1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về trào lưu hiện sinh và Đặc Điểm của khúc ngâm trung Đại việt nam

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về trào lưu hiện sinh và đặc điểm của khúc ngâm trung đại Việt Nam
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Bài luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 57,36 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1. Giới thuyết về trào lưu hiện sinh và cảm thức hiện sinh trong văn học 1 1.1. Nguồn gốc ra đời 1 1.2. Những phạm trù cơ bản 4 2. Thể loại ngâm khúc trong văn học trung đại Việt Nam 6 2.1. Quá trình hình thành và phát triển 6 2.2. Đặc trưng thể loại 11 3. Tính nhân bản - hạt nhân tạo nên tính khả hữu khi nhìn nhận ngâm khúc từ góc độ hiện sinh 13 3.1. Tính nhân bản thể hiện qua sự hiện hữu 13 3.1.1. Cái tôi cô đơn giữa thực tại phi lý 13 3.1.2. Cái tôi cô đơn – mảnh vỡ của tồn tại 18 3.2. Tính nhân bản thể hiện qua sự dự phóng 20 3.2.1. Con người ý thức về cái chết 20 3.2.2. Con người ưu tư, tri nhận về sự khác biệt của bản thể, dấn thân để khẳng định nhân vị độc đáo, tự do 22 Kết luận 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 1

Đề tài: Tìm hiểu về trào lưu hiện sinh và đặc điểm của khúc ngâm trung đại ViệtNam

3.1 Tính nhân bản thể hiện qua sự hiện hữu 13

3.1.1 Cái tôi cô đơn giữa thực tại phi lý 13

3.1.2 Cái tôi cô đơn – mảnh vỡ của tồn tại 18

3.2 Tính nhân bản thể hiện qua sự dự phóng 20

3.2.1 Con người ý thức về cái chết 20

3.2.2 Con người ưu tư, tri nhận về sự khác biệt của bản thể, dấn thân đểkhẳng định nhân vị độc đáo, tự do 22

Kết luận 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 2

1 Giới thuyết về trào lưu hiện sinh và cảm thức hiện sinh trong văn học1.1 Nguồn gốc ra đời

Chủ nghĩa hiện sinh ra đời trong sự biến động của xã hội phương Tây cuối thếkỉ XIX, đầu thế kỉ XX – đây là những năm tháng hoàng kim của một châu Âu pháttriển không ngừng về mọi mặt nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn vô vàn những hiểm họakhôn lường Đó là dư chấn của hai cuộc chiến tranh trên thế giới, sự phát triển nhanhchóng của khoa học - kĩ thuật và sự thất bại của hệ tư tưởng phương Tây thế kỷ XIX

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã bùng nổ ở Đức - cường quốc số một ởchâu Âu về kinh tế và kỹ thuật Cùng với đó, Hòa ước Versailles đã kết thúc nhữngnăm tháng chiến tranh vô nghĩa khiến cho những con người hy sinh vì đất nướcnghiễm nhiên nhận ra bản thân là những cá nhân vô hồn trong bộ máy chiến tranh Vìthế, họ tìm đến chủ nghĩa hiện sinh như tìm đến một liều thuốc để xoa dịu nỗi đau ởthể xác và trong tâm hồn, giải tỏa những đớn đau mà họ đang đối mặt Vì lẽ đó, chủnghĩa hiện sinh đã hình thành chính thức ở Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa hiện sinh lại bùng lên ở Pháp khicon người phải gánh chịu những nỗi đau day dứt về tinh thần, họ luôn sống trongtrạng thái bất an và hoài nghi về những giá trị đạo đức bị đảo lộn Con người lúc nàyđối mặt với quá khứ xa vời, hiện tại đổ vỡ và tương lai chưa được định hình Họ nhưnhững bức tượng vô hình đau đớn và tuyệt vọng đang nhìn một châu Âu đang dần sụpđổ Bên cạnh đó, các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến – đại diện cho sự tiến bộ vàvăn minh của nhân loại lại trở thành những công cụ đàn áp và hủy diệt con người.Trong sự vô nghĩa lý đó, con người đi từ sự cô đơn, lo âu đến chán nản, buồnnôn trước thực tại Vì vậy, chủ nghĩa hiện sinh chính là hệ quả tất yếu từ nhữngkhủng hoảng về tinh thần mà chủ nghĩa duy lý để lại sau một thời gian dài tồn tạitrong lòng xã hội phương Tây hiện đại

Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật đã làm nảy sinhnhững cuộc tranh chấp giữa các quốc gia và các giai cấp trong xã hội, một xã hội vănminh và hiện đại bị thay thế bởi một nền văn minh vật chất vượt khỏi tầm kiểm soátcủa con người Xã hội tư bản hiện đại dần biến thành một nơi đầy rẫy sự bất công cho

Trang 3

nên con người tìm đến chủ nghĩa hiện sinh để phản kháng lại cuộc chiến tranh phinghĩa; đồng cảm với những con người tồn tại trong một xã hội vô nghĩa lý và tố cáosự phát triển tiêu cực của khoa học - kỹ thuật Nói theo một cách khác, “chủ nghĩahiện sinh ra đời nhằm phản ứng lại sự duy lý đã đạt tới đỉnh điểm, khi các cá nhân trởthành mảnh vỡ giống nhau trong một ống kính vạn hoa quay tít bằng ánh sáng của cácthành tựu khoa học và lối sống sùng bái sức mạnh vật chất bộc lộ mặt trái của nó”(Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng, 2005, tr.69).

Chủ nghĩa hiện sinh hay còn gọi là Thuyết Hiện sinh, Thuyết Sinh tồn, Phongtrào hiện sinh là một trào lưu phát triển rất mạnh mẽ ở châu Âu sau Thế chiến thứ hai.Một số công trình liên quan đến thuyết hiện sinh được bổ sung và tập hợp rất nhiềutrên các lĩnh vực: “Triết học hiện sinh” của Trần Thái Đỉnh, “Heidegger trước sự phásản của tư tưởng Tây phương”, “Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý từKant đến Heidegger” (Lê Tôn Nghiêm), “Hiện tượng luận về hiện sinh” (Lê ThànhTrị), “Lịch sử triết học phương Tây hiện đại” ( Bùi Đăng Duy – Nguyễn TiếnDũng),

Công trình “Triết học hiện sinh” của Trần Thái Đỉnh được đánh giá cao và

đáng chú ý nhất Cuốn sách với “văn phong khúc chiết, cách dẫn giải linh hoạt củamột ngòi bút am hiểu và có chủ kiến đã khiến cuốn sách của Trần Thái Đỉnh vượt rangoài ranh giới trưởng ốc, đến với đông đảo bạn đọc và có một tác động không nhỏthời ấy Sau khi trình bày một cái nhìn tổng quan về chủ nghĩa hiện sinh, những đề tàivà hai ngành chính của nó, tác giả đã đi sâu phân tích quan niệm của Kierkegaard,Nietzsche, Husserl, Jaspers, Marcel, Sartre và Heidegger” (Huỳnh Như Phương,

2012); Lê Tôn Nghiêm với hai công trình “Heidegger trước sự phá sản của tư tưởngTây phương”, “Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý từ Kant đếnHeidegger” đã trình bày rất sâu những vấn đề: Ở cuốn thứ nhất, tác giả giới thiệuHeidegger như là lời giải đáp cho những vấn nạn và bế tắc của triết học phương Tâyhiện đại Ở cuốn thứ hai, trong một phối cảnh rộng hơn theo tiến trình tư tưởng từ thờiCận đại, Lê Tôn Nghiêm đã cho thấy những đóng góp của Heidegger trong việc trả lờinhững câu hỏi của Kant trong “Phê phán lý tính thuần tuý về vấn đề con người” (Tôicó thể biết gì? Tôi phải làm gì? Tôi được phép hy vọng gì?), từ đó tiến đến giải quyếtcâu hỏi then chốt làm nền tảng cho việc trả lời ba câu hỏi trên: “Thế nào là tinh thể

Trang 4

con người”, nhằm đặt nền móng cho khoa nhân thể học (tức nhân loại học,anthropologie – HNP) (Huỳnh Như Phương, 2012)

Bên cạnh đó, công trình “Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở ViệtNam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng muốn đề cập đến sự ra đời và phát triểncủa chủ nghĩa hiện sinh Đồng thời ông chỉ ra trong văn học Việt Nam hiện nay, “banhà văn biểu hiện chủ nghĩa hiện sinh rõ nhất là Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,Nguyễn Quang Lập” với tinh thần hiện sinh đầy mới mẻ và cởi mở

Từ đấy, thuật ngữ chủ nghĩa hiện sinh được nhà triết học Gabriel Marcel khởixướng vào giữa những năm 1940 và được J.P.Sarte sử dụng trong bài thuyết trình củamình vào ngày 29 tháng 11 năm 1945 tại Paris Bài thuyết trình sau đó đã được inthành cuốn sách mỏng tang với tựa đề “Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản”

Triết thuyết hiện sinh đã nhanh chóng trở thành tư tưởng năng động nhất trongviệc biểu hiện đời sống tinh thần của người phương Tây bội thực về công nghệ, đồngthời nhanh chóng lan tỏa trên khắp thế giới

Như vậy, chủ nghĩa hiện sinh chính là sự phản ứng của con người trước hoàncảnh tàn khốc, là sự cứu rỗi về tâm linh đối với thân phận con người bị bỏ quên trongmột xã hội đầy duy lí, chống lại tính tuyệt đối của khoa học kĩ thuật

1.2 Những phạm trù cơ bản

“Bản thể học của chủ nghĩa hiện sinh lấy con người làm đối tượng Nhưngkhông phải là con người phổ quát, cũng không phải là cá nhân như trong triết họctruyền thống” (Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng, 2005, tr.131) Con người trong

nhiều thế kỉ đã chấp nhận những tư tưởng cũ, sống như cái bóng và không được quantâm đến tính độc đáo của cá nhân mình cũng như khát vọng sống của bản thân Thếgiới vũ trụ thì rộng lớn vô cùng, con người nhỏ bé không có chỗ đứng riêng cho mình,không hiểu về con đường mình đang đi, nơi mình sẽ đến và những gì đang đợi mình ởphía trước nên triết học hiện sinh ra đời gần như đã chuyển tải đầy đủ tư tưởng cao cảcủa triết thuyết này

Con người hiện sinh là những con người với định mệnh độc đáo và thân phậnriêng biệt, họ tồn tại tự do, đột biến và đầy sáng tạo Hay nói theo một cách khác, nếunhư các ngành khoa học chỉ xem con người là đối tượng để nghiên cứu thì chủ nghĩa

Trang 5

hiện sinh lại muốn khám phá con người như là một thực thể dám trải nghiệm, bướcqua đớn đau, thất bại để đạt được thành tựu,

Trong công trình Triết học hiện sinh, Trần Thái Đỉnh đưa ra 8 phạm trù hiệnsinh cụ thể là buồn nôn, phóng thể, tỉnh ngộ, ưu tư, vươn lên, tự quyết, độc đáo và côđơn, trong đó, ông đặc biệt chú trọng đến các phạm trù:

Buồn nôn

Là trạng thái sinh hoạt lầm lì của thường nhật Cụ thể hơn: “ buồn nôn chỉ cónghĩa là nôn về sinh hoạt vô ý thức và vô vị của những con người cam sống nhưnhững con vật, không có nôn về thiên nhiên Đó là bước đầu tiên trên con đường hốicải của triết gia hiện sinh Buồn nôn làm chúng ta vùng dậy, bỏ trạng thái sự vật đểvươn tới thiên chức làm những nhân vị tự do và có trách nhiệm” (Trần Thái Đỉnh,

Tự quyết

Tự quyết ở đây nhằm nói đến hiện sinh trong nhân vị con người chứ không chỉ

sự vật Tự quyết là tự chứng minh bản thân là một chủ thể tự do và tự đảm nhận “Conngười hiện sinh ưu tư về định mệnh của mình và ưu tư tìm cách phát triển nhân cáchcủa mình tới mức hoàn hảo, cho nên tự quyết luôn mang nặng những suy nghĩ và ưutư” (Trần Thái Đỉnh, 2005, tr.43).

Vươn lên

“Không vươn lên nghĩa là bị cứng đọng, sa lầy, mà vươn lên không có nghĩa làchiến thắng người này người nọ Vươn lên của hiện sinh chỉ nhằm thắng chính mình:Mình phải vươn lên trên cái mình của hôm qua và của lúc nãy” (Trần Thái Đỉnh,

Trang 6

2005, tr.46) Vì thế, sinh hoạt trong cuộc sống hiện sinh là một cuộc chiến đầy áp lực,luôn phải tự vươn lên để đạt được những giá trị đích thực.

Độc đáo

“Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất và đặc sắc nhất của triết hiện sinh”(Trần

Thái Đỉnh, 2005, tr.46) Thuyết hiện sinh có vai trò thức tỉnh con người, nhắc cho mỗingười biết rằng mình là một nhân vị độc đáo và phải hoàn thành cái định mệnh độcđáo của mình Độc đáo thường gắn liền với cô đơn Vì vậy, dám chấp nhận cô đơn thìđồng nghĩa con người là một nhân vị độc đáo

Trong tiểu luận “Chủ nghĩa hiện sinh là một học thuyết nhân bản”, Jean – PaulSartre đã nêu quan điểm của mình về cảm thức bị bỏ rơi, lo âu và tuyệt vọng Lo âu là

khi “con người dẫn mình vào và nhận ra rằng nó không chỉ là kẻ mà nó đã chọn đểtồn tại, mà đồng thời nó còn là một kẻ ban bổ luật đang lựa chọn cho toàn thể nhânloại, nó không thoát khỏi cảm thức về trách nhiệm toàn diện và sâu xa của mình" Trần

Thiện Đạo, 2008, tr.37) Quan điểm cho rằng, điểm xuất phát của chủ nghĩa hiện sinhlà ý nghĩ Thượng đế không hiện hữu Và cũng chính vì Thượng đế không tồn tại nêncon người lâm vào tình trạng lo âu, bởi con người cảm thấy bị bỏ rơi, không có điểmtựa, và họ phải tự mình lựa chọn Con người tự quyết định, tự chịu trách nhiệm chomỗi lựa chọn của mình, không còn được bào chữa, biện minh bởi những lí do kháchquan, từ những gì đã hiện hữu từ trước Theo thuyết hiện sinh của Sartre, con ngườikhông nằm ở trạng thái tĩnh mà phải có sự dấn thân Họ lựa chọn dấn thân hay dựphóng hoàn toàn trong trạng thái sáng suốt Tính nhân bản mà Jean Paul Sartre hằngquan niệm chính là ở đó: con người trong quá trình tìm kiếm mục đích siêu việt củamình mới có thể có sự hiện hữu Do vậy, chỉ có bản thân mình mới có thể đưa ra quyđịnh cho chính mình; con người phải tự tìm đường, mục tiêu ở bên ngoài mình tronghoàn cảnh bị bỏ rơi Do đó, học thuyết hiện sinh là một triết học lạc quan, đưa conngười đến hành động và dấn thân

Trong khuôn khổ đề tài, người viết chủ trương phân tích các phạm trùtừ haikhía cạnh “hiện hữu” và “dự phóng” nhằm chỉ ra liên hệ giữa tính nhân bản trong hiệnsinh với thể loại ngâm khúc trong văn học trung đại Việt Nam ở các chương sau

Trang 7

2 Thể loại ngâm khúc trong văn học trung đại Việt Nam

2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu hình thành khi nước ta giành được độclập từ tay bọn phong kiến xâm lược Trung Hoa (thế kỷ X), nhưng phải đến thế kỷ XVmới thực sự rõ nét và đi vào quy luật vừa phát triển vừa khủng hoảng Đặc biệt cuốithế kỷ XVIII trở đi thì, chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng:

Về mặt kinh tế: nông nghiệp bị đình đốn Ruộng đất tập trung vào tay địa chủ,quan lại; dân nghèo "không có tấc đất cắm dùi" Lại thêm thiên tại mất mùa, đói kémkhiến hàng loạt người nông dân phải bỏ làng xóm, quê hương đi tha hương cầu thực.Nền công thương nghiệp trong hai thế kỷ XVI - XVII đã hình thành và phát triển đếnmột mức độ đáng kể nay cũng bị đình đốn vì nội chiến liên miên, vì hoàn cảnh chia

cắt Bắc - Nam Nhà sử học Phan Huy Chú thế kỷ XIX viết: “Vì trưng thu quá mức,vật lực kiệt mà không nộp đủ đến nỗi thành ra bản cùng phải bỏ nghề nghiệp Cóngười vì thuế sơn mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế vải lụa mà phải phá khungcửi Cũng có kẻ vì nộp gỗ mà phải bỏ rìu, búa, vì phải bắt cá tôm mà xé lưới chài, vìphải nộp mật mía mà không trồng mía, vì phải nộp bông chè mà phải bỏ hoang vườntược Làng xóm náo động” Lịch sử đã ghi lại rất nhiều cảnh thương tâm của người

dân trong giai đoạn lịch sử này

Về mặt chính trị: đất nước bị chia cắt làm hai miền: Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài,chúa Nguyễn ở Đàng Trong Một nước vừa có vua (vua Lê) vừa có chúa (chúa Trịnh)trái với nguyên lý cơ bản của Nho gia: "Thiên vô nhị nhật, quốc vô nhị quân" Đóchính là cái thời mà sử sách đã khái quát "quân hôn thần nịnh, binh kiều dân oán" Cáctriều đại nối tiếp nhau lên để rồi lại nối tiếp nhau sụp đổ Cơ nghiệp nhà Lê gây dựnghơn ba trăm năm đã bị kết liễu Tất cả các khí thế và sức mạnh của nông dân vào cuộckhởi nghĩa Tây Sơn (1771) Nguyễn Huệ ra Bắc vào Nam dẹp thù trong giặc ngoài -một lúc đập tan ba tập đoàn phong kiến trong nước, thắng lợi ấy còn gắn liền với cuộcchiến tranh oanh liệt phá tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh năm 1789 Triều đạiTây Sơn ra đời đã có nhiều cải cách chính trị, văn hoá, xã hội tiến bộ, lần đầu tiêntrong lịch sử sức mạnh tinh thần và lực lượng vật chất quần chúng bị áp bức của dântộc Việt Nam đã được biểu hiện đẹp đẽ, trọn vẹn trên cả hai bình diện đấu tranh giai

Trang 8

cấp và đấu tranh chống ngoại xâm Nhưng cơ nghiệp Tây Sơn quá ngắn ngủi, chỉ tồntại khoảng 14 năm Phần do hạn chế lịch sử, phần do Nguyễn Huệ sớm qua đời, phongtrào quần chúng từng "kinh thiên động địa" một thời kết thúc bằng tấn bi kịch thảmkhốc Tây Sơn đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, thiết lập một triều đại mới.

Về phương diện đạo đức: xuất hiện những bạo chúa khét tiếng dâm ô, tàn ácnhư Trịnh Giang, những tham quan vơ vét như Trương Phúc Loan ở Đàng Trong,những hoàng thân quốc thích ỷ thế lộng quyền như Đặng Mậu Lân ở Đàng Ngoài.Tình trạng phân liệt phe phái xảy ra những tranh chấp, chém giết lẫn nhau để giànhquyền bính

Cùng với sự khủng hoảng của chế độ xã hội là sự phá sản của ý thức phongkiến Sự phá sản ấy chủ yếu phát sinh từ sức công phá của trào lưu tư tưởng nhân vănxuất hiện trong phong trào quần chúng đấu tranh tìm đến một cuộc sống tươi sánghạnh phúc, từ thái độ muốn tìm đến nguồn an ủi trong tư tưởng "cứu độ chúng sinh"nhân từ của Phật giáo, trong khuynh hướng phiếu diều xuất thế của Phật giáo hay LãoTrang, trong ảo tưởng duy tâm, mê tín của Đạo giáo Nhưng điều lý thú hơn cả là sựphá sản ấy này sinh ngay từ hàng ngũ giai cấp đã khẳng định, tôn sùng và nuôi dưỡngNho giáo Bao nhiêu tín điều, nguyên tắc bị vi phạm từ trong cung vua, phủ chúa nơingự trị những khuôn vàng thước ngọc của xã hội phong kiến

Tư tưởng triết lý và đạo đức Nho giáo, thiên kinh địa nghĩa của chế độ phongkiến đã bị xúc phạm chà đạp, con đường sự nghiệp của các nho sĩ chất chứa đầynhững mâu thuẫn, dẫn đến tâm trạng bị quan, bế tắc Nhưng cũng từ đó họ đã chịu sựtác động của truyền thống nhân văn chủ nghĩa Họ đã có thể vươn khỏi chỗ đứng giaicấp để đồng cảm với cuộc sống đói cơm rách áo của quần chúng, đồng thời họ sẽ tiếnđến chỗ đồng tình ở những mức độ khác nhau với cuộc sống đấu tranh chống áp bứcbóc lột Bên cạnh đó là khuynh hướng yêu cầu phát triển của cuộc sống cá nhân mànổi bật là khát vọng đấu tranh giải phóng tình cảm cá nhân, tình yêu trai gái khôngphải chỉ trong thời điểm này mới nảy nở nhưng chỉ đến thời điểm này mới biểu hiệnvà tiến đến một mức độ sâu sắc

Yêu cầu giải phóng tình dục cũng là một hiện tượng đáng lưu ý Nhà nho PhạmĐình Hổ trong Vũ Trung tuỳ bút đã lên án cái cảnh "trên bộc trong dâu" Điều đó có ýnghĩa Có thể những sự việc gọi là "trên bộc trong dau" ấy đã xảy ra khá nhiều ở thời

Trang 9

đó Nhưng điều quan trọng hơn là nhận dàn đã nhìn nhận vấn để này một cách khácvới quan điểm toả chiết, đè nén cuộc sống tình dục một cách giả dối và khắc nghiệtcủa đạo đức Nho gia Vì thế hiện tượng đồng thời xuất hiện những câu thơ đầy tínhnhục cảm trong Cung oán ngâm khúc, trong thơ Hồ Xuân Hương và nhiều tác phẩmkhác là hoàn toàn có thể lý giải được.

Con người với ý thức chống đối những thế lực xã hội thống trị, chống lại tưtưởng phản động của Thần quyền để thực hiện yêu cầu tự do và hạnh phúc là nội dungcơ bản của tỉnh thần nhân văn chủ nghĩa trong một trăm năm đầy rung chuyển dữ dộinày

Về văn hoá: sự nghiệp xây dựng văn hoá của những thời đại trước đến giaiđoạn này vẫn được tiếp tục thực hiện và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt của nó

Tinh thần dân tộc và truyền thống nhân văn đã thổi luồng sinh khí vào tâm hồn,trí tuệ con người thời đại, vào đời sống văn hoá nghệ thuật, văn học nghệ thuật Tinhthần ấy đã tác động mạnh mẽ đến những nhân cách văn hoá ưu tú biết tìm về dân tộc,hướng tới nhân dân như: Lê Quý Đón, Phan Huy Chú, Ngô Thì Sĩ, Lê Hữu Trác,Nguyễn Du Tuy vậy những điều kiện vật chất cần thiết cho sự phát triển ngành vănnghệ, văn học, chưa có gì hơn hẳn giai đoạn trước Nghề in phát triển hơn chút ít nhờviệc Chúa Trịnh cấm nhập sách Trung Quốc, phương tiện lưu thông hạn chế, sách chủyếu dưới hình thức truyền tay nhau đọc

Giai đoạn này các ngành học thuật khác có bước tiến vượt bậc, các công trìnhnghiên cứu của các danh nhân: Lê Quý Đôn - nhà bác học khoa học xã hội, khoa họctự nhiên với khối lượng biên soạn đồ sộ 15 bộ sách; Bộ Lịch triều hiến chương loạichí của Phan Huy Chú; Y dược học có bộ Lãn Ông y tập của Lê Hữu Trác và các côngtrình kiến trúc khác

Đứng về phương diện đời sống văn học, thế kỷ XVIII đã thừa hưởng một di sảnvăn học quý báu của thế kỷ trước Các thể thơ lục bát, song thất lục bát trở nên phổbiến và ngày càng điêu luyện Thơ ca dân gian đã ảnh hưởng sâu sắc đến các thi sĩNho gia Các tập thơ Nôm dài vừa có nội dung sâu sắc vừa có hình thức hài hoà nhưCung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm xuất hiện và đạt đến đỉnh cao Hoàn thiện hơn, với Truyện Kiều của Nguyễn Du Cảba tác phẩm xuất sắc đó vừa phản ánh tâm tư của người đương thời với thực tiễn xã

Trang 10

hội ở những mức độ khác nhau, vừa nói lên nỗi đau của người phụ nữ trong xã hộiphong kiến buổi suy tàn, cũng là phản ánh ý thức cá nhân trong tình cảm lứa đôi Vềthơ Nôm bên cạnh các tác giả trên còn nổi lên những nữ sĩ như công chúa Ngọc Hânvới bài Ai tư vấn, Hồ Xuân Hương - với hàng loạt bài thơ mang đậm mầu sắc dângian, phản ánh ý thức đòi quyền bình đẳng của phụ nữ.

Sự phát triển phong phú các ngành học thuật, nghệ thuật, những diện mạo danhnhân văn hoá đương thời là những thành tựu rực rỡ cần được khẳng định đối với đờisống văn hoá nước Việt

Có thể nói, thế kỷ XVIII có thể gọi là thời kì rực rỡ nhất của Ngâm khúc, bắtđầu bằng “Chinh phụ ngâm của” Đoàn Thị Điểm, đến “Cung oán ngâm” của NguyễnGia Thiều, “Ai tư vãn” của Lê Ngọc Hân Ba tác phẩm này đã làm rạng rỡ lịch sử vănhọc trung đại Việt Nam

Nội dung chung của Ngâm khúc là lời than vãn của con người thời đại - conngười đã mang trong mình ít nhiều cái ý thức cá nhân Con người này đòi được côngnhận như một thực thể xã hội riêng biệt và phải được thoả mãn các quyền sống trướchết là các quyền mang tính tự nhiên như được tồn tại, được yêu đương, được mưu cầuhạnh phúc; những đòi hỏi chính đáng đã không được trật tự phong kiến đương thờiđáp ứng Xung đột giữa cá nhân và xã hội xảy ra, trong cuộc xung đột phần thất bại lạinghiêng về phía cá nhân Hoàn cảnh ấy đã làm nảy sinh trong đời sống tinh thần củacon người thời đại tâm trạng bị quan, thất vọng, chán chường Toàn bộ nội dungNgâm khúc phản ánh trực tiếp trung thực tâm trạng đó Tuy vậy ở từng tác phẩm mứcđộ thể hiện nội dung có phần khác nhau tuỳ thuộc vào thời điểm lịch sử mang tínhđiều kiện, vào sự nhận thức mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình và môi trường sống hiệntại

Ba tác phẩm là ba tâm sự, ba thời điểm lịch sử gắn với nhân vật trữ tình Cáckhúc ngâm thế kỷ XVIII còn cho ta thấy được sự phát triển cái tôi cá nhân trong vănhọc trung đại Không phải đến văn học hiện đại cái tôi cá nhân mới xuất hiện Có thểnói rằng, cái tôi cá nhân trong giai đoạn này là nền tảng cho văn học hiện đại Với“Chinh phụ ngâm”, Đặng Trần Côn đã thay tiếng nói của người phụ nữ nói hộ nỗi khổcủa họ Đến “Cung oán ngâm”, bên cạnh sự đồng cảm với thân phận người cung nữ,tác giả cũng bộc lộ tâm sự sâu kín trong lòng mình “Ai tư vấn” là chính nỗi đau mất

Trang 11

chồng của tác giả Đây là vấn đề chủ yếu của đề tài chúng tôi xin trình bày cụ thể ởChương III.

Không chỉ hoàn thiện về nội dung, mà hình thức thơ đến thế kỷ này mới hoànchỉnh Giáo sư Đặng Thai Mai đã khen "đem nội dung của áng văn chương chữ Hánmà đúc lại trong hình thức dân tộc" "Hình thức dân tộc" chính là thể thơ song thất lụcbát

Như vậy, chỉ trong mấy chục năm, thể loại Ngâm khúc đã có những bước pháttriển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, trở thành mẫu mực cho nhiều thi phẩmNgâm khúc khác có giá trị ra đời Tuy vậy, Ngâm khúc cũng chỉ tồn tại trong mộtkhoảng thời gian nhất định Cuối thế kỷ XIX các nhà thơ còn sử dụng thể song thấtlục bát nhưng "ngầm" thì không còn nữa Bởi hiện thực đã thay đổi Năm 1858, Phápnổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta Tổ quốc lâmnguy, lúc này hơn hơn bao giờ hết, vấn đề vận mệnh dân tộc được đặt lên hàng đầu.Cả nước đều phải dồn tâm sức cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cứu nước.Người ta tạm quên đi những đòi hỏi riêng tư của cá nhân mình và cũng không còn thờigian để đảm chìm trong những suy tư, dần vật về quyền sống và hạnh phúc cá nhânnhư thế kỷ trước Cái tôi trước đây được đề cao bây giờ phải tạm đẹp xuống để đề caocon người công dân, con người của trách nhiệm và nghĩa vụ cho phù hợp với yêu cầucủa lịch sử

Cũng giống như các thể thơ khác, Ngâm khúc ra đời và tàn lụi trong nhữnghoàn cảnh lịch sử, trong sự ảnh hưởng văn hoá tư tưởng thời đại Con người Việt Namqua các tác phẩm Ngâm khúc bước đầu đã có ý thức về quyền sống cá nhân được tựdo yêu đương, mưu cầu hạnh phúc nhưng sự thật những khát vọng đó không đạt đượcdo điều kiện xã hội lúc đó Con người thời đại chìm sâu vào suy tư dẫn vật triển miên,những đau khổ bất hạnh và muốn giãi bày tâm sự trong lòng mình Đó chính là tâmtrạng điển hình thời đại và cũng là "nội dung của thời đại" (Lời Biêlinxki) Nội dungấy đòi hỏi hình thức ấy - song thất lục bát Thế kỷ XVIII đánh dấu sự ra đời của Ngâmkhúc bằng “Chinh phụ ngâm” - Đoàn Thị Điểm, phát triển đỉnh cao “Cung oánngâm”, rồi đến “Ai tư vãn” Nói đến thế kỷ XVIII là ai cũng biết đến sự phát triển rựcrỡ nhất thể loại Ngâm khúc

Trang 12

2.2 Đặc trưng thể loại

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở quan điểm cho rằng, ngâm khúc là mộtthể loại đặc sắc của thi ca trung đại Việt Nam Tuy nhiên, một khái niệm với nhữngđặc trưng thống nhất về thể loại này vẫn chưa thống nhất Chúng tôi sẽ gạn lọc nhữngđiểm đã được thống nhất để ngõ hầu đưa ra một khái niệm về thể loại ngâm khúcnhằm khu biệt đối tượng khảo sát

Dưới góc nhìn ngôn ngữ học, các tác giả Nguyễn Văn Khôn, Lê Ngọc Trụ, LêVăn Đức, Nguyễn Như Ý trong các bộ từ điển chủ yếu giải thích bằng nghĩa gốc củahai thành tố ngâm và khúc Theo đó, “ngâm” được hiểu là tiếng than thở, tiếng rên,đọc theo giọng lên xuống, “khúc” được hiểu là bản đàn, bản nhạc (Lê Văn Đức, 1970,tr.63)

Dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu văn học, theo nhà nghiên cứu Trần ĐìnhSử, Phan Ngọc là người đầu tiên ở Việt Nam đưa ra quan niệm về thể Ngâm khúc mộtcách hệ thống Phan Ngọc đã khái quát bốn đặc điểm nổi bật của Ngâm khúc : I.Những bài thơ nội tâm, 2 Đối lập hiện tại và dĩ vãng hoặc tương lai, 3 Lời kêu gọithôi thúc hành động, 4 Tác giả là một lữ khách ôn lại quãng đường dài (Theo TrầnĐình Sử, 1999, tr.60) Dương Quảng Hàm khi khẳng định Ngâm khúc là một thế văn

riêng của ta trong tương quan với văn học Trung Quốc đã đưa ra định nghĩa: “Ngâmlà một bài văn vần tả những tình cảm ở trong lòng, thứ nhất là những tình buồn, sầu,đau, thương Các ngâm khúc trong văn ta làm theo thể song thất lục bát, gọi tắt là thểsong thất” (Dương Quảng Hàm, 1951, tr.77) Phạm Thế Ngũ sau khi trình bày khá dài

lai lịch của thể ngâm, gốc tích của câu song thất, tác giả khái quát giá trị của thể ngâm

như sau: “thể ngâm ( ) rất thích hợp để diễn tả những tình cảm ảo não triền miên,nhịp nhàng, quấn quýt” (Phạm Thế Ngũ, 1945, tr.45) Từ điển thuật ngữ văn học chorằng Ngâm khúc là “thể thơ trữ tình dài hơi, thường được làm theo thể song thất lụcbát để ngâm nga, than vãn nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đauxót triển miền day dứt Vì thế ngâm khúc còn được gọi là khúc, văn hay thản Trongvăn học Việt Nam, ngâm khúc giữ một vị trí quan trọng và đặc biệt phát triển từ giữathế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,1992, tr.48) Ngô Văn Đức cho rằng : “Ngâm khúc là những ca khúc trữ tình, dài hơiphản ánh tâm trạng bị kịch của con người đã có ý thức về quyền sống, về hạnh phúc

Trang 13

cá nhân trong một giai đoạn lịch sử nhất định được viết bằng ngôn ngữ dân tộc (chữNôm) và thể thơ dân tộc song thất lục bát” (Ngô Văn Đức, 1996, tr.22) Từ đó tác giả

khẳng định những đặc trưng cơ bản của thể loại ngâm khúc : 1 Tâm trạng chung củanhân vật trữ tỉnh là buồn rầu đau đớn triền miên, 2 Bài thơ có dung lượng lớn, 3 Viếtbằng thể thơ song thất lục bát và chữ Nôm Lời thơ có nhạc tính cao (Theo Ngô VănĐức, 1996, tr.23)

Như vậy, các tác giả đều đã thống nhất, đặc trưng cơ bản của Ngâm khúc chínhlà khả năng biểu hiện nội tâm, thể hiện nỗi buồn đau triền miên, dai dẳng Cùng với đólà thể thơ song thất lục bát mang đậm tính dân tộc Chúng tôi đồng nhất với nhà

nghiên cứu Trần Đình Sử khi cho rằng, “có khúc ngâm không viết bằng thể song thấtlục bát và có bài làm theo thể đó nhưng lại không phải là ngâm” (Trần Đình Sử,

1999, tr.59) Từ đó, chúng tôi đồng nhất quan điểm của tác giả Trần Đình Sử khi bàn

tới đặc trưng về nội dung và hình thức của thể loại văn học đặc sắc này “Nội dungcủa thể ngâm là niềm thương tiếc, đau xót khôn nguôi cho những giá trị nhân văn đãmất (người chết, tuổi trẻ phôi pha, tình yêu bị phai nhạt, rẻ rúng ) nhân vật trữ tìnhhồi tưởng, giờ lại từng trang kỷ niệm với một tình cảm bi kịch, không thể cứu vãnnhững gì đã mất, bằng thủ pháp kể, liệt kê trong khuôn khổ “tự tình”, và thể thơ songthất lục bát réo rắt, có nhiều vần lưng, vần chân ôm nhau xoắn xuýt như không dứt rađược” (Trần Đình Sử, 1999, tr.60).

3 Tính nhân bản - hạt nhân tạo nên tính khả hữu khi nhìn nhận ngâm khúc từgóc độ hiện sinh

3.1 Tính nhân bản thể hiện qua sự hiện hữu

3.1.1 Cái tôi cô đơn giữa thực tại phi lý

Bàn về khái niệm “phi lý”, có thể xem xét ở hai khía cạnh: tư duy, phi lý là tráilogic; nhận thức, phi lý là tất cả những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lí trí.Phi lý là một trong những phạm trù cơ bản, đóng vai trò quan trọng khi nhắc về thuyếthiện sinh

Trang 14

Người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều ban đầuđặt rất nhiều niềm tin, hy vọng vào “đấng quân vương”, mơ ước được sống một cuộcsống nhung lụa vàng son theo kiểu “Một ngày tựa mạn thuyền rồng/ Còn hơn mãnkiếp ngồi trong thuyền chài” Với nhan sắc tuyệt trần “Hương trời đắm nguyệt sayhoa/ Tây Thi mất via Hằng Nga giật mình", với tài năng hơn người “Cờ tiên rượuthánh ai đang/ Lưu Linh, Đế Thích là hàng tri âm”, lại đang là “Đóa lê ngon mắt cửutrùng”, nàng chìm đắm trong ảo mộng phù hoa vinh hiển, nghĩ mình cách hạnh phúctột đỉnh không xa Rồi mai này, cuộc sống theo lẽ thường của nàng là những lầu vànggác tía Cũng vì thế mà nàng cung nữ từng chê bai chốn thường dân:

Lan mấy đóa lạc loài sơn dãUống mùi hương vương giả lắm thay

Lúc được sủng ái, thậm chí niềm tin, sự hy vọng ấy còn được nâng lên thànhnhững ảo tưởng, ngộ nhận Nàng nhầm tưởng những cuộc ái ân với nhà vua là mộtcuộc tình chung thủy:

Mây mưa mấy giọt chung tìnhĐình trầm hương khóa một cành mẫu đơnNàng mơ tưởng hão huyền về một tình yêu nồng thắm, vững bền:Tranh tỉ dục nhìn ưa chim họ

Đồ liên chi lần trả hoa kiaChữ đồng lấy đấy mà ghiMim điểu thất tịch mà thể bách niên

Có ngờ đâu tình yêu kia chỉ như mây khói, hạnh phúc kia phút chốc vụt bay.Sự sủng ái của nhà vua hỏa ra không phải "duyên hương lừa", không phải “nghĩa trămnăm" mà chỉ là sự đắm say phút chốc khả năng đang trẻ đẹp

Ai ngờ bằng một năm một nhạtNguồn ân kia ai tát mà vớiSuy đi đâu biết cơ ti

Bằng không mà hóa ra người vị vong

Từ chỗ là “Vẻ vưu vật trăm chiều chải chuốt/ Lòng quân vương chi chút trêntay", trong thoáng chốc bỗng biến thành " người vị vong” Người cung nữ bị thất

Ngày đăng: 13/09/2024, 20:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2005). Lịch sử triết học phương Tây hiện đại.Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: NXB Tổng hợp
Năm: 2005
2. Bùi Huy Đức. (1915). Hàn nho thán. Hà Nội: Thái Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn nho thán
Tác giả: Bùi Huy Đức
Năm: 1915
3. Chu Ngọc Chi (?). Thán Kiều. Hà Nội: Phúc Văn xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thán Kiều
4. Dương Quảng Hàm. (1951). Việt Nam Văn học sử yếu. Hà Nội: NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam Văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: NXB Hội nhàvăn
Năm: 1951
5. Dương Thị Ánh Tuyết. (2015). “Nhân vật mảnh vỡ trong “Trốn chạy” của Alice 6. Munro”. Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, số 8, 25-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật mảnh vỡ trong “Trốn chạy” của Alice6. Munro”. "Tạp chí Khoa học và Công Nghệ
Tác giả: Dương Thị Ánh Tuyết
Năm: 2015

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w