Phân tích chi phí - lợi ích

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.2. Phân tích chi phí - lợi ích

4.2.1. Khái quát về phân tích chi phí – lợi ích

Phân tích chi phí – lợi ích là một phương pháp phân tích kinh tế, so sánh những lợi ích thu được do thực hiện các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí tổn thất do việc thực hiện các hoạt động đó gây ra.

Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích được áp dụng trong nhiều môn học với mục đích đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế. Trong môn học kinh tế môi trường thì phương pháp này còn có một tên gọi riêng là phân tích chi phí – lợi ích mở rộng bởi vì ngoài việc xem xét về hiệu quả kinh tế, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rộng còn tính đến những lợi ích và chi phí về mặt môi trường.

Để nhấn mạnh chi phí và lợi ích môi trường thường người ta tách phần môi trường ra gọi là Et, công thức hoá như sau:

   

 Bt  Ct  Et / 1  r t

Phân tích chi phí – lợi ích mở rộng là một phương pháp mà qua đó có nhiều các giải pháp thay thế khác nhau cạnh tranh với nhau, có liên quan đến một quyết định có tính chính sách được thẩm định trên phương diện lợi ích thực mang lại cho xã hội.

4.2.2. Trình tự tiến hành phân tích chi phí – lợi ích

3.2.2.1. Đối với các hoạt động mang tính vĩ mô

Một là, Xác định các giải pháp thay thế.

Bước đầu tiên là xác định các giải pháp khác nhau cho một quyết định chính sách.

Ví dụ: Chúng ta cân nhắc giải pháp đầu tiên trong việc khai thác gỗ để sản xuất gỗ xẻ về việc nên cấp giấy phép khai thác gỗ ở các khu rừng nguyên sinh vùng Tây Nguyên để làm gỗ xẻ cho một dự án sản xuất đồ gỗ được đầu tư vào vùng ven biển Nam Trung Bộ hay không? Câu hỏi này được xem như là một vấn đề lựa chọn giữa một số giải pháp thay thế. Sau đây là một vài trong số các giải pháp đó:

* Cấp giấy phép khai thác gỗ ở các rừng nguyên sinh vùng Tây Nguyên,…

* Không cấp giấy phép, nhưng cho phép khai thác và vận chuyển gỗ từ một khu rừng nhân tạo ở phía Nam thuộc vùng Đông Nam Bộ.

* Không cấp giấy phép, nhưng cho phép khai thác và vận chuyển gỗ từ một khu rừng nhân tạo ở phía Bắc, thuộc vùng ven biển Bắc Trung Bộ,…

* Không cấp giấy phép, nhưng cho phép khai thác và vận chuyển gỗ từ các khu rừng nhân tạo ở nhiều địa phương khác nhau thuộc các vùng nói trên.

* Cấm khai thác gỗ tại bất cứ một khu rừng nào và ngừng các hoạt động làm gỗ xẻ ở vùng ven biển Nam Trung Bộ.

Hai là, Phân định chi phí và lợi ích.

Việc phân định rạch ròi toàn bộ các chi phí và lợi ích tác động đến mỗi thành viên trong xã hội là việc làm tiếp theo của bước thứ nhất. Trong bước này chúng ta cần phải lập một danh mục đầy đủ về các khoản chi phí có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các hành động của một giải pháp thay thế.

Danh mục các lợi ích cũng cần được kể ra, bao gồm:

+ Một phần tăng thu nhập nhờ bán gỗ xẻ;

+ Sự tăng lên thu nhập ngoài ngành công nghiệp gỗ xẻ. Như vậy, trong việc xem xét những lợi ích, không chỉ xét riêng trong ngành gỗ xẻ mà còn xem xét ảnh hưởng tăng lên trong các hoạt động kinh tế khác ngoài ngành gỗ xẻ.

Danh mục liệt kê đối với các khoản chi phí bao gồm:

+ Vốn đầu tư;

+ Tiền lương và nguyên liệu thô;

+ Những chi phí môi trường như chi phí bảo tồn các loài động thực vật quý

hiếm, chi phí để chống xói mòn đất.

Các chi phí bảo tồn đối với các loài động, thực vật quý hiếm có thể xem đó là những chi phí người sử dụng. Chúng ta biết rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh. Bởi vậy, điều cực kỳ quan trọng là chúng ta phải tiến hành kiểm nghiệm xem phương pháp khai thác gỗ có thể đảm bảo được sự phục hồi của rừng trong khả năng chịu đựng của chúng hay không, hay chúng ta có thể duy trì một tiêu chuẩn rừng bền vững.

Ba là, Đánh giá chi phí và lợi ích.

Trong bước này, mỗi khoản chi phí và lợi ích của các giải pháp đã được xác định ở bước trước cần phải được định giá bằng tiền.

Bốn là, Tính toán giá trị các chỉ tiêu liên quan.

Trên cơ sở đánh giá các giá trị liên quan ở bước ba, căn cứ vào các chỉ tiêu chúng ta sẽ tính toán các giá trị để phục vụ cho xem xét so sánh giữa các giải pháp đã nêu ra ở bước một.

Thường chỉ tiêu thông dụng nhất được sử dụng trong việc phân tích chi phí – lợi ích là giá trị hiện tại ròng (NPV); tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR) và hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR).

Năm là, Sắp xếp thứ tự các giải pháp thay thế.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã tính toán ở bước bốn, chúng ta sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp đã đề ra ở bước một. Sự sắp xếp này căn cứ vào:

+ Đối với chỉ tiêu NPV, thông thường chúng ta thích dùng giải pháp mang lại giá trị dương và sắp xếp các giải pháp nào có NPV cao nhất lên đầu.

+ Đối với chỉ tiêu BCR, thường chúng ta dùng giải pháp nào có tỷ suất lớn hơn 1 và sắp xếp giải pháp nào có BCR cao nhất lên đầu.

+ Đối với chỉ tiêu IRR, sắp xếp ưu tiên lên đầu đối với những hệ số hoàn vốn nội bộ lớn hơn tỷ lệ chiết khấu, bởi lẽ chúng ta đặt ưu tiên chuyển lợi ích cho thế hệ tương lai.

Trên cơ sở sắp xếp các giải pháp ta sẽ tiến hành lựa chọn, giải pháp lựa chọn là giải pháp hiệu quả nhất được sắp xếp theo thứ tự hàng đầu.

3.2.2.2. Đối với những hoạt động mang tính vi mô Đối với những hoạt động mang tính vi mô thì các bước dùng trong phân tích

chi phí – lợi ích chỉ còn thu hẹp lại và cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w