Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hóa chi phí ô nhiễm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 3: KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

3.3. Kinh tế học ô nhiễm

3.3.3. Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hóa chi phí ô nhiễm

Ô nhiễm tối ưu có thể được điều chỉnh thông qua việc điều chỉnh sản lượng.

Tuy nhiên trong thực tế, có thể không nhất thiết phải thay đổi sản lượng mà chỉ cần chi phí cho việc kiểm soát ô nhiễm (như giảm thải do sản xuất sạch hơn, lắp đặt các thiết bị xử lý ô nhiễm…) cũng có thể đạt được mức ô nhiễm tối ưu.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế sẽ đạt được tại một mức ô nhiễm mà tại đó tổng các chi phí môi trường bao gồm chi phí kiểm soát ô nhiễm và giá trị thiệt hại môi trường là thấp nhất. Điều này có nghĩa là chúng ta cần xem xét sự đánh đổi tối ưu giữa chi phí và lợi ích của việc giảm ô nhiễm. Để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận này, trước hết chúng ta cần đề cập một số khái niệm có liên quan, đó là chi phí thiệt hại môi trường và chi phí kiểm soát môi trường.

* Chi phí thiệt hại môi trường: (MDC) Thiệt hại môi trường là nói đến tất cả các tác động bất lợi mà con người gánh chịu do môi trường bị ô nhiễm, suy thoái như: giảm thu nhập, sức khỏe bị ảnh

hưởng,… môi trường bị ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn.

Để biểu hiện mối quan hệ giữa mức ô nhiễm và mức thiệt hại, chúng ta sẽ sử dụng hàm chi phí thiệt hại cận biên - MDC. Một hàm chi phí thiệt hại cận biên thể hiện mức thay đổi (hay biến thiên) về những thiệt hại khi lượng chất thải hoặc nồng độ chất gây ô nhiễm trong môi trường thay đổi một đơn vị.

Độ dốc và hình dạng của đường chi phí thiệt hại cận biên phụ thuộc vào chất gây ô nhiễm và điều kiện môi trường cụ thể. Nói chung đường chi phí thiệt hại cận biên có độ dốc đi lên từ trái sang phải thể hiện sự gia tăng nhanh của thiệt hại khi lượng chất thải ngày càng nhiều.

Hình 3.12: Một số đường thiệt hại cận biên tiêu biểu

Trên đồ thị, những diện tích nằm dưới đường thiệt hại cận biên tương ứng với các mức tổng thiệt hại, chẳng hạn như trong hình 3.4a, nếu mức thải W1 thì tổng chi phí thiệt hại sẽ là diện tích WoAW1.

* Chi phí kiểm soát môi trường hay chi phí giảm ô nhiễm (MAC)

Chi phí giảm ô nhiễm là những chi phí để làm giảm lượng chất gây ô nhiễm được thải vào môi trường hoặc làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm ở môi trường xung quanh.

Chi phí giảm ô nhiễm khác nhau tuỳ theo loại ô nhiễm và nhiều yếu tố khác.

Ngay cả với những nguồn tạo ra cùng loại chất thải thì chi phí giảm thải vẫn có thể khác nhau do có những khác biệt về đặc điểm công nghệ của quá trình vận hành.

Cũng nên lưu ý rằng từ "giảm ô nhiễm" được dùng với nghĩa rộng và bao gồm tất cả những cách khả dĩ để làm giảm lượng chất thải như thay đổi về công nghệ sản xuất, thay đổi nguyên liệu đầu vào, quản lý nội vi tốt hơn, tái chế các chất thải, xử lý các chất thải…, thậm chí cả cách giảm sản lượng.

Chi phí giảm ô nhiễm hay giảm thải cận biên (MAC) thể hiện sự gia tăng trong tổng chi phí giảm thải để làm giảm được một đơn vị chất thải gây ô nhiễm hay

42 Thiệt hại

MDC

W1 W0

0

A (a)

Lượng thải

Thiệt hại

MDC

0

(b)

Lượng thải

Chi phí

MAC MAC

(a) (b) (c)

A

nói cách khác đó là chi phí giảm thải giảm được nếu để lượng chất thải tăng lên thêm một đơn vị.

Hình 3.13: Một số đường chi phí giảm thải cận biên tiêu biểu

Các đường MAC có hướng tăng lên từ phải qua trái, cho thấy chi phí giảm thải cận biên tăng dần. Điều này phù hợp với thực tế là việc làm sạch môi trường ngày càng trở nên khó khăn, thậm chí không thể xử lý được những đơn vị chất thải cuối cùng do các công nghệ xử lý còn chưa ra đời hoặc đã có nhưng rất khan hiếm nên giá rất cao.

Tổng chi phí giảm ô nhiễm có thể được tính bằng diện tích nằm bên dưới đường MAC trong những khoảng xác định khác nhau. Chẳng hạn như trong hình 3.5a, nếu mức thải cuối cùng là W1 thì tổng chi phí giảm thải sẽ là diện tích W1AWm.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét mô hình về sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc làm giảm ô nhiễm bằng cách thể hiện cả hai đường MAC và MDC trên cùng một đồ thị như sau:

Hình 3.14:

Ô nhiễm tối ưu

Tại mức thải lớn nhất Wm, chi phí giảm ô nhiễm bằng không và tổng chi phí thiệt hại là lớn nhất. Nếu chúng ta bắt đầu thực hiện giảm thải, tổng chi phí giảm thải tăng nhờ đó lượng chất thải giảm và vì thế tổng chi phí thiệt hại cũng giảm. Chi

A C

D

E

W1 W

2 Wm Lượng thải

MDC Chi phí MAC

O W*

B

phí thiệt hại giảm đi cũng đồng nghĩa với việc lợi ích của người bị ô nhiễm tăng lên hay đó chính là lợi ích của việc giảm ô nhiễm. Nếu chúng ta cố gắng giảm thải về bằng không, chúng ta sẽ phải chi phí rất lớn cho việc này và tổng lợi ích của việc giảm ô nhiễm cũng là rất lớn. Liệu rằng đó có phải là kết quả mà chúng ta mong đợi hay không? Các nhà kinh tế nói rằng tại mức này có thể chúng ta đã phải bỏ ra một chi phí quá lớn để nhận được một lợi ích nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí đó.

Bằng đồ thị, chúng ta có thể dễ dàng thấy được là khi đường MAC cắt đường MDC tại E thì tổng chi phí môi trường là nhỏ nhất nên W* là lượng thải tối ưu xã hội.

Tại W* (W* ≠ 0), ta thấy:

- Chi phí bị ô nhiễm là: ∫ OEW*

- Chi phí giảm thải là: ∫ WmEW*

- Tổng chi phí ô nhiễm xã hội: ∫ OEW* + ∫ WmEW* = ∫ OEWm

Và để chứng minh tại W* thì Tổng chi phí ô nhiễm xã hội là nhỏ nhất, ta xét 2 trường hợp W1 < W*, W2 > W*.

Thật vậy, tại W1 < W*, ta thấy:

- Chi phí bị ô nhiễm là: ∫ OBW1

- Chi phí giảm thải là: ∫ WmAW1

- Tổng chi phí ô nhiễm xã hội: ∫ OBW1 + ∫ WmAW1 = ∫ OBAWm

So sánh Tổng chi phí ô nhiễm xã hội tại W1 với trường hợp W* ta thấy tăng thêm 1 phần là ∫ EAB.

Nhận xét, Tổng chi phí ô nhiễm xã hội tại W1 lớn hơn tại W*.

Tương tự, tại W2 > W*, ta có:

- Chi phí bị ô nhiễm là: ∫ OCW2

- Chi phí giảm thải là: ∫ WmDW2

- Tổng chi phí ô nhiễm xã hội: ∫ OCW2 + ∫ WmDW2 = ∫ OCDWm

So sánh Tổng chi phí ô nhiễm xã hội tại W2 với trường hợp W* ta thấy tăng thêm 1 phần là ∫ ECD.

Nhận xét, Tổng chi phí ô nhiễm xã hội tại W2 cũng lớn hơn tại W*.

Kết luận, Tại E (MAC = MDC) thì chi phí ô nhiễm xã hội là nhỏ nhất nên W*

là lượng thải tối ưu của xã hội.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w