Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

2.5. Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường

2.5.1. Nhận thức sai lầm

Có 2 quan điểm như sau:

- "Môi trường hay phát triển". Trong lịch sử phát triển của các quốc gia, đã có một thời, nhất là sau cuộc cách mạng công nghiệp, phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, lấn át tất cả những yếu tố khác của sự phát triển: xã hội, văn hoá, môi trường, quyền con người, v.v... Thậm chí, khuynh hướng "phát triển với bất cứ giá nào", phát triển tự phát đã trở nên thịnh hành, gây ra những hậu quả khôn lường cho cả môi trường lẫn xã hội, văn hoá.

Hiện nay, khi cuộc chạy đua phát triển giữa các quốc gia, giữa các khu vực kinh tế của thế giới đang diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt, thì khuynh hướng

"phát triển với bất cứ giá nào" vẫn được tôn sùng, đặc biệt là ở các nước đang phải đối đầu với nghèo đói, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển. Trong bối cảnh đó, người ta dễ có khuynh hướng hi sinh môi trường và các yếu tố khác cho phát triển kinh tế.

Những người quá sốt ruột trước tình trạng lạc hậu, kém phát triển của nước mình thường lập luận rằng "cứ phát triển kinh tế đã rồi sẽ tính sau". Kết quả là môi trường bị suy thoái làm cho cơ sở của phát triển bị thu hẹp; tài nguyên của môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng, trong điều kiện dân số ngày càng tăng lên, chính là nguyên nhân gây nên sự nghèo khó, cùng cực của con người.

- "Tăng trưởng bằng không hoặc âm", thường xuất hiện ở các nước phát triển, để bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu hạn, hoặc "chủ nghĩa bảo vệ" chủ trương không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học để bảo vệ chúng, hay "chủ nghĩa bảo tồn" chủ trương không đụng chạm vào thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được điều tra, nghiên cứu đầy đủ. Tất cả những khuynh hướng, quan điểm trên đều là không tưởng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển của con người.

Từ những điều trình bày trên, ta thấy: phát triển và môi trường không phải là hai vế luôn luôn đối kháng và mẫu thuẫn nhau theo kiểu loại trừ, có cái này thì không có cái kia. Do đó, không thể chấp nhận cách đặt vấn đề "phát triển hay môi trường", mà phải đặt vấn đề "phát triển và môi trường", nghĩa là phải lựa chọn và coi trọng cả hai, không hy sinh cái này vì cái kia.

2.5.2. Nhận thức hiện đại

Tiếp cận quan điểm hệ thống và tổng hợp cho phép hai nhà môi trường học Canađa là Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường trong sơ đồ dưới đây:

Hay có thể được trình bày khác như sau:

Sơ đồ 2.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển

Cực môi trường: Cũng giống như sự phát triển của sinh vật, sự phát triển xã hội phải giải đáp được bài toán do môi trường đặt ra. Trong bất kì phương án quy hoạch phát triển nào theo hướng bền vững cũng đều phải tính toán kỹ mối tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên sao cho sự phát triển kinh tế - xã hội không làm suy thoái hoặc huỷ diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên, ngăn chặn ô nhiễm.

Cực kinh tế: Theo quan điểm của trường phái phát triển bền vững, thì sinh lực

(A) Xã hội

(B) Kinh tế

(C) Môi Trường

Phát triển bền vững

- Công bằng giữa các thế hệ - Mục tiêu trợ giúp việc làm

- Đánh giá tác động môi trường - Tiền tệ hóa tác động môi trường

Giảm đói nghéo Xây dựng thể chế Bảo tồn di sản văn hóa

dân tộc

HỘI MÔI

TRƯỜNG

Đa dạng sinh học và thích nghi

Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

Ngăn chặn ô nhiễm

- Công bằng giữa các thế hệ - Sự tham gia của quần chúng

KINH TẾ

Tăng trưởng Ổn định Hiệu quả

kinh tế của một xã hội tuỳ thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề giá trị thặng dư bằng cách sử dụng giá trị thặng dư để trao đổi và bù đắp những thiệt hại do sự phát triển kinh tế đơn thuần gây ra. Giá trị thặng dư có thể được tạo ra bằng cách nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ,... Đối với những sản phẩm được chế tạo từ nguồn gốc thiên nhiên, vấn đề chủ yếu là xét xem tài nguyên thiên nhiên đó có khả năng tái tạo hay không. Nếu không thì phải tiến hành nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm có khả năng thay thế. Muốn vậy, phải cộng thêm vào giá thành sản phẩm làm từ tài nguyên không tái tạo một loại chi phí khác đủ để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thay thế. Trong cực này phải đảm bảo sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định.

Cực xã hội: Sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội, nghĩa là nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người. Đó cũng chính là sự phát triển tự sinh do chính xã hội ấy chủ động thực hiện, chứ không phải là một sự phát triển ngoại sinh, sống nhờ hoàn toàn vào nguồn lực từ bên ngoài, muốn vậy phải giảm đói nghèo, thường xuyên xây dựng thể chế tốt và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Tổng hợp lại, ta thấy: Phát triển bền vững là một sự phát triển cân đối giữa ba cực tăng trưởng Kinh tế, xã hội và môi trường, không được xem nhẹ cực nào.

Tóm tắt chương hai

Chương một trình bày những nội dung cơ bản của môi trường và phát triển.

Để làm rõ bản chất của mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững, trong chương này tập trung vào giải quyết những vấn đề chủ yếu sau. Đưa ra những định nghĩa và khái niệm cơ bản về môi trường, làm rõ khái niệm, phân loại tài nguyên và xem xét bản chất của Kinh tế tài nguyên là gì?

Giải thích các khái niệm liên quan đến biến đổi môi trường như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn môi trường. Phân biệt sự khác nhau giữa phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. Trình bày các mô hình chiến lược phát triển đã có và đang tồn tại trên thế giới. Đặc biệt trong chương này đi sâu vào phân tích và làm sáng tỏ thế nào là phát triển bền vững, liên quan đến phát triển bền vững có những chỉ số nào, một trong những chỉ số được phân tích kỹ và minh họa bằng ví dụ thực tiễn là chỉ số phát triển con người HDI.

Câu hỏi ôn tập chương 2

1. Trình bày các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên?

2. Bằng sơ đồ phân tích cân băng vật chất trong hoạt động Kinh tế. Để nâng cao chất lượng môi trường chúng ta cần có những giải pháp khả thi cơ bản nào?

3. Trình bày khái niệm: phát triển, phát triển kinh tế và tăng trưởng Kinh tế.

Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế?

4. Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển?

5. Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của các mô hình phát triển kinh tế đã tồn tại trong lịch sử. Chúng đã có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo vệ môi trường?

6. Trình bày mô hình phát triển kinh tế của Việt nam từ sau đại hội VI của Đảng? Đến đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ IX mô hình đó được tiếp tục mở rộng và phát triển như thế nào?

7. Trình bày khái niệm "phát triển bền vững" và các chỉ số phản ánh sự phát triển bền vững?

8. Trình bày nội dung phát triển bền vững. Phân tích bằng sơ đồ 3 cực hợp thành của nội dung phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội và môi trường?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w