc giảm thải

Doanh nghiệp có nhiều lựa chọn để giảm phát thải trong giới hạn 24 đơn vị theo yêu cầu của Nhà nước Các lựa chọn này được tính toán dựa trên công nghệ giảm thải và mức phí quy định Bảng dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các lựa chọn này.

Bảng 3.4: Các lựa chọn giảm thải và chi phí cho doanh nghiệp

Tổng chi phí giảm thải (TAC)

Tổng chi phí môi trường

(TAC+TF) Phương án 1: Không có chi phí giảm thải 0 30$ x 24 = 720$ 720$

Phương án 2: Giảm thải toàn bộ

Phương án 3: Nộp phí 14 đơn vị (tại mức có MAC = F) Chi phí giảm thải 10 đơn vị

- Phương án 1: Doanh nghiệp không tiến hành giảm thải (chi phí giảm thải TAC = 0) nên doanh nghiệp phải nộp phí toàn bộ 24 đơn vị: TF = 720$, lúc này Tổng chi phí môi trường cũng bằng Tổng phí.

Kinh tế chất thải

3.4.1 Khái niệm, phân loại kinh tế chất thải

Kinh tế chất thải bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh tế liên quan đến phát sinh, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng, vận chuyển, thiêu đốt hoặc chôn lấp chất thải.

- Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh:

Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại: Là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Chất thải từ các hoạt động tiêu dùng của con người: chất thải sinh hoạt

- Phân loại chất thải theo các thuộc tính vật lý: Gồm có chất thải rắn; chất thải lỏng, chất thải khí.

- Phân loại chất thải theo tính chất hoá học: Theo cách phân loại này người ta chia ra chất thải dạng hữu cơ và vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thuỷ tinh, giấy bìa.v.v…

- Phân loại chất thải theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật như chất thải độc hại, chất thải đặc biệt.

Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả.

Chất thải rắn đô thị (MSW- Municipal Solid Waste) là một loại chất thải rắn tổng hợp ở khu vực đô thị, bao gồm chất thải sinh hoạt của hộ gia đình thải ra, chất thải rắn của hoạt động thương mại và dịch vụ, chất thải rắn của hoạt động công nghiệp, chất thải rắn từ các hoạt động xây dựng, chất thải rắn từ bệnh viện v.v…, chúng có một đặc thù riêng và đang trở thành vấn đề quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới của việc thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, thiêu huỷ và chôn lấp

Việt Nam đang đô thị hóa nhanh chóng, dẫn đến sự gia tăng không ngừng của chất thải rắn đô thị (MSW) Theo thống kê từ năm 1996 đến năm 1999, lượng MSW bình quân thải ra tại các đô thị ở Việt Nam dao động từ 0,6-0,8 kg/người/ngày Tuy nhiên, ở một số đô thị nhỏ hơn, lượng MSW phát sinh được ghi nhận thấp hơn, trong khoảng 0,3-0,5 kg/người/ngày.

Việc thu gom và quản lý còn rất hạn chế, theo số liệu năm 1999 thu gom MSW ở các đô thị trong cả nước mới chỉ đạt khoảng 40-70%

3.4.2 Kinh tế chất thải đối với các hoạt động doanh nghiệp

3.4.2.1 Giảm từ nguồn Để đạt được mục tiêu giảm thiểu chất thải từ nguồn, những phương thức mà doanh nghiệp có thể tiến hành như: Thay đổi các nguyên liệu thô cho đầu vào sản xuất; cải thiện dây chuyền sản xuất nhằm giảm hoặc loại bỏ sự sinh ra chất thải trong một quá trình nào đó Trong thực tiễn để thực hiện được những nội dung này về mặt kỹ thuật người ta phải tiến hành đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA), tức là phân tích toàn bộ vòng đời của sản phẩm, bao gồm việc nhận dạng và định hướng năng lượng và nguyên liệu sử dụng, chất thải ra môi trường, đánh giá tác động tới môi trường và cơ hội cải thiện môi trường theo quy trình bốn bước, bắt đầu từ bổ sung- khởi đầu, kiểm kê, tác động và cải thiện.

Sản xuất sạch là hình thức hướng tới mục tiêu tăng sản lượng đầu ra hoặc giữ nguyên nhưng đồng thời giảm nguyên liệu đầu vào và chất thải Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ tối ưu được hiệu quả kinh tế và đóng góp cải thiện chất lượng môi trường.

3.4.2.2 Tái chế, tái sử dụng chất thải

- Tái chế chất thải: Thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hoá cũ và sử dụng các nguyên liệu này để chế tạo ra sản phẩm mới Các nguyên liệu phải được gia công lại và các công đoạn của quy trình công nghệ sẽ được bổ sung Bên cạnh những lợi ích do tái chế đưa lại như giảm tiêu dùng tài nguyên, giảm nhu cầu năng lượng, giảm sử dụng nước, giảm sự phát thải ra không khí, đất, nước, chất thải cho xử lý và thải bỏ Ở các quốc gia có trình độ công nghệ thấp những công nghệ lạc hậu này sẽ phần nào tăng lên mức độ tác động tới môi trường do tái chế gây ra Ví dụ điển hình những làng nghề truyền thống tái chế sắt thép Đa Hội; tái chế giấy Dương Ổ (Bắc Ninh); tái chế nhựa và túi ni lông tại xã Minh Khai, Như Quỳnh, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) v.v…

- Tái sử dụng chất thải: Thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quảng đời hữu dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hoá học Ví dụ như các vỏ chai hoàn lại, nhiều đồ dùng bằng vật liệu gỗ, mây, tre đan v.v…

Trong tái sử dụng thông thường những sản phẩm hoặc nguyên liệu khi đưa vào sử dụng có cùng mục đích hoặc tương tự nhau.

Do chất thải có thể tái chế hay tái sử dụng mà doanh nghiệp có thể tăng doanh thu của mình thông qua việc bán hoặc hoặc sử dung lại chất thải, nghĩa là gián tiếp làm giảm chi phí trong hoạt động sản xuất.

Xử lý chất thải hay người ta gọi là “Xử lý cuối đường ống” Những hình thức xử lý này của các doanh nghiệp thường là:

- Xử lý nội vi, hay còn gọi là xử lý tại chỗ trong hàng rào của doanh nghiệp, chi phí cho việc xử lý tại chỗ bao gồm: Xây dựng lò thiêu đốt, bãi chôn lấp, xử lý vật lý, hoá học, xử lý nước thải, tái chế, tái lọc các chất thải dầu mở.

- Xử lý ngoại vi hay còn gọi là xử lý bên ngoài hàng rào của doanh nghiệp:

Những chi phí cho xử lý ngoại vi bao gồm lò thiêu, tái chế, phục hồi, phục hồi, tái sử dụng, bãi chôn lấp và các nhà máy xử lý chất thải cho các dịch vụ làm nhiệm vụ thu gom và xử lý chất thải.

Ngoài những hình thức xử lý cơ bản trên việc xử lý chất thải còn diễn ra dưới hình thức như xuất khẩu chất thải sang các nước khác; cất giữ nội vi hoặc ngoại vi; trao đổi chất thải.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy việc xử lý chất thải cuối đường ống thường chi phí tốn kém, phần nào đạt hiệu quả môi trường như tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Câu hỏi ôn tập chương 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

4.1.1 Khái niệm về đánh giá tác động môi trường ĐTM của một hoạt động phát triển kinh tế - xã hội là xác định, phân tích dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động đó có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng, khắc phục các tác động tiêu cực.

Luật bảo vệ môi trường, luật số: 55/2014/QH13 được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2014 có đưa ra khái niệm ĐTM như sau: Đánh giá môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của các dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó

Vào năm 1969 lần đầu tiên ĐTM được giới thiệu ở Mỹ, sau đó ĐTM đã trở thành phổ biến thực sự ở tất cả các nước công nghiệp trên thế giới Hiện nay ĐTM đã trở thành công cụ chính cho thực hiện quản lý môi trường và cho sự thành công trong việc đạt tới mục tiêu phát triển bền vững.

Tại Việt Nam ĐTM bắt đầu thực hiện vào những năm thập kỷ 80 Từ đó đến nay ĐTM được coi như là một công cụ ra quyết định cũng như giám sát các hoạt động phát triển.

Như định nghĩa đã nêu thì đối tượng của ĐTM là các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội Có tính hoạt động mang tính vĩ mô, tác động đến toàn bộ nền kinh tế xã hội của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế, văn hoá xã hội quan trọng Có những hoạt động mang tính vi mô như, những đề án công trình xây dựng cơ bản, dự án phát triển kinh tế cụ thể, các dự án xã hội khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất, các công trình đang được vận hành Với các nội dung này có thể khái quát những đối tượng cần đánh giá tác động môi trường là rất rộng từ quy mô dự án đến quy mô ngành và cao hơn là mức độ tổng hợp quy mô rộng.

Theo điều 18, luật bảo vệ môi trường 2014, Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm:

- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

- Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

4.1.4 Các phương pháp ĐTM Đánh giá tác động môi trường là việc hết sức phức tạp, đòi hỏi nhiều cán bộ chuyên môn của nhiều khoa học khác nhau và phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau mới thực hiện được:

- Nhóm phương pháp kỹ thuật, là các phương pháp đánh giá tác động môi trường thông qua các thông số môi trường;

- Nhóm phương pháp kinh tế, là phương pháp này sử dụng giá trị đồng tiền như thước đo để đánh giá mức độ tác động đến môi trường của một hoạt động phát triển Phương pháp này được gọi là phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rộng (CBA- Cost Benefit Analysis)

4.1.5 Nội dung báo cáo ĐTM

Nội dung của ĐTM cụ thể tuỳ thuộc vào: Nội dung và tính chất hoạt động phát triển, tính chất và thành phần của môi trường chịu tác động của hoạt động phát triển Yêu cầu và khả năng thực hiện đánh giá.

Không thể có một khuôn mẫu cố định về ĐTM chung cho mỗi nước trên thế giới, cũng như chung cho mọi hoạt động phát triển tại một quốc gia Kết quả của ĐTM của một hoạt động phát triển được thể hiện trên một văn bản được gọi là báo cáo ĐTM

Theo Điều 22, luật bảo vệ môi trường 2014 Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường:

1 Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.

2 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

3 Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.

4 Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

5 Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

6 Biện pháp xử lý chất thải.

7 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

9 Chương trình quản lý và giám sát môi trường.

10 Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.

11 Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Phân tích chi phí - lợi ích

4.2.1 Khái quát về phân tích chi phí – lợi ích

Phân tích chi phí – lợi ích là một phương pháp phân tích kinh tế, so sánh những lợi ích thu được do thực hiện các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí tổn thất do việc thực hiện các hoạt động đó gây ra.

Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng đánh giá hiệu quả kinh tế và tính đến lợi ích, chi phí về mặt môi trường Để nhấn mạnh các yếu tố này, phần môi trường được tách riêng thành Et, được tích hợp vào công thức như sau:

Phân tích chi phí – lợi ích mở rộng là một phương pháp mà qua đó có nhiều các giải pháp thay thế khác nhau cạnh tranh với nhau, có liên quan đến một quyết định có tính chính sách được thẩm định trên phương diện lợi ích thực mang lại cho xã hội.

4.2.2 Trình tự tiến hành phân tích chi phí – lợi ích

3.2.2.1 Đối với các hoạt động mang tính vĩ mô

Một là, Xác định các giải pháp thay thế.

Bước đầu tiên là xác định các giải pháp khác nhau cho một quyết định chính sách.

Một trong những giải pháp đầu tiên cần cân nhắc khi khai thác gỗ để làm gỗ xẻ là có nên cấp phép khai thác ở các khu rừng nguyên sinh Tây Nguyên để phục vụ một dự án sản xuất đồ gỗ tại ven biển Nam Trung Bộ hay không Giải pháp này đặt ra vấn đề lựa chọn giữa các phương án thay thế khác nhau.

* Cấp giấy phép khai thác gỗ ở các rừng nguyên sinh vùng Tây Nguyên,…

* Không cấp giấy phép, nhưng cho phép khai thác và vận chuyển gỗ từ một khu rừng nhân tạo ở phía Nam thuộc vùng Đông Nam Bộ.

* Không cấp giấy phép, nhưng cho phép khai thác và vận chuyển gỗ từ một khu rừng nhân tạo ở phía Bắc, thuộc vùng ven biển Bắc Trung Bộ,…

* Không cấp giấy phép, nhưng cho phép khai thác và vận chuyển gỗ từ các khu rừng nhân tạo ở nhiều địa phương khác nhau thuộc các vùng nói trên.

* Cấm khai thác gỗ tại bất cứ một khu rừng nào và ngừng các hoạt động làm gỗ xẻ ở vùng ven biển Nam Trung Bộ.

Hai là, Phân định chi phí và lợi ích.

Để tạo danh sách đầy đủ các chi phí có thể xảy ra trong quá trình thực hiện một giải pháp thay thế, chúng ta cần phân loại và phân biệt rõ ràng tất cả các chi phí và lợi ích liên quan đến từng thành viên trong xã hội.

Danh mục các lợi ích cũng cần được kể ra, bao gồm:

+ Một phần tăng thu nhập nhờ bán gỗ xẻ;

+ Sự tăng lên thu nhập ngoài ngành công nghiệp gỗ xẻ Như vậy, trong việc xem xét những lợi ích, không chỉ xét riêng trong ngành gỗ xẻ mà còn xem xét ảnh hưởng tăng lên trong các hoạt động kinh tế khác ngoài ngành gỗ xẻ.

Danh mục liệt kê đối với các khoản chi phí bao gồm:

+ Tiền lương và nguyên liệu thô;

+ Những chi phí môi trường như chi phí bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm, chi phí để chống xói mòn đất.

Các chi phí bảo tồn đối với các loài động, thực vật quý hiếm có thể xem đó là những chi phí người sử dụng Chúng ta biết rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh Bởi vậy, điều cực kỳ quan trọng là chúng ta phải tiến hành kiểm nghiệm xem phương pháp khai thác gỗ có thể đảm bảo được sự phục hồi của rừng trong khả năng chịu đựng của chúng hay không, hay chúng ta có thể duy trì một tiêu chuẩn rừng bền vững.

Ba là, Đánh giá chi phí và lợi ích.

Trong bước này, mỗi khoản chi phí và lợi ích của các giải pháp đã được xác định ở bước trước cần phải được định giá bằng tiền

Bốn là, Tính toán giá trị các chỉ tiêu liên quan.

Dựa trên việc đánh giá các giá trị liên quan ở bước đánh giá thứ 3, căn cứ vào các tiêu chí cụ thể, chúng ta tiến hành tính toán các giá trị phục vụ cho việc xem xét, so sánh giữa các giải pháp đã được nêu ra ở bước 1 trong quy trình hoạch định chiến lược.

Thường chỉ tiêu thông dụng nhất được sử dụng trong việc phân tích chi phí – lợi ích là giá trị hiện tại ròng (NPV); tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR) và hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR).

Năm là, Sắp xếp thứ tự các giải pháp thay thế.

Dựa trên các chỉ tiêu đã tính toán ở bước bốn, bước tiếp theo là sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp đã xác định ở bước một Việc sắp xếp này sẽ căn cứ vào các yếu tố như hiệu quả, tính khả thi, chi phí và mức độ phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.

+ Đối với chỉ tiêu NPV, thông thường chúng ta thích dùng giải pháp mang lại giá trị dương và sắp xếp các giải pháp nào có NPV cao nhất lên đầu.

+ Đối với chỉ tiêu BCR, thường chúng ta dùng giải pháp nào có tỷ suất lớn hơn 1 và sắp xếp giải pháp nào có BCR cao nhất lên đầu.

+ Đối với chỉ tiêu IRR, sắp xếp ưu tiên lên đầu đối với những hệ số hoàn vốn nội bộ lớn hơn tỷ lệ chiết khấu, bởi lẽ chúng ta đặt ưu tiên chuyển lợi ích cho thế hệ tương lai

Trên cơ sở sắp xếp các giải pháp ta sẽ tiến hành lựa chọn, giải pháp lựa chọn là giải pháp hiệu quả nhất được sắp xếp theo thứ tự hàng đầu.

3.2.2.2 Đối với những hoạt động mang tính vi mô Đối với những hoạt động mang tính vi mô thì các bước dùng trong phân tích chi phí – lợi ích chỉ còn thu hẹp lại và cụ thể như sau:

Chiết khấu

Quá trình điều chỉnh các lợi ích và chi phí trong tương lai về giá trị hiện tại tương đương gọi là “chiết khấu”.

Chiết khấu là cơ chế quan trọng cho phép chúng ta so sánh giá trị lợi ích và chi phí tại các thời điểm khác nhau trên dòng thời gian.

Chiết khấu có một vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ chiết khấu sai sẽ luôn luôn làm thay đổi giá trị hiện tại ròng và như vậy sử dụng tỷ lệ chiết khấu sai sẽ cho giá trị sai Quan trọng hơn nữa là sự thay đổi về tỷ lệ chiết khấu sai sẽ có thể làm thay đổi lợi ích xã hội ròng của một phương án cho biết từ dương sang âm (hay ngược lại), hoặc làm thay đổi thứ tự của nhiều phương án lựa chọn.

Trong việc sử dụng chiết khấu, cần bảo đảm hai điều kiện tiên quyết.

- Một biến số đưa vào tính toán chiết khấu (ví dụ: Chi phí tài nguyên, lợi ích đầu ra, ) phải được quy về cùng một hệ đơn vị

- Phải thừa nhận giả định cho rằng: Giá trị một đơn vị chi phí hoặc lợi ích hiện tại là lớn hơn một đơn vị chi phí hoặc lợi ích trong tương lai.

Tỷ lệ chiết khấu sử dụng trong phân tích kinh tế sẽ là đặc trưng cho mỗi quốc gia và có thể được xác lập trên cơ sở các chính sách của Chính phủ Nhân tố quan trọng đối với việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu là chi phí cơ hội của nguồn vốn, yêu cầu của tổ chức tài trợ, chi phí cho tiền tệ của Chính phủ và quan điểm hiện thời của Chính phủ đối với sự tiêu thụ, đầu tư của tư nhân trong mối quan tâm đến các thế hệ tương lai.

Phân định chi phí và lợi ích DA Định giá chi phí và lợi ích

Ra quyết định thông qua đánh giá các chỉ tiêu có liên quan (NPV, BCR, IRR)

Những người phân tích dự án cần thiết tìm sự hướng dẫn của cơ quan ra quyết định của Nhà nước đối với tỷ lệ chiết khấu đang được sử dụng Trong trường hợp không có các hướng dẫn cụ thể, khi thực hiện các phân tích dự án có thể sử dụng các tỷ lệ chiết khấu đã và đang được sử dụng trong nước đối với các dự án đầu tư của tư nhân hay công cộng.

Các chỉ tiêu sử dụng khi đánh giá một dự án

Khi đã xác định được mốc thời gian thích hợp và hệ số chiết khấu, các tính toán thực tế có thể dựa trên nhiều dạng công thức khác nhau Trong phần này, một số công thức thường dùng sẽ được trình bày.

4.4.1 Giá trị hiện tại (PV) Đối với đa số các dự án, việc phân tích, kiểm tra được thực hiện bằng cách so sánh dòng lợi ích và chi phí theo thời gian.

Nguồn: theo Hufschimidt et al 1983 Hình 4.1 Sự thay đổi chi phí, lợi ích của một đề án theo thời gian

Một vài giả thiết cơ bản về dòng tiền tệ như sau:

- Năm khởi đầu của một dự án có thể được gắn cho cái tên “năm 0” hay “năm 1” (thứ nhất);

Tất cả các dòng tiền tệ liên quan đến chi phí hoặc lợi ích xảy ra một lần tại thời điểm cuối của mỗi năm Do đó, bất kỳ khoản chi phí hoặc lợi ích nào phát sinh trong năm sẽ cần được chiết khấu trong toàn bộ thời gian của năm.

- Mọi chi phí và lợi ích cũng được xử lý tương tự như dòng tiền tệ (Cash Flow).

Một số các ký hiệu thường được sử dụng trong các công thức tính toán: r – Tỷ lệ chiết khấu;

C t NBt = B t - C t n – Số năm trên trục thời gian Bt – Lợi ích tại năm t;

Ct – Chi phí tại năm t (vốn, chi phí vận hành, bảo dưỡng, thay thế thiết bị);

 - Tổng trong khoảng thời gian từ năm thứ nhất đến năm n.

4.4.2 Giá trị hiện tài ròng (NPV)

Công thức hay sử dụng nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) của một dự án Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu Hai công thức được sử dụng:

Bảng 4.1 : Ví dụ về tính giá trị hiện tại ròng với r = 10%

Giá trị hiện tại ròng NPV = -1000 + 454,5 + 495,8 + 525,9 + 409,8 = 886$

4.4.3 Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR)

Tỷ suất lợi ích – chi phí là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của chi phí.

Tỷ suất này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu Trong trường hợp này, lợi ích được xem là lợi ích thô bao gồm cả lợi ích môi trường, còn chi phí bao gồm vốn cộng với các cho phí vận hành, bảo dưỡng và thay thế cũng như những chi phí môi trường.

Tỷ suất lợi ích chi phí: BCR = 2.203,02/1.316,97 = 1,67

4.4.4 Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)

Hệ số hoàn vốn nội bộ (Internal Rate on Return IRR) được định nghĩa như là hệ số mà qua đó giá trị hiện tại của tổng lợi ích và chi phí là bằng nhau Hệ số IRR tương đương với tỷ lệ chiết khấu (r), có thể xác định bằng cách suy diễn khi thoả mãn biểu thức sau:

IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi.

Giá trị IRR sau khi tính toán sẽ được so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỷ lệ chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tế của dự án. Để xác định IRR, ta cần xác định:

Chọn r1 sao cho f(r1) > 0 và gần bằng 0; Chọn r2 sao cho f(r2) < 0 và gần bằng 0; Và r2 – r1

Ngày đăng: 19/09/2024, 01:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w