1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Tự truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn văn hóa

95 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tự truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn văn hóa
Tác giả Nguyễn Văn Đức
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Phong Nam
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 1.1. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa. 1.1.1. Văn học Việt Nam hiện đại từ góc nhìn văn hóa... 1.1.2. Tiếp cận Tự truyện của Tô Hoài dưới quan điểm văn hóa học. 1.2. Tô Hoài- “đời văn, đời người”. 1.2.1. Tô Hoài –“cuộc phiêu lưu giữa trần ai cát bụi”. 1.2.2. Tô Hoài- “người sở hữu một gia tài văn chương lớn”. 1.3. Đề tài Hà Nội trong sáng tác của Tô Hoài . 1.3.1. Đặc trưng văn hóa Hà Nội 1.3.2. Tô Hoài- “nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và phong phú”. CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG TỰ TRUYỆN CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI 2.1. Không gian văn hóa Bắc Bộ 2.1.1 Cảnh quê 2.1.2 Phố phường Hà Nội. 2.2. Vẻ đẹp của Văn hóa Bắc Bộ qua chân dung con người... 2.2.1. Chân dung những con người chân chất, thật thà 2.2.2. Chân dung một số bạn văn và bức chân dung tự hoạ 2.2.2. Chân dung tác giả 2.3. Một số biểu hiện khác trong văn hóa vật chất.. 2.3.1 Những phong tục tập quán.. 2.3.2 Văn hóa lễ hội . 2.3.3. Văn hóa ẩm thực . 26 .26 28 31 31 34 .42 50 50 51 .58 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TỰ TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI. 3.1. Nghệ thuật kể chuyện. 3.1.1 Quan điểm trần thuật 3.1.2. Trần thuật theo trình tự dòng hồi ức . 3.1.3. Kết hợp trần thuật theo diễn biến sự kiện và trần thuật theo dòng hồi ức....63 3.1.4 Tổ chức trần thuật .. 3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trong tự truyện của Tô Hoài 3.2.1 Ngôn ngữ kể chuyện .. 3.2.2.Giọng điệu... 3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật 3.3.1. Không gian nghệ thuật. 3.3.2. Thời gian nghệ thuật . KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN ĐỨC

TỰ TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHONG NAM

ĐÀ NẴNG – NĂM 2022

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT ĐỀ TÀI

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 10

1.1 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa 10

1.1.1 Văn học Việt Nam hiện đại từ góc nhìn văn hóa 10

1.1.2 Tiếp cận Tự truyện của Tô Hoài dưới quan điểm văn hóa học 11

1.2 Tô Hoài- “đời văn, đời người” 12

1.2.1 Tô Hoài –“cuộc phiêu lưu giữa trần ai cát bụi” 12

1.2.2 Tô Hoài- “người sở hữu một gia tài văn chương lớn” 15

1.3 Đề tài Hà Nội trong sáng tác của Tô Hoài 17

1.3.1 Đặc trưng văn hóa Hà Nội 17

1.3.2 Tô Hoài- “nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và phong phú” 20

CHƯƠNG 2:NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG TỰ TRUYỆN CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI 26

2.1 Không gian văn hóa Bắc Bộ 26

2.1.1 Cảnh quê 26

2.1.2 Phố phường Hà Nội 28

2.2 Vẻ đẹp của Văn hóa Bắc Bộ qua chân dung con người: 31

2.2.1 Chân dung những con người chân chất, thật thà 31

2.2.2 Chân dung một số bạn văn và bức chân dung tự hoạ 34

2.2.2 Chân dung tác giả 42

2.3 Một số biểu hiện khác trong văn hóa vật chất 50

3.1 Nghệ thuật kể chuyện 61

3.1.1 Quan điểm trần thuật 61

3.1.2 Trần thuật theo trình tự dòng hồi ức 61

Trang 6

3.1.4 Tổ chức trần thuật 65

3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu trong tự truyện của Tô Hoài 67

3.2.1 Ngôn ngữ kể chuyện 67

3.2.2.Giọng điệu 69

3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật 77

3.3.1 Không gian nghệ thuật 77

3.3.2 Thời gian nghệ thuật 80

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

1.1 Tô Hoài - một trong những đại diện tiêu biểu của nền văn học nước ta, tác

phẩm của ông có mặt ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám Hai phần ba thế kỉ đã trôi qua, kể từ khi Tô Hoài bước chân vào làng văn Việt Nam, nhà văn luôn thể hiện mình là một cây bút tài hoa vẫn phát triển với tinh thần lao động cần mẫn, sáng tạo công phu rèn luyện bền bỉ, dẻo dai.Với hơn chín mươi tuổi đời và bảy mươi năm cống hiến cho sáng tạo nghệ thuật Tô Hoài đã đóng góp vào nền văn học nước ta một sự nghiệp văn chương đồ sộ với nhiều thể loại và đề tài khác nhau từ đề tài miền xuôi đến đề tài miền núi, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi đến kịch, tự truyện hay đó là thể loại tản văn… Hầu như ở thể loại và đề tài nào, nhà văn đều chọn cho mình một con đường đi riêng đầy sáng tạo Vì thế, ông luôn dành được vị trí trang trọng trong lòng công chúng mến mộ

1.2 Đi vào tìm hiểu các sáng tác của Tô Hoài ta sẽ thấy được những nét khắc

họa về chính bản thân nhà văn- một con người sống thực với chính mình, một cây bút “nhập cuộc” Tất cả đều được tác giả ghi lại qua từng trang “thời sự văn chương” và “thời sự đất nước” Hay đó còn là những nét phác họa về bức tranh làng quê nghèo vùng Nghĩa Đô luôn hiển hiện trong kí ức của Cu Bưởi, những người bạn văn cùng thời Đọc những trang văn của ông, ta còn trở về quá khứ với những giá trị văn hóa của đất kinh kì một thời đã qua với thủ đô Hà Nội- mảnh đất với hơn một ngàn năm văn hiến

1.3 Mỗi nhà văn, nhà thơ tạo được tên tuổi của mình thông qua những sáng tác

của chính họ Và Tô Hoài đã làm được điều này, nhà văn đã thành công khi “lắp ghép” tất cả những mảnh vụn từ cuộc sống thường nhặt ấy để tạo thành một bức tranh sống

động qua từng sáng tác Những đứa con tinh thần của Tô Hoài luôn cuốn hút người

đọc bởi lối hành văn tự nhiên, một văn phong rất dung dị và một giọng văn thoải mái Ở đó người đọc nhận ra chân dung của Tô Hoài- một nhà văn không lẫn với bất kì ai trên văn đàn- một Tô Hoài hóm hỉnh thông minh và sống hết mình với nghề văn,

nghiệp văn

1.4 Văn học là một hiện tượng văn hóa, những tác phẩm văn học tiêu biểu cho

những giá trị văn hóa dân tộc, cốt tính dân tộc Văn học có khả năng nhận thức, phản ánh, truyền tải, lưu giữ, kiến tạo các giá trị văn hóa và nâng văn hóa lên tầm cao mới Mối quan hệ văn học - văn hóa là mối quan hệ gắn bó khăng khít và không thể tách rời như trên với dưới, như trong với ngoài Ở mỗi dân tộc, mỗi vùng đất trên thế giới đều xây đắp cho mình bản sắc văn hóa riêng Bản sắc văn hóa của dân tộc nào là chính gương mặt của dân tộc đó và được thể hiện qua những tác phẩm văn học cụ thể

Hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa không phải là một hướng

tiếp cận mới, nói như Đỗ Lai Thúy “cũ như trái đất” Nhưng, so với các hướng tiếp

cận khác thì đây vẫn là một hướng tiếp cận tác phẩm văn học ra đời muộn hơn ở nước

Trang 8

ta Tuy nhiên, văn học từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta có khả năng khai thác sâu giá trị nội tại của các tác phẩm, có cái nhìn vừa bao quát, sâu sắc toàn diện về đời sống văn hóa của cả cộng đồng dân tộc Vì thế, các nhà nghiên cứu thấy được tính khả dụng của nó đã chọn cách tiếp cận này để hiểu sâu về văn hóa của các vùng, miền qua văn học

Đi sâu tìm hiểu Tự truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi có cơ hội tiếp cận tác phẩm dưới góc độ lí luận ứng dụng Mặt khác qua việc tìm hiểu này, bản thân còn thấy được nhiều điều mới lạ và độc đáo cũng như những nét nổi bật về dấu ấn văn hóa trong các sáng tác của nhà văn Tô Hoài nói chung, đặc biệt là tập Tự truyện nói riêng Nghiên cứu yếu tố văn hóa trong sáng tác Tự truyện của Tô Hoài để góp phần hiểu sâu hơn về phong cách của tác giả và giá trị của tác phẩm Đó cũng là lí

do để chúng tôi lựa chọn đề tài “Tự truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn văn hóa”

2 Lịch sử vấn đề

2.1.Những công trình nghiên cứu về Tô Hoài và phong cách sáng tác của nhà văn

Từ lâu nền Văn học Việt Nam với biết bao nhiêu tác giả, tác phẩm tiêu biểu là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu, phê bình không ngừng đào xới, khám phá tìm tòi và cho đến nay vẫn là đối tượng hấp dẫn tạo ra nhiều sự chú ý cho độc giả Trong đó Tô Hoài- hiện thân bức chân dung đẹp của nền văn xuôi từ đầu nhưng năm 40 của thế kỉ XX Ông được đánh giá là “một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”

Dõi theo cuộc đời và những sáng tác của Tô Hoài hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, người đọc vẫn luôn nhìn thấy ở ông một ngòi bút luôn tươi mới và không bị phai nhạt với thời gian, “không tự giới hạn mình trong một khuôn khổ, phạm vi, hình thức nào, không tự thu mình lại theo một giọng điệu văn chương nào”

Sở dĩ làm được điều này bởi trong suốt cuộc đời của mình Tô Hoài đã đánh đổi tất cả chỉ xin lấy về thân phận mình những giá trị đích thực dành cho nghệ thuật, chính điều đó mà những tác phẩm của nhà văn không chỉ tạo được sự lôi cuốn, sức hấp dẫn đặc biệt mà còn làm hao tổn không ít công sức và giấy mực của giới nghiên cứu và phê bình văn học

Vũ Ngọc Phan là người đỡ đầu cho Tô Hoài khi bước vào nghề văn, việc nhận ra được những đặc sắc, những mạnh yếu trong cách hành văn của Tô Hoài là điều không hề khó Ông nhận định “cùng với năng lực miêu tả tinh tế thế giới loài vật, Tô Hoài còn là nhà văn có biệt tài về những cảnh nghèo của dân quê Nhà nghiên cứu cũng sớm phát hiện chất giọng “trào lộng và kinh bạc” ở ngoài bút ấy [18, tr.21]

Cỏ dại – cuồn hồi kí đầu tiên của Tô Hoài ra đời năm 1943 mặc dù không gây

được tiếng vang như các tập hồi kí sau này, song cũng được đánh dấu bằng ý kiến của một số bài nghiên cứu trong đó phái kể đến bài viết từ nhà báo Võ Xuân Quế: “mặc dù còn một vài hạn chế nhất định về tư tưởng song nó đã vẽ lên được một bức tranh chân thực về một vùng quê ngoại thành Hà Nội Đó chính là cảnh sống nghèo khó, khốn khổ cùng cực, những phong tục, tập quán cổ hủ với những tâm tình u uất của người

Trang 9

thợ thủ công Nghĩa Đô trước cách mạng Tô Hoài miêu tả thành công các mối quan hệ gia đình, bạn bè, trai gái, làng xóm thôn quê Nhà báo khẳng định chính vì vậy trong tác phẩm của ông sử dụng rất thành công nhiều từ ngữ, nhiều lối nói của địa phương [18, tr.408, 409]

Giáo sư Hà Minh Đức cũng đưa ra nhận xét sâu sắc, khẳng định giá trị truyện của Tô Hoài: “Ông muốn trở về với ngọn nguồn của những truyền thuyết, thần tích, những câu chuyện cổ để tìm hiểu sự sống của dân tộc trong thời kỳ xa xưa với những cảm nghĩ và hình thái tư duy, với những hành động sáng tạo của người lao động trong quá trình dựng nước và giữ nước” [5; tr.128]

GS Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Tô Hoài với quan niệm "con người là

con người " đã khẳng định: "Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con

người, thế thôi" Vì thế, nhân vật của ông được khai thác "toàn chuyện đời tư, đời thường" Ngay cả nhân vật cách mạng, nhân vật anh hùng của ông thường ít được lý tưởng hoá

Trong cuốn Tô Hoài- tác gia và tác phẩm do Phong Lê tuyển chọn và ở phần thứ ba với tựa đề “Trở về những miền thân thuộc” được trích từ bài “Tô Hoài- 60 năm

viết” đã khẳng định: “Ở mảng hồi ức này, bên cạnh Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Sống nhờ của Mạnh Phú Tứ, Tô Hoài cũng có những đóng góp một áng văn hay và cảm động là Cỏ dại Bài viết còn đi sâu chỉ rõ “đọc Tô Hoài tôi bỗng sống ngạc

nhiên không hiểu sao người ta có thể viết hay đến thế về mình, để qua mình hiểu người, hiểu đời, hơn thế, hiểu cả một thời- nó là bầu khí quyển chung cho biết bao là thế hệ” [18, tr.42, 43]

Ngoài ra tác giả cũng dành nhiều ưu ái của mình khi ông đã đưa ra những ý kiến

nhận xét thiên về ấn tượng qua hai tập hối kí Tô Hoài: “Đọc Cỏ dại rồi đọc Tự truyện

trong khoảng cách hơn 30 năm tôi không thấy sự hụt hẵng hay ngắt quãng nào trong mạch hối ức của Tô Hoài Vẫn một trí nhớ tuyệt diệu Một cảm hứng nhất quán Một sự sống không vơi cạn trong kho kí ức [18, tr.43]

Có thể nói rằng “Không phải đến Tự truyện nhưng cũng phải chờ đến Tự truyện

mới bôc lộ rõ tiềm năng giàu có này ở Tô Hoài” Đó là những đánh giá rất xác thực và đúng đắn về nhà văn Tô Hoài mà Phong Lê nhận định

Tác giả Mai Thị Nhung trong luận án Tiến sĩ Phong cách nghệ thuật Tô Hoài đã

đề cập đến một số yếu tố chi phối tạo nên phong cách của nhà văn như cảm quan về hiện thực, thế giới nhân vật đa dạng và bình dị cùng giọng điệu dí dỏm, suồng sã trữ tình, một ngôn từ dung dị, tự nhiên, đậm tính khẩu ngữ Qua đó, người viết đi đến kết luận: “Tô Hoài, một nhà văn thông minh, tinh tế, sắc sảo; nhà văn của con người và cuộc sống sinh hoạt bình dị đời thường, luôn tin vào "thiện căn" bền vững tiềm tàng trong mỗi con người Phong cách nghệ thuật Tô Hoài làm nên một hương sắc riêng trong nền văn học hiện đại nước nhà, đồng thời tạo thế cân bằng cho tiến trình phát

Trang 10

gia tài văn chương đồ sộ của ông, chúng tôi nghĩ rằng sáng tác của Tô Hoài vẫn là mảnh đất màu mỡ cho giới nghiên cứu và phê bình tiếp tục khai phá” [22, tr.114].Cũng chính kết luận có hướng gợi mở này như đã tiếp thêm nguồn động lực để những người nghiên cứu văn chương đều muốn “đặt chân” lên từng mảnh đất mà nhà văn đã canh tác để khám phá cái hay, cái đẹp mà ông đã “chăm chút” kĩ lưỡng cho mỗi đứa con tinh thần của mình

Một mảng sáng tác không thể không nhắc đến là tiểu thuyết Với hàng loạt các kiệt tác được nhào nặn từ bàn tay Tô Hoài - mỗi tác phẩm như “một hạt ngọc đã được

mài dũa sáng bóng”, mang một “giai điệu riêng” Đến với Miền Tây - tiểu thuyết giành

được giải thưởng Hoa Sen của Hội nhà văn Á Phi luận văn tốt nghiệp: “Phong cách

nghệ thuật Tô Hoài qua tiểu thuyết Miền Tây” của Văn Thị Tường Vân đã chỉ ra được

sự hòa quyện khăng khít giữa các nét phong cách nghệ thuật của nhà văn: “cảm hứng về sự hồi sinh của cuộc sống và con người miền Tây, sử dụng các bút pháp nghệ thuật

một cách hài hòa tinh tế và nghệ thuật ngôn từ phong phú, đặc sắc” “Miền Tây góp

phần không nhỏ vào việc khẳng định phong cách nghệ thuật của Tô Hoài ở thể loại tiểu thuyết” [29, tr.56]

Quả thật Tô Hoài đã làm người khác phải ngạc nhiên, trầm trồ và thán phục tài năng của nhà văn Đúng như đánh giá của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Vừa vào nghề sớm lại vừa kéo theo tuổi nghề - một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê lết

trong tẻ nhạt”

Vũ Ngọc Phan - người đỡ đầu Tô Hoài khi bước vào nghề văn đã nhận ra được những đặc sắc, những mạnh, yếu trong cách hành văn của Tô Hoài Ông nhận định “cùng với năng lực miêu tả tinh tế thế giới loài vật, Tô Hoài có biệt tài về những cảnh nghèo của dân quê Nhà nghiên cứu cũng sớm phát hiện chất giọng “trào lộng và khinh bạc” ở ngòi bút ấy” [10, tr.21]

Trên Tạp chí Văn học số 6 -1980, Vân Thanh đã nhận xét về giọng điệu - âm hưởng chung của hồi kí Tô Hoài: “Cỏ dại với giọng điệu trầm buồn, đôi khi pha chút

vị chua xót kể lại quãng đời thơ ấu của thằng cu Bưởi là hình bóng xa gần của tác

giả Đến Tự truyện những trang hồi ức của Tô Hoài cũng một màu xám, một điệu

buồn như vậy Một cái buồn thấm vào tất cả những chân lông của cơ thể xã hội” [10, tr.382 – 383]

Ở bài viết Ngôn ngữ vùng quê trong sáng tác của Tô Hoài , Võ Xuân Quế cho

rằng: “Mặc dù còn một vài hạn chế nhất định về tư tưởng song nó đã vẽ lên được một bức tranh chân thực về một vùng quê ngoại thành Hà Nội Đó là cảnh sống nghèo khó, khốn khổ cùng cực, những phong tục, tập quán cổ hủ với những tâm tình u uất của người thợ thủ công Nghĩa Đô Tô Hoài miêu tả thành công các mối quan hệ gia đình, bạn bè, trai gái, làng xóm thôn quê chính vì lẽ đó trong tác phẩm của ông sử dụng rất thành công nhiều từ ngữ, nhiều lối nói của địa phương” [17, tr.408 - 409]

Trong tuyển tập Tô Hoài về tác gia và tác phẩm do Phong Lê tuyển chọn, ở

Trang 11

phần thứ ba với tựa đề “Trở về những miền thân thuộc” Vương Trí Nhàn khẳng định:

“Ở mảng hồi ức này, bên cạnh Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Sống nhờ của Mạnh Phú Tứ, Tô Hoài cũng có những đóng góp một áng văn hay và cảm động là Cỏ

dại” Bài viết chỉ rõ “Đọc Tô Hoài tôi bỗng sống ngạc nhiên không hiểu sao người ta

có thể viết hay đến thế về mình, để qua mình hiểu người, hiểu đời, hơn thế, hiểu cả một thời - nó là bầu khí quyển chung cho biết bao là thế hệ” [17, tr.42 - 43]

Phong Lê là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều tâm đắc với Tô Hoài

Trong bài Tô Hoài, sáu mươi năm viết khi tổng kết toàn bộ hành trình sáng tác bền bỉ,

liên tục của nhà văn, Phong Lê cho rằng: “Đề tài Hà Nội cũ và mới vốn là mạch sống

quen thuộc ở Tô Hoài” [17, tr18] “Một Hà Nội - quê hương trong ba chiều thời gian, quả đã làm nên vóc dáng một Tô Hoài, có giống và có khác với Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng - cái “bộ tứ” làm nên khuôn hình và chất lượng “Người Hà Nội - văn Hà Nội” [17, tr.37]

Có một công trình công phu và toàn diện hơn cả đã khảo sát về phong cách nghệ thuật của Tô Hoài là chuyên luận của TS Mai Thị Nhung, trong đó, cảm quan hiện thực của Tô Hoài đã được nghiên cứu công phu trên những phương diện cơ bản Theo đó, tác giả của công trình đã chỉ ra hạt nhân của phong cách nghệ thuật Tô Hoài chính là cảm quan hiện thực đời thường, bao gồm: cảm quan nhân bản đời thường về con người, cảm quan về xã hội trong dòng chảy tự nhiên của đời sống sinh hoạt và phong tục, cảm quan sinh hoạt phong tục về loài vật, cảm quan thiên nhiên bình dị mang màu sắc tự nhiên, khách quan Đây là những kết quả nghiên cứu toàn diện và có ý nghĩa khoa học sâu sắc, được coi là cơ sở quan trọng cho việc tìm hiểu và khảo sát nhiều tác phẩm của Tô Hoài

Như vậy, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời; sự

nghiệp văn chương vũng như phong cách sáng tác của Tô Hoài như: Tô Hoài- sơ lược

tiểu sử, Tô Hoài- 60 năm viết và Ngót sáu mươi năm văn Tô Hoài của Phong Lê, Tô Hoài- Nguyễn Sen của Vũ Ngọc Phan, Tô Hoài- Nhà văn Việt Nam hiện đại của Phan

Cư Đệ, Nhà văn Tô Hoài của Trần Đình Nam, Tô Hoài- người sống tận tụy với nghề của Vương Trí Nhàn, Tô Hoài- đời văn, đời người của Nguyễn Văn Lưu, Tô Hoài-

văn và đời của Vũ Quần Phương…

Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu tập trung đi sâu giới thiệu về cuộc đời nhiều thăng trầm và biến động của Tô Hoài cùng với văn nghiệp mà ông đã để lại nền văn học nước nhà Đồng thời những bài viết, bài nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài cũng một phần nào đã khẳng định được tài năng và những đóng góp của ông vào nền Văn học Việt Nam hiện đại ở nhiều phương diện khác nhau trong hành trình sáng tạo của nhà văn

2.2 Những công trình nghiên cứu đề tài Hà Nội

Phong Lê là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều tâm đắc với Tô Hoài

Trong bài Tô Hoài, sáu mươi năm viết khi tổng kết toàn bộ hành trình sáng tác bền bỉ,

Trang 12

liên tục của nhà văn, Phong Lê cho rằng: “Đề tài Hà Nội cũ và mới vốn là mạch sống

quen thuộc ở Tô Hoài” [17, tr.18] “Một Hà Nội - quê hương trong ba chiều thời gian, quả đã làm nên vóc dáng một Tô Hoài, có giống và có khác với Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng - cái “bộ tứ” làm nên khuôn hình và chất lượng “Người Hà

Nội - văn Hà Nội” [17, tr.37] Trong một bài viết khác mang tên Ngót sáu mươi năm

văn Tô Hoài, Phong Lê cũng khẳng định: Tô Hoài là nhà văn “Lực lưỡng và liên tục

đến già” Đặc biệt phong cách Tô Hoài “không lẫn với ai Một Tô Hoài hết mình Hóm hỉnh và thông minh Nhẹ nhõm mà có sức nặng Cứ như đùa mà thật nghiêm chỉnh Nhũn nhặn, khiêm nhường mà thật dũng cảm” [17, tr.179]

Cũng nhận xét về đề tài Hà Nội trong văn Tô Hoài, Trần Hữu Tá viết: “Có thể

coi ông là nhà văn của Hà Nội” [17, tr 150] Đồng thời nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nét

riêng độc đáo của Tô Hoài khi viết về mảnh đất đã được quá nhiều người “cày xới” và “canh tác” thành công này: “Nguyễn Huy Tưởng viết rất gợi cảm về rừng bàng Yên

Thái, bến trúc Nghi Tàm…Nguyễn Tuân lại có những trang đặc sắc tả khu trung tâm thành phố…Tô Hoài có riêng một vùng ngoại thành cần lao nhưng thơ mộng gắn bó

với ông từ thuở lọt lòng” [17, tr 158]

Tác giả Hoài Anh trong bài viết Tô Hoài, nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và

phong phú cho rằng “Đề tài Hà Nội luôn luôn trở đi trở lại trong tác phẩm của Tô

Hoài: Vỡ tỉnh, Người ven thành, Chuyện cũ Hà Nội, Quê nhà…” Tác giả cũng chỉ ra

đặc trưng riêng của văn phong Tô Hoài đó là lối viết “hóm hỉnh, sắc sảo, giàu chất tạo

hình và chất thơ, nhất là trong những đoạn miêu tả thiên nhiên, cảnh sắc” [17, tr 175]

Tác giả Nguyễn Thị Chiến trong bài Nét văn hóa Thăng Long xưa trong

Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài đã cho rằng: “Tác phẩm là một tập ký sự độc đáo,

hấp dẫn người đọc bởi một lối kể chân thực, một cách nhìn thấu đáo hồn hậu, thấm đẫm tình yêu sâu lắng, xót xa mà vẫn tràn trề hy vọng về mảnh đất Thăng Long xưa”

[39] Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra nội dung chính của tác phẩm là “dựng lên diện

mạo Hà Nội từ hai phương diện: Văn hoá vật chất với cảnh sống cực khổ của người dân nô lệ mất nước và văn hoá tinh thần với vẻ đẹp của phong tục tập quán, lễ hội,

văn học dân gian và sức mạnh tinh thần bền vững” [39]

Tác giả bài viết Tô Hoài - người Hà Nội khẳng định: “Nói đến Tô Hoài người

ta cũng không thể không nói đến những tác phẩm văn chương mang đậm dấu ấn Hà Nội của ông Hà Nội trong những trang viết của Tô Hoài hiện lên rất bình dị, mộc mạc mà gần gũi nhưng không vì thế mà mất đi nét hào hoa, lãng tử và dí dỏm vốn có của một nhà văn gốc người Hà Nội” [42]

Nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã tinh tế gọi tên được bản sắc của Tô Hoài khi viết về Hà Nội và tìm cách lý giải nguyên nhân của bản sắc ấy: “Những khi phải tả Hà Nội, Tô Hoài vừa có cái kỹ lưỡng từ trong nói ra, lại có cái tươi mới như vừa gặp vừa thấy Sở dĩ như vậy, theo tôi, một phần do trước sau Tô Hoài vẫn giữ được cái

Trang 13

hóm, cái nghịch cần thiết cho những “Người ven thành” luôn luôn phải đi lên thành phố để làm đủ các loại việc, rồi ít ngày sau, lại bỏ đấy, bắt sang những công việc khác, mà lúc nào cũng giữ được cái thế của người đứng ngoài, đứng hơi xa một chút, để nhận xét cho thấu đáo, lên thành phố, những người này phải rất hoạt bát để bán được hàng, tìm được việc, mà lại khỏi bị những người hàng phố lừa Và lên đấy phải nghe ngóng, tích luỹ, phải có nhiều điều tai nghe mắt thấy, để về còn kể cho bà con hàng xóm, hoặc con cháu trong nhà Bởi vậy, nên cái chân dung thành phố do những con người này vẽ nên bao giờ cũng tươi mới, giàu chi tiết, kích thích sự tò mò của người khác”

Tác giả giới thiệu sơ lược về Tô Hoài và cung cấp một số thông tin về tập tản

văn Giấc mộng ông thợ dìu: "Tô Hoài sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 Những sáng

tác đầu tay của ông in từ cuối năm 1940 Chỉ trong năm 1942 ông đã cho in các tập

truyện O Chuột, Nhà nghèo và Giăng thề (truyện vừa), Quê người (truyện dài), Xóm

giếng (truyện dài) Tính đến nay nhà văn đã có bảy thập kỷ liên tục sáng tạo với hơn

150 tác phẩm trong đó có nhiều tác phẩm được độc giả trong ngoài nước đánh giá cao Trong giới văn chương, nhiều người yêu mến gọi ông là bậc trưởng lão Có nhà phê bình hình dung ông như “con khủng long cuối cùng chưa hoá thạch” Hiển nhiên là trong sự nghiệp văn chương của Tô Hoài, tản văn được kể đến sau cùng Tuy nhiên, tản văn của Tô Hoài cũng được viết bằng một tài năng lớn, một cây bút chuyên

nghiệp” (Tạp chí Văn hoá Nghệ An, điện tử)

Như vậy, có thể nói đã có rất nhiều những bài viết, công trình nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài và đề tài Hà Nội trong sáng tác của ông Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình, nhiều bài viết nghiên cứu về Tô Hoài và sự nghiệp sáng tác văn chương của ông, ít nhiều đã khẳng định được tài năng cũng như những đóng góp của nhà văn trên một số bình diện

Đồng thời, qua khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy đã có nhiều công trình, nhiều bài viết nghiên cứu về Tự truyện của Tô Hoài mà người viết được biết đã tiếp cận ở những góc độ nghệ thuật, tự sự và một vài vấn đề về văn hóa ở một số tác phẩm cụ thể Song, để có cái nhìn toàn diện, đa chiều về các dấu ấn văn hóa trong sáng tác ở đề tài của luận văn lần này thì thực sự vẫn còn nhiều phương diện để khai thác Mặt khác,

tiến hành một cách có hệ thống sẽ không chỉ dừng lại ở việc làm nổi bật những nét độc đáo, đặc sắc trong cách thể hiện ở tự truyện của Tô Hoài mà còn lý giải được những yếu tố chi phối làm nên giá trị cho mảng sáng tác này của tác giả Đồng thời, với mong muốn có những đóng góp nhất định để làm sáng tỏ các giá trị văn hóa trong sáng tác

văn hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: “Tự truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn văn hóa

3.2 Phạm vi nghiên cứu;

Phạm vi khảo sát của luận văn là tác phẩm Cỏ dại (1943), NXB Văn học; Tự

truyện (1978) NXB Văn học; Chiều Chiều (1999), NXB Hội Nhà văn; Giấc mộng ông thợ dìu (2006), NXB Hội Nhà văn; Những ngõ phố (2009), NXB Hội Nhà văn; Cát bụi chân ai (2015), NXB Hội Nhà văn

4 Phương pháp nghiên cứu;

Để thực hiện đề tài Tự truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi đã

sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

4.1 Phương pháp hệ thống

Với phương pháp này, chúng tôi đã đặt tác phẩm tác phẩm Tự truyện vào toàn

bộ sáng tác Tô Hoài, cũng như gắn nó vào tiến trình phát triển chung của nền văn học nước ta Thao tác này giúp chúng tôi tập hợp lại các luận điểm, sắp xếp chúng theo một hệ thống lôgic, chặt chẽ để từ đó thấy rõ sự chuyển biến trong mảng tự truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn của văn hóa- một cây bút lực lưỡng của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại

4.2 Phương pháp so sánh

Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã tiến hành đối chiếu, so sánh tự truyện của Tô Hoài với những sáng tác văn xuôi trước đó nhằm thấy được sự khác biệt qua mỗi chặng đường sáng tác của nhà văn Đồng thời sự so sánh này cũng góp phần tô điểm thêm những nét độc đáo và đặc sắc trong lối viết của ông so với những bạn văn khác cùng thời

4.3 Phương pháp phân tích- tổng hợp

Đây là phương pháp giúp chúng tôi khảo sát, phân tích, đi sâu vào yếu tố văn hóa trong một số tác phẩm của nhà văn Tô Hoài Từ đó tổng hợp, rút ra được những nét văn hóa đặc sắc trong mảng sáng tác về Tự truyện của ông dưới góc nhìn văn hóa

Trên đây là những phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã vận dụng một cách linh hoạt, hài hòa và có sáng tạo để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu lần này

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về ý nghĩa khoa học: Đề tài cụ thể hóa những thuật ngữ của lý thuyết văn hóa

trong sáng tác về thể loại tự truyện dưới góc độ văn hóa để lý giải một hiện tượng văn

học Từ góc độ đó, đề tài sẽ khẳng định thêm giá trị của nhà văn này trên văn đàn văn học; đồng thời cũng với mong muốn chỉ ra xu thế chung của nền văn học sau đổi mới

Trang 15

là tìm về bản sắc văn hóa, là cảm hứng trước những biến động của thời đại đang làm mai một các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Về ý nghĩa thực tiễn: đề tài bổ sung nguồn tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam nói chung , văn xuôi của Tô Hoài nói riêng

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Nội dung của

luận văn được triển khai trong ba chương:

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Chương 2: NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG TỰ TRUYỆN CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI

Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TỰ TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI

Trang 16

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa

1.1.1 Văn học Việt Nam hiện đại từ góc nhìn văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hóa như một trình độ học vấn

Theo quan niệm phương Tây, “Văn hóa lúc đầu được hiểu là canh tác,

trồng trọt (cultus) Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngoài đồng (cultusagri) và hai là “trồng trọt tinh thần” tức là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người”

[30, tr.10] Như vậy, có thể hiểu văn hóa gắn liền với quá trình con người tạo r a các sản phẩm về vật chất và tinh thần, gắn liền với quá trình giáo dục đào tạo con người

Theo quan niệm phương Đông, “văn” được hiểu là vẻ đẹp, “hóa” được h iể u là biến đổi, và hai chữ “văn hóa” ghép lại là sự biến cải, thay đổi làm cho đẹp ra Quan niệm về văn hóa này của người phương Đông khác so với quan niệm văn hóa của người phương Tây Nếu người phương Tây thiên về ứng xử với tự nhiên thì người phương Đông thiên về ứng xử xã hội

Sau khái niệm mà E.Tylor đưa ra, đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Chúng tôi

thấy định nghĩa về văn hóa mà UNESCO đưa ra mang tính khái quát cao: “Văn

hóa là tổng hợp các hệ thống bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội Văn hóa không thuần túy bó hẹp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn bao hàm cả phương thức sống, những quyền cơ bản của con người, truyền thống, tín ngưỡng” [30,tr.18] Đây là

định nghĩa mang tính tổng quát, nó nhấn mạnh đến tính riêng biệt của mỗi nền

văn hóa nhưng vẫn đảm bảo mang đầy đủ nội hàm định nghĩa về văn hóa

Các nhà nghiên cứu văn hóa cùng các học giả Việt Nam cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về văn hóa Trong đó, định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc

Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam được các nhà nghiên cứu nhắc đến rất nhiều và coi đó là một trong những công cụ hữu ích để tìm hiểu văn hóa: “Văn hóa

là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [31, tr.10]

Từ đó, ông đưa ra hệ thống cấu trúc văn hóa gồm 4 tiểu hệ cơ bản: văn hóa

Trang 17

nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Theo quan niệm của UNESCO, “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt

về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng.”

Như vậy, từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu văn hóa là sản phẩm của loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Nó được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu, các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần d o con người tạo ra

Trong phạm vi của luận văn, để làm công cụ cho việc triển khai vấn đề, chúng

tôi đồng ý với cách hiểu về văn hoá theo định nghĩa của PGS Trần Ngọc Thêm: “Văn

hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [30, tr.10]

1.1.2 Tiếp cận Tự truyện của Tô Hoài dưới quan điểm văn hóa học

Trong lịch sử nghiên cứu văn học, có rất nhiều con đường, nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận một tác phẩm văn học như: xã hội học, thi pháp học, nghệ thuật học…Trong đó, phương thức tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã ngày một khẳng định được thế mạnh cũng như tính ưu việt của mình, nhất là trong bối cảnh giao lưu văn hóa mạnh mẽ như hiện nay Phương pháp tiếp cận này dùng văn hóa là hệ quy chiếu để cảm nhận văn học Đồng thời, văn học cũng được xem như là một hiện tượng của văn hóa, sản phẩm của văn hóa chứ không đơn thuần là sản phẩm của đạo đức, chính trị…

Hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa phải được tiến hành theo những

Trang 18

Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá là hướng tiếp cận ngày càng được chú trọng và mở rộng phát triển theo nhiều hướng khác nhau Có hướng nghiên cứu nhằm nhận diện và miêu tả các biểu hiện văn hóa có trong các tác phẩm văn học; cũng có hướng nghiên cứu thiên về giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hoá lịch sử của chúng; lại có hướng nghiên cứu trên phương diện ngôn ngữ của các văn bản nghệ thuật, đi tìm hiểu nghĩa và cơ chế kiến tạo nghĩa của nội dung - hình thức của các tác phẩm văn học từ bối cảnh văn hóa - xã hội…

Hướng tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hoá giúp ta lí giải trọn vẹn tác phẩm

văn học với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó Góc nhìn văn hóa cho phép người đọc định vị được chỗ đứng của nhà văn trong dòng chảy của lịch sử văn hóa - văn học dân tộc Phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa có nhiều thuận lợi, bởi nó dẫn nhà phê bình (cũng như người đọc) đi từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ cái biết nhiều đến cái biết ít, từ cái toàn thể đến cái bộ phận bằng con đường loại suy khoa học Bởi lẽ, văn học với tính cách là một yếu tố của hệ thống văn hóa thì phải chịu sự chi phối hoặc sự quy định (chứ không phải quan hệ nhân quả đơn thuần của quyết định luận) của văn hóa Phê bình văn học dù một tác phẩm, tác giả hay một trào lưu đều phải tìm hiểu trước tiên là hệ thống văn hóa mà tác phẩm, tác giả hay

trào lưu ấy thuộc vào

Mặt khác, từ góc nhìn văn hóa cho phép ta nhận thức sáng rõ các yếu tố cấu thành của các hiện tượng văn học trong mối liên hệ đa chiều với các hiện tượng văn hóa khác Bởi có một thực tế không thể phủ nhận, tác phẩm văn học không chỉ có mối liên hệ ý nghĩa giữa các yếu tố nội bộ bên trong mà còn có những mối liên hệ liên văn bản Vì vậy, tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa sẽ giúp khai mở những cấp độ ý nghĩa mới mẻ, lý giải đúng đắn các hiện tượng văn học, trả lại chỗ đứng chính xác cho nhà văn và tác phẩm

1.2 Tô Hoài- “đời văn, đời người”

1.2.1 Tô Hoài –“cuộc phiêu lưu giữa trần ai cát bụi”

Với việc tiếp thu thành tựu đã có từ trước cùng với sự ảnh hưởng của thời đại, dòng văn học Việt Nam đã đạt được những thành công cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật Bên cạnh sự có mặt của các nhà văn như: Nam Cao, Nguyên Hồng…thì Tô Hoài là một trong những gương mặt được nhiều độc giả yêu thích và mến mộ Ông đã có những đóng góp đáng kể trong bức tranh chung của làng văn Việt Nam

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại làng Nghĩa Đô - phủ Hoài Đức - Hà Đông cũ (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội) Ông sinh ra và lớn lên gắn bó với quê ngoại ở làng Nghĩa Đô nên bút danh Tô Hoài được ghép từ tên sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức Ngoài ra, ông còn có một số bút danh khác như: Mai Trang, Mắt Biển, Duy Phương, Hồng Hoa,…(dùng cho quá trình viết báo của mình)

Tô Hoài xuất thân trong một gia đình làm nghề dệt thủ công, hoàn cảnh rất khó

Trang 19

khăn Khi học hết bậc tiểu học, ông đã phải tự kiếm sống Cuộc sống của nhà văn vất vả khi bước vào tuổi thanh niên, phải bươn chải với đủ mọi nghề như thợ thủ công, dạy học, bán hàng, kế toán hiệu buôn…Thậm chí có những ngày thất nghiệp, phải chịu

cảnh tủi nhục không một đồng xu dính túi Trong Tự truyện nhà văn đã viết: “ngày

ngày tôi đi dạo trong thành phố tha thẩn vu vơ tìm việc, rồi cứ liệu đến bữa cơm tôi lại về” [10, tr.164]

Năm 1938, trong thời kì Mặt trận dân chủ Tô Hoài tham gia phong trào Ái hữu và làm ban thư kí, ban trị sự Hội Ái hữu của thợ dệt Hà Đông

Năm 1943, ông gia nhập “Hội văn hóa cứu quốc” đầu tiên ở Hà Nội Từ đó ông liên tục viết báo, hoạt động bí mật tuyên truyền cách mạng cho đến lúc cách mạng tháng Tám thành công

Từ năm 1951, Tô Hoài về công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam Từ năm 1957 ông được bầu làm Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam Từ năm 1958 đến năm 1980 ông tiếp tục tham gia Ban chấp hành và làm Phó tổng thư kí Hội Ngoài ra, nhà văn còn tham gia nhiều công tác xã hội khác: Đại biểu Quốc hội khóa VII, phó chủ tịch Ủy ban đoàn kết Á Phi, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Xô

Kể về chuỗi dài những hoạt động và thăng trầm mà Tô Hoài đã trải qua để người đọc thấy cuộc đời Tô Hoài luôn gắn liền với những chuyến phiêu lưu, ông đi hết nơi này đến nơi khác và đã giữ nhiều cương vị quan trọng Tô Hoài đã dùng hơn nửa cuộc đời mình để đi, khám phá Cuộc sống của ông gắn liền với chuỗi dài những hành trình Mỗi điểm đến lại là nguồn cảm hứng bất tận để ông “thả chữ” vào trong từng trang viết Những chuyến đi trên hành trình tìm những vùng đất mới lạ và đầy sức hấp dẫn ấy của Tô Hoài được nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn ví như cuộc phiêu lưu của con người giữa trần ai cát bụi

Tô Hoài là cây đại thụ trong khu rừng văn học hiện đại Việt Nam, nói cho đúng hơn thì thế giới nghệ thuật mà ông sáng tạo cũng là cả một cánh rừng với bao nhiêu loài thảo mộc lớn nhỏ, đa dạng về chủng loại Nói đến Tô Hoài, người đọc nhớ ngay đến Tô Hoài của những sáng tác về Hà Nội, Tô Hoài với miền núi Tây Bắc, Việt Bắc, Tô Hoài của Dế Mèn phiêu lưu ký và những sáng tác cho thiếu nhi, Tô Hoài của hồi ký, tự truyện Ở phương diện nào, Tô Hoài cũng tạo lập được một giá trị riêng, một gương mặt riêng không thể nhòe lẫn Trong cái thế giới nghệ thuật hết sức đa dạng ấy, về mặt thể loại, không thể không nói đến bút kí, bên cạnh truyện ngắn, chân dung văn học…

Thời kỳ dò dẫm tìm đường, Tô Hoài bắt đầu làm thơ Mà chẳng riêng gì ông, Nam Cao, Nguyễn Tuân đều thế Nó có ý nghĩa như một kiểu thử bút, dò tìm Sau những dò tìm ấy, Tô Hoài nhận ra mảnh đất dụng võ của mình là văn xuôi, là những câu chuyện của mình, quanh mình như ông đã nói Ngay cả những chuyện về loài vật cũng là những chuyện về cuộc đời Hơn hai mươi tuổi (thực ra gần đây ông tiết lộ

mới chỉ mười bảy tuổi), ông đã tạo được một kiệt tác ở thể đồng thoại: Dế mèn phiêu

Trang 20

lưu ký Truyện viết cho thiếu nhi nhưng cũng là viết cho người lớn vì ẩn trong tác

phẩm này là những bài học nhân sinh sâu sắc Tại đây, ta nhận thấy sự mẫn cảm và óc quan sát tinh tế dặc biệt của Tô Hoài Ông tả loài vật nào đúng với bản chất và đặc điểm của loài vật ấy Cuộc sống của chúng hiện lên trong trang viết của Tô Hoài thật sinh động: “Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà vẫn không sống nổi Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà nghĩ việc đời như thế” Ống kính của Tô Hoài vừa sắc nét trong việc tái hiện lại các chi tiết, vừa có khả năng tạo ra sự lưu chuyển hợp lý giữa các trường đoạn, màu sắc du ký và màu sắc tự truyện hòa vào

nhau hết sức sống động Với Dế mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài thực sự là cây bút hàng

đầu về nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật Biệt tài ấy còn được Tô Hoài mài sắc mãi về sau Chung quy lại, nó xuất phát từ khả năng quan sát sắc sảo và khả năng liên tưởng phong phú, cách tạo hình độc đáo của Tô Hoài

Nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi: vì sao cảnh đời thường lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với ngòi bút của Tô Hoài? Vì những sáng tác đầu tiên của ông đăng

trên Tiểu thuyết thứ bảy là những bài thơ như Tiếng reo, Đan áo…Nhưng ngay sau

đó, ông đã từ giã vườn thơ để đến với cánh đồng văn xuôi, từ bỏ chân trời lãng mạn để đến với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo Có nhiều lí do dẫn đến sự chuyển hướng ấy, trong đó, phải kể tới hoàn cảnh chủ quan của nhà văn, cảnh sống vất vả túng thiếu của bản thân, gia đình khiến ông khó có thể thả mình vào một thế giới của phiêu diêu và mơ mộng, của “chàng – nàng” Chính một nhân vật văn sĩ nghèo trong truyện

ngắn của Tô Hoài - Hết một buổi chiều đã từng độc thoại: “Mạch sống của cuộc đời

táp nham này còn có gì đáng lồng vào dòng nước, một nhánh hoa, một dòng nước trắng!” Vả lại sống trong môi trường Nghĩa Đô, những con người cần lao, chất phác, những cảnh đời điêu đứng, cùng quẫn của những người nông dân nghèo vẫn quen thuộc và thân thiết hơn với Tô Hoài

Nghiên cứu về Tô Hoài, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh có một nhận xét chính xác: “Có thể nói, Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường,

vàng, không thi vị hóa đời sống, không vẽ vời, lý tưởng hóa các chân dung Ông chỉ viết về những điều mà ông đã nhìn thấy: “Tôi đã miêu tả tâm trạng của tôi, gia đình

tôi, làng tôi, mọi cái của mình, quanh mình” (Tự truyện) Những cây bút nào trước

khi viết về người khác lại biết mang mình ra để tự trào, để giễu chơi cái tôi của mình một chút là những người ghê gớm, tinh tường, bởi lập tức, mọi thứ nghi lễ, rào cản về

Trang 21

khoảng cách không còn, chỉ còn lại ta với mình, y với thị, tôi với hắn như đang nói

chuyện, tán gẫu trong cuộc sống thường ngày Như vậy, viết về cái của mình, quanh

mình là định hướng nghệ thuật và cũng là kênh thẩm mỹ của Tô Hoài Đúng hơn, đây

là yếu tố cốt lõi làm nên quan niệm nghệ thuật của ông Nó khiến cho văn Tô Hoài có

được phong cách, giọng điệu riêng Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh

tế Rất hiếm khi ta thấy Tô Hoài cao giọng Những triết lý về đời sống của Tô Hoài

bắt nguồn từ những câu chuyện đã từng xảy ra đâu đó trong đời chứ không phải là sản phẩm của những tư biện xám màu Đây cũng là một bí quyết chinh phục độc giả của Tô Hoài Đọc ông người ta không thấy gượng, không thấy giả cũng vì lẽ đó Có cảm giác như Tô Hoài biết nuôi dưỡng một bí mật: những chuyện kể, những hồi ức trong tác phẩm của ông là những chuyện mà ông đã nhập tâm, đã biết tỏng tự đời nào, bây ông mới hé “cho khách hồng trần thử soi” Sự đời nó thế, dâu bể cũng là đấy mà ngọt ngào cũng từ đấy Chuyện về đời cũng là chuyện về chính bản thân ông Thì

đấy, chàng Dế mèn trong Dế mèn phiêu lưu ký là hình bóng của tuổi trẻ Tô Hoài đi tìm kiếm tư tưởng đại đồng, những câu chuyện mà Tô Hoài hồi nhớ lại trong Cát bụi

chân ai và Chiều chiều là những câu chuyện được ông thể hiện qua cái nhìn của mình

về những câu chuyện quanh mình

Tô Hoài là một người sắc sảo, dí dỏm nhưng điềm tỉnh, ít nói Tô Hoài còn là một người ham đi, ham viết, ngay từ trước khi cầm bút có ý thức Tô Hoài đã là người nhập cuộc Với ông viết văn như một sự thôi thúc tự nhiên cần thiết và ngày càng hứng thú Chính điều này đã tạo nên một Tô Hoài có vị trí đặc biệt trong nền văn học hiện đại với một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm đủ các thể loại, phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, văn hoá…

1.2.2 Tô Hoài- “người sở hữu một gia tài văn chương lớn”

Với một hành trình sáng tác không mệt mỏi, đến nay Tô Hoài đã sở hữu một gia tài văn học lớn Hơn nửa thế kỉ lao động nghệ thuật của mình, nhà văn đã có những đóng góp quan trọng vào nền văn học nước nhà “Và có nhiều lý do để Tô Hoài xứng đáng là một trong những cây đại thụ của văn học Việt Nam hiện đại Ông được ca ngợi là nhà văn của những cái “nhất” Tuổi đời nhiều nhất, số lượng tác phẩm nhiều nhất, tuổi nghề nhiều nhất Những con số ấy rất đáng được trân trọng, nhưng điều đáng quý hơn là ở mảng sáng tác nào ông cũng có những tác phẩm thành công, tạo được dấu ấn riêng và thực sự có giá trị” [43]

Nhà văn nổi tiếng không phải vì có nhiều tác phẩm Điều quan trọng trong số rất nhiều tác phẩm đó, Tô Hoài đã để lại sự yêu thích trong tâm trí bạn đọc, được dư luận quan tâm, có sức trường tồn qua thử thách của thời gian Ít nhà văn nào tạo được sự thành công ở một diện rộng như ông

Trước cách mạng tháng Tám, sáng tác của Tô Hoài tập trung vào những truyện

ngắn về loài vật như Dế mèn phiêu lưu kí, O chuột, Chuột thành phố, Đôi ri đá, Trê và

Cốc, Võ sĩ bọ ngựa… Với một trí tưởng tượng phong phú, một năng lực tinh tường, Tô

Trang 22

Hoài đã lột tả được những đặc trưng của từng loài, từ hình dáng đến tính cách, lối sống Cuộc sống loài vật hiện diện trên trang sách của ông khá chân thực, sinh động Mỗi con vật trong tác phẩm đều đem lại cho trẻ thơ những điều kí thú và bồi đắp cho trẻ trí tưởng tượng phong phú, nuôi dưỡng những mối quan hệ tốt đẹp về gia đình, bạn bè, sự dũng cảm, lòng nhân từ góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức của trẻ

Còn quê hương - mảng đề tài lớn mà Tô Hoài ấp ủ, trân trọng, nhà văn viết về vùng quê để lại nhiều ấn tượng khó phai trong tâm trí của người đọc Ông nặng lòng với nơi “chôn rau cắt rốn” nên khi viết về con người và thiên nhiên nơi đây, nhà văn thả trôi cho cảm xúc cứ tuôn chảy một cách thật tự nhiên, gần gũi mang đậm cá tính

như: Nhà nghèo (1942), Giăng thề (1942), Quê người (1942), Xóm giếng ngày xưa

(1942), Cỏ dại (1944) Quá trình gắn bó với vùng đất thân thương đã giúp ông viết, rất

hay, rất thực và đầy xúc cảm khi thể hiện về mảng sáng tác này

Sáng tác Tô Hoài hình thành hai mảng đề tài tưởng như tách bạch nhau nhưng cuối cùng hội tụ vào nhau thống nhất trong một thế giới nghệ thuật của nhà văn Dẫu ông viết về mình hay viết về người thì tất cả được hiện lên một cách đầy đủ, sinh động mang tính khái quát cao về số phận con người và cuộc sống Đó là chủ nghĩa hiện thực “kiểu riêng” của Tô Hoài trong văn xuôi trước cách mạng

Cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một bước chuyển trong tư tưởng và sáng tác của nhiều cây bút trong thời kì đổi mới So với nhiều nhà văn hiện thực khác Tô Hoài nhanh chóng nắm bắt kịp thời các vấn đề mới mẻ của đời sống, xác định được đối tượng nghệ thuật cho nên ông sáng tác nhiều ở thể loại kí, truyện ngắn, tiểu thuyết,… góp vào bước chuyển biến chung trong nền văn xuôi của dân tộc Nhà văn là một trong số ít những người cầm bút không phải trăn trở, ngập ngừng nhiều lắm trước

trang giấy Tác phẩm Vỡ tỉnh là tác phẩm đầu tiên trong thời gian này của ông Tô

Hoài là người tiên phong xây dựng văn học về các dân tộc ít người Ông đã viết về sự

chuyển mình, thay da của những vùng đất này trong cách mạng dân tộc dân chủ Núi

Cứu quốc, Truyện Tây Bắc… Và trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhật kí vùng cao, Miền Tây…

Sau tác phẩm, đề tài về miền núi vẫn được Tô Hoài tiếp tục: Tuổi trẻ Hoàng

Văn Thụ (1971), Họ Giàng ở Phìn Sa (1984), Nhớ Mai Châu (1988) Sở dĩ Tô Hoài

thành công ở mảng sáng tác này là nhờ vào những năm tháng đi thực tế gắn với vùng đất và con người vùng núi cùng với khả năng năm bắt tinh nhạy, sắc sảo Ông đã cho ra đời những tác phẩm xuất sắc về miền ngược

Như vậy, có thể khẳng định thành tựu sáng tác của ông ở các thể loại đã gắn với tiến trình vận động và đổi mới của Văn học Việt Nam hiện đại Tô Hoài là người viết nhiều, viết đều, sử dụng nhiều thể loại văn xuôi Có vẻ như ông trọng lượng hơn trọng chất nhưng nếu xét cho kỹ, ở thể loại nào ông cũng có một số cuốn có đóng góp đáng kể Ông là người góp phần khai thác đề tài miền núi và có những tác phẩm đạt

Trang 23

thành tựu chắc chắn cho đề tài này Ông cũng có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi được bạn đọc nhỏ tuổi ưa thích Năng lực quan sát và miêu tả tinh tường, sắc nhạy, vốn hiểu biết đời sống và phong tục các dân tộc khá phong phú, lối văn giàu hình ảnh và biến đổi nhịp điệu linh hoạt, những tìm tòi sáng tạo độc đáo về từ ngữ, phương ngữ, có thể coi đó là những nét nổi bật trong sáng tác của Tô Hoài Với một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, tinh thần lao động cần mẫn, bền bỉ và giàu sức sáng tạo, Tô Hoài đã cống hiến cho nền văn học một khối lượng tác phẩm đồ sộ với những thành công đáng ghi nhận về mặt nội dung và nghệ thuật Tô Hoài xứng đáng là cây bút văn xuôi lực lưỡng bậc nhất có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển chung của nền văn học nước nhà

1.3 Đề tài Hà Nội trong sáng tác của Tô Hoài

1.3.1 Đặc trưng văn hóa Hà Nội

Từ lâu, Hà Nội đã thành biểu tượng cho các giá trị văn hóa của dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam Câu thơ khá quen thuộc của Huỳnh Văn

Nghệ, một nhà thơ, một tướng tài của đất phương Nam: “Từ thuở mang gươm đi

mở cõi Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” đã nói thay tấm lòng nhân dân cả

nước đối với Hà Nội - trung tâm chính trị và văn hóa của cả nước Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam

Trước khi dời đô về Đại La, Lý Thái Tổ đã nêu vị thế của vùng này là “ở giữa

bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc tiện hình thế núi sông sau trước…đất đai rộng mà bằng phẳng, không khổ vì ngập lụt xem khắp nướcViệt ta, đấy là nơi hơn cả, thật xứng đáng là thượng đô của muôn… đời” [4, tr.20] Vì vậy, ông đã chọn nơi

đây làm kinh đô và đặt tên là Thăng Long (Rồng bay lên) Sau này thủ đô còn mang nhiều tên khác: Đông Đô, Đông Kinh, Bắc Thành

Năm 1831 vua Minh Mạng đặt lại tên cho Thăng Long là Hà Nội (thành phố nằm trong vòng bao quanh của một con sông giữa đồng bằng Bắc Bộ trù phú) Và dù năm 1802, kinh đô Việt Nam đã dời vào Huế nhưng người nước ngoài đến Hà Nội vào thế kỷ XIX vẫn xem nơi đây là trái tim của cả nước Việt Nam

Do vị thế đặc biệt của mình là “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất

nước”, Thăng Long - Hà Nội đã sớm trở thành điểm hội tụ văn hóa của mọi miền

đất nước

Với vị trí kinh đô như thế, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ của nhân tài (nghệ nhân dân gian, nghệ sĩ, sĩ phu, trí thức…) Các thế hệ đã đem đến những lề

thói của địa phương mình, chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên cái tinh hoa kinh kỳ Thêm

vào đó, trải qua ngàn năm, việc giao lưu quốc tế cũng diễn ra thường xuyên, càng về sau càng thường xuyên hơn, lắm vẻ hơn thời trước Cho nên Thăng Long - Hà Nội quả là đã tiếp thu mọi tài hoa của các vùng, nhào nặn lại, nâng cao lên theo yêu

Trang 24

cầu của đời sống toàn dân tộc Điều này có nghĩa là “cái văn minh của Hà Nội

chính là cái bản lĩnh chung của dân tộc cộng với sắc thái riêng của đất Thủ đô Đó là sản phẩm đồng thời là động lực để người Thăng Long - Hà Nội sáng tạo ra những thành tựu rực rỡ về các mặt” [46]

Nhắc đến văn hóa Hà Nội chúng ta không thể không nhắc đến quần thể các di sản văn hoá vật thể đặc sắc của Hà Nội Đó là Hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, Tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn lung linh bóng nước đã đi vào sử sách, thơ ca…Và còn rất nhiều, rất nhiều những di tích lịch sử, những ngôi chùa, ngôi đình, những cổng làng Hà Nội Đó còn là những dãy phố cổ mà ẩn sau mỗi tên gọi là một nghề thủ công đặc sắc, tiêu biểu cho một vùng quê, một hoài niệm của lịch sử: Hàng Tre, Hàng Cót, Hàng Bồ, Hàng Chĩnh, Hàng Đào, Hàng Mắm, Hàng Lược…Cùng với đó là những khu phố

cổ, “phố nhỏ, ngõ nhỏ” tĩnh mịch, êm đềm tạo nên nét riêng cho thủ đô hoa lệ và là

niềm yêu, nỗi nhớ quay quắt với những người con xa xứ

Hà Nội còn là mảnh đất địa linh - nhân kiệt, nơi hội tụ những danh nhân đã làm rạng danh cho dân tộc Đó là Lý Công Uẩn - vị vua anh minh đã chọn vùng đất này làm nơi định đô cho muôn đời con cháu Đó cũng là những con người anh hùng, tài hoa như Lý Thường Kiệt, Chu Văn An, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi…Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng

phát hiện ra một điều lý thú rằng “Hình như hầu hết danh nhân, anh hùng cổ kim nước

ta đều là những con người Hà Nội” Có những người sinh ra ở Hà Nội, cũng có những

danh nhân không sinh ra ở Hà Nội song tên tuổi, sự nghiệp của họ mãi bất tử với Hà

Nội và trở thành những di sản văn hoá thiêng liêng của văn hiến Thăng Long

Chính những giá trị này đã góp phần sâu sắc để định hình nên bản sắc văn hoá Hà Nội, phong vị Hà Nội Tất cả đã tạo nên một phong vị, một thương hiệu riêng của Hà Nội góp phần làm cho Hà Nội trở thành khó quên đối với những ai đã từng một lần đặt chân tới nơi đây Có thể nói chính nghệ thuật ẩm thực là một phần làm nên cái tinh tế của văn hoá và con người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội kết tinh, hội tụ ở chính hình ảnh những con người Hà Nội Đã từ lâu, người Hà Nội tự hào về truyền thống văn hóa, văn hiến lâu đời của mình Vẻ đẹp hào hoa, thanh lịch, tao nhã, tế nhị mà văn minh của người Hà Nội đã được đúc

kết lại qua câu ca dao :

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

Người Hà Nội tự hào về sự thanh lịch của mình thể hiện trong nhiều mặt Phong

cách sống “thanh lịch” được thể hiện từ trong nhà ra xã hội, từ nói năng, ăn mặc, cho

đến phép giao tiếp, ứng xử giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, môi trường Trước hết là ở lời nói, người Hà Nội thanh lịch trong lời ăn tiếng nói và cách

ứng xử ân cần, niềm nở, chân thật

Trang 25

Hà Thành được mệnh danh là vùng đất của những nhiều ngôi làng văn hiến Phần lớn, những ngôi làng, kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp, nằm rải rác khắp Hà Nội Điều này mang lại dấu ấn rất đặc biệt cho các du khách, họ vô cùng thích thú những giá trị văn hóa xưa vẫn "sống" trong một thành phố sầm uất

Bên cạnh đó, đây cũng là vùng đất của hơn 1000 năm văn hiến với nhiều di tích văn hóa vật thể và phi vật thể Từ những thuở đầu của kinh thành Thăng Long cho tới nay Hà Nội vẫn là nơi sản sinh là những vị anh hùng, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, mang đậm màu sắc lịch sử, có tác động sâu sắc đến tinh thần của người dân

Nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nội được thể hiện rõ nét qua các làng nghề truyền thống, những con phố đặc trưng như: Làng gốm Bát Tràng, làng hoa Ngọc Hà, phố Hàng Mã, Hàng Bạc, cho đến những món ăn bình dị đến sang chảnh, trong đó không thể nhắc đến bún chả, bún bò huế,

Khu phố cổ - nơi lưu giữ dấu ấn của một “Hà Nội băm sáu phố phường” thưở xưa Khu “36 phố phường” Hà Nội nằm ở phía đông bắc thành cổ trong gần 10 thế kỷ đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà Nơi đây, không chỉ đã từng là một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa dạng; văn hoá ẩm thực phong phú …Những tên gọi Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Bài, Hàng Chuối…không giản đơn chỉ là tên phố mà ẩn sau mỗi tên gọi là một nghề thủ công đặc sắc, một hoài niệm của lịch sử Hàng Bài xưa là nơi chuyên làm ra những Bài lá, Tam cúc, Tổ tôm…phục vụ thú vui chơi giải trí bình dị không thể thiếu trong mỗi gia đình, làng quê những ngày vui Tết hay hội hè, đi các lễ hội dân gian cổ truyền của người Hà Nội mang đậm màu sắc lịch sử, bởi Hà Nội là trung tâm, là nơi tập trung các nhân vật lịch sử và những sự kiện lịch sử, những dấu ấn lịch sử của môi trường văn hoá đô thành Lễ hội dân gian xưa của Hà Nội chiếm vị trí rất lớn và có tác động tích cực, sâu sắc đến đờí sống tinh thần, đời sống văn hoá của người Hà Nội Thông qua lễ hội và trong lễ hội mọi hành động đều chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt Nó là thời điểm gắn bó các thành viên của cộng đồng lại với nhau Nó là thời điểm mà đời sống văn hoá của mọi người được tổ chức chặt chẽ và có quy mô, do đó được nâng lên một trình độ cao hơn so với những ngày thường, và đó còn là thời điểm hội tụ các khả năng sàng tạo các thể loại văn nghệ, đưa lại niểm phấn khởi hào hứng cho mọi người

Đó là những tục lệ, hương ước của những làng cổ ở chốn kinh kỳ xưa Hà Nội tuy là Kinh Đô, là đô thị lớn nhất của cả nước nhưng vẫn là “Kẻ Chợ” của “Kẻ Quê”, ở đó có các thôn làng phố phường đan xen và cùng nhau tồn tại qua thời kỳ lịch sử Gắn với mỗi làng xã là những tục lệ, hương ước riêng rất tiêu biểu và đặc trưng cho mỗi nơi Hiện nay theo số liệu điều tra, Hà Nội còn lưu giữ được hàng trăm bản hương ước bằng chữ Hán và chữ Nôm

Trong kho tàng văn hoá phi vật thể Hà Nội các giá trị về văn hoá ẩm thực chiếm một vị trí đáng kể Chính những giá trị này đã góp phần sâu sắc để định hình

Trang 26

nên bản sắc văn hoá Hà Nội, phong vị Hà Nội Những món ăn đặc sản như “Phở Hà Nội, Nem, Bún chả, Giò chả Ước Lễ, Chả cá Lã Vọng, Xôi lúa Tương Mai, cốm Vòng, Bánh cuốn Thanh Trì, rượu Mơ, dưa La, cà Láng”…, mỗi món ăn là một hương vị quyến rũ không nơi nào bắt chước nổi Tất cả đã tạo nên một phong vị, một thương hiệu riêng của Hà nội, góp phần làm cho Hà Nội trở thành khó quên đối với những ai đã từng một lần đặt chân tới nơi đây Có thể nói chính nghệ thuật ẩm thực là một phần làm nên cái tinh tế của văn hoá và con người Hà Nội

Tóm lại, Hà Nội là kinh đô ngàn năm văn hiến, văn hoá Hà Nội hội tụ, kết tinh tinh tuý văn hoá của mọi miền đất nước Từ trước tới nay, khi nhớ về Hà Nội, nhắc về văn hóa Hà Nội, tất cả mọi người đều thừa nhận rằng đây là mảnh đất của tinh hoa, của văn minh, thanh lịch Mảnh đất đó, mỗi ngôi nhà, góc phố, hàng cây đã để thương, để nhớ cho biết bao người con khi đi xa Cho một Hà Nội của hôm nay và của ngày mai, những giá trị văn hoá ngàn năm của Hà Nội đã và đang được bảo tồn, phát triển, trở thành thế mạnh để Hà Nội thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và

tìm hiểu

1.3.2 Tô Hoài- “nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và phong phú”

Sinh trưởng trong một gia đình nghèo làm nghề dệt lụa thủ công ở Nghĩa Đô hồi nhỏ Tô Hoài đã theo mẹ, theo chị vào Hà Nội, đến các cửa hiệu tơ lụa ở Hàng Đào, Hàng Ngang để giao hàng Tô Hoài chỉ được học hết bậc tiểu học, sau đó phải đi làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trẻ, làm kế toán, bán giày, thư ký hiệu buôn

Năm 1938, chịu ảnh hưởng tích cực của phong trào Mặt trận Bình dân, Tô Hoài tham gia hoạt động trong các tổ ái hữu thợ dệt và Thanh niên Dân chủ ở Hà Đông và Hà Nội Sau một số bài thơ không thành công, ông chuyển sang viết văn xuôi

Tô Hoài còn cho in tiểu thuyết Quê người (Nhà xuất bản Mới, 1942), tập truyện ngắn Nhà nghèo (Nhà xuất bản Tân Dân, 1942), truyện Xóm Giếng ngày xưa (Nhà xuất bản Tân Dân, 1944), Cỏ dại (Nhà xuất bản Hà Nội, 1944) và những truyện viết cho thiếu nhi in trong loại sách Truyền bá và Hoa mai: Trê và Cóc; Ông trạng Chuối; Mực tàu giấy bản; Võ sĩ Bọ ngựa; Ba anh em; Ba bà cháu; Đám cưới Chuột; Chuột thành phố,

Đến năm 1957, cho in tiểu thuyết Mười năm Tác phẩm phản ảnh thời gian mười năm 1936 - 1945 ở làng Hạ (tức làng Nghĩa Đô) với những cuộc biểu tình chống thuế, những vụ đình công, sự thành lập các Hội Ái hữu trong thời Mặt trận Bình dân (1936 - 1939), bộ máy đàn áp của Pháp và hiến binh Nhật chặt đầu dân ta sau khi chúng tràn vào Đông Dương năm 1940 và nạn đói khủng khiếp khoảng 1944 - 1945 Tác phẩm này cũng rút ra từ vốn sống thực sự của Tô Hoài, những nhân vật chính là ông và lứa thanh niên bạn ông

Tô Hoài rất am hiểu về Hà Nội Ngoài vốn sống trực tiếp, ông còn tạo vốn sống gián tiếp bằng cách chăm chỉ đọc báo, hàng ngày ghi chép tỉ mỉ những chi tiết về giá cả sinh hoạt chợ búa, tiếng nhà nghề, tiếng lóng, tiếng "thời đại", những mốt quần áo,

Trang 27

bài hát, trò chơi thông dụng trong từng giai đoạn Tô Hoài còn thâm nhập thực tế bằng cách nhận làm đại biểu tổ dân phố, làm đủ mọi công việc linh tinh, phức tạp để tìm hiểu về đời sống, ý nghĩa, tình cảm của người dân thường

Đề tài Hà Nội luôn luôn trở đi trở lại trong tác phẩm của Tô Hoài: Vỡ tỉnh, Người ven thành, Chuyện cũ Hà Nội, Quê nhà Ông viết kỹ, luôn luôn sửa, tỉa bớt chữ cho cô đọng, đảo cú pháp cho gần với cách nói thông thường, nhiều nhận xét hóm hỉnh, sắc sảo, giàu chất tạo hình và chất thơ, nhất là trong những đoạn miêu tả thiên nhiên, cảnh sắc Có thể nói Tô Hoài là nhà văn đặc sắc và phong phú viết về Hà Nội, ở đó bóng dáng, linh hồn Hà Nội hiện ra rất rõ, rất gợi cảm Gần ông, có khi đánh máy bản thảo giùm ông, tôi đã học được ông rất nhiều về kinh nghiệm sử dụng chữ nghĩa của một bậc thầy coi tôi như con cháu trong nhà Những ngày B.52 Mỹ đánh phá Hà Nội, ông, bác Tuân và tôi cùng trực chiến ở thành phố Ông bảo tôi viết bài phê bình cuốn Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân để ông đăng vào tạp chí Tác phẩm mới do ông phụ trách, bài viết này được bác Tuân nhận xét: "Cậu ấy cũng kỹ tính đấy" Tô Hoài còn động viên tôi viết truyện lịch sử, xét tặng thưởng, viết thư góp ý

Trả lời một cuộc phỏng vấn, Tô Hoài nói về đề tài và cách viết của ông: "Cho tới nay tôi đã viết và in hàng trăm đầu sách, và dù nhân vật có là con vật được nhân cách hóa nhưng thật thì tôi cũng chỉ tập trung vào hai đề tài: 1 - Vấn đề và con người vùng ngoại ô thành phố Hà Nội, bởi vì ngoại thành là sinh quán của tôi và cho tới nay tôi vẫn đi về đấy, do vậy, hầu như đó là một đề tài do bẩm sinh 2 - Trong kháng chiến chống Pháp, tôi đã ở Việt Bắc ngót mười năm, về sau còn đi lại nhiều nữa, nhờ vậy tôi am tường đôi chút về một số dân tộc anh em như Tày, Nùng, Dao, H'Mông Tôi coi Việt Bắc, Tây Bắc cũng như một quê hương đề tài của tôi ề tài của tôi chỉ có hai, không nhiều và không phải cái gì cũng viết được Còn như tôi thường miêu tả phong tục, tập quán thì cũng là một quan niệm cho phương pháp xây dựng truyện và nhân vật của tôi Tôi cho rằng câu chuyện và nhân vật phải luôn luôn được bao bọc và ảnh hưởng qua lại với phong tục, tập quán, nghề nghiệp và quan hệ từ gia đình ra ngoài xã hội"

Trong Tự truyện, viết: "Chưa bao giờ tôi bắt chước viết theo truyện của Khái Hưng, Nhất Linh, mặc dầu tôi thích đọc những truyện ấy Bởi lẽ giản dị ( ) viết giống cái thật thì nhân vật những ông nhà giàu con quan có đồn điền như thế, tôi không biết những kiểu người ấy, không bắt chước được" Vì thế "tôi đã miêu tả tâm trạng của tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình, quanh mình Quê người, Trăng thề, Xóm Giếng ngày xưa Cả những chuyện loài vật tưởng như xa lạ kia cũng không ngoài cái rộn ràng hay thầm lặng của khu vườn trước cửa"

Tôi nghĩ Tô Hoài không thi vị hóa người ở tầng lớp trên trong xã hội cũ như Khái Hưng, Nhất Linh, nhưng cũng không đem họ biếm họa đến mức gần như quái thai kiểu Vũ Trọng Phụng, hay cường điệu về họ với giọng ngả sang hoạt kê kiểu Nguyễn Công Hoan Cùng thương người ở tầng lớp dưới, nhưng Tô Hoài thủ thỉ chứ

Trang 28

không ồn ào như Nguyên Hồng, hóm hỉnh chứ không tinh quái như Nam Cao, tinh tế chứ không mộc mạc như Ngô Tất Tố, cũng không đề cập đến những biến động xã hội lớn như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng ông chỉ kể những câu chuyện hàng ngày trong đời sống bình thường của những con người bình thường, không khoa trương, tô vẽ để thu hút người đọc, không phóng đại, dồn ép nhằm hiệu quả giật gân Cái cười của ông cũng là cái cười nhẹ nhàng, từ tốn chứ không cay độc

Người phu xe khom lưng xuống, hai khuỷu tay nhô lên như hai cánh chim, mặt đất phẳng lì, những bàn chân vả xuống bạch bạch (Tự truyện) Ông tả chân dung người rất đặc sắc: Lúc u tôi cười nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má (Cỏ dại)

Tô Hoài có sự tinh tế trong tác phẩm của mình vì chviết về những cái gì mình quen thuộc, và đã làm đúng như lời của Stendhal: "Viết mỗi ngày một ít, thiên tài hay không cũng vậy" và "Tôi phải lao thân vào đời để tìm hiểu con người bằng kinh nghiệm bản thân" Vũ Ngọc Phan từ năm 1942 đã tiên kiến: "Tô Hoài tỏ ra không giống một nhà văn nào trước ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như ông", quả là tinh đời

Là người Hà Nội, sống với Hà Nội, gắn bó với Hà Nội và viết về Hà Nội, Tô Hoài

thuộc rất nhiều ca dao tục ngữ, truyền thuyết dân gian, những câu chuyện kể rất đời thường về con người Hà Nội, cuộc sống Hà Nội Tô Hoài rất am hiểu về Hà Nội Ngoài vốn sống trực tiếp, ông còn tạo vốn sống gián tiếp bằng cách chăm chỉ đọc báo, hàng ngày ghi chép tỉ mỉ những chi tiết về giá cả sinh hoạt chợ búa, tiếng nhà nghề, tiếng lóng, những mốt quần áo, bài hát, trò chơi thông dụng trong từng giai đoạn Có thể nói, Tô Hoài là cuốn từ điển sống về văn hóa, phong tục tập quán và từ ngữ dân

gian của Hà Hội xưa

Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài viết nhiều truyện về vùng quê ven

thành: Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944),

Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944) Đó là hình ảnh vùng quê làng Nghĩa Đô

của ông và các khu vực lân cận Trong tác phẩm của ông giai đoạn này hiện lên những

bức tường cũ kỹ, rêu phong, những con người lam lũ, những rặng cúc tần những

đường thôn ngõ xóm, căn nhà đơn sơ luôn văng vẳng tiếng khung cửi lách cách, những

“tàu seo” róc rách lúc đêm khuya, những cánh đồng rộng…Ở đó, có cuộc đời của những người nông dân, thợ thủ công quanh năm lam lũ, điêu đứng vì miếng cơm manh áo Cuộc sống thường ngày với những sinh hoạt quen thuộc của con người vùng quê ven thành được nhà văn miêu tả hiện lên sinh động, bình dị như những gì vốn có Khác với những nhà văn hiện thực phê phán đương thời, Tô Hoài không đề cập đến những mâu thuẫn giai cấp sục sôi, quyết liệt, không xây dựng những hình tượng điển hình nông dân và địa chủ Tô Hoài viết về những chuyện đời thường với những con ngừời thật bình thường, tâm hồn giản dị Ông không tô hồng hiện thực, cũng không né tránh sự thật cho dù đó là sự thật khắc nghiệt, chua cay đến đau lòng

Trang 29

Nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động cảnh sống đói nghèo, cùng quẫn bế tắc của những kiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đất khách quê người Những người thợ thủ công bị phá sản xuất hiện dần qua từng trang sách với tất cả niềm cảm thông chân thành Những câu chuyện đời thường của người dân ven thành hiện

lên bình dị qua cuộc đời và số phận của các nhận vật Cái Gái (Nhà nghèo) chẳng may bị rắn độc cắn chết vào một buổi chiều đi bắt nhái; mụ Hối (Ông cúm bà co) bỏ lại hai

đứa con thơ vì bệnh nặng nhà nghèo, trong nhà "không có lấy một đồng xu nhỏ" chữa

bệnh; lão lái Khế (Khách nợ) chết thê thảm vì bị chó dại cắn; anh Thoại (Quê người)

gia cảnh nghèo túng đến xót xa : ngày mùng một Tết, chẳng có xôi, chẳng có thịt, chẳng có hương, chẳng có nến, nghĩa là chẳng có một thứ gì để cúng Vợ chồng đều ăn cơm gạo đỏ với sung muối như ngày thường Thương xót cho gia cảnh, thân phận của mình, của vợ, của con anh đành đánh liều ra đồng bắt trộm chó Việc không thành, anh chẳng còn mặt mũi nào ở lại làng quê, mùng một Tết, vợ chồng con cái dắt nhau đi lang bạt nơi đất khách quê người

Như vậy có thể thấy, trước Cách mạng, Tô Hoài viết về đề tài Hà Nội chủ yếu là phản ánh cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân làng Nghĩa Đô với những khó khăn, nhọc nhằn, tủi cực, lấm láp nhưng cũng rất đỗi yên ả, thanh bình

Sau Cách mạng, Tô Hoài lại tiếp tục cảm hứng với miền sáng tác thân thuộc của mình qua mảng đề tài viết về Hà Nội - ngoại ô quê ông Đề tài này xuất hiện trong

nhiều sáng tác của Tô Hoài sau cách mạng: Mười năm (1958), Tự truyện (1978),

Người ven thành (1972), Quê nhà (1980), Những gương mặt (1988), Cát bụi chân ai (1992), Chuyện cũ Hà Nội (1998), Chiều chiều (1999), Giấc mộng ông thợ dìu

(2004)…Những tác phẩm này đã khắc họa rõ nét về các chặng đường biến đổi của Hà

Nội Nếu trước Cách mạng Tô Hoài chỉ viết về những chuyện trong làng và trong nhà,

những cảnh và người của một vùng công nghệ đương sa sút, nghèo khó, thì sau Cách mạng nhà văn mở rộng không gian và thời gian phản ánh Tô Hoài không chỉ viết về vùng "Kẻ Bưởi" mà còn viết về Hà Nội "Băm sáu phố phường", không chỉ viết về cuộc sống hiện tại mà còn đi ngược dòng lịch sử viết về những năm tháng cuối thế kỉ

XIX trong thời kì thực dân Pháp xâm lược nước ta (Người ven thành, Quê nhà), tái

hiện thời kì đau thương nhưng vô cùng oanh liệt của dân tộc ta từ 1935 đến 1945

(Mười năm), thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (Những ngõ phố, người đường phố;

Phố), và ở thời điểm lịch sử gần đây muôn chuyện đời thường ở Hà Nội được tác giả

phản ánh trong Chuyện cũ Hà Nội

Như vậy sau Cách mạng, viết về Hà Nội, Tô Hoài đã có cái nhìn trong chiều dài lịch sử Do đó qua muôn chuyện đời thường, nhiều biến cố của đời sống xã hội đã hiện diện trong sáng tác của Tô Hoài Người đọc đón nhận những sáng tác của Tô Hoài về Hà Nội có thể theo nhiều hướng khác nhau, nhiều mục đích khác nhau, song tựu chung

Trang 30

lại họ tìm thấy ở những tác phẩm này một bức tranh hiện thực sống động với những biến cố thăng trầm của lịch sử và đặc biệt là tình yêu tha thiết của nhà văn đối với mảnh đất thân thương này

Hơn 90 năm sống với hàng loạt thăng trầm của Hà Nội, Tô Hoài được coi là một chứng nhân của lịch sử Thăng Long Sáng tác của ông gần như viết về mọi giai

đoạn lịch sử của mảnh đất này Thời Pháp thuộc có Bố mìn mẹ mìn, Chuyện cũ Hà

Nội Thời chống Mỹ, Hà Nội dưới mắt ông tổ trưởng tổ dân phố Tô Hoài ẩn hiện trong

những Chiều chiều, Cát bụi chân ai Rồi sang thế kỷ 21, ở tuổi ngót 90, ông lại có tập tản văn Giấc mộng ông thợ dìu với những cái nhìn khá độc đáo về một Hà Nội

đang thay đổi từng ngày “Tôi chỉ thích viết về quần chúng, viết về người lao động bình thường Bắt mình viết về anh trí thức nghèo như Nam Cao thì khó, bởi mình có phải là anh giáo như “hắn” đâu” - Tô Hoài nói Ngẫm ra, từ khi mới cầm bút, những trang viết về Hà Nội của Tô Hoài luôn có những nét rất riêng: có lúc hơi bụi bặm, nhếch nhác xô bồ nhưng vẫn đáng yêu bởi tràn đầy hoài niệm và sự cảm thông, chia sẻ của những con người đang sống nơi ấy Con mắt tinh đời, nhạy bén của Tô Hoài luôn giúp ông đọc ra những góc khuất các mẫu nhân vật của mình, để từ đó thanh thản biết chấp nhận cái phần không hoàn thiện của cuộc sống như nó đang diễn ra Tô Hoài tâm sự, suốt ngần ấy năm, đi đâu về đâu, ông vẫn yêu và nhớ nhất là vùng quê ngoại Nghĩa Đô, Cầu Giấy của mình Hà Nội có thay da đổi thịt đến mấy, ông vẫn có thể nhắm mắt mà đi băng băng trên những vỉa hè trong khu phố cổ, dù đã không còn lát đá xanh và những nắp cống tròn đúc bằng gang như thời xưa

Dù Hà Nội là đề tài đã có nhiều nhà văn khám phá nhưng trong tác phẩm của Tô Hoài vẫn hiện lên những nét mới, nét riêng, những nhận thức mới về mảnh đất Thăng Long xưa Đó chính là bức ký hoạ với những nét buồn mong manh bằng hình tượng ngôn từ sống động Hà Nội trong những trang viết của Tô Hoài hiện lên rất bình dị, mộc mạc và gần gũi nhưng không vì thế mà mất đi nét hào hoa, lãng tử và dí dóm vốn có của một nhà văn gốc người Hà Nội Những kí ức về Hà Nội dường như bao giờ cũng ngồn ngộn, đầy ắp, tường tận, rõ ràng và tồn tại mãi mãi trong trí nhớ của nhà văn Tô Hoài Từ quan điểm đó, Tô Hoài đã dựng lên diện mạo Hà Nội từ hai phương diện: văn hoá vật chất với cảnh sống cực khổ của người dân nô lệ mất nước và văn hoá tinh thần với vẻ đẹp của phong tục tập quán, lễ hội, văn học dân gian và sức mạnh tinh

thần bền vững

Tô Hoài quả là một kho báu văn chương về Hà Nội Nhờ ông, một người chưa biết về Hà Nội chỉ cần đọc riêng các sách của ông về chốn kinh thành này thôi đã đủ để hiểu Hà Nội là gì và Kẻ Chợ là thế nào Với những cống hiến to lớn của mình, Tô Hoài

xứng đáng được vinh danh với giải thưởng lớn Vì tình yêu Hà Nội do báo Thể thao

Trang 31

&Văn hóa phối hợp với Quỹ Bùi Xuân Phái tổ chức, và năm 2011, ông được trao danh

hiệu Công dân Thủ đô ưu tú

Có thể nói, Tô Hoài đem lại cho văn chương viết về Hà Nội một chân dung thú vị, như thể một người đã chụp một bộ ảnh Hà Nội từ đen trắng sang ảnh màu, tạo ra một dữ liệu thuyết phục cho bất cứ ai muốn nhận diện đô thị này Bộ ảnh đó có tấm cảm động, có tấm hài hước, có tấm buồn bã Nhưng điều thú vị nhất chính là người ta sẽ thấy bóng dáng Tô Hoài luôn ở một góc những khung hình đó, thong dong vừa đủ

cho một sự hiện diện lão luyện hơn người

Xin được mượn lời nhận định của tác giả Hà Minh Đức trong bài giới thiệu khái

quát về các nhà văn Việt Nam để tiểu kết cho chương này: Nhà văn Tô Hoài là “cây

bút sung sức, giàu sáng tạo” và đặc biệt nhấn mạnh giá trị văn hóa qua những trang

văn Tô Hoài “Ông viết về đất nước, quê hương, con người qua những bức tranh chân

thực và lắng đọng với thời gian để làm nổi lên những giá trị vật chất và tinh thần bền vững” [7, tr 9]

Trang 32

CHƯƠNG 2 NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG TỰ TRUYỆN CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI

2.1 Không gian văn hóa Bắc Bộ

2.1.1 Cảnh quê

Tô Hoài sinh ra và lớn lên ở quê ngoại, trong một gia đình nghèo làm nghề thủ công ở Làng Kẻ Bưởi – Nghĩa Đô Trong Tự truyện Cỏ dại vẫn mang đậm chất thôn quê của một vùng ven thành Hà Nội với nhịp điệu tù túng buồn tẻ trong cái nghèo đói, cũ kỹ, lạc hậu: “Cuộc sống còm cõi của làng ngoại tôi chỉ loanh quanh cả đời trong làng Đàn bà, trẻ con đưa võng kẽo keho bên khung cửa mọt Không mấy ai đi ra ngoài Bức tranh đời sống ảm đạm Bức tranh thiên nhiên cũng mang đậm phong cảnh

quê hương ở Nghĩa Đô “Tôi đã ngửi được mùi đất quen thuộc Quen thuộc lắm, chỉ

thoáng qua là biết sắp về tới quê Ờ, mà lạ Không bao giờ tôi biết phân biệt được rõ ràng cái hương vị phảng phất kỳ dị ấy Nó thoang thoảng trong cánh đồng hoặc vẩn vơ trong rặng ô rô xanh rì Tưởng như đấy là mùi cỏ khô, mùi đất ải, mùi khói rơm bếp” [15, tr.33] Thiên nhiên đã bao bọc lấy con người, chan hòa với con người và

được thể hiện bằng ngôn ngữ tâm hồn tinh tế: "Hương sen thơm suốt quãng đường hai

bên hồ Những chiếc lá sen tròn đồng tiền, mơn mởn nghển lên khỏi mặt nước Chúng tôi lội xuống hái những nụ mới nhú bằng ngón tay Nụ sen ăn ngòn ngọt Rồi trải lá sen lên bờ cỏ, chúng tôi nằm ngủ dưới gốc đa, trong gió hồ buổi trưa hây hẩy bát ngát" [15, tr.120] Con người như mở rộng tâm hồn đón lấy hương thơm của đất trời

quê hương, là thứ mật ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn khôn! Nhân vật “tôi” tự bộc bạch ý nghĩ, tình cảm, đi sâu vào tâm tư sâu kín của mình Độc giả còn thấy được sự tinh tế khi nhân vật nhận ra được mùi “mùi quê hương” qua

sự miêu tả rất cụ thể và tỉ mỉ của tác giả: “Tôi đã ngửi được mùi đất quen thuộc Quen

thuộc lắm, chỉ thoáng qua là biết sắp về tới quê Ờ, mà lạ Không bao giờ tôi biết phân biệt được rõ ràng cái hương vị phảng phất kỳ dị ấy Nó thoang thoảng trong cánh đồng hoặc vẩn vơ trong rặng ô rô xanh rì Tưởng như đấy là mùi cỏ khô, mùi đất ải, mùi khói rơm bếp Không phải Đích nó là mùi lá muỗm nấu lẫn với lá vối, mùi rau nhảy mùi lá trang, mùi lá cải, mùi có bồ mùng, mùi mái rạ chuồng bò Cơ chừng chẳng rõ ràng mùi gì Nó là tất cả, từ mùi tóc hôi trên đầu đứa trẻ cho tới mùi nõn cỏ gấu đắng mới nở hương đồng cỏ nội hoà vào nhau, bốc trên một miền quê Cái mùi quê đặc biệt, mỗi khi về gần đến làng, là thoảng biết” [15, tr.33] Chính cách miêu tả

trực tiếp cụ thể và sinh động cho thấy trí tưởng tưởng của nhân vật tôi rất phong phú, mới có được những hình ảnh tươi mới và sống động như thế Nhân vật tôi cảm nhận về cảnh vật không chỉ cảm nhận trực tiếp bằng thị giác mà còn có khả năng diễn tả những cảm nhận của khứu giác, cảm giác Qua đoạn văn miêu tả, tác giả đã cho chúng ta – những độc giả biết đến khái niệm về “mùi quê hương” – một khái niệm tưởng như rất

Trang 33

trừu tượng nhưng qua ngòi bút miêu tả tài tình, tinh tế của Tô Hoài lại trở nên cụ thể, chi tiết, rõ ràng Nó không phải là cái gì quá mơ hồ, khó nắm bắt mà “nó còn là tất cả” những gì quen thuộc, gần gũi quanh ta, là “hương đồng cỏ nội hoà vào nhau, bốc lên một miền quê” Đọc những lời miêu tả trên của Tô Hoài, người đọc như lạc vào quê hương, như đang được đi giữa quê hương thưởng thức một mùi quen thuộc của “hương đồng gió nội” một mùi quê hương không bao giờ phai trong trí nhớ mọi người Thực sự là có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người Những câu văn của Tô Hoài sẽ còn lắng đọng rất lâu trong lòng những người xa quê

Trong Cỏ dại nhân vật xưng tôi đã kể lại thời thơ ấu của mình, về những người thân, về cuộc sống ở quê nhà vùng ngoại ô Hà Nội – Nghĩa Đô Những trang hồi tưởng cứ miên man tưởng chừng vô tận, Tô Hoài đã thực sự đưa người đọc trở về với vùng quê xa xưa với những mảnh vườn, căn nhà, những cảnh sống cũng như phong tục… đầy ắp những kỉ niệm, kí ức xa xưa chưa hề phai nhạt, người đọc như cảm thấy đó là những sự vật con người mới của hôm qua, hôm kia… Tuy nhiên trong Cỏ dại ta bắt gặp thế giới tuổi thơ của nhà văn hiện về thật tươi thắm trong màu sắc nắng, gió: “Cái sân hoẻn mà lủng củng những cây Đó là thế giới bí mật của cây và dài ra thành bể, tôi leo lên đứng được về mùa thu cây trụi gần hết lá Sang mùa xuân hoa lá lại thi nhau trổ xanh rờn, đỏ phớt, màu hoa đào phai Năm nào cũng có đôi chào mào đến làm tổ trên thành tổ ngóng ra Tôi hóng xem từ hôm chú chào mào đực quắp ở đâu về cành cây từng cuộng rạ nhỏ Rồi đến những ngày tha mồi vất vả hai vợ chồng chim đều gầy phơ người Tôi ngồi nép bên bể nước say mê ngắm Đến ngày chim mẹ, chim con rời tổ dắt nhau truyền đi Tôi ngẩn ngơ buồn nhớ Sang năm không biết vẫn đôi ấy hay đôi khác có những đôi chào mào lại đến làm tổ trong cây.”

Trên cái nền mù xám ngưng đọng buồn thảm của cuộc sống, hình ảnh cậu bé Bưởi cứ nhòa đi Cu Bưởi rời làng ra Kẻ Chợ để đi học nhưng cuộc sống của cậu không vì thế mà thay đổi Cái khoảng cách giữa làng quê và Kẻ Chợ mãi vẫn thế, biết bao bồi hồi ngơ ngác khi ra phố, ánh sáng phố phường luôn làm cu Bưởi rợn ngợp xa lạ đến ngỡ ngàng Tiếng leng keng của điện, cái ồn ào náo nhiệt tấp nập của phố thị như càng đẩy xa thêm, càng khuyếch đại nới rộng không thể lấp đầy nỗi buồn nhớ nhà: “Ngày tháng ở Hàng Mã, tôi nhớ nhà nhất những ngày trời trông nắng, Tôi ngồi cạnh thành phản, giữa đống chai lọ và giấy Tây, trông lên nóc nhà bên kia trông thấy một mảnh trời xám ngắt, vài cành lá sấu, lá chợ phe phẩy Tôi nhớ ở làng chỗ nào cũng thấy trời và lá cây, Ngoài khung cửa sổ căng lưới mắt cáo, lá sấu vàng rượi rào rào rung như trút Ở cửa đình làng tôi gặp ngày lắng gió, lá đa rơi nhiều chúng tôi đem thúng đi nhặt lá về “Quê tôi có đường mưa bay, mưa bụi không? Con vàng anh của tôi thế nào? Tôi nhớ đến vàng cả người… Đó là cái nhìn về thành phố ngộ nghĩnh và sắc nét qua đôi mắt trẻ thơ, một cái nhìn đượm buồn, cuộc sống làng quê và Kẻ Chợ mở ra trước mắt cậu nhiều điều mới mẻ và xa lạ những mối quan hệ tích cực và tiêu cực xen

Trang 34

vào nhau những con người xấu, vui, buồn cùng nhau tồn tại Giữa cuộc đời cay đắng nhiều hơn ngọt bùi lấp lánh những tấm lòng nhân hậu, đấy là tình yêu thương của bà, mẹ, cha… là tình bạn chung thủy của cu Bười với những người bạn trường làng… Tất cả những âm thanh đó đã làm rung động lòng nhân hậu của con người là tiếng gọi thiêng liêng thức tỉnh con người: “Kí ức tôi mờ mịt như làn sương, những kỉ niệm vô vàn kỉ niệm chen lấn, xô đẩy Tôi không nhớ rõ mà thực tôi nhớ biết bao nhiêu Bóng U tôi hòa lẫn với bóng tôi vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ long đen nhuốm màu nâu đồng…

Gần 2000 trang tự truyện ông viết từng chặng đường khác nhau, mỗi cuốn hồi kí được ghi lại bằng hồi tưởng, kí ức về chính tác giả và những người nghệ sĩ cùng thời, cũng như những con người mà tác giả từng biết, từng sống, từng chứng kiến niềm vui cũng như sự bất hạnh, tất cả được “tái sinh” một cách chân thành trong sáng tác của ông Cỏ dại hồi ức về chính tuổi thơ – tuổi trong trẻo vô tư hồn nhiên của cu Bưởi Sự kiện ở đây thật đơn giản tự nhiên xung quanh mái ấm gia đình: Chi tiết về hình ảnh ngôi nhà bố phải vào Nam Kì kiếm sống, em gái Hồ chết… rồi cu Bưởi đến tuổi phải đi học, cu Bưởi từ làng quê ra Kẻ Chợ, và sau một thời gian ở Kẻ Chợ về cu Bưởi rỗng tuếch kiến thức chỉ thạo việc nhặt rau, thooiir cơm và cái đầu trắng mốc bị hắc lào, ngày ngày cu Bưởi cõng em đi chơi Dòng hồi kí của “tôi” cứ miên man triền miên tái hiện cảnh sống của gia đình: Bố bỏ đi Sài Gòn kiêm sống, cảnh xô xát trong gia đình vì bà không có con trai Người mẹ tần tảo vất vả kiếm sống… Người đọc bị ám ảnh về cảnh nghèo đói, bất hạnh của gia đinh Tô Hoài tỏ ra tinh tế, thấm thía khi tái hiện cu Bưởi ở nhà chú Tưởng sự lặp đi lặp lại cuộc sống nhàn tẻ đơn điệu của cu Bưởi: “Sáng nào tôi cùng hì huỵch theo mé tường vần vào xó nhà – sáng mai lại loay hoay lăn nó ra… Dọn hang xong chú Thục lấy trên tường xuống mấy đôi giày, một lúc tôi kẹp một chiếc giày vào giữa hai bàn chân Tội ngoẹo đầu… Xong một loạt giày đã đến trưa, tôi vào bếp nhặt rau muống với cái Hiếu Cả nhà ăn cơm ngay ngoài cửa hang, rồi tôi bưng vào một chật bát đũa Cứ thế cứ thế ngày tiếp ngày trôi qua, cảnh sống và con người Kẻ Chợ đã để lại một nỗi ám ảnh trong tâm trí cu Bưởi Như vậy đằng sau hồi ức về tuổi thơ cu Bưởi là cái cớ nhà văn xâu chuỗi bức tranh đời sống với kiếp sống

lay lắt, nhịp điệu mỏi mòn chầm chậm ngưng đọng như một điệp khúc buồn

2.1.2 Phố phường Hà Nội

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Tô Hoài chịu được ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống và văn hoá thủ đô, được sống cuộc sống tuổi thơ với những Hồ Tây, Hồ Gươm, Cầu Thê Húc, nên tự nhiên hình thành một tình cảm tự nhiên với Hà Nội là chuyện dễ hiểu

Hà Nội trong những trang viết của Tô Hoài hiện lên rất bình di, mộc mạc và gần gũi nhưng không vì thế mà mất đi nét hào hoa lãng tử vốn có của một nhà văn gốc người Hà Nội Những kí ức về Hà Nội bao giờ cũng ngồn ngột, đầy ắp tường tận rõ ràng và tị trong trí nhớ của nhà văn Tô Hoài Hà Nội gắn liền với cuộc sống của Tô

Trang 35

Hoài như hơi thở phải đi liền với cuộc sống, vì thế mà ông có cái nhìn về người Hà Nội hết sức độc đáo

Trong bài Sự đinh ninh duy nhất khơi nguồn sáng tạo, tác giả Tấn Phong đã viết:

"Thật chi li thì khó phân biệt phần đời sống và sách vở trong ông Không lệ thuộc thời gian và trường phái Đó là kết quả lao động của những nhà văn tạm gọi là kinh điển Ví dụ, ngoài cụ Nguyễn Văn Uẩn hay sử gia Trần Huy Liệu, cụ Chu Thiên có các trước tác, hay cụ Hoàng Đạo Thuý là người đi trước, am hiểu về Hà Nội, thì phải nói đến Tô Hoài, một bộ bách khoa về Hà Nội Một Hà Nội sống động vì ông là người trong cuộc từ tấm bé, nó dày đặc, nó làm cho người ta tin, có thể làm tư liệu khảo cứu, bất kể ông viết gì, nó khác với Hà Nội của ai đó, một quan sát, sưu tầm nào đó thiếu cái hồn cốt, ấm áp, chỉ trơ bộ xương khiu khẳng Ấy là một Hà Nội sống động, chi tiết về mọi phương diện, vì Tô Hoài không sa vào thú chơi, sự tinh tế, thói quen và cái đẹp ẩm thực mà ông chắc không hề kém cạnh"

Tô Hoài ngợi ca vẻ đẹp và khẳng định nhiều giá trị tự nhiên Tô Hoài nhiệt thành ngợi ca tác dụng cao đẹp của thiên nhiên Thiên nhiên giúp con người tẩy rửa bớt bụi

trần: “Ngoài đường bây giờ cũng nhốn nháo, chỉ chốc lát có ngồi trên bờ trông ra hồ,

mặt nước hồ Thiền Quang hay hồ Tây cũng được, thì tai mắt và trong bụng mới có thể yên yên Bởi vì chỉ có mặt nước, mặt nước sáng trong, mặt nước xa xa gần gần mới như muôn thuở” [13, tr.9]

Trong cuộc sống xô bồ, lẫn lộn thật giả, cũ mới thì thiên nhiên giúp con người lấy lại thăng bằng, tìm lại chính mình: "Ra cửa, lại gió mát hây hây thổi qua hàng hiên những cái cột đá trắng thật mát, thật đẹp Thoát khỏi những đòn tra tấn, tôi lại nghĩ mình thật lạc hậu, lạc loài, người ta ngồi xem cả rạp thì sao, nhưng mà ngoài này gió mát trăng sáng tôi mới ung dung bình thường lại người, chẳng tiếc rẻ tí nào" [13, tr.106]

Tô Hoài viết nhiều về những thắng cảnh thiên nhiên, những địa điểm thiên nhiên gắn với di tích, với danh thắng Tiêu biểu như: Hồ Tây, Hồ Gươm, Hồ Thiền Quang, Chùa Hương Viết về những danh thắng tự nhiên văn hoá này ngòi bút Tô Hoài luôn tràn trề xúc cảm Cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh đẹp Hồ Tây là nguồn cảm hứng bất tận,

muôn đời: “Lạ thay cảnh Tây Hồ! Lạ thay cảnh Tây Hồ! Chương lĩnh hầu Nguyễn

Huy Lượng thời Tây Sơn đã ngạc nhiên phải kêu lên như thế Không bao giờ, ai mà có thể nói hết được về Hồ Tây - tôi cũng ngỡ thế Từ ngàn xưa tới nay Lại nữa, hôm nay trong xây dựng Hà Nội đương đẩy nhanh thời gian chỉ lọt vào vòng một tháng đã bao nhiêu cái mới chồng chất, bề bộn Những việc, những công trình chưa khi nào có, cứ ngày ngày hiện ra quanh vòng nước mênh mang, mà sóng nổi, mà sương mù dịu dàng mùa thu bao phủ Ai thiết tha với Hà nội mà không bồi hồi, mỗi lần đến với hồ lại thấy như mình có lỗi với chính mình Những điều đã

nói cũng chưa ra làm sao Lạ thay cảnh tây Hồ " [13, tr.304], "Cái hồ Tây từ ngày

thơ bé Từ còn nhỏ, đọc những bài Đêm trăng chơi hồ Tây của Đoàn Như Khuê và bao

Trang 36

nhiêu bài nữa , không nhớ, chỉ nhớ như cái hồ Tây ngày ngày cả tuổi thơ mình chơi nhởn nhơ trên bờ

Hồ Tây trước mặt tôi kia dường như làn nước ấy bao giờ cũng mênh mang ra ngoài những áng văn tôi đã thấy Mùa đông xám ngắt đã về rồi, từng đàn bồ nông, những đàn le le, đàn vịt trời, những đàn sâm cầm bay như trấu vãi ngang trời Khi ấy, cũng chưa có cái cột khói nhà mày điện nhô lên đằng hồ Trúc Bạch Chỉ phảng phất mảnh tưởng trắng trên gò chùa Châu Long” [13, tr.304-305] Và vị thế của hồ Tây đối

với thủ đô Hà Nội thật lớn lao: "Trông thế rồng đứng hổ ngồi của thời đại mới, hồ Tây lại nghiễm nhiên trở thành vườn ngự uyển lớn giữa lòng thắng cảnh Hà Nội" [13, tr.312], " Hổ Tây xinh đẹp đương được khám phá những vẻ mới giữa Hà Nội thời đại Hồ Tây của Hà Nội đứng trên nền suốt bao nhiêu thế kỉ về trước Có thế mới là Hà Nội Vẻ đẹp Hà Nội nẩy nở trên cái đẹp truyền thống, từ tâm hồn truyền thống lịch sử từ bây giờ kể lại ngàn xưa Không phải đấy chỉ là điều mơ tưởng Mà thực tế dân tộc đã sinh sôi như thế" [13, tr.313]

Đọc Tô Hoài, người ta nhiều lần bắt gặp những minh triết về tự nhiên: “Có lần nghĩ về hồ Tây tôi đã tưởng như mình sống cả cuộc đời cũng chưa thể thấu hiểu được cuộc sống trước sau của người, của một vòng hồ ấy” [13, tr.311], hay những triết lí về cuộc đời: "Bấy giờ đương mùa hoa đại Cây đại hoa đỏ vẫn nở vào mùa đông Năm mươi năm đã qua, cây đại đã thành cây cổ thụ, chắc là chẳng ai còn nhớ liệt sĩ Nguyễn Thành của Hà Nội ôm bom ba càng đầu tiên đánh xe tăng, nhưng cây đại già vẫn còn, vào mùa đông hoa đỏ rơi rơi" [13, tr.295] Năm tháng qua đi, con người dần lãng quên đi quá khứ của mình, của dân tộc mình, chỉ có thiên nhiên là chứng nhân muôn đời về những đổi thay, dâu bể của cuộc đời con người

Hồ Gươm, đặc biệt là cây hồ Gươm để lại ấn tượng sâu sắc với Tô Hoài: “Hồ gươm đượm một vẻ đẹp gọn xinh, không dáng dấp mênh mang như Hồ Tây Tưởng như một lúc nào đấy, đương giữa mgười người nô nức chen chân giữa nơi đô hội, ở Hàng Giò, Hàng Khay ra, ở Hàng Đào, Hàng Trống dốc xuống, đột nhiên gặp một ánh nước thoáng như cái chớp mắt của con mắt ai xanh biếc Hồ Gươm ấy

Nắng nghiêng bóng những hàng dây hắt chân cầu Thê Húc không phải một lời thơ khoa trương mà ấy là người xưa miêu tả cái lạ lùng của quần thể Hồ Gươm Những nét riêng ấy chỉ dành cho khách biết yêu hồ Có hôm quang trời bên tam quan đền Bà Kiệu, trông lên phía tây trên làn sóng mái nhà nhấp nhô, Hàng Gai, Cầu gỗ thấy in hình màu lam huyền của ngọn dãy núi Tam Đảo Thế là người đứng ven đường chẳng còn nhớ đương trong nơi phồn hoa, hay ở giữa cây và nước quanh mình với lên liền đến phương trời và núi xa kia

Nhớ Hồ Gươm, bao giờ tôi cũng trở lại tuổi thơ tò mò, ngây dại, say mê với những trò chơi đếm cây, đố lá mỗi cây mỗi quả, xem các mùa đổi lá, đổi mùa ra hoa không khi nào biết chán” [13, tr.322-323]

Trang 37

Như vậy, viết về những vấn đề thiên nhiên, tự nhiên, Tô Hoài say mê viết về những vẻ đẹp, những vẻ đẹp có từ xa xưa của gắn với tuổi thơ của mình Tây Hồ lãng mạn, Hồ Gươm nên thơ, cảnh trẩy hội chùa Hương đã đi vào tâm thức dân tộc Viết về những danh thắng tự nhiên văn hoá này, Tô Hoài còn cung cấp cho ta những kiến thức, những hiểu biết về lịch sử và sự độc đáo của nó

Viết về Hồ gươm, Tô Hoài không chỉ miêu tả vẻ đẹp hiện tại của cây cối, ông còn kể về lịch sử của nhiều thứ cây quý ở đó: “Những hàng cây quanh hồ Gươm có một nề nếp qua mọi đời người xa xưa bao nhiêu thế hệ Thành phố Bắc Kinh xanh mướt dặm những lệ liễu trập trùng mấy chục cây số qua ra các phía ngoại thành Và những con đường trung tâm toàn những cây hoè cổ thụ Cây cối hồ Gươm của Hà Nội thoạt nhìn không ra thể thức nào, nhưng để ý kĩ sẽ thấy được một lề lối của mỗi bóng cây bóng nước [13, tr.323]

Hai tiếng “hồ liễu” xưa nay thân thiết gắn bó với Hồ Gươm, hồ Gươm hồ liễu Nhưng đừng ai tưởng rằng lúc sầm uất nhất quanh hồ Gươm chỉ toàn dương liễu Xưa rày chưa bao giờ có quang cảnh ấy Lệ liễu Hồ Gươm không yêu kiều vì dặm liễu dặm dài Mà từ thủa nào, liễu Hồ gươm chỉ lác đác Những cây liễu đứng một mình luông tóc gió in bóng hồ điểm trang bức tranh hồ cuối thu phẳng lặng, hoa lộc vừng đỏ bay rơi từng đám như mưa bụi xuống mặt nước” [13, tr.325]

Viết về Hồ Tây, Tô Hoài không chỉ dừng lại ở cảm xúc vì vẻ đẹp nên thơ của nó, mà còn cung cấp cho người đọc những hiểu biết về lịch sử của hồ và cả những chiêm nghiệm của cá nhân: “Thắng cảnh chùa Hương, Chúa Trịnh Sâm (1737 - 1782) đời Lê đã cho khắc lên vách đá: Nam Thiên đệ nhất động với những dòng thơ cảm hoài của các danh sĩ Vũ Phạm Hàm, Cao Bá Quát từ xưa đã nức tiếng: Đi vãn cảnh chùa một vùng chùa Hương trảy hội theo phong tục là như vậy

Tô Hoài diễn tả những sự biến đổi lớn của Hà Nội: “Nhà cửa hồi đầu thế kỷ, các khu vực Hàng Gai, Hàng Bài, Hàng Bạc, các ngõ Trung Yên, Nội Miếu, bây giờ, cụ Hoàng Đạo Thuý còn nhớ được từ cái chuôi vồ đầu tường, hòn ngói âm dương, các kiểu cửa lùa của đẳng, cửa ngăn, cửa bức bàn và các só luồn bậc cửa Những dãy nhà dân, người buôn bán, thợ thủ công ở tụ hội lại cả họ, cả phường đã thành tên phố: hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Bát Đàn…” [13, tr.328-329]

2.2 Vẻ đẹp của Văn hóa Bắc Bộ qua chân dung con người:

2.2.1 Chân dung những con người chân chất, thật thà

Cuộc sống và con người là đối tượng phản ánh của văn học, là đề tài mà mỗi nhà văn hướng đến trong quá trình sáng tạo Có điều, không phải dễ dàng gì nắm bắt và chạm đến những mạch nguồn sâu xa, những rung động tinh vi trong cõi hồn ấy Chỉ mở rộng tấm lòng trước vạn vật kiểu như Xuân Diệu, muốn là “cây kim bé nhỏ - và vạn vật là muôn đá nam châm” mới có thể phát hiện những diễn biến, chi tiết của đời sống Đọc tự truyện “Cát bụi chân ai” cũng như “Chiều chiều”, người đọc dễ dàng nhận ra một Tô Hoài thực sự “thọc tay vào tận đáy, vào lòng sâu của cuộc sống con

Trang 38

người” [15, tr.102] như cách nói của Gớt Bằng những trải nghiệm bản thân mình, thông qua đặc điểm của hồi ký, nhà văn đã không bỏ qua một cơ hội nào để cảm nhận thế giới xung quanh từ con người, thiên nhiên cũng như sinh hoạt đời sống Nói đến văn Tô Hoài, người đọc dễ dàng nhận thấy năng lực quan sát khá tinh tế Mỗi người dù

thoáng qua hay thân mật, đều ghi lại những ấn tượng

Đối với Tô Hoài, ngòi bút thể hiện trong Cỏ dại khi viết về gia đình, viết về mình ông cũng không hề che đậy sự thật Cảnh một gia đình nghèo đói, tài sản chỉ có” một cái nhà hương hỏa” “một gánh nồi niêu có cái thúng đựng mớ váy áo dụp Ông tôi khiêng cái củi chạn Gia sản có thế, quẳng vào nếp nhà tuềnh toàng như cái lều chợ” [9, tr.5]

Hay đó là cảnh ông viết rất thảm thương “cuộc sống của làng ngoại tôi chỉ loay quanhcả đời mấy khung cửi mẹt Không mấy ai đã ra khỏi làng” [9, tr.16,17] Ngay cả bản thân ông ngoại ngày trước vì nghèo đói quá đã có lúc phải đi ăn cướp, ăn trộm Tô Hoài cứ viết sự thật “Ông tôi đã tầng đi ăn trộm Ông tôi đã tầng đi ăn cướp Ông tôi lại đâm cả kẻ cướp, đánh nhau với cướp Ông tôi có võ Chống một chiếc gậy, ngày còn trẻ tôi dậm chân đánh thịch, vỗ đít một cái, lún một cái, nhảy qua nóc nhà dễ như bước trên hè, xuống sân Ông tôi bạn toàn các tây võ có tiếng” [9, tr.12] Cũng có nhiều buổi chiều tối ông tôi tụ hội đám bạn ngoài đồng chia nhau đi ăn cướp

Không chỉ là những sự thật về ông ngoại mình mà tác giả cũng đề cập đến những sự thật của những thành viên khác trong tổ ấm gia đình của nhân vật tôi Đây là hình ảnh người dì của cu Bưởi được ông viết về mối tình vụn trộm của thầy Lâm và dì, đó là mối tình dở khóc, dở cười và cũng có những phen hú vía: “một hôm chủ nhật, dì tôi cho đi chơi Kẻ Chợ Lần đầu tiên tôi được vào xem tuồng tàu ban ngày trông Hội quán phố hàng Buồm” “Tôi ngơ ngẩn lẻn vào nhìn Thầy Lâm và dì tôi đang đứng đằng sau Tôi chưa thể hiểu đó là cách hai người yêu nhau lạ lùng đến thế, để khó ai có thể bắt gặp” [9, tr.70]

Và rồi tưởng đâu sóng yên gió lặng, tưởng đâu cuộc tình ấy sẽ kéo dài thế nhưng sự thật lại khác “một người đàn bà ngồi trong bọn những người làm nghề đổi tiền của chợ bỗng đứng dậy xăm xăm dì tôi Vẻ cong cớn táo tợn lắm Mụ cắp cái thúng nhòi đến trước mặt dì tôi, chống nạnh lên mạng sườn xủa tay luôn một thôi” [9, tr.70]

Tiếp đến một pha hú vía cho cả hai dì cháu, phải chuồng nhau vào lúc ấy mới là thượng sách, không còn là tiếng chửi nữa mà thay vào đó là pha: “ con đĩ Bưởi kia, mày quyến rủ thằng Lâm đi đâu Mày là con mẹ mìn à Treo tay bà, bá xé xác mày ra, con đĩ Bưởi kia!” [9, tr.70] đi sau mụ còn thêm mấy người đàn bà cũng hối hả chạy đến

Những sự thật về gia đình như câu chuyện của ông ngoại, của dì cu Bưởi đã được cặp mắt sắc xảo cũng như khả năng ghi chép của nhân vật tôi được kể lại một cách đầy đủ và chân thực nhất

Còn đây là sự thật về người bố của mình Vì gai đình nghèo khổ, bố phải đi làm ăn xa nhưng sau lần đi Sài gòn bố không trở về nữa, nghe đâm đau lấy vợ ở trong Nam

Trang 39

“có bác cùng làng ở Sài gòn về, kể rõ ràng cho biết bố tôi đã lấy người bên Sài gòn, làm nghề tráng bánh đa nem đã được hai con, một trai, một gái Sự thật mà Tô Hoài viết lên là sự thật về gia cảnh mình Trong thời buổi bấy giờ, thời buổi mà xã hội đang coi trọng “nề nếp gia phong”, nó như là tiêu chuẩn hàng đầu của một gia đình có văn

hóa, viết được như ông không phải là điều dễ Vì thế khi Cỏ dại ra đời đã khiến người

đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác cũng như thán phục sự can đảm bản lĩnh của tác giả Để viết một ccahs thành thật không phải là chuyện giản đơn Phải trút bỏ đi hết cả những thành kiến, phải đặt mình lên tất cả dư luận, phải gọt rửa cho kĩ lòng tự ái, chứ không phải là cứ viết mãi, viết mãi mà thành truyện

Ở Tô Hoài luôn tồn đọng một “cái tôi chân thật”, chính cái tôi ấy luôn khiến cho người đọc cảm thấy thú vị, một cái tôi chỉ riêng có ở ngói bút đầy cá tính như ông Và điều đó đã gây nên thú vị cho bạn đọc khi cầm những trang sách của nhà văn làng Nghĩa Đô

Những câu chuyện được kể trong Cỏ dại cũng là “những câu chuyện không tên”

như những mảnh vỡ trong chuỗi dài của quá khứ đã được tác giả sắp xếp lại thành một hệ thống trong kho kí ức tuổi thơ của chính mình

Tác giả khóa luận ví các tác phẩm Tự truyện của Tô Hoài như một thước phim tài liệu về Tô Hoài, qua đó chúng ta thấy hình ảnh ông đang đi dọc bên một bức tường cũ kỉ, cạnh ngôi nhà cổ, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của nhà văn và cũng là nơi chôn giấu nhiều sự thật để ngày hôm nay ta có dịp được nhìn chuỗi dài của thước phim ấy Tác giả đã không ngần ngại ghi lại rất thực những cảnh sống trong tuổi thơ mình, tái hiện nó một cách cận cảnh nhất và chân thực nhất Phô bày những trang văn hết ức chân thành đó dường như tác giả muốn người đọc tự nhận xét, đánh giá , bàn luận về con người ông Ông xấu hay tốt, có xấu xa hay tốt đẹp, có là nhà văn bôi hồng hiện thực hay để nó như có vốn là tất cả ông đã trao cho bạn đọc tự phẩm bình Chỉ khi đó nhà văn mới biết bạn đọc mới thích thú hay chê bây ông, muốn đọc hay gấp trang sách lại ngay khi nghe đến tên mình Khi một tác phẩm văn học, Một đứa con tinh thần của nhà văn đến tay bạn đọc tức là nhà văn đã cho tác phẩm ấy nhiều “số phận” Tất cả tùy thuộc vào sự cảm thụ của mỗi người Tô Hoài – nhà văn đã làm như vậy đối với mỗi sản phẩm mình làm ra

Nếu bạn đọc bâng khuâng hay còn thiếu lòng tin ở Tô Hoài về những sự việc, những câu chuyện mà ông đã viết thì nhà văn luôn luôn và liên tiếp đưa càng nhiều minh chứng để khẳng định cho những điều mình viết bằng việc ông cho độc giả của mình đi từ câu chuyện này đến câu chuyện khác, có thể đó là những mẫu chuyện về chính cuộc đời mình Bởi chỉ có điều đó mới khẳng định sự thật Và đây là cảnh sống của Tô Hoài ở những tháng ngày phiêu bạt Ông không hề chê đậy nó, nỗi lo lắng khi phải mất việc “tôi không sợ Tôi không sợ bị kiện, bằng sợ mất việc Tôi đương phải đối phó trăm nghìn cái lo khác, chỉ vì mất việc mà sinh ra Cái tôi lo nhất là mất việc

Trang 40

rồi mà tôi không dám nói với ai, vẫn phải đóng vai đi làm Mất việc rồi mà ngày hai buổi vẫn phải đi đều” [9, tr.150,151]

Còn rất thực hơn khi ông cùng hai người bạn đi ăn xin ở khắp các ngồi chùa để khiến miếng ăn qua ngày Có lẽ ít người nghĩ rằng một nhà văn lớn như Tô Hoài đã từng tả kỹ cái cảnh mình lẻo đẻo đi dọc các chùa để xin ăn: “Tôi phác thảo ra một ý định rất sảng khoái với các bạn tôi sẽ đi du lịch Trung Nam Bắc bằng cáchđi truyền chùa này qua chùa kia, đến đâu thì thuyết nhà chùa thét ăn một vài bữa rồi lại đi Cửa phật ăn mày chẳng được tôi nghĩ thế” [9, tr 200]

Tác giả không ngại khi ngồi kể lại việc làm đó của mình, việc ăn xin tại chùa còn được thì viêc làm tiền những cô gái đi làm tiền cũng chỉ là chuyện thường “ các cô nháo nhào xông đến trước mắt tôi và cả mấy cô xòe tay cùng một lúc “ anh nhể cho em anh làm ơn em trước Thế tuy là chân ướt, chân ráo đã đã được các cô vặt nài khẩn khoan như thân tình từ bao giờ” [9, tr.174] ” Tôi đương một xâu không dính túi, đương định làm tiền lại các cô gái làm tiền Ví với cái giẻ lau tôi cũng không đáng” [9, tr.176] tác giả lý giải cho những việc làm đó của mình:“tất cả đều bởi vì cái đói nó làm nên”

Chính sự thật ấy đã là nguồn cảm hứng, là chất liệu để Tô Hoài viết văn Những dòng tâm sự đầy bùi ngùi và xúc động của ông đã khiến cho người đọc không chỉ trầm trồ khen ngợi tài năng của nhà văn mà còn tin chắc rằng điều ông viết đó là sự thật Tô Hoài từng tâm sự rất chân thành: “Tôi ham viết từ khi ít tuổi Từ cảm tưởng tôi học đến đâu viết đến đấy- bắt chước viết đến đấy” [9, tr.197] Bởi thế những điều có ở trang sách của nhà văn chính là những trải lòng thực sự của Tô Hoài-một con người luôn thành thật với chính mình

2.2.2 Chân dung một số bạn văn và bức chân dung tự hoạ

Hồi ký “Cát bụi chân ai” là sự hồi tưởng và ghi lại những hình ảnh, những kỷ niệm với Nguyễn Tuân, một nhà văn nổi tiếng độc đáo và tài hoa, một người bạn vong niên của Tô Hoài Thời gian trong thiên hồi ức bắt đầu vào quãng đầu thập kỷ bốn mươi, lúc Tô Hoài mới in mấy truyện ngắn đầu tiên ở Hà Nội Tân văn và khép lại ở buổi sáng trên Cát Bà nghe tin Nguyễn Tuân qua đời (1987) Trong quãng thời gian ấy, xung quanh câu chuyện giữa hai nhà văn còn có biết bao mảnh đời, số phận Tác phẩm ngỡ viết về một cuộc đời nhưng thực ra là viết về chính mình và bao cuộc đời khác Hình như giữa biết bao sự việc tưởng như “tình cờ, nhưng không tình cờ ở con người” giữa cuộc đời “cát bụi” không thể vô tình in dấu những bước “chân ai” Tập “Chiều chiều”được khơi gợi từ một câu ca dao cổ “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều / Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai” Phải chăng, trong độ tuổi chiều chiều của đời người, tác giả gặp lòng mình trong câu ca dao ấy, chợt thấy nhớ và một lần nữa ghi lại hết những sự việc mà các tập hồi ký trước đây còn chưa có dịp nói đến Và một lần nữa, người đọc như bắt gặp ở đây, một trínhớ tuyệt vời, làm nên những trang hồi ức chân thực, sinh động đến từng chi tiết, được kể lại một cách tự nhiên, như tự nhiên, với

Ngày đăng: 16/09/2024, 22:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
[3] Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2004
[4] Hà Minh Đức (2001), Lí luận văn học, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 2001
[5] Hà Minh Đức (2010), Tô Hoài- sức sáng tạo của một đời văn, NXB Giáo dục [6] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài- sức sáng tạo của một đời văn," NXB Giáo dục [6] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2004), "Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (2010), Tô Hoài- sức sáng tạo của một đời văn, NXB Giáo dục [6] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục [6] Lê Bá Hán
Năm: 2004
[7] Phạm Ngọc Hà (2015), Màu sắc văn hóa trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Màu sắc văn hóa trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Hà
Năm: 2015
[8] Phạm Thị Minh Hà (2014), Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Minh Hà
Năm: 2014
[9] Tô Hoài (1943), Cỏ dại, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cỏ dại
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1943
[10] Tô Hoài (1978), Tự truyện, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự truyện
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1978
[11] Tô Hoài (1997), Nghệ thuật và phương pháp viết văn Tô Hoài, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật và phương pháp viết văn Tô Hoài
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1997
[12] Tô Hoài (1999), Chiều chiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiều chiều
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 1999
[13] Tô Hoài (2006), Giấc mộng ông thợ dìu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giấc mộng ông thợ dìu
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2006
[14] Tô Hoài (2009), Những ngõ phố, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ngõ phố
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2009
[15] Tô Hoài (2015), Hồi kí Cỏ dại, Tự Truyện, Cát bụi chân ai, Những gương mặt, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cỏ dại, Tự Truyện, Cát bụi chân ai, Những gương mặt
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2015
[16] M. Khrapchenkô (1972), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
Tác giả: M. Khrapchenkô
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
Năm: 1972
[17] Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn) (2000), Tô Hoài về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài về tác giả và tác phẩm
Tác giả: Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
[18] Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại nghĩ tiếp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về văn học Việt Nam hiện đại nghĩ tiếp
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
[40] Cách ứng xử của người Hà Nội nhã nhặn và thanh lịch. http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=20953 Link
[41] An Ngọc, Nhà văn Tô Hoài: Nhân chứng của lịch sử Thăng Long. http://www.vietnamplus.vn/nha-van-to-hoai-nhan-chung-cua-lich-su-thang-long/224692.vnp Link
[42] Tô Hoài - người Hà Nội. http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Dat-nuoc-Con-nguoi/Con-nguoi-Viet-Nam/2010/11/3C42EBF3/ Link
[45] Triều Xuân-Tô Hoài-nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và phong phú https://trieuxuan.info/to-hoai-nha-van-viet-ve-ha-noi-dac-sac-va-phong-phu[46] http://hanoi36phophuong.vn/HN noichac loc tinh hoa Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w