CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TỰ TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.1. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó, thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ bản tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ
thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật
thể còn có không gian tâm tưởng. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị
trí, số phận của mình trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy.
3.3.1.1.Không gian sinh hoạt đời thường
Xuất phát từ đặc điểm của hồi ký và từ cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường, không gian sinh hoạt trong tác phẩm của Tô Hoài trở thành một yếu tố nghệ thuật không thể thiếu tạo nên phong cách nghệ thuật tác giả. Không gian sinh hoạt là nơi để nhân vật thực hiện các hoạt động sống.
Với một giọng điệu khách quan, Tô Hoài miêu tả cảnh sinh hoạt của gia đình ông Ngải, một gia đình nông dân nghèo diễn ra trong một không gian cụ thể với những
việc làm cụ thể. Từ việc đi chợ từ sớm cho đến khi trời tối, đến cảnh nấu ăn từ sơm tinh mơ và kéo lúa vào buổi tối... Sự tất bật của gia đình ông Ngải được tác giả mô tả cụ thể và chân thực. Tô Hoài đã liên kết cuộc sống sinh hoạt của mỗi thành viên trong gia đình với một không gian ấm áp, đầy yêu thương. Một không khí gia đình đầm ấm,
hòa thuận: “Hôm ấy, Toàn với Hến ra vườn cắt hai buồng chuối tây, mỗi buồng hơn mười nải. Mỗi góc vườn có đến mấy chục cây chuối, chuối dấm chuối chin chẳng mấy phiên chợ Phố, chợ Diêm không có chuối ra chợ. Mà tôi không thấy nhà ăn quả chuối nào bao giờ. Mai đi chợ Diêm từ lúc sao chưa lặn, thế mà khi Toàn về trong làng, tối mẹ con Hến lại đi kéo lúa như mọi khi, đến khuya ngủ một lúc gà đã gáy dồn. Bà Ngải
lại gọi: “Hến! Hến! Trỗi! Trỗi!” Tinh mơ ông Ngải đã ngồi đầu chõng với cái vò nước, cái điếu cày. Cô hến trở mình, ngái ngủ. Phải vài ba lần bà Ngải quát gọi, cô Hến mới ậm ừ ngồi lên. Lại ra nhóm bếp, bắc nồi, tra gạo bà Ngải đã vo sẵn, lúc quẫn cơm xong
lại vào giường lăn ra. Đến lượt bà Ngải bày mâm bát, bắc cơm, lại hò: “Trỗi! Trỗi!”
Cô Hến trở mình, chép miệng, ú ớ. Phải mấy câu giật lên nữa cô mới thật ngồi dậy được và ra chỗ mâm chõng.” [15, tr.86]. Bằng giọng điệu rất khách quan của người kể chuyện, Tô Hoài đã miêu tả cảnh sinh hoạt của gia đình ông Ngải – với khung cảnh rất đặc trưng của gia đình quê.
Trong hồi ký của Tô Hoài, các đoạn miêu tả cảnh sinh hoạt mang đến cho người đọc cảm giác sống động về cuộc sống của những người dân. Tác giả rất giỏi trong việc liên kết hình ảnh của loài tre với cuộc sống hàng ngày của người dân: “Trẻ con chơi đánh hú rúc vào giữa bụi”, “Quanh búi tre, nơi cho người ngồi hóng mát”, những con trâu, con bò “đã thành lệ, bao giờ cũng đứng cọ sườn vào lưng cây”… Không gian làng quê còn hiện lên cuộc sống nhọc nhằn của những người nông dân “đầu tắt mặt
tối”: “Hai bên cánh đồng lác đác những đầu bờ cắm đòn xóc, treo cái mồi rơm, ấm nước. Nhiều nơi còn gặt muộn. Nhưng nhiều chỗ đã làm mùa, đương cày dầm. Rồi có ruộng cày xếp ải quanh bờ, đất đã nỏ, sắp tháo được nước. Chỗ làm mùa, chỗ sang màu, đồng áng chẳng còn phân biệt màu vụ, lúc nào cũng lật đất kiếm cái ăn.” [15.
tr.87-88]. Không khí làm việc khẩn trương trong không gian làng quê, từ những nơi đang được gặt, đã được cày dỡ, cho đến những chỗ chuẩn bị làm mùa hay đã sang màu, đều phản ánh sự tất bật và tính cần cù của người nông dân. Người dân luôn lật đất kiếm ăn, luôn loay hoay với công việc suốt cả ngày đêm.
3.3.1.2.Không gian hiện thực gắn liền với lịch sử
Trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài là không gian hiện thực cụ thể gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc đời của các nhà văn và của cả dân tộc. Đó còn là không gian hiện thực cụ thể gắn với sự kiện đời tư của tác giả. Đặc biệt không gian
trong truyện ngắn của Tô Hoài là không gian thế sự, sinh hoạt, đời thường gắn với con người lao động và cuộc đời tác giả, những người thân trong gia đình nhà văn. Trong Chuyện cũ Hà Nội không gian nghệ thuật vô cùng phong phú, bởi Tô Hoài khám phá và miêu tả những miền không gian mới, hé lộ những cuộc đời vô danh thường bị lãng
quên. Trong tác phẩm Băm sáu phố phường, Tô Hoài bằng cảm quan hiện thực đời thường đã chia 19 Hà Nội ra thành ba miền không gian cách biệt:
Thứ nhất là khu vực phố Tây, tập trung ở các phố Hàng Bài, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Điện Biên, Lê Hồng Phong, Hùng Vương
Miền không gian thứ hai: Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, người chen chúc đông đúc qua lại bên này Hồ Gươm, khu buôn bán sầm uất - ở đây mới lắm các tay “chích cược” (trộm cắp) và du côn, du kề. Riêng có miền
không gian thứ ba sinh sôi với đời sống thành phố mà ít người nhận ra và phân biệt được. Đó là Phố Mới, Phố Hàng Nâu nhưng không phải ở đó liên quan đến việc bán chiếu, bán củ nâu gần bến Nứa mà nó trở thành cái chợ mua bán người – những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ, là
nơi có hiệu cầm đồ của người Tàu mở to nhất Kẻ Chợ. Bên cạnh tái hiện không gian thế sự, sinh sôi nảy nở.
Bên cạnh tái hiện không gian thế sự, sinh hoạt gắn liền với con người lao động
và cuộc đời tác giả, Tô Hoài còn miêu tả không gian Hà Nội gắn liền với lịch sử.
Trong Băm sáu phố phường với một cái nhìn u hoài của người đã qua thời Thạch Lam xưa, để thấy phố phường nay không như xưa nữa. Ông nhấn mạnh sự khác xa này:
“Hà Nội xưa kia không có các huyện ngoại thành. Lên đến Bưởi đã là ngoại ô. Ra Cầu Giấy, nói đầy đủ là ra Ô Cầu Giấy là đã hết địa phận thành phố
Tô Hoài – một cây bút “nhập cuộc”, từng tham gia trực tiếp vào những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc kể từ phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) đến cao trào Việt Minh. Sau Cách mạng tháng Tám, ông luôn có mặt ở những vị trí nóng bỏng của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và ông còn xuất hiện trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước. Chính vì vậy, những điều ông thấy, những việc ông tiếp xúc, những con người ông từng trò chuyện… đều được ghi lại trong
những trang hồi kí của cuộc đời cùng với những sự kiện, những biến chuyển của con người và cuộc sống xã hội Việt Nam đương thời.
Cỏ dại, tác phẩm được sáng tác vào những năm 40, tác phẩm còn nhiều hạn chế
nhất định trong tầm nhìn về thế giới khách quan, về hiện thực của cuộc sống xã hội, do
bút lực hạn hẹp, tài năng văn chương còn non nớt. Chỉ đến khi Tự truyện xuất hiện,
người đọc cũng như giới nghiên cứu phê bình mới thực sự biết đến Tô Hoài, nó chứng
minh cho sự tiến triển vượt bậc của cây bút qua một thời gian dài tập dượt. Nói như Vương Trí Nhàn, những trải nghiệm của ông ngày hôm nay là “chuẩn bị cho những trang viết sau này của nhà văn”.
Tô Hoài đã chứng kiến những cuộc chuyển mình lớn lao của dân tộc, ghi nhận sự thăng trầm của lịch sử. Không cần phải đi đâu xa, chính trên những trang văn người ta thấy được vô vàn sự việc đậm tính thời sự về cuộc sống, con người Việt Nam trong thời kì chiến đấu gian khổ của dân tộc.
Những trang viết về thời sự đất nước được Tô Hoài ghi chép đầy đủ: “Chúng tôi
không hề biết phát xít Đức nổ súng tiến vào Ba Lan lúc mấy giờ, ngày nào. Nhưng chiến tranh từ Châu Âu đã nhanh chóng phả hơi độc qua đây và cứ liếm dần liếm dần vào đời sống con người Đông Dương – thật đen tối, thật đau, thật khốn khổ” [9,
tr.105].
Hay khi đọc đến Cỏ dại và Tự truyện - chúng ta nhận thấy giữa một không gian hiện thực trần trụi được nhà văn phô diễn trên trang giấy, người đọc vẫn thấy ở ngòi bút của ông bàng bạc một chất thơ. Khi miêu tả cảnh làng quê với hình ảnh khu vườn có tiếng chim hót ríu rít, với những bông hoa, những đồng cỏ xanh mơn mởn...,nhưng bằng ngôn từ được chắt lọc, nhà văn đã khiến mọi thứ trở nên cụ thể hơn, mơ mộng hơn... “một đàn cò lẫn vào cánh đồng nước trắng xóa, con chim cà cương đậu trên
cành gạo hót ríu ran” [9, tr.18]. Lần theo từng trang viết của Tô Hoài, người đọc như
được đến với một cảnh sắc của một làng quê vừa bình dị, và gần gũi xiết bao, mang những nét đẹp riêng biệt chỉ có ở vùng Nghĩa Đô.
Những dư vị quê hương mang một sắc thái mới, theo đặc trưng riêng “tôi đã
ngửi thấy mùi gì không hiểu nhưng thật quen thuộc chỉ thoáng, tôi biết đương tới quê.
Không bao giờ tôi phân biệt được rãnh rõ cái hương vị thoang thoảng trong cánh đồng trong rặng cỏ ô rô phảng phất dị kì thế. Tưởng như đấy là mùi cỏ khô, mùi đất, mùi khói rơm bếp” [9, tr.20].
Ở Cỏ dại, người đọc bắt gặp bức tranh thiên nhiên quanh nhà ông ngoại Tô
Hoài là cả một thế giới cây cối với những “cây na, cây lựu, một cây cam sành, cây
hồng quả, cây ổi lớn và cây đào chi chít cành, tất cả quay vào giữa một cây ngọc lan”
[9, tr.5 - 6].
Thông qua việc tìm hiểu không gian nghệ thuật mà chúng ta được tiếp cận gần hơn quan niệm thẩm mĩ cũng như ý đồ sáng tác của tác giả Tô Hoài. Không gian trong rất đa dạng, phong phú và được thể hiện rõ nét nhất trong Tập tản văn Giấc mơ ông
thợ dìu là những phác họa của Tô Hoài về một Hà Nội đang thay đổi từng ngày. Nhà
văn sống lại với cảnh vật thời quá khứ để rồi đau đáu và nghĩ nhiều hơn đến cuộc sống hiện tại. Với tình cảm đôn hậu, tha thiết, Tô Hoài đã dành trọn tình cảm của mình cho thiên nhiên và con người Hà Nội.
Không gian nghệ thuật trong giấc mơ ông thợ dìu có thể kết hợp nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Ông có thể thấy một bức tranh di động với âm thanh hòa quyện, một vở kịch với những khung cảnh đẹp mắt, hoặc một bài thơ được biểu diễn như một vở nhạc kịch. Tạo ra sự kết hợp độc đáo: Ông thợ dìu có thể kết hợp các yếu tố nghệ
thuật khác nhau một cách độc đáo để tạo ra những tác phẩm mới lạ. Ông có thể tạo ra những tác phẩm sáng tạo và độc đáo mà chỉ có trong giấc mơ của mình.
Trong số các tên tuổi hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam, Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa dạng vào bậc nhất. Ở đề tài và thể loại nào, ông cũng ghi lại những dấu ấn riêng rõ nét. "Tô Hoài là một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng" (Hà Minh Đức), luôn thể hiện đầy đủ bản lĩnh của người cầm bút…
3.3.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là hình thức sáng tạo của tác giả bằng cách sử dụng các phương tiện nghệ thuật để tạo ra sản phẩm mang lại trải nghiệm khác nhau cho người thưởng thức. Có thể gây ra cảm giác hồi hộp đợi chờ, thanh thản vô tư hoặc đắm
chìm vào quá khứ. Tuy nhiên, thời gian nghệ thuật không chỉ là một hiện tượng tâm lý để người đọc cảm thụ theo ý muốn. Nó là một yếu tố khách quan được tạo ra từ chất liệu. Một tác phẩm có thể gây ra hiệu ứng hồi hộp đợi chờ cho bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào và trong bất kỳ trường hợp nào khi người đọc trải nghiệm thời gian đó. Thời gian nghệ thuật còn là biểu tượng, tượng trưng cho quan niệm của tác giả về cuộc sống và con người.
3.3.2.1.Thời gian đồng hiện
Hồi ký của Tô Hoài được tổ chức theo một phong cách độc đáo, với thời gian được xử lý một cách linh hoạt. Tô Hoài không sắp xếp các sự kiện theo trình tự nhưng
lại xen kẽ các sự kiện xã hội và cá nhân để tạo nên một bức tranh toàn diện về cuộc đời của từng nhân vật. Nhờ đó, người đọc có được cái nhìn rõ nét về cuộc sống của các nhân vật trong những thời kỳ lịch sử khác nhau và tính cách của họ.
Trong Chiều chiều có rất nhiều kỷ niệm của tác giả Tô Hoài trong những năm tháng đi thực tế ở Thái Bình. Trong những năm tháng đó, Tô Hoài đã sống và làm việc cùng với người dân, tham gia sản xuất và các hoạt động cải cách. Thời gian ấy là rất quý giá với tác giả, bởi ông được trải nghiệm và chứng kiến trực tiếp những biến động của cuộc sống, tất cả đã trở thành nguồn cảm hứng phong phú cho những câu chuyện mà ông viết. Từ những trải nghiệm tham gia các hoạt động của các đoàn thể: “Tôi được giấy gọi đi học trường Nguyễn Ái Quốc khóa 1961” [12, tr116]. Sau đó “Ở trường về, tôi lại được bầu vào ban chấp hành đảng bộ, lại tiếp tục như đã làm hai năm trước khi đi học. Đã sát nhập Đảng đoàn Văn hóa và Văn nghệ. Về Đảng bộ, đã thành
lập Đảng bộ Văn hóa Văn nghệ. Bí thư Hà Huy Giáp, chịu trách nhiệm chung, phó bí thư tôi nắm khu vực các hội văn học nghệ thuật” [12, tr184], đến những chuyện đời thường ở khu phố - những chuyện đời thường, nhỏ nhặt, rối rắm như “mớ bòng bong”
[12; tr 204]: chuyện có một ông lão ở nhà ba tầng “người nhỏ thó, mặt và râu nhợt
nhạt, áo sơ mi trong áo vét tử tế nhưng đã cũ. Cụ ra vỉa hè, ngồi xuống vén ống quần.
(…). – Trong sổ hộ khẩu tên cụ là Vi Văn Định” [12; tr.219- 220]. Mặc dù Tô Hoài không ghi lại các sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, nhưng mỗi sự kiện được hiện diện theo dòng hồi tưởng, đều cho người đọc cảm nhận rõ hơn về cuộc đời với những vui buồn, sướng khổ của mỗi con người.
3.3.2.2.Thời gian quá khứ
Trong Cát bụi chân ai được cấu trúc bởi lối kể chuyện theo dòng hoài niệm của tác giả. Chính từ đó những hồi ức được hiện lên, đan xen, tạo thành một chuỗi các sự
kiện xây dựng tác phẩm. “Dòng hoài niệm trong Cát bụi chân ai chạy lan man, rối rắm như ba mươi sáu phố phường, những phố hẹp của Hà Nội cổ đan xen nhau dày đặc, với những rẽ ngoặt quanh co (…). Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng, cũng chạy lông bông theo dòng hoài niệm, móc vào đâu đấy, dừng lại một lát rồi lại đi, vấp phải một câu nói, có khi chỉ là một từ, tên con tàu Chantilly chẳng hạn, chứ không hẳn phải là một bóng chiều trên sóng hồ lăn tăn nhà Thủy Tạ, là đã có thể đổi chiều, đi ngược về trước hoặc lùi về sau, có khi hàng chục năm” (Đặng Thị Hạnh). Cát bụi chân ai là tập hồi ký đặc sắc, có sức hấp dẫn người đọc không chỉ là những chuyện lạ mà còn bởi những chi tiết sống động được dựng lại qua dòng hồi tưởng với trí nhớ tuyệt vời của tác giả.