Shopee là một trong những trang web bán lẻ trực tuyến có lượng đơn hàng mỗi ngày rất lớn tại Việt Nam, qua đó thấy được sự chặt chữ trong quản lý hàng cũng như vị thế phân phối của Shope
Giới thiệu công ty
Tổng quan về công ty Shopee
Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore và trực thuộc công ty Sea trước đây là Garena (chủ sở hữu các thương hiệu như: Garena , Foody, Now, Airpay) ra đời từ năm 2015 và tại thời điểm hiện tại đã có mặt trên tổng cộng 7 nước khu vực châu á gồm: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, và Philipines Nhà sáng lập Shopee là của tỷ phú Forrest Li – người được biết đến là người đối đầu với Alibaba Ít ai biết rằng công ty mẹ Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA, hay ở việt nam được biết đến nhiều nhất dưới tên công ty GARENA.
Kể từ khi ra mắt doanh thu của Shopee tăng trưởng theo cấp số nhân và ngày càng phát triển mạnh mẽ Shopee hiện có hơn 160 triệu người dùng đang hoạt động với khoảng 6 triệu người bán, bao gồm hơn 7.000 thương hiệu (Brand) và nhà phân phối hàng đầu.
Shopee ra đời nhằm tạo ra một sàn thương mại điện tử để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm việc mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng, an toàn và tiện lợi bởi quá trình thanh toán và vận chuyển nhanh chóng Bên cạnh đó Shopee sẽ tạo ra một môi người kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn quảng bá, tiếp thị và phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng.Rất đơn giản chỉ cần vài thao tác đăng ký và đăng tải, mô tả sản phẩm thì tất các mọi người để có thể mở một gian hàng trên Shopee và đây cũng chính là cơ hội kinh doanh trực tuyến dành cho bất kì cá nhân, tổ chức nào.
Giới thiệu về Shopee Việt Nam
Sau hơn 1 năm thành lập Shopee, vào tháng 8/2016, Shopee mới ra mắt tại thị trường Việt CEO của Shopee Việt Nam hiện tại là ông Pine Kyaw người Singapore
Tại Việt Nam, Shopee ban đầu hoạt động theo mô hình C2C Marketplace, đóng vai trò trung gian kết nối các cá nhân mua bán với nhau Hiện tại, Shopee Việt Nam đã chuyển sang mô hình lai, kết hợp cả mô hình C2C và B2C (doanh nghiệp bán trực tiếp đến người tiêu dùng) Để duy trì hoạt động, Shopee thu phí người bán thông qua hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.
Shopee đã chứng kiến tốc độ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam
Tính tới tháng 7/2016, ứng dụng đã ghi nhận hơn 1,8 triệu lượt tải và
5 | P a g e hơn 3 triệu sản phẩm đăng bán tại thị trường này” “Việt Nam đang thể hiện tiềm năng trở thành thị trường TMĐT trọng điểm với Shopee Nhờ có Shopee, người bán có thể dễ dàng tiếp cận thêm nhiều người mua với chi phí cực thấp, và người mua có thêm vô vàn sự lựa chọn đa dạng ngay trong tầm tay mình.” ông Pine Kyaw, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam khẳng định.
Vào năm 2017, Shopee Việt Nam cho ra mắt Shopee Mall, cổng bán hàng với cam kết chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam.
Slogan của Shopee là: Thích shoping, lướt shopee Dù câu slogan ngắn gọn nhưng cực kỳ vui nhộn, nghe rất bắt tai Mặt khác, nhờ tính ngắn gọn của câu slogan mà khiến nó trở nên thu hút trong những lời bài hát từ các quảng cáo TVC của shopee.
Mục tiêu: Thật sự tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mong muốn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua và người bán thông qua việc cung cấp một nền tảng TMĐT.
– Tầm nhìn: Trở thành sàn TMĐT đứng số 1 tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trở thành kênh bán hàng và quảng cáo hiệu quả
+ Kết nối nhà bán hàng và người mua hàng
+ Hỗ trợ nhà bán hàng tiếp cận khách hàng và xây dung thương hiệu
+ Phát triển sàn TMĐT thành kênh định hướng hành vi tiêu dung
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY
Tình hình hoạt động hiện tại
Shopee là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử B2C cụ thể là bán và giao hàng toàn quốc thông qua trang web http://www.shopee.vn với nhiều mặt hàng tiêu dùng đa dạng.
Từ đó có thể khái quát chân dung khách hàng mục tiêu sử dụng trang web shopee.vn để mua hàng có những đặc tính:
Đối tượng mục tiêu của chúng tôi là những cá nhân năng động có độ tuổi từ 16 đến 40, có kỹ năng Internet thành thạo và yêu thích sử dụng Internet Về mặt địa lý, chiến dịch của chúng tôi sẽ được triển khai trên toàn quốc, tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ, nơi tập trung đông đúc đối tượng mục tiêu của chúng tôi.
Hành vi: có thói quen và kĩ năng sử dụng internet căn bản.
Tâm lý: chú trọng đến sự thuận tiện trong việc lựa chọn hàng hóa và giao hàng nhanh chóng tận nhà, có sự quan tâm về giá.
Có nguồn lực tài chính lớn mạnh và chiếm thị phần cao trong thị trường thương mại điện tử.
Tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích qua app: mua sắm, nạp thẻ, mua data, thanh toán điện nước,… Đặc biệt khi thanh toán bằng Airpay còn nhận được nhiều ưu đãi.
Có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá, miễn phí vận chuyển.
Các sản phẩm trên Shopee đa dạng và phong phú về chất lượng và giá cả.
Shopee còn đầu tư mạnh về mảng
Trừ Shopee mall, Shopee vẫn chưa quản lý được vấn đề bán phá giá và chưa kiểm soát chất lượng của tất cả các sản phẩm.
Có quá nhiều người bán hoạt động trên Shopee gây ra sự cạnh tranh không hề nhỏ đối với mỗi cửa hàng.
Chưa giải quyết được những mâu thuẫn giữa khách hàng và người bán. Hoàn trả hàng hoặc đổi hàng mất phí vận chuyển.
Tổng đài không có tác dụng nhiều do sự tương tác chủ yếu tới từ người mua
7 | P a g e marketing, truyền thông bằng cách sử dụng sức hút của những người nổi tiếng để làm đại diện thương hiệu. và người bán.
Shopee tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp
Covid-19 Kết thúc quý 3/2020, Shopee có 62 triệu lượt truy cập hàng tháng, tăng 80% so với cùng kỳ Shopee đang vượt khá xa các đối thủ Việt Nam, khi xếp sau là Thế Giới Di Động với 29 triệu người truy cập website hàng tháng.
Thời lượng sử dụng Internet của người
Việt Nam cao: theo số liệu thống kê từ báo cáo Digital Vietnam in 2021, mức thời gian online của người dùng từ 3.1 giờ tăng lên đỉnh điểm 4.2 giờ trong đại dịch và hiện vẫn ở mức 3.5 giờ mỗi ngày.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc hàng nhanh nhất thế giới, với mức tăng trưởng khoảng 35% hàng năm Sự phát triển bùng nổ của kinh doanh trực tuyến đã dẫn đến xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến của người tiêu dùng.
Thị trường thương mại điện tử là một thị trường khá mới mẻ và còn khá non trẻ tại Việt Nam nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường này lại khá đông đúc.
Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử bùng nổ, cuộc cạnh tranh gay gắt đang diễn ra giữa Shopee và các đối thủ như Lazada, Tiki, Sendo Các nền tảng này liên tục đầu tư mở rộng kho bãi, triển khai nhiều chiến dịch tiếp thị đa dạng, áp dụng nhiều phương thức thanh toán và hỗ trợ người bán, người mua để thu hút khách hàng và doanh nghiệp.
Một trong những trở ngại chính đối với lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam đó là vấn đề hậu cần, đặc biệt là khi giao hàng.
Chỉ có 34% dân số Việt Nam đang sinh sống ở khu vực thành thị, điều đó có nghĩa là sẽ có một lượng lớn các đơn hàng được giao đến cho các khách hàng ở những khu vực xa xôi và phân tán.
Tại Việt Nam, hiện Shopee đang phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực thương mại điện tử với các hoạt động chính là mua bán đa dạng các mặt hàng thông qua hình thức trực tuyến Tuy được mệnh danh là doanh nghiệp hàng đầu trên lĩnh vực này , tuy nhiên Shopee vẫn phải đương đầu với nhiều đối thủ đáng kể đã và đang tồn tại trong cùng thị trường mục tiêu Sau đây có thể kể đến một vài đối thủ cạnh tranh nổi bật như:
Lazada Đối thủ cạnh tranh của Shopee – Lazada Việt Nam là một sàn giao dịch thương mại điện tử, cung cấp sản phẩm trên nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy tính bảng, sản phẩm thời trang, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao,.v.v Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012.
Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia và hiện đang có chi nhánh tại Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia Tập đoàn Lazada lại thuộc sở hữu tập đoàn
Alibaba. Đối thủ cạnh tranh của Shopee – Lazada được điều hành bởi giám đốc kiêm nhà sáng lập người Đức Maximilian Bittner Sau đó tập đoàn Alibaba của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma mua lại và hoàn tất thương vụ vào đầu năm 2015.
Năm 2013, Lazada Việt Nam xây dựng nhà kho đầu tiên tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP.HCM Đến năm 2014, một trung tâm điều phối ở Đông Nam Bộ được thành lập, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng tại khu vực này Tháng 3/2016, Lazada Việt Nam sở hữu 35 trung tâm điều phối và đội ngũ giao hàng Lazada Express (LEX) do chính công ty cung cấp, hỗ trợ dịch vụ vận chuyển trực tiếp (FBL) cho nhà bán hàng.
Tiki Đối thủ cạnh tranh của Shopee – Tiki là viết tắt của “Tìm kiếm & Tiết kiệm”, là tên của website thương mại điện tử Việt Nam Thành lập từ tháng 3 năm 2010, Tiki hiện đang là trang thương mại điện tử lọt top 3 tại Việt Nam và top 6 tại khu vực Đông Nam Á Khởi đầu của Tiki chỉ là một website bán sách trực tuyến Tháng 3 năm 2012, Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures Inc đã quyết định đầu tư vào Tiki Với việc đầu tư này, Tiki dần mở rộng thành một sàn thương mại điện tử.
So sánh cửa hàng trực tuyến Lazada với một cửa hàng trực tuyến 123mua.vn
2.2.1 Cửa hàng trực tuyến 123mua.vn
Giai đoạn 1: Mở lối tiên phong
2006: trong bối cảnh thương mại điện tử tại Việt Nam bắt đầu nhen nhóm thành hình, ban giám đốc VinaGame đã cho mắt trang 123Mua.com.vn với tên gọi khá ấn tượng “Võ Lâm Bách Hóa Đại Lầu” với mục đích cung cấp các sản phẩm cho các game thủ Trang web lập tức được sự ủng hộ nhiệt tình từ cộng đồng game thủ lớn nhất Việt Nam tại thời điểm bấy giờ và trở thành một trong những trang thương mại điện tử theo hình thức B2C khá thành công với hình thức thanh toán chủ yếu bằng thẻ V-Card do VinaGame phát hành.
2007: Trước sự phát triển siêu tốc của cộng đồng người dùng đến từ Game và cộng đồng Zing.vn, “Võ Lâm Bách Hóa Đại Lầu” đã chuyển tên thành “Siêu thị trực tuyến 123Mua”, đồng thời mở rộng lên đến 25 nhóm sản phẩm khá đa dạng Cuối năm 2007, 5 nhóm ngành hàng được người dùng quan tâm nhất và giao dịch nhiều nhất tại 123Mua là:
4 Điện thoại – Kỹ thuật số
Với chức năng tìm kiếm thông tin nhanh gọn, cách trưng bày hàng hóa bắt mắt, đa dạng, 123Mua đã trở thành một thương hiệu được nhiều bạn trẻ quan tâm sử dụng, đánh giá là một kênh bán hàng trực tuyến đơn giản và hiệu quả nhất, đặc biệt phù hợp với giới trẻ với 95% người dùng ở độ tuổi từ 18 – 30.
Giai đoạn 2: Chiếm lĩnh thị trường
2008: trước nhu cầu bán hàng qua mạng bùng nổ và được sự ủng hộ của nhiều
Shop, Ban quản trị 123Mua đã thay đổi chiến lược kinh doanh và chuyển đổi mô hình B2C thành hình thức “gian hàng trực tuyến 123Mua!ePlaza” Đây là hình thức cho thuê gian hàng để bán hàng trực tuyến Các shop có thêm một kênh bán hàng trực tuyến với chi phí tiết kiệm và quảng bá hiệu quả nhất Điều này đã đươc minh chứng khi có hơn 100 gian hàng đăng ký kinh doanh trên 12Mua!ePlaza vào thời điểm cuối năm 2008.
2009: 123mua cho ra mắt chứng nhận “seller đảm bảo” nhằm đảm bảo giao dịch cho người mua và phát triển uy tín của người bán hàng 123mua đã cấp chứng nhận này cho khoảng 1000 shop trong năm 2009 Cũng trong năm này, 123Mua đã cho ra thêm danh hiệu “Best Choice”, những sản phẩm đạt danh hiệu Best Choice sẽ được 123Mua cam kết về cả chất lượng lẫn uy tín của chủ gian hàng.
Giai đoạn 3: Hoàn thiện và phát triển
2010 123Mua: xây dựng giao diện mới và thay đổi tên miền từ 123Mua.com.vn sang 123mua.vn.
Giao diện thân thiện và dễ sử dụng hơn, cho phép người có thêm nhiều bộ lọc để tìm kiếm thông tin sản phẩm và chủ shop có thêm nhiều kênh trưng bày hàng hóa, có khả năng tự sáng tạo giao diện theo phong cách riêng của mình.
2011 123Mua: tiếp tục mở rộng lên đến 60 nhóm ngành hàng với nội dung sản phẩm được các chủ shop thường xuyên cập nhật và kiểm duyệt, tạo thành một sàn TMĐT theo mô hình C2C rõ nét 123Mua cũng chủ động xây dựng nhiều tính năng tiếp thị trực tuyến mới nhằm kết nối người mua và người bán đơn giản và hiệu quả.
Tháng 6/2011, 123Mua đã chính thức cho ra mắt gói dịch vụ gian hàng VIP giúp người bán tạo các lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy hơn nữa mô hình mua sắm trực tuyến tại thị trường Việt Nam.
2012: Nhằm tạo tiền đề cho 123Mua phát triển một cách vững chắc, Ban quản trị 123Mua đã quyết định tái cơ cấu lại kiến trúc của trang web nhằm phân bổ traffic người dùng đến nhiều nhóm ngành hơn, tăng thêm nhiều tiện ích và đặc biệt là triển khai thêm mô hình thanh toán đảm bảo cho các shop uy tín.
123Mua.vn và các Giải thưởng
Năm 2012: Giải thưởng ICT lần 4 dành cho “Đơn vị cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu 2012” của Sở Thông Tin – Truyền Thông TP HCM.
Năm 2010: Giải Sao Khuê – Phần Mềm Ưu Việt và xếp hạng 4 sao (do Hiệp
Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam trao tặng)
Năm 2009: Giải Sao Khuê – Giải pháp TMĐT xuất sắc nhất (do Vinasa và Bộ
Công thương trao tặng) Website TMĐT được yêu thích nhất (do người tiêu dùng bình chọn)
Năm 2008: Giải nhì – Sản phẩm Công nghệ thông tin 2008 (Website giao dịch, mua bán trực tuyến do tạp chí PC bình chọn)
Năm 2007: Cúp đồng – IT Week 2007 (26/11/2007) do Hội Tin học & Bộ Công nghệ Thông tin trao tặng Thành viên Bạc của ECVN (24/8/2007) do Cổng TMĐT Quốc gia & Bộ Công thương trao tặng Giải Sao Khuê – Giải pháp thương mại điện tử xuất sắc nhất do Vinasa & Bộ Công thương trao tặng
Năm 2006: Top 10 website Thương mại điện tử tiêu biểu của TRUSTVN do Bộ
Đội ngũ nhân viên 123Mua.vn
123Mua có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, chịu học hỏi và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam Đội ngũ nhân viên 123Mua đang ngày đêm hoàn thiện và phát triển nhiều tiện ích và dịch vụ mới phục vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn cho khách hàng.
Mội trường làm việc thân thiện, sáng tạo và chuyên nghiệp Những giá trị cốt lõi của công ty giúp thành viên trở thành những con người tốt hơn, một tổ chức vững mạnh hơn.
Nhiệt huyết: Yêu thích công việc, đón nhận thách thức
Cầu tiến: Mong muốn học hỏi, tôn trọng khác biệt
Năng động: Chủ động quyết liệt, nổ lực cải tiến
Trách nhiệm: Thực hiện cam kết, trung thực tận tâm
Đồng đội: Ưu tiên tập thể, hỗ trợ đồng nghiệp
Khách hàng: Lắng nghe người dùng, thay đổi cuộc sống
Vì sao nên chọn 123Mua.vn
Tham gia thị trường TMĐT từ năm 2006 đến nay, 123Mua đang đứng TOP
5 website TMĐT uy tín và chất lượng nhất tại Việt Nam.123Mua.vn được sự tín nhiệm của các nhà kinh doanh và dần trở thành đối tác tin cậy của các nhà kinh doanh quan tâm đến chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ chuyên nghiệp
123Mua là một trong những sản phẩm mang tầm chiến lược của Công ty
Cổ phần VNG, một mạng lưới vững mạnh bao gồm các website uy tín và có lượng người dùng đông đảo như Zing News, Zing MP3, Zing Me, 123.vn, 123Pay.vn… 123Mua đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế hơn nữa trên thị trường Internet Việt Nam với phương chăm “Nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng bền vững”.
123Mua sở hữu hệ thống 60 danh mục hàng hóa đa dạng, thu hút lượng giao dịch khổng lồ mỗi ngày, là sàn giao dịch của các nhà kinh doanh và điểm mua sắm của nhiều bạn trẻ Với ưu thế đó, 123Mua trở thành cầu nối cung cấp nguồn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, đồng thời mở ra nhiều cơ hội đầu tư hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến.
Tăng nhanh số lượng khách hàng và doanh số.
Phát triển khách hàng trung thành.
Cung cấp công cụ quản lý đắc lực, các chương trình tiện lợi và miễn phí.
Đa dạng hình thức quảng cáo, tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất.
800.000 lượt truy cập 123Mua mỗi ngày, khối lượng giao dịch khổng lồ.
Dịch vụ khách hàng hỗ trợ chuyên nghiệp từ 123Mua.
Trung tâm thương mại online, cập nhật xu hướng mới nhất.
Mua sắm thả ga, tiết kiệm tối đa mỗi ngày.
Quyền lợi hấp dẫn cho các thành viên.
Mua sắm mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm tối đa thời gian.
Tình hình kinh doanh hiện tại của Shopee
Shopee vừa được vinh danh tại top 3 "Thương hiệu tốt nhất tại Việt Nam 2021" và là nền tảng TMĐT duy nhất góp mặt bảng xếp hạng này, theo báo cáo "Bảng xếp hạng thương hiệu tốt nhất toàn cầu" (Global Best Brand Rankings 2021) vừa được YouGov công bố Shopee đồng thời giữ vị trí thứ 6 tại bảng xếp hạng toàn cầu.
Tiến trình ứng dụng công nghệ tại khu vực Đông Nam Á liên tiếp ghi nhận sự tăng tốc vượt trội với thêm 40 triệu người dùng kỹ thuật số mới tăng lên trong năm 2021 Đứng trước xu hướng phát triển này, Shopee tiếp tục thúc đẩy khả năng hòa nhập kỹ thuật số thông qua việc hỗ trợ người dùng và doanh nghiệp tiếp cận với các cơ hội mua sắm và kinh doanh đa dạng trên nền tảng trực tuyến
Năm 2021 đã chứng kiến việc ngày càng nhiều người dùng tiếp cận và tận hưởng lợi ích từ công nghệ thông qua Shopee Trên toàn khu vực, cứ 6 đơn đặt hàng trên Shopee thì có 1 đơn hàng là của người dùng mua sắm lần đầu, đồng thời số lượng nhà bán hàng ở khu vực lân cận các thành phố lớn cũng tăng 70% so với năm 2020 Bên cạnh đó, Shopee còn mang đến nhiều niềm vui và trải nghiệm mua sắm tiện lợi hơn cho người dùng, đồng thời nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho mục tiêu phát triển nền kinh tế số.
Bằng việc cung cấp cho người dùng trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an toàn với các sự kiện mua sắm lớn trong năm cũng như những nỗ lực nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương phục hồi sau đại dịch thông qua các dự án gần đây như ShopeeFarm, chương trình "Cùng Shopee tôn vinh sản phẩm Việt" Shopee đã trở thành một nền tảng mua sắm trực tuyến được nhiều người dùng yêu thích khu vực
Các sản phẩm mà Shopee cung cấp được chia thành nhiều ngành hàng khác nhau gồm:
Nhà sách online và văn phòng phẩm
Nhóm 5 ngành điện tử – công nghệ Shopee
Máy tính, Laptop, Phụ kiện
Máy ảnh và phụ kiện
Thiết bị điện gia dụng
Nhóm 5 ngành hàng tiêu dùng
Bách hóa mua sắm online
Áp dụng được khi thanh toán bằng ví Airpay
Mã dành cho ngành hàng quốc tế
Sản phẩm có thể áp mã hoàn xu Xtra
Sản phẩm có Freeship Xtra
Thanh toán khi nhận hàng: hình thức thanh toán linh hoạt như: thanh toán khi nhận hàng, Ví ShopeePay, Thẻ Tín dụng/Ghi nợ, Trả góp bằng Thẻ tín dụng,
Số dư TK Shopee, Chuyển khoản ngân hàng, Thẻ ATM nội địa (Internet Banking), Thanh toán khi nhận hàng (COD),…
Trả hàng trong 6 ngày: Người mua sẽ phải gửi trả hàng lại về địa chỉ người bán trong vòng 6 ngày Shopee sẽ quyết định trả sản phẩm hoặc hoàn tiền cho bạn (tùy vào từng trường hợp cụ thể).
Chế độ bảo hành chính hãng: Shopee luôn hướng đến việc cung cấp những sản phẩm chất lượng với chế độ bảo hành chính hãng và dịch vụ hậu mãi tốt nhất.
Quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt: Để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng, Shopee áp dụng quy trình kiểm tra sản phẩm nghiệm ngặt từ giai đoạn chọn lọc, nhận hàng đạt tiêu chuẩn từ phía nhà cung cấp cho đến giai đoạn bảo quản và chuyển hàng.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp: Đội ngũ chăm sóc khách hàng của Shopee luôn sẵn sàng hỗ trợ khách, kể cả Chủ nhật và ngày lễ.
Đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại
2.4.1 Triết lí kinh doanh của Shopee
Trong chiến lược kinh doanh của Shopee, nền tảng thương mại Shopee được xây dựng nhằm cung cấp cho người sử dụng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh.
Shopee có niềm tin mạnh mẽ rằng trải nghiệm mua sắm trực tuyến phải đơn giản, dễ dàng và mang đến cảm xúc vui thích Niềm tin này truyền cảm hứng và thúc đẩy những con người làm việc mỗi ngày tại Shopee.
2.4.2 Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Shopee Đối với mục tiêu chiến lược kinh doanh của Shopee, Shopee mong muốn tiếp tục phát triển và nâng cấp nền tảng thương mại điện tử của mình để trở thành sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng trên toàn khu vực.
Shopee đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của công nghệ và nỗ lực mang đến những giá trị tốt đẹp hơn cho toàn thể cộng đồng bằng cách kết nối người mua và người bán thông qua nền tảng thương mại điện tử.
2.4.3 Khách hàng mục tiêu của Shopee
Shopee ra mắt ban đầu là một hệ thống tích hợp đầy đủ tính năng, hoạt động như mạng xã hội để phục vụ việc mua sắm trực tuyến trên mạng Internet Khách hàng mục tiêu của Shopee là mọi người tiêu dùng ở mọi nơi và mua sắm mọi lúc Đặc biệt Sàn TMĐT này tập trung chuyên sâu vào những ai có nhu cầu về thời trang, thẩm mỹ cũng như làm đẹp,…
Hiện nay, Shopee đã phát triển rộng ra với nhiều nền tảng đa dạng, phong phú Điều này nhằm mục đích để họ có thể định hướng được đối tượng khách
18 | P a g e hàng chính xác hơn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn, đồng thời tăng doanh thu hiệu quả
Khách hàng mục tiêu của Shopee tại thị trường Việt Nam được xác định nằm trong khoảng 18 đến 35 tuổi.
Thế hệ Gen Z và Millennials là đối tượng chiếm phần lớn người dùng internet tại Việt Nam Họ có đặc điểm chung là thành thạo các thiết bị điện tử, ưa chuộng sự đa dạng và sẵn sàng trải nghiệm những nền tảng mới, hiện đại.
Một vài nền tảng bao gồm: Nền tảng Shopee Mall dành cho những khách hàng khó tính, chỉ tin hàng chính hãng; nền tảng Shopee 4h dành cho người dùng có yêu cầu cao trong vấn đề thời gian giao nhận,…
2.4.4 Lợi thế cạnh tranh của Shopee
Về lợi thế cạnh tranh, Shopee sở hữu một số lợi thế cạnh tranh nổi bật như sau.
Tối ưu ứng dụng trên nền tảng di động
Trong khi đa số các nền tảng thương mại điện tử khác đều chỉ tập trung vào website và coi đó là nền tảng chính thì Shopee lại thực hiện một chiến lược khác ngay từ đầu bằng việc tung ra ứng dụng trên di động để tận dụng lượng người tiêu dùng sử dụng smartphone cao ở Đông Nam Á.
Theo báo cáo gần đây của iPrice, ứng dụng di động của Shopee dẫn đầu về lượt tải xuống và lượng người dùng hoạt động hàng tháng trong khu vực Đông Nam Á Mức độ phụ thuộc của Shopee vào ứng dụng di động thể hiện rõ khi hơn 90% giao dịch được thực hiện thông qua kênh này.
Tính nội địa hóa và tùy chỉnh cao
Một lợi thế cạnh tranh khác của Shopee đó là tính nội địa hóa và tùy chỉnh cao.
Thay vì làm 1 ứng dụng chung cho tất cả, Shopee lại làm ứng dụng độc lập ở mỗi thị trường khác nhau Điều này cho phép công ty giới thiệu tính năng dành riêng cho 7 thị trường mà họ đang hoạt động là Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines.
Ví dụ, tại Indonesia, Shopee đã ra mắt một mảng riêng cho các sản phẩm và dịch vụ Hồi giáo để phục vụ đối tượng theo Hồi giáo Còn ở Thái Lan hay Việt Nam, nơi những người nổi tiếng và KOL ảnh hưởng nhiều đến thói quen
19 | P a g e mua hàng của người tiêu dùng, Shopee giới thiệu các cửa hàng trực tuyến bán sản phẩm do các ngôi sao quảng cáo và đại diện.
2.4.5 Shopee đảm bảo cho khách mua hàng Đối với người mua, Shopee đảm bảo cách thức nhằm bảo vệ quyền lợi bằng cách lưu giữ số tiền giao dịch của đơn hàng cho đến khi người mua đã xác nhận và hoàn toàn đồng ý với món hàng mình đã mua
Người mua hàng có thể kích hoạt yêu cầu đổi, trả hàng / hoàn tiền từ khi nhận hàng đến khi chính thức xác nhận “đã nhận hàng” Bên cạnh đó, người mua còn có thể trao đổi với người bán qua cổng chat để việc mua bán diễn ra thuận lợi vừa long cả đôi bên
Điều kiện Trả hàng/Hoàn tiền của Shopee
2.5.2 Lý do trả hàng/hoàn tiền
Bạn có thể yêu cầu Trả hàng/Hoàn tiền trong các trường hợp sau: Hàng nhận được bị thiếu/sai/bể vỡ/không hoạt động/khác mô tả/đã qua sử dụng/giả nhái
Chưa nhận được hàng nhưng Shipper đã cập nhật giao hàng thành công Chưa nhận được hàng sau thời gian giao hàng dự kiến
2.5.3 Bằng chứng cần cung cấp
Bạn cần cung cấp hình ảnh và/hoặc video thể hiện rõ tình trạng sản phẩm nhận được
Shopee có thể yêu cầu bổ sung bằng chứng nếu:
Bằng chứng bạn cung cấp bị mờ, nhòe, không thể hiện được tình trạng sản phẩm nhận được,
Người bán khiếu nại yêu cầu của bạn và Shopee cần thêm bằng chứng để xem xét
2.5.4 Tình trạng của hàng trả lại
Sau khi đã gửi yêu cầu Trả hàng/Hoàn tiền, nếu Shopee/Người bán đồng ý cho bạn trả hàng, bạn cần gửi trả hàng về Shopee/Người bán theo hướng dẫn qua email hoặc thông tin trên ứng dụng Shopee Để hạn chế các rắc rối phát sinh liên quan đến trả hàng, bạn lưu ý: Đóng gói theo quy định về đóng gói hàng hóa của Shopee
Gửi trả toàn bộ sản phẩm (bao gồm tất cả phụ kiện đi kèm, hóa đơn VAT, tem phiếu bảo hành nếu có)
Sản phẩm gửi trả phải trong tình trạng như khi nhận hàng
Shopee khuyến khích bạn chuẩn bị thêm các bằng chứng sau để làm bằng chứng đối chiếu/khiếu nại về sau nếu cần:
Bằng chứng giao/nhận hàng với đầy đủ các thông tin: đơn vị vận chuyển, mã vận đơn, tên Người gửi/Người nhận, số điện thoại liên hệ và địa chỉ giao hàng.
Video clip quay lại quá trình đóng gói hàng gửi trả
Các bằng chứng khác thể hiện thỏa thuận gửi trả hàng giữa bạn và Người bán (đặc biệt trong trường hợp bạn sử dụng phương thức gửi hàng là Tự sắp xếp)
Nếu bạn chọn lấy hàng hoàn trả tại nhà/trả hàng tại bưu cục ngay trên ứng dụng Shopee: bạn được miễn phí trả hàng
Nếu bạn chọn Tự sắp xếp trả hàng:
Để trả hàng trên Shopee, bạn cần trả trước phí vận chuyển cho đơn vị vận chuyển, sau đó điền thông tin trả hàng vào ứng dụng Shopee, gồm: tên đơn vị vận chuyển, mã vận đơn, hình ảnh biên nhận đã gửi trả hàng.
Shopee sẽ hỗ trợ hoàn lại một phần phí trả hàng cho bạn theo Chính sách hỗ trợ phí trả hàng của Shopee.
Phương thức thanh toán tiền
Hiện nay Shopee Việt Nam đang hỗ trợ 07 hình thức thanh toán, bao gồm:
Phương thức thanh toán Nội dung
(Tích hợp bên trong ứng dụng Shopee)
Sau khi đã thành công thiết lập tài khoản Ví ShopeePay và tiến hành nạp đủ số dư, bạn có thể sử dụng Ví ShopeePay để thanh toán khi mua sắm trực tuyến, cũng như khi mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng chấp nhận thanh toán
Thẻ Tín dụng/Ghi nợ
Bạn có thể sử dụng Thẻ tín dụng hoặc Thẻ ghi nợ thuộc các hệ thống thẻ Visa, thẻ Mastercard, thẻ JCB, và thẻ American Express (AMEX) khi thanh toán đơn hàng trên Shopee
Trả góp bằng Thẻ tín dụng
Ngoài hình thức thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng, Shopee còn hỗ trợ khách hàng thanh toán trả góp thông qua tính năng thanh toán bằng Thẻ tín dụng.
Số dư TK Shopee là nơi ghi nhận giá trị tiền hàng của bạn từ doanh thu bán hàng, giúp bạn dễ dàng quản lý và kiểm tra toàn bộ chi tiết các giao dịch phát sinh từ sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee Bạn cũng có thể sử dụng Số dư TK Shopee thu được từ hoạt động bán hàng để thanh toán các đơn hàng mua sắm trên Shopee
Hiện tại, Shopee đang hỗ trợ hình thức thanh toán chuyển khoản ngân hàng cho đơn hàng có giá trị trên 20 triệu đồng thuộc một số ngành hàng nhất định.
Bạn có thể sử dụng thẻ ATM nội địa có đăng ký dịch vụ Internet Banking để thanh toán các đơn hàng Xem hướng dẫn thanh toán đơn hàng bằng thẻ ATM nội địa
Thanh toán khi nhận hàng (COD)
Ngoài những hình thức thanh toán nêu trên, người dùng có thể lựa chọn hình thức thanh toán khi nhận hàng Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các Shop trên Shopee đều cho phép sử dụng hình thức thanh toán này.
Chiến lược Marketing Mix
2.7.1 Chiến lược Marketing sản phẩm (Product)
Sản phẩm được định nghĩa là hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi một công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Sản phẩm cốt lõi của Shopee là nền tảng Thương mại điện tử, một thị trường trực tuyến Ở đây, người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến Và người bán (công ty, nhà bán lẻ, thương hiệu địa phương, v.v.) tham gia để đăng, bán các sản phẩm của họ
Shopee phát triển ứng dụng dành riêng cho từng quốc gia với mục đích bản địa hóa nền tảng Điều này nhằm để tiếp cận và thu hút người tiêu dùng địa phương một cách dễ dàng Shopee cung cấp ứng dụng mua sắm trên web và trên điện thoại di động
Shopee cho phép khách hàng sử dụng linh hoạt giữa tiếng Anh và tiếng Việt, tạo điều kiện giao dịch dễ dàng cho cả người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại đây Thêm vào đó, ứng dụng Shopee còn sở hữu giao diện đơn giản, tiện lợi, hướng đến mục tiêu tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của người dùng.
2.7.2 Chiến lược Marketing điểm bán (Place)
Shopee là một thị trường thương mại điện tử trực tuyến liên kết người mua hàng và người bán Điều này được thực hiện thông qua một ứng dụng và website duy nhất Kể từ khi có mặt tại Việt Nam, số lượt tải xuống ứng dụng Shopee đã đạt hơn 5 triệu lượt
Trong năm qua, cộng đồng người bán hàng hợp tác cùng Shopee đã tăng gấp ba lần, mang đến một lực lượng bán hàng đông đảo, đa dạng Bên cạnh đó, Shopee hợp tác với những đối tác vận chuyển hàng đầu tại mỗi quốc gia, sở hữu mạng lưới giao vận rộng khắp Sự hợp tác này giúp đảm bảo người tiêu dùng được hưởng dịch vụ giao hàng nhanh chóng, thuận tiện nhất Không quan trọng vị trí nhận hàng ở đâu, khách hàng luôn được hưởng lợi từ Shopee như một điểm bán offline, với sự tiện lợi và an tâm tối đa.
2.7.3 Chiến lược Marketing giá cả (Price)
Giá cả là số tiền mà khách hàng phải trả để mua một sản phẩm Ở khía cạnh này, các chiến lược Marketing của Shopee là hoàn toàn vượt trội So với các đối thủ khác, giá của sản phẩm trên Shopee rất cạnh tranh
Cách tiếp cận giá cạnh tranh cũng là một chiến lược quan trọng của Shopee Ví dụ, vào mỗi ngày bán hàng lớn, Shopee cung cấp một lượng lớn mã miễn phí giao hàng, phiếu giảm giá và sản phẩm giảm giá cho người tiêu dùng để khuyến khích họ tương tác và mua hàng trên nền tảng của công ty.
2.7.4 Chiến lược Marketing quảng bá (Promotion) Ở khía cạnh quảng bá, chiến lược Marketing của Shopee bao gồm các hoạt động quảng bá hình ảnh tích cực Họ tạo ra các quảng cáo có tính viral để quảng bá thương hiệu của mình tới một lượng lớn khán giả Ngoài ra, công ty còn thực hiện một số chiến dịch giảm giá để khuyến khích khách hàng mua số lượng lớn
Các chiến dịch quảng bá thành công của Shopee tại Việt Nam được xây dựng trên nền tảng những kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả Qua nhiều mùa sale lớn, Shopee đã chứng minh được sức mạnh của những chiến lược quảng bá hiệu quả, góp phần đáng kể vào thành công của nền tảng tại thị trường Việt Nam Những kỹ thuật này đã giúp Shopee thu hút và giữ chân lượng lớn khách hàng, nâng cao nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
2.7.5 Chiến lược Social và Viral Marketing
Một chiến lược Marketing tiêu biểu khác của Shopee chính là Social và Viral Marketing Ngay từ giai đoạn đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, Shopee đã nhận ra tiềm năng của mạng xã hội tại Việt Nam Công ty đã chọn mạng xã hội là công cụ chính để thực hiện các chiến lược Marketing
Shopee đã sử dụng các kênh truyền thông như một công cụ để truyền bá thông điệp Marketing Cho đến thời điểm hiện tại, Shopee đã hoàn thành xuất sắc việc nắm bắt xu hướng và áp dụng chiến lược Marketing trên tất cả các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng tại Việt Nam như Facebook, YouTube, Zalo, Instagram và Tiktok
Chiến lược Marketing của Shopee trên YouTube tập trung vào việc thêm quảng cáo của Shopee vào các video của các Youtuber Họ còn đồng thời hiển thị áp phích quảng cáo trên giao diện của YouTube Quảng cáo thêm vào thường dưới dạng các bài hát có giai điệu Chúng được làm lại và biểu diễn bởi những người nổi tiếng
Độ nổi tiếng của người nổi tiếng tham gia quảng cáo Shopee trên YouTube phụ thuộc vào mức độ phổ biến của họ tại thời điểm đó Chiến lược này giúp Shopee tiếp cận trực tiếp đến người xem và thu hút sự chú ý của họ Để thực hiện được, Shopee phải hợp tác chặt chẽ với YouTube và xin phép sự đồng ý từ những người sáng tạo nội dung để quảng cáo Shopee có thể xuất hiện trong video của họ.
2.7.6 Một vài chiến dịch truyền thông nổi bật của Shopee
TVC bắt Trend cực nhanh và chính xác
Shopee gây ấn tượng với loạt TVC bắt trend thần tốc, đúng thời điểm Đây là một trong những chiến dịch Marketing dài hạn của công ty Bằng cách tận dụng sức lan tỏa của các xu hướng thịnh hành, Shopee đã thành công thu hút lượng lớn thảo luận và nhắc đến trên mạng xã hội.
24 | P a g e Điều này giúp Shopee có một tỉ lệ chuyển đổi cao và đột phá ở một số thời điểm Một vài TVC điển hình cho chiến lược này bao gồm: Baby Shark với sự xuất hiện của Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng Hay bản remake DDU-DU DDU-
DU kết hợp với Blackpink Đây điều là những TVC triệu view, góp phần quan trọng mang đến thành công cho Shopee.
Nội địa hoá các nội dung Marketing
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
2.8.1 Tiếp thị liên kết Shopee
Tiếp thị liên kết hay còn gọi là “Affiliate marketing”, là hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ của các công ty (Shopee Vietnam), thông qua các trang mạng của các đối tác quảng bá (là chính các bạn) đến người tiêu dùng cuối cùng Hay nói cách khác, bạn sẽ đóng vai trò trung gian, giới thiệu người mua hàng tiềm năng đến với Shopee Bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng từ chính Shopee khi người mua hàng ghé thăm trang mạng của bạn, được dẫn đến Shopee, và thực hiện hoàn tất thanh toán đơn hàng đến Shopee, và thực hiện hoàn tất thanh toán đơn hàng
Shopee KOL Affiliate, hay còn gọi là Affiliate Shopee là chương trình do Shopee phối hợp thực hiện với các bạn KOL/KOC sở hữu các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram về các lĩnh vực như: Lifestyle, Vlog, Food Review, Beauty tips…
Các KOL/KOC sẽ tham gia chia sẻ link sản phẩm của Shopee trên các kênh mình đang sở hữu để nhận mức hoa hồng cao gấp đôi so với mức thông thường từ đơn hàng thành công Bạn sẽ không cần phụ thuộc vào việc booking từ các nhãn hàng hay doanh thu từ Youtube hoặc các kênh social khác
Không phải ngẫu nhiên mà ngày còn nhiều những bạn trẻ có tầm ảnh hưởng nhất định muốn trở thành KOL Shopee Việc xuất hiện trên một sàn thương mại điện tử được yêu thích hàng đầu Việt Nam mang đến rất nhiều lợi ích:
Tăng trưởng cộng đồng người hâm mộ: Các chương trình hỗ trợ KOLs có doanh số tốt để tặng voucher cho fan.
Hệ thống chatbot, theo dõi đơn hàng và tạo link chia sẻ nhanh chóng.
Ưu đãi hấp dẫn từ các nhãn hàng.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Ưu và nhược điểm của hệ thống kênh phân phối Lazada
Đối với các nhà cung cấp
Số lượng khách hàng tiềm năng lớn, chủ yếu ở lứa tuổi trẻ, dễ dàng thích hợp với xu hướng mới.
Mở gian hàng cực nhanh bằng số điện thoại và email
Miễn phí mở gian hàng và phí hoa hồng kinh doanh 0% hiện tại với shop thông thường.
Phân cấp gian hàng uy tín lên Shop yêu thích và Shopee Mall để tạo ưu thế cạnh tranh.
Giao diện đẹp, tốc độ load nhanh, bộ lọc tìm kiếm sản phẩm thông minh.
Nhiều chính sách khuyến mãi, ưu đãi dành cho chủ shop và khách mua hàng
Liên kết với hầu hết đơn vị vận chuyển uy tín trên toàn quốc: GHN, GHTK, Viettel post, VN post, J&T, Supership,
Tích hợp trên nhiều phần mềm quản lý bán hàng online chuyên nghiệp Đồng bộ dữ liệu đơn hàng – khách hàng với Abit để xử lý
Với khả năng kết nối các kênh bán hàng trên sàn TMĐT, F8 Logistic hỗ trợ doanh nghiệp quản lý đơn hàng hiệu quả, tránh tình trạng sót đơn, nhầm đơn hàng hay sai thông tin gây mất lòng khách.
Khó bán hàng vì mức độ cạnh tranh cao hơn các sàn TMĐT khác.
Chưa kiểm soát được vấn đề bán phá giá thị trường gây hoang mang cho người bán
Kiểm duyệt sản phẩm lâu gây chậm trễ, gián đoạn trong kinh doanh
Tình trạng hàng kém chất lượng vẫn tràn lan, hạ thấp uy tín của shop bán hàng chính hãng.
Chính sách trợ giá từ 200.000đ/đơn gây khó khăn cho những shop bán mặt hàng có giá trị thấp.
Tổng đài Shopee chưa phát huy hết tác dụng Chủ yếu vẫn là người mua và người bán tự liên hệ.
Shopee nên thường xuyên đánh giá định kì chất lượng sản phẩm của các nhà sản xuất dựa trên phản hồi của khách hàng hoặc tỉ lệ bảo hành sản phẩm thông qua Shopee để quyết định duy trì hợp tác hoặc thay thế các nhà sản xuất, nhà cung ứng khác.
Đối với khách hàng
Các đơn hàng online được đặt và được phép hủy sau khi đặt, vì vậy nếu có trục trặc về đơn đặt hàng việc xử lý cũng sẽ đơn giản.
Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn nhiều thương hiệu khác nhau, so sánh giá, tính năng giữa các thương hiệu và có thể “shopping” bất cứ lúc nào cảm thấy hứng thú Khách hàng cảm nhận thái độ từ các người dùng sử dụng trước thông qua comment, tư vấn…
Hàng hóa được đảm bảo bởi Shopee, các chính sách đổi hàng giúp khách hàng an tâm hơn.
Thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá.
Mặt hàng đa dạng phong phú, giá thành nhiều sản phẩm rất rẻ.
Mặc dù người tiêu dùng vẫn còn dè dặt với các giao dịch mua sắm trực tuyến do lo ngại về bảo mật và thanh toán, nhưng lại có xu hướng trung thành cao với các thương hiệu sản phẩm chứ không phải các thương hiệu nhà bán lẻ.
28 | P a g e lẻ, nhưng nếu sản phẩm bị lỗi của nhà sản xuất, người tiêu dùng thường có định kiến không tốt về phân phối của nhà bán lẻ.
Chính sách giao hàng của Shopee trung bình sau 2-3 ngày sau khi nhận được yêu cầu từ khách hàng Khách hàng dễ dàng thay đổi quyết định mua dẫn đến rủi ro về phía Shopee về chi phí phát sinh từ đơn hàng đó.
Chính sách đổi, trả hàng phức tạp, khách hàng không được dùng thử, cảm nhận trực tiếp từ sản phẩm tại cửa hàng.
Để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm, Shopee nên tập trung quản lý kho hàng hiệu quả với các sản phẩm bán chạy để giảm thời gian giao hàng Cần triển khai chính sách cho phép khách hàng kiểm tra và dùng thử sản phẩm trước khi thanh toán, đảm bảo quyền lợi người dùng Ngoài ra, Shopee nên đưa ra các ưu đãi cho hình thức thanh toán trực tuyến như giảm giá đơn hàng nhằm hạn chế tình trạng đổi ý mua hàng sau khi nhận.
Đánh giá chiến lược bán hàng của Shopee
Với đặc thù nhà bán lẻ trong lĩnh vực thương mại điện tử, phân phối là quá trình Shopee chuyển giao giá trị cho khách hàng, tạo được sự uy tín và sự tín nhiệm trên thị trường, đây chính là công cụ cạnh tranh mà Shopee thật sự cần đẩy mạnh trong thời gian tới, bởi vì:
- Shopee không kiểm soát được hoàn toàn chất lượng sản phẩm từ nhà sản xuất Mặc dù cố gắng lựa chọn nhà sản xuất uy tín nhưng bất cứ lỗi sản phẩm phát sinh nào, tâm lý người tiêu dùng đều cho rằng đó là lỗi của Shopee hơn là lỗi của nhà sản xuất Điều đó còn chưa kể đến việc Shopee ngày càng kinh doanh với nhiều sản phẩm của Trung Quốc.
- Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thông minh hơn khi mua sắm trực tuyến và họ rất nhạy cảm về giá, do đó họ thường thiếu trung thành với nhà bán lẻ hơn là thương hiệu của nhà sản xuất.
- Các chiến dịch truyền thông, đặc biệt quảng cáo rầm rộ dày đặc tốn kém chi phí, gây phiền phức, nhiễu thông tin với khác hàng, tạo ác cảm thương hiệu.
Chiến lược phân phối rộng rãi, nhanh chóng và tiện lợi của Shopee giúp giải quyết các sự cố mua hàng, tạo nên trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng Bên cạnh đó, dịch vụ thanh toán dễ dàng và chính sách chăm sóc khách hàng tận tình giúp Shopee xây dựng được hình ảnh thương hiệu uy tín Chiến lược chi phí thấp này của Shopee mang lại hiệu quả cao, giúp công ty tiết kiệm chi phí vận hành và tạo lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên Shopee còn phải cải thiện các chiến thuật kinh doanh của mình.
- Chính sách đổi trả hàng miễn phí trong vòng 30 ngày Đây là một ưu điểm của Shopee so với các đối thủ khác, họ thương tính phí theo các mối thời hạn, hoặc thoài gian đổi trả miễn phí ngắn hơn Shopee Tuy nhiên, việc tập hợp các sản phẩm không được áp dụng chính sách này trong “danh mục hạn chế” gây bất tiện cho khách hàng Nên bổ sung thêm tình trạng áp dụng chính sách cho từ sản phẩm ngay tại trang lựa chọn sản phẩm.
- Thanh toán khi nhận hàng, đây là một trong những lợi thế khi kinh doanh thương mịa điện tử tại Việt Nam, khi khác hàng còn rất thận trọng trong việc thanh toán trực tuyến Tuy nhiên, chính sách chỉ khi thanh toán mới được kiểm tra hàng với lí do đảm bảo tem niêm phong, tránh tình trạng khách hàng thiếu nghiêm túc khi mua hàng Quy trình đổi trả hàng trong 7 ngày miễn phí đường bưu điện VNPT nhưng Shopee không chịu phí cho các đơn vị vận chuyển khác. Thủ tục rườm rà, yêu cầu khắt khe làm mất quyền lợi khách hàng Lazada nên hỗ trợ cho phép khác hàng thứ trước sản phảm với xác nhận của người giao hàng cùng các điều khoản tiêu chuẩn cụ thế đặt quyền lợi của khách hàng lên trên.
- Về việc lưu trữ hàng trong kho của Shopee: Với số lượng đơn hàng nếu mỗi ngày, Shopee nỗ lực đẩy mạnh hàng đi nhanh để giảm chi phí hàng tồn kho cũng như hệ thống quản lý tiên tiến nhưng vẫn có không ít trường hợp phản ánh của khách hàng về việc hoãn đơn hàng nhiều lần đối với mặt hàng đang trong chương trình giảm giá Shopee nên có những tính toán kho hàng trước khi tiến hành giảm giá sản phẩm bất kì để đảm bảo thời gian giao hàng như đúng cam kết dịch vụ công bố.
Shopee nổi bật với mô hình kinh doanh B2C (Business-to-Consumer), tập trung vào việc bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng Sở hữu nguồn lực dồi dào từ công ty mẹ, Shopee đã nhanh chóng trở thành nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam Để thu hút khách hàng, Shopee áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi và quảng cáo hấp dẫn.
Tuy nhiên với đặc điểm tâm lý và tiêu dùng của người Việt Nam, Shopee còn phải nỗ lực nhiều hơn để thống lĩnh thị trường bán lẻ trực tuyến, từ chính sách giá, quản lý kho hàng, chíángách giao hàng và chăm sóc khách hàng Với nguồn vốn đầu tư mạnh và sơ sở dữ liệu khách hàng dồi dào, Shopee trong tương lai có thể tạo được lợi thế cạnh tranh từ việc cung cấp các thương hiệu sản phẩm của riêng mình để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng khác.
1 https://doanhnghiep.quocgiakhoinghiep.vn/doanhnghiep/shopee/
2 https://careers.shopee.vn/about
3 https://vivucontent.com/chien-luoc-marketing-cua-shopee-la-gi-cach- shopee-thay-doi-cuc-dien-thuong-hieu/#:~:text=Slogan%20c
%C3%ADch,qu%E1%BA%A3ng%20c%C3%A1o%20TVC%20c
4 https://ben.com.vn/tin-tuc/shopee-la-gi/
5 https://vietnix.vn/shopee-la-gi/#:~:text=Sau%20h%C6%A1n
%201%20n%C4%83m%20th%C3%A0nh,thu%20ph%C3%AD
6 https://luanvanmaster.com/khai-quat- shopee/#4_San_pham_cua_Shopee
7 https://brademar.com/phan-tich-mo-hinh-swot-cua-shopee-2/
8 https://brademar.com/cac-doi-thu-canh-tranh-cua-shopee/
9 https://www.techsignin.com/shopee-tong-ket-2021/
10 https://magiamgia.com/xac-dinh-nganh-hang-san-pham-shopee/
11 https://help.shopee.vn/portal/article/79198-[Th%C3%A0nh-vi
%C3%AAn-m%E1%BB%9Bi]-Shopee-hi%E1%BB%87n-
%C4%91ang-c%C3%B3-nh%E1%BB%AFng-ph
%C6%B0%C6%A1ng-th%E1%BB%A9c-thanh-to%C3%A1n-n
12 https://chondeal247.com/blog/shopee-dam-bao-cho-khach-mua-hang
13 https://help.shopee.vn/portal/article/79256-[Th%C3%A0nh-vi
%C3%AAn-m%E1%BB%9Bi]-%C4%90i%E1%BB%81u-ki
%E1%BB%87n-Tr%E1%BA%A3-h%C3%A0ng%2FHo
%C3%A0n-ti%E1%BB%81n-c%E1%BB%A7a-Shopee? previousPage=other+articles
14 https://glints.com/vn/blog/chien-luoc-marketing-cua- shopee/#chien_luoc_social_va_viral_marketing
15 https://amis.misa.vn/30796/chien-luoc-kinh-doanh-cua- shopee/#Triet_ly_kinh_doanh_cua_Shopee
16 https://adpia.vn/shopee-affiliate-kol-kiem-tien-nhu-the- nao.html#:~:text=KOL%20Shopee%2C%20hay%20c%C3%B2n