Lựa chọn giữa chuẩn mức thải và phí thải

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 3: KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

3.5. Giải pháp của Nhà nước đối với ô nhiễm

3.3.3. Lựa chọn giữa chuẩn mức thải và phí thải

Trong công tác quản lý môi trường, sự lựa chọn giải pháp nào trên đây đều cũng có hiệu quả nhất định, một vài quốc gia lựa chọn chuẩn mức thải nhưng cũng có quốc gia lại lựa chọn phí xả thải.

Sự lựa chọn giải pháp nào lại tùy thuộc vào thông tin có hoàn hảo hay không hoàn hảo. Khi thông tin hoàn hảo các nhà quản lý ưa thích dùng công cụ phí thải hơn so với công cụ chuẩn mức thải. Tuy nhiên, khi không có đủ thông tin, sự ưa thích sẽ còn tuỳ thuộc vào việc cân nhắc chi phí – lợi ích của từng trường hợp cụ

thể.

Chúng ta sẽ xem xét cách lựa chọn của các nhà quản lý trong cả hai trường hợp khi thông tin hoàn hảo và khi thông tin không hoàn hảo.

3.3.3.1. Trường hợp thông tin hoàn hảo

Khi thông tin hoàn hảo tức là chúng ta hoàn toàn xác định được MAC và MDC và mức thải tối ưu cũng như mức phí cần thiết để đạt được mức thải tối ưu đó.

Ví dụ: Giả sử có hai doanh nghiệp ở gần nhau, quá trình sản xuất cùng tạo ra chất thải như nhau và việc xả rác của họ gây ra những thiệt hại tương tự nhau đối với môi trường. Tuy nhiên do sử dụng các công nghệ sản xuất khác nhau nên lượng thải hiện tại và chi phí cận biên để giảm thải của 2 doanh nghiệp này không giống nhau.

Giả sử với thông tin đầy đủ người ta xác định được hàm chi phí giảm thải cận biên của doanh nghiệp 1 và doanh nghiệp 2 như sau:

MAC1 = 6.500 – 50W1

MAC2 = 10.000 – 40W2

Từ hình 3.22 ta thấy:

- Mức thải bình quân hàng năm khi chưa có sự can thiệp của cơ quan quản lý môi trường:

+ Doanh nghiệp 1 thải 130 đơn vị chất thải.

+ Doanh nghiệp 2 thải 250 đơn vị chất thải.

Tổng cộng: + Cả 2 Doanh nghiệp thải 380 đơn vị chất thải.

- Giả sử Nhà nước muốn giảm tổng lượng thải của 2 doanh nghiệp xuống còn 200 đơn vị / năm tức là giảm tổng lượng thải 180 đơn vị / năm. Để đạt được mục tiêu môi trường như vậy, cơ quan quản lý môi trường có thể thực hiện một trong hai giải pháp; một là cho phép các doanh nghiệp thực hiện theo quy định tiêu chuẩn phát thải S = 100 đơn vị / doanh nghiệp / năm, hai là một mức phí thải F = 4000 $ / đơn vị thải.

Tuy nhiên các Nhà Quản lý cũng cho rằng mục tiêu kinh tế phải đạt được là càng tiết kiệm chi phí giảm thải cho xã hội càng tốt (chi phí xã hội là tổng chi phí giảm thải của 2 doanh nghiệp cộng lại).

Hình 3.22: Sự ưa thích phí thải hơn chuẩn mức thải

Chúng ta sẽ thể hiện các kết quả về môi trường và kinh tế của hai cách lựa chọn trong bảng sau đây:

Bảng 3.5: Các lựa chọn giải pháp giảm thải và chi phí của xã hội

Chuẩn mức thải Phí thải

Tổng lượng thải 30+150=180 80+100=180

Chi phí giảm thải doanh nghiệp 1 ẵ x 1500 x 30 = 22.500$ ẵ x 4000 x 80 = 160.000$

Chi phí giảm thải doanh nghiệp 2 ẵ x 6000 x 150 = 450.000$ ẵ x 4000 x 100 = 200.000$

Tổng chi phí XH để

giảm thải 472.500$ 360.000$

Như vậy, cả 2 cách thực hiện chính sách đều đạt được mục tiêu môi trường như nhau là giảm 180 đơn vị phát thải nhưng việc sử dụng phí thải sẽ tiết kiệm cho xã hội: 472.500 – 360.000 = 112.500$/năm.

Nhờ thực hiện phí thải, doanh nghiệp 2 sẽ tiết kiệm được chi phí giảm thải (450.000 - 200.000) = 250.000$/năm so với tuân thủ chuẩn thải. Doanh nghiệp 1 tuy phải tăng chi phí giảm thải (160.000 - 22.500) = 137.500$/năm nhưng nhờ thế lại không phải nộp một khoản phí (4.000 x 50) = 200.000$/năm nên vẫn thích tự chi phí để giảm thải hơn. Lợi ích ròng của doanh nghiệp 1 khi thực hiện giảm thải thêm

F=Phí thải

0 150 P($)

MAC2

S= chuẩn mức thải

250 Lượng thải W

130 100 50

Tiết kiệm chi phí giảm thải của doanh

nghiệp 2

MAC1

Tăng chi phí giảm thải doanh nghiệp 1

1.500 4.000 6.000 6.500

10.000

50 đơn vị nữa là (200.000 - 137.500) = 62.500$/năm. Đến đây chúng ta đã thấy rõ tại sao một quy định mức phí thải 4.000$ lại được ưa thích hơn quy định một chuẩn mức thải 100 đơn vị/ năm.

Trong điều kiện thông tin đầy đủ, phí xã thải thường được ưa thích hơn các chuẩn mức thải, bởi vì:

Thứ nhất, so với chuẩn mức thải, phí thải đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn (tiết kiệm chi phí giảm thải) trong khi cùng đạt được hiệu quả môi trường khác nhau.

Thứ hai, phí thải khuyến khích các doanh nghiệp hăng hái áp dụng các biện pháp để giảm thải (như thay đổi công nghệ, thiết bị quản lý nội vi tốt, tiết kiệm năng lượng, nước xử lý chất thải,…) trong chừng mực nào các chi phí cho việc này vẫn còn thấp hơn mức phí và vì thế có thể còn giảm được mức thải nhiều hơn nữa.

Thứ ba, khi áp dụng trong thực tế, nếu Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp phí thì phí xả thải còn đem lại nguồn thu đáng kể có thể sử dụng cho các chương trình bảo vệ môi trường hoặc các chương trình xã hội khác.

3.3.3.2. Trường hợp thông tin không hoàn hảo

Thông tin không hoàn hảo sẽ gây ra tình trạng không chắc chắn về các chi phí giảm thải cận biên và chi phí thiệt hại cận biên, dẫn đến xác định chuẩn mức thải hoặc phí xả thải thấp hơn hoặc cao hơn mức cần thiết để đạt ô nhiễm tối ưu. (ST

khác S*, FT khác F*)

Việc thiếu thông tin sẽ dẫn đến việc ban hành các quy định về chuẩn thải hay phí thải không hiệu quả (không phải tối ưu) và gây ra những phí tổn gia tăng cho xã hội. Chúng ta gọi đó là sự thất bại của chính sách.

Để tìm hiểu sự lựa chọn công cụ nào, chúng ta hãy so sánh độ dốc tương đối của 2 đường chi phí MAC, MDC và giá trị đường MACE(xác định) so với MACT(Thực tế). Các trường hợp có thể xảy ra như sau:

- TH1: MDC dốc hơn MAC

MACE < MACT

- TH2: MDC ít dốc hơn MAC

MACE < MACT

- TH3: MDC dốc hơn MAC

MACE > MACT

-TH4: MDC ít dốc hơn MAC

MACE > MACT

Xét trường hợp 1:

Hình 3.23: Sự lựa chọn giữa chuẩn mức thải và phí xả thải

Từ hình 3.23, ta thấy:

* Nếu sử dụng công cụ chuẩn mức thải:

- Thứ nhất, WS < W*, vì MACE < MACT nên các nhà hoạch định chính sách đã ban hành một chuẩn mức thải tại WS nhỏ hơn mức tối ưu W*.

- Thứ hai, Sự chệch khỏi mức thải tối ưu W* sẽ tạo ra sự gia tăng trong tổng chi phí môi trường đối với toàn xã hội, Xét từ WS đến W* thì:

+ Chi phí giảm thải tăng 1 phần ∫ W*EAWS

+ Chi phí thiệt hại giảm (lợi ích XH tăng) 1 phần ∫ W*EBWS

+ Dôi ra 1 phần ∫ EAB, chi phí môi trường tăng so với tại W*

* Nếu sử dụng công cụ phí xả thải:

- Thứ nhất, với MACE < MACT nên các nhà hoạch định chính sách đã ban hành một phí xả thải F nhỏ hơn F* do đó đã xác đinh WF lớn hơn mức tối ưu W*.

- Thứ hai, Sự chệch khỏi mức thải tối ưu W* sẽ tạo ra sự gia tăng trong tổng chi phí môi trường đối với toàn xã hội, Xét từ W* đến WF thì:

+ Chi phí giảm thải giảm 1 phần ∫ W*EDWF

+ Chi phí thiệt hại tăng (lợi ích XH giảm) 1 phần ∫ W*ECWF

+ Dôi ra 1 phần ∫ ECD, chi phí môi trường tăng so với tại W*

* Kết luận:

D

W* 0

P($)

MACT

MDC

WF Lượng thải

MACE

WS F*

F B

E A

C

- Với việc xác định chi phí giảm thải không chính xác (nhỏ hơn so với thực tế) đều gây ra sự gia tăng chi phí ô nhiễm xã hội.

- Cùng với việc đường MDC dốc hơn MAC đã làm cho sự gia tăng chi phí xã hội của việc sử dụng công cụ chuẩn mức thải đã nhỏ hơn so với việc sử dụng công cụ phí xả thải.

- Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì công cụ nào gây ra sự gia tăng về chi phí thấp hơn sẽ được chọn. Do đó, trong trường hợp này công cụ chuẩn mức thải được lựa chọn. Hay nói cách khác, thiệt hại xã hội do việc ban hành một chuẩn mức thải không tối ưu nhỏ hơn thiệt hại xã hội do việc ban hành một mức phí thải không tối ưu gây ra. Và như vậy là các nhà hoạch định chính sách sẽ ưa thích sử dụng công cụ chuẩn mức thải hơn.

Trường hợp 2, nếu độ dốc của MDC nhỏ hơn độ dốc của MAC thì công cụ phí thải lại tỏ ra ưu thế hơn và được các nhà hoạch định chính sách ưa thích hơn.

Như vậy, công cụ chính sách nào, phí hay chuẩn thải, được ưa thích hơn còn tuỳ thuộc vào bản thân sự không chắc chắn, vào hình dạng và độ dốc của các đường chi phí cận biên. Nói cách khác, công cụ nào làm cho lượng thải chệch xa hơn lượng thải tối ưu sẽ không được lựa chọn.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w