1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Học Tập Của Sinh Viên Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Võ Gia Hân
Người hướng dẫn TS. Trương Đình Thái
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 3,28 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.6. Ý nghĩa đóng góp của đề tài (15)
    • 1.7. Kết cấu của khoá luận (16)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (17)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu (17)
    • 2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan (23)
    • 2.3. Thảo luận khoảng trống nghiên cứu (0)
    • 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (41)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu (41)
    • 3.2. Quy trình nghiên cứu (41)
    • 3.3. Xây dựng thang đo (42)
    • 3.4. Phương pháp chọn mẫu (44)
    • 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu (44)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (48)
    • 4.1. Kết quả mẫu nghiên cứu (0)
    • 4.2. Thống kê mô tả các biến định tính (0)
    • 4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (49)
    • 4.4. Phân tích nhân tố khám phá (50)
    • 4.5. Phân tích nhân tố hồi quy (54)
    • 4.6. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy (56)
    • 4.7. Thảo luận kết quả (0)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (63)
    • 5.1. Kết luận trên cơ sở kết quả nghiên cứu (0)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (0)
    • 5.3. Hạn chế của nghiên cứu (73)
    • 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo (73)

Nội dung

Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.. LỜI

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Động lực đóng vai trò không thể thiếu trong việc nâng cao thành tích học tập của sinh viên đại học Theo Raysharie và cộng sự (2023), động lực học tập (ĐLHT) có vai trò quan trọng và tích cực trong kết quả học tập hoặc thành tích học tập của sinh viên Những sinh viên có động lực học tập cao thường có thành tích học tập cao và ngược lại Theo Pérez-Navío và cộng sự (2023), động lực đóng vai trò thúc đẩy sinh viên tham gia vào các hoạt động giúp họ đạt được mục tiêu học tập và những giá trị kiến thức mong muốn Động lực học tập cao giúp sinh viên tập trung và nỗ lực hơn trong việc học, dẫn đến hiệu quả học tập tốt hơn Do đó, tìm hiểu các yếu tố tác động đến động lực học tập sẽ giúp cho bản thân sinh viên hiểu thêm về sự hình thành và tác động tích cực của động lực học tập trong việc cải thiện, nâng cao thành tích của bản thân

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, sinh viên có động lực học tập cao sẽ có lợi thế lớn hơn trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm và thăng tiến trong sự nghiệp Theo Strazzeri (2020), các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình tìm kiếm nhân tài ở hầu hết các công ty Nhà tuyển dụng thường mong đợi sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể sở hữu một bộ kỹ năng mềm toàn diện bên cạnh kiến thức chuyên môn Động lực học tập cao giúp cho sinh viên không chỉ tập trung vào việc nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và thực tập Đó là nguyên nhân cho việc sinh viên có động lực học tập cao có khả năng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nhà tuyển dụng, từ đó nâng cao cơ hội tìm được việc làm tốt và phát triển sự nghiệp bền vững

Bối cảnh gia đình của sinh viên có sự tác động đáng kể đến động lực học tập Tình trạng kinh tế xã hội của gia đình ảnh hưởng đến sự tham gia và động lực của sinh viên trong việc học ở trường (Liu và Chiang, 2019) Gia đình không chỉ cung cấp hỗ trợ về tài chính và vật chất, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, định hướng nghề nghiệp và kết quả học tập của sinh viên (Trang, 2020) Sinh viên ở một trường Đại học thường đến từ nhiều môi trường xã hội, văn hoá, kinh tế khác nhau, dẫn đến sự tác động khác nhau của các yếu tố động lực đến từng cá nhân Chính vì vậy, việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến động lực học tập là cần thiết để đề xuất các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm sinh viên

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là một trong những trường đại học có chất lượng đào tạo về lĩnh vực kinh tế, ngân hàng tốt nhất ở khu vực miền Nam Chính vì thế, hàng năm, số lượng sinh viên tuyển sinh của trường tương đối cao, đến từ nhiều khu vực khác nhau trên cả nước Cụ thể, ở năm 2023, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đạt 3636 chỉ tiêu, trong đó, chương trình đại học chính quy chất lượng cao là 1580 chỉ tiêu, 60 chỉ tiêu cho chương trình đại học chính quy quốc tế cấp song bằng và 1996 chỉ tiêu cho chương trình đại học chính quy chuẩn (HUB, 2023) Con số này cao hơn gần 1000 chỉ tiêu so với trường đại học có cùng nhóm ngành và cùng khu vực là trường Đại học Kinh tế - Luật với 2400 chỉ tiêu (xét theo chỉ tiêu tuyển sinh ở năm 2023) (Huỳnh, 2023) Ngoài ra, kết quả đầu ra của trường từ các đợt tốt nghiệp gần đây cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp khá giỏi của trường luôn ở mức cao, có rất ít (chỉ 1-2%) sinh viên tốt nghiệp loại trung bình Trong những năm gần đây, trường luôn cố gắng phát triển, xây dựng hình ảnh thương hiệu, đồng thời mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng đầu ra của sinh viên, nhằm đảm bảo được đầu ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường lao động Chính vì những lý do trên, việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên sẽ có ý nghĩa quan trọng, giúp cho ban lãnh đạo trường có thể thực sự hiểu được nhu cầu học tập thực tế của sinh viên, đồng thời, sinh viên có thể tìm hiểu sâu hơn những yếu tố bên ngoài và bên trong tác động đến động lực học tập của mình, từ đó điều chỉnh hành vi, mục đích sao cho có được động lực học tập đúng đắn và phù hợp Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “ Các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh ” làm khóa luận tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP HCM Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp cho trường cũng như sinh viên có thể đưa ra các quyết định, phương pháp phù hợp để cải thiện động lực học tập

- Xác định các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP HCM

- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đối với động lực học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP HCM

- Đề xuất một số hàm ý quản trị cho các bên liên quan dựa trên kết quả nghiên cứu.

Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố nào tác động đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP HCM?

- Mức độ tác động của các yếu tố là như thế nào đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP HCM?

- Đề xuất những hàm ý quản trị gì cho các bên liên quan?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP HCM

- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát sinh viên các khóa đang theo học tại đại học Ngân hàng TP HCM

- Thời gian khảo sát: 2 tuần, từ ngày 25/5/2024 đến ngày 8/6/2024.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng, trong đó phương pháp định lượng đóng vai trò chủ đạo

Mục đích của nghiên cứu định tính là tạo dựng nền tảng lý thuyết cho đề tài, điều chỉnh thang đo đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Trên cơ sở đó, sẽ xây dựng và hoàn thiện bảng khảo sát để tiếp tục thu thập dữ liệu định lượng.

Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để xử lý dữ liệu Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach's Alpha Tiếp theo, phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) được áp dụng nhằm kiểm tra giá trị phân biệt, xác định giá trị hội tụ và phương sai trích của các thang đo Cuối cùng, phân tích hồi quy tuyến tính sẽ được thực hiện để kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

Ý nghĩa đóng góp của đề tài

1.6.1 Đóng góp về mặt lý thuyết

Nghiên cứu này cung cấp cơ sở lý thuyết vững chắc và nhấn mạnh tầm quan trọng của động lực học tập trong môi trường đại học, đặc biệt là đối với sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Thành quả nghiên cứu này không chỉ góp phần vào lý thuyết mà còn tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo, mở đường cho sự phát triển toàn diện hơn về động lực học tập trong bối cảnh giáo dục đại học.

1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu này có thể cung cấp một số thông tin hữu ích cho nhà trường cũng như sinh viên Qua nghiên cứu, sinh viên có thể biết được các yếu tố quan trọng tác động đến động lực của bản thân để có thể tự điều chỉnh nhằm nâng cao động lực, hiệu suất học tập Đối với nhà trường, nghiên cứu giúp nhà trường hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của sinh viên, từ đó giúp họ tạo ra các chính sách và chương trình hỗ trợ sinh viên hiệu quả, phù hợp.

Kết cấu của khoá luận

Bố cục của bài luận được chia làm 5 chương:

Chương 1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3 Thiết kế nghiên cứu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu

Chương 5 Kết luận và hàm ý quản trị

Trong chương đầu tiên, bài viết thảo luận về các thành phần của nghiên cứu, bao gồm mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu được sử dụng và ý nghĩa đóng góp của nghiên cứu Cuối cùng, mô tả tổng quan bố cục của bài nghiên cứu được thiết kế thành năm chương và đáp ứng tất cả các yêu cầu về nội dung cần thiết của khóa luận.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

2.1.1 Các khái niệm nghiên cứu liên quan

Theo Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 (Quốc hội, 2012), sinh viên là những cá nhân đang học tập và nghiên cứu khoa học tại một cơ sở giáo dục bậc đại học, như trường đại học hoặc học viện, để theo đuổi một chương trình đào tạo cụ thể nhằm đạt được các bằng cấp học thuật Sinh viên không chỉ học tập qua các bài giảng lý thuyết mà còn tham gia vào các hoạt động thực hành, nghiên cứu khoa học, và các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển toàn diện kỹ năng và kiến thức chuyên môn

Họ thường tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức sinh viên, và các hoạt động xã hội để nâng cao kỹ năng mềm như lãnh đạo, giao tiếp, và làm việc nhóm Thông thường, sinh viên của một trường đại học đến từ nhiều nền tảng khác nhau, có thể là sinh viên chính quy, sinh viên hệ vừa học vừa làm, hay sinh viên quốc tế Môi trường đại học không chỉ giúp sinh viên nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn khuyến khích họ phát triển tư duy phản biện, khả năng tự học, và tinh thần sáng tạo Tóm lại, sinh viên là những người đang trong quá trình học tập và phát triển tại một cơ sở giáo dục đại học, với mục tiêu đạt được những bằng cấp học thuật và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực chuyên môn của mình (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016)

2.1.1.2 Động lực Động lực có thể được hiểu là những yếu tố thúc đẩy con người hành động để đạt được mục tiêu Động lực thường nhấn mạnh sự kích thích một cách trực tiếp đến cá nhân theo hai chiều hướng, một là sự nỗ lực từ bên trong, hai là sự khuyến khích từ môi trường bên ngoài (Kinman và Kinman, 2001) Hiểu đơn giản hơn, động lực có thể xuất phát từ các yếu tố nội tại như đam mê, sự hài lòng, hoặc từ các yếu tố ngoại tại như phần thưởng, sự công nhận Có động lực, con người có thể tăng cường sự tập trung, cải thiện hiệu suất làm việc và học tập, đồng thời vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống Điều này cho thấy, động lực không chỉ là yếu tố thúc đẩy con người hành động mà còn là chìa khóa giúp họ kiên trì và bền bỉ trên con đường đạt đến thành công

2.1.1.3 Động lực học tập Động lực là một khái niệm tâm lý quan trọng trong giáo dục, ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu cá nhân, sự tò mò và thành công trong học tập (Stasiūnaitienė và Navaitienė, 2021) Theo Dokuz và cộng sự (2014), động lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khơi gợi sự chú tâm của sinh viên, khuyến khích họ tích cực tham gia vào bài học, tạo điều kiện cho quá trình phát triển khả năng đóng góp ý kiến, sáng tạo và hiệu quả cá nhân

Park Sung Won (2017) cho rằng, người học nếu không có động lực sẽ không có cảm hứng để tiếp nhận kiến thức mới và có xu hướng không tham gia vào bất kỳ hoạt động học tập nào Nếu sinh viên gặp khó khăn trong việc theo kịp bài giảng trên lớp hoặc môi trường học tập thiếu tiện ích, sau một thời gian, sinh viên dễ bị mất động lực, dẫn đến chán nản và dần ít hứng thú với việc học tập Việc này dẫn đến sinh viên không còn tích cực tham gia vào các buổi thảo luận nhóm, không làm bài tập đầy đủ và thường xuyên bỏ lỡ các buổi học Động lực học tập không chỉ phụ thuộc vào một vài yếu tố đơn lẻ mà là sự kết hợp nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống và bản thân mỗi người Hiểu rõ và tối ưu hóa những yếu tố này có thể giúp cải thiện hiệu quả học tập và thành tích cá nhân Trong thời đại số hiện nay, thời đại của sự phát triển vượt bậc về công nghệ, có được động lực học tập là một trong những lợi thế của chính bản thân sinh viên, giúp họ tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên học tập, tránh bị ảnh hưởng bởi các tác động gây phân tâm đến từ chính công nghệ Công nghệ mang lại vô số lợi ích, giúp sinh viên tiếp cận được những nguồn tri thức khổng lồ đến từ internet, khoá học đến từ nhiều nơi khác nhau, các ứng dụng hỗ trợ học tập… Tuy nhiên, cũng chính vì sự rộng mở của nó, dẫn đến sự gia tăng, phát triển của vô số nền tảng, nội dung giải trí khác Giữ cho bản thân duy trì động lực học tập mạnh mẽ giúp cho người học có thể chủ động, khai thác được tối đa hiệu quả của công nghệ cho mục đích học tập đúng đắn

2.1.1.4 Động lực bên trong Động lực bên trong là loại động lực xuất phát từ sự hứng thú hoặc niềm đam mê, tồn tại bên trong mỗi cá nhân, thay vì bị ảnh hưởng bởi những áp lực từ bên ngoài Loại động lực này xuất hiện khi con người được thúc đẩy bởi chính bản thân để làm điều gì đó vì nó mang lại cho họ niềm vui, họ nghĩ điều đó quan trọng hoặc cảm thấy rằng những gì họ đang học là có ý nghĩa (Tohidi và Jabbari, 2012)

Các cá nhân có động lực bên trong mạnh mẽ thường có khả năng tự chủ cao, có thể quản lý được thời gian biểu của cá nhân, cũng như có nhận thức cao trong vấn đề tự nhận xét và hoàn thiện bản thân Raysharie và cộng sự (2023) chứng minh mối tương quan tích cực mạnh mẽ giữa động lực nội tại của sinh viên và kết quả học tập của họ Sinh viên có động lực nội tại cao hơn có xu hướng đạt được kết quả học tập tốt hơn so với những sinh viên có động lực thấp hơn Việc tìm kiếm và duy trì động lực nội tại cho bản thân giúp sinh viên trở nên tự giác, hạn chế phụ thuộc vào sự tác động đến từ các yếu tố bên ngoài, từ đó xây dựng thói quen học tập tự chủ và bền vững, tạo tiền đề giúp đạt được những thành công dài hạn trong tương lai

Có thể thấy, động lực bên trong là vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân trong mọi khía cạnh của cuộc sống Việc phát triển động lực bên trong không chỉ giúp chúng ta đạt kết quả tốt trong từng việc cần làm mà còn tạo nền tảng cho sự tự tin và phát triển toàn diện sau này

2.1.1.5 Động lực bên ngoài Động lực bên ngoài là sự thúc đẩy cá nhân hành động dựa trên các yếu tố đến từ môi trường bên ngoài như phần thưởng bằng vật chất, lời khen, sự công nhận về mặt tinh thần hoặc áp lực đến từ các mối quan hệ xung quanh Theo Tohidi và Jabbari (2012), các hình thức cạnh tranh nói chung có tính chất bên ngoài vì nó khuyến khích người thực hiện giành chiến thắng và đánh bại người khác chứ không phải để tận hưởng những phần thưởng nội tại của hoạt động Một người có động lực bên ngoài sẽ thực hiện một nhiệm vụ ngay cả khi họ ít quan tâm đến nó vì sự hài lòng được mong đợi từ một phần thưởng nào đó (Petsche, 2009)

Trong bối cảnh giáo dục, động lực bên ngoài cũng được biểu hiện thông qua các khía cạnh như phần thưởng; sự công nhận; áp lực từ môi trường gia đình, môi trường xã hội; sự cạnh tranh giữa các cá nhân;… Theo Petsche (2009), phần thưởng có nhiều hình thức trong môi trường giáo dục và thường được sử dụng để làm công cụ tạo động lực Nhiều trường học sử dụng công cụ này vì họ nhận thấy được nó thật sự cần thiết và hữu ích trong việc nâng cao động lực học tập

2.1.2 Lý thuyết nghiên cứu liên quan

2.1.2.1 Lý thuyết về quyền tự quyết

Hình 2.1 Mô hình lý thuyết về quyền tự quyết

Lý thuyết về quyền tự quyết (Self-Determination Theory - SDT) là một lý thuyết về tâm lý học và giáo dục phát triển, được xây dựng bởi các nhà tâm lý học Edward Deci và Richard Ryan vào những năm 1980 Theo thuyết tự quyết, con người cần phải đáp ứng được ba nhu cầu để có thể đạt được sự tự quyết, bao gồm: quyền tự chủ (autonomy), kết nối (relatedness), năng lực (competence)

Lý thuyết này phân biệt giữa các loại động lực khác nhau, bao gồm động lực nội tại (thực hiện một hoạt động vì nó thú vị hoặc thỏa mãn tự thân) và động lực bên ngoài (thực hiện một hoạt động vì kết quả bên ngoài) Lý thuyết cũng mô tả quá trình nội hóa, trong đó các hành vi ban đầu được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài dần dần trở nên tự chủ hơn khi cá nhân nhận ra giá trị của hành vi đó

Một khía cạnh quan trọng của lý thuyết về quyền tự quyết là sự phân biệt giữa môi trường hỗ trợ tự chủ và môi trường kiểm soát (control environment) Môi trường hỗ trợ tự chủ thúc đẩy sự lựa chọn và tự do tâm lý, trong khi môi trường kiểm soát sử dụng áp lực và kiểm soát bên ngoài Lý thuyết cho rằng môi trường hỗ trợ tự chủ sẽ dẫn đến kết quả tích cực hơn về mặt động lực, hiệu suất

2.1.2.2 Lý thuyết nhận thức xã hội

Lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) là khung lý thuyết được phát triển bởi Albert Bandura, thừa nhận rằng hoạt động của con người là một chuỗi các tương tác qua lại giữa ảnh hưởng cá nhân, đặc điểm môi trường và hành vi Một trong những khái niệm trung tâm của lý thuyết này là sự học tập qua quan sát Theo Bandura, việc học tập của mỗi người là một quá trình phức tạp, không chỉ đơn giản là sự tiếp nhận thông tin mà còn là kết quả của sự tương tác của từng cá nhân đối với môi trường xung quanh

Lý thuyết nhận thức xã hội nhấn mạnh vai trò của việc tự tin vào năng lực của bản thân (self-efficacy) - niềm tin của một người vào khả năng thực hiện thành công một hành vi cụ thể Tự tin vào năng lực của bản thân ảnh hưởng đến cách một người tiếp cận mục tiêu, nhiệm vụ và thách thức Những người tự tin vào năng lực của chính bản thân cao thường đặt ra những mục tiêu cao hơn, nỗ lực nhiều hơn và kiên trì hơn khi đối mặt với khó khăn Lý thuyết này cũng đề cập đến khái niệm tự điều chỉnh (self-regulation), là khả năng kiểm soát và định hướng hành vi của chính mình Tự điều chỉnh bao gồm việc đặt mục tiêu, tự giám sát, tự đánh giá và tự củng cố Lý thuyết nhận thức xã hội cho rằng thông qua tự điều chỉnh, con người có thể ảnh hưởng đến môi trường và hành vi của mình, chứ không chỉ bị động phản ứng với các tác động bên ngoài

Hình 2.2 Mô hình lý thuyết nhận thức xã hội

2.1.2.3 Lý thuyết giá trị kỳ vọng

Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Hương và Ngọc (2023) đã thực hiện nghiên cứu về động lực học tập của sinh viên trong thời đại 4.0 tại Trường Đại học Nha Trang Nghiên cứu sử dụng các phương pháp định tính và định lượng với các kỹ thuật phân tích như thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, và phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy đa biến, ANOVA một nhân tố Kết quả phân tích 701 mẫu khảo sát và đề xuất 6 yếu tố tác động là: Môi trường học tập; Chất lượng giảng viên và phương pháp giảng dạy;

Chương trình đào tạo; Công tác sinh viên và quản lý đào tạo và hỗ trợ sinh viên; Yếu tố xã hội; Môi trường công nghệ Kết quả nghiên chấp nhận các yếu tố trên ngoại trừ

2 yếu tố “Môi trường học tập” và “Công tác sinh viên, quản lý đào tạo và hỗ trợ sinh viên” không có ý nghĩa thống kê

Theo nghiên cứu của Dung và Anh (2012), trên tổng số 423 sinh viên tại một trường đại học ở Hà Nội, các yếu tố tác động đến động lực học tập của họ bao gồm:

5 biến nghiên cứu: giảng viên, công tác quản lý đào tạo, điều kiện học tập, môi trường học tập, công tác sinh viên và hoạt động phong trào Trong đó, theo kết quả nghiên cứu, yếu tố giảng viên có tác động mạnh nhất đến động lực học tập của sinh viên Khi xét hệ số tương quan, biến “chuyên ngành đào tạo” với hệ số tương quan thấp đã bị loại vì không có ý nghĩa thống kê Trong nghiên cứu này, sự hài lòng đối với thái độ tiếp đón sinh viên, sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác quản lý đào tạo được đánh giá thấp Đây là một phát hiện khác so với các nghiên cứu trước đây Điều này cho thấy các trường đại học cũng cần có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các sinh viên ở các khoa khác nhau, các hệ đào tạo khác nhau và số năm theo học khác nhau có sự hài lòng khác nhau và cũng có động lực học tập khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu này còn chưa tập trung vào các yếu tố như gia đình và đặc tính cá nhân khác của sinh viên – các yếu tố có tác động mạnh đến động lực bên trong của họ

Châu và Thuý (2023) đã có một nghiên cứu được thực hiện với 255 sinh viên thuộc 6 chương trình học khác nhau ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân Các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên được tác giả chia ra làm 3 nhóm Nhóm yếu tố về khía cạnh sinh viên với 3 yếu tố: các phong cách học của sinh viên, nhận thức và thái độ của sinh viên về động lực học tập, nhận thức và thái độ của sinh viên về mô hình học tập kết hợp Nhóm yếu tố về giảng viên với 2 yếu tố: phương pháp giảng dạy và chất lượng giảng dạy Cuối cùng, nhóm yếu tố về nhà trường với 2 yếu tố: cơ sở vật chất kĩ thuật và giao diện học tập Nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất (1) về phía sinh viên như phát triển kỹ năng học tập độc lập, kỹ năng công nghệ thông tin, (2) về phía giảng viên như thiết kế các hoạt động phù hợp với đa dạng các phong cách học khác nhau, thiết các hoạt động tạo động lực bên trong và bên ngoài, tăng tương tác giữa các sinh viên, cung cấp phản hồi kịp thời, và (3) về phía nhà trường như cung cấp đào tạo và hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, và cơ sở hạ tầng kỹ thuật Mặc dù, tác giả đã đề xuất một số biện pháp cụ thể cho cả 3 nhóm đối tượng trên nhằm cải thiện động lực học tiếng Anh của sinh viên khi tham gia mô hình học tập kết hợp nhưng vẫn còn hạn chế nghiên cứu chỉ mới tập trung cho một nhóm nhỏ sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về việc học tiếng Anh

Theo nghiên cứu của Tùng và Doan (2021) động lực của sinh viên khoa Kinh tế Trường Đại học Đồng Tháp chịu sự tác động của cả động lực bên trong và động lực bên ngoài Phần lớn sinh viên chịu tác động bởi động lực bên trong, trong đó, 2 yếu tố có tác động mạnh nhất đến động lực học tập là “nắm bắt và làm chủ kiến thức” và “nâng cao trình độ, mở rộng sự hiểu biết” Về phần động lực bên ngoài, kết quả nghiên cứu cho thấy có một số sinh viên chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn vai trò của việc học, chưa xem việc học là vì chính bản thân mình mà học chỉ vì đáp ứng sự kì vọng của gia đình, không phải vì đam mê, sở thích hay nhu cầu nắm bắt kiến thức cho bản thân mà chỉ để có bằng cấp, không phải để thực hiện ước mơ mà chỉ vì không muốn thua kém bạn bè Ngoài ra, trong nghiên cứu này cũng chỉ ra, động lực học tập sẽ có sự khác biệt phụ thuộc theo ngành học và giới tính Tuy chỉ ra được nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài có ý nghĩa đối với động lực học tập, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là chưa phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên và chưa so sánh sự khác biệt về động lực học tập theo các tiêu chí khác như điểm số, khoá học, học lực…

Trang và cộng sự (2021) đã thực hiện một nghiên cứu với 275 sinh viên năm

2, năm 3 và năm 4 tại khoa Kỹ thuật – Công nghệ Trường Đại học Tây Đô Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm có sáu nhân tố với 30 biến quan sát Kết quả cho thấy có năm nhân tố tác động đến ĐLHT và giảm dần bao gồm: Cơ sở vật chất; Hoạt động ngoại khoá; Khả năng phục vụ; Đội ngũ giảng viên và Hỗ trợ từ nhà trường Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến “Cơ sở vật chất” có tác động lớn nhất đến ĐLHT, ngược lại là biến

“Đội ngũ giảng viên và Hỗ trợ từ nhà trường” với ảnh hưởng thấp nhất Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy động lực học tập của sinh viên không có sự khác biệt về giới tính và khóa học, tuy nhiên có sự khác biệt theo ngành học đối với động lực học tập của sinh viên Điểm hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào một khoa, do đó chưa có cơ sở để so sánh mức độ cảm nhận giữa các sinh viên thuộc các khoa khác nhau và xem xét sự khác biệt (nếu có)

Wahyuni và cộng sự (2022) thực hiện khảo sát 175 sinh viên được chọn ngẫu nhiên đơn giản Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đơn giản và đa biến Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi kết hợp cả sự hỗ trợ xã hội từ gia đình và môi trường học đường, động lực học tập giáo dục Hồi giáo của sinh viên bị ảnh hưởng ở mức 23,2%, 76,8% còn lại chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác

Hỗ trợ xã hội từ gia đình và môi trường học tập tốt có ảnh hưởng tích cực đến động lực học tập của sinh viên Môi trường học đường tốt và sự hỗ trợ của gia đình tạo điều kiện cho sinh viên học tập hiệu quả hơn Nghiên cứu của tác giả cho thấy sự hỗ trợ của gia đình và môi trường học đường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc thúc đẩy động lực học tập của sinh viên.

Pranitasari và Noersanti (2017) đã nghiên cứu các yếu tố bên trong (điều kiện sinh lý, điều kiện tâm lý) và bên ngoài (chất lượng giảng viên, phong cách giảng dạy, mô hình giáo dục, bầu không khí lớp học) ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Theo nghiên cứu, yếu tố bên trong chiếm ưu thế nhất là thể chất có sức khỏe tốt và không bị khuyết tật, bên cạnh đó, yếu tố bên ngoài có tác động nhiều nhất là sự hiểu biết của giảng viên khi truyền đạt nội dung bài giảng trên lớp Nghiên cứu đề nghị các trường đại học cần chú trọng đến các yếu tố nội tại, đặc biệt là sức khỏe thể chất của sinh viên và chất lượng giảng viên Điều này bao gồm việc phát triển sâu rộng kiến thức và kỹ năng trình bày tài liệu của giảng viên thông qua đào tạo, nghiên cứu và giáo dục Các trường cần tối ưu hóa vai trò của giảng viên trong quá trình học tập của sinh viên bằng cách cung cấp nhiệm vụ và hướng dẫn rõ ràng Việc giảng viên cung cấp hướng dẫn chi tiết và nhiệm vụ cụ thể được coi là quan trọng, giúp sinh viên hiểu rõ hơn tài liệu bài giảng và tạo động lực học tập

Hardré và cộng sự (2006) đã thực hiện một nghiên cứu với sự tham gia của 6.539 học sinh từ 14 trường trung học công lập thuộc nửa phía tây của Đài Loan Nhóm học sinh này đến từ ba cấp lớp và cân bằng về giới tính Tác giả đã thực hiện phân tích tương quan, phân tích phương sai và phân tích hồi quy đa biến cho dữ liệu thu thập được Nghiên cứu này đặt ra để kiểm tra mối quan hệ giữa sự khác biệt cá nhân (nhu cầu nhận thức, khả năng nhận thức), nhận thức về môi trường lớp học (môi trường hỗ trợ giáo viên, môi trường hỗ trợ ngang hàng, phong cách giao tiếp của giáo viên) và cấu trúc mục tiêu (mục tiêu học tập, mục tiêu tiếp cận hiệu suất, mục tiêu né tránh hiệu suất, mục tiêu trong tương lai) và cách những điều này tác động đến sự khác biệt về ĐLHT của học sinh trung học trong bối cảnh ở Đài Loan Nghiên cứu này đặt ra để kiểm tra mối quan hệ giữa sự khác biệt cá nhân, nhận thức về môi trường lớp học (dựa trên lý thuyết tự quyết) và cấu trúc mục tiêu (dựa trên lý thuyết mục tiêu thành tích) và cách những điều này dự đoán những điểm chung và khác biệt về động lực của học sinh trung học trong học tập trong bối cảnh châu Á, cụ thể tại Đài Loan Đề xuất dựa trên các phát hiện, những giáo viên muốn nâng cao động lực của học sinh hay vì tập trung vào các mục tiêu về thành tích (bài kiểm tra, điểm số), họ có thể cung cấp một môi trường lớp học hỗ trợ bằng cách chú ý hơn đến giao tiếp giữa giáo viên – học sinh và giữa học sinh – học sinh

Nghiên cứu của Ahmadi cộng sự (2023) tập trung dự báo động lực học tập (ĐLHT) dựa trên các đặc điểm tính cách, năng lực học tập, cảm giác mất kết nối trong học tập và hỗ trợ xã hội ở sinh viên y khoa Nghiên cứu tiến hành khảo sát 183 sinh viên trong năm học 2019-2020 tại Đại học Khoa học Y tế.

Y tế Kermanshah bằng bảng câu hỏi với thang đo Likert 7 mức độ Kết quả nghiên cứu thể hiện rằng các yếu tố về đặc điểm tính cách và năng lực bản thân có vai trò tích cực trong việc dự đoán ĐLHT của sinh viên y khoa, ngược lại, mất kết nối trong học tập và hỗ trợ xã hội có vai trò tiêu cực đối với ĐLHT Vì vậy, để nâng cao động lực học tập của sinh viên và ngăn ngừa tác hại của việc mất kết nối trong học tập và sự nhạy cảm trong việc tạo ra các vấn đề học tập, cần cung cấp một môi trường để nâng cao năng lực bản thân và một số đặc điểm tính cách khác Một trong những hạn chế của nghiên cứu hiện tại là mẫu thống kê còn hạn chế, chỉ nghiên cứu những sinh viên đang theo học ngành y tế Ngoài ra, việc sử dụng điểm học kỳ làm thước đo thành tích học tập cũng còn tương đối hạn chế

Nghiên cứu của Huang và cộng sự (2018) khám phá tác động của môi trường lớp học đến ĐLHT của sinh viên Khoa Kinh doanh của Trường Đại học B Kết quả cho thấy rằng, không khí lớp học (sự hỗ trợ của giáo viên, mối quan hệ bạn cùng lớp) có tác động mạnh mẽ đến ĐLHT Theo kết quả của nghiên cứu này, khi sinh viên có mối quan hệ tốt và giáo viên thể hiện sự nghiêm túc và hỗ trợ ở mức độ cao đối với việc học của sinh viên, sinh viên có thể xây dựng được nhận thức về năng lực bản thân, cho phép họ đạt được mục tiêu học tập nhằm nâng cao động lực của chính họ Đồng thời, mối quan hệ tốt đẹp giữa các sinh viên sẽ tác động đến nhận thức về năng lực bản thân và ảnh hưởng đến động lực học tập Sự tác động này hiệu quả hơn cả sự hỗ trợ của giáo viên và có thể liên quan đến sự tương tác học tập với bạn bè cùng trang lứa Các nghiên cứu trong trong tương lai có thể bổ sung thêm các biến số tình huống khác như chiến lược giảng dạy của giáo viên và sự gắn kết trong lớp học Thông qua nghiên cứu và thiết kế ở nhiều cấp độ, việc phân tích thống kê và suy luận về mối quan hệ ảnh hưởng giữa các cấp độ biến số khác nhau sẽ chính xác hơn Ngoài ra, các trường đại học có thể tiến hành phân tích so sánh với các sinh viên đại học khác có chuyên môn trong cùng lĩnh vực

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan

STT Tên tác giả Tên đề tài nghiên cứu Địa điểm Các nhân tố ảnh hưởng

(2023) Động lực học tập của sinh viên trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ 4.0:

Trường hợp của Trường Đại học Nha Trang

Trường Đại học Tây Nguyên

Chất lượng giảng viên và phương pháp giảng dạy

Những nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên:

Nghiên cứu tại một trường đại học ở Hà Nội

Trường Đại học Lao động Xã hội

Giảng viên + Công tác quản lý đào tạo + Điều kiện học tập +

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Các phong cách học của sinh viên

Anh của sinh viên khi tham gia mô hình học tập kết hợp

Nhận thức và thái độ của sinh viên về ĐLHT

Nhận thức và thái độ của sinh viên về mô hình học tập kết hợp

Phương pháp giảng dạy + Chất lượng giảng dạy +

Cơ sở vật chất kĩ thuật + Giao diện học tập +

(2021) Động lực học tập của sinh viên khoa kinh tế Trường Đại học Đồng Tháp Đại học Đồng Tháp Động lực bên trong + Động lực bên ngoài +

Nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên khoa Kỹ

Trường Đại học Tây Đô

Cơ sở vật chất + Đội ngũ giảng viên

Hỗ trợ từ nhà trường

+ thuật – Công nghệ tại Trường Đại học Tây Đô

The Effect of Family Social Support and School Climate on Students’

Trường THCS SMP Negeri 1 Ngadiluwih, Indonesia

Hỗ trợ xã hội của gia đình +

Intrinsic And Extrinsic Factors To Affect Students Learning Motivation

Trường Cao đẳng Kinh tế Indonesia

- STIE Indonesia Jakarta Điều kiện thể chất +

Chất lượng giảng viên + Phong cách giảng dạy của giảng viên

Factors Affecting High School Students'

14 Trường trung học ở Đài Loan

Nhu cầu nhận thức + Khả năng nhận thức +

Môi trường hỗ trợ từ giáo viên

Môi trường hỗ trợ ngang hàng +

Phong cách giao tiếp của giáo viên

Mục tiêu tiếp cận hiệu suất +

Mục tiêu tránh hiệu suất + Mục tiêu trong tương lai +

Prediction of Academic Motivation Based on Variables of Personality Traits, Academic Self-Efficacy, Academic Alienation Đại học Khoa học

Y tế Kermanshah Đặc điểm tính cách +

Tự tin vào năng lực bản thân

Mất kết nối trong học tập –

Hỗ trợ xã hội – and Social Support in Paramedical Students

Research on the Relationship between Classroom Climate and Learning Motivation of College Students:

Mediating Effect of Self-efficacy

Trường Kinh doanh, Viện Công nghệ Bắc Kinh, Chu Hải, Trung Quốc

Mối quan hệ giữa các sinh viên cùng lớp

Sự hỗ trợ của giáo viên +

Tự tin vào năng lực bản thân

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.3 Thảo luận khoảng trống nghiên cứu

Từ các nghiên cứu trên, có thể nhận thấy một số khoảng trống từ các nghiên cứu trước như sau:

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo

Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng trong việc tổng kết những tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài động lực học tập của sinh viên Những thông tin thu thập được từ các nghiên cứu tổng quan này được thảo luận và sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập, cũng như xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi trực tuyến để thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố nội tại và ngoại tại nào có ảnh hưởng lớn nhất đến động lực học tập của sinh viên, cung cấp thông tin cơ sở để xây dựng các chiến lược can thiệp hiệu quả, thúc đẩy động lực học tập và cải thiện chất lượng giáo dục tại trường.

Dữ liệu sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS 25.0, áp dụng các phương pháp sau: kiểm định Cronbach's Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định Bartlett và KMO để xác định tính phù hợp của dữ liệu cho phân tích EFA, phân tích tương quan, phân tích phương sai các nhân tố, và cuối cùng là kiểm định hệ số hồi quy

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo

Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng trong việc tổng kết những tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài động lực học tập của sinh viên Những thông tin thu thập được từ các nghiên cứu tổng quan này được thảo luận và sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập, cũng như xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin về các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Dữ liệu sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS 25.0, áp dụng các phương pháp sau: kiểm định Cronbach's Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định Bartlett và KMO để xác định tính phù hợp của dữ liệu cho phân tích EFA, phân tích tương quan, phân tích phương sai các nhân tố, và cuối cùng là kiểm định hệ số hồi quy.

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

Xây dựng thang đo

Nghiên cứu áp dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá mức độ đồng ý của người tham gia đối với 6 yếu tố độc lập: (1) Nhu cầu được công nhận, (2) Ý chí của bản thân, (3) Định hướng mục tiêu, (4) Giáo dục trực tuyến, (5) Môi trường gia đình và (6) Phong cách giảng dạy Thang đo này bao gồm 5 mức độ từ 1 đến 5, tương ứng với: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý, thể hiện mức độ đồng ý tăng dần

Bảng 3.1 Thang đo của 6 yếu tố tác động đến động lực học tập

Thang đo Kí hiệu Nội dung Nguồn

Nhu cầu được công nhận

CN1 Khi có thể học tốt ở bậc đại học, bạn cảm thấy bản thân mình có giá trị

Trường có những phần thưởng xứng đáng cho thành tích học tập của bạn như học bổng, giấy khen…

Bạn nhận được những nhận xét mang tính đóng góp về quá trình học tập của bạn từ giảng viên

CN4 Giảng viên ghi nhận và khen ngợi khi bạn có những tiến bộ đáng kể trong học tập Ý chí của bản thân

YC1 Bạn luôn đặt mục tiêu cho việc học tập của bản thân

(Tài và cộng sự, 2006) YC2

Bạn luôn kiên trì, cố gắng vượt qua những khó khăn để đạt được mục tiêu học tập đã đặt ra

Bạn có khả năng kiểm soát bản thân để chống lại sự trì hoãn và các yếu tố gây xao nhãng việc học

YC4 Bạn đủ ý chí để thúc đẩy bản thân học tập dù cho bạn mệt mỏi hoặc thiếu hứng thú

DH1 Bạn muốn đọc thêm tài liệu chuyên ngành đang theo học để mở rộng kiến thức

(Duy, 2015) DH2 Bạn muốn được học tập trong môi trường có tính cạnh tranh cao Định hướng mục tiêu

Bạn luôn mong muốn tham gia các hoạt động giúp phát triển kĩ năng và đào tạo các kiến thức mới

Bạn luôn sẵn sàng với việc có thêm bài tập hoặc các câu hỏi thảo luận giúp bạn được học hỏi nhiều hơn

TT1 Giáo dục trực tuyến cho phép người học truy cập mọi lúc, mọi nơi

(Krishan và cộng sự, 2023) TT2 Giáo dục trực tuyến tạo cơ hội cho sinh viên tự học TT3

Giáo dục trực tuyến góp phần tạo cơ hội cho sinh viên khám phá nhiều kĩ năng quan trọng

TT4 Giáo dục trực tuyến giúp sinh viên dễ dàng xử lý và thu thập thông tin

GD1 Gia đình của bạn luôn thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm dành cho bạn

(Descals- Tomás và cộng sự, 2021); (Vũ và cộng sự, 2020); (Okeke và cộng sự, 2017) GD2 Gia đình cung cấp đầy đủ các nhu cầu phục vụ cho mục đích học tập của bạn

GD3 Sự thành công trong sự nghiệp của bố mẹ giúp thúc đẩy động lực học tập của bạn

GD4 Bố mẹ luôn quan tâm, hỏi thăm đến vấn đề học tập của bạn

PC1 Giảng viên sử dụng các ví dụ hay để giải thích nội dung bài giảng

(Vũ và cộng sự, 2020); (Chan và cộng sự, 2023) PC2 Giảng viên không có thái độ thiên vị, thiếu công bằng PC3

Giảng viên luôn sẵn sàng tư vấn khi bạn gặp vấn đề với nội dung khóa học hoặc bài tập

Giảng viên thường xuyên đưa ra các nhận xét mang tính xây dựng cho bài tập về nhà hoặc bài tập nhóm của bạn Động lực học tập ĐL1 Bạn dành rất nhiều thời gian cho việc học ở đại học

(Duy, 2015); (Quang và Lượt, 2019) ĐL2

Bạn cảm thấy hứng thú khi kiến thức của bạn về những môn học bạn yêu thích được mở mang ĐL3 Bạn luôn cố gắng học hết mình để đạt kết quả tốt trong từng khoá học ĐL4 Sự chú tâm của bạn đối với chương trình học ở đại học là rất cao

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Phương pháp chọn mẫu

Theo Hair và cộng sự (1998), để thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu cần có tỉ lệ quan sát là 5:1, nghĩa là mẫu nghiên cứu phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát Cụ thể, một biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát

Do đó, cỡ mẫu cần đạt được được tính theo công thức: n = 5*m, trong đó n là số lượng cỡ mẫu và m là số lượng câu hỏi đo lường Trong nghiên cứu này, với 24 biến quan sát đo lường, cỡ mẫu cần thiết sẽ là 5*24 = 120 quan sát

Tabachnick và Fidell (1996) đề xuất công thức xác định cỡ mẫu tối thiểu cho phân tích hồi quy đa biến là n = 50+8m, trong đó m là số biến độc lập Công thức này được coi là phù hợp khi số lượng biến độc lập không vượt quá 7 Trong nghiên cứu này, với 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được là 50+86 = 98 quan sát

Kết hợp các điều kiện đã nêu, mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích định lượng trong nghiên cứu này là 120 Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của nghiên cứu, kích thước mẫu nên dao động từ 125 đến 250 Để dự phòng cho việc loại bỏ các mẫu không phù hợp mà vẫn duy trì được số lượng mẫu có ý nghĩa thống kê, nghiên cứu này sẽ tiến hành khảo sát 350 mẫu.

Phương pháp phân tích dữ liệu

3.5.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy phản ánh mức độ ổn định và nhất quán trong việc đo lường một khái niệm Để đánh giá độ tin cậy này, hệ số Cronbach's Alpha được sử dụng như một công cụ thống kê, cho phép kiểm định mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo Qua đó, ta có thể xác định độ tin cậy của kết quả nghiên cứu Trong quá trình phân tích, các biến không đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ bị loại bỏ để đảm bảo chất lượng của nghiên cứu

Tiêu chuẩn về hệ số Cronbach’s Alpha (Trọng và Ngọc, 2008):

- Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng 0,7 - 0,79: Độ tin cậy chấp nhận được;

- Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng 0,8 - 0,89: Độ tin cậy cao;

- Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng 0,9 - 1: Độ tin cậy rất cao

Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Item total correlation)  0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein, 1994)

3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá

Sau khi hoàn tất việc kiểm định thang đo và loại bỏ các biến không đạt yêu cầu về độ tin cậy, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phương pháp này giúp xác định lại thang đo, từ đó nâng cao độ chính xác trong đánh giá Mục đích chính của EFA là gom nhóm các biến có mối tương quan chặt chẽ thành các nhân tố Quá trình này vẫn đảm bảo giữ nguyên, đầy đủ các thông tin so với bộ biến ban đầu

Tiêu chuẩn phân tích trong nhân tố khám phá:

+ Chỉ số KMO dùng để kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố Khi KMO ≥ 0,5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05, ta có thể kết luận rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và việc áp dụng phân tích nhân tố là phù hợp

+ Trong quá trình phân tích EFA, hệ số Eigenvalues đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số lượng nhân tố cần giữ lại Chỉ những nhân tố có Eigenvalues ≥ 1 mới được bảo lưu trong mô hình, đảm bảo việc trích xuất các nhân tố có ý nghĩa thống kê

+ Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) là chỉ số quan trọng cho biết các nhân tố giải thích được bao nhiêu phần trăm biến thiên của các biến quan sát Để mô hình phù hợp với dữ liệu phân tích, các nhân tố phải cùng nhau giải thích được trên 50% biến thiên tổng thể

+ Hệ số hội tụ (Factor loading) đo lường mức độ tương quan giữa biến quan sát và nhân tố Giá trị của hệ số này càng cao, mối tương quan giữa biến và nhân tố càng mạnh Trong mô hình EFA, điều kiện cần đạt được là hệ số factor loading  0,5 Bên cạnh đó, để đảm bảo tính phù hợp của các biến trong mô hình EFA, hệ số phân biệt của các nhân tố (Discriminant Value)  0,3 Khi đáp ứng cả hai điều kiện này, ta có thể kết luận rằng mô hình EFA được tạo thành với các biến phù hợp

Hồi quy bội (Multiple Regression) là một phương pháp thống kê sử dụng để xác định mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và hai hoặc nhiều biến độc lập trong một tập dữ liệu Kết quả của hồi quy bội cung cấp thông tin về tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, cũng như mức độ tương quan và ý nghĩa thống kê của mô hình

Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng như sau dựa trên mô hình lý thuyết: DLHT = β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + β4*X4 + β5*X5 + β6*X6 + 

+ Kiểm định sự vi phạm của các giả định

Hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance Inflation Factor): VIF có mối liên hệ chặt chẽ với độ chấp nhận của mô hình Theo quy tắc thông thường, khi VIF vượt quá ngưỡng 10, đây được coi là dấu hiệu cảnh báo về sự xuất hiện của đa cộng tuyến Hiện tượng này xảy ra khi các biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ tương quan mạnh với nhau, có thể dẫn đến sự sai lệch trong kết quả phân tích hồi quy

Hiện tượng tự tương quan: Sử dụng giá trị Durbin–Watson (d) để xem xét sự tự tương quan chuỗi bậc nhất trong phần dư Giá trị d nằm trong khoảng từ 0 đến 4, và giá trị xung quanh 2 cho thấy không có hiện tượng tự tương quan

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư (biểu đồ Histogram): Nếu biểu đồ có giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn có giá trị gần bằng 1 thì có thể nói, phân phối xấp xỉ chuẩn, giả định không bị vi phạm

Kiểm định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập (biểu đồ Scattterplot): Nếu các điểm trên biểu đồ nằm ngẫu nhiên xung quanh đường tung độ 0 và có xu hướng tạo thành các đường thẳng thì có thể kết luận giả định không bị vi phạm

+ Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

+ Giá trị R bình phương hiệu chỉnh (R 2 ) đánh giá về sự phù hợp của mô hình,

0 < R 2 < 1, nếu R 2 càng tiến về 1 thì mô hình phù hợp, có khả năng giải thích cao và ngược lại khi R 2 càng về 0 thì các biến độc lập ít giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc

+ Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm tra xem có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc hay không Điều này có thể hiểu là kiểm định xem mối liên hệ tuyến tính giữa các biến này có thống kê có ý nghĩa hay không

Mô hình hồi quy được coi là phù hợp khi giá trị Sig nhỏ và thường là nhỏ hơn 0,05

+ Kiểm định giả định hồi quy

Chúng ta sử dụng giá trị thống kê t và giá trị Sig (giá trị p) từ kiểm định t để kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến trong mô hình Ta so sánh giá trị Sig với mức ý nghĩa α (thường chọn α = 0,05) để đưa ra kết luận về việc bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết nghiên cứu

+ Nếu Sig < α: bác bỏ giả thuyết không thống kê, kết luận rằng biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình

+ Nếu Sig  α: không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết không thống kê, kết luận rằng biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình

Trong chương này, nội dung chính được trình bày là các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phương pháp định tính và phương pháp định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng trong quá trình tìm kiếm tài liệu nghiên cứu liên quan để xây dựng thang đo và bảng câu hỏi Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng khảo sát câu hỏi trực tuyến được gửi đến các sinh viên từ năm 1 đến năm 4 tại trường Đại học Ngân Hàng TP HCM Ngoài việc mô tả chi tiết quy trình nghiên cứu, chương này còn tập trung vào việc phát triển các thang đo và giới thiệu các phương pháp ước lượng cho các nhân tố trong mô hình Toàn bộ dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 25.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Theo bảng 4.2, hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo Nhu cầu được công nhận; Ý chí của bản thân; Định hướng mục tiêu; Giáo dục trực tuyến; Môi trường gia đình; Phong cách giảng dạy lần lượt là 0,877; 0,876; 0,873; 0,882; 0,874; 0,872; 0,864 đều lớn hơn 0,6 (điều kiện tối thiểu) và lớn hơn 0,8 cho thấy thang đo đo lường rất tốt (Trọng & Ngọc, 2008) Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 (thấp nhất là 0,665 và cao nhất là 0,784)

Nghiên cứu đã thiết kế ban đầu bao gồm 7 thang đo tương ứng với 28 biến quan sát Các thang đo này đảm bảo độ tin cậy cao, đo lường chính xác và đầy đủ điều kiện để sử dụng sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng.

Bảng 4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến – tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

NHU CẦU ĐƯỢC CÔNG NHẬN (CN): Cronbach's Alpha = 0,877

CN4 9,91 9,577 0,747 0,841 Ý CHÍ CỦA BẢN THÂN (YC): Cronbach's Alpha = 0,876

YC4 9,48 10,841 0,719 0,848 ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU (DH): Cronbach's Alpha = 0,873

GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN (GD): Cronbach's Alpha = 0,882

MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH (GD): Cronbach's Alpha = 0,874

PHONG CÁCH GIẢNG DẠY (PC): Cronbach's Alpha = 0,872

PC4 9,73 10,634 0,738 0,833 ĐỘNG LỰC HỌC TẬP (DL): Cronbach's Alpha = 0,864

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Phân tích nhân tố khám phá

Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến gồm: Nhu cầu được công nhận (CN), Ý chí của bản thân (YC), Định hướng mục tiêu (DH), Giáo dục trực tuyến (TT), Môi trường gia đình (GD), Phong cách giảng viên (PC), Động lực học tập (DL) tương ứng với 28 biến quan sát đều hợp lệ, có thể tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA

4.4.1 Nhân tố khám phá của biến độc lập

Bảng 4.3 Kiểm định KMO and Bartlett's Test của biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,927 Bartlett's Test of Sphericity

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Dựa vào bảng 4.3, theo kiểm định KMO and Bartlett's Test, các kết quả kiểm định đều đạt yêu cầu Kiểm định tính phù hợp của mô hình, hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) đạt 0,972 (lớn hơn 0,5) cho thấy kết quả phân tích nhân tố là đáng tin cậy Kiểm định Barlett’s về sự tương quan giữa các biến quan sát, Sig = 0,000 (< 0,05), thể hiện kiểm định có ý nghĩa thống kê, các biến quan sát trong cùng một nhân tố có tương quan với nhau

Bảng 4.4 Kiểm định hệ số Eigenvalues của biến độc lập

Phân tích dữ liệu Eigenvalues trong Bảng 4.4 cho thấy có 6 nhân tố có Eigenvalues lớn hơn 1 Do đó, phép phân tích dừng lại ở nhân tố thứ sáu, dẫn đến tổng phương sai tích lũy là 73,768% Kết quả này giải thích được 73,768% biến thiên dữ liệu của 24 biến quan sát tham gia vào EFA.

Bảng 4.5 Bảng ma trận thành phần xoay của các biến độc lập

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Từ kết quả ma trận xoay ở bảng 4.5, có thể thấy, 24 biến quan sát hội tụ và được phân theo 6 nhân tố, trong đó, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5, đủ điều kiện để giữ lại, không cần phải loại bỏ biến

4.4.2 Nhân tố khám phá của biến phụ thuộc

Bảng 4.6 Kiểm định KMO and Bartlett's Test của biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,804 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 652,393 df 6

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Dựa vào bảng 4.6, theo kiểm định KMO and Bartlett's Test, các kết quả kiểm định đều đạt yêu cầu Kiểm định tính phù hợp của mô hình, hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) đạt 0,804 (lớn hơn 0,5) cho thấy kết quả phân tích nhân tố là đáng tin cậy Kiểm định Barlett’s về sự tương quan giữa các biến quan sát, Sig = 0,000 (< 0,05), thể hiện kiểm định có ý nghĩa thống kê

Bảng 4.7 Kiểm định hệ số Eigenvalues của biến phụ thuộc

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Ở bảng 4.7, chỉ có một nhân tố được trích với hệ số Eigenvalues là 2,860, tổng phương sai tích luỹ là 71,510%, giải thích được 71,510% biến thiên dữ liệu của 4 biến quan sát tham gia vào EFA

Bảng 4.8 Bảng ma trận thành phần xoay của biến phụ thuộc

Tên nhân tố Mã biến Nhân tố

Nguồn Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Ở bảng ma trận xoay 4.8, chỉ có một nhân tố được trích là Động lực học tập Các biến quan sát hội tụ về nhóm nhân tố 1 đều có hệ số tải lớn hơn 0,5, đủ điều kiện để tiếp tục dùng trong phân tích tương quan và hồi quy.

Phân tích nhân tố hồi quy

4.5.1 Kiểm định vi phạm của các giả định

4.5.1.1 Giả định phần dư chuẩn hoá

Theo biểu đồ hình 4.1, Mean = 3,62E-16 gần bằng 0, đồng thời, độ lệch chuẩn là 0,991 gần bằng 1, do đó có thể xác định phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn

Hình 4.1 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hoá Histogram

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

4.5.1.2 Kiểm định phương sai nhiễu thay đổi

Hình 4.2 Biểu đồ phân tán Scatterplot

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Theo biểu đồ phân tán Scatterplot ở hình 4.2, các điểm trên biểu đồ nằm trên một đường thẳng hàng, phần dư chuẩn hoá được phân bổ quanh đường tung độ 0 và có tán xạ tương đối gần nhau, xu hướng tạo thành đường thẳng Có thể kết luận, giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm

4.5.2 Đánh giá và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Từ bảng Hệ số xác định, R bình phương hiệu chỉnh là 0,572, cho thấy độ phù hợp của mô hình là 57,2%, nói cách khác, các biến độc lập trong mô hình giải thích được 57,2% ý nghĩa của biến phụ thuộc là “Động lực học tập”

Bảng 4.9 Hệ số xác định của mô hình

Std Error of the Estimate

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Theo kết quả ở bảng 4.10, hệ số Sig = 0,000 < 0,05 với F = 75,637, những chỉ số này chứng minh rằng mô hình lý thuyết đề xuất có sự phù hợp với dữ liệu thực tế thu thập được trong quá trình nghiên cứu, các biến độc lập được đưa vào mô hình có mối quan hệ ảnh hưởng đối với biến phụ thuộc đang được xem xét

Bảng 4.10 Kiểm định ANOVA

Mô hình Tổng bình phương

Trung bình bình phương

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Kết quả kiểm định ở bảng dưới thể hiện các biến đều có hệ số Sig < 0,01, do đó các biến đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 99% và có thể đưa vào trong mô hình hồi quy Ở mức ý nghĩa 99%, các biến “Nhu cầu được công nhận”, “Ý chí của bản thân”,

“Định hướng mục tiêu”, “Giáo dục trực tuyến”, “Môi trường gia đình” và “Phong cách giảng dạy” đều có tác động đến biến phụ thuộc “Động lực học tập”

Bảng 4.11 Phân tích hệ số hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy đã chuẩn hoá t Sig

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy

4.6.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Ở bảng 4.11 phân tích hệ số hồi quy, kết quả hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến trả về đều có giá trị < 2 (thấp nhất là 1,608 và cao nhất là 1,921), có thể kết luận, mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Mối quan hệ giữa các biến độc lập không gây tác động đáng kể đến kết quả của mô hình hồi quy

4.6.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan Durbin-Watson

Theo quy tắc kinh nghiệm, khi kiểm định hiện tượng tự tương quan Durbin-Watson, hệ số Durbin-Watson nằm trong khoảng từ 1 đến 3 thì mô hình không có tự tương quan, từ 0 đến 1 thì có tự tương quan dương, từ 3 đến 4 thì có tự tương quan âm Ở bảng 4.9, mô hình có hệ số Durbin-Watson là 1,975, do đó không có hiện tượng tự tương quan.

4.6.3 Kiểm định giả thuyết mô hình

Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc “Động lực học tập” được biểu hiện dựa vào tham số hồi quy (Beta) ở bảng 4.11 Có thể thấy, các biến có mức tác động lần lượt từ cao đến thấp là “Nhu cầu được công nhận”, “Phong cách giảng dạy”, “Ý chí của bản thân”, “Môi trường gia đình”, “Giáo dục trực tuyến”,

“Nhu cầu được công nhận” (CN) có hệ số hồi quy  = 0,303, với mức ý nghĩa 1% ( = 0,01), hàm ý mối quan hệ giữa “Nhu cầu được công nhận” và “Động lực học tập” có mối quan hệ cùng chiều Như vậy, khi “Nhu cầu được công nhận” tăng (giảm) một điểm đánh giá bình quân làm “Động lực học tập” tăng (giảm) 0,303 độ lệch chuẩn với điều kiện các yếu tố khác không đổi

“Ý chí của bản thân” (YC) có hệ số hồi quy  = 0,146, với mức ý nghĩa 1% ( = 0,01), hàm ý mối quan hệ giữa “Ý chí của bản thân” và “Động lực học tập” có mối quan hệ cùng chiều Như vậy, khi “Ý chí của bản thân tăng (giảm) một điểm đánh giá bình quân làm “Động lực học tập” tăng (giảm) 0,146 độ lệch chuẩn với điều kiện các yếu tố khác không đổi

“Định hướng mục tiêu” (DH) có hệ số hồi quy  = 0,121, với mức ý nghĩa 1% ( = 0,01) hàm ý mối quan hệ giữa “Định hướng mục tiêu” và “Động lực học tập” có mối quan hệ cùng chiều Như vậy, khi “Định hướng mục tiêu” tăng (giảm) một điểm đánh giá bình quân làm “Động lực học tập” tăng (giảm) 0,121 độ lệch chuẩn với điều kiện các yếu tố khác không đổi

Hệ số hồi quy  = 0,123 với mức ý nghĩa 1% (α = 0,01) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa "Giáo dục trực tuyến" và "Động lực học tập" Khi "Giáo dục trực tuyến" tăng (giảm) một điểm, "Động lực học tập" sẽ tăng (giảm) 0,123 độ lệch chuẩn, giả định các yếu tố khác không đổi.

“Môi trường gia đình” (GD) có hệ số hồi quy  = 0,127, với mức ý nghĩa 1% ( = 0,01), hàm ý mối quan hệ giữa “Môi trường gia đình” và “Động lực học tập” có mối quan hệ cùng chiều Như vậy, khi “Môi trường gia đình” tăng (giảm) một điểm đánh giá bình quân làm “Động lực học tập” tăng (giảm) 0,127 độ lệch chuẩn với điều kiện các yếu tố khác không đổi

“Phong cách giảng dạy” (PC) có hệ số hồi quy  = 0,162, với mức ý nghĩa 1% ( = 0,01), hàm ý mối quan hệ giữa “Phong cách giảng dạy” và “Động lực học tập” có mối quan hệ cùng chiều Như vậy, khi “Phong cách giảng dạy” tăng (giảm) một điểm đánh giá bình quân làm “Động lực học tập” tăng (giảm) 0,162 độ lệch chuẩn với điều kiện các yếu tố khác không đổi

Từ tham số hồi quy Beta và hệ số Sig của các biến độc lập, ta có thể tiến hành kiểm định các giả thuyết của mô hình theo bảng dưới đây:

Bảng 4.12 Kiểm định các giả thuyết của mô hình

Giả thuyết Beta Sig Kết quả

Nhu cầu được công nhận tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP HCM

H2 Ý chí của bản thân tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học

H3 Định hướng mục tiêu tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học

Giáo dục trực tuyến tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học

Môi trường gia đình tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học

Phong cách giảng dạy tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP HCM

0,162 0,001 Chấp nhận Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

4.6.4 Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

Hệ số hồi quy phản ánh mức độ và thứ tự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Ta suy ra được phương trình hồi quy chuẩn hoá:

DL = 0,303*CN + 0,162*PC + 0,146*YC + 0,127*GD + 0,123*TT + 0,121*DH + 

Theo phương trình hồi quy, thứ tự và mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc "Động lực học tập" được thể hiện như sau:

Bảng 4.13 Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

Biến độc lập Beta Xếp hạng

Nhu cầu được công nhận 0,303 1

Phong cách giảng dạy 0,162 2 Ý chí của bản thân 0,146 3

Giáo dục trực tuyến 0,123 5 Định hướng mục tiêu 0,121 6

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Dựa theo tham số hồi quy Beta và hệ số Sig., có thể kết luận 6 yếu tố có tác động cùng chiều đến biến “Động lực học tập” theo thứ tự lần lượt là: “Nhu cầu được công nhận”, “Phong cách giảng dạy”, “Ý chí của bản thân”, “Môi trường gia đình”,

“Giáo dục trực tuyến”, “Định hướng mục tiêu”

Yếu tố “Nhu cầu được công nhận” có tác động nhiều nhất đến ĐLHT với giá trị beta đạt 0,303 Kết quả đã cho thấy sự phù hợp và đồng nhất của yếu tố "Nhu cầu được công nhận" với kì vọng ban đầu của các nghiên cứu đã được trích dẫn (Honneth, 1996; Sandberg, 2016) Nhu cầu được công nhận là một nhu cầu tâm lý cơ bản tạo nên động lực nội tại cho bản thân người học Khi nhận được sự công nhận về nỗ lực của bản thân, họ dễ dàng có thêm sự tự tin, hào hứng để đạt được những kết quả cao hơn nữa Sự công nhận phù hợp cả về mặt vật chất lẫn tinh thần sẽ là động lực khuyến khích sinh viên tiếp tục cố gắng, phát huy tư duy sáng tạo, phát triển sự tự tin, chủ động trong học tập Đứng thứ hai về mức độ tác động là yếu tố “Phong cách giảng dạy” Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đến từ môi trường học tập có tác động đến quá trình cũng như động lực của sinh viên Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Chan và cộng sự, 2023; Tanveer và cộng sự, 2012; Vũ và cộng sự, 2020 Giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp, sáng tạo sẽ giúp sinh viên chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, xây dựng lớp học Ngoài ra, sự hỗ trợ kịp thời của giảng viên cũng là một trong những khía cạnh được sinh viên kì vọng và quan tâm Có thể nói, phong cách giảng dạy của giáo viên có ảnh hưởng sâu sắc đến động lực học tập Một phong cách giảng dạy phù hợp, khuyến khích sự tham gia và phát triển cá nhân của học sinh, có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực và đầy động lực

Yếu tố “Ý chí của bản thân” có tác động cùng chiều đến “Động lực học tập” của sinh viên Kết quả từ nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước đây của (Vũ và cộng sự, 2020) Ý chí tăng cường khả năng kiểm soát và tự quản lý bản thân, những sinh viên có ý chí cao thường lập kế hoạch và tổ chức thời gian học tập một cách hiệu quả, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn và đạt được mục tiêu học tập Khi gặp trở ngại, sinh viên có ý chí tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp thay vì chỉ nhìn thấy vấn đề, từ đó cảm thấy có thể kiểm soát được tình hình và duy trì động lực học tập Hơn nữa, ý chí của bản thân khuyến khích sinh viên tự học và tự tìm tòi kiến thức, không chờ đợi người khác truyền đạt mà chủ động tìm hiểu và khám phá Vì vậy, ý chí làm tăng khả năng tự quản lý, tính sáng tạo và tự học, những yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong học tập và cuộc sống

Thảo luận kết quả

5.1 Kết luận trên cơ sở kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ việc tham khảo các lý thuyết và kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước đây liên quan đến động lực học tập của sinh viên Dựa trên nền tảng này, tác giả đã đề xuất một mô hình nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP HCM" bao gồm 6 yếu tố độc lập: Nhu cầu được công nhận (CN), Ý chí của bản thân (YC), Định hướng mục tiêu (DH), Giáo dục trực tuyến (TT), Môi trường gia đình (GD) và Phong cách giảng dạy (PC) để nghiên cứu mức độ tác động của từng yếu tố lên biến phụ thuộc là Động lực học tập (DL)

Nghiên cứu xây dựng thang đo nhằm định lượng các biến liên quan trong mô hình nghiên cứu Sử dụng 28 biến quan sát để đo lường 7 khái niệm, bao gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp định lượng.

350 kết quả khảo sát thu được từ các sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Ngân hàng TP HCM Kết quả có 336 kết quả khảo sát hợp lệ, đủ điều kiện để tiến hành phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập đã được sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để phân tích Hệ số Cronbach Alpha của thang đo cho kết quả lớn hơn 0,6 (mức tối thiểu) và hơn 0,8, cho thấy thang đo có độ tin cậy tốt (Trọng & Ngọc, 2008) Thêm vào đó, hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đều cao hơn 0,3 (thấp nhất là 0,665 và cao nhất là 0,784), đáp ứng yêu cầu để thực hiện phân tích nhân tố EFA.

Kết quả phân tích EFA đều đạt điều kiện đối với cả 6 biến độc lập, giữ nguyên mô hình đề xuất ban đầu với 6 biến độc lập: Nhu cầu được công nhận (CN), Ý chí của bản thân (YC), Định hướng mục tiêu (DH), Giáo dục trực tuyến (TT), Môi trường gia đình (GD) và Phong cách giảng dạy (PC) có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc là Động lực học tập (DL).

Ngày đăng: 18/09/2024, 10:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN