CHƯƠNG 3: KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3.4. Giải pháp kinh tế thị trường cho ô nhiễm tối ưu
3.4.2. Mô hình thỏa thuận ô nhiễm tối ưu
Ví dụ: Giả sử có một doanh nghiệp mà trong quá trình sản xuất tạo ra một lượng chất thải có nhiều chất gây ô nhiễm, chẳng hạn nước thải của họ đi vào nguồn nước của địa phương làm cho cư dân quanh vùng và bà con nông dân gánh chịu nhiều thiệt hại là sự giảm năng suất cây trồng, làm giảm tốc độ phát triển của vật nuôi, sức khoẻ của người dân bị ảnh hưởng v.v...
Những thiệt hại của người dân do tình trạng ô nhiễm nguồn nước là một ngoại ứng kinh tế do doanh nghiệp gây ra, doanh nghiệp áp đặt một chi phí cho người dân
quanh vùng, gây ra thiệt hại cho họ, bởi lẽ nếu người dân muốn có được năng suất lúa và cá như trước khi có doanh nghiệp, họ phải thực hiện một chi phí để xử lý ô nhiễm mà lẽ ra chi phí này doanh nghiệp phải gánh chịu.
Gọi MEC là chi phí ngoại ứng cận biên do doanh nghiệp gây ra trong quá trình sản xuất, về nguyên tắc người nông dân phải chịu thiệt hại lớn hơn do tình trạng ô nhiễm môi trường, song để đơn giản ta có thể coi MEC cũng chính là chi phí thiệt hại cận biên của nông dân MDC.
Gọi doanh nghiệp là bên A còn người hứng chịu thiệt hại môi trường (nông dân quanh vùng) là bên B thì ta có: MECA=MDCB. Và việc xử lý nước thải do doanh nghiệp gây ra cũng có thể do chính doanh nghiệp đó thực hiện thì MACA
chính là chi phí giảm thải cận biên của doanh nghiệp. Ta có đồ thị biểu diễn các chi phí giảm thải của A và chi phí thiệt hại của B như sau:
Hình 3.15: Mô hình thỏa thuận ô nhiễm
Từ hình vẽ ta thấy, nếu doanh nghiệp không xử lý ô nhiễm thì chi phí thiệt hại của người dân lớn nhất (dt OBWm) và nếu doanh nghiệp tiến hành xử lý ô nhiễm thì thiệt hại của người dân sẽ giảm dần, và nếu doanh nghiệp xử lý hoàn toàn với chi phí lớn nhất (dt OAWm) thì thiệt hại của người dân bằng không. Tuy nhiên, xét theo quan điểm hiệu quả kinh tế thì nếu doanh nghiệp không xử lý hoặc xử lý toàn bộ thì chi phí đều rất lớn. Vì vậy chúng ta phải chấp nhận có ô nhiễm với chi phí ô nhiễm xã hội là nhỏ nhất, và đó là mức ô nhiễm tối ưu.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thì hiệu quả kinh tế đạt được tại 1 mức ô
Chi phí giảm thải
Lượng thải mức ô nhiễm W Pm
P1
P2
O
W1 W* W
2 W
m
A2 A1
M
B1
B MDCB
B2 A
MACA
nhiễm được coi là hiệu quả nhất là khi: MACA = MDCB và lượng thải tối ưu là W*.
Tại W* ≠ 0, thì:
- Chi phí thiệt hại (Chi phí bị ô nhiễm) là: ∫ OMW* - Chi phí giảm thải (Chi phí xử lý) là : ∫ W*MWm
- Tổng chi phí ô nhiễm xã hội là: ∫ OMW* + ∫ W*MWm = ∫ OMWm
Tại mức xả thải là W* thì Tổng chi phí ô nhiễm xã hội là nhỏ nhất, vì vậy với giải pháp thỏa thuận giữa hai bên sẽ làm cho bất cứ lượng thải nào khác W* sẽ tiến về W*. Chúng ta sẽ xem quá trình thỏa thuận sẽ diễn như thế nào trong 2 trường hợp tổng quát: W1 < W* và khi W2 > W* như sau:
* Xét trường hợp W1 < W* (bên B có quyền tài sản), tại W1 ta thấy:
- Chi phí thiệt hại (Chi phí bị ô nhiễm) là: ∫ OA2W1
- Chi phí giảm thải (Chi phí xử lý) là : ∫ W1A1Wm
- Tổng chi phí ô nhiễm xã hội là: ∫ OA2W1 + ∫ W1A1Wm = ∫ OA2A1Wm
Nếu ta so sánh Tổng chi phí ô nhiễm xã hội tại W1 với W*, thì ta thấy tăng thêm 1 phần chi phí đó là ∫ A2A1M và phần chi phí này sẽ do bên A gánh chịu. Lúc này để giảm thiểu chi phí, bên A sẽ đi thỏa thuận với bên B để tăng lượng thải từ W1 lên W*.
Khi W1 tăng lên thành W* thì:
- Chi phí bị ô nhiễm mà bên B gánh chịu (do lượng thải thải vào môi trường tăng lên) sẽ tăng 1 phần là ∫ W1A2MW* và phần chi phí này sẽ do bên A chi trả.
- Chi phí giảm thải của bên A sẽ giảm 1 phần là ∫ A2A1M và bên A sẽ nhận về.
Kết luận: Thông qua quá trình thỏa thuận giữa hai bên thì:
- Bên B sẽ không bị ảnh hưởng về lợi ích.
- Bên A sẽ được lợi 1 phần lợi ích là: ∫ A2A1M = ∫ W1A1MW* - ∫ W1A2MW*. - Lúc này đạt được lượng thải tối ưu của xã hội W*
Câu hỏi: Tại sao bên A không thỏa thuận để tăng lượng thải lên mức lớn hơn W*?
Giả sử bên A thỏa thuận tăng lượng thải lên W2. Tại W2 thì chi phí bên A chi trả cho bên B sẽ là ∫ OB1W2 nhưng lợi ích bên A nhận được chỉ là ∫ W*MB2Wm, so sánh ta thấy lợi ích nhỏ hơn chi phí bỏ ra, do đó bên A sẽ không tiếp tục thỏa thuận
tăng lượng thải lớn hơn W*.
* Xét trường hợp W2 > W* (bên A có quyền tài sản), tại W2 ta thấy:
- Chi phí thiệt hại (Chi phí bị ô nhiễm) là: ∫ OB1W2
- Chi phí giảm thải (Chi phí xử lý) là : ∫ W2B2Wm
- Tổng chi phí ô nhiễm xã hội là: ∫ OB1W2 + ∫ W2B2Wm = ∫ OB1B2Wm
Nếu ta so sánh Tổng chi phí ô nhiễm xã hội tại W2 với W*, thì ta thấy tăng thêm 1 phần chi phí đó là ∫ B2MB1 và phần chi phí này sẽ do bên B gánh chịu. Lúc này để giảm thiểu chi phí, bên B sẽ đi thỏa thuận với bên A để giảm lượng thải từ W2 xuống W*.
Khi W2 giảm xuống thành W* thì:
- Chi phí bị ô nhiễm của bên B sẽ giảm 1 phần là: ∫ B2MB1 và bên B nhận về.
- Chi phí giảm thải của bên A sẽ tăng 1 phần là: ∫ W2B2MW* và phần chi phí này sẽ do bên B chi trả cho bên A để bên A chấp nhận giảm lượng thải xuống.
Kết luận: Thông qua quá trình thỏa thuận giữa hai bên thì:
- Bên A sẽ không bị ảnh hưởng về lợi ích.
- Bên B sẽ được lợi 1 phần là: ∫ B2MB1 = ∫ W2B1MW* - ∫ W2B2MW* . - Lúc này đạt được lượng thải tối ưu của xã hội W*
Tương tự, chúng ta cũng chứng minh được bên B sẽ không thỏa thuận để giảm lượng thải xuống mức thấp hơn lượng thải tối ưu là W*.
Với giải pháp thỏa thuận ô nhiếm tối ưu cho thấy trên cơ sở thỏa thuận giữa 2 bên sẽ đạt được lượng thải tối ưu mà xã hội mong muốn.