1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh

152 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Phan Lê Đăng Khoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Lan Anh
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Khóa luận Tốt nghiệp Đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 4,05 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (19)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (19)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (21)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (21)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (21)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (21)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (22)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (22)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (22)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (22)
    • 1.6. Ý nghĩa của bài nghiên cứu (24)
    • 1.7. Đóng góp của đề tài (25)
    • 1.8. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp (27)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (29)
    • 2.1. Tổng quan về dịch vụ Xanh SM (29)
      • 2.1.1. Thị trường ứng dụng đặt xe công nghệ hiện nay tại Việt Nam (29)
      • 2.1.2. Định nghĩa về Xanh SM (30)
      • 2.1.3. Chức năng và vai trò của Xanh SM (34)
      • 2.1.4. Quy trình sử dụng dịch vụ Xanh .......................................................... 18 2.1.5. Ưu và nhược điểm của Xanh SM đối với các ứng dụng đặt xe công (36)
        • 2.1.5.1. Ưu điểm (38)
        • 2.1.5.2. Nhược điểm (39)
    • 2.2. Cơ sở mô hình lý thuyết và hành vi sử dụng công nghệ mới (40)
      • 2.2.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) (40)
      • 2.2.2. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) (41)
      • 2.2.3. Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk - TPR) (42)
      • 2.2.4. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) (43)
      • 2.2.5. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory (44)
    • 2.3. Lược khảo tài liệu nghiên cứu (46)
      • 2.3.1. Các công trình nghiên cứu trong nước (46)
      • 2.3.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước (51)
      • 2.3.3. Tổng hợp các nghiên cứu trước (54)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất (58)
      • 2.4.1. Mô hình nghiên cứu (58)
      • 2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu (59)
        • 2.4.2.1. Nhận thức sự hữu ích (60)
        • 2.4.2.2. Nhận thức tính dễ sử dụng (61)
        • 2.4.2.3. Cảm nhận giá trị môi trường (62)
        • 2.4.2.4. Thái độ sử dụng phương tiện di chuyển xanh (63)
        • 2.4.2.5. Nhận thức rủi ro (64)
        • 2.4.2.6. Nhận thức về giá cả (65)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (68)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (69)
      • 3.2.1. Nghiên cứu định tính (69)
      • 3.2.2. Nghiên cứu định lượng (70)
        • 3.2.2.1. Mô tả biến và xây dựng thang đo (70)
        • 3.2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu (73)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (27)
    • 4.1. Thống kê mô tả (79)
      • 4.1.1. Biến đặc điểm nhân khẩu (79)
    • 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (80)
    • 4.3. Đánh giá thang đo qua phân tích nhân tố khám phá EFA (81)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố cho biến độc lập (81)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc (85)
    • 4.4. Kiểm định hệ số tương quan Pearson (87)
    • 4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính (88)
      • 4.5.1. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (88)
      • 4.5.2. Kiểm định mô hình hồi quy (89)
    • 4.6. Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy bội (90)
    • 4.7. Kiểm định các giải thuyết của mô hình nghiên cứu (94)
    • 4.8. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến kiểm soát (97)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (27)
    • 5.1. Kết luận (99)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (100)
      • 5.2.1. Đối với nhân tố Cảm nhận giá trị môi trường (100)
      • 5.2.2. Đối với nhân tố Nhận thức sự hữu ích (100)
      • 5.2.3. Đối với nhân tố Nhận thức tính dễ sử dụng (101)
      • 5.2.4. Đối với nhân tố Nhận thức về giá cả (102)
      • 5.2.5. Đối với nhân tố Thái độ sử dụng phương tiện di chuyển xanh (102)
    • 5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (103)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (106)
  • PHỤ LỤC (112)

Nội dung

Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh.. Nghiên cứu cũng dựa trên các ng

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ chiến tranh, con người bị cướp đi sinh mạng bởi bom đạn, bởi tội ác của giặc thì trong thời đại hoà bình, sự sống ấy lại dễ dàng bị cánh tay tử thần của "ô nhiễm môi trường" cướp mất Nó diễn biến phức tạp, khó lường là mối nguy hại lớn nhất không chỉ ở đất nước ta nói riêng mà còn trên cả thế giới nói chung, vì nó ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến tất cả mọi phương diện trong đời sống hằng ngày của chúng ta như là: chính trị, an sinh xã hội, chất lượng cuộc sống con người, dịch vụ y tế, mức sống, công việc của người dân và đặc biệt là ảnh hưởng rõ nét nhất ở nền kinh tế toàn cầu; góp phần khiến nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng suy thóai nghiêm trọng Những năm gần đây được đánh dấu là năm vô cùng khó khăn của các doanh nghiệp, bên cạnh những tác động tới con người, ô nhiễm môi trường đã và đang nhanh chóng gây ra những gián đoạn trong kinh doanh, tiêu dùng và đời sống sinh hoạt không chỉ ở riêng các khu vực bị ảnh hưởng

Chính vì thế các nhà quản trị và lãnh đạo của đất nước phải phối hợp cùng với các bộ, ngành của mình để đưa ra được những phương án, chiến lược tốt nhất nhằm đối phó với mối nguy hại đến từ ô nhiễm môi trường Để có thể làm được điều này, các doanh nghiệp phải có một tư duy kinh doanh để định hướng cho con đường phát triển sau này Năm 2020 là cột mốc quan trọng cho thấy tầm ảnh hưởng của công nghệ với đời sống và thương trường Thời điểm dịch bệnh tạo sân chơi đầy thách thức cho người cũ và là cơ hội cho những doanh nghiệp có sự linh hoạt trong quản trị nhân sự từ xa, ứng dụng phần mềm, dịch vụ vận chuyển để kết nối với đối tác, khách hàng qua Smartphone Trải qua năm 2020 và cho tới hiện tại với các diễn biến phức tạp của dịch COVID -

19, việc tận dụng dịch vụ công nghệ đã trở thành xu hướng tất yếu mà doanh nghiệp nào cũng cần tận dụng để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Một doanh nghiệp có thể cập nhật các xu hướng kinh doanh mới và tận dụng các tiện ích số sẽ có nhiều cơ hội phát triển bền vững giữa thị trường có nhiều thay đổi và áp lực cạnh tranh như hiện nay như: những ứng dụng di chuyển Grab, Be, Gojek, Baemin; hay các trang thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada, Tiktok Shop; hay các doanh nghiệp vận chuyển hàng như: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Lalamove, Ahamove, Shopee Express… Nhưng nhìn chung đại đa số các tài xế vẫn đang sử dụng các phương tiện truyền thống như xe máy hoặc ôtô bằng xăng hay dầu diesel thải ra rất nhiều khói bụi và gây ô nhiễm môi trường Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022, chất lượng không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng xấu đi, đặc biệt là ở khu vực trung tâm thành phố Mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên vượt ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng ở mức cao, đặc biệt là ở khu vực trung tâm thành phố và các tuyến đường giao thông đông đúc

Chính vì thế Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng đã công bố thành lập Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (Green and Smart Mobility – GSM) Xanh SM đặt mục tiêu phổ cập thói quen sử dụng xe điện tới từng người dân, qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về sự thuận tiện, thông minh và bền vững của các dòng xe xanh Thông qua các hình thức đa dạng, Xanh SM sẽ góp phần đưa xe điện VinFast tiếp cận sâu rộng và linh hoạt nhất tới mọi tầng lớp khách hàng, từng bước kiến tạo thói quen sử dụng phương tiện xanh, thông minh và thân thiện với môi trường trong đời sống hàng ngày Như vậy, trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình trong thời điểm ô nhiễm và cả tương lai sau này, phương tiện di chuyển xanh sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tối ưu thành công trong kinh doanh, góp phần xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp và chất lượng đời sống an sinh xã hội của người dân được nâng cao hơn không chỉ riêng ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh mà còn trên khắp đất nước Việt Nam Ngoài ra việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu là sinh viên đang học tại trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh vì họ là là một nhóm đối tượng đặc thù có những đặc điểm riêng, như độ tuổi, hoàn cảnh tài chính, và nhu cầu sử dụng dịch vụ di chuyển Bên cạnh đó tác giả của đề tài chính là sinh viên của trường Ngân Hàng nên rất dễ tiếp cận và thu thập dữ liệu; sinh viên Ngân Hàng cũng là một trong những khách hàng tiềm năng bởi tính chất phải di chuyển cho việc học và sinh hoạt trong cuộc sống là một trong những nguyên do chính Việc tập trung vào đối tượng này sẽ giúp tăng tính cụ thể và áp dụng của nghiên cứu Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh” trở nên rất cần thiết trong mội trường cạnh tranh khốc liệt này.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định và phân tích Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định sử dụng phương tiện xanh bảo vệ môi trường

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp: dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp: dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Đề xuất hàm ý nhằm nâng cao ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp: dịch vụ Xanh SM của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh.

Câu hỏi nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu và các yếu tố liên quan đến ý định sử dụng phương tiện xanh của sinh viên như: Nhận thức về lợi ích của phương tiện xanh, Thái độ đối với phương tiện xanh, Thói quen, Thu nhập, Yếu tố dịch vụ, Yếu tố môi trường Dưới đây là một số câu hỏi nghiên cứu có thể được sử dụng:

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh?

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Những hàm ý quản trị nào để gia tăng ý định sử dụng dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi về thời gian: Bài nghiên cứu được thực hiện trong năm 2024 từ tháng 01/2023 đến tháng 04/2024 và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ phương tiện xanh của sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng trong đó phương pháp định lượng làm chủ đạo, cụ thể như sau:

Nghiên cứu định tính: Thông qua các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh

SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với sự thảo luận với các chuyên gia, giảng viên hướng dẫn Từ đó, đưa ra những cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh Từ đây, sẽ xây dựng bảng khảo sát dựa trên các thang đo kế thừa từ các nghiên cứu trong nước và trên thế giới, kết hợp với ý kiến của các chuyên gia và sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thanh phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu định lượng: Sử dụng bảng khảo sát cấu trúc để khảo sát thông tin từ sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh bằng hình thức trực tuyến, phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thu thập dữ liệu từ sinh viên Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được sẽ sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như: thống kê mô tả, độ tin cậy thang đo bằng chỉ số Cronbach’s Alpha, kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt các thang đo bằng phương pháp phân tích các nhân tố khám phá (EFA) Đề tài sử dụng chương trình phần mềm thống kê SPSS 20.0 và AMOS 20.0 để hỗ trợ quá trình phân tích

1.5.1 Thiết kế bảng khảo sát:

Nội dung bảng khảo sát:

- Phần 2: Đo lường các khái niệm nghiên cứu theo thang Likert 5 mức độ tương ứng theo quy ước: 1 Rất không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3 Bình thường; 4 Đồng ý; 5

- Khảo sát ngẫu nhiên 339 sinh viên đang học các khóa tại Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM

- Khảo sát bảng hỏi thông qua mạng xã hội (các nhóm học tập của sinh viên thuộc các khóa của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM)

- Khảo sát bảng hỏi thực tế ở các lớp của Trường

1.5.3 Phương pháp phân tích định lượng

- Phân tích độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha

- Kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt các thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Ý nghĩa của bài nghiên cứu

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh của sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng phương tiện xanh, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Thứ nhất, nghiên cứu giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh của sinh viên Đây là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sử dụng phương tiện xanh

Thứ hai, nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về hành vi sử dụng phương tiện xanh của sinh viên Điều này giúp các nhà nghiên cứu có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn

Thứ ba, nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phương tiện xanh Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của sinh viên, từ đó có thể cải thiện chất lượng dịch vụ và thu hút nhiều khách hàng hơn

Trong trường hợp nghiên cứu cụ thể về dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu có thể mang lại những ý nghĩa cụ thể sau:

Giúp đánh giá thực trạng ý định sử dụng dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Xanh

SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ Xanh

SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để giúp Công ty Cổ phần

Di chuyển Xanh và Thông minh GSM (GSM) tham khảo nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ Xanh SM, từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn, góp phần thúc đẩy sử dụng phương tiện xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố

Hồ Chí Minh", có những luận điểm chính sẽ được chứng minh và đóng góp quan trọng về học thuật và thực tiễn như sau:

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh của sinh viên bao gồm:

Nhận thức sự hữu ích (TAM và TRA)

Nhận thức tính dễ sử dụng (TAM và TRA)

Cảm nhận giá trị môi trường (Lý thuyết Giá Trị - Niềm Tin – Chuẩn Mực Đạo Đức) Thái độ sử dụng phương tiện di chuyển xanh (Thuyết TPB)

Nhận thức rủi ro (Lý thuyết nhận thức rủi TPR)

Nhận thức về giá cả

Trong đó, nhận thức sự hữu ích và cảm nhận giá trị môi trường là hai yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến ý định sử dụng phương tiện xanh của sinh viên và ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của khách hàng Nghiên cứu sẽ chứng minh mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và ý định sử dụng phương tiện xanh của sinh viên Qua đó, đề tài nhằm khẳng định rằng việc cải thiện chất lượng dịch vụ sẽ tạo ra sự hài lòng và tăng cường lòng tin của sinh viên đối với ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM Đóng góp học thuật : Nghiên cứu này sẽ làm giàu tri thức và hiểu biết trong lĩnh vực nghiên cứu về ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM Qua việc áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, thu thập và phân tích dữ liệu, nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin chi tiết và phân tích ý định sử dụng phương tiện xanh, góp phần làm rõ các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong lĩnh vực này Nghiên cứu đã bổ sung thêm những hiểu biết mới về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh của sinh viên Nghiên cứu đã phát triển một mô hình nghiên cứu mới để đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh của sinh viên Kết quả nghiên cứu của đề tài này góp phần bổ sung thêm những hiểu biết mới về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh của sinh viên, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội cũng như đại diện trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sinh viên sử dụng phương tiện xanh Đóng góp thực tiễn : Nghiên cứu cũng góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn trong ý định sử dụng phương tiện xanh của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những nhận định, phân tích và khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ Xanh

SM, tăng cường sự hài lòng của khách hàng và nâng cao hiệu quả trong ý định sử dụng phương tiện xanh không chỉ của sinh viên mà còn toàn thể người dân trên địa bàn cả nước Đóng góp cụ thể đối với dịch vụ Xanh SM:

Giúp Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM (GSM) đánh giá thực trạng, ý định sử dụng dịch vụ Xanh SM và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ý định sử dụng của sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã giúp GSM hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của sinh viên, từ đó có thể cải thiện chất lượng dịch vụ Xanh SM và thu hút nhiều khách hàng hơn Đóng góp cụ thể đối với trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh:

Giúp trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của sinh viên trong việc sử dụng phương tiện xanh

Kết quả nghiên cứu giúp sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh có nhận thức cao về lợi ích của phương tiện xanh, đặc biệt là lợi ích về môi trường Tuy nhiên, sinh viên vẫn còn quan tâm đến các yếu tố khác như giá cả, sự tiện lợi và chất lượng dịch vụ Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu này là một nguồn thông tin quý giá cho trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh trong việc triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy sử dụng phương tiện xanh.

Bố cục của khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Trình bày những nội dung bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Đưa ra những khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan trước đây, dựa vào đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu của mình và nêu những giả thuyết cho mô hình đó

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Phần này trình bày về quá trình và phương pháp thực hiện bài nghiên cứu, bao gồm: xây dựng thang đo, nghiên cứu định tính và định lượng, phân tích phương pháp

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trình bày cách xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng phần mềm SPSS như: thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy Từ đó nhận dạng những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh: Trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương này đưa ra các kết luận nghiên cứu, hạn chế tồn tại và hướng nghiên cứu tiếp theo Ngoài ra, tác giả gợi ý một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ

Chương 1 giới thiệu vấn đề nghiên cứu, đồng thời nêu lên lý do chọn đề tài nghiên cứu Từ đó, xác định được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tổng quát, đóng góp của đề tài Cuối cùng đã tiến hành chia bố cục cụ thể của khóa luận để thuận lợi nghiên cứu cho các chương tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về dịch vụ Xanh SM

2.1.1 Thị trường ứng dụng đặt xe công nghệ hiện nay tại Việt Nam

Thị trường ứng dụng đặt xe công nghệ tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây Theo báo cáo của Google Temasek Bain & Company, quy mô thị trường này ước đạt 3 tỷ USD vào năm 2022 và có thể lên tới 5 tỷ USD vào năm 2025 Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2022-

Trước khi Xanh SM gia nhập thị trường, lĩnh vực gọi xe công nghệ thuộc sự quản lý của các ứng dụng như Grab, Gojek, và Be Ba đơn vị này đã chiếm lĩnh đến 99% thị phần trong lĩnh vực này Dữ liệu tổng hợp cho thấy rằng Grab và Gojek cùng sở hữu khoảng 200.000 đối tác, bao gồm cả xe máy và ô tô, trong khi ứng dụng của Be Group có khoảng 300.000 tài xế Đối với lĩnh vực giao hàng, ứng dụng Ahamove có 100.000 tài xế Như vậy, chỉ tính riêng lĩnh vực xe ôm công nghệ, các "ông lớn" này đang kiểm soát một đội ngũ lên đến 600.000 tài xế

Chiến lược gia nhập bằng xe điện của Vingroup đã tạo ra ảnh hưởng ngay trên thị trường gọi xe công nghệ Ngay sau khi thành lập, GSM đã đầu tư vào Be Group (công ty mẹ của nền tảng gọi xe công nghệ Be) nhằm hỗ trợ các tài xế công nghệ chuyển đổi từ xe chạy xăng sang xe điện Hiện tại, nền tảng Be đã tích hợp dịch vụ taxi điện của GSM thông qua tính năng beXanhSM, tuy nhiên, chưa có dịch vụ gọi xe ôm chạy điện

Ngược lại, đối thủ khác là Gojek Việt Nam đã hợp tác với startup xe máy điện Dat Bike trong hoạt động vận tải khách và giao đồ ăn tại Việt Nam Theo đại diện của Gojek, việc sử dụng xe điện Dat Bike có thể giúp tài xế hạ thấp chi phí nhiên liệu lên đến 4 lần so với xe xăng, đồng thời đóng góp vào việc bảo vệ môi trường Gojek cũng cam kết loại bỏ khí thải carbon vào năm 2030, chuyển đổi toàn bộ xe máy và ô tô đang hoạt động trên nền tảng của mình sang xe điện

Grab, một ông lớn khác, đã lựa chọn hợp tác với Selex Motors để thực hiện thử nghiệm giao hàng bằng xe điện tại TP.HCM Selex Motors cũng triển khai 24 điểm đổi pin tự động trên toàn thành phố, giúp tài xế Grab có thể dễ dàng tìm và đổi pin thông qua ứng dụng Selex khi pin hết dung lượng

Cũng như Gojek, năm 2021, Grab đã thí điểm chương trình ô tô điện tại Singapore và có kế hoạch mở rộng sang các thị trường khác trong khu vực như Indonesia, Việt Nam Grab hợp tác với Hyundai Motor để thúc đẩy ứng dụng ô tô điện tại Đông Nam Á Hai công ty này sẽ khám phá các chương trình thí điểm xe điện cho tài xế và đối tác giao hàng của Grab

Những động thái trên thị trường cũng đã kích thích các công ty taxi khác như Vinasun, Sun Taxi và Lado Taxi thay đổi chiến lược Vinasun, ví dụ, đã tiết lộ kế hoạch "thay thế dần 3.000 xe bằng xe điện ở thời điểm thích hợp", trong khi Sun Taxi và Lado Taxi đã ký hợp đồng mua nhiều xe ô tô điện VinFast Tất cả những biến động này cho thấy thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam đang chứng kiến một cuộc đua mới, hứa hẹn nhiều bất ngờ trong tương lai

2.1.2 Định nghĩa về Xanh SM

Về công ty mẹ GSM :

Vào ngày 6 tháng 3 năm 2023, Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, thông báo về việc thành lập Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (Green and Smart Mobility – GSM), đánh dấu sự xuất hiện của đơn vị đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ đặt xe điện và cho thuê ô tô – xe máy điện đa nền tảng

Với quy mô đầu tư lên đến 20.000 ô tô và 60.000 xe máy, GSM chủ yếu hoạt động trong hai lĩnh vực chính là dịch vụ đặt xe điện và cho thuê ô tô – xe máy điện Công ty này không chỉ cung cấp dịch vụ di chuyển bằng ô tô điện và xe máy điện mà còn hợp tác với các hãng vận tải để cho thuê ô tô – xe máy điện, đáp ứng nhu cầu di chuyển bằng phương tiện giao thông xanh của hành khách

Mục tiêu của GSM là tạo ra thói quen sử dụng xe điện cho mọi người, từ đó tăng cường nhận thức trong cộng đồng về sự tiện ích, thông minh và bền vững của các loại xe xanh Thông qua các hình thức đa dạng, GSM cam kết đưa xe điện VinFast tiếp cận rộng rãi và linh hoạt nhất đối với mọi tầng lớp khách hàng, góp phần hình thành thói quen sử dụng phương tiện xanh, thông minh và thân thiện với môi trường trong cuộc sống hàng ngày

Xanh SM đặt dấu ấn là thương hiệu dịch vụ đặt xe điện thuần điện pioner tại Việt Nam, mang đến những trải nghiệm di chuyển độc đáo thông qua các dịch vụ đa dạng như taxi tiêu chuẩn Xanh SM Taxi, taxi cao cấp Xanh SM Luxury và di chuyển linh hoạt bằng xe máy điện Xanh SM Bike

Xanh SM triển khai dịch vụ của mình hoàn toàn trên nền tảng ô tô điện và xe máy điện VinFast, đại diện cho thế hệ phương tiện không gây mùi xăng dầu và không tạo ra tiếng ồn động cơ, đồng thời có lợi cho sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường Đội ngũ tài xế của Xanh SM được đào tạo chuyên nghiệp và có kim chỉ nam là tận tâm đến từng chi tiết dịch vụ Cam kết mang lại chất lượng dịch vụ 5 sao, Xanh SM hứa hẹn đáp ứng mọi kỳ vọng của người dùng

Thương hiệu dịch vụ Xanh SM đặt màu sắc chủ đạo là lục lam, một sắc thái kết hợp giữa màu xanh lá cây, đại diện cho môi trường và năng lượng xanh, và màu xanh nước biển, biểu tượng của trí thông minh và công nghệ Đây cũng chính là đặc điểm đặc trưng của xe điện Xanh SM – một sự kết hợp giữa xanh và thông minh

Các chiếc xe điện được sơn màu lục lam "made by Xanh SM" không chỉ là biểu tượng của phong cách trẻ trung, năng động, và dẫn đầu xu hướng, mà còn thể hiện cam kết của Xanh SM đối với chất lượng dịch vụ xuất sắc, sự nỗ lực để hiểu rõ tâm lý của khách hàng – những người đồng hành quan trọng trong việc tạo dựng một tương lai xanh, bền vững cho Việt Nam

GSM sử dụng dịch vụ taxi bằng ô tô điện VinFast Nhờ vào ưu điểm không gây phát thải, không tạo tiếng ồn, thiết kế hiện đại, nội thất rộng rãi và những tiện ích thông minh như trợ lý ảo, xe điện hứa hẹn mang đến những trải nghiệm cao cấp và tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng

Cơ sở mô hình lý thuyết và hành vi sử dụng công nghệ mới

2.2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)

Mô hình Chấp nhận Công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) của Davis và F (1989) là một khung nhận thức phổ biến và được sử dụng rộng rãi để dự đoán cũng như giải thích sự chấp nhận và sử dụng công nghệ của người dùng Mô hình được thể hiện như Hình 2.1 dưới đây:

Hình 2.1: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Mục tiêu của mô hình này là dự đoán khả năng chấp nhận (Adoption) của một công cụ và xác định các điều chỉnh cần thiết trong hệ thống để tối ưu hóa sự chấp nhận đó TAM là một trong những lý thuyết quan trọng về hành vi của khách hàng được sử dụng để giải thích dự định hành vi cá nhân đối với việc chấp nhận công nghệ mới hoặc sản phẩm/dịch vụ cụ thể Davis (1989) đã phát triển TAM và nó xem xét các yếu tố bao gồm tính hữu ích, tính dễ sử dụng, thái độ, dự định và hành vi sử dụng Trong đó, tính hữu ích và tính dễ sử dụng ảnh hưởng đến thái độ; tính hữu ích và thái độ đóng vai trò là động lực cho dự định sử dụng; đồng thời, dự định sử dụng ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân về việc sử dụng công nghệ hoặc sản phẩm/dịch vụ Theo Davis & F (1989) cho rằng “quyết định sử dụng phụ thuộc vào thái độ sử dụng và bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố có quan hệ nhân quả thiết thực giữa tính hữu dụng, dễ dàng sử dụng của công nghệ và thái độ của người sử dụng đối với công nghệ đó Dựa trên mô hình này, quyết định thực hiện một hành động của một chủ thể sẽ phụ thuộc vào những dự định hoặc thái độ quan tâm của họ với công việc cụ thể nào đó Trong đó, thái độ của người sử dụng phụ thuộc vào hai khía cạnh chính như sau: (1) cảm nhận về tính hữu dụng; (2) cảm nhận về tính dễ sử dụng; (3) các yếu tố môi trường như các biến quy trình công nghệ, kinh nghiệm, kiến thức, hoặc trình độ đào tạo”

Tuy nhiên, mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cũng tồn tại một số hạn chế cụ thể Theo Venkatesh và V (2003), đã đưa ra hai nhược điểm chính trong các nghiên cứu: "1) Độ giải thích của mô hình mang giá trị không cao vì nó không đảm bảo giải thích đầy đủ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận công nghệ; và 2) Mối tương quan giữa các nhân tố trong mô hình thường đối lập khi áp dụng cho các nghiên cứu trong các lĩnh vực và đối tượng khác nhau Ngoài ra, giả thuyết về mối tương quan giữa các nhân tố chính trong mô hình (tính hữu ích và tính dễ sử dụng) không luôn tương ứng như được đề xuất trong mô hình TAM."

2.2.2 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

Dựa trên thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein & M (1975) cho rằng “nhân tố quan trọng nhất quyết định hành vi của cá nhân là quyết định hành vi, chứ không phải là thái độ của họ Quyết định hành vi của một cá nhân là sự kết hợp của Thái độ và Chuẩn chủ quan của con người như phong cách sống, kinh nghiệm, trình độ, tuổi tác, giới tính”

Hình 2.2: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)

Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein phát triển từ năm 1967 và đã được hiệu chỉnh và mở rộng theo thời gian Mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) đặt xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán quan trọng nhất về hành vi tiêu dùng Để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua, chúng ta có thể tập trung vào xem xét hai yếu tố quan trọng: thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng Thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ có ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định mua sắm của họ, trong khi chuẩn chủ quan thể hiện sự đánh giá cá nhân về khả năng kiểm soát và ảnh hưởng đến kết quả của hành vi tiêu dùng Những yếu tố này cùng đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích và dự đoán hành vi tiêu dùng trong ngữ cảnh của mô hình TRA

2.2.3 Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk - TPR)

Theo Bauer & R A (1960), rủi ro nhận thức được định nghĩa gồm hai thành phần chính là xác suất của một mất mát và cảm giác chủ quan về hậu quả xấu Thuyết nhận thức rủi ro (TPR) áp dụng cho hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ đề cập đến hai yếu tố chính của nhận thức rủi ro: nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến

Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ là sự nhận thức của người tiêu dùng về các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mua hoặc sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin Những vấn đề có thể bao gồm công năng, tài chính, và thời gian, cũng như đánh giá tổng thể về sản phẩm và dịch vụ

Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến là sự nhận thức về các rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện giao dịch thương mại điện tử Điều này có thể liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, sự chứng thực trong giao dịch trực tuyến, và nhận thức về toàn bộ quy trình giao dịch trực tuyến

Việc nghiên cứu và áp dụng mô hình TPR giúp đánh giá những rủi ro tiềm ẩn mà dịch vụ có thể gây ra trong quá trình sử dụng Điều này giúp đánh giá tâm lý và xu hướng hành vi thực tế của khách hàng khi sử dụng dịch vụ này

2.2.4 Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

Theo thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng từ ba yếu tố chính: thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan, và nhận thức về kiểm soát hành vi Thuyết hành vi dự định (TPB) là sự phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) để vượt qua hạn chế của lý thuyết trước đó, giả định rằng hành vi con người không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào kiểm soát lý trí Như thuyết TRA, yếu tố trung tâm trong TPB là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi cụ thể

Ba yếu tố quyết định chính trong lý thuyết này bao gồm:

- Yếu tố cá nhân: Thái độ cá nhân đối với hành vi, diễn đạt tính tích cực hoặc tiêu cực của việc thực hiện hành vi

- Về ý định nhận thức áp lực xã hội: Nó liên quan đến nhận thức của người đó về áp lực hay sự bắt buộc từ xã hội, được gọi là chuẩn chủ quan

- Yếu tố quyết định về sự tự nhận thức (Self-efficacy): Đây là khả năng tự nhận thức hoặc sự tự tin của cá nhân trong việc thực hiện hành vi, còn được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005) Lý thuyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của thái độ, chuẩn chủ quan, và kiểm soát nhận thức hành vi trong quá trình hình thành ý định hành vi

Hình 1: Mô hình thuyết nhận thức rủi ro (TPR) Hình 2.3: Mô hình thuyết nhận thức rủi ro (TPR)

Hình 2.4: Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

2.2.5 Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT)

Thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) là một mô hình do Venkatesh và đồng nghiệp (2003) xây dựng nhằm giải thích và dự đoán ý định chấp nhận và sử dụng công nghệ mới UTAUT chủ yếu dựa trên hai lý thuyết là mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình hành vi dự định (TPB) Các khái niệm của UTAUT được xây dựng từ các yếu tố trực tiếp tác động lên mô hình đã đề cập a) Tính hữu ích mong đợi (Performance Expectancy) : Đây là mức độ mà người sử dụng tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ mang lại lợi ích về hiệu suất công việc b) Dễ sử dụng mong đợi (Effort Expectancy) : Là những kỳ vọng về sự dễ dàng kết hợp với việc sử dụng hệ thống c) Ảnh hưởng xã hội (Social Influences) : Mức độ mà người sử dụng cảm nhận sự ảnh hưởng của người khác, nếu họ tin rằng người khác cũng nên sử dụng hệ thống mới d) Điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions) : Mức độ mà người sử dụng tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tổ chức đã được tạo ra để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống e) Quyết định sử dụng (BI) : Đây là một dấu hiệu cụ thể thể hiện mức độ quan tâm và sẵn sàng của người sử dụng trong quá trình quyết định thực hiện một hành vi cụ thể

Ngoài ra, các yếu tố như độ tuổi, kinh nghiệm, giới tính và sự tự nguyện có tác động gián tiếp thông qua việc ảnh hưởng đến yếu tố ảnh hưởng xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến ý định sử dụng và hành vi thực tế của người sử dụng

2.2.6 Lý thuyết Giá Trị - Niềm Tin – Chuẩn Mực Đạo Đức

Lý thuyết Giá trị - Niềm tin - Chuẩn mực đạo đức được đề xuất để giải thích tác động của giá trị con người đối với hành vi trong bối cảnh môi trường Trong lý thuyết này, khái niệm về giá trị đại diện cho một nhóm các nguyên tắc hướng dẫn mọi hành vi dựa trên những mục tiêu mong muốn, với mỗi mục tiêu mang độ quan trọng khác nhau Stern và đồng nghiệp đã phân loại giá trị môi trường thành ba loại chính, bao gồm giá trị vị tha (altruistic value), giá trị sinh quyển (biospheric value) tập trung vào chất lượng môi trường và hệ sinh thái, và giá trị bản ngã (egoistic value), tập trung vào lợi ích cá nhân như sự giàu có, quyền lực và ảnh hưởng

Lược khảo tài liệu nghiên cứu

Lĩnh vực nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong thời đại ngày nay, khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh của sinh viên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sử dụng phương tiện xanh

Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ xe công nghệ truyền thống hoặc các phương tiện giao thông bền vững, phương tiện công cộng giúp hạn chế ô nhiễm môi trường nên vẫn chưa có bài nghiên cứu cụ thể nào tập trung về ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM

2.3.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của hai tác giả Lê Xuân Cù và Phạm Minh Đạt (2022) sử dụng lý thuyết TAM kết hợp các nhân tố môi trường nhằm nhận diện các động lực của dự định sử dụng PTDCX, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy lựa chọn PTDCX Dữ liệu được thu thập từ 332 người dân tại Hà Nội có nhu cầu sử dụng PTDCX từ 09/12/2022 đến 31/12/2022 Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được áp dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu Kết quả khám phá cảm nhận giá trị môi trường ảnh hưởng ý nghĩa đến tính hữu ích, tính dễ sử dụng, và sự quan tâm đến vấn đề môi trường Đồng thời, bốn nhân tố này đóng vai trò thúc đẩy thái độ tích cực đối với PTDCX Bên cạnh đó, sự quan tâm đến vấn đề môi trường và thái độ sẽ ảnh hưởng ý nghĩa đến dự định sử dụng PTDCX Cuối cùng, bài viết rút ra hàm ý lý thuyết và hàm ý thực tiễn nhằm thúc đẩy hành vi sử dụng PTDCX Trước hết, nghiên cứu hiện tại tập trung đánh giá hành vi sử dụng trên các nền tảng đặt xe công cộng (PTDCX) nói chung Bước tiếp theo, việc kiểm định mô hình sẽ được thực hiện trên một PTDCX điển hình hoặc thông qua việc so sánh các nền tảng này Thứ hai, dữ liệu nghiên cứu chủ yếu được thu thập tại Hà Nội Vì vậy, để đảm bảo kết quả nghiên cứu toàn diện và chính xác hơn, nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng kích thước mẫu và phương pháp thu thập trên nhiều địa điểm khác nhau Thứ ba, mặc dù mô hình nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố từ lý thuyết TAM và môi trường có ảnh hưởng đến dự định sử dụng PTDCX, nhưng vẫn còn các yếu tố khác có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi này Do đó, nghiên cứu trong tương lai cần mở rộng xem xét các yếu tố bổ sung như kiến thức về môi trường hoặc độ tin cậy xanh (Sultana et al., 2022) Đồng thời, kết hợp với các lý thuyết hành vi khách hàng khác như lý thuyết giá trị tiêu dùng nhằm mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về việc sử dụng PTDCX tại Việt Nam

Nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Đàm Lương Thúy, Nguyễn Minh Hào, Tống Khánh Linh, Lê Thị Mai Hương (2022) kết hợp lý thuyết hành vi hoạch định (TPB), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và các yếu tố khác để đánh giá ý định chấp nhận công nghệ của khách hàng Hà Nội trong đại dịch COVID-19 Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu định lượng bằng phần mềm SPSS 26 từ 175 đối tượng khảo sát tại Hà Nội trong giai đoạn tháng 2/2022 - 3/2022 Kết quả nghiên cứu cho thấy ba yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ gồm: Chuẩn chủ quan, Lợi ích kinh tế và Nhận thức rủi ro Trong đó, chuẩn chủ quan và lợi ích kinh tế có tác động tích cực, còn nhận thức rủi ro tác động tiêu cực đến ý định của khách hàng trong thời gian dịch bệnh Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị cho các nhà quản lý dịch vụ gọi xe công nghệ cũng như các nhà nghiên cứu nhằm phát triển xu hướng dịch vụ gọi xe công nghệ và nâng cao ý định sử dụng của khách hàng Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-

19 Hạn chế của nghiên cứu đến từ việc khác đối tượng và khu vực nghiên cứu giữa Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, bên cạnh đó nài nghiên cứu của tác giả là vào thời điểm dịch bệnh Covid Nhóm tác giả có đề xuất như sau: Đối với các nhà nghiên cứu, nên mở rộng phạm vi nghiên cứu về dịch vụ gọi xe công nghệ, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như chính sách sản phẩm và quảng cáo Nghiên cứu cũng cần mở rộng địa bàn thu thập dữ liệu để có kết quả tổng quát hơn Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, cần tăng cường các giải pháp như dịch vụ báo động và bảo hiểm sức khỏe để nâng cao an ninh cho khách hàng Thêm ưu đãi và theo dõi thông tin của tài xế cũng là các chiến lược quan trọng Các công ty cũng nên tăng cường truyền thông và chăm sóc khách hàng để tạo ra mối quan hệ tích cực với khách hàng

Nghiên cứu của nhóm tác giả Đỗ Hạnh Trang và các cộng sự (2022) Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Bài viết nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng các phương tiện giao thông bền vững và xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng là sự kết hợp của Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model hay TAM) và lý thuyết Giá trị - Niềm tin

- Chuẩn mực đạo đức (Value - Belief - Norm) Bài nghiên cứu được Tạp Chí Công Thương đăng tải ở trang 132 số 22 vào Tháng 10/2022, nhóm tác giả chỉ đề xuất được mô hình nghiên cứu, nhưng vẫn chưa đề cập đến kết quả chi tiết, những hạn chế hay khuyến nghị cho hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu của nhóm tác giả Phan Lan Anh và các cộng sự (2021) trường đại học Tài Chính – Marketing, dựa vào thuyết hành động hợp lý TRA, mô hình chấp nhận công nghệ - TAM, thuyết hành vi dự định TPB lý thuyết thống nhất việc chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), các mô hình nghiên cứu của Philip Kotler, nhóm tác giả sinh viên trường ĐH Tài chính - Marketing Nhóm tác giả hình thành nên mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Grab Bike của khách hàng trên địa bàn

TP Hồ Chí Minh bao gồm 7 yếu tố: Nhận thức tính dễ sử dụng (DSD), nhận thức tỉnh hữu ích (HI), nhận thức về giá cả (GC), nhận thức về sự tin cậy (TC), chuẩn chủ quan (CCQ), thải độ sử dụng (TDSD), nhận thức rủi ro (RR) Hạn chế của nghiên cứu đến từ: trong thực tế, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn dịch vụ mà nghiên cứu chưa thể đánh giá đầy đủ, như tâm lý khách hàng và sự tiện lợi tại thời điểm nhu cầu, cùng với các yếu tố ngoại cảnh như tình huống Đề tài thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh với đối tượng là sinh viên, có thể chưa đại diện đầy đủ cho các phạm vi và đối tượng khác trong nước Thời gian nghiên cứu bị hạn chế do tình trạng dịch bệnh Covid-19 kéo dài và gây ảnh hưởng phức tạp Nhóm tác giả có đề xuất: Các nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện trong khoảng thời gian mở rộng để đảm bảo kết luận chính xác và đầy đủ hơn Với giới hạn về nguồn lực, nghiên cứu chỉ tập trung vào khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, điều này làm nền tảng cho các nghiên cứu sau có thể mở rộng phạm vi và quy mô, xây dựng cơ sở vững chắc và đề xuất giải pháp hiệu quả Nhóm tác giả mong muốn mở rộng và phát triển đề tài này ngoài thành phố Hồ Chí Minh để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ GrabBike ở nhiều tỉnh thành khác nhau Điều này sẽ giúp đưa ra các định hướng và đề xuất mở rộng, duy trì, và phát triển thị trường GrabBike tại Việt Nam

Nghiên cứu của tác giả Hoàng Trọng Trường (2023), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu đã mở rộng Mô hình Chấp nhận Công nghệ Hợp nhất (UTAUT), xem xét ảnh hưởng của 7 yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi từ ô tô truyền thống sang ô tô điện của người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam Kết quả phân tích hồi quy với 214 mẫu cho thấy lợi ích kỳ vọng, tính dễ sử dụng, điều kiện thuận lợi, nhận thức chi phí, thói quen sử dụng phương tiện truyền thống và sự lo ngại về môi trường là những yếu tố có tác động đáng kể đến ý định chuyển đổi Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp dành cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy ý định chuyển đổi của người tiêu dùng sang ô tô điện tại Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu cũng gặp vài điểm hạn chế Thứ nhất, phương pháp lấy mẫu thuận tiện và kích thước mẫu nhỏ đã khiến tính đại diện của nghiên cứu bị hạn chế Thứ hai, mô hình nghiên cứu mới chỉ mô tả được 55,7% sự biến thiên trong biến phụ thuộc ý định chuyển đổi Vì vậy, trong các nghiên cứu sau, có thể mở rộng thêm các biến số khác để nâng cao khả năng giải thích của mô hình Nhóm tác giả có đề xuất rằng: Để thúc đẩy chuyển đổi từ ô tô truyền thống sang ô tô điện, cần tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cải thiện công nghệ pin, và nhấn mạnh lợi ích qua chiến lược truyền thông Việc tập trung vào trải nghiệm người dùng và xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ cũng là chìa khóa quan trọng Hỗ trợ tài chính và giảm chi phí cũng cần được thực hiện, đồng thời xây dựng lộ trình chuyển đổi thông qua chiến lược giao thông quốc gia

Nghiên cứu của nhóm tác giả Dat Ho Do và cộng sự (2023) Nghiên cứu có sự tham gia của 200 người tham gia từ Thành phố Hồ Chí Minh Để đạt được mục tiêu này, phương pháp nghiên cứu định lượng đã được sử dụng và một số kỹ thuật phân tích đã được sử dụng, bao gồm kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan và hồi quy Kết quả phân tích cho thấy 3 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng dịch vụ Grab, được xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần: (1) Cảm nhận hữu ích, (2) Giá trị giá và (3) Phương tiện thay thế Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định sử dụng dịch vụ của Grab của khách hàng Nghiên cứu thừa nhận những hạn chế của nó và để đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả đề xuất biện pháp cải thiện dịch vụ Grab tại Thành phố Hồ Chí Minh Với nhóm yếu tố "Nhận thức sự hữu ích" ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định sử dụng Grab, cần tập trung vào chiến lược xây dựng Yếu tố thuận tiện có ảnh hưởng cao nhất, đề xuất tối ưu hóa khu vực phân phối dịch vụ để đặt xe dễ dàng và cải thiện hệ thống để tăng thuận tiện Đối với yếu tố "Giá trị giá cả," tính hợp lý của giá ảnh hưởng nhiều nhất, đề xuất duy trì chiến lược giá và cập nhật thông tin thị trường để cạnh tranh Với nhóm yếu tố "Sức hấp dẫn của phương tiện thay thế," đề xuất phát triển kế hoạch giảm sức hấp dẫn của phương tiện cá nhân Trong bối cảnh giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh, Grab có thể tận dụng tính linh hoạt và tiện ích của mình để thuận lợi cho người dùng mà không gặp vấn đề đỗ xe và chi phí liên quan

2.3.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu của nhóm tác giả Tasya Santi Rahmawati (2022) và cộng sự Nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình cấu trúc được tạo ra bằng cách sử dụng Mô hình phương trình cấu trúc - bình phương nhỏ nhất một phần (PLS-SEM) Các bảng câu hỏi đã được lưu hành qua internet và nhận được 1.223 câu trả lời hợp lệ Nghiên cứu sự quan tâm của mọi người đối với các phương tiện thân thiện với môi trường và hệ sinh thái xe điện đang phát triển sẽ chỉ ra rằng kinh doanh xe máy điện có một tương lai tươi sáng Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thái độ là một tác động lớn đến ý định mua xe máy điện và cơ sở hạ tầng, và các chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua xe máy điện Chi phí và công nghệ không ảnh hưởng đến một người trong việc xác định mong muốn mua một chiếc xe điện Tác giả nhận thấy rằng trong nghiên cứu này vẫn còn những hạn chế, điều này có thể là cơ hội cho các nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu này dựa trên một cuộc khảo sát trực tuyến về sở thích của người tiêu dùng đối với sự xuất hiện của xe máy điện tại Indonesia Những người tham gia khảo sát là người sử dụng xe máy thông thường nhìn nhận về việc sử dụng xe máy điện Điều này tất nhiên tạo ra một khoảng cách giữa sự quan tâm mua và hành vi thực tế Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ xem xét mối quan hệ trực tiếp giữa công nghệ, tài chính, cơ sở hạ tầng, thái độ, quan điểm chủ quan và kiểm soát hành vi Các nghiên cứu tiếp theo được kỳ vọng sẽ khám phá mối quan hệ gián tiếp giữa các biến tiềm ẩn

Nghiên cứu của tác giả Muhammad Khubaib Zafar và cộng sự (2018)

Nghiên cứu này sử dụng Lý thuyết về hành vi có kế hoạch được tích hợp với Kích thước văn hóa của Hofstede đã được sử dụng để kiểm tra Ý định hành vi của khách hàng đối với việc áp dụng Uber Hơn nữa, ảnh hưởng của Mô hình áp dụng công nghệ và hai yếu tố khác, Rủi ro và Tin cậy, đối với Ý định hành vi của việc sử dụng Uber đã được nghiên cứu Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi từ 145 người trả lời từ Bangladesh và Pakistan Các phát hiện thực nghiệm cho thấy Rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến Ý định hành vi Hơn nữa, Thái độ đối với hành vi có ý nghĩa tích cực cao khi nó được kiểm duyệt bởi Nam tính và Tránh sự không chắc chắn kiểm duyệt tích cực mối quan hệ giữa các Chuẩn mực xã hội và Ý định hành vi, trong khi Tránh sự không chắc chắn kiểm duyệt mối quan hệ giữa Kiểm soát hành vi nhận thức và Ý định hành vi một cách tiêu cực Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng dịch vụ Uber Giới hạn đầu tiên của nghiên cứu là việc thu thập dữ liệu trên mạng xã hội Việc đến các nước nghiên cứu không khả thi, do đó hạn chế sự tương tác trực tiếp với người tiêu dùng Một giới hạn khác là chỉ sử dụng các khảo sát/bảng câu hỏi có đáp án đóng để Phương pháp này một mình không đủ, vì cần phải có nhiều phương thức thu thập dữ liệu hơn để đảm bảo sự đa dạng trong câu trả lời của người dùng Nghiên cứu này liên quan đến nhiều lý thuyết và kết hợp nhiều quốc gia, tạo nên một mô hình phức tạp để nghiên cứu Việc hoàn thành nghiên cứu trong khoảng thời gian hạn chế cũng là một giới hạn của nghiên cứu này Dữ liệu của hai quốc gia đã được thu thập và kết hợp Dựa trên lập luận từ tiến cung, giả định rằng kết quả sẽ có ý nghĩa tương tự ở cả hai quốc gia Nghiên cứu sẽ trở nên chi tiết hơn nếu có thể so sánh giữa cả hai quốc gia Hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu này chỉ được thực hiện từ quan điểm của hai quốc gia, và cả hai quốc gia (Bangladesh và Pakistan) chia sẻ gần như các nền văn hóa tương đồng, do đó, trong tương lai sẽ tốt hơn nếu nghiên cứu được tiến hành giữa nhiều quốc gia hơn, hoặc ít nhất là giữa các quốc gia có văn hóa khác nhau để tác động của việc sử dụng có thể đa dạng hóa hơn Ngoài ra, vì nghiên cứu này có một khung thời gian rất hạn chế, chúng tôi khuyến nghị các nhà nghiên cứu tương lai thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào về sự hài lòng của khách hàng Uber với một khoảng thời gian đủ lớn để kết nối với nhiều người tham gia chính hơn Nghiên cứu tương lai về Uber nên được thực hiện ở một quốc gia có dịch vụ Uber và không ở xa để dữ liệu có thể được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp và cá nhân

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nur Zaimah Ubaidillah (2019) và cộng sự Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra ý định của Thế hệ Z sử dụng dịch vụ gọi xe điện tử Grab Việc phân tích dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp PLS-SEM sử dụng dữ liệu từ 320 thanh niên trả lời Kết quả chỉ ra rằng sự hài lòng của khách hàng, ảnh hưởng của tiếp thị truyền thông xã hội, giá cả và độ tin cậy là những yếu tố quan trọng quyết định ý định sử dụng dịch vụ gọi xe điện tử của Grab trong Thế hệ Z Kết quả của nghiên cứu này cung cấp sự hiểu biết tốt hơn cho các nhà hoạch định chính sách để thực thi các quy tắc và quy định liên quan đến gọi xe điện tử có hiệu quả đối với thanh niên Tác giả cho rằng: Chính sách chính phủ quan trọng để quy định dịch vụ đặt xe Grab và việc sử dụng nó trong giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Z Trong khi các nhà quyết định chính sách liên tục cải tiến chính sách liên quan đến Grab để cung cấp một lựa chọn giao thông thuận tiện, đáng tin cậy và an toàn tại Malaysia, người dùng phải được thông báo về bất kỳ thay đổi nào có thể xuất phát từ những thay đổi đối với chính sách Ví dụ, các thay đổi gần đây liên quan đến yêu cầu của tài xế Grab có thể có hậu quả như tăng giá vé Grab Tuy nhiên, sự xuất hiện của các dịch vụ đặt xe khác ở Malaysia mở ra cơ hội cho người dùng thế hệ Z trở nên có lựa chọn hơn trong quyết định sử dụng dịch vụ đặt xe của họ Do đó, do tác động của việc có thể tăng giá, Grab có thể cần xem xét hậu quả của một sự chuyển đổi có thể đến các công ty cạnh tranh

Nghiên cứu của nhóm tác giả Wan Nor Ainun Al Baiyah Wan Mohamad (2016), Nghiên cứu khái niệm này thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của khách hàng khi chọn ứng dụng Uber thay vì taxi truyền thống tại điểm đến du lịch Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) đã được sử dụng để hiểu ý định của khách hàng khi sử dụng công nghệ ứng dụng Uber Kết quả là, nghiên cứu này cho thấy tính hữu ích nhận thức ảnh hưởng đến nhận thức dễ sử dụng dịch vụ Uber Ngoài ra, bài viết này đề xuất rằng giá cả nhận thức và sự an toàn nhận thức ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Uber của khách hàng so với dịch vụ taxi tại điểm đến du lịch Bài báo này đã đề xuất một số yếu tố có thể kích thích ý định của khách hàng sử dụng dịch vụ Uber tại điểm đến du lịch Vì nghiên cứu về dịch vụ Uber vẫn ở giai đoạn đầu, nghiên cứu tương lai có thể tích hợp các biến điều kiểm duyệt bằng cách tiến hành nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ Uber theo loại du khách, bao gồm du khách doanh nghiệp, du lịch và thăm người thân (Azmi, Buliah & Ismail, 2016), cũng như các phong cách sử dụng (Azmi, Sapi & Rahman, 2015) tại điểm đến du lịch

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài đã được thực hiện thông qua hai giai đoạn, bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, được mô tả chi tiết trên mô hình dưới đây:

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu Để khởi đầu giai đoạn đầu tiên của quy trình nghiên cứu, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính, bắt đầu bằng việc thực hiện tìm kiếm và nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến đề tài Sau đó, tác giả xem xét các cơ sở lý thuyết về dịch vụ Xanh SM, các thuyết liên quan, và chọn lọc tài liệu tham khảo từ nghiên cứu trước đó về đặt xe công nghệ hoặc di chuyển xanh Dựa trên thông tin này, tác giả xây dựng hướng tiếp cận cho nghiên cứu, chọn mô hình, xác định nhân tố nghiên cứu, và phát triển các thang đo sơ bộ

Tiếp theo, tác giả hội đàm với đối tượng nghiên cứu, bao gồm sinh viên sử dụng dịch vụ Xanh SM và chuyên gia, để thu thập ý kiến và hoàn thiện mô hình Bảng câu hỏi phỏng vấn chi tiết được mô tả ở Phụ lục 2

Hoàn thành giai đoạn đầu tiên của quy trình, tác giả chuyển sang phương pháp nghiên cứu định lượng, tạo ra bảng khảo sát qua công cụ Google Forms Các câu hỏi được thiết kế để phục vụ cho nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia Sau đó, tác giả thực hiện khảo sát trên nhóm sinh viên đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh, thu được 293 phiếu trả lời hợp lệ Dữ liệu được nhập vào SPSS 20.0 và tiến hành phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy, kiểm định nhân tố khám phá, và phân tích hồi quy Cuối cùng, tác giả sử dụng kết quả từ SPSS 20.0 để thảo luận và đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định sử dụng phương tiện xanh, đặc biệt là đối với dịch vụ Xanh SM của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả này cung cấp cơ sở cho việc đề xuất các chiến lược phát triển và thúc đẩy ý định sử dụng phương tiện xanh, đặc biệt là đối với dịch vụ Xanh SM.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả

4.1.1 Biến đặc điểm nhân khẩu

Kết quả thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu chính thức thu về 339 người khảo sát, kết quả có 46 bảng khảo sát bị loại vì không hợp lệ, còn lại 293 bảng khảo sát được đưa vào phân tích vì đạt yêu cầu

Bảng 4.1: Tổng hợp thống kê mô tả các biến đặc điểm nhân khẩu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích SPSS

Trong tổng số 293 cá nhân hợp lệ tham gia khảo sát, tỷ lệ nam chiếm 45.4% (133 người), trong khi tỷ lệ nữ là 53.6% (157 người) Các sinh viên tham gia khảo sát chủ yếu là sinh viên năm 4, chiếm 39.6%, sau đó là sinh viên năm

3 (25.9%), sinh viên năm 2 (21.8%), và cuối cùng là sinh viên năm 1, chiếm 12.6%

Mức độ sử dụng dịch vụ Xanh SM của sinh viên Ngân Hàng được phản ánh ở mức độ Hiếm khi sử dụng cao nhất, với tỷ lệ 33.8% Tiếp theo là mức độ Thỉnh thoảng (33.1%), Thường xuyên (19.8%), và Không bao giờ (13.3%)

Tóm lại, mặc dù sinh viên biết đến dịch vụ Xanh SM, nhưng việc sử dụng chưa phổ biến Mức độ sử dụng cao nhất là Hiếm khi sử dụng, với 33.8%, trong khi tỷ lệ sinh viên Thỉnh thoảng sử dụng cũng đáng kể, đạt 33.1% Có sự chênh lệch nhỏ giữa hai nhóm này, với 2 người nhiều hơn trong mức Thỉnh thoảng Trong tổng số 293 mẫu thu được, 58 người đang sử dụng (chiếm 19.8%), và 39 người không bao giờ sử dụng (chiếm 13.3%).

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha được trình bày ở Bảng 4.2 và (Phụ lục 7)

Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach's Alpha

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nhận thức sự hữu ích – Cronbach’s Alpha = 0.799

Nhận thức tính dễ sử dụng – Cronbach’s Alpha = 0.771

Cảm nhận giá trị môi trường – Cronbach’s

Thái độ sử dụng phương tiện di chuyển xanh – Cronbach’s Alpha =0.751

Nhận thức rủi ro – Cronbach’s Alpha =0.759

Nhận thức về giá cả – Cronbach’s Alpha =0.828

PP4 0.578 0.817 Ý định sử dụng – Cronbach’s Alpha =0.785

Nguồn: Phân tích kết quả SPSS

Dựa vào Bảng 4.2, chúng ta có thể nhận thấy rằng tất cả các yếu tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 và các hệ số tương quan giữa các biến đo đều vượt qua ngưỡng 0.3 Do đó, các biến đo này đều thích hợp để tham gia vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Đánh giá thang đo qua phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Phân tích nhân tố cho biến độc lập

Sau khi xác nhận độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s

Alpha, tổng cộng 19 biến quan sát đã được duy trì Tiếp theo, các biến này được tiếp tục đưa vào phân tích cụ thể như sau::

Phân tích kết quả EFA lần 1:

Chỉ số KMO được tính toán là 0.792 (0.792 > 0.5), và kết quả kiểm định Barlett’s cho thấy mức ý nghĩa là 0.000 < 0.05, chứng tỏ sự tồn tại của mối tương quan giữa các biến và phù hợp của dữ liệu cho việc phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố được thực hiện theo phương pháp Principal components với việc sử dụng phép quay Varimax, kết quả cho thấy 19 biến quan sát ban đầu đã được phân chia đều thành 6 nhóm Tổng phương sai được giải thích bởi 6 nhân tố là 69.660% (> 50%), cho thấy rằng cả 6 nhân tố giải thích được 69.660% biến thiên của dữ liệu Các giá trị của hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn 1, với nhân tố thứ 6 có Eigenvalues thấp nhất là 1.273 > 1

Bảng 4.3: Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố độc lập lần 1

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.792

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS Đánh giá xoay ma trận bằng phương pháp Varimax:

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

Tác giả quyết định lựa chọn các biến quan sát có chất lượng cao bằng cách sử dụng ngưỡng hệ số tải là 0.5 thay vì tuân theo nguyên tắc chọn hệ số tải dựa trên kích thước mẫu Để so sánh ngưỡng này với kết quả từ ma trận xoay, một biến, được gọi là PP1, được xác định là không phù hợp và cần loại bỏ:

Biến PP1 có hệ số tải lên trên cả hai nhân tố Component 1 và Component

2, với hệ số tải tương ứng là 0.624 và 0.643 Sự chênh lệch giữa hệ số tải của hai nhân tố này, tính bằng cách trừ 0.624 từ 0.643, bằng - 0.019, là nhỏ hơn ngưỡng 0.3

Dựa trên phân tích trên, PP1 được xác định không phù hợp và không đảm bảo sự phân biệt đáng kể Tác giả quyết định thực hiện phương pháp loại bỏ tuần tự các biến không phù hợp trong mỗi lần phân tích EFA Từ 19 biến quan sát được sử dụng trong lần phân tích EFA đầu tiên, PP1 được loại bỏ và

18 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích EFA lần thứ hai

Phân tích kết quả EFA lần 2:

Giá trị của chỉ số KMO đạt 0.839, vượt qua ngưỡng 0.5, và kết quả của kiểm định Barlett’s là 1733.362 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05, cho thấy sự tồn tại của mối tương quan giữa các biến và phù hợp của dữ liệu sử dụng cho phân tích

Phân tích nhân tố được thực hiện dựa trên Principal components và áp dụng phép quay Varimax, kết quả cho thấy 18 biến quan sát ban đầu đã được phân bổ đều vào 6 nhóm Tổng phương sai được giải thích bởi 6 nhân tố là 68.908%, vượt qua ngưỡng 50%, cho thấy cả 6 nhân tố đã giải thích được 68.908% sự biến động của dữ liệu Tất cả các nhân tố đều có hệ số Eigenvalues lớn hơn 1, với nhân tố thứ 6 có giá trị thấp nhất là 1.269, vẫn vượt qua ngưỡng

Bảng 4.4: Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố độc lập lần 2

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.839

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS Đánh giá xoay ma trận bằng phương pháp Varimax:

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải vượt qua ngưỡng 0.5 và sau quá trình phân tích, 18 biến quan sát đã được tổ chức thành 6 nhóm nhân tố, mỗi nhóm đại diện cho một khía cạnh của ý định sử dụng phương tiện xanh, đặc biệt trong trường hợp của dịch vụ Xanh SM đối với sinh viên của trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Các biến đặc trưng của mỗi nhóm nhân tố đã được sắp xếp lại, tạo ra một mô hình khác biệt so với mô hình lý thuyết ban đầu

4.3.2 Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc

Giá trị KMO bằng 0.700, vượt qua ngưỡng 0.5, và kết quả kiểm định mức ý nghĩa (Sig = 0.000 < 0.05) cho thấy rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan mật thiết với nhau Do đó, phân tích nhân tố khám phá (EFA) được xem là phù hợp và sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này

Bảng 4.5: Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.700

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

Kết quả của phân tích nhân tố EFA trên thang đo "Ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh" đã cho thấy một giá trị Eigenvalue đạt 2.097, vượt qua ngưỡng 1, và tổng phương sai trích đạt 69.911%, vượt qua ngưỡng 50%, chứng tỏ nhân tố này giải thích được 69.911% sự biến thiên của dữ liệu Do đó, các thang đo được phân tích được coi là chấp nhận được

Dưới cái nhìn này, sau quá trình phân tích EFA, mô hình nghiên cứu mới đã bao gồm 6 nhân tố độc lập (với 18 biến quan sát) và 1 nhân tố phụ thuộc (Ý định sử dụng phương tiện xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh) với 3 biến quan sát.

Kiểm định hệ số tương quan Pearson

Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

ITU PU PEU PEV AGT PR PP

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

Dựa vào bảng dữ liệu trên, có thể nhận thấy rằng tất cả các giá trị Sig của các yếu tố đều nhỏ hơn 0.05 Điều này cho thấy mô hình hiện có xuất hiện hiện tượng tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, với một ảnh hưởng nhất định đến biến phụ thuộc.

Phân tích hồi quy tuyến tính

4.5.1 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy

Bảng 4.7: Hệ số hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa t

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

Bảng 4.7 trình bày kết quả của mô hình hồi quy ước lượng, cho thấy rằng tất cả các yếu tố độc lập đều có các hệ số hồi quy dương (tức là có ảnh hưởng cùng chiều) và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc tốt hơn Trừ biến độc lập PR, có hệ số hồi quy âm, cho thấy biến độc lập này có ảnh hưởng ngược chiều đối với biến phụ thuộc

Bảng 4.8: Thống kê các giá trị về phần dư

Minimum Maximum Mean Std Deviation N

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

Bảng 4.8 trình bày các thống kê về phần dư, bao gồm các mô tả về giá trị nhỏ nhất (min), lớn nhất (max), trung bình, và độ lệch chuẩn Quan sát bảng, chúng ta thấy giá trị trung bình của phần dư là 0, điều này phản ánh việc mô hình hồi quy đáp ứng giả định mà chúng ta đã đề ra

4.5.2 Kiểm định mô hình hồi quy

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình:

Phân tích ANOVA cho thấy F = 81.025 với giá trị Sig = 0.000 < 0.05, từ đó bác bỏ giả thuyết H0, chứng tỏ các biến trong mô hình có khả năng giải thích sự biến đổi của biến phụ thuộc Do đó, có thể kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp với dữ liệu tổng thể của nghiên cứu

Bảng 4.9: Phân tích phương sai

Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

- Mức độ giải thích của mô hình:

Kết quả của phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy R2 = 0.630, chỉ ra một mức độ tương quan đáng kể giữa các biến, ngụ ý rằng các biến độc lập được sử dụng trong mô hình là phù hợp Giá trị R2 hiệu chỉnh = 0.630 là một chỉ báo về mức độ phù hợp của mô hình, tức là mô hình này giải thích được khoảng 63.0% sự biến đổi của biến phụ thuộc, dựa trên 6 biến độc lập được sử dụng

R R2 R 2 hiệu chỉnh Std Error of the

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến qua hệ số phóng đại phương sai (VIF): Dựa vào bảng 4.7 ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF < 10 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy bội

Giả định liên hệ tuyến tính:

Dựa vào biểu đồ Scatterplot trong Hình 4.1, quan sát thấy các điểm dữ liệu tập trung gần một đường thẳng và phân bố đều qua trục tung với giá trị bằng 0, điều này cho thấy một mối quan hệ tương quan mạnh mẽ giữa các biến

Từ đó, có thể kết luận rằng không có bất kỳ vi phạm nào đối với giả định về mối quan hệ tuyến tính

Giả định phương sai của sai số không đổi:

Dựa vào biểu đồ Scatterplot trong Hình 4.1, thấy rằng sai số hồi quy phân bố khá đồng đều ở cả hai phía của đường trung bình và tập trung chủ yếu trong khoảng từ -3 đến 3 Do đó, có thể kết luận rằng giả định về sự không biến đổi của sai số trong mô hình hồi quy được xem xét là hợp lý

Hình 4.1: Đồ thị phần dư chuẩn hóa Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

Giả định phân phối chuẩn của phần dư:

Biểu đồ tần số phần dư chuẩn cho thấy Mean = -9.74E – 16, tương đương với 0, và Std.Dev = 0.990, gần bằng 1 Do đó, có thể đánh giá rằng giả thuyết về phân phối chuẩn không bị vi phạm Thêm vào đó, qua biểu đồ P-P plots, ta nhận thấy các điểm dữ liệu không phân tán rộng hơn so với đường thẳng kỳ vọng, từ đó có thể suy luận rằng giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư cũng không bị vi phạm

Hình 4.2: Phân phối của phần dư chuẩn hóa

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

Hình 4.3: Điểm phân vị của phân phối của biến độc lập

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS

Hiện tượng đa cộng tuyến: Để phát hiện đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, chúng ta sử dụng hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) Kết quả phân tích từ Bảng 4.7 cho thấy rằng hệ số VIF lớn nhất là 1.379, nhỏ hơn 2, do đó có thể kết luận rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

Giả định hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư:

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Durbin-Watson là 1.943 (xem Bảng 4.10) Giá trị Durbin-Watson này nằm trong khoảng từ 1 đến 3, cho thấy mô hình không vi phạm giả định về hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định các giải thuyết của mô hình nghiên cứu

Sau khi tiến hành các quy trình kiểm định, có thể nhận thấy rằng mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp và có ý nghĩa thống kê Từ kết quả của quá trình hồi quy, cho thấy rằng tất cả 6 nhân tố đã được xác định đều có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng phương tiện xanh trong trường hợp cụ thể là dịch vụ Xanh SM của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình phân tích

Giả thuyết Nội dung giả thuyết

Nhận thức sự hữu ích (PU) có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng phương tiện di chuyển xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng

Thành phố Hồ Chí Minh

Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU) có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng phương tiện di chuyển xanh: trường hợp dịch vụ

Xanh SM của sinh viên Đại học

Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí

Cảm nhận giá trị môi trường

(PEV) có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng phương tiện di chuyển xanh: trường hợp dịch vụ

Xanh SM của sinh viên Đại học

Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí

H4 Thái độ sử dụng phương tiện di 0.151 0.000 Chấp nhận chuyển xanh (AGT) có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng phương tiện di chuyển xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng

Thành phố Hồ Chí Minh

Nhận thức rủi ro (PR) có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định sử dụng phương tiện di chuyển xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng

Thành phố Hồ Chí Minh

Nhận thức về giá cả (PP) có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng phương tiện di chuyển xanh: trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên Đại học Ngân Hàng

Thành phố Hồ Chí Minh

Từ đó ta có phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:

YD = 0.228*PU + 0.212*PEU + 0.259*PEV + 0.151*AGT + 0.159*PP Kết quả của phân tích tương quan Pearson chỉ ra rằng tất cả các biến độc lập và biến phụ thuộc đều có giá trị nhỏ hơn 0.05 Tuy nhiên, dựa trên hệ số beta chuẩn hóa từ kết quả hồi quy (xem Bảng 4.7), ta nhận thấy biến "Nhận thức rủi ro" không đạt được mức ý nghĩa thống kê vì hệ số beta chuẩn hóa của nó là âm, dẫn đến việc loại bỏ biến này khỏi phương trình hồi quy Do đó, so với mô hình ban đầu có 6 nhân tố, chỉ còn lại 5 nhân tố độc lập bao gồm "Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Cảm nhận giá trị môi trường, Thái độ sử dụng phương tiện di chuyển xanh, Nhận thức về giá cả" Tất cả 5 nhân tố này đều có ý nghĩa trong mô hình và có tác động tích cực đến ý định sử dụng phương tiện di chuyển xanh, đặc biệt trong trường hợp dịch vụ Xanh SM của sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày đăng: 11/07/2024, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (Trang 40)
Hình 2.2: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.2 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) (Trang 41)
Hình 1: Mô hình thuyết nhận thức rủi ro (TPR)  Hình 2.3: Mô hình thuyết nhận thức rủi ro (TPR) - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 1 Mô hình thuyết nhận thức rủi ro (TPR) Hình 2.3: Mô hình thuyết nhận thức rủi ro (TPR) (Trang 43)
Hình 2.4: Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.4 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) (Trang 44)
Hình 2.5: Thuyết hợp nhất về chấp nhận vè sử dụng công nghệ (UTAUT) - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.5 Thuyết hợp nhất về chấp nhận vè sử dụng công nghệ (UTAUT) (Trang 45)
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước (Trang 54)
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 59)
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu (Trang 68)
Bảng 3.2: Thang đo chính thức - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 3.2 Thang đo chính thức (Trang 71)
Bảng 4.1: Tổng hợp thống kê mô tả các biến đặc điểm nhân khẩu - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.1 Tổng hợp thống kê mô tả các biến đặc điểm nhân khẩu (Trang 79)
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach's Alpha - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach's Alpha (Trang 80)
Bảng 4.3: Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố độc lập lần 1 - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.3 Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố độc lập lần 1 (Trang 82)
Bảng 4.4: Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố độc lập lần 2 - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.4 Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố độc lập lần 2 (Trang 84)
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.6 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến (Trang 87)
Bảng 4.7: Hệ số hồi quy - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.7 Hệ số hồi quy (Trang 88)
Bảng  4.7  trình  bày  kết  quả  của  mô  hình  hồi  quy  ước  lượng,  cho  thấy  rằng tất cả các yếu tố độc lập đều có các hệ  số hồi quy dương (tức là có ảnh  hưởng cùng chiều) và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc tốt hơn - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
ng 4.7 trình bày kết quả của mô hình hồi quy ước lượng, cho thấy rằng tất cả các yếu tố độc lập đều có các hệ số hồi quy dương (tức là có ảnh hưởng cùng chiều) và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc tốt hơn (Trang 89)
Bảng 4.10: Bảng Model Summary b - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.10 Bảng Model Summary b (Trang 90)
Hình 4.1: Đồ thị phần dư chuẩn hóa  Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 4.1 Đồ thị phần dư chuẩn hóa Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS (Trang 92)
Hình 4.2: Phân phối của phần dư chuẩn hóa - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 4.2 Phân phối của phần dư chuẩn hóa (Trang 93)
Hình 4.3: Điểm phân vị của phân phối của biến độc lập - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 4.3 Điểm phân vị của phân phối của biến độc lập (Trang 94)
Hình hồi quy được xây dựng là phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả của  quá trình hồi quy, cho thấy rằng tất cả 6 nhân tố đã được xác định đều có ảnh  hưởng đáng kể đến ý định sử dụng phương tiện xanh trong trường hợp cụ thể là  dịch vụ Xanh SM của  - các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện xanh trường hợp dịch vụ xanh sm của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình h ồi quy được xây dựng là phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả của quá trình hồi quy, cho thấy rằng tất cả 6 nhân tố đã được xác định đều có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng phương tiện xanh trong trường hợp cụ thể là dịch vụ Xanh SM của (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN