1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp tổ chức bài học về tác phẩm “vợ chồng a phủ” của tô hoài dưới góc nhìn văn hóa nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12 trường THCSTHPT như thanh

20 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 234,41 KB

Nội dung

MỤC LỤC2 1.1 Lý‎ do chọn đề tài do chọn đề tài 2 3 2.1.2 Vài nét về văn hóa các dân tộc thiểu số 5 2.1.3 Tìm hiểu khái quát về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trong mối quan hệ với

Trang 1

MỤC LỤC

2

1.1 Lý‎ do chọn đề tài do chọn đề tài 2

3

2.1.2 Vài nét về văn hóa các dân tộc thiểu số 5 2.1.3 Tìm hiểu khái quát về văn học các dân tộc thiểu số Việt

Nam trong mối quan hệ với văn học cách mạng 6

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 9

2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Nhận diện các yếu tố văn hóa cần

khai thác trong các tác phẩm văn học cách mạng lớp 12 và

truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”

9

2.3.2 Giải pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh nắm được yếu tố

cơ sở vận dụng các tri thức văn hóa dân tộc thiểu số Tây Bắc

nói chung, văn hóa dân tộc Mông nói riêng của một nhà văn

vốn sinh ra ở vùng ngoại ô Hà Nội

12

2.3.3 Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh những tri thức về

đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc Mông 13

2.3.4 Giải pháp thứ tư: Giới thiệu, cung cấp cho học sinh về

tục “cúng ma” trong đời sống văn hóa tâm linh của người

Mông

15

2.3.5 Giải pháp thứ năm: Cung cấp cho học sinh cách nghĩ,

cách so sánh của người phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi về

thân phận của mình

16

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17

4

6 Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục và đào tạo các cấp xếp loại 20

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả” Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị

quyết đại hội Đảng các cấp, nhiệm kì 2020-2025 và bắt đầu đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống; là năm học tiếp tục thực hiện các mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế Năm học 2020-2021 là năm

học thực hiện chủ đề “Nâng cao trách nhiệm, đạo đức, năng lực đổi mới, sáng tạo của nhà giáo; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh” Do vậy, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy phẩm chất, năng

lực của học sinh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên, đặc biệt là đối với bộ môn ngữ văn

Môn ngữ văn là một môn học đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục học sinh trong các nhà trường, nhất là đối với bậc học THPT Đặc biệt, môn ngữ văn lại là môn học đòi hỏi vận dụng nhiều loại kiến thức của các bộ môn khoa học khác nhau, nhất là những tri thức văn hóa liên quan đến bối cảnh, không gian tác phẩm ra đời và những tác động của nó đối với đặc điểm tính cách nhân vật mà nhà văn xây dựng Phối hợp các loại kiến thức khác nhau sẽ tạo nên hệ thống kiến thức liên môn để thiết kế bài học nhằm phát huy hiệu quả nội dung bài học, góp phần nâng cao nhận thức của người học cũng như phát huy được các phẩm chất, năng lực của học sinh qua bài học Việc thực hiện các phương pháp dạy học làm sao cho hiệu quả, vừa đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản, vừa đào sâu vận dụng để có những hiểu biết sâu sắc về bản chất của bài học cũng như những giá trị thẩm mĩ sâu xa của tác phẩm, hiểu được những thông điệp nhân văn được tác giả gửi gắm là vấn đề hết sức khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh

Một nội dung cũng hết sức thú vị, qua nghiên cứu cho thấy, văn học viết

về đề tài miền núi và dân tộc nói chung, trong nền văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975 nói riêng có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các chặng đường của cách mạng dân tộc ta giai đoạn này Với những đóng góp riêng của mình, văn học cách mạng viết về đề tài miền núi và dân tộc đã đóng một vai trò to lớn

để tạo nên diện mạo của văn học cách mạng nói chung, vừa mang những đặc điểm chung của nền văn học dân tộc giai đoạn này, vừa mang những nét bản sắc riêng Những tác phẩm đó mang hơi thở riêng bởi nó được tạo dựng nên bởi bối cảnh, không gian văn hóa, bản sắc vùng miền và tộc người tạo nên vẻ đẹp riêng không trộn lẫn Tuy nhiên, với sự đa dạng, phong phú về văn hóa vùng miền và các dân tộc anh em nên quá trình tiếp cận và cảm thụ tác phẩm đã vấp phải những hạn chế nhất định Đặc biệt là sự hạn chế về khả năng nhận thức tri thức văn hóa các dân tộc thiểu số của đại bộ phận giáo viên và học sinh

Trang 3

Trải qua 14 năm học thực hiện chương trình sách giáo khoa đổi mới của

Bộ GD&ĐT và quá trình dự giờ rút kinh nghiệm các đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi giảng dạy các tác phẩm liên quan đến yếu tố văn hóa các dân tộc và miền núi, đa số giáo viên và học sinh chưa hiểu hết được những vấn đề văn hóa vùng miền núi, dân tộc và những tác động sâu xa của nó trong tâm lí nhân vật cũng như ý‎ do chọn đề tài thức giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc mình của các nhân vật đã tác động đến ý‎ do chọn đề tài thức của các em học sinh miền núi như thế nào? Đa số giáo viên

và học sinh mới chỉ dừng lại ở những đặc điểm chủ đạo của văn học cách mạng nói chung để cảm thụ tác phẩm; trong khi đó, chương trình giáo dục lại đang đòi hỏi khả năng tích hợp kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống và phát huy được phẩm chất, năng lực cho học sinh Và theo chúng tôi, rèn luyện cho học sinh kĩ năng hiểu biết và trân trọng các giá trị văn hóa các dân tộc cũng là một trong những kĩ năng cơ bản, những phẩm chất, năng lực chủ đạo mà môn Ngữ văn cần quan tâm đặc biệt Hơn nữa, đối với học sinh trường THCS&THPT Như Thanh nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn dù đại bộ phận học sinh là người dân tộc thiểu số nhưng tôi nhận thấy ý‎ do chọn đề tài thức học sinh của tôi còn hạn chế trong việc vận dụng tích hợp kiến thức văn hóa dân tộc vào việc cảm thụ và tiếp nhận bài học môn Ngữ văn, nhất là các tác phẩm văn học Thậm chí, các em còn rất hạn chế, thiếu kĩ năng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của chính dân tộc mình

Trong chương trình Ngữ văn 12 THPT, số lượng tác phẩm được trích học (cả học chính khóa lẫn đọc thêm) có liên quan đến các yếu tố văn hóa dân tộc

và miền núi chiếm số lượng tương đối nhiều, trong khi việc tiếp thu kiến thức bài học dưới góc nhìn văn hóa của cả giáo viên và học sinh lại rất hạn chế Bản thân các tác phẩm cũng đặt ra nhiều hướng tiếp cận khác nhau, cách cảm thụ và khai thác giá trị khác nhau Vấn đề xử lí cách tiếp cận đã là một khâu tương đối phức tạp và có nhiều luồng ý‎ do chọn đề tài kiến trái chiều Do vậy, để có thể tiếp cận và thấu cảm hết giá trị của tác phẩm một cách trọn vẹn và có hiệu quả cần phải soi chiếu dưới góc nhìn văn hóa Muốn thực hiện được vấn đề đó, mỗi giáo viên cần phải chuẩn bị cho học sinh lượng kiến thức văn hóa cần thiết có liên quan đến vùng đất, tộc người mà tác phẩm nhắc đến để có thể giải mã được các vấn

đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm

Vì những lí do nói trên, căn cứ đặc thù học sinh miền núi nói chung, học sinh trường THCS&THPT Như Thanh nói riêng, tôi đã mạnh dạn ứng

dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp tổ chức bài học về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài dưới góc nhìn văn hóa nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12 trường THCS&THPT Như Thanh”

với hi vọng sẽ được các đồng nghiệp cùng trao đổi để vận dụng vào quá trình giảng dạy với tư cách một hướng tiếp cận khác nhằm giúp học sinh cảm thụ

tốt hơn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - tác phẩm tiểu biểu về đề tài miền núi

dân tộc nói riêng, văn học cách mạng nói chung Đề tài của tôi có nhiệm vụ

cắt nghĩa và vận dụng những tri thức văn hóa liên quan đến tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài để vận dụng vào đọc hiểu tác phẩm và

những trao đổi thêm về một số tác phẩm khác liên quan có trong chương trình Ngữ văn lớp 12 Trung học phổ thông

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài mà tôi nghiên cứu và trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp là một đề

tài vừa mở ra hướng khai thác mới về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói riêng,

có thể vận dụng vào tiếp cận các tác phẩm khác viết về đề tài miền núi và dân tộc được giới thiệu trong chương trình THPT nói chung, vừa mang tính kế thừa các kiến thức hướng dẫn giảng dạy trong sách giáo viên nhằm giúp học sinh mở rộng kiến thức để tìm hiểu rõ hơn những giá trị và tư tưởng sâu sắc của tác phẩm Việc khai thác tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa vừa giúp giáo viên thiết

kế tốt bài học, đưa tác phẩm về đúng vị trí, bối cảnh mà tác phẩm ra đời, không gian văn hóa và những phong tục tập quán mà tác phẩm đề cập để giảng dạy, vừa giáo dục hiệu quả ý‎ do chọn đề tài thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, góp phần tác động vào ý‎ do chọn đề tài thức giữ gìn và bảo vệ nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của các dân tộc Việt Nam trong tâm hồn của mỗi học sinh

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn trong giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn tại trường THCS&THPT Như Thanh, đề tài sáng kiến

kinh nghiệm “Một số giải pháp tổ chức bài học về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài dưới góc nhìn văn hóa nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12 trường THCS&THPT Như Thanh” đã đánh giá đúng về thực

trạng dạy và học môn Ngữ văn, nêu rõ những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế

trong việc tổ chức dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” cả trước đây và hiện

nay tại trường THCS&THPT Như Thanh Từ những kết quả nghiên cứu đó, tôi

đã phân tích, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cơ bản khi nghiên cứu tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa để nâng cao chất lượng tiết học cũng như phát huy được phẩm chất, năng lực của học sinh sao cho phù hợp với đặc điểm trường phổ thông có hai cấp học ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn

Với những kết quả đạt được qua nghiên cứu, đề tài của tôi hoàn thiện nhằm góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo nên hiệu quả cho bài học, giúp học sinh tạo được hứng thú trong học tập, phát triển tư duy, phẩm chất, năng lực và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, hình thành cho các em ý‎ do chọn đề tài thức trân trọng và giữ gìn những tri thức văn hóa của dân tộc thông qua bài học

Từ đó, giúp học sinh tuyên truyền cho những người xung quanh mình, nhất là thế hệ trẻ có ý‎ do chọn đề tài thức hơn nữa trong việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung, các dân tộc thiểu số nói riêng

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng các tri thức văn hóa

dân tộc thiểu số có liên quan đến văn bản tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được

trích học trong chương trình Ngữ văn lớp 12 để thiết kế bài học và tác động vào nhận thức của học sinh khối 12 Trung học phổ thông Cụ thể là đối tượng học sinh lớp 12 trường THPT Như Thanh, năm học 2020-2021

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan

- Phương pháp tổng hợp kiến thức tư liệu

- Phương pháp trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm và những tác động từ học sinh

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trang 5

2 NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Khái lược chung về văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Trên thế giới có hàng trăm khái niệm khác nhau về văn hóa Mỗi khái niệm đều mang

những nét đặc trưng khác nhau Theo “Đại từ điển tiếng Việt” của Trung tâm

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”

Như vậy, văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người tạo ra trong lịch sử Điều ấy cũng có nghĩa là, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, phong tục tập quán, các giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người với con người trong xã hội Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

2.1.2 Vài nét về văn hóa các dân tộc thiểu số

Khi xác định khái niệm về văn hóa các dân tộc thiểu số, ngoài những kiến thức chung về văn hóa cần dựa vào đặc điểm vùng miền, đặc điểm dân tộc để xác định Đặc biệt, cần hiểu rõ mỗi nền văn hóa có sự phát triển riêng, có những yếu tố văn hóa của dân tộc này phát triển rực rỡ nhưng ở dân tộc khác không có hoặc không phát triển Chẳng hạn như không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, sử thi Tây Nguyên, sử thi Mường, truyện thơ dân gian Tày, Thái, Mường,… Điều đó tạo nên nét bản sắc riêng của từng dân tộc trong sự đa dạng

về bản sắc trong toàn bộ nền văn hóa của đất nước Qua nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi nhận thấy, giá trị văn hóa của các dân tộc cần được nhận thức công bằng từ nhiều góc độ, không có chuyện văn hóa của dân tộc này cao hơn văn hóa của dân tộc khác; thậm chí có những yếu tố trong văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số xuất hiện cực kì xuất sắc thì ở văn hóa đồng bằng của người Việt lại không xuất hiện Chẳng hạn như thể loại sử thi, truyện thơ dân gian phát triển rất

đồ sộ trong cộng đồng của nhiều dân tộc thiểu số như Ê-đê, Mường, Thái, Tày, Mông,… thì ở văn hóa dân gian người Kinh không thấy xuất hiện

Từ những hiểu biết trên, có thể kết luận rằng, văn hóa các dân tộc thiểu số

là toàn bộ các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần hình thành, tồn tại và phát triển trong đời sống của người dân các dân tộc Bao gồm tất cả các yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội,… Trong khi tìm hiểu về văn hóa các dân tộc, không nên áp đặt văn hóa của dân tộc nào cao hơn dân tộc nào Văn hóa của các dân tộc đều có sự phát triển chung, có sự giao thoa với nhau Khi có văn học viết, văn hóa trở thành nguồn đề tài vô tận để các nhà văn khai thác Do

đó, khi giảng dạy các tác phẩm lấy cảm hứng từ đề tài văn hóa dân tộc phải có hiểu biết để khai thác bài học hiệu quả hơn

Trang 6

2.1.3 Tìm hiểu khái quát về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trong mối quan hệ với văn học cách mạng

Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử văn học dân tộc, văn học các dân tộc thiểu số đóng một vai trò rất quan trọng Trước đây, bộ phận văn học này chủ yếu được độc giả biết đến với những tác phẩm văn học dân gian được lưu truyền trong công chúng Đó là những tác phẩm có quy mô từ nhỏ như các câu ca dao, tục ngữ đến những tác phẩm có quy mô đồ sộ như các tác phẩm sử thi, truyện thơ dân gian,… của nhiều dân tộc anh em Văn học viết của các dân tộc thiểu số chỉ thực sự được hình thành khi được ánh sáng của cách mạng soi đường, chỉ lối và thực sự tạo nên diện mạo từ sau Cách mạng tháng Tám 1945

Từ đó, văn học viết các dân tộc thiểu số Việt Nam trở thành một bộ phận của nền văn học cách mạng nói riêng, nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và

có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của văn học dân tộc

Trong sự phát triển chung của đất nước, bộ mặt miền núi và cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số có những bước phát triển và thay đổi Và trong đó, hoạt động văn học - nghệ thuật cũng đã góp phần quan trọng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ra đời cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Nhiều con em các dân tộc thiểu số được Đảng, cách mạng đưa học tập và đào tạo, bồi dưỡng dưới chế độ mới, dần dần hình thành đội ngũ trí thức mới người dân tộc thiểu số, trong đó một số người đã say mê bước vào con đường sáng tạo văn học nghệ thuật Vì thế, một

số trí thức trẻ có năng khiếu đã được đào tạo, bồi dưỡng trở thành những nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, nhà phê bình đầu tiên của văn học các dân tộc thiểu

số Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhất là từ những năm đầu đổi mới đến nay, đội ngũ nhà văn, nhà thơ là con em các dân tộc thiểu

số càng tự tin để có mặt trong đời sống văn học, với các sáng tác phong phú, mỗi người có tố chất, có bản sắc riêng, nhưng đều hướng tới sự hòa nhập giọng điệu, ngôn ngữ và sự sáng tạo của mình, của dân tộc mình, vùng miền của mình với nền văn học của cả cộng đồng, của cả nước, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại

Xét theo lịch sử và từ đội ngũ các nhà văn, nhà thơ người dân tộc thiểu số, chúng ta có thể thấy những cây bút lớn đã được khẳng định tên tuổi như Nông Quốc Chấn - nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng, là tác giả văn học dân tộc thiểu số được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh; cùng với thế hệ ông và sau này nổi lên là các nhà văn, nhà thơ như Nông Minh Châu, Cầm Biêu, Bàn Tài Đoàn, Vương Anh, Lương Quy Nhân, Mã Thế Vinh, Nông Viết Toại, Mã A Lềnh, Y Phương, Mai Liễu, Dương Thuấn, Cao Duy Sơn, Inrasara, HLinh Niê, Trà Vigia, Niê Thanh Mai, Hà Thị Cẩm Anh và nhiều tác giả khác đã được khẳng định Đó là những tên tuổi nổi tiếng, trưởng thành cùng với sự phát triển văn học của đất nước, đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển chung của văn học nước nhà, nhiều người rất được bạn đọc hâm mộ, ngợi ca Thậm chí, nhiều cây bút tài năng người dân tộc thiểu số đã được tôn vinh nhiều lần bằng các giải thưởng giá trị cả trong nước và quốc tế Từ đó, các cây bút đã góp phần nâng tầm diện mạo văn học các dân tộc thiểu số lên một tầm cao mới

Trang 7

Một đề tài lớn của văn Việt Nam hiện đại là đề tài dân tộc miền núi cũng

đã lôi cuốn các thế hệ văn nghệ sĩ là người dân tộc Kinh qua các thời kỳ tham gia và đã khẳng định được tên tuổi Có thể kể đến các tác phẩm của Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Trung Trung Đỉnh, và nhiều tác giả tác phẩm thế hệ sau Các tác phẩm ấy giàu sức truyền cảm, tập trung ca ngợi tình yêu quê hương, con người miền núi trong chiến đấu và xây dựng quê hương, các tác phẩm lấy bối cảnh và hình tượng người dân tộc thiểu số một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ Các tác phẩm này đã góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, giúp các dân tộc hiểu biết, thêm gần gũi và ngày càng đoàn kết gắn bó, đồng thời góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trên mọi vùng miền đất nước Những nhà văn này đã thực sự trở thành những sứ giả văn hóa Thông qua tác phẩm của mình họ đã truyền được cảm hứng và mang thông điệp văn hóa các dân tộc đến với tất cả mọi người Từ đó, góp phần nâng cao giá trị thưởng thức văn hóa cho bạn đọc ở khắp mọi nơi Thấm chí, có những nhà văn đi xa hơn đạt được những giải thưởng lớn trong nước và quốc tế như Inraxara, Cao Duy Sơn, tô Hoài, Ma Văn Kháng, Y Phương, Niê Thanh Mai, Hà Thị Cẩm Anh,…

Về đề tài, lúc đầu các tác phẩm chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ tuyên truyền cổ động cách mạng, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người mới; sau đó, biên độ sáng tác đã được mở rộng hơn Văn học các dân tộc thiểu

số đã từng bước khẳng định và bắt nhịp vào đời sống chung của văn học cả nước, ca ngợi cái mới, cái tốt đẹp đồng thời cũng phê phán cái xấu, cái lạc hậu, cái ác; cổ vũ động viên, đi sâu vào khai thác thân phận con người vùng dân tộc miền núi Về thể loại, tác phẩm của các nghệ sĩ người dân tộc thiểu số cũng phong phú, đa dạng; nhiều tác giả mạnh dạn tìm tòi thể nghiệm lối viết

Vùng miền núi và cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi là "mảnh đất" chứa đựng nhiều tiềm năng cho công việc sáng tạo Đó là sự phong phú về các giá trị văn hóa truyền thống, là địa bàn đã trở thành căn cứ của cách mạng và gắn bó máu thịt với những người cách mạng, những trí thức miền xuôi, như: Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên - Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ Đó cũng là những vùng lãnh thổ mà các dân tộc cùng chung sống lâu đời và trở thành niềm cảm hứng sáng tạo lớn, không bao giờ vơi cạn cho các nhà văn, nhà thơ, các văn nghệ sĩ

Từ sau Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Kết luận Hội nghị lần thứ 10 của Trung ương

ra kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII), gần đây là Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, sự nghiệp văn hóa, văn học - nghệ thuật nói chung và văn nghệ các dân tộc nói riêng đã có bước phát triển Điều quan trọng là từ những tư tưởng mang tính soi đường đó, mỗi giáo viên sẽ đóng góp như thế nào

để giúp học sinh khai thác tốt hơn các tác phẩm viết về miền núi và dân tộc Từ

đó, vừa trân trọng những phát hiện của các nhà văn tiền bối, vừa giúp học sinh

có cái nhìn trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống đã được lưu truyền cả ngàn năm lịch sử

Trang 8

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Thực trạng học sinh

Nhìn chung, cũng như học sinh ở nhiều trường THPT khác, học sinh trường THCS& THPT Như Thanh chưa có sự quan tâm thực sự tới môn Ngữ văn, nhất là những bài học liên quan nhiều đến các tri thức văn hóa dân tộc Đặc biệt là việc vận dụng kiến thức văn hóa dân tộc vùng miền vào quá trình học tập để tích hợp kiến thức và vận dụng vào cảm thụ và tiếp nhận bài học đối với học sinh nói chung, học sinh trường THCS&THPT Như Thanh nói riêng còn rất khó khăn Trong quá trình lên lớp thực hiện bài học, trước khi vận dụng kiến thức văn hóa dân tộc vào bài dạy cho học sinh khối 12 của trường THCS&THPT Như Thanh năm học 2020-2021, tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn vận dụng những hiểu biết về văn hóa các dân tộc để tích hợp và ứng dụng vào cảm thụ và tiếp nhận bài học Cụ thể là:

- Sự giao thoa văn hóa được diễn ra hàng ngày dẫn đến các em chú tâm quá nhiều vào các hoạt động vui chơi giải trí mang tính thị trường như các trò chơi điện tử, ca nhạc, phim ảnh,… mà không chú ý‎ do chọn đề tài tới văn hóa truyền thống

- Trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu và khả năng vận dụng kiến thức

về văn hóa dân tộc của học sinh không đồng đều

- Vấn đề khó khăn về kiến thức hiểu biết cộng thêm ý‎ do chọn đề tài tưởng nghèo nàn dẫn đến các em luôn rụt rè, thiếu tự tin khi xây dựng bài

- Học sinh chưa thực sự bị lôi cuốn và hào hứng với phương pháp thiết kế bài dạy tích hợp của một số giáo viên cũng như các phương tiện dạy học mà giáo viên sử dụng trong tiết đó

2.2.2 Thực trạng giáo viên

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy bản thân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp còn nặng về tính nguyên tắc khi thực hiện bài dạy Thiết kế bài học gần như phụ thuộc hoàn toàn vào những hướng dẫn của sách giáo viên Trong khi bản thân môn Ngữ văn luôn đòi hỏi sự đổi mới cách cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm liên tục theo nhiều hướng khác nhau nhằm đem lại hiệu quả cao nhất Nhất là rèn luyện cho các em ý‎ do chọn đề tài thức giữ gìn và bảo vệ văn hóa truyền thống

Một số giáo viên, nhất là các giáo viên trẻ, giáo viên sinh sống và công tác ở vùng đồng bằng và thành thị không có kinh nghiệm công tác ở địa bàn miền núi, hạn chế về kiến thức văn hóa các dân tộc thiểu số, chưa thấu hiểu hết được ý‎ do chọn đề tài nghĩa của các tri thức văn hóa trong việc thiết kế bài học sao cho hiệu quả Do đó, không ít tri thức văn hóa được giáo viên giải thích chưa đúng hoặc khai thác chưa hiệu quả dẫn đến cách hiểu của học sinh rất dễ dẫn đến sai lệch, nhầm lẫn Một số giáo viên trong quá trình giảng dạy đã có những đổi mới, thay đổi cách tổ chức bài học như tổ chức hoạt cảnh, tiểu phẩm về một số nội dung trong tác phẩm nhưng lại khai thác nặng về yếu tố chung của văn học cách mạng hoặc tính chất chung của văn hóa đồng bằng mà quên đi nội dung câu chuyện được diễn ra trong không gian văn hóa miền núi dân tộc; câu chuyện vì thế được tắm đẫm trong bầu không khí, trong môi trường, phải được hít thở trong không

gian văn hóa ở chính cái mảnh đất tạo cảm hứng sáng tác, đã “để thương để nhớ” cho tác giả Chính vì thế đã dẫn đến bài học thiếu chiều sâu, học sinh cảm

thụ bài học nhiều khi theo sự sắp đặt của giáo viên

Trang 9

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Nhận diện các yếu tố văn hóa cần khai thác trong

các tác phẩm văn học cách mạng lớp 12 và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”

* Nhận diện các yếu tố văn hóa cần khai thác trong các tác phẩm văn học cách mạng lớp 12:

Văn học viết về các dân tộc thiểu số nói riêng, văn học về đề tài miền núi nói chung như đã nói, được ra đời và trưởng thành gắn với cách mạng và kháng chiến Trong kháng chiến, những người cách mạng cũng như các hoạt động của cách mạng dân tộc từ khi ra đời đến lúc thành công và trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại trong thế kỉ XX đều gắn với không gian rừng núi và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trải từ vùng núi Việt Bắc, Tây Bắc đến vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, Không gian văn hóa miền núi và đời sống của đồng bào các dân tộc trở thành đề tài không chỉ làm “lạ hóa” nội dung

tư tưởng của nền văn học mà còn trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho các văn nghệ sĩ Vì thế, họ phản ánh đời sống cách mạng, kháng chiến và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số song hành cùng nhau, có mối quan hệ gắn bó với nhau Nhiều tác phẩm về đề tài các dân tộc thiểu số đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc như các tác phẩm của nhà thơ dân tộc Tày Nông Quốc Chấn, các bài thơ kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập thơ

“Việt Bắc” của Tố Hữu, tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” (1956), tập truyện ngắn “Rẻo cao” (1961), tập truyện và kí “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” (1969) của Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), tập truyện

“Truyện Tây Bắc” (1953), tiểu thuyết “Miền Tây” (1967) của Tô Hoài, tập tùy bút “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân

Với những giá trị mà các tác phẩm viết về đề tài các dân tộc thiểu số mang lại, khi biên soạn sách giáo khoa THPT, các nhà biên soạn vẫn thể hiện thái độ trân trọng và dành cho văn học viết về các dân tộc thiểu số một vị trí xứng tầm Các tác phẩm này dù ít dù nhiều vừa phản ánh được đầy đủ hiện thực đời sống của cách mạng, của kháng chiến và thể hiện những khám phá, sáng tạo độc đáo, mới lạ của các nhà văn, vừa phản ánh đầy đủ đời sống văn hóa tinh thần, những nét phong tục tập quán của các dân tộc anh em Đặc biệt, các nhà văn cũng nói lên tiếng nói đồng cảm với số phận của người dân miền núi trong

xã hội cũ và chỉ ra con đường giải phóng số phận của họ tất yếu phải gắn liền với cách mạng, dưới ánh sáng của cách mạng soi đường chỉ lối Đó chính là giá trị nhân đạo mới mà các nhà văn đã đóng góp cho nên văn học cách mạng

Việc đưa các tác phẩm viết về đề tài miền núi dân tộc vào chương trình đã giúp cho giáo viên và học sinh có được cái nhìn mới về đời sống của người dân miền núi trong các thời kì xã hội khác nhau trong cái nhìn so sánh với đời sống của người dân miền xuôi để đồng cảm và sẻ chia với người dân Việt Nam nói chung trong mỗi bối cảnh xã hội mà tác phẩm đề cập đến Đồng thời giúp cho thế hệ trẻ hôm nay càng trân trọng hơn những đóng góp, hi sinh của người dân miền núi cho cách mạng, cho kháng chiến Từ đó, giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh, giúp học sinh và các thế hệ trẻ hôm nay hiểu biết và trân trọng những giá trị của quá khứ, trong đó có một phần xương máu của đồng bào các dân tộc thiểu số

Trang 10

Cụ thể là:

STT Tên tác phẩm Những tri thức văn hóa có thể khai thác

1 Tây Tiến của Quang

Dũng

- Bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội

- Hệ thống từ ngữ giàu sắc thái văn hóa và đời sống của người miền Tây như các từ ngữ miêu

tả thiên nhiên và con người, những tên địa danh

lạ lẫm,

- Không khí văn hóa của người miền Tây qua hình ảnh “em” trong “hội đuốc hoa” với xiêm

áo, tiếng khèn, “man điệu”,

- Không gian miền Tây như là nơi kí thác linh hồn, lời thề sông núi của một thời tuổi trẻ,

2 Việt Bắc của Tố Hữu

- Hệ thống từ ngữ giàu sắc thái văn hóa và đời sống của người Việt Bắc như các từ ngữ miêu tả thiên nhiên và con người, những tên địa danh, những tập quán, cách sinh hoạt, nếp sống của người dân,

- Không khí cách mạng và nghĩa tình của đồng bào qua những sinh hoạt, nếp sống ở chiến khu, sựa chia ngọt sẻ bùi, những thức ăn, sản vật vùng Việt Bắc

- Hình ảnh con người Việt Bắc hiện lên đáng yêu qua đời sống, qua lao động, qua sinh hoạt văn hóa,

- Thiên nhiên vùng Việt Bắc hiện lên với rừng núi, sông ngòi, hang động, sương lấp,

3 Tiếng hát con tàu của

Chế Lan Viên

- Hệ thống từ ngữ giàu sắc thái miền núi khi nói

về những kỉ niệm kháng chiến,

- Hồi tưởng lại không gian kháng chiến gắn với đời sống và những phong tục tập quan của người miền núi, sự đùm bọc và che chở của thiên nhiên và con người Tây Bắc với tình cảm quân dân gắn bó,

- Miền Tây Bắc không chỉ là nơi của ân tình cách mạng mà còn là ngọn nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo thi ca,

4 Dọn về làng của Nông

Quốc Chấn

- Đây là tác phẩm tiêu biểu của một nhà thơ người dân tộc thiểu số Nguyên văn tác phẩm bằng tiếng Tày, sau đó tác giả dịch ra tiếng Việt, Hệ thống từ ngữ giàu sắc thái văn hóa dân tộc,

- Bài thơ là lời của người con đối với mẹ Qua

đó, tác phẩm dựng lên không khí của đồng bào các dân tộc Việt Bắc đã đứng dậy hưởng ứng

Ngày đăng: 20/05/2021, 21:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w