Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 3: KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

3.1. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế

3.1.2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

3.1.2.1. Lợi ích và thặng dư tiêu dùng

* Lợi ích được hiểu như là sự vừa ý, sự hài lòng do việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đem lại.

- Lợi ích toàn bộ (hay tổng lợi ích – TB) là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ đem lại.

- Lợi ích cận biên (MB=marginal benefit) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sản phẩm tăng thêm đem lại.

Lợi ích cận biên = Sự thay đổi tổng lợi ích

Sự thay đổi lượng tiêu dùng Lợi ích cận biên của một hàng hóa, dịch vụ nào đó có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở một kì nhất định. Như vậy, khi ta tiêu dùng nhiều hơn một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó mà lợi ích cận biên vẫn còn lớn hơn 0, tổng lợi ích sẽ tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần đi.

Chúng ta có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng. Lợi ích cận

biên của việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó, khi lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn lòng chi trả cũng giảm đi.

Vì vậy, đường cầu cũng chính là đường thể hiện lợi ích cận biên của việc tiêu dùng.

* Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng một lượng hàng hóa, dịch vụ so với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó.

Hình 3.4: Thặng dư tiêu dùng

Trong hình 3.4, đường cầu đối với một hàng hóa D, giá thị trường của hàng hóa đó là P*; người tiêu dùng sẽ tiêu dùng QD đơn vị hàng hóa.

Tổng lợi ích của việc tiêu dùng là diện tích nằm dưới đường cầu từ gốc toạ độ đến sản lượng cân bằng, tức là diện tích OBEQD.

Người tiêu dùng là người tối đa hoá lợi ích nên sẽ tiêu dùng hàng hoá cho đến khi lợi ích cận biên của đơn vị hàng hoá cuối cùng bằng với giá phải trả cho đơn vị hàng hoá đó. Người tiêu dùng không mua nhiều hàng hoá hơn QD vì lợi ích cận biên của những đơn vị hàng hoá này (cũng đồng thời là sự sẵn lòng chi trả cho những đơn vị hàng hoá này) nhỏ hơn mức giá mà người tiêu dùng sẽ phải trả nếu tiêu dùng chúng.

Đối với những đơn vị hàng hoá nhỏ hơn QD, người tiêu dùng, vì được hưởng lợi ích cận biên lớn hơn P* nên cũng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn P* cho việc tiêu dùng hàng hoá. Nhưng thực tế, người tiêu dùng chỉ phải trả giá P*, cho tất cả các đơn vị hàng hoá. Thặng dư tiêu dùng xuất hiện do người tiêu dùng được hưởng nhiều hơn mức họ phải trả.

Tổng thặng dư tiêu dùng (ký hiệu là CS) được thể hiện bằng diện tích tam giác BEP*

B P

P*

0 QD Q

D = MB CS E

3.1.2.2. Chi phí và thặng dư sản xuất

* Chi phí đối với một doanh nghiệp được hiểu là các khoản chi trả mà doanh nghiệp phải thực hiện để duy trì sản xuất một số hàng hoá, dịch vụ.

- Tổng chi phí (TC=Total costs) của việc sản xuất một lượng hàng hoá bao gồm giá thị trường của toàn bộ các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra lượng hàng hoá đó. Có thể phân biệt hai loại chi phí: cố định và biến đổi.

- Chi phí cố định (FC=Fixed costs) là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi, đó chính là những chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán dù không sản xuất hoặc sản xuất rất ít; ví dụ: tiền thuê nhà xưởng, khấu hao thiết bị, bảo dưỡng thiết bị, tiền lương của bộ máy quản lý.

- Chi phí biến đổi (VC=variable costs) là những chi phí tăng hoặc giảm cùng với mức tăng hoặc giảm của sản lượng, ví dụ như tiền mua nguyên vật liệu, nhiên liệu năng lượng, tiền lương công nhân …

Tổng chi phí là tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi. Vì tổng chi phí cố định không thay đổi nên sự tăng giảm của tổng chi phí phụ thuộc vào các chi phí biến đổi.

- Chi phí cận biên (MC=marginal cost) là chi phí phải chi bổ sung để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng hàng hoá / dịch vụ:

Chi phí cận biên = Sự thay đổi tổng chi phí

Sự thay đổi tổng sản lượng Người sản xuất tối đa hoá lợi nhuận sẽ sẵn lòng cung cấp hàng hoá / dịch vụ cho thị trường đến chừng nào giá bán đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng đúng với chi phí cận biên để sản xuất ra đơn vị sản phẩm ấy (P=MC). Vì thế, đường chi phí cận biên cũng chính là đường cung của doanh nghiệp.

Nếu chúng ta cộng theo chiều ngang toàn bộ các đường cung một loại hàng hoá của các doanh nghiệp thì chúng ta sẽ thu được đường cung của thị trường.

* Thặng dư sản xuất phản ánh mức chênh lệch giữa số tiền mà người sản xuất thực sự nhận được từ việc cung cấp một lượng hàng hoá, dịch vụ so với số tiền tối thiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận chi trả.

Trong hình 3.5 đường cung đối với một hàng hoá là S, giá thị trường của hàng hoá đó là P*, người sản xuất sẽ sẵn lòng cung cấp QS đơn vị hàng hoá.

Vì đường cung phản ánh chi phí cận biên của sản xuất nên tổng chi phí xã hội của sản xuất chính là diện tích nằm dưới đường cung từ gốc toạ độ đến sản lượng cân bằng, tức là diện tích OAEQS.

Hình 3.5: Thặng dư sản xuất

Trong hình 3.5, tại bất kỳ điểm nào dọc theo đoạn đường cung AE, các nhà sản xuất cũng sẵn sàng cung ứng một lượng hàng hoá nhất định với giá thấp hơn giá cân bằng thị trường P*, nhưng thực tế họ vẫn bán được sản phẩm với mức giá P*.

Thặng dư xuất hiện do người sản xuất nhận được nhiều hơn mức chi phí họ đã bỏ ra. Tổng thặng dư sản xuất (ký hiệu là PS) được thể hiện bằng diện tích tam giác AEP*

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w