CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TỰ TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trong tự truyện của Tô Hoài
3.2.1 Ngôn ngữ kể chuyện
Tô Hoài coi trọng việc học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Vì vậy mà không những ông đi sâu tìm hiểu, tích lũy ngôn ngữ quần chúng mà ông còn lắng
nghe cách nói của họ, bởi theo ông, nhân dân chính là “ông thầy lớn của mình về tiếng nói”. Chính nó đem đến sắc thái dung dị, tự nhiên, hơi thở cuộc sống bình dị cho tác phẩm. Đến với Cát bụi chân ai, ta bắt gặp vô vàn những từ ngữ như vậy. Đó có thể là những từ thông tục, là những thành ngữ, quán ngữ, hoặc đơn giản chỉ là những xưng hô, gọi tên sự vật hiện tượng một cách bình thường, dân dã…
Trong tác phẩm, một bà già, khi đi mua hàng ở mậu dịch bị từ chối, vì hàng bán
cho cán bộ, bà đã vỗ vào bẹn và gào lên: “Cha tiên nhân cái mặt này! Sao mày không đẻ ra cán bộ, chỉ đẻ ra thằng nhân dân! Cha tiên nhân…” Sự uất ức bị dồn nén quá lâu đã làm cho bà già quên cả sợ, đến mức phải gào lên mà chửi tục như vậy. Hay như trong một bữa ăn từ biệt giữa Tô Hoài và Nguyên Hồng, trước khi ăn Tô Hoài cho Nguyên Hồng coi một bài viết mới có liên quan tới cái không khí ngột ngạt của văn nghệ miền Bắc lúc bấy giờ, sau khi xem xong, Nguyên Hồng đã chửi: “… Tiên sư cha,
thằng Câu Tiễn! Ông thì không, Nguyên Hồng thì không. Ông về Nhã Nam, ông đéo chơi với chúng mày nữa…”. Rồi cũng là một Nguyên Hồng mạnh bạo rối rít kêu lên:
“Bỏ mẹ rồi, bỏ mẹ! Chỗ khỉ ho cò gáy cũng có thằng tẩm quất! Đợi tớ xong làm một quắn xúc miệng đã rồi hãy cơm nước nhé” khi ông và Tô Hoài nghỉ trọ ở cai quán
cạnh chờ Kì Lừa nhìn ra những mái cầu chợ lụp xụp, râu đen lúc xẩm tối. Nguyễn Tuân cũng được Tô Hoài khắc họa sinh động và chân thực qua lời dạy bảo cách uống rượu của ông với Tô Hoài: “Uống trâu, mày là thằng uống trâu. Chỉ rượu trắng, người Nga mới hắt vào miệng một tợp chống rét như thế. Rượu có giá phải nhấm nháp và nghĩ để thưởng thức” hay câu nói vừa khôi hài vừa mỉa mai: “Chó biết thằng này thế nào là phật?...” Như vậy, ta thấy, lời ăn tiếng nói quần chúng đưa vào trang sách của Tô Hoài được chắt lọc và nâng lên thành ngôn ngữ nghệ thuật. Do vậy mà những từ thông tục “bỏ mẹ”, “tiên sư”, “đéo” đã đem lại giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm,
Cùng với từ ngữ thông tục, tác giả còn linh hoạt sử dụng các thành ngữ quán ngữ và đã trở tành một trong những phương tiện thể hiện cuộc sống sinh hoạt muôn màu muôn vẻ, làm cho trang sách Tô Hoài đậm chất dân gian hơn. Đó là những thành
ngữ, quán ngữ như: “gà trống nuôi con”, “khỉ ho cò gáy’, “sông có khúc, người có lúc”, “quạ vào chuồng lợn”, “ếch vồ hoa”… Khi thì nó đã tham gia vào diễn tả cuộc sống bấp bênh nghèo khổ trước Cách mạng tháng Tám, khi thì để giãi bày hoàn cảnh, giãi bày tâm tư tình cảm, hoặc cũng là hàm chứa sự mỉa mai, nhạo báng… Chính những thành ngữ này đã làm cho cuốn hồi kí co vẻ đẹp giản dị, gần với cuộc sống của người dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng những từ ngữ rất bình dân, quen thuộc… Đó là cách xưng hô: mày, tớ… Là cách gọi đối với những người lao động: lão xế lô, lão lục tào xá, lão cà phê bít tất, lão gà, còn cái bà…, còn cái ông,,, Đó là những từ ngữ dân giã: lạch xạch ràm rạp, tông tích, ngơ ngơ, dấm dớ, phầm phập, chơi bới đua đả,
xắm nắm, quảy, lớ rớ, bứ bùng…. Những từ ngữ này mang đến cho người đọc cảm giác như là Tô Hoài đang nói chuyện, đang kể chuyện với chúng ta về những gương mặt văn nghệ sĩ mà ông từng gặp gỡ chứ không phải là đang viết văn.
Việc xuất hiện những từ ngữ thông tục, những thành ngữ, quán ngữ… với tần số cao đã góp phần quan trọng đem lại cảm giác thân mật gần gũi, thậm chí suồng sã, xóa nhòa khoảng cách với người đọc.
Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống quần chúng. Tô Hoài quan niệm đó là kho của cải vô giá và ông đã biết cách chọn lựa, nâng
cao và nghệ thuật hóa trong sáng tác của mình để tang thêm giá trị của nó. Ông khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có…” Với hệ thống từ ngữ đời thường dung dị, được Tô Hoài vận dụng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, mọi
tình huống. Cát bụi chân ai đã đem đến cho người đọc một cảm giác gần gũi, thân quen nhưng cũng không kém phần thú vị. Nếu đời sống là một sân khấu thì quyển sách này của Tô Hoài chỉ là một góc nhỏ, thu nhiều những khuôn mặt và nhiều tên tuổi. Tất
nhiên là những tên tuổi lớn trong lĩnh vực văn nghệ, sáng tác của họ không ít thì nhiều cũng đã tạo ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng. Tác phẩm không chỉ phản ánh cuộc sống nghèo khổ, tăm tối của nhân dân ta nói chung, cuộc sống túng thiếu, cơ cực của những văn nghệ sĩ lúc bấy giờ nói riêng, mà hiển hiện qua những trang viết ấy còn là chân dung những con người. Điều tác giả muốn nhắn gửi ở đây là chân lý song đôi, chúng ta mỗi người mỗi tính không ai giống ai mà đồng thời chúng ta lại lồng ghép lên nhau quyến luyện với nhau, “ánh xạ” vào nhau. Bởi con đường đi đến bản thân đều đi qua kẻ khác – cái nhận xét đúng cho nhiều tập hồi kí đó lại vừa vặn đúng cho Tô Hoài.
Tô Hoài viết đâu riêng cho ông mà ông viết cho tất cả chúng ta.
Trong một đoạn miêu tả về người mẹ của mình, chỉ qua lớp ngôn ngữ bình dân, quen thuộc ta hình dung ra ngay người phụ nữ vùng quê nhưng phải là vùng dệt lụa,
với áo the thâm, rủ tóc lông đuôi gà, thắt lưng nhiễu với váy lĩnh xùm xoè. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua lớp sóng ngôn ngữ phù hợp như một bức tranh, một vẻ đẹp xưa, vẻ đẹp truyền thống mà chúng ta được chiêm ngưỡng từng nét một. Ngôn ngữ sống động như từng nét vẽ: "U tôi mặc the thâm đốm hoa lót nền xanh cánh chả. Vành khăn sa tanh láng hoa dâu vắt vẻo rủ tóc lông đuôi gà. Cái yếm cổ xây cát bá trắng bong với cái thắt lưng nhiễu thắt ra ngoài, lộ một mẩu lưng bao xanh buông chùng bộ sà tích bạc reo lích tích. Hôm nay u tôi mặc váy lĩnh xùm xoè, dưới chân lấp ló đôi dép cong. U tôi ẵm cái Hồ. Tôi súng sính bước bên làn sóng váy u" [15, tr.52]
Bà thương cháu mà chửi kẻ cướp mẹ của cháu bà. Vì thế ngôn ngữ lúc này của nhân vật kèm theo sự bức xúc, nóng giận: "Bà lão đến bên gốc mít. Thằng bé đứng bên
cạnh bà. Một tay bà xắn váy. Hai chân giạng nang đưa đẩy đầu gối dẻo như thể bà vãi chèo đò làm chay tháng bảy. Một tay bà xỉa xói vào cái gốc mít. Bà lão chửi, bà lão chửi nhé, bà lão chửi có ngành có ngọn:"Cha tiên nhân cái đứa mất tông mất giống, cái đứa giết người cướp của, mày chứa chấp, mày dụ dỗ con người ta… mày để đứa trẻ nó khóc sớm khóc tối… mày giết đứa con trẻ… nó như con gà, mày bắt mất mẹ… mày là
quân mẹ mìn… Mày đi đằng xuôi mày chết đằng xuôi, mày đi đằng ngược mày chết đằng ngược" [15,tr.73]. Tiếng chửi của một người bình dân có lớp lang, thứ tự và ngoa ngoắt. Ngôn ngữ như phập phồng hơi thở của cuộc sống, mà hiện thực cuộc đời thì biết bao màu trắng.
Ngay cả trong những hồi tưởng hóm hỉnh, câu Kiều của Nguyễn Du cũng xuất
hiện, thành ngôn ngữ hàng ngay trong sinh hoạt: "Thỉnh thoảng, thầy Lâm lại đón đường đưa tôi một cái thư. Tôi chẳng phải tò mò xem trộm. Bởi vì rồi dì Niêm sẽ bảo tôi đọc hộ, dì tôi sẽ ngồi kể cho tôi viết trả lời. Những lá thư tình bao giờ cũng bắt đầu vài ba câu Kiều lẩy Sen tàn cúc lại nở hoa. Sầu dài ngày ngắn... rồi mới đến: Cậu ơi!
Ngày sáu khắc, đêm năm canh... thư nào cũng một câu như vậy, dì tôi chưa đọc, tôi cũng cứ viết sẵn. Cậu ơi! Ngày sáu khắc... rồi ngồi đợi" [15, tr.115]. Có lẽ những câu Kiều như vậy đã đi vào tâm hồn của nhà văn để góp phần tạo nên những trang văn rất đời, rất người. Ngôn ngữ đã trở thành kí hiệu của tâm hồn
3.2.2.Giọng điệu 3.2.2.1. Giọng lạnh lùng, dửng dưng
Tự truyện Tô Hoài dẫn dắt người đọc đến những ngóc ngách khác nhau của đời
sống. Nhiều người, nhiều chuyện tưởng đâu đâu cứ len lỏi vào tâm trí bạn đọc. Có điều, tất cả đều hiện lên qua cái nhìn hờ hững của tác giả. Con người trong tác phẩm Tô Hoài cứ chợt đến, chợt đi nhiều lúc bản thân người kể cũng chẳng biết, chẳng mấy khi quan tâm. “Aki lẳng lặng đứng dậy, cầm ống nước tiểu, bước theo. Thỉnh thoảng, Aki lại ngồi như thế. Chưa bao giờ tôi hỏi vì sao” [15, tr.44]. Khi nước mắt ràn rụa,
vẫn cái vẻ ơ thờ “Không biết khóc buồn hay khóc vui” [15, tr.46]. Ông Tiểu Lạc Viên cười cười là thế, nhưng tình cờ hỏi thăm “thì ra lão đã chết ngất”, rồi “không biết đứa trẻ ấy con ai. Đã lâu không đến, không tiện hỏi”, cho đến khi “nghe nói thuyền chuyến ấy bị đắm, chết cả” [15, tr.96]. Tất cả chỉ vỏn vẹn những thông tin. Hiếm khi tác giả bình phẩm hay thổ lộ niềm thuơng tiếc. Cái nhìn của Tô Hoài cứ ơ thờ “Họa sĩ Tạ
Thúc Bình được cơ quan cho xuống đoàn xin Nguyễn Tư Nghiêm về, chưa bao giờ tôi hỏi lại xem ngầy ấy Nguyễn Tư Nghiêm điên thật hay sợ phải ngồi chuồng trâu kiểm
thảo đã tác ra trò “Vân dại” ấy” [15, tr.112]. Có khi, “chẳng biết nhiều người ở đâu vào cơ quan”, đến “Phùng Cung ở cơ quan nào dạt đến, không nhớ. Chơi vui, cũng không để ý” [15, tr.118]. Rồi “Phùng Cung bị bắt khi nhân văn nhân võ đã được dọn dẹp êm ắng, đã tàn. Nghe nói, Phùng Cung hay chén chú chén anh với đámTrần Dần,
Lê Đạt, Hoàng Cầm…” [15, tr.119]. Cho đến “gần đây nghe Phùng Cung đã chuyển lên ở trên Quần Ngựa. Nghe nói đã khấm khá, làm nhà mới. Lại thấy bảo đương viết hồi ký – hay tiếp tục Dạ ký, sau hơn ba mươi năm, hả đời?” [15, tr.121]. Đến cái ông Hồng “quên tiếng mẹ đẻ” ấy, cũng “chắc ông đã mất từ lâu” [15, tr.187]. Những người bạn một thời đi thực tế như Phùng Quán…Vậy mà “chẳng biết nhà xuất bản có ai bị kiểm điểm, bị hạ bậc lương, bị mất việc không. Chắc không.” [15, tr.105], hay “tôi chẳng bao giờ nhân ra 108 Nguyên Hồng đã lên lão thế” [15, tr.105] “Không nhớ Nguyễn Tuân hay Nguyễn Minh Lang giới thiêu tôi quen Hùng Cá” [15, tr.133]. Với anh Thử, “những năm sau tôi cũng hay hỏi thăm tin tức Thử. Có khi nghe anh về công nghiệp vào ban phục trách các lò nung gạch trên tỉnh” [15, tr.152]. Với Đặng Đình Hưng,“tôi cũng không nhớ mớ ba kích tươi ấy rồi tôi cứ thế ăn sống, tôi bổ ra phơi khô hay vứt đi” [15, tr.165]. Với Trần Đức Thảo, “không biết ông có được dạy, ông có được phong giáo sư không. Tôi thì biết bây giờ ông dông dài, lam làm chơi chơi thế thôi. Tôi cũng chẳng biết ông có Nhân Văn Giai Phẩm gì không và tại sao ông lại càng ngày càng bị lãng quên dưới đáy”[15, tr.166]. Với Phan Khôi, “nhẽ ra tôi cũng chẳng rõ ông Phan Khôi mất từ bao giờ. Tôi mà biết cũng chẳng vì cơn cớ gì” [15, tr.526].
Học trường Nguyễn Ái Quốc “không biết khóa này khối văn nghệ được mấy người,
hôm khai giảng chỉ thấy mình tôi” [15, tr.116], với ông trộm chuối “nghe nói ở cơ quan, ông cũng làm cấp vụ, cấp cục thế nào đó” [15, tr.144]. Làm trưởng khối phố mà
“tôi không biết mặt chi bộ đường phố, cũng chẳng khi nào chi bộ gặp tôi” [15, tr.200]
cho đến khi “tôi thôi trưởng ban bao giờ, không nhớ. Khi làm không ai mời, đến khi thôi thì thôi cũng chẳng ai bảo. Chỉ nhớ bấy giờ sau trận B52…” [15, tr.345]. Nhiều lúc ơ thờ với chính mình. “Năm trước, tôi qua Tây Béc lin. Gặp hai vợ chồng trẻ gốc Trung Quốc, không biết tiếng, không nhớ quê ở đâu, chỉ biết cha mẹ sinh ra ở thị xã Bắc Ninh” [15, tr.109]. Với những chuyện kiểm thảo:“Trước kia tôi đã không biết, bây giờ chẳng muốn đụng đến vết đau” [15, tr.120]. Có lúc tự bảo “chẳng có gì đáng nhớ
thế mà nhớ” [15, tr.171], rồi “cũng chưa bao giờ hỏi tên ông”, lúc nào cũng “dửng dưng không để ý” [15, tr.420] , đến nỗi “chẳng biết có còn sống không” [15, tr.511]…
Không phải ngẫu nhiên, chỉ trong hai tập hồi ký, hai chữ tình cờ kia xuất hiện khá
nhiều lần. Chẳng bao giờ Tô Hoài quan tâm để bình phẩm. Chuyện cứ nối tiếp chuyện.
Người nối tiếp người. Văn Tô Hoài thường sử dụng kiểu câu đặc biệt, thiếu hẳn chủ ngữ. Đọc lên cứ thấy hờ hững, dửng dưng. Cái kiểu vô tình không quen biết “Cũng không phải chơi bời, đua đả” [15, tr.15], “cũng liên quan, liên quan một nỗi buồn mà thôi” [15, tr.87] “Thế thì nhớ rồi” [15, tr.102], “Ngổn ngang tâm sự và tâm trạng, chua chát, mỉa mai, lại hài hước” [15, tr.110], “Chỉ hôm sau đã xảy ra hai việc” [15, tr.204],
“thế là lại như cũ”…Giọng văn cứ khách quan, lạnh lùng. Chẳng mấy khi Tô Hoài thổ lộ tình cảm mình. Thực ra, đằng sau sự ơ thờ ấy, lại phập phồng trái tim nóng hổi. Như không quan tâm mà lại muốn ôm tất cả vào lòng. Chuyện lớn, chuyện nhỏ, bạn bè, người mới gặp, người thoáng qua…mọi thứ cứ rối tung trong trang hồi ký của Tô
Hoài. Đó là nỗi lòng người nghệ sỹ đứng trước những mảnh đời như cát bụi. Hóa ra, cái vẻ trắng bên ngoài, để cố giấu…lòng yêu như lửa đỏ!
3.2.2.2.Giọng hóm hỉnh, đùa cợt, có phần tinh quái
Văn Tô Hoài hấp dẫn người đọc còn bởi cái giọng hóm hỉnh, đùa cợt, và có phần tinh quái. Xuất phát từ quan niệm con người chỉ là con người, Tô Hoài nhìn mọi thứ thật bình thường và đời thường. Với ông, chẳng có gì quan trọng cả. Mọi lề lối đều nổ tung giữa những chật hẹp thường ngày. Thế nên, cứ đùa, cứ cười, cứ nhạo. 110 Cái cách gọi tên của Tô Hoài thật tinh nghịch và hiền lành. Thường, ông chỉ gọi tên thông qua một món hàng nào đó…Kiểu như lão lục tào xá, lão xích lô, ông cháo gà Lưu Bị, lão 81, ông cháo gà giải phóng quân, lão Tiểu Lạc Viên, lão “có ngay” lão cà phê Ca, anh em nhà thơ Việt Châu Lông ngỗng gieo tình …Có món “Phở tàu bay” cũng chỉ bởi “cái mũ lưõi trai hơi dài khác thường của ông hàng với chiếc mũ phi công mà thành” [15, tr.9]. Ông hàng cà phê bít tất “cũng là trông hình thù mà tưởng ra, cà phê pha vào ấm nhôm, mảnh vải lọc thông xuống như chiếc bít tất nâu” [15, tr.12]. Gọi Văn Cao là vua, là Văn vương “hợp với cái gã thích thú người ngưỡng mộ, hay ngồi phán và ban phát lời lẽ như sấm Trạng Trình” [15, tr.224]. Đến Nguyễn Tuân cũng trở thành “lão luyện giang hồ”, “cây sáng kiến ăn chơi”. Cái cười thân thiện đẩy con người lại gần nhau hơn. Người ta vẫn gọi yêu nhau như thế! Có vẻ như Tô Hoài dùng cái bông lơn để lý giải đời sống. Sắc sảo quá đôi khi cũng làm người khác khó chịu.
Bản thân Tô Hoài cũng đau lòng trước nỗi uất nghẹn của văn nghệ sỹ trong nỗi kìm
kẹp sáng tác nhưng chẳng mấy khi ông gay gắt như Nguyên Hồng “ông đố đưa nào bắt chước được ông đấy” [15, tr.136], mà chỉ nhẹ ngàng “ những người theo dõi lại vất vả, lại nhộn nhịp”[15, tr.80], hay ngao ngán buồn cười “từ thưở nào, người đọc tha hồ nghĩ, sáng tác không ước ao được người đọc nghĩ ra mênh mông thì cầm bút làm gì”
[15, tr.86]. Việc hội nhà văn Đức tặng hội nhà văn Việt Nam 200 cái xe đạp Diamat mới cứng, “Nguyễn Hồng hồi ấy mới để râu, rõ ra phong thái học giả phương Đông.
Tuyên truyền thế thôi, cả hội chẳng được sờ vào chiếc vành xe nào” [15, tr.134]. Ngay cả chuyện cây hoa sữa bên gác nhà Nguyễn Tuân bị chặt, cũng đâm nghĩ ngợi “không biết vì mọi người kính trọng bác Nguyễn hay vì các hộ trong nhà thiếu củi đun” [15, tr.259]. Có khi nhạo báng chính mình “các ông viết lách là chúa trống mồm, hay hốc”
[15, tr.19]. Với anh hùng nông nghiệp Đỗ Đức Hảo “lão cũng trên dưới bảy mươi rồi
mà cứ chạy loạn trong nhà đến nhược người, thật khổ thân” [15, tr.26]. Với Sao Mai,
“tôi khoái ông có máu đa tình mà lại chung thủy, léng phéng với ai rồi cũng lấy người ta. Nghe nói ông mới có phòng mới.” [15, tr.27]. Rồi chuyện thi sĩ Đỗ Hoàng Quân
“chết thật hay cứ huyênh hoang và to tiếng cãi nhau với láng giềng, người ta rủa thế”
[15, tr.29]. Có khi mỉa mai nhau “cán bộ cốp là bác Thông , bác Thông chúng cháu cũng lao động cả ngày đấy. Lao động là vinh quang, ông Ngọc ông ấy lười ạ”[15, tr.61], “các ông cán bộ to không biết đất nào vách bếp vách chuồng trâu đâu” [15, tr.62]. Mỉa mai cả chuyện đi thực tế của mình “Sáng kiến của tôi đem bỏ sọt ngay