Cung, cầu và cân bằng thị trường

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 3: KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

3.1. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế

3.1.1. Cung, cầu và cân bằng thị trường

3.1.1.1. Thị trường

Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào trong đó tập hợp những người mua và người bán họ tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ.

Thị trường có khi là địa điểm cố định như: thị trường hàng tiêu dùng: thực phẩm, rau quả, quần áo…, nhưng cũng có khi không có địa điểm cụ thể như: thị trường chứng khoán, giao dịch ngân hàng,… nhưng điểm chung nhất đó là các bên

đều tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình.

Sự tác động qua lại giữa người bán và người mua xác định giá của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định cả chủng loại, số lượng, chất lượng sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Nói cách khác, giá cả là tín hiệu cơ bản phối hợp các hoạt động của người tiêu dùng, người sản xuất và những người sở hữu các nguồn lực khan hiếm. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường.

3.1.1.2. Cầu, đường cầu

Cầu là lượng hàng hoá / dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Cầu biểu hiện mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cầu (Q) của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ.

Trong những điều kiện như nhau, giá càng thấp thì lượng cầu càng lớn và ngược lại. Nếu biểu thị mối quan hệ này bằng đồ thị ta sẽ có đường cầu. Thông thường, đường cầu dốc xuống từ trái sang phải như trong hình dưới đây:

Tại mức giá P1, lượng cầu là Q1. Tại mức giá P2, lượng cầu là Q2.

Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng hàm cầu.

Ví dụ: Q = 450 - 25P, nếu giá P1

= 4($), lượng cầu Q1 = 350, nếu giá P2

= 6($), lượng cầu Q2 = 300.

Hình 3.1: Đường cầu Thị trường

Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.

Các yếu tố cơ bản xác định cầu về hàng hoá, dịch vụ bao gồm:

- Giá của bản thân hàng hoá, dịch vụ (di chuyển trên đường cầu), quy luật cầu:

”Trong điều kiện tất cả các nhân tố khác không thay đổi khi giá tăng thì cầu sẽ giảm và ngược lại khi giá giảm thì cầu tăng”, quy luật này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Ý nghĩa kinh tế: muốn kích cầu thì phải giảm giá bán

- Thu nhập của người tiêu dùng (dịch chuyển đường cầu), thu nhập biểu hiện

P D

D P2

P1

0 Q

2 Q

1 Q

khả năng mua của người tiêu dùng, vì vậy khi người tiêu dùng có thu nhập thấp thì khả năng mua sẽ thấp và ngược lại.

- Giá cả của các loại hàng hoá liên quan, khi trên thị trường có nhiều hàng hóa thay thế thì người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khác nhau để tiêu dùng, do đó cầu của hàng hóa sẽ tăng lên và ngược lại.

- Số lượng người tiêu dùng, hay có thể hiểu là thị trường tiêu dùng. Nếu thị trường lớn thì cầu tăng và ngược lại

- Thị hiếu của người tiêu dùng, là các yếu tố như sở thích, tâm lý người tiêu dùng…

- Các kỳ vọng về các yếu tố trên

Trong một số trường hợp đặc biệt, sự tác động của cầu lên giá lại không tuân theo quy luật. Chẳng hạn tại một thời điểm nào đó, do tâm lý sợ khan hiếm hàng hóa nên người tiêu dùng tăng cường mua hàng hóa làm cầu tăng lên nhưng vì cung không tăng kịp thời dẫn đến làm tăng giá cả hàng hóa.

3.1.1.3. Cung, đường cung

Cung là lượng hàng hóa,dịch vụ mà người bán sẵn lòng và có khả năng cung tại mức giá xác định trong một thời gian nhất định. Cung biểu hiện mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cầu (Q) của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ.

Trong những điều kiện như nhau, giá càng cao thì lượng cung càng lớn và ngược lại. Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này dưới dạng đồ thị, đó là đường cung. Thông thường, đường cung có độ dốc đi lên từ trái sang phải như trong hình dưới dây:

Tại mức giá P1, lượng cung là Q1; tại mức giá P2, lượng cung là Q2

Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung bằng hàm cung.

Ví dụ: Q = -20 + 10P, nếu giá P0

= 2, lượng cung Q0 = 0; nếu giá P1 = 4, lượng cung Q1 = 20; nếu giá P2 = 6, lượng cung Q2 = 40;

Hình 3.2: Đường cung thị trường

Q P

P1

0 Q1

S

S P2

Q2

Cung thị trường là tổng hợp các mức cung của từng cá nhân lại với nhau.

Các yếu tố cơ bản xác định cung về hàng hoá / dịch vụ bao gồm:

- Giá của bản thân hàng hoá, dịch vụ (di chuyển trên đường cung). Theo quy luật cung, ”Trong điều kiện tất cả các nhân tố khác không thay đổi khi giá tăng thì cung sẽ tăng và ngược lại khi giá giảm thì cung giảm”, quy luật này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận.

- Công nghệ (dịch chuyển đường cung) - Giá của các yếu tố đầu vào

- Chính sách thuế - Các kỳ vọng về các yếu tố trên

Trong một số trường hợp đặc biệt, sự tác động của cung lên giá lại không tuân theo quy luật. Chẳng hạn do có nhiều người cùng cung cấp một mặt hàng nào đó, do sự cạnh tranh trên thị trường nên để bán được hàng hóa, người bán sẵn sàng giảm giá và ngược lại.

2.1.1.4 Cân bằng thị trường

Thị trường ở trạng thái cân bằng khi việc cung hàng hoá / dịch vụ đủ thoả mãn cầu đối với hàng hoá / dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định.

Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có mức giá cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng (Q*).

Hình 3.3: Cân bằng cung cầu thị trường

Trên hình 3.3, mức cân bằng được xác định bằng giao điểm của hai đường cung và cầu.

P

0 Q* Q

D S

P* E

Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó không được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người bán. Đây chính là cách định giá khách quan theo "Bàn tay vô hình"

của cơ chế thị trường.

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp đều là người chấp nhận giá; đường cầu của mỗi doanh nghiệp là hoàn toàn co dãn tại mức giá thị trường hay nói cách khác là các nhà sản xuất phải đối mặt với đường cầu nằm ngang. Rất dễ nhận thấy doanh thu bình quân (AR) và doanh thu cận biên (MR) của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo đều bằng giá cân bằng thị trường.

Tại những mức giá thấp hơn giá cân bằng, sẽ xuất hiện tình trạng dư cầu (thiếu cung); tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm tăng giá. Ngược lại, tại những mức giá cao hơn giá cân bằng, sẽ xuất hiện tình trạng dư cung; tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm giảm giá. Khi giá thay đổi, lượng cung và lượng cầu cũng điều chỉnh cho tới khi đạt được trạng thái cân bằng.

Mô hình cung - cầu cơ bản có thể được dùng để nghiên cứu nhiều vấn đề môi trường và chính sách.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w