Ngoại ứng và thất bại của thị trường

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 3: KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

3.2.2. Ngoại ứng và thất bại của thị trường

Sự có mặt của ngoại ứng, dù là tiêu cực hay tích cực, trong bất cứ giao dịch kinh tế nào cũng làm cho lợi ích hay chi phí của cá nhân và xã hội thay đổi. Vì các đường cung của người sản xuất được xác định chỉ bằng chi phí cá nhân của họ (cái mà họ thực sự phải trả cho các đầu vào), sự hiện diện của chi phí ngoại ứng có nghĩa là giá cả thị trường chưa tính đủ chi phí xã hội thực tế của sản xuất và tiêu dùng hàng hoá đó. Tương tự như vậy, các đường cầu của người tiêu dùng được xác định chỉ bằng lợi ích cá nhân của họ mà không tính đến lợi ích ngoại ứng, có nghĩa là giá cả thị trường cũng chưa phản ánh hết toàn bộ lợi ích xã hội thực tế của việc tiêu dùng hàng hoá. Hậu quả của sự chênh lệch về lợi ích và chi phí như vậy là sự chệch khỏi hiệu quả tối ưu của xã hội. Điều này có nghĩa là thị trường đã thất bại trong việc cung cấp mức sản lượng tối ưu về mặt xã hội với mức giá hợp lý.

3.2.2.1. Trường hợp ngoại ứng tiêu cực

Trước hết chúng ta xem xét ví dụ của ngành công nghiệp giấy (Ví dụ ở trên).

Giả thiết rằng các doanh nghiệp của ngành giấy đều phân bổ dọc bờ sông và cùng thải nước gây ô nhiễm dòng sông.

Phân tích lợi ích chi phí các đối tượng tham gia vào ngoại ứng:

Doanh nghiệp: + Lợi ích của đối tượng gây ngoại ứng: MPB

+ Chi phí của đối tượng gây ngoại ứng: MPC Ngư dân: + Lợi ích của đối tượng bị ngoại ứng: MEB

+ Chi phí của đối tượng bị ngoại ứng: MEC

Để đơn giản hóa, chúng ta giả sử lúc này xã hội chỉ có 2 đối tượng là doanh nghiệp và ngư dân. Lúc này:

- Xã hội: + Lợi ích xã hội cận biên: MSB = MPB (do MEB = 0)

+ Chi phí xã hội cận biên:MSC, MSC= MPC+MEC

Ta có hình vẽ dưới đây, trong hình 3.7, đường D thể hiện cầu thị trường về sản phẩm giấy.

* Giải thích:

- MPB: lợi ích cận biên của bên gây ngoại ứng - MEB: lợi ích cận biên của bên bị ngoại ứng (MEB=0) - MSB: lợi ích xã hội cận biên

- MPC: chi phí cận biên của bên gây ngoại ứng

- MEC: chi phí cận biên của bên bị ngoại ứng, chi phí ngoại ứng cận biên - MSC: chi phí xã hội cận biên

Hình 3.7: Ngoại ứng tiêu cực của một ngành công nghiệp

* Lưu ý:

Thứ nhất, ở những mức sản lượng thấp hơn Qm , ô nhiễm có thể rất nhỏ và dòng sông tự phân huỷ chất thải, không gây ra chi phí ngoại ứng nên MEC = 0.

(Cũng có nhiều trường hợp MEC>0 ngay từ đơn vị sản lượng đầu tiên tức là MEC sẽ xuất phát từ gốc toạ độ).

Thứ hai, đường MEC được coi là có độ dốc dương; có nghĩa là với mức hoạt động lớn hơn Qm, sản lượng càng tăng (có nghĩa là lượng thải càng nhiều) thì MEC cũng tăng với tốc độ ngày càng lớn. Sở dĩ MEC tăng như vậy là do ô nhiễm đã làm giảm khả năng hấp thụ thêm chất thải của môi trường.

* Phân tích hình vẽ:

Theo điều kiện biên về tính hiệu quả thì mức sản lượng tối ưu Q* được xác định dựa vào điều kiện: Lợi ích cận biên = Chi phí cận biên (hay MB = MC)

Tuy nhiên, xét trên quan điểm xã hội thì sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn là tại điểm E với mức sản lượng là QS , tại đó MSB=MSC.

Trong khi đó, sản lượng tối ưu mà doanh nghiệp (hay thị trường) đạt được tại điểm B với mức sản lượng là QM , tại đó MPB=MPC.

Xét 2 điểm QS và QM, ta thấy QM > QS. Điều này chứng tỏ sản lượng mà doanh nghiệp (hay thị trường) đạt đến vượt quá mức sản lượng tối ưu mà xã hội mong

P(VNĐ) MSC = MPC + MEC

S = MPC MEC

D = MPB = MSB=MB

Sản lượng giấy (tấn) PS

PM

0

Qm Q

S Q

M

E A

B

Q

muốn.

Xét từ QS đến QM, ta thấy:

- Lợi ích xã hội: là diện tích QSEBQM

- Chi phí xã hội: là diện tích QSEAQM

- So sánh 2 diện tích ta thấy, dôi ra 1 phần là diện tích EAB, là phần xã hội bị thiệt hại, đây chính là sự phi hiệu quả xã hội do ngoại ứng tiêu cực gây ra. Nguồn gốc của sự phi hiệu quả này chính là sự định giá sản phẩm không phản ánh hết mọi chi phí.

* Trong công tác quản lý môi trường, sản lượng và lượng thải có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Vì QM > QS, điều này chứng tỏ lượng thải mà doanh nghiệp thải ra môi trường vượt quá lượng thải tối ưu của xã hội mong muốn. Do đó, để hạn chế sự phi hiệu quả xã hội thì trong công tác quản lý môi trường, các giải pháp đưa ra đều nhằm mục tiêu giảm sản lượng và lượng thải về mức xã hội mong muốn.

Để thực hiện điều này, các giải pháp đưa ra đều dựa trên một cách thức chung đó là tạo thêm chi phí cho doanh nghiệp, chi phí tạo thêm chính bằng chi phí ngoại ứng cận biên (MEC). Lúc này chi phí của doanh nghiệp sẽ bằng chi phí xã hội đồng thời sẽ đạt được sản lượng và lượng thải tối ưu mà xã hội mong muốn. Các giải pháp cụ thể trong thực tiễn là tiến hành đánh thuế, nộp phí hay xử phạt.

2.2.2.2. Trường hợp ngoại ứng tích cực

Như đã phân tích trong trường hợp trên, ngoại ứng tiêu cực gây ra sự chênh lệch giữa chi phí cá nhân (doanh nghiệp) với chi phí xã hội. Còn trong trường hợp ngoại ứng tích cực, đó là sự chênh lệch giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Để làm rõ vấn đề trên, chúng ta hãy xem xét ví dụ dưới đây.

Ví dụ: Một doanh nghiệp trồng rừng để kinh doanh khai thác gỗ. Tuy vậy, việc có rừng lại tạo ra rất nhiều lợi ích khác cho xã hội như cải thiện khí hậu, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, giảm hạn hán, lũ lụt, bảo vệ lưu vực sông, bảo vệ đa dạng sinh học…v.v, nhờ đó có thể cải thiện mùa màng, làm tăng thu nhập của nông dân, ổn định đời sống của các hộ sử dụng nước sông…

* Phân tích:

Phân tích lợi ích chi phí:

- Doanh nghiệp: + Lợi ích của đối tượng gây ngoại ứng

+ Chi phí của đối tượng gây ngoại ứng

- Nông dân: + Lợi ích của đối tượng bị ngoại ứng

+ Chi phí của đối tượng bị ngoại ứng

Để đơn giản hóa, chúng ta giả sử lúc này xã hội chỉ có 2 đối tượng là doanh nghiệp và người nông dân. Lúc này:

- Xã hội: + Lợi ích xã hội cận biên(MSB): MSB=MPB+MEC

+ Chi phí xã hội cận biên(MSC): MSC=MPC=MC

Hình 3.8: Ngoại ứng tích cực của việc trồng rừng

* Giải thích:

- MPB: lợi ích cận biên của bên gây ngoại ứng - MEB: lợi ích cận biên của bên bị ngoại ứng - MSB: lợi ích xã hội cận biên

- MPC: chi phí cận biên của bên gây ngoại ứng (MEC=0) - MEC: chi phí cận biên của bên bị ngoại ứng, chi phí ngoại ứng cận biên - MSC: chi phí xã hội cận biên

* Phân tích hình vẽ:

Theo điều kiện biên về tính hiệu quả thì mức sản lượng tối ưu Q* được xác định dựa vào điều kiện: Lợi ích cận biên = Chi phí cận biên (hay MB = MC)

Tuy nhiên, xét trên quan điểm xã hội thì sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn là tại điểm E với mức sản lượng là QS , tại đó MSB=MSC.

P(VNĐ)

Q (ha) S = MPC = MSC=MC

MSB = MPB + MEB

D = MPB

MEB QS

QM

C E

D PS

PM PN

Trong khi đó, sản lượng tối ưu mà doanh nghiệp (hay thị trường) đạt được tại điểm B với mức sản lượng là QM , tại đó MPB=MPC.

Xét 2 điểm QS và QM, ta thấy QM < QS. Điều này chứng tỏ sản lượng mà doanh nghiệp (hay thị trường) sản xuất thấp hơn mức sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn.

Xét từ QM đến QS, ta thấy:

- Lợi ích xã hội: là diện tích QMCEQS

- Chi phí xã hội: là diện tích QMDEQS

- So sánh 2 diện tích ta thấy, dôi ra 1 phần là diện tích ECD, đây là phần thặng dư xã hội, tuy nhiên phần thặng dư này xã hội sẽ không nhận được vì doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức sản lượng QM mà không tiến đến QS nên thặng dư xã hội lúc này chưa đạt đến mức tối đa. Đây chính là sự phi hiệu quả xã hội do ngoại ứng tích cực gây ra.

* Trong công tác quản lý môi trường, Với QM < QS, điều này chứng tỏ xã hội mong muốn doanh nghiệp trồng rừng nhiều hơn nữa. Để thực hiện điều này, giải pháp đưa ra đó là tạo thêm lợi ích cho doanh nghiệp, lợi ích tạo thêm chính bằng lợi ích ngoại ứng cận biên (MEB). Lúc này lợi ích của doanh nghiệp sẽ bằng lợi ích xã hội đồng thời sẽ đạt được sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn. Giải pháp cụ thể trong thực tiễn là tiến hành trợ cấp cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w