Dân số, kinh tế và môi trường

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 97 - 102)

CHƯƠNG 5: TÀI NGUYÊN - DÂN SỐ - KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

5.3. Dân số, kinh tế và môi trường

5.3.1. Gia tăng dân số, sử dụng tài nguyên và chất lượng môi trường

Dân số có mối quan hệ trực tiếp đến môi trường thông qua việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế và phát thải vào môi trường.

Tác động đến tài nguyên và môi trường (gọi tắt là tác động môi trường) của dân số đã được Paul Ehrlich và John Holdren đề cập năm 1971 dưới dạng một đồng nhất thức sau:

I = P x F (1)

Trong đó:

I: tác động môi trường của dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.

P: Quy mô dân số F: Mức độ tác động môi trường tình bình quân theo đầu người

Mức độ tác động môi trường bình quân đầu người lại là một hàm số được xác định bởi một loạt biến số

F = f[P, c, t, g(t)] (2)

Trong đó:

C: Mức tiêu dùng bình quân đầu người

t: Tác động môi trường của công nghệ tính trên một đơn vị tài nguyên được sử dụng.

g: Lượng tài nguyên được sử dụng Đồng nhất thức (1) cũng có thể được biểu diễn dưới một dạng khác là:

I = P x A x T (3) Trong đó:

A: Mức độ sử dụng tài nguyên bình quân đầu người

T: Tác động môi trường của việc sử dụng tài nguyên (hay là tác động của công nghệ)

Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở khía cạnh:

- Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp,…

- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

- Sự chênh lệch ngày càng lớn gia tăng về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triể, dẫn đến tình trạng ô nhiễm do nghèo đói ở các nước đang phát triển và ô nhiễm do tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch này càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển và đang phát triển là một trong những nguyên nhân của sự di dân

dưới mọi hình thức.

- Sự gia tăng dân số đô thị, hình thành các thành phố lớn siêu đô thị gây tình trạng quá tải, làm cho môi trường nhiều khu vực có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng.

Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở cây xanh không đáp ứng cho sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường không khí, nước, chất thải rắn tăng lên, các tệ nạn xã hội gia tăng và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.

Mặc dù lập luận của Ehrlich chủ yếu tập trung vào sự cần thiết hạn chế mức tăng dân số, đồng nhất thức I = PxAxT cũng được sử dụng để giải thích cho sự cần thiết hạn chế tiêu dùng và tác động của công nghệ. Thực tế cho thấy các nước nghèo với tốc độ tăng dân số nhanh có thể gây ra ít ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn so với các nước giàu có mức tiêu dùng cao hơn và công nghệ hủy diệt hơn. Như vậy, một trong những giá trị cơ bản của mô hình I = PxAxT là nó đã chỉ rõ dân số không phải là yếu tố duy nhất sản sinh ra tác động môi trường. Sản xuất và tiêu dùng cũng là 2 yếu tố chẳng kém phần quan trọng.

Sơ đồ 5.1: Tác động của dân số đến môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống

5.3.2. Nghèo đói và môi trường

Mặc dù các quốc gia khác nhau trên thế giới có những quan niệm rất khác nhau về chuẩn mực đói nghèo, nhưng có thể nói đói nghèo trước hết là thiếu thốn

Sức ép dân số

Phát triển kinh tế Tài nguyên môi trường Chất lượng cuộc sống

Tổng sản phẩm

quốc dân

Bố trí cơ cấu kinh tế ngành và lãnh

thổ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Thu hẹp không

gian cư trú

Ô nhiễm và suy thoái

môi trường

Khai thác

quá mức tài nguyên thiên nhiên

Cung cấp lương

thực thực phẩm

Phát triển văn hoá, y tế, giáo dục

Thu nhập

bình quân đầu người

các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, ở, học hành. Hiện tượng đói nghèo của thế giới chủ yếu là do sự phân phối thiếu công bằng làm cho một số đông dân không đạt mức sống cần thiết tối thiểu, làm cho thể lực, trí lực của người lao động bị hạn chế, tính sáng tạo của người lao động không có đất để phát triển.

Đã có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy những tác động tiêu cực đến môi trường có liên quan đến tăng trưởng dân số khi một bộ phận người dân phải đối mặt với nghèo đói.

Do phải đối mặt với sự sống còn trước mắt, những người nghèo vừa là nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, vừa là nạn nhân của chính sự tàn phá môi trường ấy. Đó chính là một “vòng tròn lẩn quẩn” của nghèo đói. Do thiếu vốn, thiếu kiến thức và phương tiện sản xuất, người nghèo đã khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, lãng phí, gây ra sự cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi giảm, các điều kiện vệ sinh môi trường xấu đi. Điều này khiến cho con người ngày càng nghèo đói hơn và mắc nhiều bệnh tật hơn.

Câu hỏi ôn tập chương 5

1. Khan hiếm tài nguyên ảnh hưởng đến sự phát triển như thế nào?

2. Vấn đề gia tăng dân số và sức ép của nó tài nguyên, nền kinh tế như thế nào?

3. Phân tích vòng luẩn quẩn của nghèo đói đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w