1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của văn học dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn huy tưởng

20 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của văn học dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 134,2 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích của đề tài 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp mới của đề tài 3 6. Cấu trúc của đề tài 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CÁC SÁNG TÁC THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG 4 1.1. Giới thuyết về văn học thiếu nhi 4 1.2. Khái quát về thân thế và ảnh hưởng văn học dân gian trong các sáng tác văn học thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng 4 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng 4 1.2.2. Khảo sát chất liệu dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng 6 CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG NHÌN TỪ HỆ THỐNG NHÂN VẬT 8 2.1. Nhân vật chính diện 8 2.2. Nhân vật phản diện 10 2.3. Nhân vật thần kì 12 CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN 13 3.1. Cốt truyện đơn giản 13 3.2. Cốt truyện phức tạp 14 KẾT LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích của đề tài 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp mới của đề tài 3

6 Cấu trúc của đề tài 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CÁC SÁNG TÁC THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG 4

1.1 Giới thuyết về văn học thiếu nhi 4

1.2 Khái quát về thân thế và ảnh hưởng văn học dân gian trong các sáng tác văn học thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng 4

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng 4

1.2.2 Khảo sát chất liệu dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng 6

CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG NHÌN TỪ HỆ THỐNG NHÂN VẬT 8

Trang 2

Người xưa có câu: “Gốc có vững, cây mới bền” Trong vũtrụ bao la, mọi thứ đều phải có cội nguồn, gốc rễ, gốc có vữngchắc cây mới bền chặt Không nằm ngoài quy luật của tạo hóa,văn học Việt Nam hình thành và phát triển vững mạnh được nhưngày nay là bởi hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.Văn học dân gian là bầu sữa ngọt lành nuôi dưỡng phát triển vănhọc viết Văn học viết kế thừa những tinh hoa của văn học dângian làm giàu có thêm cho nền văn học dân tộc Mối quan hệgiữa văn học dân gian và văn học viết là mối quan hệ biện chứng,gắn bó khăng khít, tác động ảnh hưởng qua lại với nhau.

Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn hiện đại Việt Nam sống mộtcuộc đời ngắn ngủi 48 năm tuổi đời và 20 năm tuổi nghề đã để lạicho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ trên nhiều lĩnh vực: kịch,tiểu thuyết, truyện kí Ở lĩnh vực nào, ông cũng đạt được nhữngthành tựu đáng nể Có hai thể loại làm nên sự thành công rạng rỡtrên con đường văn nghiệp của ông là những vở kịch lịch sử vànhững câu chuyện viết cho thiếu nhi Người ta nhớ về tác phẩm,nhớ về nhân vật, là nhớ về “cha đẻ” của đứa con tinh thần ấy.Yêu lịch sử nước nhà, yêu những con người anh hùng đã làmrạng danh giang sơn Tổ quốc, Nguyễn Huy Tưởng cũng yêunhững bông “búp trên cành/ Biết ăn, biết ngủ, biết học hành làngoan” (Hồ Chí Minh) Tình yêu những tâm hồn non nớt, thơ dạiđã giúp ông tìm về với những truyện thiếu nhi như một điều tấtyếu Trái tim rộng mở của người nghệ sĩ đa tài này luôn dànhmột khoảng trống cho các độc giả nhí Những tác phẩm viết chothiếu nhi vừa gần gũi “lạ lùng và xanh biếc” (nhà văn Tô Hoài).Vì thế, ông được coi là nhà văn của trẻ thơ Yêu và muốn các emcó một đời sống tâm hồn trong sáng, nhân cách cao đẹp, ông đãnghĩ ra việc sáng tạo ra những “trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”.(Bằng Việt) và lưu truyền vượt qua thời gian và không gian, từđịa phương này sang địa phương khác Ông đã trở thành giámđốc đầu tiên, người đặt những viên gạch xây nền móng vững chãinhà xuất bản Kim Đồng, nơi in ấn, xuất bản những cuốn sách đầutiên viết về thiếu nhi và phục vụ cho các em có những món ăntinh thần bổ dưỡng

Viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi là một đề tài khôngmới; sử dụng chất liệu dân gian trong các sáng tác của các nhàthơ, nhà văn trung đại, hiện đại cũng không lạ Tuy nhiên, chưacó công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu sự kết nối giữa haiđề tài này của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Nhận thấy, đây làmột vấn đề còn để ngỏ, theo gợi ý của người đi trước, em xin

chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn học dân gian trong truyện viếtcho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng” làm đề tài nghiên cứu

của mình Qua đề tài, người viết muốn tìm hiểu sâu hơn việc kế

Trang 3

thừa và sáng tạo chất liệu văn học dân gian trong trang văn củaNguyễn Huy Tưởng, đồng thời thấy được sự lao động công phukhó nhọc của một con người tài năng trên hành trình “nhặt lấychữ của đời mà góp nên trang” (Chế Lan Viên).

2 Mục đích của đề tài

Đề tài tập trung tìm hiểu sự ảnh hưởng chất liệu văn họcdân gian trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà vănNguyễn Huy Tưởng Qua đó, ta thấy được sự kế thừa có sáng tạocủa nhà văn tài năng đất Dục Tú – Đông Anh - Hà Nội, góp phầnkhẳng định những đóng góp to lớn của Nguyễn Huy Tưởng đốivới nền văn học Việt Nam

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng của văn học dân gian trong sáng tác viết chothiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Tư liệu: Đề tài tập trung khảo sát tám truyện của NguyễnHuy Tưởng: “Cô bé gan dạ”, “Tìm mẹ”, “An Dương Vương xâythành Ốc”, “Thằng Quấy”, “Con cóc là cậu ông giời”, “Chiếcbánh chưng”, “Truyện Tấm Cám”, “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng”

Nội dung: Tìm hiểu những ảnh hưởng của văn học dângian trong những truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn HuyTưởng qua hai phương diện: nhân vật và cốt truyện

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, học viên có sử dụng cácphương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp tiếp cận thống kê, phân loại- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp- Phương pháp liên ngành

Sử dụng những phương pháp nghiên cứu nêu trên, họcviên mong muốn vấn đề đặt ra trong đề tài sẽ được thể hiện và lígiải một cách cụ thể, rõ ràng Qua đó thấy được sự kế thừa vàsáng tạo của nhà văn, khi sử dụng chất liệu văn học dân gian, đểtạo dựng nên những tác phẩm đặc sắc cho thiếu nhi

5 Đóng góp mới của đề tài

Trang 4

Nhận diện và làm rõ được những biểu hiện nổi bật của chấtliệu văn học dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi của NguyễnHuy Tưởng Trên cơ sở đó, khẳng định tài năng và sức sáng tạodồi dào của nhà văn ở mảng truyện này.

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nộidung chính của đề tài được triển khai thành ba chương:

Chương 1 Khái quát về văn học thiếu nhi và ảnh hưởngcủa văn học dân gian trong các sáng tác thiếu nhi của NguyễnHuy Tưởng

Chương 2 Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện viếtcho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng nhìn từ nhân vật

Chương 3 Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện viếtcho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng nhìn từ cốt truyện

NỘI DUNGCHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CÁCSÁNG TÁC THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG1.1 Giới thuyết về văn học thiếu nhi

Văn học viết về thiếu nhi hay viết cho thiếu nhi là một đềtài hấp dẫn nhưng cũng rất khó Bởi lớp măng non này đa dạngvề lứa tuổi, điều kiện hoàn cảnh, tâm lí

Theo “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê): “Thiếu nhi” làdạng rút gọn của “thiếu niên, nhi đồng”[5, tr.35] Tiến sĩ NguyễnThị Thanh Hương trong “Tạp chí Văn học nghệ thuật”, số 385,tháng 7/2016 cho rằng: lứa tuổi mầm non (được tính từ sơ sinhđến dưới 6 tuổi); thiếu niên, nhi đồng (từ 6 - 13 tuổi); thanh niên(từ 13- 18 tuổi) Như vậy, văn học thiếu nhi là những cuốn sáchdành cho trẻ em từ 6 đến 13 tuổi

Trong sách thiếu nhi, nhân vật trung tâm là các em nhỏ,hoặc là người lớn; là con người hoặc là con vật được nhìn bằngđôi mắt của trẻ thơ; tác giả có thể là các em cũng có thể là nhàvăn thuộc mọi lứa tuổi Những tác phẩm văn học thiếu nhi đượccác em yêu thích, tìm đọc bởi ở đó cách nghĩ, cách cảm cùngnhững hành động gần gũi phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em.Nhà văn Tô Hoài, người đã thành danh về lĩnh vực này khẳng

Trang 5

định: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờcũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người một tácphẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm thamdự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy” Qua cáctác phẩm, bạn đọc nhỏ tuổi sẽ được dạy cách sống, cách làmngười đưa các em đến con đường hoàn thiện đạo đức, nhân cách.

Như hầu hết các quốc gia trên thế giới, văn học thiếu nhiViệt Nam hình thành ngay từ buổi đầu của dân tộc, nền móng làvăn học dân gian Theo thời gian, mảng văn học này dần đượchoàn thiện về cả nội dung và hình thức nghệ thuật góp phần vàosự phát triển của văn học nước nhà Văn học dân gian là kho trithức vô cùng phong phú và đa dạng về thể loại Các bạn đọc nhícó thể tìm thấy trong những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn, truyềnthuyết, thần thoại, truyện cười; những bài đồng dao, câu hát ru,bài vè, câu đố tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước, tìnhyêu đồng loại, yêu lao động

Đứng trước một đề tài không mới ấy, các nhà văn, nhà thơphải vận dụng tài năng, tâm huyết để tạo ra “vân tay”, “vân chữ”cho tác phẩm, thu hút mời gọi các em tham gia khám phá “Chơi”được với thiếu nhi thực không dễ, nhất là khi muốn giáo dục đạođức, nâng cao nhận thức, thẩm mĩ cho các em qua văn học Vậymà, Nguyễn Huy Tưởng đã làm được điều đó Với kiểu “truyệncổ viết lại”, ông đã đem đến cho tâm hồn trẻ thơ những tư tưởng,tình cảm cao đẹp giàu giá trị nhân văn, góp phần hình thànhnhững cá nhân có phẩm chất tốt đẹp: biết phân biệt cái đúng, cáisai; biết yêu cái đẹp, cái thiện; căm ghét cái ác, cái xấu xa; biết tựhào về người anh hùng xả thân vì nước, căm ghét bọn ngoại bangxâm lược

1.2 Khái quát về thân thế và ảnh hưởng văn học dân giantrong các sáng tác văn học thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng

1.2.1.1 Cuộc đờiNgày 6 tháng 5 năm 1912, tại làng Dục Tú, Từ Sơn, BắcNinh (nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội), cậu béNguyễn Huy Tưởng cất tiếng khóc chào đời, bắt đầu cho mộtcuộc đời mới đang chờ đón ở phía trước

Năm Nguyễn Huy Tưởng 7 tuổi, sau khi cha mất, mẹ gửiông ra Hải Phòng sống cùng gia đình người chị để được nuôi ănhọc tử tế Năm 20 tuổi, ông đậu bằng thành chung và bắt đầu họcchữ Hán Năm 23 tuổi, ông thi đậu vào ngạch thư ký Nhà Đoan(cơ quan hải quan) Năm 1939, ông lấy vợ - con một vị quan ở

Trang 6

Hải Phòng Cuộc sống công chức Nhà Đoan nhàn hạ, nhưngNguyễn Huy Tưởng vẫn chăm chút bồi dưỡng cho đời sống tinhthần của mình phong phú bằng cách ngày ngày chịu khó đọcsách, viết nhật ký

Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, mất chủquyền, Nguyễn Huy Tưởng đã đi theo cách mạng và hòa mìnhtrong các phong trào yêu nước của dân tộc

Trên cả hai mặt trận vũ trang và văn hóa nghệ thuật,Nguyễn Huy Tưởng đều đạt được một số thành tích đáng nể:Năm 1943, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốcngữ Hải Phòng; Tháng 8 năm 1945, giữ chức vụ Tổng thư kýBan Trung ương Vận động đời sống mới Cách mạng Tháng Támthành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủchốt của Hội văn hóa cứu quốc, đại biểu Quốc hội khóa 1 Tháng7 năm 1946, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốcViệt Nam Tháng 12 năm 1946, ông là ủy viên Thường vụ HộiVăn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và thamgia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng Sau hòa bình 1954, ônglàm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 Năm1957, ông là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng

Ngày 25 tháng 7 năm 1960, con người tài hoa ấy trút hơithở cuối cùng về với tiên tổ ở tuổi 48, khi khát vọng đời văn còndang dở, sự nghiệp văn chương đang ở đỉnh cao, để lại trong lòngbạn bè, người thân và độc giả bao tiếc nuối hụt hẫng, để lại trênvăn đàn dân tộc một khoảng trống khôn nguôi

1.2.1.2 Sự nghiệp văn họcNguyễn Huy Tưởng xuất hiện trong làng văn muộn hơn sovới các nhà văn khác, nhưng bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ,ông đã gặt hái được nhiều thành công Để có được vị thế trên vănđàn, vị thế trong lòng người, nhà văn đã phải trải qua hành trìnhgian truân trên con đường rèn luyện ngôn từ, câu chữ, đấu tranhvới những tư tưởng thấp hèn, thử nghiệm nhiều thể loại để địnhhình phong cách, sở trường “Văn là người” văn của ông giản dị,gần gũi, thâm trầm, sâu sắc như con người ông vậy

Giáo sư Trần Đăng Suyền trong bài nghiên cứu “NguyễnHuy Tưởng - Cầm bút chẳng qua cùng bệnh với Đan Thiềm” trêntạp chí “Nghiên cứu văn học” đã khẳng định: Nguyễn HuyTưởng là một cây bút có tầm vóc lớn của văn học hiện đại ViệtNam Ông là nhà văn giàu tâm huyết với nhân dân, đất nước, vớinền văn hóa của dân tộc Với ông, trách nhiệm của nhà văn yêunước thời kì này là phải viết văn bằng chữ quốc ngữ Đó là thứtiếng của người Việt, dân tộc Việt mình Những trang văn của

Trang 7

ông luôn ánh lên chất thơ của cuộc sống cùng bài ca về tìnhthương yêu con người, yêu đất nước.

Cội nguồn của tình yêu nước thương nòi ấy xuất phát từtruyền thống gia đình, từ quê hương - mảnh đất nghìn năm vănhiến, nơi có truyền thuyết “An Dương Vương, Mị Châu - TrọngThủy” gắn với nỗi đau mất nước; lại sinh ra và lớn lên trong tìnhcảnh đất nước loạn lạc, chia cắt Tất cả đã tạo nên một NguyễnHuy Tưởng, nhà văn yêu nước, một nhà văn “chưng cất” sử đểviết văn

Những câu chuyện của Nguyễn Huy Tưởng đã gieo vàolòng bạn đọc tình yêu thích lịch sử Nhà văn Hoàng Quốc Hải đãbày tỏ niềm cảm phục Nguyễn Huy Tưởng “biến lịch sử thành lýtưởng thẩm mĩ của mình nhà văn có sứ mạng cải tạo xã hội”.Vì thế, nhà văn họ Hoàng, lớp con cháu của cụ Tưởng đã nốinghiệp tiền bối viết lịch sử trên nền thể loại tiểu thuyết

Nhà nghiên cứu - phê bình văn học, Tiến sĩ Nguyên Antừng nhận định: “Nếu không có Nguyễn Huy Tưởng, thì văn đànhiện đại Việt Nam, nhất là ở mảng lịch sử - truyền thống chắc làvơi đi sự bề thế, vẻ kì vĩ, tráng lệ và chất bi thương hào hùng”.Đồng thời: “Nguyễn Huy Tưởng đã gánh việc mở đầu một cáchđích đáng cho dòng văn chương viết về truyền thống, về lịch sửtrung đại Việt Nam trong nền văn chương hiện đại Việt Nam”.[1, tr.1]

Sống cuộc đời ngắn ngủi, Nguyễn Huy Tưởng kịp để lạicho đời một di sản văn chương đồ sộ về thể loại, phong phú về đềtài và sâu sắc về giá trị Chủ trương của ông mượn văn chươngbày tỏ tấm lòng yêu nước, dùng văn chương tuyên truyền, đấutranh, cổ vũ cách mạng Nhìn lại toàn bộ gia tài văn học củaNguyễn Huy Tưởng, ta sẽ thấy rõ “tấm lòng yêu nước vô cùngsâu sắc của ông” (Hoàng Quốc Hải) Có thể kể đến:

Tiểu thuyết “Đêm hội Long Trì” (1942), “An Tư côngchúa” (1944) Truyện: “Anh Lục” (1955), “Bốn năm sau” (1959),“Sống mãi với Thủ đô” (1960)

Kịch gồm: “Vũ Như Tô” (1943), “Cột đồng Mã Viện”(1944), “Bắc Sơn” (1946), “Những người ở lại” (1948), “Anh Sơđầu quân” (tập kịch 1949), “Lũy hoa” (1960)

Truyện - ký: “Ký sự Cao Lạng” (1951), “Chiến sĩ ca nổ”Truyện thiếu nhi: “Cô bé gan dạ” (1940), “Chiếc bánh chưng”(1942), “Truyện Tấm Cám” (1942), “Tìm mẹ” (1954), “ThằngQuấy” (1955), “Con cóc là cậu ông giời” (1956), “An DươngVương xây thành Ốc” (1957), “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (1960)

Trang 8

Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, giầy 1.700 trang (viết từ thờiông còn là một cậu học trò 1930 đến 21/6/1960).

Những tài sản tinh thần vô giá ấy còn giữ được đến ngàynay là nhờ các con ông và những người bạn trân trọng, gìn giữ

Sau khi ông mất, nhiều cuộc hội thảo về những đóng gópcủa Nguyễn Huy Tưởng với dân tộc đã được tổ chức Đó là cuộchội thảo “Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử” tổ chức nhân kỉ niệm100 năm ngày sinh của ông (1912 – 2012), hội thảo “Nhà vănNguyễn Huy Tưởng từ khởi nguồn Dục Tú – Đông Anh” nhân kỉniệm 55 năm ngày mất

Năm 1995, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã lấytên ông đặt tên cho một đường phố của thủ đô, tên trường học.Năm 1996, ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Vănhọc nghệ thuật

1.2.2 Khảo sát chất liệu dân gian trong truyện viết cho thiếunhi của Nguyễn Huy Tưởng

Chất liệu dân gian là những sản phẩm có giá trị vật chất,tinh thần (bao gồm văn hoá vật thể và phi vật thể) góp phần tạodựng, hun đúc nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dântộc Chất liệu dân gian có trong cả văn hóa dân gian và văn họcdân gian Văn hóa dân gian bao gồm những giá trị vật chất (ăn, ở,mặc); giá trị tinh thần (tập tục, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội ).Trong khuôn khổ đề tài, học viên chỉ khảo sát chất liệu của vănhọc dân gian trong các sáng tác dành cho thiếu nhi của NguyễnHuy Tưởng

Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật truyềnmiệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xãnguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.Từ bầu sữa vô tận của “người mẹ dân gian”, các văn nghệ sĩtrung đại, hiện đại đã có sự kế thừa và cách tân: các nhà thơmượn thành ngữ, tục ngữ, ca dao, kết cấu đối đáp giao duyên ;các nhà văn thì “vay mượn” cốt truyện, nhân vật (của truyện cổtích, truyền thuyết ) làm điểm tựa cho “đứa con tinh thần” mộtdiện mạo mới làm phong phú cho nền văn học nước nhà

Trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng,ông đã kế thừa chất liệu văn học dân gian bằng cách đưa truyệncổ tích, huyền thoại vào các câu chuyện kể Nhà văn tài hoa nàyvừa tuân thủ nội dung cốt truyện, nhân vật, thi pháp của truyệncổ dân gian vừa dựa vào phong cách văn học để xây dựng nênmột tác phẩm hoàn toàn mới mang đậm dấu ấn cá nhân

Trang 9

Đối sánh một số truyện dân gian với một số truyện viết chothiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng, ta thấy được sự ảnh hưởngnhất định qua các bình diện như nội dung, chi tiết, nhân vật, cốttruyện,…Một số truyện đậm ảnh hưởng của văn học dân gian cóthể kể đến như: “Chiếc bánh chưng” (ảnh hưởng từ “Bánh chưngbánh giầy), “Truyện Tấm Cám” (ảnh hưởng từ “Tấm Cám”),“Thằng Quấy” (ảnh hưởng từ “Nói dối như Cuội”), “Con cóc làcậu ông giời” (ảnh hưởng từ “Cóc kiện trời”),…

Nhìn chung, giữa truyện dân gian với truyện của NguyễnHuy Tưởng, chúng ta đều thấy một số điểm giống và khác nhau.Về nội dung, hệ thống nhân vật, sự kiện cơ bản giống nhau Điềuđó chứng tỏ sự kế thừa của nhà văn họ Nguyễn Để ý kĩ, ta sẽthấy Nguyễn Huy Tưởng đã tái sinh, tái tạo, gia công thêm: hệthống nhân vật trong truyện của mình đông đảo hơn (hầu hết cáctruyện), có sự thay đổi tên nhân vật chính so với truyện cũ (từthằng Cuội thành “thằng Quấy”) Điều thứ ba: Nếu kết thúc củatruyện cổ dân gian hầu hết là kết thúc có hậu (trừ truyện “AnDương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” là bi kịch) thì khi viếtlại Nguyễn Huy Tưởng đã để các truyện của mình 100% là kếtthúc có hậu Đối với truyện cổ tích “Tấm Cám”, phần kết thúc cónhiều tranh cãi cho rằng chưa thật nhân văn phù hợp với tínhcách cô Tấm hiền lành thì nhà văn cũng đã kịp thời điều chỉnhbằng một kết thúc khác hợp tình hợp lí để độc giả nhí sẽ mãi luôntin yêu, quý trọng cô Tấm

Mảng truyện viết cho thiếu nhi của ông không nhiềunhưng đã tạo nên sức hút với những độc giả nhí, khiến các emtìm thấy gần gũi bởi sự kế thừa chất liệu dân gian Mỗi tác phẩmlà một bài học quý báu giúp các em hiểu hơn về cuộc sống củaông cha thuở trước Từ đó khơi gợi ở các em niềm tự hào dântộc, ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước

CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIANTRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄNHUY TƯỞNG NHÌN TỪ HỆ THỐNG NHÂN VẬT

Văn học không thể thiếu nhân vật, đó là “nơi duy nhất tậptrung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác" (Tô Hoài),là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cáchhình tượng Nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm tự sự, nơitác giả gửi gắm những tư tưởng nghệ thuật, những triết lý cuộcsống, ý nghĩa nhân sinh cũng như thái độ, tình cảm, quan điểmcủa mình trước hiện thực Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”:“Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong văn

Trang 10

học” [2, tr.235] Nhân vật văn học có tên riêng, hoặc không cótên riêng; là hình tượng con người hoặc con vật, loài cây, cónhững đặc điểm giống con người Nhân vật văn học có thể đượcmiêu tả đầy đủ tên tuổi, ngoại hình, tính cách, số phận, có khi chỉlà một lát cắt của cuộc đời Do tài năng xây dựng nhân vật củatác giả công phu, đạt đến đỉnh cao khiến nhân vật hiện lên sinhđộng nhiều khi còn thật hơn cả con người thật ở đời, khiến mỗilần nhắc đến tác phẩm người ta nhớ đến nhân vật, thậm chí nhớtên nhân vật còn hơn cả tên tác giả, “cha đẻ” của đứa con tinhthần ấy.

Khảo sát những truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn HuyTưởng, học viên nhận diện các nhân vật với các dạng thức nhưsau:

2.1 Nhân vật chính diện

Trong tác phẩm tự sự, nhân vật chính diện thường được đềcao, ngợi ca, bởi họ mang những phẩm chất tốt đẹp đại diện chogiai cấp, tầng lớp, dân tộc Họ sống nhân hậu, thủy chung,thương người, tốt bụng Đó là nơi để nhà văn gửi gắm lý tưởng,quan điểm đạo đức chính nghĩa, hướng thiện Từ đó, tác giả giáodục chúng ta: phải luôn sống tốt, làm việc thiện “ở hiền” rồi sẽ“gặp lành”

Trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng,nhân vật chính diện bao gồm cả nhân vật chính và nhân vật phụ

Cô Tấm trong “Truyện Tấm Cám” được thừa hưởng sự tốtđẹp từ cha mẹ, “ngay từ bé, Tấm đã là một cô bé kháu khỉnh vàdịu dàng Ai trông thấy cũng phải yêu” Bản tính ấy của Tấm tiếptục được nhấn mạnh trong thế đối sánh với Cám “Cô chị đẹpmọi vẻ thì cô em xấu mọi đường Tấm chăm chỉ, ngoan ngoãn, lễphép, thực thà bao nhiêu, thì Cám lười biếng, bướng bỉnh, hỗnláo gian giảo bấy nhiêu”, “người ta yêu Tấm vô cùng và Tấm córất nhiều bạn quấn quýt, thân yêu” Những phẩm chất của Tấmtiếp tục được thể hiện qua các sự việc Trước tiên là đi xúc tôm:“vốn chăm chỉ, cẩn thận, và đã quen làm nên chẳng mấy lúc đãđầy giỏ tôm”; biết tâm địa xấu xa của cô em cùng cha khác mẹnhưng cô vẫn rộng lượng bỏ qua “thà cắn răng chịu thiệt cho êmthấm cửa nhà, còn hơn cãi nhau, chỉ tổ vạch áo cho người xemlưng Vả lọt sàng xuống nia, em được cũng như mình được, làmgì mà phải phàn nàn” Sự việc thứ hai: biết kẻ đã giết cá bốngngười bạn của mình, cô vẫn cam chịu không nói nửa lời Ngàynối tiếp ngày trôi đi, những đày đọa của mẹ con Cảm với Tấmngày càng chồng chất nhưng cô gái bé nhỏ “vẫn không oán màcũng không giận” Tấm còn bị mẹ con Cám ngược đãi tước đoạt

Ngày đăng: 13/09/2024, 20:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Phi Hà (2017), “Nguyễn Huy Tưởng - một nhân cách văn chương”, Tạp chí văn nghệ VOV5 Đài tiếng nói Việt Nam world Ban đối ngoại, https://m.vovworld.vn/vi-VN/tap-chi-an-nghe/nguyen-huy-tuong-mot-nhan-cach-van-chuong-513972.vov Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Huy Tưởng - một nhân cách văn chương
Tác giả: Phi Hà
Năm: 2017
2) Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ Văn học. NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữVăn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2006
3) Nguyễn Thị Ngọc Lan (2020), “Yếu tố dân gian trong “Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng”, Tạp chí Lý luận Phê bình văn học – Nghệ thuật, (3), tr. 59 – 65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố dân gian trong “Những truyện ngắnhay viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng”, "Tạp chí Lý luận Phê bìnhvăn học – Nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Năm: 2020
4) Lê Lưu Oanh (1998), Lí luận văn học, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Lê Lưu Oanh
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 1998
5) Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 2010
6) Nguyễn Huy Phòng (2014), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng
Tác giả: Nguyễn Huy Phòng
Năm: 2014
7) Nguyễn Huy Tưởng (2020), Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những truyện hay viết cho thiếu nhi
Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng
Nhà XB: NXB KimĐồng
Năm: 2020

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w