1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 và tình hình áp dụng tại Việt Nam

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Theo ISO 14000 Và Tình Hình Áp Dụng Tại Việt Nam
Tác giả Nhóm 10
Chuyên ngành Kinh tế Môi trường
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 211,95 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 và tình hình áp dụng tại Việt Nam

Trang 1

TIỂU LUẬN

KINH TẾ MÔI TRƯỜNGHệ thống quản lý môi trường theo ISO14000 và tình hình áp dụng tại Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦUB NỘI DUNGCHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ ISO 14000

1.1 Giới thiệu sơ lược về ISO:1.2 Nguồn gốc và quá trình hình thành bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Chương II.Nội dung cơ bản của bộ luật ISO 14000

2.1 Cấu trúc và nội dung2.2 Các bước xây dựng tiêu chuẩn2.3 Quy trình chứng nhận

2.4 Mục đích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 140002.4 Vai trò và lợi ích của tiêu chuẩn ISO 14000

2.5.1 Vai trò của tiêu chuẩn ISO 140002.5.2 Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 140002.6 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng bộ tiêu chuẩn2.6.1 Thuận lợi

2.6.2 Khó khăn

Chương III: Thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 tại Việt Nam

3.1 Thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO trên thế giới3.2 Thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO tại Việt Nam3.3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng ISO 14000 ở Việt Nam 3.3.1 Về phía nhà nước

3.3.2 Về phía doanh nghiệp

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sự phát triển vượt bậc của nền khoa học kĩ thuật tiên tiến và sự phát triển như vũbão của nền công nghiệp hiện đại nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của con người đã gâyra nhiều thách thức to lớn cho môi trường toàn cầu: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễmmôi trường và kết quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, là nhiệm vụcó tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nướccùng với cuộc đấu tranh vì bền vững và tiến bộ xã hội Bên cạnh những thành tựukinh tế đáng kể đạt được, con người cũng đã nhận thức được những tác động vàhậu quả to lớn gây nên đối với môi trường Và những năm gần đây, vấn đề môitrường ngày càng được người tiên dùng toàn cầu ,Chính phủ các quốc gia và quốctế quan tâm.Chính vì vậy, tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO đã cho ra đời Bộ tiêuchuần quốc tế ISO 14000 - Bộ tiêu chuần quốc tế về quản lý môi trường Đây làcông cụ quản lý giúp mọi tổ chức không phân biệt quy mô và loại hình xây dựnghệ thống quản lý môi trường có hiệu quả, quản lý các hoạt động, sản phẩm và dịchvụ của mình đối với môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đảm bảo phùhợp với các nhu cầu của nền kinh tế xã hội

Hòa nhập với tiến trình bảo vệ môi trường trên thế giới, Việt Nam đã đạt đượcnhũng thành quả trong công tác kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm Tuy nhiên đốivới các doanh nghiệp Việt Nam , ISO 14000 còn khá mới mẻ và muốn áp dụng lạigặp phải nhiều khó khăn Chính vì vậy, việc đề ra các giải pháp chung cho cácdoanh nghiệp nhằm giúp họ thực hiện việc áp dụng hệ thống là rất cần thiết phùhợp với xu hướng thời đại – phát triển bền vững

Nắm bắt được nhu cầu cấp bách đó, nhóm 10 xin làm bài tiểu luận với đề tài :

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000 VÀ TÌNH HÌNHÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM.

Trang 4

ChươngI: Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14000.

1 Giới thiệu sơ lược về ISO:

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ( Internationalorganization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạtđộng vào ngày 23/02/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sảnxuất,thương mại và thông tin ISO có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ) và là một tổ chứcquốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia củacác nước Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động traođổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng,tiện dụng hơn và đạt đượchiệu quả.Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện ISO hiệncó khoảng 180 Ủy ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnhvực, trừ công nghiệp chế tạo và điện tử Các nước thành viên của ISO lập ra cácnhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các TC ISO tiếp nhận tưliệu Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn.Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bốlà Tiêu chuẩn Quốc tế Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản mớicủa tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình

2 Nguồn gốc và quá trình hình thành bộ tiêu chuẩn ISO 14000:

Trong những năm gần đây, cả thế giới đã phải chứng kiến và chịu ảnh hưởngnghiêm trọng của sự suy thoái môi trường Hiện tượng suy giảm tầng ozone, sựtăng dần nhiệt độ của trái đất và tần suất thiên tai, mưa, bão ngày càng tăng, gâythiệt hại về người và của với con số ngày càng lớn.Một trong những nguyên nhângây tác động lớn đến môi trường là sự ô nhiễm từ các nhà máy, các chất thải côngnghiệp Vì thế, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chống ônhiễm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới, đòi hỏiphải có sự quan tâm nỗ lực của mọi thành viên trong xã hội Nhất là sau Hội nghịthượng đỉnh về Môi trường và Phát triển do Liên Hiệp quốc tổ chức tại Rio DeJaneiro tháng 6.1992, người ta đã thấy cần phải có một tiêu chuẩn quốc tế về Quảnlý môi trừong Để góp phần giải quyết vấn đề môi trường, ISO đã bắt đầu xem xétđến lĩnh vực quản lý môi trường Vào năm 1991, ISO lập ra nhóm Tư vấn chiếnlược về môi trường SAGE, với sự tham gia của 25 nước để đề xuất các tiêu chuẩnmôi trường quốc tế Qua hơn một năm hoạt động, nhóm SAGE đã đề nghị thành

Trang 5

lập một Ủy ban Kỹ thuật của ISO có nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn hệ thống quảnlý môi trường EMS (Environmental Management System ) chung cho toàn cầu.Vànhư vậy , Ủy ban kỹ thuật ISO TC 207 ra đời vào tháng Giêng năm 1993

Mục đích của việc khởi xướng mới này là : - cung cấp cơ sở cho việc hoà nhập các tiêu chuẩn hiện có cũng như các nỗ lựctrong tương lai trong lĩnh vực quản lý môi trường

- tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và xóa bỏ các rào cản trongthưong mại

- hỗ trợ việc "bảo vệ môi trường cân đối với những nhu cầu kinh tế xã hội"3 bằngcách đảm bảo cho các tổ chức có được công cụ để đạt được và cải thiện về biệnpháp trong hoạt động môi trường

Về mặt nội dung TC 207 được chía ra thành 6 Tiểu ban (TB) mỗi Tiểu ban chịutrách nhiệm về một lĩnh vực quản lý môi trường cụ thể:

TB1 : Các hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems EMS)

TB2: Kiểm toán môi trường (Environmental Auditing - EA).TB3: Cấp nhãn hiệu môi trường (Environmental Labeling - EL) TB4: Ðánh giá hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE) TB5: Ðánh giá chu trình sống; (Life Cycle Assessment - LCA)

TB6: Thuật ngữ và định nghĩa (Environmental aspects in Product Standards) Tháng 6/1993 Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 207, họp phiên họp đầu tiên với khoảng200 đại biểu của hơn 30 quốc gia tiên phong trong việc quản lý môi trường đãtham dự để triền khai kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lýmôi trường

Năm 1996, Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được ban hành lần 1 Ngày 15-11-2004,tổ chức ISO chỉnh sửa và ban hành phiên bản thứ 2 mang số hiệu 14001 : 2004.Phiên bản mới này không có sự thay đổi lớn về nội dung mà chủ yếu là làm rõ hơncác yêu cầu và tăng cường tính tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Trang 6

Phiên bản mới được dự kiến vào cuối năm 2015 Sau khi chỉnh sửa đã đượccông bố, các tổ chức chứng nhận được một giai đoạn chuyển tiếp ba năm để điềuchỉnh hệ thống quản lý môi trường của họ với phiên bản mới của tiêu chuẩn Cácphiên bản mới của ISO 14001 là sẽ tập trung vào việc cải thiện hiệu suất môitrường chứ không phải là để cải thiện hệ thống quản lý bản thân

CHƯONG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000

2.1.CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG:

Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi trongcách thức quản lý về môi trường Khác với cách thức truyền thống là chỉ đòi hỏitheo yêu cầu, mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở công đoạn xả,thải racòn ISO 14000 yêu cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thốngquản lý, từ việc xác định các nguyên nhân đến việc xem xét các đối tượng có liênquan đến môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa Tươngtự như ISO 9000, ISO 14000 là một bộ tiêu chuẩn về hệ thống môi trường baogồm hơn 20 tiêu chuẩn Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho tất cả các loại hình và quymô tổ chức bất kể các điều kiện về địa lý, văn hóa và xã hội khác nhau Bộ khuyếnkhích và giúp cho tổ chức thiết lập và duy trì cho mình một hệ thống quản lý môitrường tối ưu đề có thể sử dụng hữu hiệu nguyên nhiên, vật liệu, hạn chế ô nhiễmmôi trường và phòng ngừa rủi ro về môi trường nhưng vẫn hòa hợp với những nhucầu kinh tế xã hội, đồng thời thường xuyên tiến hành đánh giá và liên tục có hànhđộng để cải tiến công tác bảo vệ môi trường của tổ chức.Thành công của hệ thốngphụ thuộc vào sự cam kết của tất cả các cấp, các bộ phận chức năng của tổ chứcvà nhất là lãnh đạo cấp cao nhất của tố chức Các tiêu chuẩn ISO 14000 được xâydựng trên một nguyên tắc đơn giản: việc quản lý môi trường càng được cải thiệnthì tác động đối với môi trường càng được cải thiện, hiệu quả càng cao và thu hồivốn đầu tư càng nhanh

Cấu trúc Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: + Nhóm tiêu chuẩn đánh giá tổ chức: tập trung vào các khâu tổ chức hệ thốngquản lý môi trường của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấpquản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạccác tính năng môi trường cũng như tiến hành thanh tra môi trường tại các cơ sởmình

Trang 7

+ Nhóm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm và quy trình: tập trung vào việc thiếtlập các nguyên lý và cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnhcủa sản phẩm có liên quan đến môi trường Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụcho các công ty phải lưu ý đến thuộc tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâuthiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường

BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000

TIÊU CHUẨN ISO 14000

ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

VÀ QUY TRÌNHHệ thống

quản lý môi trường (EMS-Environmetal Management Systems)

Đánh giá môi trường (EA-

Environmetal Auditing)

Đánh giá kếtquả hoạt động (EPE- Environmetal

PerformanceEvaluation)

Các khía cạnh môi trường trongcác tiêu chuẩn về sảnphẩm

(EAPS- Environmetal Aspects in product Standards)

Ghi nhãn môi trường (EL-

Environmatal Labelling)

Đánh giá chu kì sống(LCA-Life cycle assessment)

ISO 14001 ISO 14004 ISO 14009

ISO 14001 ISO 14004 ISO 14009

ISO 14010 ISO 14011 ISO 14012 ISO 14015

ISO 14010 ISO 14041 ISO 14042 ISO 14043 ISO 14047 ISO 14048 ISO 14049

ISO 14020 ISO 14021 ISO 14022 ISO 14023 ISO 14024

ISO 14062 ISO GL64

Trang 8

Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi trong cách thức quản lý về môi trường Khác với cách thức truyền thống là chỉ đòi hỏi theo yêu cầu, mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở công đoạn xả/thải ra còn ISO 14000 yêu cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định các nguyên nhân đến việc xem xét các đối tượng có liên quan đến môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.

2.2 Các bước xây dựng ISO 14000

Mô hình Hệ thống quản lý môi trường được xây dựng dựa trên mô hình A ( Plan-Do-Check-Act) và bao gồm các bước như hình sau:

Mô hình của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004

Trang 9

Trong đó:

1/Chính sách môi trường: tổ chức cần phải đề ra chính sách môi trường và tự đảmbảo sự cam kết về Hệ thống quản lý môi trường của mình Sự cam kết và chínhsách này phải được thể hiện bằng văn bản, ở đó phải đề ra được những mục tiêu,mục đích, những qui trình, qui phạm cụ thể để giải quyết các vấn đề về môi trường,và nhất là phải được toàn thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo nhất trí

2/Lập kế hoạch: tổ chức phải đề ra kế hoạch để thực hiện chính sách môi trườngcủa mình

3/Thực hiện và điều hành: để thực hiện có hiệu quả,tổ chức phải phát triển khảnăng và cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt được chính sách, mục tiêu, cà chỉ tiêu môitrường của mình

4/Kiểm tra và hành động khắc phục: tổ chức cần phải đo, giám sát và đánh giá kếtquả hoạt động môi trường của mình Hệ thống quản lý môi trường muốn hoạt độngtốt và có hiệu quả thì phải được kiểm tra theo định kỳ để đánh giá đúng thực trạngcủa hệ thống, từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phòng ngừa và cải tiến, có khảnăng đáp ứng được với những yêu cầu đặt ra trong chính sách môi trường củadoanh nghiệp cũng như giải quyết được những vấn đề khẩn cấp về môi trường cóliên quan đến doanh nghiệp

5/Xem xét của lãnh đạo: Tổ chức phải xem xét lại và cải tiến liên tục Hệ thốngquản lý môi trường nhằm cải thiện kết quả hoạt động về môi trường của mình Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm củadoanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội Bảo vệ môi trường là bảo vệ sứckhoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển

Trang 10

bền vững Vì vậy, lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự tự nguyện và thể hiện bằngsự cam kết của mình Đây là bước đầu tiên và có thể coi là quan trọng nhất để xâydựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý môi trường theo ISO14000.

2.3 Quy trình chứng nhận iso 14000

2.4 Mục đích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môitrường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội

Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh cácảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi

Trang 11

trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp ISO14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho các tổ chức "cácyếu tố của một HTQLMT có hiệu quả" ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộctheo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể Các chức năng nàythuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổchức ISO miêu tả phạm vi của ISO 14000 như sau: “ Tiêu chuẩn này quy địnhcác yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tạo thuận lợi cho một tổ chức đềra chính sách và mục tiêu, có tính đến các yêu cầu luật pháp và thông tin về các tácđộng môi trường đáng kể Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn cứ về kết quảhoạt động môi trường cụ thể".

2.5 Vai trò và lợi ích của tiêu chuẩn ISO 14000.

2.5.1 Vai trò

Tiêu chuẩn ISO 14000 là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển và thươngmại Qua nghiên cứu người ta đã ghi nhận những bằng chứng chứng minh lợi íchđáng kể đối với các doanh nghiệp qua việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản límôi trường theo Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 Nó được ví như là “giấy thông hànhxanh” khi doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới

Đối nội:

 Nâng cao hiệu quả nhờ hoạt động cải tiến liên tục Tối ưu hóa các quá trình ,nâng cao chất lượng sản phẩm Tiết kiệm tài nguyên (nguyên ,nhiên vật liệu …),giảm thiểu tieu thụ năng

lượng ,giảm chi phí xử lí cuối đường ống (do giảm lượng chhats thải ),quađó củng cố vị thế tài chính

 Tạo được niềm tin với các thành viên về sự phát triển bền vững của doanhnghiệp

 Nhân viên được làm việc trong một môi trường an toàn ,qua đó tăng cườngnhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của cán bboj công nhân viên

 Môi trường sinh thái tốt đồng nghĩa với điều kiện sản xuất kinh doanh tốt  Tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu

chuẩn quốc tế về môi trường

Đối ngoại:

 Tạo niềm tin với khách hàng và các bên hữu quan về ý thức và trách nhiệmbảo vệ môi trường cũng như sự phất triển bền vững của doanh nghiệp ,từ đóthu hút thêm khách hàng và thị trường mới

 Nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Trang 12

 Chìa khóa vào các thị trường khó tính ,giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩmmột cách rộng rãi mà mà không gặp bất kì trở ngại nào về môi trường

 Giảm thiểu rủi do về trách nhiệm pháp lí và áp lực từ các quy chế, chế tài vềmôi trường

 Tạo được mối quan hệ tốt với các tổ chức bảo vệ môi trường và các cơ quanquản lí nhà nước

 Được hưởng các ưu đãi khác

2.5.2 Lợi ích của việc áp dụng ISO 14000

Những lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm:

- Ngăn ngừa ô nhiễm

ISO 14001 hướng đến việc bảo toàn nguồn lực thông qua việc giảm thiểu sựlãng phí nguồn lực Việc giảm chất thải sẽ dẫn đến việc giảm số lượng hoặc khốilượng nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn Không chỉ như vậy, nhiều trường hợpnồng độ ô nhiễm của nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn được giảm về căn bản.Nồng độ và lượng chất thải thấp thì chi phí xử lý sẽ thấp Nhờ đó, giúp cho việcxử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm

- Tiết kiệm chi phí đầu vào

Việc thực hiện hệ thống QLMT sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào bao gồmnước, năng lượng, nguyên vật liệu, hoá chất, Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quantrọng và có ý nghĩa nếu nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm như điện năng, than,dầu,

- Chứng minh sự tuân thủ luật pháp Việc xử lý hiệu quả sẽ giúp đạt được những tiêu chuẩn do luật pháp qui định vàvì vậy, tăng cường uy tín của doanh nghiệp Chứng chỉ ISO 14001 là một bằngchứng chứng minh thực tế tổ chức đáp ứng được các yêu cầu luật pháp về môitrường, mang đến uy tín cho tổ chức

- Thoả mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài

Điều này rất hữu ích đối với các tổ chức hướng đến việc xuất khẩu Việc xinchứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể được sử dụng như làcông cụ hàng rào phi thuế quan của bất kỳ nước nào nhập khẩu hàng hoá từ các

Trang 13

nước khác Tuy nhiên, khách hàng trong những nước phát triển có quyền chọn lựamua hàng hoá của một tổ chức có hệ thống QLMT hiệu quả như ISO 14001.

- Gia tăng thị phần

Chứng chỉ ISO 14001 mang đến uy tín cho tổ chức Điều này sẽ đem lại lợi thếcạnh tranh cho tổ chức đối với những tổ chức tương tự và gia tăng thị phần hiệntại

- Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan

Hệ thống QLMT nhằm vào việc thỏa mãn nguyện vọng của nhiều bên liên quannhư nhân viên, cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng, tổ chức tài chính, bảohiểm, cổ đông, những người có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của tổ chức vàniềm tin của họ trong công ty có giá trị to lớn Niềm tin này giúp tổ chức tăng thêmnguồn lực từ công chúng và những tổ chức tài chính (quốc gia cũng như quốc tế)

2.6 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng bộ tiêu chuẩn

2.6.1 Thuận lợi

 Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn Chúng ta đều biết, tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêuchí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, vàmột trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp, tổ chức phải “phù hợpvới các yêu cầu pháp quy sở tại” Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệthống văn bản pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thểđược thực hiện Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đềcòn mới nhưng các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đềbảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệtrọng và ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật.Tuy còn dừng ở mức độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm phápluật đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kểtrong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quảnlý nhà nước về môi trường

Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đếnnay đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tốtạo thành môi trường Tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn

Ngày đăng: 19/09/2024, 01:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w