Phát triển bền vững và các chỉ số đo lường

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

2.4.4. Phát triển bền vững và các chỉ số đo lường

2.4.4.1. Khái niệm

Theo Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Theo Luật bảo vệ môi trường (2014): Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Như vậy, Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát

triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hình tinh. Bởi vì sự sống còn của con người là dựa trên cơ sở duy trì được sản lượng, năng suất tự nhiên, khả năng phục hồi và sự đa dạng của sinh quyển.

2.4.4.2. Các chỉ số phát triển bền vững

Làm thế nào đề đánh giá được sự phát triển là bền vững trên một lãnh thổ? Có thể định lượng được không? Mức độ chấp nhận sự định lượng đó ra sao? Đây là vấn đề khó khăn nhất, phức tạp nhất mà con người phải vượt qua để chấp nhận và thực hiện.

Để đo lường phát triển bền vững có nhiều chỉ tiêu khác nhau, có những chỉ tiêu định lượng được, nhưng cũng có những chỉ tiêu khó định lượng mà chỉ dừng ở mức độ định tính, có thể dùng các chỉ số về sinh thái, chỉ số phát triển con người (Human Developed Index - HDI): trình độ giáo dục, tuổi thọ và thu nhập đầu người do UNDP đưa ra, đặc biệt là ở các nước phát triển người ta còn sử dụng chỉ số về sự tự do con người (HFI - Human Free Index): việc làm, tôn trọng quyền con người, an sinh, không có bạo lực, v.v...

Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người trên phương diện sức khỏe, tri thức và thu nhập.

+ Chỉ số Trình độ giáo dục: (D)

Đối với mỗi vùng (Hay mỗi nước) thứ k, trình độ giáo dục D được cấu thành bởi hai thành tố: tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học. Ta có chỉ tiêu tổng hợp:

DIk = a * Tỷ lệ người lớn biết chữ (Dik) + b * tỷ lệ nhập học các cấp (Dik).

Trong đó, a và b là hai hệ số dương, người ta đã xác định được a = 2/3 và b = 1/3. Đối với các chỉ tiêu thành phần, chỉ số phát triển giáo dục DIk của vùng (hay nước) thứ k được tính theo công thức:

min max

min

D D

D DIk Dk

 

Trong đó: - Dik là chỉ số thành phần.

- Dk là giá trị thực.

- Dmin và Dmax là giá trị tối thiểu và tối đa.

+ Chỉ sô Tuổi thọ bình quân: (E)

Chỉ số tuổi thọ bình quân của một nước hay một vùng thứ k được tính theo công thức sau đây:

min max

min

E E

E EIK EK

 

Trong đó:

EIK là chỉ số tuổi thọ trung bình.

EK là tuổi thọ bình quân tính từ khi sinh Emin và Emax là tuổi thọ tối thiểu và tối đa của dân cư.

+ Thu nhập bình quân đầu người: (I)

Chỉ số thu nhập được đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương tính bằng đô la Mỹ (PPP USD).

in ax

in IIK IK

Im Im

Im

 

Trong đó:

IIK là chỉ số thu nhập đầu người ở vùng (hay nước) thứ k.

IK là giá trị thu nhập đầu người ở vùng (hay nước) thứ k.

Imax và Imin là giá trị thu nhập đầu người tối thiểu ở vùng (hay nước) thứ k.

Chỉ số phát triển con người tổng hợp HDI của vùng (hay nước) thứ k được tính như sau:

k k

k

k DI EI II

HDI 3

1 3

1 3

1  

Tóm lại, so với phát triển kinh tế đơn thuần, phát triển bền vững là một bài toán hết sức phức tạp, không phải lúc nào cũng có thể giải quyết một cách tối ưu được, bởi vì trong thực tế, người ta thường đứng trước một sự lựa chọn không dễ dàng, hoặc cái này hoặc cái kia. Song, xuất phát từ một cách nhìn tổng thể, một chiến lược phát triển có tính toán đầy đủ tất cả các nhân tố các khía cạnh, từ kinh tế đến phi kinh tế và một khả năng dự báo tương lai có tính hiện thực, thì phát triển bền vững vẫn được đánh giá là một phương pháp phát triển lành mạnh và có giá trị

nhất dễ được xã hội thừa nhận.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w